ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THANH
ĐẦU TƢ THEO HÌNH THỨC CÔNG – TƢ ĐỂ
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG: KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THANH
ĐẦU TƢ THEO HÌNH THỨC CÔNG – TƢ ĐỂ PHÁT
TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của ai. Trong nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các
tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang
web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phƣơng Thanh
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn - PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa
Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Tác giả
cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, Phòng đào tạo, các anh/chị
chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, tất cả các bạn bè, anh chị em đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để
tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc chắn không thể
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của
các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phƣơng Thanh
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1.
Lý do lựa chọn đề tài ....................................................................................................1
2.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..............................................2
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................3
4.
Những đóng góp mới của luận văn ..............................................................................4
5.
Cấu trúc của luận văn ...................................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
ĐẦU TƢ THEO HÌNH THỨC PPP TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNGError! Bookmark not
1.1.
Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Công trình về đầu tư theo hình thức công tư trên thế giớiError! Bookmark not defined.
1.1.2. Công trình đầu tư theo hình thức PPP tại Việt Nam Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Những kết quả có thể kế thừa .................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở lý luận về đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầngError! Bookmark not d
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, các hình thức của đầu tư theo hình thức PPPError! Bookmark not
1.2.2. Sự cần thiết áp dụng hình thức hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầngError! Bookm
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện của dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ
tầng
............................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.
Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.
Thu thập số liệu .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.
Phương pháp xử lý số liệu .......................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN PPP TRONG LĨNH
VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở SINGAPORE, INDONESIA VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM ...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.
Triển khai dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tư của SingaporeError! Bookmark not def
3.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến thực hiện dự án PPP trong lĩnh vực cơ
sở hạ tầng ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố bên trong đến thực hiện dự án PPP trong lĩnh vực cơ
sở hạ tầng ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Thực trạng đầu tư PPP cho phát triển cơ sở hạ tầng tại SingaporeError! Bookmark not d
3.2. Triển khai dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tư của IndonesiaError! Bookmark not def
3.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến thực hiện dự án PPP trong lĩnh vực cơ
sở hạ tầng ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố bên trong đến thực hiện dự án PPP trong lĩnh vực cơ
sở hạ tầng ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Thực trạng đầu tư PPP cho phát triển cơ sở hạ tầng tại IndonesiaError! Bookmark not d
3.3. Bài học thành công, thất bại của đầu tư theo hình thức công tưError! Bookmark not defined.
3.3.1.
3.3.2.
3.3.3.
CHƢƠNG
Khung pháp lý PPP hoàn thiện ............................ Error! Bookmark not defined.
Xây dựng cơ quan quản lý PPP độc lập ............... Error! Bookmark not defined.
Lựa chọn đối tác tham gia dự án theo PPP .......... Error! Bookmark not defined.
4: HÀM Ý CHO VIỆT NAM TRIỂN KHAI DỰ ÁN PPP TRONG LĨNH
VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG TỪ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚCError! Bookmark not defined.
4.1. Tổng quan tình hình triển khai dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt
Nam .................................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến thực hiện của dự án PPP trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố bên trong đến thực hiện của dự án PPP trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Tình hình triển khai dự án PPP để phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt NamError! Bookmark
4.2. Hàm ý cho Việt Nam triển khai dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng từ kinh
nghiệm triển khai của các nước ............................................ Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho áp dụng PPP vào lĩnh vực cơ sở hạ tầngError! Bookmark no
4.2.2. Quy định cụ thể chi tiết hơn về việc lựa chọn nhà thầuError! Bookmark not defined.
4.2.3. Cách thức quản lý các dự án PPP ............................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................6
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
PGS.TS. Nguyn Th
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự
phát triển của hạ tầng giúp nâng cao mức sống cho xã hội thông qua việc mang lại
những sản phẩm dịch vụ công cộng tốt hơn, đồng thời cơ sở hạ tầng cũng hỗ trợ cho
sự tăng trưởng kinh tế và củng cố vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vì vậy
hầu hết các quốc gia đều dành ngân sách lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng.
Đầu tư dưới hình thức công - tư (PPP) đã được áp dụng rộng rãi và thu được
nhiều thành quả trên thế giới đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Thế mạnh của
hình thức PPP là cung cấp dịch vụ công nghệ hiện đại ngay cả khi ngân sách công
có hạn, chuyển giao đúng thời gian với giá cả ổn định, nhờ đó giảm chi phí.
Đầu tư dưới hình thức công tư đã xuất hiện từ thế kỷ XVIII ở Pháp để xây
dựng các kênh đào, sau đó là các cây cầu ở London vào thế kỷ XIX hay cây cầu
Brooklyn nổi tiếng ở New York cũng vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên, hình thức này chỉ
thực sự bắt đầu phổ biến trên thế giới từ đầu thập niên 1980 và nó đã đóng một vai
trò nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước phát triển. Ở các nước
đang phát triển, hình thức này bắt đầu phổ biến từ đầu thập niên 1990, nhất là ở khu
vực Mỹ Latinh. Đối với các quốc gia đang phát triển có nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ
tầng hình thức này đã chứng tỏ được tính hiệu quả của nó trong việc rút ngắn
khoảng cách tài chính.
Các quốc gia ở Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á đã áp dụng hình thức này
rộng rãi và đã thu được các thành tựu cũng như các kinh nghiệm. Singapore áp dụng
đầu tư dưới hình thức công tư từ năm 2003, tính đến nay đã có 10 dự án hoàn thành
và đi vào vận hành. Theo kinh nghiệm ứng dụng PPP ở Singapore, mức giảm chi
phí thực hiện dự án thực hiện theo hình thức PPP có thể đạt tới 15-20%. Còn
Indonesia là nước có vốn đầu tư cho các dự án dưới hình thức PPP thuộc top 10 của
thế giới trong giai đoạn 1990-2014 (vị trí 8/10; vốn đầu tư 67,618 triệu USD). Đây
1
là lý do luận văn lựa chọn Singapore, Indonesia để nghiên cứu kinh nghiệm triển
khai đầu tư theo hình thức công tư, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Ở Việt Nam, đầu tư dưới hình thức công tư đã bắt đầu được nghiên cứu và
đưa vào áp dụng từ năm 1994 tuy nhiên kết quả đạt được còn hạn chế bởi chủ yếu
mới chỉ được thực hiện trong lĩnh vực giao thông vận tải theo hình thức triển khai
BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) và BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành)
trong khi các quốc gia đi trước đã mở rộng hình thức này sang rất nhiều lĩnh vực
khác. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 1994-2014 Việt Nam
đã có 84 dự án được thực hiện theo hình thức PPP với tổng mức vốn cam kết
khoảng 13,3 tỉ đô la.
Xuất phát từ thực tiễn như vậy, luận văn đã lựa chọn đề tài: Đầu tư theo hình
thức PPP để phát triển cơ sở hạ tầng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam
nhằm đánh giá thực tế triển khai các dự án PPP của các nước và đưa ra hàm ý để
triển khai hình thức PPP trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
- Mục đích: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cách thức triển khai các dự án
PPP của Singapore và Indonesia để phát triển cơ sở hạ tầng và nhằm rút ra hàm ý
cho Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình liên quan để có thể kế
thừa và xây dựng được khung khổ lý thuyết và xác định phương pháp nghiên cứu
cho đề tài luận văn.
+ Tình hình triển khai đầu tư PPP tại Singapore và Indonesia. Tập trung
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện của dự án công tư trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng tại một số nước để làm rõ những thành công đã đạt được, phát hiện
những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của chúng. Từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
2
+ Hàm ý cho Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức công tư
trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng từ kinh nghiệm của các nước.
- Câu hỏi nghiên cứu
+ Thực trạng triển khai dự án PPP tại các nước Singapore và Indonesia trong
lĩnh vực cơ sở hạ tầng?
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện của dự án công tư trong lĩnh vực cơ
sở hạ tầng tại Singapore và Indonesia như thế nào?
+ Hàm ý cho Việt Nam để thực hiện các dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ
tầng từ kinh nghiệm triển khai của các nước là gì?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Thực tế triển khai hình thức PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của
Singapore và Indonesia.
+ Hàm ý cho Việt Nam từ kinh nghiệm triển khai của các nước
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: nghiên sử dụng số liệu, sự kiện trong giai đoạn 2010 – 2015.
+ Về mặt không gian: nghiên cứu việc thực hiện dự án công tư trong lĩnh
vực cơ sở hạ tầng tại Singapore, Indonesia.
+ Về nội dung: nghiên cứu việc triển khai các dự án công tư trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng tại Singapore và Indonesia, trong đó tập trung nghiên cứu tới các nhân
tố ảnh hưởng tới việc triển khai dự án PPP ở các nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng
bao gồm: yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trọng. Do thời lượng có hạn, luận văn chỉ
đi sâu phân tích một số nhân tố tác động đến thực hiện của dự án PPP trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng gồm: Các nhân tố bên ngoài (môi trường pháp lý, môi trường kinh tế
xã hội), các nhân tố bên trong (đánh giá nhu cầu của thị trường, quy định về hợp
đồng hợp tác công tư, lựa chọn đối tác, cách thức quản lý). Từ đó rút ra bài học kinh
3
nghiệm cho Việt Nam để phát triển đầu tư theo hình thức công tư trong lĩnh vực cơ
sở hạ tầng.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về đầu tư dưới hình thức công tư trong
lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
- Chỉ ra kinh nghiệm triển khai dự án công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở
Singapore, Indonesia trong đó tập trung chính nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến việc triển khai dự án PPP và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Hàm ý cho Việt Nam để triển khai dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng
từ kinh nghiệm của các nước.
5. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về đầu tư theo
hình thức công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng: giới thiệu chung về đề tài nghiên
cứu gồm lý do lựa chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích & câu
hỏi nghiên cứu, phương pháp và số liệu nghiên cứu, cấu trúc của luận văn. Trình
bày nội dung cơ bản của các nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành trước đó về
đầu tư theo hình thức công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Khái quát những lý
thuyết cơ bản về cơ sở hạ tầng, hợp tác công tư, các hình thức triển khai, các nhân
tố ảnh tới thực hiện của hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu và
nguồn số liệu.
Chương 3: Kinh nghiệm triển khai dự án công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ
tầng ở Singapore, Indonesia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: Trình bày kinh
nghiệm triển khai dự án công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore và
Indonesia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Chương 4: Hàm ý cho Việt Nam triển khai dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở
hạ tầng từ kinh nghiệm của các nước: trình bày tổng quan triển khai đầu tư công tư
4
ở Việt Nam và nêu một số hàm ý cho Việt Nam để thực hiện dự án PPP trong lĩnh
vực cơ sở hạ tầng ở Việt Nam từ kinh nghiệm của các nước.
Kết luận: Tóm tắt kết quả nghiên cứu, nêu ra các hạn chế của luận văn và đề
xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.
Phạm Phan Dũng, 2007. Năm mới, bàn chuyện hợp tác công-tư thúc đẩy
phương thức hợp tác công-tư để huy động các nguồn lực cho phát triển kết
cấu hạ tầng. Tạp chí Tài chính, số 1 năm 2007, tr.17.
2.
Huỳnh Thị Thúy Giang, 2012. Hình thức hợp tác công - tư (Public private
partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.
Luận án tiến sỹ. Trường đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
3.
Kỷ yếu hội thảo, 5/2008. Hợp tác Nhà nước tư nhân. Tổng công ty đầu tư và
kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) phối hợp với PriceWaterCoopersHouse tổ
chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2008.
4.
Kỷ yếu hội thảo, 06/2007. Quan hệ đối tác công tư trong việc cung cấp dịch
vụ cơ sở hạ tầng cho người nghèo tại Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Châu
Á tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2007.
5.
Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2009. Mối quan hệ đối tác nhà nước - tư
nhân. Ngân hàng Phát triển Châu Á, Philippines.
6.
Phan Thị Bích Nguyệt, 2013. PPP - Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển và Hội
nhập, số 10(20) – tháng 05-06/2013, tr.76-80.
7.
Thân Thanh Sơn, 2014. Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức PPP phát
triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Trường Đại
học giao thông vận tải.
8.
Nguyễn Tương, 2008. Kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc thực hiện các dự
án phát triển đường ô tô cao tốc theo hình thức nhà nước- Tư nhân cùng hợp
tác. Tạp chí giao thông vận tải, số 1+ 2 năm 2008, tr.16-18.
6
9.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam, 2013. Phương thức
đối tác công tư (PPP): Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt
Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội.
10.
Dương Lê Vân, 2014. Hoàn thiện khung pháp lý về đối tác công – tư ở Việt
Nam trong phát triển kết cấu hạ tầng. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
11.
Bon-Gang Hwang, Xianbo Zhao, 2013. Public private partnership projects in
Singapore: Factors, critical risks and preferred risk allocation from the
perspective of contractors. International Journal of Project Management,
04/2013: 424–433.
12.
Dailami, Mansoor, và Michael Klein, 1997. Government Support to Private
Infrastructure Projects in Emerging Markets. Policy Research Working
Paper, No.1688, Washington: World Bank.
13.
Michael Regan, Jim Smith, and Peter Love, 2011. Impact of the Capital
Market Collapse on Public-Private Partnership Infrastructure Projects.
Journal
of
construction
engineering
and
management,
10.1061/(ASCE)CO.1943-7862.0000245: 6-16
14.
Ministry of Finance of Singapore, 2010-2014, Public Private Partnership
Book, Singapore.
15.
Liu, X.P and Wang, S, Q, 2006. Risk allocation principle and framework for
PPP projects. Construction Economics, 2(1): 59–63.
16.
Piet de Vries và Etienne B.Yehoue, 2013. The Routledge Companion to
Public-Private Partnerships. Oxford of UK : Version of Record online, DOI:
10.1111/gove.12136.
7
17.
Plumb Ion, Zamfir Andreea, Mina Laura, 2009. Public - private partnership Solution or victim of the current economic crisis?. The Journal of the Faculty
of Economics - Economic, 4(1): 426-430.
18.
Wang, S.Q, Tiong, R.L.K, Ting, S.K và Ashley, 2000. Evaluation and
Management of Political Risks in China's BOT Projects. Journal of
Construction Engineering and Management, 126/3: 242 - 250.
19.
Young Hoon Kwark và các tác giả, 2009. Towards a comprehenshive
understanding of Public Private Partnerships for Infrastructure Development.
California Management Review, Vol. 51 No. 2, Winter 2009; (pp. 51-78)
DOI: 10.2307/41166480.
Tài liệu Internet
20.
Coordinationg Ministry Of Economic Affairs of Indonesia, 2010. Public
Private Partnership Model in Indonesia – Focus on Water sector PPP.
/>a788477c2cc107a1PPPinvestorguide.pdf. [Accessed: 01 April 2016].
21.
Ministry of National Development Planning of Indonesia, 2011. PPP Policy
and
Regulation
in
Indonesia.
/>
policy/47377646.pdf. [Accessed: 01 April 2016].
22.
World
Bank.
Infrastructure
Sectors
Reported
of
Vietnam.
[Accessed: 01 April 2016].
23.
World
Bank.
Economic
data
of
Indonesia.
[Accessed: 01 April 2016].
24.
World
Bank.
Economic
data
of
Singapore.
[Accessed: 01 April 2016].
8