Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tác động của chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam từ năm 2007 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.58 KB, 35 trang )

Tiểu luận môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TỪ NĂM
2007 ĐẾN NAY
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Lý luận về CSTT
Về lý thuyết, thông thường khi nói đến mục tiêu kinh tế vĩ mô, người ta thường tập trung vào 4
mục tiêu chính:
(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh qua tốc độ tăng trưởng GDP hay GNP cùng với chỉ tiêu
GDP/người vào những mốc thời gian nhất định. Đây là mục tiêu bao trùm nhất của kinh tế vĩ mô phản
ảnh chung nhất về thành tựu phát triển của một nền kinh tế. Tuy chỉ báo này chưa phản ảnh đầy đủ
chất lượng của một nền kinh tế, nhưng luôn luôn là chỉ báo quan trọng nhất để đánh giá sự thành công
hay thất bại của một nền kinh tế.
(2) Kiểm soát giá cả thông qua chỉ báo CPI hay thường nói là kiểm soát lạm phát là chỉ báo quan
trọng nhất phản ảnh tính ổn định của kinh tế vĩ mô. Chỉ báo này còn được sử dụng như một công cụ
giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội.
(3)Tạo việc làm mới cho xã hội, kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp là chỉ báo vừa phản ảnh tình trạng
của nền kinh tế, vừa phản ảnh tính ổn định về mặt an sinh xã hội. Thông thường ở các nước đây là chỉ
báo rất quan trọng không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị phản ánh năng lực quản lý
điều hành của một chính phủ. Số việc làm mới tạo ra một năm còn phản ánh mối quan hệ giữa đầu tư
với tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa các chính sách kinh tế tài chính với chính sách nhân dụng.
(4)Tăng xuất khẩu ròng (lấy kim ngạch xuất khẩu – kim ngạch nhập khẩu); nhất là đối với những
nền kinh tế hướng về xuất khẩu.
Bốn mục tiêu nêu trên được sử dụng khá phổ biến ở các nước như là những mục tiêu cơ bản của
kinh tế vĩ mô. Những mục tiêu này cũng chính là những sản phẩm đầu ra của quan hệ tổng cung và
tổng cầu của nền kinh tế. Vai trò của nhà nước thông qua các chính sách và giải pháp kinh tế để tác
động đến tổng cung và tổng cầu nhằm tạo được “đầu ra” theo ý muốn, với nguyên tắc: nhà nước
không tác động trực tiếp vào chủ thể tạo cung hay tạo cầu, mà tác động vào thị trường (sự vận động
của tổng cung và tổng cầu được xem như “hộp đen”) và chính thị trường sẽ tác động đến các chủ thể
của nền kinh tế (người sản xuất, người tiêu dùng).
Để thực hiện 4 mục tiêu kinh tế vĩ mô nêu trên, nhà nước thường sử dụng 4 nhóm chính sách hay


còn gọi là các nhóm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô:
SVTH: Nhóm 2 Trang 1
Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

Tiểu luận môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
(i) Chính sách tài khóa bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ. Đây là những
chính sách quan trọng nhất vì nó không chỉ tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế mà còn
có ý nghĩa dẫn dắt, định hướng thị trường. Chính sách tài khóa thường rất linh hoạt để điều chỉnh kịp
thời các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Ví dụ chính sách tăng công chi để kích thích sức cầu của nền kinh tế
chẳng hạn hay tăng thuế để hạn chế tiêu dùng.
(ii) Nhóm các chính sách tiền tệ được ngân hàng trung ương sử dụng để điều tiết thị trường tài
chính, mà trọng tâm là thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định giá cả. Thông thường chính sách
tiền tệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế thông qua các công cụ như:
lãi suất, hối đoái,dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, điều chỉnh cung tiền, các nghiệp vụ của thị trường
mở…
(iii) Chính sách thu nhập nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng và điều tiết
khối cầu của nền kinh tế. Chính sách này được sử dụng thường xuyên trong trường hợp nền kinh tế ở
trong tình trạng lạm phát hoặc giảm phát.
(iv) Chính sách ngoại thương nhằm điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu, bảo đảm mục tiêu tăng
xuất khẩu ròng; đồng thời cũng điều tiết tổng cung và tổng cầu nội địa của nền kinh tế.
Bốn nhóm công cụ chính sách nêu trên tùy theo tính chất của một nền kinh tế và trong mỗi giai
đoạn nhất định được điều chỉnh nhằm bảo đảm phục vụ có hiệu quả cho các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Mục tiêu và công cụ chính sách kinh tế vĩ mô được khái quát theo sơ đồ dưới đây:
KINH TẾ VĨ MÔ
Chính sách công cụ
* Chính sách tài khoá
* Chính sách tiền tệ
* Chính sách thu nhập
* Chính sách kinh tế đối ngoại
Tác động bên ngoài

(1) Điều kiện tự nhiên
(2) Các biến cố phi kinh tế
(3) Thị trường thế giới
Vận động của
Tổng cung –
Tổng cầu
Giá cả,
lạm phát
Hộp đen
Tăng GDP
Việc làm,
thất nghiệp
Xuất khẩu
ròng
(Dựa theo sơ đồ của P.A.SAMUELSON)
Nguồn vốn cho nền kinh tế chủ yếu vẫn được huy động và phân bố qua hệ thống ngân hàng và
các định chế tín dụng trung gian phi ngân hàng, mà các định chế này đều vận hành theo sự điều tiết
SVTH: Nhóm 2 Trang 2
Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

Tiểu luận môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
của chính sách tiền tệ. Do đó, chính sách tiền tệ có ý nghĩa quyết định đối với sự vận động của dòng
vốn đầu tư và ngay cả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, chính sách tiền tệ đóng
vai trò chủ yếu, không chỉ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn vốn lưu động, mà đang tạo điều
kiện cho doanh nghiệp nào có chiến lược kinh doanh tốt có thể tận dụng để thực hiện chiến lược phát
triển dài hạn, thông qua đầu tư phát triển sản phẩm mới. Chính sách tiền tệ vẫn là công cụ chủ yếu để
ổn định giá cả, thực thiện chính sách ngoại thương thông qua sự điều hành chính sách tỷ giá và bảo
đảm tính thanh khoản trong thanh toán quốc tế.
Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi chính sách chính sách tiền tệ là hoạt
động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện

có hiệu quả hơn.
1.2 Mục tiêu của CSTT
1.2.1 Mục tiêu cuối cùng
Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền; tạo công ăn việc làm và
tăng trưởng kinh tế.
+ Ôn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định tỷ giá hối đoái: Thực chất mục tiêu này là kiểm
soát lạm phát để bảo vệ giá đối nội và đối ngoại của đồng tiền quốc gia. Đây là mục tiêu hàng đầu của
chính sách tiền tệ.
+ Tăng công ăn việc làm cho người lao động, ổn định trật tự xã hội: CSTT mở rộng hay thu
hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh
doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghịêp giảm thì
phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên.
+ Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc
hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt
việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính
phủ.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu:
Nhìn tổng quát và có chiến lược lâu dài thì các mục tiêu chính sách tiền tệ có quan hệ chặt chẽ
với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Điều đó cho thấy rằng trong khi thực thi chính sách tiền tệ
không thể tuyệt đối hóa 1 mục tiêu nào, không thể giải quyết các mục tiêu độc lập trên tầm vĩ mô. Tuy
nhiên trong thời gian ngắn có thể xảy ra sự xung đột thậm chí triệt tiêu lẫn nhau giữa các mục tiêu.
Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hòa, NHTW khi thực hiện CSTT cần phối hợp với các
SVTH: Nhóm 2 Trang 3
Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

Tiểu luận môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
chính sách kinh tế vĩ mô khác. Phần lớn NHTW các nước coi sự ổn định tiền tệ là mục tiêu chủ yếu và
dài hạn của CSTT.
1.2.2 Mục tiêu trung gian của CSTT
Khái niệm: là mục tiêu do NHTW lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của CSTT.

Các tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu trung gian:
+ Có thể đo lường được một cách chính xác và nhanh chóng để NHTW điều chỉnh hướng tác
động khi cần thiết
+ Có khả năng kiểm soát đựơc.
+ Có quan hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng.
Các chỉ tiêu thường được lựa chọn:
+ Tổng lượng tiền cung ứng.
+ Lãi suất.
1.2.3 Mục tiêu hoạt động
Khái niệm: Mục tiêu hoạt động là mục tiêu do ngân hàng trung ương lựa chọn nhằm đạt được mục
tiêu trung gian. Nó có phản ứng tức thời với những thay đổi trong sử dụng công cụ của CSTT.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu trung gian:
+ NHTW có thể đo lường được.
+ Chịu sự tác động của công cụ gián tiếp.
Các chỉ tiêu thường được lựa chọn:
+ Về lượng: lượng tiền trung ương MB
+ Về giá: lãi suất liên ngân hàng.

1.3 Phân loại
Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: chính sách tiền tệ
mở rộng (tăng cung tiền ,giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm
phát tăng-chính sách tiền tệ chống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt(giảm cung tiền, tăng
lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng-
chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền).
SVTH: Nhóm 2 Trang 4
Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

Tiểu luận môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
1.3.1 Chính sách tiền tệ mở rộng

Chính sách tiền tệ mở rộng là chính sách tiền tệ tăng cung tiền,giảm lãi suất để thúc đẩy sản
xuất kinh doanh ,giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng-chính sách tiền tệ chống thất nghiệp
1.3.2 Chính sách tiền tệ thắt chặt
Chính sách tiền tệ thắt chặt là chính sách giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản
xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng-chính sách tiền tệ ổn định giá trị
đồng tiền).
1.4 Các công cụ của chính sách tiền tệ
1.4.1 Các công cụ trực tiếp
1.4.1.1 Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay
+ Khái niệm: NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn dịnh một trần lãi suất cho vay để hướng
các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế
và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình.
+ Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp
tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo.
+ Ưu điểm: Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời
kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ
gián tiếp.
+ Nhựoc điểm: nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi
suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến
kinh tế. Mặt khác việc thay đổi quy định điều chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém
trong hoạt động kinh doanh của mình.

1.4.1.2 Ấn định hạn mức tín dụng
+ Khái niệm: là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá
một lượng nào đó trong một thời gian nhất định để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của
mình. Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
(tốc độ tăng trưởng, lạm phát…), sau đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và các NHTM không thể
cho vay vượt quá hạn mức do NHTW quy định.
SVTH: Nhóm 2 Trang 5
Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19


Tiểu luận môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
+ Cơ chế tác động: đây là một công cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng tiền cung
ứng, việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với
quy mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHTW.
+ Ưu điểm: giúp NHTW điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng, đặc biệt tác dụng nhất
thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế.
+ Nhược điểm: có thể triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM, làm giảm hiệu quả phân bổ
vốn trong nền kinh tế và nó trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng
lên.
Ngoài ra còn có các công cụ khác như: phát hành trái phiếu nhà nước, phát hành tiền cho ngân
sách và đầu tư.
1.4.2 Các công cụ gián tiếp
1.4.2.1 Quy định tỷ lệ dự trữ pháp định
Tỷ lệ dự trữ pháp định là tỷ lệ % trên số tiền gửi mà 1 NHTM nhận được phải gửi vào Tài khoản
tại NHTW hoặc giữ tại ngân hàng theo quy định. Đây là phương thức quản lý khối lượng tiền trong
lưu thông bằng các quy định tỷ lệ mà các NHTM được phép cho vay khi nhận được 1 khối lượng tiền
gửi từ khách hàng.
Mục đích của việc quy định tỷ lệ dự trữ pháp định:
- Duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của các ngân hàng thương mại.
- Giới hạn khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại, tránh được trường hợp ngân hàng
này quá ham kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay quá mức, có thể phương hại đến quyền lợi
của người gửi tiền ở ngân hàng, tức là đảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng.
Với biện pháp này NHTW nắm được khối lượng tín dụng mà các NHTM và các tổ chức tín dụng
khác cung cấp và có khả năng cung cấp cho nền kinh tế. Do đó, NHTW có thể tác động trực tiếp đến
khối lượng tín dụng bằng cách tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ pháp định.
- Khi ấn định một mức dự trữ bắt buộc ở mức thấp, ngân hàng trung ương muốn khuyến khích
các ngân hàng thương mại mở rộng mức cho vay của họ, tức là muốn gia tăng khối lượng
tiền tệ. Điều này sẽ kích thích các hoạt động kinh tế, tăng khả năng giao lưu các nguồn vốn
tài chính giữa các doanh nghiệp, thể hiện chính sách tiền tệ “nới lỏng”.

- Khi nâng cao mức dự trữ bắt buộc, ngân hàng trung ương muốn giới hạn khả năng cho vay
của ngân hàng thương mại, báo hiệu một chính sách tiền tệ “thắt chặt”.
SVTH: Nhóm 2 Trang 6
Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

Tiểu luận môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
1.4.2.2 Biện pháp thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ quan
trọng được Ngân hàng Trung ương (NHTW) các quốc gia sử dụng. Thông qua hoạt động mua bán
giấy tờ có giá, NHTW tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều
tiết lượng tiền tệ cung ứng và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Với nghiệp vụ này, khi các tổ
chức tín dụng thiếu vốn, NHTW sẽ đưa tiền ra để mua các giấy tờ có giá (tín phiếu ngân hàng, tín
phiếu kho bạc,…) do các tổ chức tín dụng nắm giữ. Ngược lại, khi các tổ chức tín dụng thừa vốn,
NHTW bán ra các giấy tờ có giá để rút tiền về. NVTTM là thị trường tiền tệ thứ cấp, nhằm bảo đảm
hỗ trợ khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng và điều tiết thị trường tiền tệ, phục vụ mục tiêu
phát triển kinh tế.
Biện pháp này có ưu điểm là tác động trực tiếp đến dự trữ của các NHTM buộc các NHTM phải
gia tăng hay giảm khối lượng tín dụng. Nó là công cụ chủ động của ngân hàng trung ương để điều
khiển khối lượng tiền lưu thông. Tuy nhiên, hạn chế nó là chỉ có thể áp dụng trong điều kiện mà hầu
hết tiền trong lưu thông đều nằm ở tài khoản tại ngân hàng.
1.4.2.3 Biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu và cho vay
Là hình thức cung cấp tín dụng của NHTW cho các NHTM trong điều kiện có thế chấp, chiết
khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của các NHTM.
Thông qua lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, ngân hàng trung ương có thể khuyến khích giảm
hoặc tăng mức cung ứng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế, đồng thời giảm hoặc
tăng mức cung ứng tiền. Khi NHTW tăng (giảm) lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn chế (khuyến khích) việc
các NHTM vay tiền tại NHTW làm cho khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng) từ đó làm cho
mức cung tiền trong nền kinh tế giảm (tăng).
Khi thưc hiện chính sách “thắt chặt” tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất tái chiết khấu
lên. Khi đó, các ngân hàng thương mại sẽ nâng lãi suất cho vay hoặc hạn chế bớt những cơ hội cho

vay. Ngược lại, nếu thực hiện chính sách tiền tệ “nới lỏng” ngân hàng trung ương hạ thấp lãi suất chiết
khấu, ngân hàng thương mại trong trường hợp này đi vay rẻ, nên có khuynh hướng giảm lãi suất cho
vay dẫn đến nhu cầu vay gia tăng.
Công cụ này có ưu điểm và nhược điểm như sau:
- Ưu điểm:
 Các khoản cho vay của ngân hàng trung ương đều được đảm bảo bằng các
giấy tờ có giá do nó có khả năng tự thanh toán.
SVTH: Nhóm 2 Trang 7
Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

Tiểu luận môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
 Có tính chất chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng hay
hạn chế.
- Nhược điểm: Ngân hàng trung ương thụ động do việc vay hay không vay chủ động nằm ở
ngân hàng thương mại.
1.4.2.4 Giới hạn khối lượng tín dụng trên số tiền gửi nhận được
Đây là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của NHTW để khống chế mức tăng
khối lượng tín dụng của các NHTM. NHTW quy định giới hạn tỷ lệ tín dụng mà các NHTM có thể
cung cấp khi nhận được một lượng tiền gửi, biện pháp này thường được đi kèm bằng biện pháp quy
định tỷ lệ dự trữ ổn định, thông thường NHTW thường quy định tỷ lệ dư nợ tín dụng của các NHTM
không được vượt qua bao nhiêu nhiêu lần so với vốn tự có.
Biện pháp này có ưu điểm quy định được một khối lượng tín dụng vừa phải theo yêu cầu phát
triển kinh tế có tính đến mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư.
1.4.2.5 Dự đính công trái bắt buộc
Là việc NHTW quy định 1 tỷ lệ trên số tiền gửi mà 1 NHTM nhận được phải dùng vào việc mua
công trái bắt buộc nhằm hạn chế khối lượng tín dụng của các NHTM và làm công cụ của NHTW
thông qua việc chiết khấu các công trái này, khi các NHTM cần vốn thông qua đó NHTW có thể sử
dụng công cụ thị trường mở để điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông.
1.4.2.6 Tỷ giá hối đoái
Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường hối đoái nhằm ổn định tỷ giá hối đoái, để giữ

vững sức mua đối ngoại của đồng tiền bản tệ.
Khi ngân hàng trung ương đua tiền mặt ra mua ngoại tệ, lập tức làm gia tăng lượng tiền trong
lưu thông, dẫn đến giá trị ngoại tệ lên cao, đồng bản tệ giảm giá trị làm cho tỷ giá được cải thiện.
ngược lại khi ngân hàng trung ương đem ngoại tệ ra bán, làm giá trị ngoại tệ hạ thấp xuông, giá trị
đồng bản tệ tăng lên. Kết quả của sự can thiệp này làm cho tiền lưu thông tăng hoặc giảm.
SVTH: Nhóm 2 Trang 8
Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

Tiểu luận môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
1.4.2.7 Lãi suất
NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn định một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM
điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có
thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình.
Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy
động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo.
Đây là công cụ giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng
thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ
gián tiếp. Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi suất là
“giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế.
Mặt khác việc thay đổi quy định điều chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong
hoạt động kinh doanh của mình
PHẦN II: TÁC ĐỘNG CỦA CSTT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM TỪ CUỐI
NĂM 2007 CHO ĐẾN NAY
2.1 Giai đoạn 1: Từ cuối năm 2007 đến tháng 9/2008
2.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới
• Cuộc khủng hoảng tài chính đã có dấu hiệu từ mùa hè năm 2007, khi dầu thô, lương thực và
nguyên liệu cơ bản bị đầu cơ, đẩy giá lên cao (Thời kỳ cao nhất dầu thô 147 USD/thùng,
thép 830USD/tấn, gạo 1.000USD/tấn...); giá bất động sản ở Mỹ giảm; sự rò rỉ thông tin về
nguy cơ thua lỗ lớn của các ngân hàng đầu tư và thương mại Mỹ nắm giữ nhiều khoản cho
vay bất động sản và các tài sản tài chính có nguồn gốc từ các khoản vay bất động sản dưới

chuẩn; tháng 3/2008, Ngân hàng đầu tư Bear Stearns bị sáp nhập vào Ngân hàng JP.Morgan
Chase; tháng 7/2008, Tập đoàn cho vay thế chấp thứ cấp Freddie Mac và Fannie Mae mất
khả năng thanh toán. Ngày 15/9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ ở Mỹ, với sự đổ
vỡ của Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers và Công ty bảo hiểm AIG, Ngân hàng tiết kiệm
Washington Mutual Inc, đã nhanh chóng lan rộng sang thị trường tài chính châu Âu và khu
vực khác. Để ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường tài chính và suy thoái kinh tế, Chính phủ và
ngân hàng trung ương (NHTW) các nước, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới
(WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã dốc sức, nhanh chóng thực hiện các biện
pháp giải cứu, ổn định thị trường tài chính và kích thích kinh tế.
SVTH: Nhóm 2 Trang 9
Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

Tiểu luận môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
0
100
200
300
400
500
600
700

800
02/01/2008 14/03/2008 27/05/2008 06/08/2008 16/10/2008 29/12/2008 12/03/2009 22/05/2009
Giá dầu
Giá thép
Giá Ngũ cốc
12/9/2008
31/7/2009
Hình 1: Diễn biến giá cả các nguyên liệu cơ bản 2008-2009
• Các nền kinh tế lớn trên thế giới tuyên bố rơi vào tình trạng suy thoái (14/11: 15 nước Châu
Âu thừa nhận suy thoái, 17/11 Nhật thông báo suy thoái, 1/12 Mỹ thừa nhận đã suy thoái từ
cuối năm 2007).
2.1.2 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam
• Tín hiệu xấu từ nền kinh tế vĩ mô trong nước trong 4 tháng đầu năm 2008, nhất là về thâm
hụt thương mại và tỷ lệ lạm phát gia tăng tiếp tục tạo sức ép cho nền kinh tế. Trước khó khăn
đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác điều hành trong thời gian tới tiếp
tục tập trung vào mục tiêu “phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an
sinh xã hội và tăng trưởng hợp lý, bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên
hàng đầu”.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
SVTH: Nhóm 2 Trang 10
Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

Tiểu luận môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
Lạm phát giai đoạn 2007-2009 (%)
• Nền kinh tế trong nước chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng và tai nạn lao động ở
mức độ nghiêm trọng tại các dự án lớn, cơ sở khác. Cơn sốt bất động sản xảy ra tại các thành
phố lớn. Thị trường chứng khoán trồi sụt bất thường và nhưng quy mô phát triển lên quy mô
gấp bội. Các luồng vốn ngoại tệ đổ vào Việt Nam tăng đột biến.
2.1.3 Các chính sách tiền tệ của NHNN trong giai đoạn này
Từ đầu năm 2008 đến tháng 09/2008 NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế

lạm phát được thể hiện cụ thể như sau:
• Tăng tỷ lệ DTBB ( ngày 16/1 thống đốc NHNN ký quyết định 187 tỳ lệ DTBB đối với VND
không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 10% lên 11%, đối với VND kỳ hạn từ 12
tháng trở lên tăng từ 4% lên 5%)
Đồ thị: Biến động tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi VNĐ ngắn hạn (%)

SVTH: Nhóm 2 Trang 11
Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

Tiểu luận môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
• Tăng khối lượng bán tín phiếu trên nghiệp vụ thị trường mở và phát hành 20.300 tỷ đồng tín
phiếu bắt buộc đối với các TCTD có quy mô vốn huy động bằng VND trên 1.000 tỷ đồng
(trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương).
• Sáu tháng đầu năm 2008, NHNN thay đổi lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái
cấp vốn 2 lần: (lần 1: tăng lãi suất cơ bản lên 12%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên 13%/năm, lãi
suất chiết khấu lên 11%/năm. Lần 2: tăng lãi suất cơ bản lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn
lên 15%/năm, lãi suất chiết khấu lên 13%/năm).
• Điều hành thận trọng, linh hoạt tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, kết hợp với duy trì
biên độ tỷ giá ±2%. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các bàn thu đổi ngoại tệ nhằm chống tình
trạng đầu cơ và lũng đoạn thị trường tiền tệ. Tỷ giá trên thị trường tương đối ổn định trong
tháng 8, các NHTM niêm yết dưới mức trần cho phép. Tính đến ngày 27/8/2008, tỷ giá
VND/USD đã tăng khoảng 3,97% (đồng Việt Nam giảm giá) so với đầu năm
• Điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 2% để phản ánh sát hơn cung cầu thị
trường;
• Mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức ±1% lên mức ±2% so với tỷ giá bình
quân liên ngân hàng do NHNN công bố;
SVTH: Nhóm 2 Trang 12
Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

Tiểu luận môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy

15700
16200
16700
17200
17700
31/12/07 19/2/08 9/4/08 29/5/08 18/7/08 6/9/08 26/10/08 15/12/08 3/2/09 25/3/09 14/5/09 3/7/09
TTLNH
Bán NHNT
Sàn Biên độ
Trần biên độ
Nguồn: NHNN
2.1.4 Tác động của các chính sách tiền tệ đến nền kinh tế
Chính sách tiền tệ thắt chặt với hàng loạt các động thái quyết liệt trên đã tạo ra một lực hút mạnh
thu hút tiền từ lưu thông đồng thời làm giảm mạnh cấp tín dụng từ các NHTM ra thị trường. Và kết
quả là lạm phát đã bị chặn đứng và đẩy lùi từ đỉnh điểm 3,91%/tháng (tương đương 25,2%/năm) trong
tháng 5 xuống các mức thấp hơn trong quý 3 và thậm chí âm trong các tháng cuối năm. Tỷ lệ lạm phát
cả năm 2008 chỉ còn là 19,89%.
• Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%. Theo đó từ đầu tháng 2/2008 tổng
cộng có gần 20.000 tỷ đồng các NHTM phải nộp dự trữ bắt buộc tăng thêm cho NHNN.
Điều này ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các NHTM.
• Ngày 15/2/2008 NHNN công bố quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt
buộc. Ba NHTM Nhà nước có quy mô lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua tới 3.000 tỷ đồng.
Hai NHTM cổ phần thuộc tốp đứng đầu phải mua 1.200 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Các
NHTM cổ phần thuộc nhóm giữa phải mua 400 - 500 tỷ đồng/ngân hàng. Khối Ngân hàng
nước ngoài có 9 chi nhánh phải mua từ 100 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng. Hai ngân hàng liên
doanh phải mua 150 tỷ đồng/ngân hàng. Không chỉ những vậy, các NH phải mua 20.300 tỷ
đồng trái phiếu cùng một lúc, gấp từ 20 đến 40 lần so với mức 500 tỷ - 1.000 tỷ đồng tín
phiếu trong các phiên đấu thầu thường kỳ.
SVTH: Nhóm 2 Trang 13
Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19


Tiểu luận môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy
Điều đặc biệt nữa, nếu như các loại tín phiếu trước đây được giao dịch trên thị trường mở
với NHNN để được vay tái cấp vốn thì quyết định lần này NHNN nói rõ là không được vay
tái cấp vốn. Do đó các NHTM khi thiếu hụt tạm thời thanh khoản không thể sử dụng tín
phiếu mình đang sở hữu để vay tái cấp vốn ngắn hạn 1-2 tuần tại NHNN. Kỳ hạn của tín
phiếu lại khá dài tới 364 ngày, hay gần 1 năm.
• Việc tăng lãi suất cơ bản lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên 15% và lãi suất tái chiết khấu
lên 13%/năm đã đẩy các NHTM vào cuộc chạy đua cạnh tranh lãi suất huy động để huy
động vốn đáp ứng cho việc mua tín phiếu bắt buộc của NHNN, xoay vòng trả lãi suất tiền
gửi và vốn đáo hạn cho khách hàng.
• NHNN ban hành Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN, ngày 1/2/2008 về sửa đổi Chỉ thị 03 về
cho vay chứng khoán. Trái với mong đợi của các NHTM, Quyết định 03 còn thắt chặt cho
vay chứng khoán hơn so với Chỉ thị 03 trước đây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các
NHTM.
2.1.5 Đánh giá
• Linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ của CSTT là lãi suất, DTBB và thị trường mở để
có thể tùy theo tình hình kinh tế của quốc gia mà thắt chặt chính sách tiền tệ khi lạm phát và
nới lỏng trở lại khi bắt đầu có dấu hiệu suy thoái.
• Trong hoạt động can thiệp, NHNN đã kết hợp đa dạng, linh hoạt các hình thức can thiệp.
Bên cạnh can thiệp trực tiếp, lần đầu tiên NHNN áp dụng hình thức can thiệp gián tiếp để ổn
SVTH: Nhóm 2 Trang 14
Lớp: CHKT Ngân hàng Đêm 3 – K19

×