ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THANH TÙNG
CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THANH TÙNG
CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Hoàng Nga
HÀ NỘI - 2015
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1. CN
: Chi nhánh
2. CIC
: Trung tâm phân tích tín dụng
3. DN
:Doanh nghiệp
4. DNNN
: Doanh nghiệp nhà nước
5. DNNQD
: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
6. DNVVN
: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
7. DPRR
: Dự phòng rủi ro
8
: Thư tín dụng
LC
9. NHTM
: Ngân hàng thương mại
10. NHCT
: Ngân hàng Công thương
11. NHTMCP
: Ngân hàng thưong mại cổ phần
12. NHNN
: Ngân hàng nhà nước
13. NV
: Nguồn vốn
14. SXKD
: Sản xuất kinh doanh
15. TMCP
: Thương mại cổ phần
16. TCTD
: Tổ chức tín dụng
17. TSCĐ
:Tài sản cố định
18. TGTK
: Tiền gửi tiết kiệm
i
ii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là một loại hình tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của xã
hội, có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của quốc gia. Sự hoạt
động hiệu quả của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự hưng thịnh của nền kinh tế.
Trong các hoạt động của Ngân hàng nói chung thì hoạt động tín dụng đóng vai trò vô
cùng quan trọng, không những cho ngân hàng mà cho cả nền kinh tế. Vì với Ngân
hàng, đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu thu nhập, uy tín và quan hệ bên
cạnh hoạt động thanh toán ngày càng mở rộng. Còn với nền kinh tế, hoạt động tín
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung và chu chuyển vốn của cả nền kinh tế. Tuy
nhiên, tín dụng cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, tổn thất thậm chí đưa đến phá
sản.
Trong những năm qua hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam
nói chung và Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Viettinbank) nói riêng, trong đó
có Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm (Viettinbank Hoàn
Kiếm ) đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế
đất nước. Vietinbank Hoàn Kiếm đã đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh trong
3 năm gần đây, trong đó có hoạt động tín dụng. Tuy nhiên chất lượng tín dụng chưa
cao, còn nhiều tồn tại trong hoạt động tín dụng cần phải giải quyết. Viettinbank
Hoàn Kiếm cũng rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng để góp phần
nâng cao năng lực hoạt động trong quá trình cạnh tranh và hội nhập hiện nay.
Xuất phát từ tình hình trên và qua quá trình tìm hiểu và nguyên cứu thực tế ở
Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm, tác giả
mạnh dạn chọn đề tài “ Chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần
Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm” làm luận văn tốt nghiệp của mình
nhằm làm rõ vấn đề này.
2. Tình hình nguyên cứu
- Về mặt cơ sở lý thuyết của hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại: trong
nước đã có nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Minh Kiều với cuốn “Nghiệp vụ ngân
hàng thương mại” và “Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng”. Giáo trình
3
“Kinh tế học tiền tệ ngân hàng” của Tác giả Trịnh Thị Hoa Mai chủ biên, do nhà
xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội phát hành.
Nghiên cứu tại nước ngoài có cuốn “Commercial Bank Management” của tác
giả Peter S.Rose – Texas A&M University, tái bản lần thứ 4.
Về mặt thực tiễn: Đã có luận văn thạc sỹ “Giải pháp nâng cao chất lượng tín
dụng tại Sở Giao dịch II – Ngân hàng công thương Việt Nam” của Trương Thị Thu
Ngân – Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất
lượng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô”
của Nguyễn Thu Phương – Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Luận văn thạc sỹ “ Nâng
cao chất lượng tín dụng ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy ” của thạc sỹ
Nguyễn Văn Khánh Học viện Tài Chính Ngân Hàng. Các luận trên đã nêu tổng
quan về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại, nêu được thực trạng chất
lượng tín dụng của ngân hàng Công thương Việt Nam sở giao dịch II từ năm 20092012 và thực trạng tín dụng của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh
Đông Đô từ năm 2010 – 2012, BIDV chi nhánh Cầu Giấy từ năm 2011 – 2013 .
Qua đó các tác giả đã đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tín
dụng cho các chi nhánh. Bên cạnh đó cũng có các luận văn của nhiều học viên các
trường đại học trong cả nước về vấn đề chất lượng tín dụng ngân hàng.
Tuy nhiên các nghiên cứu trên đề cập đến những giải pháp chung và mang
tính thời điểm, phạm vi trong một tổ chức cụ thể, không thể áp dụng hoàn toàn vào
các chi nhánh khác. Vietinbank chi nhánh Hoàn Kiếm luôn vào tốp những nhóm chi
nhánh có số lượng giao dịch lớn, khách hàng đa dạng và có chất lượng tín dụng
tương đối tốt trong hệ thống Vietinbank. Năm 2012 – 2014 là năm rất khó khăn của
kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Vietinbank
chi nhánh Hòa Kiếm nói riêng đặc biệt trong hoạt động tín dụng.
Do đó đứng trước bối cảnh hiện nay thì các giải pháp nâng cao chất lượng tín
dụng cũ không còn phù hợp nữa cần có sự thay đổi tích cực và toàn diện hơn. Với
mong muốn góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tại
Vietinbank chi nhánh Hoàn Kiếm, tác giả hy vọng đề tài nhận được nhiều sự ủng
hộ, ý kiến đóng góp của tất cả mọi người quan tâm về vấn đề này.
4
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
a. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nguyên cứu của đề tài tập trung vào 3 vấn đề sau :
- Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Viettinbank Hoàn
Kiếm để thấy những hạn chế, tồn tại trong hoạt động tín dụng và tìm ra nguyên
nhân.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng, luận văn đề xuất một
số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm.
b. NhiÖm vô nghiªn cøu
- Nghiên cứu chất lượng tín dụng trong hệ thống Ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2012 - 2014
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân
hàng Thương mại cố phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn
2015 - 2020
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu : Chất lượng tín dụng nói chung và thực trạng chất lượng
tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh
Hoàn Kiếm nói riêng.
b. Phạm vi nguyên cứu
Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn 2012 – 2014, chủ yếu là hoạt động cho vay
bằng nội tệ.
5. Đóng góp của luận văn
- Áp dụng khung lý thuyết vào phân tích thực tế chất lượng tín dụng của
Ngân hàng thương mại cố phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm giai
đoạn 2012 - 2014
5
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm
giai đoạn 2015 - 2020.
6. Phƣơng pháp nguyên cứu
Nguyên cứu định tính :
- Đọc, tham khảo các sách, báo, tạp chí của ngành tài chính ngân hàng để đưa
ra các lý thuyết nền cho luận văn.
- Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp số liệu : Thu
thập số liệu thống kê từ các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết hoạt động kinh
doanh của Vietinbank, Vietinbank chi nhánh Hoàn Kiếm từ năm 2012 – 2014 sau
đó tổng hợp, phân tích số liệu để đánh ra chất lượng tín dụng chi nhánh.
- Phương pháp điều tra:
+ Đối tượng điều tra: các bộ phận, khách hàng có liên quan đến hoạt động tín
dụng tại Vietinbank chi nhánh Hoàn Kiếm.
+ Hình thức: gửi 300 mẫu phiếu điều tra tới khách hàng sử dụng dịch vụ tín
dụng của Vietinbank chi nhánh Hoàn Kiếm. Thời gian từ 25/7/2014 – 25/8/2014,
thu lại 300 phiếu trong đó có 10 phiếu không hợp lệ và 290 phiếu hợp lệ.
+ Mục tiêu điều tra: tìm ra ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ của chi
nhánh quan đó tìm nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng thấp.
- Phỏng vấn sâu:
+ Đối tượng phỏng vấn: một số giám đốc bộ phận tín dụng tại Hội sở chính
ngân hàng vietinbank và các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
+ Nội dung phỏng vấn: thực trạng chất lượng tín dụng của NHTM và giải
pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM. Mẫu phiếu điều tra phỏng vấn (
phục lục 1 & 2)
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tham khảo, luận văn có
ba chương :
Chương 1: Tổng quan chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương
mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Diệu (2000) Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội
2. Phạm Thị Thu Hà (2005), Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội
3. Ngân hàng Nhà nước, 2013, Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/10/2013
về quy định về phân loại tài sản có, mực đích, phương pháp trích lập dự phòng rủi
ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài
4. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2009), Quy đinh về trình tự thủ tục cấp tín
dụng đối với khách hàng Doanh nghiệp, Hà Nội
5. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Quyết định số 208/QĐ-NHCT35
ngày 24/02/2010 Quy định về GHTD và thẩm quyền quyết định về GHTD, Hà Nội
6. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Quyết định số 222/QĐ-HĐQTNHCT35 ngày 26/2/2010 Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế, Hà Nội
7. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2012), Tài liệu về quy
trình cấp tín dụng và xếp hạng khách hàng, Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hòa Kiếm (2012, 2013,
2014) Báo cáo kết quả kinh doanh, Hà Nội.
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức
tín dụng, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
10. PETER ROSE (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà
Nội
11. FREDRIC SMINSHKIN (1994), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính,
NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
12. NGUYỄN VĂN TIẾN (2005), Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh,
NXB Thống kê. Hà Nội
13. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội
Website:
14.
15.
.
16.
17.
18.
o
7