Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Giải quyết khiếu nại về đất đai khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.11 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN NGỌC LAN ANH

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT
TẠI HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Thanh Thúy
Phản biện 1: Tiến sĩ Trần Thị Diệu Oanh
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Cảnh Hợp

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng 211, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia


Số 10 - Đường 3/2 - Quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian: vào hồi 09 giờ 30 phút ngày 22 tháng 7 năm 2017


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại và quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản
của công dân, được ghi nhận tại Điều 30 Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có trách nhiệm phải giải quyết để đảm bảo các quyền của công
dân được thực hiện trong thực tế.
Thực hiện định hướng phát triển đảo Phú Quốc theo Quyết
định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính
phủ, huyện Phú Quốc từng bước triển các phương án thu hồi đất, bồi
thường giải tỏa để xây dựng các khu phức hợp dịch vụ - du lịch. Từ
đó, khiếu nại và giải quyết khiếu nại là vấn đề "nóng" ở huyện Phú
Quốc.
Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn đề tài: "Giải quyết khiếu
nại về đất đai khi nhà nƣớc thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang" để triển khai Luận văn thạc sĩ Quản lý công là hoàn
toàn cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính nói
chung, khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất đã có một số đề tài nghiên cứu ở các tỉnh, thành phía bắc
và khu vực miền trung. Tuy nhiên, ở huyện Phú Quốc từ trước đến
nay chưa có luận văn hay đề tài nghiên cứu vấn đề giải quyết khiếu
nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác giải quyết khiếu
nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc.

1


Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác giải
quyết khiếu nại ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; góp phần tăng
cường hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở địa phương.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa lý luận về khiếu nại, giải quyết khiếu nại về
đất đai khi Nhà nước thu hồi đất;
- Phân tích, đánh giá thực tiễn về hoạt động giải quyết khiếu
nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất. Đề xuất quan điểm và giải
pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại về
đất đai khi Nhà nước thu hồi đất ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động giải quyết khiếu nại về đất
đai khi Nhà nước thu hồi đất.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: luận văn giới hạn nghiên cứu về hoạt động
giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất của UBND
huyện Phú Quốc.
Phạm vi không gian, thời gian: huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang, từ năm 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận về việc nghiên cứu đề tài là những luận
điểm khoa học của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt

Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối đổi mới; sự lãnh đạo của
Đảng về cải cách hệ thống thể chế, cải cách tổ chức bộ máy nhà
nước, cải cách hành chính; về bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tổ chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2


Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phương
pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương
pháp xã hội học…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại
về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất ở huyện Phú Quốc, giúp cho các
nhà quản lý của huyện Phú Quốc, của tỉnh Kiên Giang có cái nhìn
tổng thể, toàn diện để vận dụng những cơ chế chính sách phù hợp với
tình hình thực tiễn của tỉnh Kiên Giang nói chung và đặc thù của
huyện Phú Quốc, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại,
ổn định tình hình, phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học của giải quyết khiếu nại về đất đai
khi Nhà nước thu hồi đất
Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà
nước thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả giải

quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang.

3


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI VỀ ĐẤT ĐAI KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Khái quát về khiếu nại, khiếu nại về đất đai khi Nhà nƣớc
thu hồi đất
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm khiếu nại
"Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ,
công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành
vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó
là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình"
(khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011). Đối tượng của khiếu nại
bao gồm: quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định
kỷ luật cán bộ, công chức.
* Khiếu nại có những đặc điểm sau:
- Mục đích của khiếu nại là để người khiếu nại bảo vệ và khôi
phục lại quyền và lợi ích của người khiếu nại đã bị quyết định hành
chính, hành vi hành chính trái pháp luật của cơ quan hành chính nhà
nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
xâm hại.
- Chủ thể khiếu nại bao gồm: công dân, cơ quan, tổ chức hoặc
cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

- Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành
vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
- Khiếu nại được thực hiện theo thủ tục hành chính được quy
định trong Luật Khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4


1.1.2. Khái niệm, đặc điểm khiếu nại về đất đai khi Nhà nước
thu hồi đất
"Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan
trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật", "là tài sản
công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý" (Điều 53, 54 Hiến pháp năm 2013).
Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: "Nhà nước thu hồi đất là việc
Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà
nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất
vi phạm pháp luật về đất đai". Khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai năm
2013: "Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính
hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai".
Khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất là đề nghị của
công dân, cơ quan, tổ chức sử dụng đất yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định thu hồi đất, hành vi thu
hồi đất khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm hại bởi quyết định và hành vi thu hồi đất.
Người khiếu nại thực hiện các khiếu nại: về đất đai, quyết định
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quyết định cưỡng chế thu hồi đất,
quyết định kiểm đếm bắt buộc; quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt
buộc; hành vi công vụ của cán bộ, công chức trong quá trình thu hồi

đất.
* Khiếu nại về đất đai có các đặc điểm nhận dạng sau:
- Khiếu nại về đất đai phát sinh trong mối quan hệ pháp lý giữa
cơ quan có thẩm quyền với người sử dụng đất.
- Chủ thể khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất phải là
người sử dụng đất.

5


- Đối tượng của khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất
là các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất
đai của các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính trong hoạt động thu hồi đất.
- Chủ thể bị khiếu nại về đất đai trong hoạt động thu hồi đất là:
UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và cá nhân có thẩm quyền tại
UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện.
1.1.3. Phân loại khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất
Khi Nhà nước thực hiện quyền thu hồi đất, Nhà nước sẽ ban
hành quyết định thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã cấp cho người có quyền sử dụng đất hoặc người đang
quản lý, sử dụng đất. Nhà nước thực hiện việc bồi thường quyền sử
dụng đất cho chủ sử dụng đất hợp pháp bằng quyết định bồi thường.
Trong trường hợp người sử dụng đất không phối hợp với tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện
việc đo đạc, kiểm đếm thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ ban hành
quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi không chấp
hành quyết định kiểm đếm bắt buộc thì Chủ tịch UBND cấp huyện
ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện kiểm đếm bắt buộc.
Nhà nước còn thực hiện quyết định thu hồi đất trong trường

hợp cá nhân, tổ chức, công dân có hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan này sẽ ban hành
quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
Khi đủ căn cứ, người sử dụng đất sẽ thực hiện các khiếu nại:
- Khiếu nại quyết định thu hồi đất; khiếu nại việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định thu hồi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất;

6


- Khiếu nại quyết định cưỡng chế thu hồi đất, khiếu nại quyết
định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế quyết định kiểm đếm bắt buộc;
- Khiếu nại quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất; khiếu nại quyết định xử lý vi phạm về đất đai;
quyết định giải quyết khiếu nại;
- Khiếu nại hành vi hành chính của cán bộ, công chức trong
quá trình thực thi công vụ về thu hồi đất.
1.2. Giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nƣớc thu hồi đất
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm giải quyết khiếu nại về đất đai khi
Nhà nước thu hồi đất
Giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất là
việc cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan hành
chính nhà nước thụ lý, xác minh, thu thập chứng cứ, xem xét, đánh
giá tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi
hành chính về thu hồi đất đai bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải
quyết của mình để kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.
* Đặc điểm của hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai khi
Nhà nước thu hồi đất:

- Chủ thể giải quyết khiếu nại về đất đai là cán bộ, công chức
trong các cơ quan hành chính nhà nước. Chủ thể giải quyết khiếu nại
phải kết luận được quyết định hành chính, hành vi hành chính bị
khiếu nại đúng hay sai, nội dung công dân khiếu nại là đúng hay sai
để thừa nhận hay không thừa nhận khiếu nại của công dân.
- Giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất phải
theo đúng trình tự, thủ tục, hình thức và đúng thời hạn luật định.
- Mục đích của giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước
thu hồi đất là nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

7


1.2.2. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà
nước thu hồi đất
- Giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của
pháp luật.
- Giải quyết khiếu nại phải bảo đảm khách quan, công khai, dân
chủ và kịp thời.
1.2.3. Những yếu tố tác động đến giải quyết khiếu nại về đất
đai khi Nhà nước thu hồi đất
Trong hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước
thu hồi đất có nhiều yếu tố tác động, chi phối quá trình giải quyết các
khiếu nại của công dân như: thể chế, con người, cơ sở vật chất; trong
đó yếu tố thể chế và yếu tố con người tác động rất lớn, là khâu then
chốt trong hoạt động giải quyết khiếu nại của công dân.
1.2.4. Vai trò của hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai khi
Nhà nước thu hồi đất
Góp phần bảo đảm pháp chế, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất, phát huy dân chủ, nâng cao ý thức chấp

hành pháp luật của công dân; đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Góp phần hoàn thiện pháp luật; nâng cao năng lực của đội ngũ
cán bộ, công chức, hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.
1.2.5. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai khi
Nhà nước thu hồi đất
- Chủ tịch UBND cấp huyện: giải quyết khiếu nại lần đầu đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. Giải quyết
khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
của Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp
huyện đã giải quyết lần đầu;

8


- Chủ tịch UBND cấp tỉnh: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình. Giải quyết
khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã
giải quyết lần đầu.
1.2.6. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà
nước thu hồi đất
1.2.6.1. Thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại
Cá nhân, tổ chức khi nhận được quyết định hành chính hoặc
biết được hành vi hành chính và có căn cứ cho rằng quyết định hành
chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền
và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại đến người có
thẩm quyền giải quyết. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn hoặc
khiếu nại trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền để được thụ lý đơn.
1.2.6.2. Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại
Cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm tra, phân công cán bộ thẩm

tra, xác minh, thu thập chứng cứ để đối chiếu với chính sách pháp
luật, kiến nghị giải quyết khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại lần
đầu phải trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại để làm rõ nội
dung khiếu nại, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh
nội dung khiếu nại còn khác nhau.
1.2.6.3. Ban hành và thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lựa chọn quy phạm
pháp luật tương ứng với nội dung khiếu nại để ra quyết định giải
quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại có thể công nhận
một phần hay toàn bộ hoặc không công nhận nội dung khiếu nại.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết
khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi

9


quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại. Quyết định giải
quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày
ban hành quyết định nếu người khiếu nại không khiếu nại tiếp; đối
với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn
nhưng không quá 45 ngày.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai cũng phải có các nội
dung như quyết định giải quyết lần đầu. Trong thời hạn 07 ngày, kể
từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại
lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30
ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn
thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản như sau:

1. Khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất là việc công
dân, cơ quan, tổ chức sử dụng đất yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền xem xét lại quyết định thu hồi đất, hành vi thu hồi đất
khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm
hại bởi quyết định và hành vi thu hồi đất của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền.
2. Hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt động bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, xã hội, bảo vệ trật tự, kỷ cương pháp luật, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN.
3. Làm rõ chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trình tự,
thủ tục giải quyết khiếu nại để các cơ quan nhà nước thực hiện đúng
quy định của pháp luật trong quá trình thực thi công vụ.

10


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN PHÚ QUỐC,
TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị,
văn hóa - xã hội và tình hình thu hồi đất, quản lý nhà nƣớc về đất
đai tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn
hóa - xã hội của huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có ảnh hưởng đến
hoạt động giải quyết khiếu nại về thu hồi đất
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, cách thành phố
Rạch Giá 120 km, cách thị xã Hà Tiên 46 km; diện tích tự nhiên 593

km2, gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ, chu vi bờ biển 150 km; nằm trong
vùng biển tiếp giáp với Thái Lan, Malaixia, Campuchia. Phú Quốc có
tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là về du lịch,
có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế
Năm 2014 Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đảo Phú
Quốc là đô thị loại II, tạo động lực tiếp tục thúc đẩy Phú Quốc phát
triển. UBND huyện Phú Quốc triển khai nhiều phương án thu hồi đất,
bồi thường, dẫn đến phát sinh nhiều khiếu nại của người sử dụng đất.
2.1.1.3. Tình hình văn hóa
Huyện Phú Quốc có đặc trưng của nền văn hóa nông nghiệp
truyền thống, người dân Phú Quốc rất hiền hòa, thân thiện. Khi xã
hội phát triển, người dân quan tâm nhiều về lợi ích kinh tế, khi bị ảnh
hưởng lợi ích liên quan đến đất đai đều phát sinh khiếu nại gay gắt.
2.1.1.4. Tình hình dân cư

11


Dân số huyện Phú Quốc có 124.503 người, có 8 xã và 2 thị
trấn, 51 ấp, khu phố và 453 Tổ nhân dân tự quản.
2.1.2. Tình hình thu hồi đất và quản lý nhà nước về đất đai tại
huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
2.1.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang
Trước năm 1993, công tác quản lý nhà nước về đất đai ở huyện
Phú Quốc chưa được chú trọng. Đến năm 2011, UBND huyện cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính 20.404
thửa, tổng diện tích 6.074ha. Còn lại 4.764 thửa cần cấp mới giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.

2.1.2.2. Tình hình thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang
Từ năm 2010 đến năm 2016, UBND huyện Phú Quốc đã tiến
hành triển khai thực hiện thu hồi đất 207 phương án, 8.133 quyết
định thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ với số tiền 5.249,798 tỷ đồng.
Bảng 2.1. Số liệu phương án thu hồi đất và quyết định thu hồi đất
huyện Phú Quốc qua các năm
Năm thực hiện

Phƣơng án

Quyết định thu hồi đất

2010

13

709

2011

34

1.558

2012

30

2.034


2013

38

948

2014

45

1.200

2015

38

604

2016

9

1.080

207

8.133

Tổng số


(Nguồn: các Báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường)

12


2.2. Thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai
khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc
2.2.1. Tình hình khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Bảng 2.2. Số liệu hoạt động tiếp nhận đơn và phân loại đơn
Năm

Tiếp nhận đơn

Phân loại đơn

Giải quyết

Tiếp

Kỳ

Không

Đơn

Khiếu

Tranh


Tố

Khiếu

Tỷ

nhận

trước

đủ

phải

nại

chấp

cáo

nại

lệ

trong

chuyển

điều


giải

kỳ

sang

kiện

quyết

(%)

thụ lý
2010

270

22

0

292

254

36

2


252 99,2

2011

211

02

0

213

190

23

0

189 99,4

2012

505

01

0

506


486

19

1

370 77,7

2013

561

127

09

679

656

23

0

536 81,7

2014

375


121

75

421

408

13

0

279 68,3

2015

231

137

0

368

361

07

0


254 70,3

2016

297

111

0

408

316

06

0

235 74,3

Trong 7 năm, từ năm 2010 - 2016, UBND huyện Phú Quốc
tiếp nhận 2.388 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, trong đó có 2.204
đơn khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, khiếu nại
quyết định hành chính, hành vi hành chính; trong đó có 2.113 đơn
khiếu nại thu hồi đất; 95 đơn tranh chấp đất đai; 03 đơn tố cáo; 86
đơn phản ánh, kiến nghị.
Như vậy, trong tổng số 2.204 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền
giải quyết, số lượng đơn khiếu nại về thu hồi đất là 2.113 đơn, chiếm
95,96%.


13


Bảng 2.3. Số lượng đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền
huyện Phú Quốc so với toàn tỉnh Kiên Giang
Năm

Đơn huyện Phú Quốc

Đơn tỉnh Kiên Giang

2010

254

530

2011

190

530

2012

486

561

2013


656

706

2014

408

987

2015

361

792

2016

316

697

Tổng

2.671

4.083

(Nguồn: các báo cáo kết quả công tác giải quyết khiếu nại của

UBND huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang)
Từ bảng số liệu trên cho thấy trong tổng số 2.204 đơn khiếu nại
thuộc thẩm quyền giải quyết, số lượng đơn khiếu nại về thu hồi đất là
2.113 đơn, chiếm 95,96%.
Tình hình khiếu nại về đất đai do những nguyên nhân chính là:
Nguyên nhân khách quan
Do giá đất của thị trường bất động sản ở huyện Phú Quốc được
xem là cao nhất tỉnh Kiên Giang, nên người sử dụng đất rất sợ bị thu
hồi đất. Việc đo đạc, lập phương án bồi thường, giải tỏa của đơn vị tư
vấn thiếu tính chính xác.
Một số hộ dân hiểu biết pháp luật còn hạn chế dễ bị lôi kéo,
xúi giục, lợi dụng quyền khiếu nại của công dân để kích động khiếu
nại đông người; nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại
có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn được các cơ quan Trung ương nhận
đơn để xem xét lại, dẫn đến việc khiếu nại không có điểm dừng.
Nguyên nhân chủ quan

14


Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho công
dân chưa thực hiện tích cực. Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất
đai thường xuyên thay đổi, chưa phù hợp với thực tế.
Trình độ, năng lực, sự yếu kém trong quản lý của UBND cấp
xã dẫn đến việc lấn chiếm đất đai, phát sinh khiếu nại về đất đai khi
Nhà nước thu hồi đất. Đội ngũ công chức làm nhiệm vụ giải quyết
khiếu nại thiếu, ít kinh nghiệm; tham mưu giải quyết khiếu nại còn
sai sót, người dân sau khi được giải quyết khiếu nại tiếp tục tái khiếu.
Công tác phối hợp giữa các đơn vị ở địa phương và đơn vị tư
vấn lập phương án bồi thường chưa được chặt chẽ, thiếu tính chính

xác; việc thông tin trong giải quyết khiếu nại chưa có sự phối hợp
đồng bộ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương dẫn đến việc
khiếu nại kéo dài.
2.2.2. Tình hình giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Bảng 2.4: Số liệu tiếp công dân huyện Phú Quốc
Năm

Cấp huyện

Cấp xã

Toàn huyện

Ghi chú
(đoàn đông
người)

(lượt người)
2010

1.164

1.267

2.431

2011

1.029


1.815

2.844

2012

840

1.178

2.018

2013

1.543

949

2.492 14

2014

1.249

1.178

2.427 14

2015


1.461

968

2.429 02

2016

995

950

1.945 07

(Nguồn: các Báo cáo kết quả công tác giải quyết khiếu nại của
UBND huyện Phú Quốc )

15


Biểu 2.4: Số lượng đơn khiếu nại đã giải quyết

(NguồnUBND huyện Phú Quốc )
Kết quả giải quyết được 2.115/2.204 đơn khiếu nại, (trong đó
giải quyết được 2.001 đơn khiếu nại về thu hồi đất), đạt tỷ lệ 94,6%.
Bảng 2.5: Số liệu giải quyết lần 2 tại UBND tỉnh Kiên Giang
Kết quả giải quyết
Năm


Công nhận quyết định

Công nhận một phần

của huyện

quyết định của huyện

2010

18

1

2011

17

2

2012

39

5

2013

43


4

2014

27

2

2015

28

3

2016

25

3

Tổng số

177

20

(Nguồn UBND huyện Phú Quốc)
2.2.3. Đánh giá chung
Thời gian qua, công tác giải quyết khiếu nại của huyện Phú
Quốc đảm bảo trung thực, khách quan, kịp thời, đúng pháp luật. Tuy

nhiên, thời gian giải quyết chậm, đơn tồn nhiều, một số trường hợp

16


giải quyết quá thời hạn luật định, ban hành văn bản không kịp thời,
hiệu lực các quyết định giải quyết chưa cao, tỷ lệ đơn tái khiếu nhiều.
Một vài cán bộ, công chức chưa thật sự khách quan, công tâm
trong tham mưu giải quyết khiếu nại; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
của cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu
lực pháp luật chưa đúng trình tự thủ tục, chậm tổ chức thực hiện.
Tình trạng khiếu nại vượt cấp, kéo dài vẫn được cấp trên xem
xét giải quyết, có trường hợp giải quyết theo hướng có lợi cho người
khiếu nại, làm gia tăng khiếu nại đông người, kéo dài, vượt cấp, làm
giảm uy tín, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương.
2.2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân
Công tác tuyên truyền pháp luật được quan tâm. Trách nhiệm
của các cấp, các ngành, của người đứng đầu trong tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo được phát huy tích cực.
UBND tỉnh Kiên Giang thành lập tổ công tác hỗ trợ UBND
huyện Phú Quốc thẩm tra, xác minh, giúp Chủ tịch UBND huyện giải
quyết khiếu nại của công dân, ổn định tình hình trật tự ở địa phương.
2.2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Công tác giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi
đất tại huyện Phú Quốc còn những hạn chế cần khắc phục như sau:
Một là, nhiều trường hợp giải quyết khiếu nại vượt quá thời
hạn luật định; gửi quyết định giải quyết định giải quyết khiếu nại cho
người khiếu nại chậm hơn so với thời gian quy định.
Hai là, ý thức trách nhiệm, trình độ, năng lực, kinh nghiệm,

đạo đức công vụ của một số cán bộ, công chức làm công tác giải
quyết khiếu nại chưa cao, dẫn đến việc giải quyết khiếu nại không
công bằng, tạo sự bất bình trong nhân dân.

17


Ba là, công tác tiếp công dân chưa được chú trọng, bố trí cán
bộ làm công tác tiếp dân chưa đảm bảo về trình độ, năng lực.
Bốn là, quy trình giải quyết khiếu nại phức tạp, thường xuyên
thay đổi, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ; công chức làm công tác
tham mưu giải quyết khiếu nại thay đổi thường xuyên, không cập
nhật kịp thời quy trình thủ tục mới, dẫn đến sai sót trong giải quyết.
Nguyên nhân do công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện
Phú Quốc còn nhiều bất cập, việc chỉnh lý biến động đất đai không
được cập nhật đầy đủ; hoạt động theo dõi, kiểm tra công tác quản lý
hồ sơ địa chính ở cấp xã không chặt chẽ; công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất còn chậm và nhiều sai sót, việc chồng lấn
ranh giới giữa đất rừng phòng hộ Phú Quốc, đất Vườn Quốc gia Phú
Quốc với đất nhà nước quản lý; đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý
đất đai thuộc thẩm quyền. Trong trường hợp phải chờ kết quả giám
định đã giải quyết đơn khiếu nại không đúng thời hạn luật định.
Chưa thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng,
nghiệp vụ cho đội ngũ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại. Việc
kiểm tra, chấn chỉnh trong thực hiện nhiệm vụ ở các cơ quan chuyên
môn chưa nghiêm khắc. Một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tu
dưỡng đạo đức công vụ, không đảm bảo hài hòa lợi ích của người
khiếu nại, hiệu lực các quyết định giải quyết khiếu nại không cao.
Tiểu kết chƣơng 2
Từ năm 2010 đến nay là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai

đoạn huyện Phú Quốc triển khai thực hiện nhiều phương án bồi
thường giải tỏa, thu hồi đất nhiều nhất trong lịch sử phát triển của
huyện Phú Quốc. Lượng đơn khiếu nại tăng, giảm không đều qua các
năm, có cả tăng đột biến, nội dung phức tạp; khiếu nại kéo dài, đông
người, kết hợp gây rối diễn biến gay gắt. Nhìn chung, lượng đơn

18


khiếu nại ngày càng có chiều hướng gia tăng theo quy luật phát triển.
Về lâu dài, công tác giải quyết khiếu nại ở huyện Phú Quốc cần phải
khắc phục nhiều điểm hạn chế, hướng tới cần nghiên cứu đổi mới
phương pháp giải quyết khiếu nại để đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng
kịp thời yêu cầu xây dựng và phát triển huyện đảo Phú Quốc theo
định hướng của Chính phủ.
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN PHÚ QUỐC,
TỈNH KIÊN GIANG
3.1. Dự báo tình hình và quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt
động giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại
huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
3.1.1. Dự báo tình hình
Tiếp tục thực hiện Quyết định số 178/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, từng bước phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch dịch vụ lớn của cả nước, khu vực Đông Nam Á theo mô hình đặc khu
kinh tế mở, hướng ngoại với 3 trụ cột chính: công nghiệp giải trí,
nghỉ dưỡng; dịch vụ tài chính, ngân hàng và kinh tế biển. Tập trung
chuẩn bị quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án
đã quy hoạch; tiếp tục đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế

mũi nhọn, liên kết du lịch của Phú Quốc với các vùng trong và ngoài
nước; xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm giao thương, nghỉ
dưỡng tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Tình hình chuyển nhượng đất đai trái phép, sử dụng đất không
đúng mục đích, lấn, chiếm đất diễn ra phổ biến; dư luận trong nhân
dân về bồi thường chưa thỏa đáng; chính sách pháp luật về đất đai

19


thay đổi thường xuyên nên việc thực hiện công tác giải quyết khiếu
nại trên địa bàn huyện Phú Quốc sẽ khó khăn, phức tạp hơn.
3.1.2. Quan điểm
Thứ nhất, giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi
đất trên cơ sở cân đối hài hòa lợi ích nhà nước - xã hội - công dân.
Thứ hai, giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi
đất phải bảo đảm tính pháp chế.
Thứ ba, giải quyết khiếu nại về đất đai khi Nhà nước thu hồi
đất phải tuân thủ yêu cầu cải cách hành chính.
Trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại phải bảo đảm
các nguyên tắc: kịp thời, khách quan, toàn diện; thận trọng, trách
nhiệm, trung thực; công khai minh bạch kết hợp với vận động thuyết
phục, áp dụng các cơ chế chính sách có lợi nhất cho công dân.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu
nại về đất đai khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại huyện Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang
3.2.1. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật
Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật đảm bảo sự đồng bộ,
thống nhất, phù hợp với thực tiễn và từng vùng, miền, địa phương.
Trong xây dựng pháp luật cần khắc phục những vấn đề cụ thể như:

- Quy định tăng thêm thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu cho
những địa phương triển khai nhiều dự án mang tính cấp bách hoặc có
số hộ bị ảnh hưởng lớn. Quy định thời gian bàn giao mặt bằng để
cưỡng chế thu hồi đất; về cưỡng chế thu hồi đối với đất có mồ mả.
- Điều chỉnh phương pháp định giá đất bồi thường khoa học.
- Đối với trường hợp diện tích đất đo đạc thực tế nhỏ hơn diện
tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì nên điều chỉnh bồi
thường theo diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất.

20


- Bổ sung bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng
đất hoặc gây khó khăn, cản trở việc sử dụng đất đối với đất thuộc
hành lang an toàn khi xây dựng công trình kể cả công trình không có
hành lang bảo vệ; về bồi thường, hỗ trợ đối với những dự án "treo";
cho phép trong trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi
thường thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào ngân hàng theo tài
khoản mở riêng cho từng hộ.
3.2.2. Giải pháp đối với huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
3.2.2.1.Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật
Tăng cường tuyên truyền pháp luật đến nhân dân; phát huy
tính dân chủ, ý thức trách nhiệm của nhân dân, tăng cường giám sát
của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà
nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Lực lượng làm chính sách giải quyết khiếu nại phải bám sát
thực tế, có chuyên môn về lĩnh vực quản lý tạo ra các chính sách phù
hợp thực tiễn, có giá trị lâu dài trong đời sống xã hội.
3.2.2.2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
chính quyền địa phương trong việc quản lý Nhà nước về đất đai

Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý nhà
nước về đất đai; tích cực tổ chức thực hiện các quyết định có hiệu lực
pháp luật, đảm bảo khôi phục kịp thời quyền lợi của công dân, ngăn
chặn nguy cơ phát sinh tái khiếu.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính
quyền, Măt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, đối với công
tác tuyên truyền pháp luật, giải quyết khiếu nại, đối thoại, hòa giải ở
cơ sở, làm cho công dân hiểu rõ mối quan hệ giữa lợi ích nhà nước xã hội và công dân, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, góp phần
giảm lượng đơn khiếu nại phát sinh, nhất là khiếu nại trong lĩnh vực

21


đất đai khi Nhà nước thu hồi đất.
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
tham gia hoạt động giải quyết khiếu nại
Nâng cao trình độ đội ngũ tuyên truyền phổ biến pháp luật; có
kế hoạch giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức
vừa có tâm, tầm, tài. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công
chức trong thực thi công vụ.
3.2.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy tham gia giải quyết khiếu
nại
Cần có cơ chế đặc thù tăng cường biên chế nhiều hơn cho các
cơ quan làm công tác giải quyết khiếu nại của huyện Phú Quốc.
Bố trí biên chế Ban Tiếp công dân của huyện, xây dựng Quy
chế tiếp công dân. Chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức địa
chính của các xã, thị trấn; phòng Tài nguyên - môi trường để hạn chế
việc phát sinh tiêu cực trong thực thi công vụ. Có phương án điều
chuyển, trưng dụng cán bộ công chức ở các cơ quan chuyên môn
khác sang làm công tác giải quyết khiếu nại có thời hạn để giải quyết

tình trạng số đơn đã thụ lý quá hạn luật định.
Đưa quy trình giải quyết khiếu nại vào thực hiện tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả, giúp kiểm soát quy trình, thời gian, xác định
trách nhiệm của công chức, bảo đảm việc giải quyết đúng thời hạn.
Nên thành lập Trung tâm giám định tại huyện Phú Quốc, giúp
rút ngắn thời gian giám định, tiết kiệm được kinh phí đi lại.
3.2.2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai và
quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại
Việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai góp phần
giảm khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất. Nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về giải quyết khiếu nại góp phần giải quyết khiếu nại nhanh

22


chóng, không kéo dài, không tạo thành điểm "nóng" ảnh hưởng đến
tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Xem xét sửa đổi, bổ sung quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để hiểu và áp dụng thống nhất
trong toàn tỉnh. Xây dựng phần mềm quản lý công tác giải quyết
khiếu nại, tiếp công dân; hệ thống dữ liệu thông tin về tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, phục vụ việc tra cứu, tìm hiểu được thuận lợi.
Công khai, minh bạch hơn trong việc thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư; đề
cao trách nhiệm trong quá trình giải quyết khiếu nại, quan tâm đến
lợi ích chính đáng của người dân. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về đất đai.
Chấn chỉnh công tác xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất lần đầu cho người sử dụng đất; thực hiện cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất cho dân các xã đảo, cho dân có Quyết định xử lý
sau thanh tra của UBND tỉnh Kiên Giang.
Hoàn chỉnh cắm mốc ranh giới rừng phòng hộ Phú Quốc,
Vườn Quốc gia Phú Quốc; có kế hoạch, phương án chuyển đổi, di
dời những hộ dân sống trong Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng
phòng hộ Phú Quốc ra khỏi Vườn Quốc gia, rừng phòng hộ.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc lập
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; xét duyệt, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, giải quyết khiếu nại của công dân. Khen
thưởng những cán bộ, công chức làm tốt; xử lý kỷ luật đối với những
người có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong việc lập phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư; xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giải quyết khiếu nại của công dân. Thường xuyên kiểm tra

23


×