Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

DSpace at VNU: BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐỊNH CƯ ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN VN TRONG ĐÔ THỊ HÓA VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nguyen Hong Thuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 18 trang )

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐỊNH CƯ ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN VN
TRONG ĐÔ THỊ HÓA VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
PGS.TS Nguyễn Hồng Thục
Viện NC Định cư
Tóm tắt
Bài tham luận này nhằm mục đích giới thiệu một số phương pháp tiếp cận, đánh giá tiềm năng,
nội lực và mức độ hấp dẫn của đơn vị định cư bằng Phương pháp mô hình hóa và Ecology
Footprint, tương ứng với bối cảnh và sức mang sinh thái của môi trường bao chứa. Với các
minh họa tại 07 địa điểm định cư đô thị và nông thôn truyền thống tieu biểu ở VN, chúng tôi đã
đánh giá toàn diện theo 06 tiêu chí của định cư bền vững và các mối quan hệ giữa các khu cộng
cư giữa chúng ( tại các địa điểm nghiên cứu) với bối cảnh phát triển. Bối cảnh lựa chọn là đô thị
hóa và biến đổi khí hậu đang tác động ngày một mạnh mẽ lên các thành phố và làng mạc ở VN.
Tuy nhiên trong khuôn khổ của tham luận chúng tôi không thể phân tích sâu vào yếu tố biến
đổi khí hậu (vốn đăng tải các kịch bản rất phong phú), mà chỉ đi sâu vào phương pháp xây dựng
mô hình và các tương tác của nó với bối cảnh biến đổi khí hậu nêu trên.
Nghiên cứu lựa chọn các mô hình định cư đô thị và nông thôn bền vững trong sự biến
đổi sâu sắc về xã hội hiện nay chính là chìa khóa để thống nhất về phát triển lãnh thổ cấp quốc
gia, vùng, miền, đô thị và nông thôn hiện nay. Bởi chỉ có khoa học định cư mới có thể tiếp
cận toàn diện mọi mặt tác động trực tiếp đến không gian cư trú của con người VN trên các
vùng địa lý, địa giới và xã hội. Kết quả của nghiên cứu định cư góp phần không nhỏ đế xem
xét lại các chính sách phát triển một cách bền vững về lãnh thổ, sử dụng tiết kiệm tài nguyên,
tận dụng tối đa nguồn lực địa phương,kế thừa kinh nghiệm bản địa và áp dụng những tiến bộ
công nghệ mới trong ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng đô thị - nông thôn nhằm phát triển
xã hội.
Từ kết quả đánh giá tiềm năng phát triển đi đôi với bảo tồn hệ sinh thái, môi trường
sống, kết quả của khoa học định cư còn là đầu vào của Qui hoạch kinh tế-xã hội, Qui hoạch sử
dụng đất, Qui hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, hạ tầng kỹ thuật, xã hội… do định cư bền
vững có tiếng nói chung trong tất cả nội dung của qui hoạch tích hợp ( vốn đang trống vắng ở
VN). Lựa chọn tốt các mô hình định cư đô thị và nông thôn cũng chính là đặt ra các vấn đề
chung nhất để xác định các định hướng về tổ chức cư trú, sản xuất, hoạt động kinh tế, dịch
vụ…cho dân cư một cách bền vững.


MỞ ĐẦU
Quá trình đô thị hóa tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Các tiến bộ về
khoa học kỹ thuật thúc đẩy đồng thời cả phát triển kinh tế và đô thị hóa. Đô thị hóa góp phần
không nhỏ để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống người dân, đồng thời cũng kéo theo
những biến đổi sâu sắc về xã hội và các mô hình cư trú của con người. Trong nỗ lực tìm kiếm
sự cân bằng bền vững giữa phát triển phục vụ đời sống con người và đồng thời bảo vệ sự đa
dạng của tự nhiên cũng như duy trì văn hóa cư trú đặc sắc của các đơn vị định cư (truyền
thống), rất cần thiết nhìn nhận sự thay đổi, đánh giá cấu trúc và mối quan hệ tương hỗ giữa các
đơn vị định cư đó. Đặc biệt bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu tác động trực tiếp đến môi
trường cư trú, mà VN là một trong số nước hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, đang đẩy nhanh
nỗ lực tìm kiếm mô hình an cư bền vững trong phát triển đô thị và nông thôn ở VN hiện nay.
Bài tham luận này nhằm mục đích giới thiệu một phương pháp tiếp cận, đánh giá nội lực
và mức độ hấp dẫn của đơn vị định cư bằng Phương pháp mô hình hóa tương ứng với bối cảnh

1


và sức mang sinh thái, với các minh họa tại 07 địa điểm định cư truyền thống để đánh giá các
mối quan hệ giữa đơn vị định cư (địa điểm nghiên cứu) với bối cảnh phát triển. Bối cảnh chúng
tôi lựa chọ là đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên trong khuôn khổ của tham luận chúng
tôi không thể phân tích sâu vào yếu tố biến đổi khí hậu (vốn đăng tải các kịch bản rất phong
phú), mà chỉ đi sâu vào phương pháp xây dựng mô hình và các tương tác của nó với bối cảnh
nêu trên.
Nghiên cứu lựa chọn các mô hình định cư đô thị và nông thôn bền vững trong sự biến
đổi sâu sắc về xã hội hiện nay chính là chìa khóa để thống nhất về phát triển lãnh thổ cấp quốc
gia, vùng, miền, đô thị và nông thôn hiện nay. Bởi chỉ có khoa học định cư mới có thể tiếp
cận toàn diện mọi mặt tác động trực tiếp đến không gian cư trú của con người VN trên các
vùng địa lý, địa giới và xã hội. Kết quả của nghiên cứu định cư góp phần không nhỏ đế xem
xét lại các chính sách phát triển một cách bền vững về lãnh thổ, sử dụng tiết kiệm tài nguyên,
tận dụng tối đa nguồn lực địa phương,kế thừa kinh nghiệm bản địa và áp dụng những tiến bộ

công nghệ mới trong ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng đô thị - nông thôn nhằm phát triển
xã hội.
Từ kết quả đánh giá tiềm năng phát triển của khoa học định cư, các Qui hoạch kinh tếxã hội, sử dụng đất, xây dựng đô thị và nông thôn, hạ tầng kỹ thuật… mới có thể có tiếng nói
chung trong nội dung qui hoạch tích hợp (vốn đang trống vắng ở VN), bởi có chung các định
hướng về tổ chức cư trú, sản xuất, sinh hoạt bền vững.

1. XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM về định cư khoa học là việc làm cấp thiết trong đô thị hóa và
biến đổi khí hậu hiện nay ở VN.
Tổ chức lại các mô hình định cư đô thị và nông thôn VN trong điều kiện đô thị hóa và
biến đổi khí hậu trước hết là vì con người bản địa:
Quan điểm 1 - Định cư là một quá trình tổ chức sống của con người đã thích ứng với các
điều kiện địa lý, khí hậu, tài nguyên và thổ nhưỡng trải qua hàng trăm, hàng nghìn năm. Đến
nay, cùng với công cuộc phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây
mất ổn định cư trú và các điều kiện sống của con người VN ở mọi vùng địa lý. Tuy xu thế
phát triển tăng trưởng kinh tế là không thể đảo ngược, nhưng không nên coi tốc độ tăng
trưởng là mục tiêu duy nhất. Nếu tăng trưởng kinh tế mà chưa nâng cao được chất lượng
sống của số đông cư dân tại chỗ thì sự tăng trưởng đó sẽ không còn đầy đủ ý nghĩa.
Quan điểm 2 – Trước khi có đề tài này, tổ chức không gian sống tại các đô thị và nông thôn
VN thường chia nhiều thành phần riêng biệt và được can thiệp bằng các công cụ đơn năng:
Qui hoạch kinh tế - xã hội do Bộ Kế hoạch & Đầu tư quản lý chuyên hoạch định phát triển
kinh tế xã hội, Qui hoạch sử dụng đất do Bộ Tài nguyên & Môi trường quản lý chuyên hoạch
định sử dụng đất, Qui hoạch xây dựng đô thị và nông thôn do Bộ Xây dựng quản lý chuyên
hoạch định chức năng các khu dân cư, ngoài ra các qui hoạch hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,
nông nghiệp, công nghiệp, thủy lợi, du lịch, các ngành nghề…lại nằm ở hàng chục đầu mối
một cách phân tán. Năm 2014, Bộ KH & ĐT tổng kết có gần 22.000 qui hoạch với kinh phí
lên 8 000 tỷ đồng và nợ nước ngoài do thuê làm qui hoạch lên đến 3 tỷ đô la. Đáng tiếc những
con số này lại không thúc đẩy nền kinh té và thống nhất trong quản lý Nhà nước, trái lại nó
gây lãn lộn, chồng lấn qui hoạch làm ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu sâu theo hướng định cư bền vững để:
1, Đổi mới nhận thức của các Cơ quan quản lý Nhà nước về đô thị hoá đang là yếu tố tác

động trực tiếp lên toàn bộ không gian cư trú tại VN, để từ đó hoạch định đường lối chính
sách, chiến lược và quy hoạch định cư đô thị và nông thôn một cách khoa học và bền vững
cho dân cư.

2


2, Lựa chọn được các mô hình cư trú tiêu biểu cho đô thị và nông thôn, phù hợp với Việt
Nam trong giai đoạn hiện đại hoá và biến đổi khí hậu thông qua Phương pháp mô hình hóa và
Đánh giá tiềm năng phát triển chúng ở VN.
3, Áp dụng các nghiên cứu ứng dụng mô hình cho 07 địa điểm và chuyển giao cho các địa
phương như: Hà nội, Hải phòng, Bắc giang, Hội an và Thừa thiên-Huế nhằm phục vụ cho
công tác hoạch định chính sách, qui hoạch và phát triển đô thị, nông thôn mới.
2. CÁC YẾU TỐ MỚI CỦA ĐỊNH CƯ CON NGƯỜI HIỆN NAY:
Sự thay đổi các mô hình định cư
Thế kỷ 20 chứng kiến sự biến chuyển mạnh mẽ của các vùng đô thị và nông thôn, với sự biến
đổi về mặt căn bản cả về quy mô lẫn cấu trúc các khu vực định cư đó. Nhiều khu vực nông
thôn rộng lớn đã được cải tạo thành các vùng đô thị. Ngược lại, nhiều khu vực nông thôn khác
có các biểu hiện suy tàn nghiêm trọng mặc dù các khu vực ven đô thị - nông thôn lại phát
triển mở rộng.
Hiện tượng đô thị hóa và biến đổi khí hậu thúc đẩy các dòng dịch cư cả trên phạm vi rộng
nông thôn - đô thị lẫn phạm vi hẹp vùng ven - nội đô, đô thị - đô thị vệ tinh. Một trong những
nguyên nhân căn bản là sự phân bố các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông thôn không tương
xứng với vai trò và sự đóng góp của nó trong quá trình phát triển chung của cả đô thị. Các
làng xã vùng ven được xem là những khu vực không mang lại nguồn lợi trực tiếp cho các nhà
đầu tư, mà chỉ được đánh giá như nguồn cung cấp nhân công lao động giá rẻ cho khu công
nghiệp, lao động dịch vụ cho đô thị, là nơi ở của các lao động phi chính quy,hay nơi làm ra
các sản phẩm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp...
Mặc dù hiện tượng dịch cư đó mang tính hai chiều (nông thôn – đô thị, đô thị - nông thôn)
nhưng sự phân bố không đồng đều của quá trình dịch cư đã để lại những hệ quả mà khu vực

nông thôn thường chịu tác động trực tiếp và rõ nét hơn.
Sự suy tàn các khu vực nông thôn
Quá trình dịch cư từ nông thôn vào thành thị đã để lại phía sau những làng mạc hoang tàn với
tình trạng mất cân bằng về dân số hoặc tệ hơn là không có dân cư. Người ở độ tuổi lao động
rời bỏ quê hương tìm kiếm cơ hội phát triển đã khiến nhiều ngôi làng chỉ còn lại người già với
những dịch vụ hạn chế. Xuất hiện nhiều hộ gia đình nghèo sinh sống lay lắt và bị cô lập, chủ
yếu tự cung tự cấp. Một số ngôi làng đã trở thành hoang vắng do không còn dân cư và được
một số nhà nghiên cứu gọi chung là hiện tượng “làng ma”.
Người giàu và những ngôi “làng ngủ”
Những ngôi nhà ở nông thôn, đặc biệt ở các làng vùng ven đô thị, được mua lại nhằm mục đích
đầu cơ hoặc sử dụng như chỗ ở phụ vào các dịp nghỉ lễ. Người dân bản xứ bán đi một phần đất
ở để nâng cao thu nhập khi giá đất tăng là con đường tất yếu để họ cải thiện thu nhập và đời
sống. Sự chia nhỏ đất đai và xuất hiện các thành phần dân cư giàu có không phải hoàn toàn có
lợi trên cả khía cạnh xã hội, văn hóa và tổ chức không gian sống. Những ngôi làng ngủ kiểu này
thường có rất ít hoạt động vào ban ngày nhưng lại quá tải vào cuối tuần và dịp lễ. Xuất hiện tình
trạng tắc đường do các gia đình có ô tô chuyển đến ở trong khi hạ tầng giao thông còn kém phát
triển. Mâu thuẫn giữa dân làng và người mới chuyển đến ở nảy sinh do khác biệt cách sống và
chênh lệch giàu nghèo.
Thay đổi hình thái kiến trúc
Sự phân nhỏ các lô đất dẫn đến tính đa dạng trong kiến trúc làng xã. Mong muốn một hình thái
kiến trúc thống nhất trong làng xã là không tưởng bởi tính đa dạng của nhu cầu do các đối tượng
ở quá khác nhau: người dân bản xứ, người có thu nhập cao nhập cư vào làng, cán bộ, công

3


nhân, sinh viên thuê trọ... Trong những lô đất chia nhỏ, xuất hiện sự đa dạng và hỗn tạp về hình
thái kiến trúc. Phương thức tự xây vẫn buộc còn tồn tại và việc kiểm soát xây dựng, trật tự
nghiêm túc dường như bất khả thi.
Công nghiệp hóa nông thôn đang đặt ra

Phát triển nghề thủ công ở làng xã luôn đi liền với các nguy cơ giảm chất lượng môi trường
sống do ô nhiễm. Làng nghề truyền thống thường không chạy theo số lượng sản xuất với quy
mô lớn như làng nghề hiện nay. Thiên về số lượng và cạnh tranh trên một phương thức sản xuất
cổ truyền, ít quan tâm đến môi trường tạo ra các nguy cơ ô nhiễm khó tránh khỏi. Còn nếu đã
không có ô nhiễm tức là phải phá bỏ phương thức sản xuất truyền thống và chuyển sang khu
công nghiệp tập trung.
Các mối quan hệ cộng cư đang thay đổi
Các quan hệ cộng cư truyền thống dựa vào sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, cấu trúc mỗi đơn
vị định cư thường khép kín hướng nội. Quan hệ giữa các đơn vị định cư với nhau trước hết
nhằm mục đích phòng thủ, sau đó mới vì kinh tế. Vì vậy, một trong những tiêu chí tiên quyết
khi lựa chọn vị trí định cư là địa hình và tài nguyên.
Đối với một số đơn vị định cư không có đất làm nông nghiệp mà tập trung phát triển sản xuất
tiểu thủ công nghiệp, địa điểm định cư thường được lựa chọn gần các tuyến giao thông để thuận
tiện giao thương và trao đổi hàng hóa.
Toàn cầu hóa và các mối quan hệ cộng cư mới
Quá trình toàn cấu hóa kéo theo các quan hệ cộng cư mới. Các tiến bộ về khoa học kỹ thuật –
đặc biệt về viễn thông và vận tải - cho phép con người xóa nhòa biên giới không gian và thời
gian. Toàn cầu hóa cũng tạo ra khuynh hướng phân công lao động nhằm tăng hiệu quả sản xuất
và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó, các mối quan hệ cộng cư trong thời kỳ này cũng phức
tạp và đa chiều hơn. Các đơn vị định cư lệ thuộc vào nhau nhiều hơn, sự tồn tại và phát triển của
mỗi đơn vị định cư thậm chí bị quyết định bởi sự tồn tại và hỗ trợ của các đơn vị định cư khác,
ở gần hoặc không ở gần.
Các thành phố là biểu hiện rõ nhất của các tiến bộ do toàn cầu hóa tác động nên. Sự phân công
lao động khiến các thành phố trở thành trung tâm dịch vụ và hạt nhân sáng tạo cho toàn khu
vực. Mọi hoạt động nông nghiệp và sản xuất bị đẩy lùi ra xa. Chưa bao giờ thành phố lại lệ
thuộc vào nông thôn nhiều đến thế. Khu vực nông thôn trở thành nơi cung cấp lương thực cho
cái đầu sáng tạo của khu vực là thành phố. Lao động nông thôn di cư vào thành thị cung cấp các
dịch vụ cấp thấp nhưng thiết yếu góp phần làm quay bộ máy khổng lồ là thành phố. Ngược lại,
khu vực nông thôn lệ thuộc vào thành phố như là nơi cung cấp những tiện nghi và dịch vụ có
giá trị cao hơn. Do đó, thành phố sẽ ngừng hoạt động nếu bị tách rời khỏi mối quan hệ với khu

vực phụ cận, và nông thôn sẽ tồn tại yếu ớt nếu không dựa được vào một trung tâm dịch vụ và
sáng tạo như thành phố.
3. CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH CƯ CƠ BẢN VÀ CÁC KIỂU LIÊN KẾT ĐỊNH CƯ
Tham luận này tìm cách xác định các đơn vị định cư trong một mối quan hệ phức tạp, chi phối
lẫn nhau. Có những đơn vị định cư có nội lực mạnh mẽ và chi phối các đơn vị định cư khác. Có
một số lại có nội lực kém hơn hoặc còn rất hạn chế, mà sự tồn tại và phát triển của chúng bị lệ
thuộc bởi sự chi phối từ các đơn vị định cư lân cận.

4


Để khôi phục và phát triển các đơn vị định cư, cần làm rõ được hai vấn đề: thứ nhất là nội lực
của khu vực định cư đó, và thứ hai là xác định được các mối quan hệ tương hỗ/ phụ thuộc của
nó với các khu vực định cư lân cận. Do đó, cần xây dựng được mô hình xác định các mối quan
hệ và kiểu liên kếtcủa các đơn vị định cư để làm cơ sở và định hướng cho các đề xuất khôi phục
và phát triển.
3.1. Xác định đơn vị định cư cơ bản
Căn cứ vào 6 thành tố cơ bản1giúp hình thành khu vực định cư chủ yếu của con người (được
trình bày trong chuyên đề của Trần Trung Chính) chúng ta sẽ có các tiêu chí/ yếu tố để hình
thành đơn vị định cư rời rạc, định lượng giá trị mỗi yếu tố,lấy đó làm cơ sở xác định mức độ
hấp dẫn/ nội lực của mỗi đơn vị định cư. Mỗi đơn vị định cư rời rạc là một làng, xóm, hoặc một
thị trấn, thành phố.
Sáu tiêu chí hình thành khu vực định cư chủ yếu của con người bao gồm: 1- Tài nguyên thiên
nhiên, 2- Tổ chức sinh kế, 3- Tổ chức sống, 4- Tổ chức cư trú, 5- Tổ chức cộng sinh, 6- Tổ chức
phòng thủ, tự vệ. Đối với mỗi tiêu chí cụ thể, các tiêu chí nhỏ hơn có thể trùng lặp hoặc liên
quan tới nhau, được thể hiện trong sơ đồ hình 1:

Hình 1: Các tiêu chí hình thành khu vực định cư chủ yếu của con người
1


Đề tài Nhà nước: Mô hình định cư đô thị và nông thôn

5


Bằng phương pháp đánh giá định lượng mỗi tiêu chí, có thể thấy rằng mỗi tiêu chí có thể bị thừa
hoặc thiếu trong việc đáp ứng nhu cầu của con người sống trong đơn vị định cư. Một đơn vị
định cư được coi là độc lập và tồn tại không bị lệ thuộc vào các đơn vị định cư khác khi giá trị
định lượng của tất cả các tiêu chí bằng 1. Ví dụ: đủ tài nguyên thiên nhiên so với sự phát triển
dân số, tổ chức sinh kế và khai thác tài nguyên bền vững, tổ chức sống khoa học và phân chia
sản phẩm công bằng, có môi trường cư trú phù hợp cho tất cả mọi người, có đầy đủ sự cộng
sinh cần thiết đối với các đơn vị định cư tương tự lân cận, có khả năng chống chịu thiên tai và tự
phục hồi nhanh sau thảm họa.
Một đơn vị định cư được coi là lệ thuộc vào đơn vị định cư khác khi một trong sáu yếu tố bị
thiếu hụt so với nhu cầu của quy mô dân số. Ví dụ: thiếu tài nguyên thiên nhiên nên phải nhập
khẩu tài nguyên, khả năng khai thác tài nguyên kém nên phải nhập khẩu lao động và công cụ,
các mối quan hệ xã hội không cân bằng dẫn đến chịu sự chi phối từ bên ngoài, các công trình hạ
tầng thiếu nên cư dân phải di chuyển để sử dụng ở các đơn vị định cư khác, không cộng sinh tốt
với các đơn vị định cư lân cận do khoảng cách quá xa và giao thông không thuận lợi, hoặc
không có khả năng thích ứng tốt với thiên tai nên thường xuyên chịu tổn thất.
Theo đó, mô hình diễn giải cấu trúc cơ bản của đơn vị định cư gồm 6 phân nhánh tương ứng với
6 yếu tố. Giá trịnh định lượng cho mỗi phân nhánh được xác định từ 0 (không có) đến 1 (vừa
đủ), và lớn hơn 1 (dư thừa) đến 2 (dư thừa nhiều hơn nhiều lần so với nhu cầu tại chỗ).

Hình 2:Cấu trúc cơ bản của đơn vị định cư

Hình 3: Ví dụ về xác định mức độ bền vững – nội lực củađơn vị định cư

6



Hình 3(a) cho thấy ví dụ về mô hình một đơn vị định cư phụ thuộc với nội lực ít ỏi do hầu hết
các nguồn lực đều không đáp ứng được so với nhu cầu của quy mô dân số. Mặc dù đơn vị định
cư này có đầy đủ tài nguyên thiên nhiên nhưng lại yếu kém về tổ chức khai thác, tổ chức sinh
sống, môi trường cư trú không đảm bảo, cộng sinh kém với khu vực lân cận và không đủ khả
năng chống chọi thiên tai hay kẻ thù. Mô hình định cư này thường thấy ở các khu vực nông
thôn, như các thôn bản hẻo lánh hoặc các ngôi làng có sự sụt giảm rõ rệt về dân số.
Hình 3(b) là ví dụ về một đơn vị định cư có nội lực trung bình. Mặc dù có tài nguyên thiên
nhiên và tổ chức sinh kế tốt, dạng đơn vị định cư này lại thiếu hụt phương thức tổ chức sống,
môi trường cư trú tốt, điều kiện cộng sinh trong khu vực lân cận và khả năng phòng thủ tự vệ.
Hình 3(c) cho thấy một đơn vị định cư có mức độ bền vững cao hơn do có sự vượt trội về các
yếu tố định cư do con người quyết định. Mặc dù thiếu tài nguyên thiên nhiên, nhưng do có khả
năng tự tổ chức và cộng sinh tốt với các đơn vị định cư khác, dạng đơn vị định cư này vẫn có
thể tồn tại và phát triển, thậm chí là điểm dựa của các đơn vị định cư lân cận. Dạng đơn vị định
cư này thường đại diện cho các thành phố, thị xã, thị trấn.
-

Quan hệ tương hỗ giữa các đơn vị định cư

Mức độ hấp dẫn của mỗi đơn vị sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng của đơn vị đó đến các đơn vị
lân cận. Một đơn vị có sức hấp dẫn lớn có thể trở thành một trung tâm thu hút các đơn vị khác.
Hoặc một đơn vị có sức hấp dẫn yếu hơn sẽ trở thành đơn vị phụ thuộc và sự tồn tại của nó bị
chi phối bởi ảnh hưởng mạnh hay yếu từ các đơn vị lân cận.
Một thành phố thường được coi là một đơn vị định cư có nội lực mạnh mẽ, tuy nhiên sự tồn tại
của nó phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấplương thực, dịch vụ từ các đơn vị định cư yếu hơn
lân cận. Ngược lại, cư dân ở một làng ven đô thị buộc phải dựa vào những sản phẩm dịch vụ
được cung cấp bởi thành phố (ví dụ: ngân hàng, thông tin, thậm chí bệnh viện, trường học...)
Tham luận này xác định mối quan hệ tương hỗ giữa các đơn vị định cư trong phạm vi “vùng lân
cận”2. Trong thực tế, một đơn vị định cư có thể có mối quan hệ rất rộng với các đơn vị định cư
khác ở rất xa nó. Ví dụ: đối với một làng nghề gốm, chất đốt có thể được cung cấp bởi một làng

khác cách đó rất xa, hoặc sản phẩm gốm có thể được phân phối chủ yếu ra ngoài nước. Khái
niệm “vùng lân cận” có thể không quá bị lệ thuộc vào lãnh thổ địa lý, tuy nhiên trong phạm vi
tham luận, “vùng lân cận” được xác định không quá lớn nhằm giảm thiểu những mối quan hệ
không trực tiếp và quá phức tạp.
-

Xây dựng mô hình rời rạc

Lợi thế của mô hình rời rạc là nó có thể tái hiện lại những đặc điểm của các đơn vị theo nhiều
lớp khác nhau, sau đó mới xét đến tính quan hệ của mỗi đơn vị.Mô hình rời rạc trong nghiên
cứu định cư chỉ thể hiện mô hình phổ quát mà không thể hiện quy mô (địa giới hành chính) của
các đơn vị định cư. Mối quan hệ của các đơn vị định cư trong mô hình rời rạc là quan hệ được
xác lập trước hết dựa trên tuyến giao thông thuận tiện nhất, sau đó là các mối quan hệ về mặt
kinh tế - xã hội.
Bài tham luận này xây dựng các dạng mô hình quan hệ dựa trên một mô hình rời rạc duy nhất.
Trong mô hình đó, nội lực của các đơn vị định cư là yếu tố quan trọng quyết định mối quan hệ
giữa chúng.

2

Vùng lân cận (neighborhood) là khu vực mà trong đó đơn vị định cư nghiên cứu có mối quan hệ trực tiếp hoặc
gián tiếp không quá 3 lần với các đơn vị định cư khác.

7


Hình 4: Quan hệ giữa các đơn vị trong mô hình rời rạc

3.2. Xây dựng mô hình quan hệ các đơn vị định cư
Mối quan hệ giữa các đơn vị định cư rất phức tạp và đa chiều. Sự tồn tại của các đơn vị định cư

ngày càng mang tính cộng sinh mà sự tồn tại và phát triển của đơn vị này phụ thuộc vào sự tồn
tại và bổ trợ của đơn vị khác.
Lý thuyết về quan hệ giữa các đơn vị định cư (đô thị - đô thị, đô thị - nông thôn, nông thôn –
nông thôn) rất rộng và thậm chí nhiều chỗ lý giải mâu thuẫn, mơ hồ. Hagget và Chorley 3 xây
dựng mô hình quan hệ giữa các đơn vị định cư về mặt không gian, đặc biệt dựa trên cấu trúc kết
nối về giao thông và hệ thống thoát nước thải. Đến cuối thế kỷ 20, Wassermann và Fraust4 đã
bổ sung vào hệ thống lý thuyết này các mối quan hệ xã hội giữa các đơn vị định cư và diễn giải
chúng dưới dạng sơ đồ cấu trúc. Sau đó, O’Sullivan (2001) đã tìm cách định lượng hóa cấu trúc
quan hệ giữa các đơn vị định cư bằng phương pháp đo lường và diễn giải toán học. Theo đó, 3
nhóm chính của cấu trúc quan hệ bao gồm: cấu trúc trung tâm, cấu trúc liên kết tiểu nhóm, và
cấu trúctương đồng.
Dựa trên hệ thống lý thuyết đó và các nghiên cứu thực nghiệm, tham luận nàyđề xuất 4 mô hình
cơ bản của quan hệ giữa các đơn vị định cư là: 1- Mô hình đơn vị trung tâm, 2- Mô hình liên kết
tiểu nhóm, 3- Mô hình đơn vị phụ thuộc, 4- Mô hình hỗn hợp

1- Mô hình đơn vị định cư là trung tâm tạo cực hút kinh tế:
Mô hình đơn vị trung tâm dựa trên cấu trúc tầng bậc của các đơn vị định cư. Một đơn vị định cư
trở thành đơn vị trung tâm có sức chi phối các đơn vị định cư khác khi nội lực của đơn vị định
cư đó nổi trội trong vùng lân cận.Đơn vị định cư đó đóng vai trò là cực hút kinh tế - xã hội, có
khả năng chia sẻ nội lực cho các đơn vị định cư lân cận.
Một mô hình rời rạc được xác định trở thành mô hình trung tâm khi hội tụ được các yếu tố như
độ tập trung, khoảng cách, thông tin, và sự khác biệt về tầng bậc.

3

Haggett, P. & Chorley, R. J. (1969), Network Analysis in Geography, Edward Arnold Ltd, London
Wassermann, S. & Faust, K. (1994), Social Network Analysis: Methods and Applications, Cambridge University
Press, Cambridge, England
4


8


Hình 5: Mô hình đơn vị trung tâm. Hình 5(a): Đơn vị định cư trung tâm có các phần nội lực dư
thừa (phần đậm hơn) so với nhu cầu dân số. Hình 5(b): Quan hệ chi phối và hấp dẫn của đơn vị
trung tâm đối với các đơn vị định cư khác trong vùng lân cận
-

Mức độ tập trung:

Freeman (1977, 1979), Freeman, Borgatti & White (1991), Nieminen (1974) and Wassermann
& Faust (1994) cho rằng xu hướng xác định đơn vị trung tâm là dựa vào số lượng mối quan hệ
của nó với các đơn vị khác. Một đơn vị trung tâm thường được bao bọc bởi nhiều đơn vị lân
cận. Ví dụ một đô thị nằm ở điểm giao của nhiều tuyến giao thông, hoặc những công trình nổi
bật trong một mô hình mô tả mối quan hệ thị giác trong đô thị.
-

Khoảng cách hay tính liền kề

Xác định mức độ tập trung của một đơn vị dựa vào các tính toán về khoảng cách và khả năng
tiếp cận là một phương pháp hiệu quả. Điều này được chứng minh vớinhững áp dụng của Lee
(1998) trong tính toán mô hình quy hoạch giao thông.
Phương pháp tiếp cận Ngôn ngữ không gian5của Hình thái học đô thị cũng đưa các sơ đồ không
gian đơn giản hơn để mô tả mối quan hệ giữa khoảng cách và mức độ tập trung hoạt động. Theo
đó, đơn vị nào ở gần nhiều đơn vị khác hơn có xu hướng dễ trở thành trung tâm hơn.
-

Vị trí ‘ở giữa’

Một đơn vị có vị trí “ở giữa” các đơn vị khác thường có khả năng kiểm soát các luồng thông tin

trao đổi giữa các đơn vị đó. Freeman (1977) cho rằng vị trí “ở giữa” tự thân nó đã giúp một đơn
vị có tính trung tâm. Đặc biệt trong trường hợp quan hệ kinh tế - xã hội của các đơn vị định cư,
một đơn vị định cư có vị trí “ở giữa” thường có tiềm năng trở thành điểm trung chuyển hàng
hóa, thông tin; thậm chí có khả năng chi phối, kiểm soát luồng trao đổi hàng hóa, thông tin của
các đơn vị định cư khác.
-

Tính tập trung thông tin

Stephenson và Zelen (1989) đã chỉ ra yếu điểm của vị trí “ở giữa” rằng luồng thông tin có thể
được chuyển tải thông qua con đường khác dài hơn6. Tính chất trung tâm do đó cần được tính
toán là tổng của lượng thông tin đi qua một đơn vị mà đơn vị đó có thể chi phối. Stephenson
5

Các sơ đồ về ngôn ngữ không gian (Space Syntax) được Hillier xây dựng trong các cuốn The Social Logic of
Space (1984), Natural Movement: Configuration and Attraction in Urban Pedestrian Movement (1993), và
Space is the Machine (1996)
6
Đặc biệt là trong các nghiên cứu xây dựng mô hình về các con đường truyền nhiễm bệnh tật.

9


cũng chỉ ra rằng lượng thông tin chuyển tải tỷ lệ nghịch với chiều dài của đường nối. Điều này
dẫn đến cách tính dựa trên 3 tính chất đã nêu ở trên.
-

Trường hợp làng Bát Tràng

Hình 6: Mô hình định cư khu vực làng Bát Tràng

Nghiên cứu thí điểm tại làng Bát Tràng7 cho thấy Bát Tràng là đơn vị định cư nổi trội nhất, chi
phối các mối quan hệ kinh tế - xã hội của các đơn vị định cư khác trong vùng lân cận của nó8.
Mặc dù Bát Tràng không có các nguyên liệu cần thiết để sản xuất gốm (thiếu tài nguyên thiên
nhiên), làng vẫn phát triển mạnh mẽ nhờ cộng sinh tốt với các làng có nguồn nguyên liệu. Nghề
gốm Bát Tràng (tổ chức sinh kế) đã phát triển lan sang các làng khác – những làng vốn không
có nghề truyền thống hoặc nghề truyền thống bị mai một hoặc không sinh nhiều lợi nhuận. Bên
cạnh đó, du lịch Bát Tràng cũng thu hút một lượng lớn lao động (thu hút nguồn lực) từ các khu
vực lân cận tham gia cung cấp dịch vụ.
-

Trường hợp Thổ Hà

Hình 7: Mô hình định cư khu vực làng Thổ Hà

2-Mô hình liên kết cộng sinh
7

Làng Bát Tràng nằm ở phía đông Hà Nội, gần quốc lộ 1A đoạn qua cầu Thanh Trì.Cách cầu Thanh Trì 3km,
cách trung tâm HN 10km. Nghề gốm Bát Tràng được các nghệ nhân phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu,
nhanh chóng trở thành một nghề mang lại nhiều lợi nhuận.
8
Xem chuyên đề: Nghiên cứu thực nghiệm bảo tồn và thích nghi mô hình định cư nông thôn tại làng Bát Tràng.

10


Một dạng mô hình quan hệ giữa các đơn vị rời rạc được các nhà nghiên cứu về xã hội học phát
hiện ra là dạng“tiểu mô hình trong một mô hình”, mà trong đó các đơn vị có xu hướng kết nối
nội bộ chặt chẽ hơn là kết nối với phần còn lại của mô hình.Nguyên nhân xã hội học khiến các
đơn vị này liên kết với nhau chặt chẽ là ảnh hưởng của nhóm có tác động tích cực đến sự tồn tại

và phát triển của đơn vị.
Có 2 yếu tố quyết định sự hình thành của nhóm cộng sinh (hay tiểu mô hình) là: 1- mức độ liên
quan hay tương đồng giữa các thành viên trong nhóm, 2- mức độ cô lập của nhóm (hay tiểu mô
hình) tới phần còn lại của mô hình.
Trong nghiên cứu định cư, mô hình liên kết cộng sinh thường được hình thành khi xuất hiện
cụm gồm nhiều đơn vị định cư đồng đẳng nhau về mặt cấu trúc và chung tính chất. Chúng có
nhu cầu liên kết lại để phát huy tốt hơn nội lực sẵn có, mặc dù có thể không bù đắp được sự
thiếu hụt cho nhau. Tuy nhiên khi liên kết, các đơn vị định sẽ tạo ra một “vùng lân cận” nội bộ
có khả năng tạo được sức hút, từ đó hấp dẫn được các đơn vị trong vùng lân cận chia sẻ nội lực.

Hình 8: Mô hình liên kết cộng sinh. Hình 7(a) Ví dụ về đơn vị cộng sinh có nội lực trung bình,
mặc dù dư thừa về tài nguyên thiên nhiên và tổ chức sinh kế (khai thác tài nguyên) tốt, nhưng
lại rất thiếu khả năng tổ chức cư trú và cộng sinh. Hình 7(b): Nhóm đơn vị cộng sinh liên kết
với nhau (phần tô màu ghi)
-

Nhóm cộng sinh dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau

Khái niệm về nhóm cộng sinh dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau được các nhà nghiên cứu xã hội
quan tâm nhiều hơn là những người nghiên cứu về cấu trúc đô thị (O’Sullivan, 2001). Theo họ,
một nhóm cộng sinh trong trường hợp này tạo nên một tiểu sơ đồ hoàn chỉnh với ít nhất 3 đơn
vị. Trong một tiểu sơ đồ hoàn chỉnh, mỗi đơn vị có quan hệ với tất cả các đơn vị khác trong
nhóm. Một đơn vị có thể thuộc về nhiều hơn một nhóm cộng sinh nhưng không có nhóm cộng
sinh nào nằm trong một nhóm cộng sinh khác, hay nói cách khác không có tiểu sơ đồ trong tiểu
sơ đồ.
-

Nhóm cộng sinh dựa trên sự so sánh mối quan hệ trong và ngoài nhóm

Phương pháp tiếp cận nhóm cộng sinh dựa vào các so sánh về mối quan hệ nội bộ giữa các đơn

vị với mối quan hệ của các đơn vị đó với các đơn vị khác ngoài nhóm được các nhà nghiên cứu
cấu trúc đô thị sử dụng nhiều hơn. Khi đó việc đánh giá tiểu mô hình còn quan trọng hơn đánh
giá cả mô hình hoàn chỉnh. Một nhóm cộng sinh được nhận diện khi chúng có xu hướng bị cô
lập (về mặt quan hệ) với bộ phận còn lại của mô hình, và mối quan hệ nội bộ cũng đang bị yếu
dần và cần phải được thúc đẩy.

11


-

Trường hợp Oita (Nhật Bản)

Là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản, Oita cách thủ đô Tokyo khoảng 500 km. Cuối
những năm 70, khi Nhật Bản đã cơ bản thực hiện xong công cuộc Công nghiệp hóa đất nước,
các ngành công nghiệp đã được hình thành và phát triển ở khu vực thành phố tạo nên sự thu hút
mạnh mẽ về lao động từ các vùng nông thôn, trong đó có Oita (Knight, 1994). Thế hệ trẻ sau
khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề đều không muốn trở về vùng nông thôn
nơi họ đã được sinh ra và lớn lên mà muốn ở lại các thành phố và trung tâm công nghiệp. Điều
này đã dẫn đến tình trạng hoang tàn và giảm dân số nghiêm trọng ở vùng nông thôn nói chung
và Oita nói riêng – hầu như chỉ còn người già và con trẻ ở những khu vực này.
Một trong những chương trình hồi sinh khu vực nông thôn đầu tiên ở Nhật Bản được khởi
xướng bởi Quận trưởng Hiramatsu Morihiko của quận Oita vào cuối những năm 1970. Chương
trình Mỗi Làng Một Sản Phẩm (OVOP – One Village One Produce) do ông đề xướng đã định
hướng cho sự phát triển của mỗi làng theo một cách, nhưng lại có sự liên hệ chặt chẽ. Mỗi ngôi
làng trong quận tập trung phát triển sản xuất một sản phẩm, và sản phẩm đó trở thành biểu
tượng của ngôi làng.

Hình 9: Bản đồ Mỗi làng Một sản phẩm (OVOP) của quận Oita
(nguồn: Oita Prefecture Promotion Committee, 2002)

Quận Oita đã giới thiệu ra một bản đồ mà trong đó mỗi ngôi làng được đánh dấu bằng một biểu
tượng, đại diện cho sản phẩm đặc trưng của làng - một con tôm, bò, lợn, dưa hấu, nấm, chùm
nho,... Về lý thuyết, mỗi ngôi làng sẽ tập trung sản xuất chỉ một sản phẩm để cung cấp cho khu
vực, do đó sẽ tập trung được tối đa nguồn lực và tránh hiện tượng trùng lặp sản xuất giữa các
làng khác nhau. Những sản phẩm trở thành biểu tượng của làng xuất hiện trên các tuyến du lịch,
thậm chí là biểu tượng của các nhà ga tàu hỏa. Trong 20 năm kể từ năm 1979-1999, phong trào
mỗi làng một sản phẩm đã tạo ra được 329 sản phẩm với tổng doanh thu là 141 tỷ yên/năm (trên
1.1 tỷ USD hay 19.000 tỷ đồng Việt Nam).
Để tạo ra các sản phẩm chất lượng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người Nhật Bản, song
hành với việc phát triển mỗi làng một nghề chính là việc phát triển các trung tâm nghiên cứu và
đào tạo ở mỗi địa phương. Trung tâm nghiên cứu và đào tạo nghề có 2 nhiệm vụ chính, thứ nhất
là nghiên cứu các công nghệ sản xuất, bảo quản…nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất
xám cao, đồng thời đào tạo đội ngũ nghệ nhân và người thợ thủ công áp dụng các công nghệ đã
được nghiên cứu vào sản xuất thực tế. Mỗi khóa đào tạo thường kéo dài 1 năm với kinh phí do
chính quyền tỉnh hỗ trợ.
Tuy nhiên chiến lược phát triển theo từng lĩnh vực ở quận Oita mới chỉ đạt được những thành
công hạn chế. Trước hết, để tránh sự trùng lặp các sản phẩm của mỗi làng theo đúng tiêu chí

12


“Mỗi làng một sản phẩm”, cần phối hợp tập trung dưới bộ máy tổ chức ở cả cấp quận và cấp
thành phố. Bên cạnh đó, bản đồ sản phẩm do quận Oita đưa ra quan tâm đến các quan hệ sản
xuất nội bộ, với sự tối ưu hóa nguồn lực địa phương, giảm tối đa sự cạnh tranh giữa các đơn vị
định cư trong quận để khuyến khích sự cạnh tranh ở quy mô các quận. Trong thực tế, sự hợp tác
này chưa được tối ưu.
Bản đồ sản phẩm theo từng quận đã hé lộ những hạn chế mà tầm nhìn của chương trình đặt ra.
Số ít trong 58 “làng” thực sự chỉ gắn bó với một sản phẩm, hầu hết có hai thậm chí một số có
nhiều hơn (Knight, 1994). Trong khi nỗ lực để thúc đẩy sự thành công của bản đồ theo đúng
tiêu chí mỗi làng một sản phẩm, quận Oita không có đủ tầm để giải quyết những khó khăn, khúc

mắc từ các địa phương, và cũng không đủ tài chính để thúc đẩy kế hoạch đến cùng. Thực sự,
yếu tố chủ chốt của chương trình đặt ra ban đầu là dựa vào nguồn lực công để hồi sinh vùng
nông thôn nhưng cuối cùng lại chỉ dựa hoàn toàn vào nguồn lực, truyền thống và lòng tự hào
của mỗi “làng”.
-

Trường hợp làng cổ Đường Lâm

Hình 10: Mô hình định cư khu vực làng cổ Đường Lâm
Là một làng nông nghiệp điển hình của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Đường Lâm9 vẫn còn giữ được
một quỹ di sản kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan quý giá. Sự công nhận các giá trị của làng là di
sản là niềm tự hào nhưng cũng đồng thời đặt ra các mâu thuẫn cần tháo gỡ giữa bảo tồn và phát
triển. Thế hệ trẻ Đường Lâm sớm tìm kiếm con đường tiến thân không bằng nông nghiệp nên đã
khiến ngôi làng già cỗi càng già cỗi.
Đường Lâm nằm trong khu vực có hệ sinh thái trù phú, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, rất nhiều
công trình di tích có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc – nghệ thuật. Tuy nhiên do tương đối xa
các trung tâm thành phố lớn, tiềm năng du lịch vẫn chỉ được khai thác rất hạn chế. Các điểm cư
trú vẫn tồn tại theo cách truyền thống nghĩa là tự cung tự cấp khép kín, hầu hết trong trạng thái
đói nghèo.

9

Làng Đường Lâm nằm phía Tây bắc thị xã Sơn Tây, cách trung tâm thị xã Sơn Tây 4,5km, cách trung tâm Hà

Nội 47km, gần quốc lộ 32. Địa điểm này nổi tiếng đối với khách du lịch vì là nơi có nhiều công trình kiến trúc cổ
xâybằng đá ong vẫn còn được lưu giữ. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên được Nhà nước trao bằng DTLS
VH QG ngày 19/5/2006.

13



Các nghiên cứu thực nghiệm trong khuôn khổ đề tài tại làng cổ Đường Lâm và khu vực Tây,
Tây Bắc của Hà Nội10 đã kiến nghị xây dựng mô hình liên kết các tiềm năng du lịch trong khu
vực. Hình thành một chuỗi các địa điểm du lịch có khả năng hỗ trợ cho nhau sẽ làm tăng mức
độ phong phú của sản phẩm du lịch, hấp dẫn du khách đến và ở lại dài ngày. Tăng khả năng
phát triển kinh tế du lịch khu vực đồng thời cũng là cách để lôi kéo các nguồn lực quay trở lại,
hấp dẫn đầu tư từ các thành phố lớn. Nguồn lợi từ du lịch sẽ trở thành nguồn lực để bảo tồn và
phát huy các giá trị truyền thống mà người dân mong muốn giữ gìn.

3-Mô hình đơn vị lệ thuộc
Tương tự như mô hình đơn vị trung tâm, một mô hình rời rạc được xác định trở thành mô hình
đơn vị lệ thuộc khi có các yếu tố như độ tập trung, khoảng cách, thông tin, và sự khác biệt về
tầng bậc. Một đơn vị được coi là lệ thuộc vào đơn vị khác khi nội lực của đơn vị đó yếu và
không có khả năng chia sẻ cho các đơn vị lân cận

Hình 11: Mô hình đơn vị lệ thuộc. Hình 9(a): Ví dụ một đơn vị có nội lực yếu mặc dù có đủ tài
nguyên thiên nhiên so với nhu cầu dân số nhưng lại thiếu hụt tất cả các nội lực khác. Hình 9(b):
Các đơn vị lệ thuộc có quan hệ gián tiếp 2-3 lần đến đơn vị trung tâm trong vùng lân cận.
-

Tính bị cô lập

Một mô hình được xác định có đơn vị lệ thuộc khi trong mô hình đó có các đơn vị chỉ có duy
nhất một liên kết với các đơn vị lân cận. Tính tập trung thông tin đối với các đơn vị dạng này ở
mức tối thiểu do chúng không không nằm trên tuyến lưu thông thông tin của các đơn vị khác.
-

Khoảng cách

Đơn vị lệ thuộc trong dạng mô hình này thường có quan hệ gián tiếp nhiều lần tới đơn vị trung

tâm của mô hình. Trong thực tế, các điểm tập trung dân cư tại các vùng hẻo lánh thường có xu
hướng bị lệ thuộc vào sự chi phối của các đơn vị định cư chủ yếu. Một đơn vị lệ thuộc có đủ
mọi nguồn lực cho nhu cầu dân số sẽ trở thành đơn vị độc lập mặc dù điều này hiếm khi xảy ra.
-

10

Trường hợp làng cổ Phước Tích

Nghiên cứu thực nghiệm bảo tồn và thích nghi mô hình định cư nông thôn tại làng cổ Đường Lâm

14


Hình 12: Mô hình định cư khu vực làng cổ Phước Tích
Quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị do sức hút của đô thị hóa đã để lại tác động nặng nề
lên sự tồn tại và duy trì của làng Phước Tích11. Từ một làng nghề gốm truyền thống cung cấp đồ
ngự dụng cho triều đình Huế, Phước Tích ngày nay tồn tại lay lắt và có nguy cơ trở thành “làng
ma” trong tương lai không xa. Nghề gốm biến mất do không còn khả năng cạnh tranh, đất nông
nghiệp không có, dân cư ở độ tuổi lao động rời bỏ làng lên thành phố, những cư dân cuối cùng
còn sinh sống trong làng cũng đã ở độ tuổi “xưa nay hiếm”, mọi nguồn nội lực của làng cổ đang
dần cạn kiệt. Tuy nhiên, Phước Tích lại có một quỹ di sản vô giá về kiến trúc truyền thống, cảnh
quan tự nhiên. Những di sản hiếm hoi này tồn tại hầu như nguyên vẹn sau các cuộc chiến tranh
hiện đang dần xuống cấp.
Dấu hiệu sức sống mới của Phước Tích là những đoàn du khách vãng lai tham quan theo tour
ngắn khi di chuyển trên tuyến Quảng Trị - Huế. Tuy nhiên, nguồn thu từ du lịch Phước Tích
cũng không nhiều do chưa được đầu tư khai thác bài bản.
Cần phải có một tác động phù hợp đối với làng cổ Phước Tích nhằm duy trì được những giá trị
vật chất và phi vật chất của nó. Khi Phước Tích được quan tâm và hỗ trợ đầy đủ, liên tục (tác
động chính sách, đầu tư, quảng bá hình ảnh...), làng cổ sẽ dần tự thu hút được các nguồn lực từ

các trung tâm đô thị lân cận (thu hút thêm khách du lịch, tự thu hút đầu tư, thu hút lao động
quay trở lại làng tham gia dịch vụ phục vụ du lịch...)12

4- Mô hình hỗn hợp
Trong một số trường hợp, một mô hình có thể bao gồm các tính chất của 2 thậm chí cả 3 dạng
mô hình nêu trên. Một mô hình trở thành tiểu mô hình (hoặc cụm nhóm cộng sinh) khi mô hình
đó bị lệ thuộc vào một đơn vị khác ngoài mô hình. Một đơn vị định cư có thể vừa là đơn vị
trung tâm (của một tiểu mô hình) vừa là đơn vị phụ thuộc (trong một mô hình lớn hơn).

11

Làng Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Làng
được nhà nước công nhận và trao bằng xếp hạng “Di tích quốc gia” làng cổ ngày 13 tháng 6 năm 2009. Đây là
làng cổ thứ hai được Nhà nước công nhận và cấp bằng sau làng cổ Đường Lâm.
12
Xem chuyên đề: Nghiên cứu thực nghiệm bảo tồn và thích nghi mô hình định cư nông thôn tại làng cổ Phước
Tích

15


Hình 13: Mô hình định cư khu vực Sapa
-

Trường hợp Sapa

Khu du lịch Sapa13 là một trường hợp đặc biệt đại diện cho dạng mô hình hỗn hợp này. Khu vực
lân cận của Sapa bao gồm thị trấn Sapa (đóng vai trò như một đơn vị trung tâm) và các bản của
các dân tộc vùng núi. Trong tiểu mô hình của thị trấn Sapa và các bản lân cận, các đơn vị định
cư liên kết với nhau để cung cấp dịch vụ du lịch. Tuy vậy, vai trò trung tâm của Sapa không

hoàn chỉnh do nội lực của đơn vị định cư này yếu, toàn bộ tiểu mô hình bị lệ thuộc nhiều vào sự
chi phối nguồn lực của thành phố Lào Cai. Các bản dân tộc thiểu số mặc dù đóng vai trò là đơn
vị phụ thuộc nhưng lại là nguồn cung cấp các dịch vụ du lịch văn hóa, góp phần cho khả năng
tồn tại và phát triển của thị trấn Sapa.
Vì toàn bộ tiểu mô hình với thị trấn Sapa là đơn vị trung tâm có tính chất không hoàn chỉnh, nó
dễ bị đe dọa phá vỡ khi xuất hiện đơn vị trung tâm mạnh hơn lân cận.

4. KẾT LUẬN:
Xây dựng mối quan hệ giữa các đơn vị định cư trong khu vực “vùng lân cận” vẫn còn nhiều hạn
chế do quan hệ của đơn vị có thể xa hơn phạm vi này. Bên cạnh đó, vấn đề then chốt là phải xây
dựng được bộ tiêu chí đánh giá định lượng các yếu tố của việc xác định đơn vị định cư. Tuy vậy
tham luận này bước đầu xây dựng một hệ khung, giúp cho thấy khái quát khả năng xác định vai
trò của 1 đơn vị định cư trong quy mô “vùng lân cận” của nó. Chiến lược phát triển cho đơn vị
định cư đó sẽ tùy thuộc vào vai trò và tầm quan trọng của nó đối với khu vực.
Đối với một đơn vị định cư trung tâm, do nó là đầu mối và – như đã đề cập ở trên – kiểm soát
lượng thông tin quan trọng của các đơn vị định cư khác di chuyển qua nó, nên việc bảo vệ đơn
vị định cư (hay đầu mối thông tin) này là vô cùng quan trọng. Xây dựng và phát triển một đơn
vị định cư trung tâm trước hết phải bảo vệ nói khỏi hiểm họa như tác động tiêu cực của biến đổi
khí hậu, bệnh dịch, hay chiến tranh; sau đó là đảm bảo các mối liên hệ của nó tới đơn vị định cư
lân cận khác. Một tác động tiêu cực làm tan vỡ cấu trúc đơn vị định cư trung tâm hoặc gián
đoạn mối quan hệ đối ngoại của nó sẽ để lại hậu quả nặng nề hơn so với cùng tác động lên một
đơn vị không phải trung tâm.

13

Thị trấn Sa Pa nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố
Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội.

16



Đối với một đơn vị định cư đóng vai trò kém trung tâm hơn và có nhiều đơn vị định cư đồng
đẳng khác, sự tồn tại của nó sẽ không quá lệ thuộc vào các đơn vị định cư lân cận thậm chí là
đơn vị định cư trung tâm lân cận. Tuy nhiên thúc đẩy quá trình phát triển đơn vị định cư dạng
này cần xét đến khả năng liên kết nó với những đơn vị có khả năng cộng sinh lân cận. Nói cách
khác, chiến lược phát triển bao gồm liên kết để giảm thiểu cạnh tranh tại chỗ để tăng cường ảnh
hưởng cũng như khả năng cạnh tranh ở phạm vi lớn hơn.
Một đơn vị định cư bị cô lập thường có khả năng tồn tại yếu dần đi. Sự cân bằng tồn tại trong
đơn vị định cư đó là không bền. Mặc dù để duy trì và phát triển nó cần có những tác động tích
cực từ bên ngoài tuy nhiên do những đơn vị định cư dạng này dễ bị tổn thương, các tác động
dẫn đến sự tan vỡ cấu trúc vốn có của nó.
Cuối cùng, xây dựng thành công mô hình định cư cho khu vực nghiên cứu để lập quy hoạch và
chiến lược phát triển cho khu vực đó là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí
hậu. Tuy nhiên mô hình này không bao giờ cố định mà luôn biến đổi do sự thay đổi thường
xuyên nội lực của mỗi đơn vị cũng như các mối quan hệ giữa chúng. Xây dựng thành công mô
hình định cư cần sự phối hợp đa ngành với lượng lớn dữ liệu được thu thập đầy đủ, trung thực.
Bên cạnh đó, khả năng xử lý dữ liệu sẽ là mấu chốt của việc có được một mô hình đúng hay sai.

Tài liệu tham khảo
Haggett, P. & Chorley, R. J. (1969), Network Analysis in Geography, Edward Arnold Ltd,
London
Hillier, B. (1985), ‘The nature of the artificial — the contingent and the necessary in spatial
form in architecture’, Geoforum 16(2), 163–178.
Hillier, B. (1996), Space is the Machine, Cambridge University Press, Cambridge.
Hillier, B. & Hanson, J. (1984), The Social Logic of Space, Cambridge University Press,
Cambridge, England.
Hillier, B., Penn, A., Hanson, J., Grajewski, T. & Xu, J. (1993), ‘Natural movement:
configuration and attraction in urban pedestrian movement’, Environment and Planning B:
Planning & Design 20(1), 29–66.
O’Sullivan D. B. (2001). Graph-based cellular automaton models of urban spatial processes.

PhD thesis, University College London.
Knight, J. (1994), Rural Revitalization in Japan: Spirit of the Village and Taste of the Country,
Asian Survey, Vol. 34, No. 7 (Jul., 1994), 634-646
Wassermann, S. & Faust, K. (1994), Social Network Analysis: Methods and Applications,
Cambridge University Press, Cambridge, England
Oita Prefecture Promotion Committee (2002), Isson ippin undou 20nen no kiroku [20 years of
the One Village One Product Movement],Publication produced by Oita Prefecture One Village
One Product 21 Promotion Committee,2002
Abstract

17


This paper aims to introduce a number of approaches, assessments of potential, internal
resources and the attractiveness of each settlement units by using Modeling Method and
Ecological Footprint, which corresponds to the context and the environmental bio-capacity.
From 07 case studies that were taken place at 07 typical locations in urban and rural areas in
Vietnam, we have had comprehensive assessments according to 06 criteria of sustainable
settlements and the relationship between them and other neighboring settlements (at the study
sites) in the context of development. The selected background is that urbanization and climate
change have brought dramatically impacts on cities and villages in Vietnam. However, within
the scope of this speech, we cannot deeply analyze the climate change factors (which have
mentioned a variety of different scenarios), but just introduce the modeling methods and their
interactive ways in the context of climate change mentioned above.
This study selects sustainable urban and rural settlement patterns in the context of
profound social changes, and considers them as keys that lead to a comprehensive
development on national, regional, local levels. There is only human settlement science that
could broadly approach all aspects of any impacts on human’s living environment within
different geographical areas and social background. The results of human settlement studies
have made significant contributions to reviewing development policies in a more territorial

sustainable way, saving resources, utilizing local resources, learning from local experiences,
and applying new technologies in climate change adaptation, constructing urban-rural areas
for social development purpose.
From the results of the potential development evaluation along with the conservation
of ecosystems and habitats, the human settlement approaches also play an important role in
social-economic planning, land-use planning, urban-rural construction planning,
infrastructure and social planning... This is because sustainable settlement has brought a
common voice in all facets of integrated planning (which is still absent in Vietnam).
Choosing a good model for urban-rural settlement will also set out the common issues for
determining the direction of organizing living environment, economic activities, and services.

18



×