Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

DSpace at VNU: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.06 KB, 8 trang )

Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh
của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với
vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
Lê Anh Đức

Khoa Luật
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50
Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Giang Thu
Năm bảo vệ: 2009
Abstract: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý điều chỉnh các nội dung hoạt động
kinh doanhh của CTCK trong mối tương quan với việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NĐT.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ chỉ ra những vấn đề pháp lý chưa đồng bộ, chưa hoàn
thiện, đồng thời, đánh giá thực trạng và những vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng
pháp luật. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về CTCK nói
riêng, TTCK nói chung, góp phần củng cố, cải thiện tính minh bạch, ổn định của thị trường và
lợi ích của các bên khi tham.
Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Công ty chứng khoán; Hoạt động kinh doanh
Content:

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mới chỉ ra đời chưa đầy 9 năm, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, trở
thành kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho doanh nghiệp nói riêng, cho thị trường
vốn nói chung. Nửa cuối năm 2006, đầu năm 2007, TTCK đã có bước phát triển nhảy vọt, kéo
theo sự ra đời của hàng loạt các thiết chế trung gian trên thị trường, trong đó có các CTCK.
CTCK ra đời đã kịp thời đáp ứng được đòi hỏi cấp bách của thị trường, gia tăng tính minh
bạch, bình đẳng, công bằng giữa các chủ thể tham gia thị trường. Tuy nhiện, sự ra đời ồ ạt của
hàng loạt các CTCK cũng gây ra những hậu quả tiêu cực cho thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến


bản thân các công ty này và lợi ích của các NĐT tham gia thị trường. Hệ quả đưa lại sau khoảng


thời gian “chạy đua” xin cấp giấy phép thành lập CTCK là tình trạng các công ty này phải “vật
lộn” trước bài toán duy trì hoạt động trước áp lực cạnh tranh giữa các CTCK với nhau, đặc biệt
là trong giai đoạn thị trường tài chính thế giới và trong nước đang có những biến cố bất lợi. Mặt
khác, do có những lợi thế nhất định nên dễ dẫn đến khả năng CTCK xâm phạm đến quyền lợi
của khách hàng (NĐT).Vì vậy, tác giả chọn đề tài nêu trên để triển khai nghiên cứu vì những lý
do sau:
Một là, mặc dù Luật CK và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định khá cụ
thể về trách nhiệm của CTCK khi tiến hành thành lập, hoạt động kinh doanh nhưng sau một
khoảng thời gian áp dụng, những quy định này đã bộc lộ những lỗ hổng lớn có khả năng gây
phương hại đến các chủ thể khách cùng tham gia thị trường trong đó có các NĐT – là chủ thể
chính quyết định sự tồn tại, ổn định và phát triển của thị trường;
Hai là, pháp luật dường như mới chỉ tính đến tình huống CTCK thành lập mà chưa có những
dự liệu cần thiết cho tình huống các công ty này lâm vào tình trạng giải thể, phá sản. Đặc thù
hoạt động của CTCK là có khả năng ảnh hưởng, tác động đến nhiều chủ thể khác nhau. Hoạt
động kinh doanh CK của CTCK là hoạt động kinhh doanh có điều kiện. Mặt khác, trong nhiều
trường hợp, tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể trong mối quan hệ với CTCK rất khó xác
định. Vì vậy, nếu chỉ đơn thuần dựa vào các quy định của luật phá sản doanh nghiệp sẽ không
thể xử lý thấu đáo và đôi khi không tìm ra giải pháp hợp lý, tối ưu các vấn đề pháp lý phát sinh;
Ba là, trong mối tương quan với khách hàng, CTCK là chủ thể có nhiều ưu thế hơn trong quá
trình đầu tư. CTCK không chỉ có thế mạnh, khả năng về năng lực tài chính mà còn có lợi thế lớn
về nhân lực và kỹ thuật. Trong khi đó, trong những trường hợp nhất định, CTCK và khách hàng
đều là những NĐT có mục tiêu hướng tới là lợi nhuận. Trên TTCK tập trung, tất cả các lệnh của
khách hàng phải thực hiện thông qua CTCK, do vậy, rất dễ dẫn đến khả năng xung đột lợi ích
giữa hai chủ thể này. Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh
của CTCK trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT sẽ góp phần đóng góp ý
kiến, đề xuất cho các nhà làm luật hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh có hiệu quả
hoạt động kinh doanh của CTCK nhằm đem lại sự phát triển ổn định, lành mạnh của thị trường
và bảo vệ tối ưu quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NĐT.



2. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa lý luận của đề tài
Qua tra cứu cho thấy, ở nước ta, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo và tạp
chí đề cập đến khía cạnh pháp lý của hai chủ thể: CTCK và NĐT. Có thể kể đến một số công
trình như: Đoàn Quốc Hùng, Pháp luật về hoạt động kinh doanh CK của CTCK – Thực trạng và
giải pháp hoàn thiện, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2002; Nguyễn Bảo Giang, CTCK theo
pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2005; Hoàng Thị Quỳnh Chi, Pháp luật
về bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT trên TTCK tập trung ở Việt Nam, năm 2008; Vũ Nhất Tâm,
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT cá nhân trên TTCK ở Việt Nam, năm 2008. Các
công trình này đề cập đến các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của CTCK và
các vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NĐT. Tuy nhiên, một số
công trình được nghiên cứu vào thời điểm những năm trước khi Luật CK được ban hành nên
chưa giải quyết được các vấn đề pháp lý cơ bản đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, hầu
hết các công trình này mới chỉ nghiên cứu một cách độc lập vấn đề cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt
động và các vấn đề khác của CTCK mà chưa đề cập và giải quyết mối tương qua giữa hoạt động
kinh doanh của CTCK với việc đảm bảo quyền lợi của NĐT. Thêm vào đó, trước bối cảnh
TTCK trong nước và thế giới đang có những biến động lớn như hiện nay, hàng loạt các CTCK
lâm vào tình trạng khó khăn, thua lỗ, trên thị trường có những vụ việc tranh chấp gây tổn hại
nghiêm trọng đến lợi ích của NĐT thì việc tác giả lựa chọn nghiên cứu một cách có hệ thống và
đầy đủ đề tài trên mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Những kiến nghị của đề tài hy vọng
sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về CTCK khi tiến
hành sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới nhằm vừa tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho các
CTCK hoạt động hiệu quả, vừa đảm bảo tốt nhất lợi ích hợp pháp chính đáng của các NĐT khi
tham gia thị trường. Tác giả hy vọng rằng, với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu của đề
tài sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý điều chỉnh các nội dung hoạt động kinh
doanhh của CTCK trong mối tương quan với việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NĐT. Trong
quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ chỉ ra những vấn đề pháp lý chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện, đồng
thời, đánh giá thực trạng và những vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng pháp luật. Trên
cơ sở đó, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về CTCK nói riêng, TTCK nói



chung, góp phần củng cố, cải thiện tính minh bạch, ổn định của thị trường và lợi ích của các bên
khi tham
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trên thực tế, CTCK và NĐT có thể tham gia vào các loại TTCK, kể cả TTCK chính thức và
TTCK phi chính chính thức, TTCK tập trung và TTCK phi tập trung. Theo đó, mối quan hệ giữa
NĐT và CTCK cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ đi sâu
nghiên cứu các khía cạnh pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của CTCK trên TTCK tập
trung trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT.
gia TTCK.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu và khái quát những nội
dung pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động của CTCK và những quy định pháp lý ghi nhận, bảo
vệ quyền lợi của NĐT; thống kê, khảo sát thực tiễn hoạt động kinh doanh của một số CTCK và
thực tiễn tham gia giao dịch của NĐT trên thị trường. Luận văn cũng sử dụng phương pháp so
sánh quy phạm pháp luật nước ngoài có cùng đối tượng và lĩnh vực điều chỉnh để vận dụng
những điểm tích cực phù hợp với thực tế của TTCK Việt Nam.
6. Dự kiến kế hoạch thực hiện
Bước 1: Nghiên cứu các vấn đề pháp lý chung về bảo vệ quyền lợi của NĐT và hoạt động
kinh doanh của CTCK;
Bước 2: Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động kinh
doanh của C TCK trong mối tương quan với vấn đề bảo vệ quyền lợi của NĐT;
Bước 3: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để
hài hòa lợi ích của CTCK và NĐT.
7. Kết cấu của đề tài
Chương 1. Những vấn đề lý luận pháp luật về NĐT và hoạt động kinh doanh của CTCK trên
TTCK



Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của CTCK
trong mối quan hệ với việc bảo vệ quyền lợi của NĐT
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh của CTCK để bảo vệ
lợi ích của NĐT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban quản lý phát hành- UBCKNN (2004), “Bảo vệ NĐT cổ phiếu trên TTCK Việt Nam Thực trạng và giải pháp”, đề tài khoa học cấp Ủy ban, Mã số UB.04.02.
2. Ban quản lý kinh doanh CK - UBCKNN (2005), “Công ty chứng khoán - kết quả đạt
được và định hướng phát triển”, Tạp chí CK Việt Nam, 2005 số đặc biệt tháng 7.
3. Ban Pháp chế - UBCKNN (2005), “Kinh nghiệm xây dựng Luật Chứng khoán tại một số
quốc gia”, Tạp chí CK Việt Nam, 2005 số 4.
4. Ban Pháp chế - UBCKNN (2006), “Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về CK và
TTCK”, Tạp chí CK Việt Nam, 2006 số 1+2.
5. Bộ trưởng Bộ Tài Chính nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2004), Quyết định số
60/2004/QĐ-BTC ngày 11/8/2004 ban hành quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán CK.
6. Bộ trưởng Bộ Tài Chính nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Quyết định số
72/2005/QĐ-BTC ngày 21/03/2005 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 60/2004/QĐ-BTC này
11/8/2004 ban hành quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán CK;
7. Bộ trưởng Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định
số 898/QĐ-BTC ngày 20/02/2006 ban hành Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán Việt
Nam giai đoạn 2006-2010.
8. Bộ trưởng Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Quyết định
số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK.
9. Bộ trưởng Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Thông tư số
97/2007/TT-BTC ngày 8/8/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 36/2007/NĐ-CP
ngày 8/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK.
10. Bộ trưởng Bộ Tài Chính nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2007), Quyết định số
87/2007/QĐ-BTC ngày 22/10/2007 ban hành quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán CK.



11. Bộ trưởng Bộ Tài Chính nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2008), Quyết định số
15/2008/QĐ-BTC ngày 27/3/2008 ban hành quy chế hành nghề CK.
12. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2007), Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày
19/1/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
13. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2007), Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày
8/3/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK.
14. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2008), Nghị định 114/2008/NĐ-CP ngày
3/11/2008 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản đối với doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác.
15. Giám đốc Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Quyết định số 353 /QĐ-TTGDHN
ngày 26 tháng 11 năm 2006 Về việc ban hành Quy chế Giao dịch Chứng khoán tại Trung tâm
Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
16. Giám đốc Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 124/QĐSGD-HCM ngày 9 tháng 10 năm 2007 về việc ban hành quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở
giao dịch chứng khoán TPHCM.
17. Hoàng Thị Quỳnh Chi (2008), Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT trên TTCK
tập trung ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.
18. Hồ Công Hưởng (2005), “Bàn về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các
CTCK”, Tạp chí CK Việt Nam, 2005 số 9.
19. Luật Chứng khoán của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được kỳ họp thứ 6 của ủy
ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân Toàn quốc khóa IX thông qua vào ngày 29/12/1998,
thực thi từ này 1/7/1999.
20. Luật Chứng khoán (sửa đổi) của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được kỳ họp thứ 6
của ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân Toàn quốc thông qua vào ngày 27/3/2005, thực
thi từ này 1/1/2006.
21. Luật về CK và TTCK Nhật Bản - Luật số 25 năm 1948, sửa đổi bổ sung năm 1992.
22. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2001), Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ
sung năm 2001).
23. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.



24. Quốc hội nước hòa XHCN Việt Nam (1999), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
25. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp, Nxb Chính trị
quốc gia Hà Nội.
26. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2004), Luật phá sản, Nxb Chính trị quốc gia
Hà Nội.
27. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật đầu tư, Nxb Chính trị quốc gia
Hà Nội.
28. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Luật Chứng khoán, Nxb Chính trị
quốc gia Hà Nội.
29. Nguyễn Thế Thọ (2005), “Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp - Những khoảng mờ
giao thoa và hướng hoàn thiện”, Tạp chí CK Việt Nam, 2005 số 6.
30. Trung tâm Nghiên cứu và Bồi dưỡng nghiệp vụ CK – UBCKNN (2003), Giáo trình
những vấn đề cơ bản về CK và TTCK, Nxb Chính trị quốc Gia Hà Nội;
31. Trung tâm Nghiên cứu và Bồi dưỡng nghiệp vụ CK – UBCKNN (2003), Giáo trình
phân tích và đầu tư CK, Nxb Chính trị quốc Gia Hà Nội.
32. Trung tâm Nghiên cứu và Bồi dưỡng nghiệp vụ CK – UBCKNN (2003), Giáo trình
pháp luật về CK và TTCK, Nxb Chính trị quốc Gia Hà Nội.
33. Ủy ban CK Nhà nước (2004), Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa CTCK và khách
hàng, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ủy ban, mã số: UB.040.03
34. Ủy ban CK Nhà nước (2007), Báo cáo hoạt động thị trường chứng khoán năm 2006, kế
hoạch, nhiệm vụ phát triển thị trường năm 2007, UBCKKNN, Hà Nội, ngày 9/1/2007.
Tiếng Anh
35. Securities investor protection Act of 1970, 15 U.S.C Đ78aaa – 111, as amended through
December 4, 1987.
36. Securities Exchange Act of 1934 as Amend of American.
37. Regulations Under Secuirities Act of 1934
38. Forms Under Securities Exchange Act of 1934.
39. Reguilation S-K

Các trang thông tin điện tử


40.
41.
42.
43.

44.



×