Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

DSpace at VNU: So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.89 KB, 8 trang )

So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản
Bùi Thị Thùy Ninh
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế; Mã số 60 38 01 07
Người hướng dẫn: TS. Võ Đình Toàn
Năm bảo vệ: 2014

Keywords. Thuế thu nhập; Pháp luật Việt Nam; Pháp luật Nhật Bản; Luật thuế.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là công cụ chủ yếu để huy động nguồn thu cho ngân sách quốc gia và đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và chi tiêu cho
chính bộ máy nhà nước đó. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hệ thống chính sách
pháp luật thuế cần có sự thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế xã hội và góp phần tăng thu
cho ngân sách nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng, từng
bước thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của Nhà
nước. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất
và đồng bộ, đảm bảo môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh là
một trong những nhiệm vụ trọng yếu của Đảng và Nhà nước ta đã xác định. Các chương trình
cải cách về thuế đều hướng tới hoàn thiện theo hướng giảm mức thuế suất, giảm diện miễn
thuế, giảm thuế; thống nhất mức thuế suất và ưu đãi thuế giữa các thành phần kinh tế để
khuyến khích đầu tư và đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh.


Thuế thu nhập doanh nghiệp có lịch sử hình thành từ rất sớm được thể hiện thông
qua nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế
lợi tức được áp dụng vào trước những năm 90 của thế kỷ XX và áp dụng cho các cơ sở kinh tế


ngoài quốc doanh, các cơ sở kinh tế quốc doanh áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận. Từ năm
1990, Quốc hội ban hành Luật thuế Lợi tức áp dụng thống nhất chung đối với tất cả các tổ
chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Thuế lợi tức
được thu dựa trên cơ sở lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượng
nộp thuế.
Khắc phục những hạn chế trên, ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế
thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Ngày 17/6/2003, Quốc
hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.
Ngày 3/6/2008 Quốc hội đã ban hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới (sau đây gọi là luật
thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008) có hiệu lực kế từ ngày 01/01/2009 nhằm xóa bỏ sự
phân biệt đối xử giữa các khu vực kinh tế khác nhau, thu hút đầu tư và tăng số thu từ thuế cho
ngân sách nhà nước. Hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những nguồn thu
quan trọng của số thu từ thuế, phí, lệ phí ở Việt Nam và đã chiếm hơn 20% trong tổng số thu
từ thuế trong những năm gần đây.
Hội nhập kinh tế thế giới một cách sâu rộng, bền vững là một trong những hướng đi
của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Thực tế hội nhập với gia nhập, ký kết rất nhiều hiệp định
về tránh đánh thuế hai lần, với những vấp váp ban đầu đã bộc lộ thiếu sót trong chính sách
pháp luật, trong cách quản lý điều hành kinh tế quốc gia mà nổi trội là "pháp luật về thuế thu
nhập doanh nghiệp". Những thiếu sót, vướng mắc chủ yếu như căn cứ tính thuế, thuế suất, đối
tượng nộp thuế, các trường hợp được hưởng ưu đãi về thuế. Hệ thống thuế không đồng bộ
thống nhất, manh mún lạc hậu đã kìm hãm và gây trở ngại tới sự phát triển hoạt động kinh
doanh sản xuất hàng hóa dịch vụ của các chủ thể trong nền kinh tế. Ngoài ra, tình trạng trốn
thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài làm cho việc áp dụng pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trở nên khó khăn
và phức tạp. Do vậy, yêu cầu cấp thiết là cần có hành động kịp thời từ phía các cơ quan hoạch


định chính sách và lập pháp sao cho tạo ra một hệ thống pháp luật đồng bộ phù hợp với hoàn
cảnh hiện tại và xu thế phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển và vượt bậc, do vậy,

việc xây dựng và áp dụng các chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhật Bản cũng
có từ rất sớm. Trải qua nhiều năm mới có thể hoàn thiện được chính sách về loại thuế này thì
hiện nay, việc thực thi hiệu quả luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Nhật Bản đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Hơn nữa, hiện nay mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản
ngày càng được tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Biểu hiện cho sự hợp tác trong
lĩnh vực cải cách tư pháp và pháp luật là sự ra đời của Dự án cải cách hệ thống tư pháp và
pháp luật (JICA) ở Việt Nam do Nhật Bản đầu tư và hỗ trợ chuyên gia. Thực tế cho thấy,
pháp luật Việt Nam đang có những tiếp thu kinh nghiệm và thành tựu trong công cuộc xây
dựng pháp luật nói chung và hoàn thiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng từ đất nước
mặt trời mọc.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài luận văn: "So sánh pháp luật về thuế
thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản" để so sánh một cách tổng quát nhất pháp
luật về thuế thu nhập danh nghiệp của hai nước, chỉ ra điểm giống và khác biệt cơ bản, từ đó
tìm ra được những mặt hạn chế cần khắc phục sửa đổi của pháp luật Việt Nam về thuế thu
nhập doanh nghiệp và tham khảo pháp luật của Nhật Bản trong việc đề xuất những phương
hướng hoàn thiện cho pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp của nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau về đề tài
"pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp", đặc biệt là về "thực trạng và phương hướng hoàn
thiện". Phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển khác nhau của Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp mà các công trình nghiên cứu thành công nhất định, góp phần làm rõ thêm về vấn đề
lý luận và thực tiễn về loại thuế này. Đề tài cấp khoa "So sánh pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp ở Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản", của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương,
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã so sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp của ba nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Song, tính đến thời điểm hiện nay
chưa có nghiên cứu nào đề cập chi tiết đầy đủ toàn diện về pháp luật hiện hành và nghiên cứu


dưới góc độ so sánh pháp luật của riêng hai quốc gia là Việt Nam và Nhật Bản, trong đó có cả
vấn đề quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Luận văn này sẽ hướng tới việc làm sáng tỏ

những hạn chế, những điểm chưa phù hợp của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt
Nam và so sánh với pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhật Bản để rút ra hướng hoàn
thiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích tổng quát là, luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế thu nhập
doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp bằng việc đi từ bản chất thuế thu
nhập doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành của thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm làm rõ được
vấn đề tại sao phải có thuế thu nhập doanh nghiệp và vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với việc quản lý nền kinh tế. Tiếp đó là những lý luận về pháp luật thuế thu nhập doanh
nghiệp: làm rõ những yếu tố tác động đến tính hiệu quả của pháp luật thuế thu nhập doanh
nghiệp, nêu ra mô hình pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp để thông qua đó, nghiên cứu
hướng hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp mang tính hệ thống và hiệu quả.
Căn cứ lý luận cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập
doanh nghiệp, việc so sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản
về từng yếu tố cấu thành luật thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm mục đích tìm ra những điểm
tương đồng và khác biệt của pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản, từ đó để ra hướng
hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam cho phù hợp với điều kiện
kinh tế và sự phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mở cửa hội nhập theo xu hướng chung
của thế giới mà pháp luật của Nhật Bản có thể xem là một tấm gương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ở
Việt Nam và Nhật Bản; các quan điểm khoa học, các tư liệu thực tế liên quan đến xây dựng
và thi hành pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam, của Nhật Bản. Về phạm
vi nghiên cứu, bài luận văn này sẽ chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề trong luật thực định
(bao gồm Luật và các Nghị định về thuế thu nhập doanh nghiệp) mà khi áp dụng chúng vào


thực tế còn tồn tại những vướng mắc gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng
hóa dịch vụ của các chủ thể và điểm tiến bộ trong pháp luật Việt Nam, Nhật Bản.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; kết hợp với phương pháp thống kê số liệu một cách khoa
học, phân tích khách quan về tình hình thực tế, có so sánh đối chiếu lý luận và thực tiễn giữa
Việt Nam và Nhật Bản.
Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích, so sánh pháp luật, để
chỉ ra được những tiến bộ và hạn chế của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
và Nhật Bản. Cuối cùng, bằng phương pháp tổng quát, khái quát từ những gì đã phân tích
được tổng hợp để rút ra phương hướng hoàn thiện cho pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp ở Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Đây là luận văn so sánh một cách hệ thống về pháp luật về thuế thu nhập doanh
nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản nhằm mục đích vừa làm rõ những điểm chưa phù hợp của
pháp luật Việt Nam, vừa đưa ra hướng hoàn thiện dựa trên những tiến bộ trong pháp luật của
Nhật Bản nên những điểm mới mà luận văn sẽ đóng góp được là:
Thứ nhất, xác định những vấn đề lý luận mang tính phổ quát về pháp luật thuế thu
nhập doanh nghiệp;
Thứ hai, căn cứ vào lý luận và thực tiễn thi hành chỉ ra được những hạn chế, những
điểm chưa phù hợp của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và những điểm tiến
bộ của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Nhật Bản;
Thứ ba, từ góc độ nghiên cứu pháp luật Nhật Bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và
tính hiệu quả trong quá trình thực thi pháp luật của Nhật Bản xác định hướng hoàn thiện hệ
thống pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế
thu nhập doanh nghiệp.
Chương 2: So sánh pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản Bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao tính hiệu quả của pháp luật thuế thu nhập doanh

nghiệp ở Việt Nam.

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiêng Việt
1. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định
218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội.
2. Chính phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, Hà Nội.
3. Đào Thúy Hằng (2013), "Những đột phá từ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi",
, ngày 30/12/2013.
4. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt
Nam, Trung Quốc và Nhật Bản, Đề tài cấp khoa, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
5. Đỗ Huyền (2013), "Cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư",
, ngày 08/01/2013.
6. Nhật

Quang

(2014),

"Chính

sách

ưu


, ngày 15/8/2014.

đãi

thuế:

Còn

nhiều

hạn

chế",


7. Quốc hội (2013), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội.
8. Quốc hội (2013), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
9. Phạm Thị Giang Thu (2008), "Một số ý kiến trao đổi về dự thảo luật thuế giá trị gia tăng
và thu nhập doanh nghiệp", Luật học, (4), tr. 36.
10. Lê Quang Thuận, "Xu hướng cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới",
, ngày 22/4/2013.
11. Lê Thị Thu Thủy (2008), "Một số ý kiến về Dự thảo luật thuế thu nhập doanh nghiệp",
Nghiên cứu lập pháp, (6), tr. 19.
12. Tổng cục Thuế (2014), Quyết định số 74/2014/QĐ-TCT ngày 27/01/2014 của Tổng cục
trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình thanh tra thuế, Hà Nội.
13. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
14. Đinh Hải Yến (2011), Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. Thực
trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
Tiếng Nhật

15. 法人税法 2014. (Luật thuế pháp nhân Nhật Bản 2014).
16. "法人税法",

(Về

Luật

pháp

Thuế

nhân),

/>
wiki/%E6%B3%95%E4%BA%BA%E7%A8%8E%E6%B3%95.
17. "法人税の基本的なしくみ", (Những điều cơ bản về thuế pháp nhân), />18. "都税の納税について",

(Bàn

về

phương

pháp

nộp

thuế),

/>19. "経営者のための税務調査対策", (Đối sách thanh tra thuế đối với các tổ chức có hoạt

động kinh doanh), />20. "税務調査",

(Thanh

tra,

điều

tra

thuế),



/wiki/%E7%A8%8E%E5%8B%99%E8%AA%BF%E6%9F%BB.
21. "税務調査と査察調査ってどう違うのですか?", (Sự khác biệt giữa kiểm toán thuế và
điều tra thuế), explain/zeimuchosa/zcs_1_01.htm.
22. "法人税の税率",

(Thuế

suất

thuế

pháp

nhân),

/>


link/zeigaku/houjin.html.
23. "なぜ、税務職員は優秀なのか", (Tại sao nhân viên thuế lại là người xuất sắc?),
/>


×