Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

DSpace at VNU: THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.57 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HỒNG VÂN

THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HỒNG VÂN

THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Đức Long

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể được bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Hồng Vân

1


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM VÀ THẾ CHẤP

TÀI SẢN ............................................................................................................. Error! Boo
1.1.

Khái niệm, đặc điểm của giao dịch bảo đảm tiền vay .................... Error! Boo

1.1.1.


Khái niệm giao dịch bảo đảm tiền vay ................................................. Error! Bo

1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo

đảm tiền vay ........................................................................................................ Error! Bo
1.1.3.

Đặc điểm của giao dịch bảo đảm tiền vay ............................................ Error! Bo

1.2.

Phân loại giao dịch bảo đảm tiền vay................................................ Error! Boo

1.2.1.

Bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật .................................................. Error! Bo

1.2.2.

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản và bảo lãnh ........................................... Error! Bo

1.3.

Tài sản bảo đảm tiền vay .................................................................... 19

1.3.1.


Khái niệm tài sản bảo đảm tiền vay ...................................................... 19

1.3.2.

Phân loại tài sản bảo đảm tiền vay ........................................................ Error! Bo

1.4.

Thế chấp tài sản .................................................................................. Error! Boo

1.4.1.

Khái niệm thế chấp tài sản .................................................................... Error! Bo

1.4.2.

Đặc điểm của thế chấp tài sản ............................................................... Error! Bo

1.4.3.

Thế chấp tài sản tại tổ chức tín dụng .................................................... Error! Bo

1.5.

Hoạt động của các tổ chức tín dụng và vai trò của thế chấp tài

sản tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam ....................................................... Error! Boo
1.5.1.

Hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam ................................ Error! Bo


2


1.5.2.

Thế chấp tài sản và vai trò đối với hoạt động tín dụng của các tổ

chức tín dụng tại Việt Nam ................................................................................. Error! Bo
Chương 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM .... 30
2.1.

Tài sản thế chấp .................................................................................. 30

2.1.1.

Khái niệm tài sản thế chấp .................................................................... 30

2.1.2.

Đặc điểm tài sản thế chấp ..................................................................... 30

2.1.3.

Phân loại tài sản thế chấp ...................................................................... 31

2.2.

Hiệu lực giao dịch thế chấp tài sản .................................................... Error! Boo


2.2.1.

Công chứng, chứng thực Hợp đồng thế chấp tài sản ............................ Error! Bo

2.2.2.

Đăng ký giao dịch thế chấp tài sản ....................................................... Error! Bo

2.3.

Quyền và nghĩa vụ của các Bên trong giao dịch thế chấp tài sản .. 43

2.3.1.

Quyền và nghĩa vụ của Bên thế chấp .................................................... 43

2.3.2.

Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận thế chấp ........................................... Error! Bo

2.3.3.

Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp .................... Error! Bo

2.4.

Xử lý tài sản thế chấp ......................................................................... Error! Boo

2.4.1.


Các trường hợp xử lý tài sản thế chấp .................................................. Error! Bo

2.4.2.

Nguyên tắc xử lý tài sản thế chấp ......................................................... Error! Bo

2.4.3.

Phương thức xử lý tài sản thế chấp ....................................................... Error! Bo

2.4.4.

Thời hạn xử lý tài sản thế chấp ............................................................. 50

Chương 3. PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN CỦA VIỆT NAM

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.......................................... Error! Boo
3.1.

Khái quát về thực trạng pháp luật giao dịch bảo đảm tiền vay tại

tổ chức tín dụng ................................................................................................. Error! Boo

3


3.1.1.

Sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật giao dịch bảo đảm


tiền vay ............................................................................................................... Error! Bo
3.1.2.

Sự không thống nhất giữa các văn bản pháp luật liên quan đến giao

dịch bảo đảm tiền vay và tài sản bảo đảm........................................................... Error! Bo
3.1.3.

Những khoảng trống của pháp luật về giao dịch bảo đảm. .................. Error! Bo

3.2.

Pháp luật thế chấp tài sản bảo đảm tại tổ chức tín dụng – Vướng

mắc, bất cập và giải pháp hoàn thiện .............................................................. Error! Boo
3.2.1.

Chưa triệt để thừa nhận các nguyên tắc của vật quyền bảo đảm .......... Error! Bo

3.2.2.

Chủ thể trong giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm ................................ Error! Bo

3.2.3.

Người thứ ba trong giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm ....................... Error! Bo

3.2.4.


Tài sản thế chấp .................................................................................... Error! Bo

3.2.5.

Hiệu lực của giao dịch thế chấp tài sản ................................................ Error! Bo

3.2.6.

Đăng ký giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm ........................................ Error! Bo

3.2.7.

Xử lý tài sản thế chấp............................................................................ Error! Bo

3.2.8.

Trách nhiệm trả nợ sau khi xử lý tài sản thế chấp ................................ Error! Bo

3.2.9.

Về công khai thông tin giao dịch bảo đảm ........................................... 80

KẾT LUẬN ........................................................................................................ Error! Boo

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ Error! Boo

4


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế, thời gian qua ngành
Ngân hàng đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về quy mô và sự đa
dạng nghiệp vụ. Một trong những nghiệp vụ quan trọng và chủ yếu nhất của
các tổ chức tín dụng là nghiệp vụ cấp tín dụng. Qua quá trình phát triển tín
dụng “nóng”, hiện tại các tổ chức tín dụng đang phải đối mặt với tình trạng nợ
xấu - các khoản vay không có khả năng thu hồi. Việc này đã dẫn đến những
hệ lụy nghiêm trọng đối với tình hình tài chính và hoạt động của tổ chức tín
dụng.
Theo kết quả thanh tra, giám sát trong năm 2012 tại 59 tổ chức tín dụng
cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến cuối năm 2012 đã lên đến
con số 7,8%; năm 2013 với việc thành lập Công ty TNHH một thành viên
Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), gần 40.000 tỷ
đồng nợ xấu của các ngân hàng đã được VAMC mua lại, thì tính đến ngày
31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam là 3,79% [40].
Và đến tháng 7/2014, VAMC đã mua 54.000 tỷ đồng nợ gốc với giá mua
44.800 tỷ đồng; riêng hơn 6 tháng đầu năm 2014, VAMC mới chỉ mua 14.857
tỷ đồng nợ gốc với 12.093 tỷ đồng giá mua. Về thu hồi nợ, nếu như năm
2013, Công ty chỉ thu được 145 tỷ đồng thì đến nay đã thu được 1.260 tỷ
đồng và đã bán được một khoản nợ với giá 440 tỷ đồng và đang triển khai bán
khoản nợ thu về gần 90 tỷ đồng nữa. [45]
Để lành mạnh hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng yếu kém, có tỷ lệ
nợ xấu cao, rất nhiều ngân hàng, công ty tài chính đã phải tính đến chuyện
hợp nhất, sáp nhập,… mới đây nhất là vụ hợp nhất giữa Ngân hàng Thương

5


mại Cổ phần Phương Tây (Western Bank) và Tổng Công ty Cổ phần Tài

chính Dầu khí (PVFC) để cho ra đời Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại
chúng (PVComBank) và vụ việc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
Thịnh vượng (VPBank) mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Than Khoáng sản Việt Nam (CMF) từ Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản
Việt Nam (TKV).
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu cao như vậy
chính là những rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, trong đó nổi lên hàng đầu
là những rủi ro xuất phát từ các giao dịch bảo đảm tiền vay như: Cán bộ tín
dụng không nắm rõ các quy định của pháp luật, không nghiêm túc thực hiện
các quy định, quy trình cho vay của ngân hàng; hay những rủi ro phát sinh từ
chính những quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch bảo đảm tiền
vay,…. Đã có rất nhiều cán bộ tín dụng tại các ngân hàng, công ty tài chính
rơi vào vòng lao lý cũng chỉ vì “rủi ro giao dịch bảo đảm tiền vay” và thực tế
đã chứng minh vai trò quan trong của giao dịch bảo đảm đối với nghiệp vụ
cấp tín dụng tại các tổ chức tín dụng.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, giao dịch bảo đảm là một
dạng hợp đồng phụ. Tuy nhiên không giống như các hợp đồng phụ khác có
hiệu lực phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính, giao dịch bảo đảm có
hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng chính. Có nghĩa rằng, nếu hợp đồng
chính vô hiệu nhưng giao dịch bảo đảm vẫn bảo đảm tuân thủ pháp lý về mặt
nội dung và hình thức, thì vẫn có hiệu lực. Thực tế hoạt động tín dụng tại các
tổ chức tín dụng đã chứng minh vai trò quan trọng của các giao dịch bảo đảm
bởi nếu hợp đồng chính là hợp đồng tín dụng vô hiệu thì ngân hàng chỉ mất
tiền lãi mà vẫn thu được tiền cho vay gốc nhưng nếu hợp đồng bảo đảm vô
hiệu thì ngân hàng mất cả gốc lẫn lãi.

6


Để có thể hạn chế được tối đa những rủi ro tiềm ẩn trong các giao dịch
bảo đảm nói chung và giao dịch thế chấp tài sản nói riêng, cần khắc phục

những nguyên nhân dẫn đến những rủi ro này, một trong số đó là hoàn thiện
hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng.
Đối với các giao dịch bảo đảm tiền vay, hiện tại có rất nhiều văn bản
pháp luật điều chỉnh trực tiếp, gián tiếp như: Pháp luật về giao dịch bảo đảm
và đăng ký giao dịch bảo đảm, pháp luật đất đai, nhà ở,… Về cơ bản các văn
bản này đã điều chỉnh tương đối đầy đủ các vấn đề liên quan, tuy nhiên quá
trình áp dụng thực tế tại các tổ chức tín dụng đã bộc lộ không ít điểm bất cập
như: Chưa có sự thống nhất và phù hợp giữa các quy định tại các văn bản luật
khác nhau, thiếu sự thống nhất trong cách hiểu và vận dụng luật từ phía các cá
nhân, tổ chức thực thi như tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan đăng ký
quyền sử dụng đất, tổ chức bán đấu giá đã dẫn đến tình trạng khó khăn của
các tổ chức tín dụng khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trong các loại hình giao dịch bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng thì
giao dịch thế chấp tài sản là phổ biến nhất và có ý nghĩa rất quan trọng trong
hoạt động bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu
và nghiên cứu về các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng liên quan
đến thế chấp tài sản tại tổ chức tín dụng là cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý
luận và thực tiễn, nhất là trong bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện nay, ngành
Ngân hàng sau một thời gian tăng trưởng nhanh đã bộc lộ những kẽ hở về mặt
quy chế, quy trình nội bộ và đã có rất nhiều vụ tranh chấp, khởi kiện giữa tổ
chức tín dụng và khách hàng, thậm chí đã có rất nhiều các cán bộ tín dụng đã
rơi vào vòng pháp lý cũng chỉ vì những rủi ro này.
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

7


Trên cơ sở tìm hiểu một cách sâu sắc và cập nhật các quy định của
pháp luật về giao dịch bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng nói chung và

giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng nói riêng cũng
như quá trình tìm hiểu thực tế tại các tổ chức tín dụng, luận văn hướng tới
nghiên cứu một cách toàn diện về các quy định của pháp luật, những rủi ro
tiềm ẩn trong các giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay, phân tích đánh
giá nguyên nhân dẫn đến những rủi ro này để đưa ra được giải pháp hoàn
thiện nhằm hạn chế tối đa những rủi ro. Cụ thể như sau:
- Phân tích làm rõ vai trò của giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm tiền
vay đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng;
- Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật thế chấp tài sản bảo đảm
tiền vay tại tổ chức tín dụng;
- Những rủi ro tiềm ẩn từ các quy định pháp luật về thế chấp tài sản bảo
đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng và những nguyên nhân dẫn đến rủi ro
này, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Việc nghiên cứu được thực hiện từ chính hoạt động tín dụng tại các
Ngân hàng Thương mại Cổ phần và các Công ty tài chính với những số liệu
thống kê từ năm 2010 đến nay để phân tích, làm rõ vai trò của giao dịch thế
chấp tài sản bảo đảm tiền vay cũng như thực trạng pháp luật thế chấp tài sản
bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng.
1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Hiện tại đã có rất nhiều bài viết của các tác giả về các rủi ro trong các
giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng nhưng đa
phần các bài viết đó chỉ đề cập đến một khía cạnh nhất định trong loại giao
dịch này. Do vậy, các tác giả mới chỉ đưa ra các bất cập và giải pháp hoàn
thiện từ một góc độ cụ thể như: Với một loại tài sản thế chấp hay một chủ thể

8


nhất định nào đó,…mà chưa tổng hợp, phân tích đầy đủ các vấn đề liên quan

để đưa ra giải pháp tổng thể. Ví dụ như:
- Nguyễn Thị Nga (2009), Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở
Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học;
- Phan Hồng Điệp (2012), Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất
trong các tổ chức tín dụng - Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Phùng Văn Hiếu (2012), Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình
- Thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại quốc tế Việt Nam - Đề xuất
giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật, Luận văn Thạc sỹ, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Xuất phát từ việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín
dụng, nghiệp vụ cấp tín dụng tại một số Ngân hàng Thương mại Cổ phần,
Công ty Tài chính, Tổ chức tài chính vi mô,... luận văn đã nêu lên được
những điểm cốt lõi mà các cán bộ tín dụng cần quan tâm, các vấn đề pháp lý
về thế chấp tài sản bảo đảm mà họ thường xuyên gặp phải. Trên cơ sở đó
phân tích thấu đáo sự cần thiết phải đưa ra và thực hiện các giải pháp nhằm
hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp tài sản tại các tổ chức tín
dụng nhằm hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý tiềm ẩn trong các giao dịch
này.
2. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các quy định của
pháp luật Việt Nam, bình luận những điểm phù hợp và chưa phù hợp. Ngoài
ra, luận văn còn sử dụng phương pháp tổng hợp quy định pháp luật, thống kê
thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật về thế chấp tài sản tại các tổ chức
tín dụng để đánh giá khái quát, chỉ ra những rủi ro mà tổ chức tín dụng có thể
gặp phải khi thực hiện các giao dịch này.

9



3. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn kết cấu gồm ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về giao dịch bảo đảm và thế chấp tài sản.
Chương này tác giả trình bày khái quát về khái niệm, đặc điểm của giao
dịch bảo đảm và tài sản bảo đảm nói chung và thế chấp tài sản nói riêng; lịch
sử hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm; vai trò
của giao dịch bảo đảm tiền vay đối với hoạt động tín dụng tại các tổ chức tín
dụng.
Chương 2: Quy định của pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động
của tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
Chương này tác giả nêu và phân tích làm rõ các quy định của pháp luật
về thế chấp tài sản như vấn đề hiệu lực của các giao dịch này, việc thực hiện
giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm cũng như vấn đề xử lý tài sản thế chấp.
Đồng thời, khái quát về hoạt động của tổ chức tín dụng và vai trò của thế chấp
tài sản đối với hoạt động của tổ chức tín dụng.
Chương 3: Pháp luật về thế chấp tài sản của Việt Nam – Thực trạng và
giải pháp hoàn thiện.
Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật về thế chấp tài sản bảo
đảm và thực tiễn áp dụng trong hoạt động cấp tín dụng, tác giả phân tích
những điểm bất cập của pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến những rủi ro
pháp lý tiềm ẩn trong giao dịch thế chấp tài sản tại tổ chức tín dụng và đề ra
giải pháp hoàn thiện.

10


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1.


Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/08/2008
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2007/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ
gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, Hà Nội.

2.

Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011
Hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch
bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo
phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký
giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc
Bộ Tư pháp, Hà Nội.

3.

Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Ngân hàng nhà nước Việt
Nam (2014), Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN
ngày 06/06/2014 Hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm,
Hà Nội.

4.

Bộ Tư pháp – Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Thông tư liên tịch
số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 Hướng dẫn công
chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử
dụng đất, Hà Nội.

5.

Bộ Tư pháp - Bộ Xây dựng - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Ngân

hàng nhà nước Việt Nam (2007), Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLTBTP-BXD-BTNMT-NHNN ngày 21/05/2007 Hướng dẫn một số nội
dung về đăng ký thế chấp nhà ở, Hà Nội.

6.

Bộ Tư pháp - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (2012), Hỏi đáp
pháp luật về Giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, Nhà
xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

11


7.

Bộ Tư pháp – Viện Khoa học Pháp lý (2010), Bình luận khoa học Bộ
luật Dân sự 2005, Hà Nội. [11]

8.

Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
Hướng dẫn thi hành Luật Thuế Giá trị gia tăng và Nghị định số
209/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
Luật Thuế Giá trị gia tăng, Hà Nội.

9.

Chính phủ (2000), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 Về
việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

10.


Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 Thi
hành Luật Đất đai năm 2003, Hà Nội.

11.

Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của
Chính phủ Về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

12.

Chính phủ (2009), Nghị định số 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thi
hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội.

13.

Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 của
Chính phủ Về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

14.

Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 Về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày
29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

15.

Chính phủ (2013), Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế Giá trị gia
tăng, Hà Nội.


16.

Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội.

12


17.

Trương Thanh Đức (2012), “Bình luận Chế định bảo đảm tiền vay đối
với hoạt động tín dụng ngân hàng - Chuyên đề số 8 thuộc Đề tài khoa
học cấp Bộ năm 2012 Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
trong kinh doanh ngân hàng – thực trạng và giải pháp”, Hà Nội.

18.

Trương Thanh Đức (2013), “Bình luận về pháp luật đăng ký tài sản
nhìn từ góc độ tổ chức tín dụng”, Hà Nội

19.

Trương Thanh Đức (2013), “Bình luận những bất cập của pháp luật
giao dịch bảo đảm”, Hà Nội.

20.

Trương Thanh Đức (2013), “Bình luận Dự thảo Thông tư liên tịch
hướng dẫn thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai”, Hà Nội.


21.

Trương Thanh Đức (2012), “Bình luận chế định Hộ gia đình trong Bộ
luật Dân sự năm 2005”, Hà Nội.

22.

Hồ Quang Huy, “Chế định Hợp đồng (giao dịch) bảo đảm trong Bộ luật
Dân sự năm 2005 và hướng hoàn thiện”, tr.152, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, Số chuyên đề Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự (Phần liên
quan đến quyền sở hữu tài sản và hợp đồng), Hà Nội.

23.

Vũ Đức Long (2010), Hỏi đáp và xử lý các tình huống pháp lý về đăng
ký giao dịch bảo đảm, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

24.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Bộ Xây dựng - Bộ Tư pháp - Bộ Tài
nguyên và Môi trường (2014), Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLTNHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25/4/2014 Hướng dẫn thủ tục thế chấp
nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số
71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

25.

Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.


13


26.

Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội.

27.

Quốc hội (2006), Bộ luật Hàng hải, Hà Nội.

28.

Quốc hội (2003), Luật Thuỷ sản, Hà Nội.

29.

Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội.

30.

Quốc hội (2014), Luật Nhà ở, Hà Nội.

31.

Quốc hội (2006), Luật Hàng không dân dụng, Hà Nội.

32.

Quốc hội (2008), Luật Thuế Giá trị gia tăng, Hà Nội.


33.

Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội.

34.

Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

35.

Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

36.

Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.

37.

Nguyễn Quang Hương Trà, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm,
(2010), “Bàn về khái niệm giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật
Việt Nam, nhìn từ giác độ đối tượng của hoạt động đăng ký giao dịch
bảo đảm”.

38.

Nguyễn Văn Tuyến (2010), “Đặc điểm pháp lý và mối quan hệ hiệu lực
giữa hợp đồng thế chấp tài sản với hợp đồng tín dụng - Tạp chí Ngân
hàng số 17/2010”, Hà Nội.


TRANG WEB
39.

/>
40.



41.



42.

/>
14


43.



44.

/>
45.



46.




47.



15



×