Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

HỘI NGHỊ PARI và HIỆP ĐỊNH PARI về CHẤM dứt CHIẾN TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.72 KB, 18 trang )

HỘI NGHỊ PARI VÀ HIỆP ĐỊNH PARI VỀ CHẤM DỨT
CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HỒN BÌNH Ở VIỆT NAM.
1. Hồn cảnh lịch sử.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đấu tranh ngoại giao là
một trong 3 mặt trân đấu tranh của nhân dân ta, bên cạnh đấu tranh quân
sự và chính trị, trong đó “đấu tranh qn sự và chính trị là nhân tố chủ
yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên
mặt trận ngoại giao”.
Đặc điểm của đấu tranh ngoại giao trong chống Mĩ là “chúng ta chỉ
giành được trên bàn hội nghị cái mà chúng ta đã giành được trên chiến
trường”.
Năm 65, cùng với “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh
phá hoại miền Bắc lần 1, chính quyền Gionxơn cịn nói đến “hịa bình”,
“thương lượng”… nhưng đó chỉ là thủ đoạn chính trị nhằm phối hợp với
hoạt động quân sự của chúng.
Đầu 67, sau thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong hai mùa khô 65-66,
66-67, ta chủ trương mở thêm mặt trận tiến công ngoại giao nhằm tố cáo
tơi ác của Mĩ, vạch trần luận điệu hịa bình, bịt bợ của chúng, nêu cao
tính chính nghĩa của ta, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Mục tiêu đấu tranh ngoại giao trước mắt là đòi Mĩ chấm dứt không
điều kiện cuộc ném bom bắn phá miền Bắc và mọi hoạt động khác chống
nước VNDCCH.
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 68, Giônxơn
tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và bắt đầu nói
đến dàm phán với Việt Nam ngày 31-3-68.
Ngày 13-5-68, cuộc đàm phán chính thức 2 bên giữa đại diện
VNDCCH- Bộ trưởng Xuân Thủy và đại diện chính phủ Hoa Kì- Hariman
ở Pari họp phiên đầu tiên. Tuy chưa giải quyết được vấn đề cơ bản, nhưng
đã mở đầu cho thời kì tiến cơng trực diện về ngoại giao trên bàn hội nghị.
1


1


Ngày 1-11-68, Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá trên toàn
miền Bắc, và đi đến hội nghị 4 bên; VNDCCH, Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam (tức chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hịa
miền Nam Việt Nam), Hoa Kì và Việt Nam Cộng Hịa (chính quyền Sài
Gòn).
Sau hội nghị trù bị 18-1-69. Ngày 25-1-69, Hội nghị 4 bên chính
thức họp phiên đầu tiên tại Pari. Lập trường 4 bên (thực chất là 2 bên) mâu
thuẫn gay gắt, nhất là trên 2 vấn đề: ta đòi Mĩ rút quân khỏi miền Nam và
tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, quyền tự quyết của nhân dân miền
Nam; Mĩ lại nêu quan điểm “có đi, có lại” đòi 2 bên cùng rút quân, như
vậy chúng đã đặt ngang hàng kẻ đi xâm lược và người chống xâm lược.
Do thất bại trên mặt trận quân sự và để giành thắng lợi trong cuộc
tranh cử Tổng thống vào 11-72, Nich xơn dùng thủ đoạn lùi bước trong
thương lượng với ta và xuống thang chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Đầu 10-72, phái đoàn Mĩ tới Pari để nối lại cuộc đàm phán đã bị gián
đoạn từ 3-72.
Trong cuộc tiếp xúc riêng với đại diện Mĩ 8-10-72 tại Pari, ta đưa ra
dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở Việt Nam”
và đề nghị thảo luận để đi đến kí kết.
Ngày 17-10-72, văn bản Hiệp định được hồn tất và hai bên thỏa
thuận kí chính thức vào ngày 31-10-72. Để đi đến kí chính thức, 22-10-72,
Nich xơn tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc từ vĩ tuyến
20 trở ra.
Nhưng sau khi đã trúng cử lại Tổng thống (8-11-72), tập đoàn Nich
xơn trở mặt, đòi xét lại văn bản Hiệp định đã được thỏa thuận đòi ta nhân
nhượng (thay đổi 1 số điều khoản khơng có lợi cho chúng, trong đó có vấn
đề qn miền Bắc rút khỏi miền Nam; trì hỗn việc kí hiệp định để có thời

gian chở vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh cho quân ngụy).
Để ép ta nhân nhượng, kí một Hiệp định do Mĩ đưa ra, Nich xơn âm
mưu giành một thắng lợi quyết định về quân sự, cuộc tập kích bằng máy
bay chiến lược B.52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối 72
2

2


nhằm mục đích đó. Nhưng cuộc tập kích đã bị phá sản hoàn toàn. Thất bại
của Mĩ trên chiến trường đã quyết định thất bại của chúng trên bàn thương
lượng.
Sau khi buộc phải chấm dứt hoàn toàn các cuộc ném bom bắn phá và
mọi hoạt động chiến tranh xâm lược miền Bắc, Mĩ cử đại diện đến Pari để
nối lại bàn đàm phán. Đứng trên tư thế người chiến thắng, phái đồn ta tại
cuộc đàm phán kiên trì đấu tranh giữ vững nội dung cơ bản của dự thảo
Hiệp định đã được thỏa thuận ngày 22-10-72. Qua nhiều cuộc trao đổi, đến
ngày 13-1-73, bản dự thỏa Hiệp định về cơ bản được thỏa thuận.
Hiệp định Pari về chám dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở Việt Nam
được kí tắt 23-1-73, giữa hai chính phủ VNDCCH àvà Hoa Kì. Ngày 271-73 thì được kí chính thức giữa bốn bộ trưởng đại diện các chính phủ
tham dự Hội nghị, tại trung tâm các hội nghị quốc tế ở Pari. Hiệp định bắt
đầu có hiệu lực từ 7h sáng ngày 28-1-73.
2. Diễn biến hội nghị.
Hội nghị kéo dài 5 năm với 202 phiên họp công khai, 24 cuộc tiếp
xúc riêng và phải trải qua hai giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Từ tháng 5-68 đến hết 68.
Thành phần của Hội nghị là hai bên; đó là đồn đại biểu của Việt
Nam DCCH và đồn đại biểu Hoa Kì.
Nội dung Hội nghị: Lập trường chính của chính phủ ta là Mĩ phải
chấm dứt hồn tồn khơng điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc. Có

như vậy chúng ta mới bàn về vấn đề chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình
ở Việt Nam.
Mĩ yêu cầu quân đội miền Bắc rút khỏi miền Nam.
Kết quả: Qua hơn nửa năm đấu tranh quyết liệt ta đã buộc Mĩ phải
ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.
* Giai đoạn 2: Từ 1-69 đến 1-73.
Thành phần 4 bên;
3

3


Đồn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.
Đồn đại biểu của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam (đến 6-6-69 thay thế bằng đoàn đại biểu của Chính phủ
Lâm thời cộng hịa miền Nam Việt Nam).
Đồn đại biểu Hoa Kì.
Đồn đại biểu Việt Nam Cộng (Sài Gịn).
Nội dung của Hội nghị:
Ta đòi Mĩ rút quân khỏi miền Nam, phải cho nhân dân miền Nam tự
quyết định lấy tương lai chính trị của họ.
Mĩ địi hai bên cùng rút quân.
Để làm hậu thuẫn cho Hội nghị, quân và dân cả nước đã đẩy mạnh
đấu tranh đánh địch trên tất các chiến trường.
Qua 4 năm đấu tranh với địch ở trong và ngoài hội nghị, ta đã buộc
Mĩ- Ngụy phải kí vào các văn bản của hội nghị vào ngày 27-1-73.
3. Nội dung của Hiệp định.
- Hoa Kì và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước thân Mĩ, phá hết

các căn cứ qn sự Mĩ, cam kết khơng tiếp tục dính lứu quân sự hoặc can
thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Các bên để cho nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính
trị của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do.
- Các bên cơng nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân
đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Mĩ phải có trách nhiệm tham gia đóng góp vào việc hàn gắn vết
thương chiến tranh ở hai miền Nam- Bắc Việt Nam và trên tồn Đơng
Dương.
4

4


- Mĩ có trách nhiệm vớt hết bom, mìn, thủy lôi do Mĩ thả xuống
phong tỏa các cửa sông, cửa biển ở miền Bắc Việt Nam.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường
bị bắt.
Ngày 2-3-73, Hội nghị quốc tế về Việt Nam được triệu tập tại Pari,
gồm đại biểu của các nước; Liên Xơ, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên
tham gia kí Hiệp định và bốn nước trong Ủy ban giám sát và kiểm soát
quốc tế (Ba Lan, Canađa, Hung ga ri, Inđơnêxia), với sự có mặt của Tổng
thư kí Liên Hợp quốc. Tất cả các nước tham dự Hội nghị đã kí vào bản
Định ước ghi nhận và bảo đảm Hiệp định Pari về Việt Nam được thi hành
nghiêm chỉnh.
4. Ý nghĩa Hiệp định.
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở Việt Nam
là một văn bản mang tính pháp lí quốc tế, là thắng lợi của sự kết hợp đấu
tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
Mở ra một bước ngoặt mới của cách mạng Việt Nam: đối với miền

Bắc tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội; đối với miền Nam là cơ sở chính trị, pháp lí để nhân dân tiến lên hoàn
thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Thời kì “đánh cho Mĩ
cút” đã kết thúc, tạo cơ sở tiếp tục thời kì “đánh cho ngụy nhào” hồn
thành cơng cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN
BẮC, GIẢI PHĨNG HỒN TỒN MIỀN NAM 73-75.
1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội, ra sức chi viện
cho miền Nam.
Sau hiệp định Pari về Việt Nam 27-1-73, miền Bắc đứng trước khó
khăn lớn là cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của
giặc Mĩ, nhất là cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 liên tục trong
12 ngày đêm cuối 72 đã “phá hủy hầu hết những cái mà nhân dân đã tốn
biết bao công sức để xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn
5

5


bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm và làm đảo lộn đến nề nếp quản lí
kinh tế”.
Tình hình đó đặt ra cho miền Bắc nhiệm vụ vừa tranh thủ điều kiện
hịa bình để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh
tế, đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, vừa phải đề cao cảnh
giác, sẵn sàng đối phó với âm mưu và thủ đoạn của địch. Miền Bắc còn
thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn, chi viện sức người, sức của cho tiền
tuyến miền Nam và nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia.
* Trong khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh
tế- xã hội.
Trên khắp miền Bắc, cơng nhân, nơng dân, trí thức… hăng hái lao

động và cơng tác nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển
kinh tế- xã hội:
Đến cuối 6-73, miền Bắc căn bản hồn thành việc tháo gỡ thủy lơi,
bom mìn do Mĩ thả trên sông, trên biển đảm bảo đi lại bình thường.
Sau hai năm (73-74), về cơ bản miền Bắc khôi phục xong các cơ
sở kinh tế, các hệ thống thủy nơng, mạng lưới giao thơng, các
cơng trình văn hóa, giáo dục y tế. Kinh tế có bứơc phát triển.
Cuối 74, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp trên một số mặt đã
đạt và vượt mức chỉ tiêu năm 65 và 71, là hai năm phát triển kinh
tế cao nhất trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Tổng sản phẩm xã hội 73 cao hơn 65, năm 74 cao hơn 73 là 12,4
%. Sản lượng lúa 73 đạt 5 triệu tấn . Năm 74, mặc dù có một số
khó khăn về thiên tai, miền Bắc vẫn đạt 4,8 triệu tấn. Gía trị tổng
sản lượng cơng nghiệp, thủ công nghiệp năm 74 tăng 15 % so với
73.
* Trong thực hiện nghĩa vụ hậu phương.
- Trong 73-74, miền Bắc đã đưa vào các chiến trường miền Nam,
Lào, Capuchia gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ
chuyên môn, kĩ thuật…Đột xuất trong 2 tháng đầu 75, miền Bắc gấp rút
6

6


đưa vào miền Nam 57.000 bộ đội (trong tổng số 108.000 bộ đội của kế
hoạch động viên 75).
- Về vật chất kĩ thuật, miền Bắc đã đáp ứng đầy đủ và kịp thời:
Từ đầu mùa khô 73-74 đến đầu mùa khô 74-75, miền Bắc đã đưa
vào chiến trường hơn 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men, quân trang,
quân dụng, lương thực, thực phẩm. Trong đó có 4,6 vạn tấn vũ khí, đạn

dược; 12,4 vạn tấn gạo; 3,2 vạn tấn xăng dầu.
Chi viện cho miền Nam thời kì này, ngoài việc yêu cầu phục vụ
nhiệm vụ chiến đấu tiến tới Tổng khởi nghĩa và nổi dậy xuân 75, còn phải
phục vụ nhiệm vụ xây dựng vùng giải phóng (trên các mặt quốc phịng,
kinh tế, giao thơng vận tải, văn hóa, giáo dục, y tế) và chuẩn bị cho nhiệm
vụ tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc.
2. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm”, tạo
thế và lực tiến tới giải phóng hồn tồn.
a. Âm mưu, hành động của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp
định Pari.
Với hiệp định Pari về Việt Nam ta đã “đánh cho Mĩ cút” mà vẫn
chưa “đánh cho ngụy nhào”. Ngày 29-3-73, tốn lính Mĩ cuối cùng rời
khỏi nước ta. Nhưng do ngụy chưa nhào, Mĩ còn duy trì được chính quyền
tay sai ở miền Nam nên chúng vẫn giữ lại hơn 20 vạn cố vấn quân sự, lập
bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ qn sự, kinh tế cho chính quyền Sài
Gịn.
Điều gì xảy ra ngày 29-3-73?
Đó là ngày Bộ chỉ huy quân viễn chinh Mĩ tổ chức lễ cuốn cờ, sau
dó Uâyen – Tổng tư lệnh quân đội Mĩ ở Nam Việt Nam, đến nhập với 2501
tên lính Mĩ cuối cùng lặng lẽ rời sân bay Tân Sơn Nhất, dưới sự kiểm soát
của các sĩ quan QĐND Việt Nam trong Ban liên hiệp quân sự bốn bên.
Chấm dứt sự có mặt của quân đội xâm lược trên đất nước ta sau 115 năm,
kể từ 1858.

7

7


Được cố vấn Mĩ chỉ huy và nhận viện trợ của Mĩ (tuy khơng bằng

trước), chính quyền Sài Gịn ngang nhiên xóa hoại Hiệp định. Chúng huy
động hầu như tồn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”,
liên tiếp mở những cuộc hành quân “bình định-lấn chiếm” vùng giải
phóng. Đây thực chất là hành động tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh” của Nich xơn, chống lại các lực lượng cách mạng và nhân
dân miền Nam.
Về phía ta, việc kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hịa bình ở Việt Nam và việc quân đội xâm lược Mĩ rút khỏi nước ta, đã
tạo nên sự thay đổi căn bản trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và
phản cách mạng, có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam
chống âm mưu và hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
b. Đấu tranh của nhân dân miền Nam.
So sánh tương quan lực lượng của ta và địch sau 1973 => thời cơ giải
phóng miền Nam xuất hiện?
Thời cơ là lúc diều kiện chủ quan và khách quan có lợi cho ta.
Thời cơ xuất hiện khi giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ
được nữa và giai cấp bị trị không thể sống như vậy nữa.
Thời cơ xuất hiện sau Hiệp định Pari, so sánh tương quan lực lượng
có lợi cho ta:
- Quân đội Mĩ rút khỏi miền Nam nhưng quân đội miền Bắc vẫn tiếp
tục ở miền Nam.
- Quân Ngụy bị cô lập, ngược lại quân đội miền Nam được sự chi
viện của miền Bắc, tại chỗ và quốc tế.
- Vùng giải phóng của ta ngày càng được mở rộng, vùng chiếm đóng
của địch ngày càng bị thu hẹp.
=> Tương quan lực lượng đã có sự thay đổi theo chiều hướng có lợi
cho ta, thời cơ giải phóng hồn tồn miền Nam đã xuất hiện.
8

8



* Trong những năm đầu sau Hiệp định Pari đến trước khi có Nghị
quyết 21 của TW Đảng.

Trong cuộc đấu tranh chống “bình định- lấn chiếm”, chống âm mưu
“tràn ngập lãnh thổ” của chúng vào những ngày tháng đầu sau Hiệp định,
quân dân ta đã đạt một số thắng lợi nhất định. Nhưng do không đánh giá
hết âm mưu phá hoại Hiệp định của địch, do quá nhấn mạnh đến hịa bình,
hịa hợp dân tộc… nên trên một số địa bàn quan trọng, chúng ta bị mất đất,
mất dân.
* Từ khi có nghị quyết 21 của TW Đảng (7-73).
Nắm bắt tình hình trên, 7-73, Hội nghị BCHTW lần 21 của Đảng
họp. Trên cơ sở nhận định kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn
VănThiệu - kẻ đang phá hoại hịa bình, ngăn cản nhân dân ta đi tới độc lập,
tự do, thống nhất tổ quốc. Hội nghị nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng
Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là: “tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân” và nhấn mạnh “trong bất cứ tình hình nào cũng phải
tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến
công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại
giao”.
Quán triệt chủ trương của Đảng, 8-10-73, Chính phủ lâm thời Cộng
hịa miền Nam Việt Nam ra tun bố vạch rõ:
Chính phủ Hoa Kì chấm dứt hồn tồn và triệt để mọi dính lứu qn
sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, phải rút hết
quân sự đội lốt dân sự ra khỏi miền Nam theo như Hiệp định Pari đã quy
định.
Đánh đổ Nguyễn Văn Thiệu và phe cánh- trở ngại chính của việc giải
quyết các vấn đề chính trị ở miền Nam Việt Nam hiện nay. Thành lập ở Sài
Gòn một chính quyền tán thành hịa bình, hịa hợp dân tộc, nghiêm chỉnh

thi hành Hiệp định Pari về Việt Nam.
Cũng do nắm vững quam điểm cách mạng bạo lực và tư tưởng chiến
lược tiến công. Ngày 15-10-73, Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân
9

9


dân giải phóng miền Nam Việt Nam đã ra lệnh cho quân và dân miền Nam
kiên quyết đánh trả những hành động đánh chiếm của địch.
* Những điểm khẳng định sự đúng đắn, linh hoạt của Đảng trong đề
ra chủ trương, kế hoạch.
- Chủ trương giải phóng hồn tồn miền Nam được đề ra dựa trên
cơ sở nhận định đúng sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa ta và địch
ngày càng có lợi cho ta.
- Đề ra kế hoạch giải phóng hồn tồn miền Nam trong hai năm 75
và 76, nhưng cũng dự đốn khả năng giải phóng sớm hơn (trong 75) khi
thời cơ đến nhanh bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy.
- Đảng cũng nêu sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để
đỡ thiệt hại về người và của, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, cơng trình văn
hóa…giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 21 của Đảng, từ cuối 73,
quân dân ta ở miền Nam vừa kiên quyết đánh trả những cuộc hành quân
“bình định- lấn chiếm” của địch, bảo vệ vùng giải phóng; vừa chủ động
mở những cuộc tiến cơng địch, mở rộng vùng giải phóng.
Từ cuối 73, quân dân ta chẳng những đã bảo vệ được vùng giải
phóng và căn cứ cách mạng, mà còn lấy lại nhiều vùng bị địch lấn chiếm.
Cuối 74 đầu 75, ta mở đợt hoạt động quân sự ở đồng bằng sông Cửu
Long và Đông Nam Bộ. Quân dân ta đã giành thắng lợi vang dội trong
chiến dịch Đường 14- Phước Long (từ 12-12-74 đến 6-1-75), loại khỏi

vịng chiến đấu 3000 địch, giải phóng đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước
Long với 5 vạn dân (tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng hồn
tồn).
Sau chiến thắng này của ta, chính quyền Sài Gịn phản ứng mạnh và
đưa quân chiếm lại, nhưng đã thất bại. Còn Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ
yếu dùng áp lực đe dọa từ xa. (Sự thật thì như thơng báo ngày 9-1-74 của
Sứ quán Mĩ gửi cho Thiệu; “Việc yểm trợ bằng máy bay của Mĩ lúc này
chưa được phép”).
10

10


Thực tế thắng lợi của ta ở Phước Long, phản ứng của Mĩ và chính
quyền Sài Gịn sau đó, cho thấy rõ về sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi
của quân ta, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn; về khả năng can
thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.
Phối hợp với đấu tranh quân sự, nhân dân ta ở miền Nam đẩy mạnh
đấu tranh chính trị và ngoại giao. Đấu tranh tranh chính trị địi Mĩ – Ngụy
thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pari, đòi chúng thực hiện các quyền tự
do dân chủ, địi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Đấu tranh ngoại
giao nhằm tố cáo hành động của Mĩ – Ngụy vi phạm Hiệp định, phá hoại
hịa bình, hịa hợp dân tộc và nêu cao tính chất chính nghĩa cuộc đấu tranh
của nhân dân ta.
Tại các vùng giải phóng, đồng thời với cuộc đấu tranh bảo vệ quê
hương, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự
trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hồn thành giải phóng miền Nam.
Năm 73, diện tích gieo trồng ở các vùng giải phóng thuộc đồng bằng
sơng Cửu Long tăng 20 % so với 72. Nhờ sản xuất phát triển, đóng góp
của nhân dân cho cách mạng ngày càng tăng. Năm 73, nhân dân khu 9

(miền Tây Nam Bộ) đã đóng góp 1,7 triệu giạ lúa (bằng 34.000 tấn) và 6
tháng đầu 74 đã đóng góp được 2,4 triệu giạ (bằng 48.000 tấn).
Các ngành sản xuất công nghiệp, thủ cơng nghiệp, thương nghiệp,
các mặt hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế cũng được đẩy mạnh.
CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975.
1. Chủ trương kế hoạch giải phóng hồn tồn miền Nam.
Cuối 74 đầu 75, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam
thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Đảng họp hội nghị Bộ chính trị (từ
30-9 đến 7-10-74) và Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (từ 18-12-74 đến 8-175) để bàn kế hoạch giải phóng hồn tồn miền Nam.
Hội nghị Bộ chính trị mở rộng đang họp bàn thì nhận được tin
qn dân ta giải phóng đường 14 và toàn tỉnh Phước Long (6-1-75).

11

11


Thắng lợi Phước Long và tình hình chiến sự sau Phước Long giúp
Bộ chính trị củng cố thêm quyết tâm chiến lược, bổ sung và hoàn chỉnh kế
hoạch 2 năm (75-76) hồn thành giải phóng miền Nam đề ra từ Hội nghị
Bộ chính trị 10-74. Cụ thể là năm 75 tranh thủ thời cơ bất ngờ tiến công
địch trên quy mô lớn, rộng khắp, tạo điều kiện để đến năm 76 tiến hành
tổng cơng kích- tổng khởi nghĩa giải phóng hồn tồn miền Nam.
Bộ chính trị đề ra kế hoạch 2 năm, nhưng lại nhấn mạnh “cả năm 75
là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 75 thì lập tức
giải phóng miền Nam trong năm 75”. Bộ chính trị cũng nhấn mạnh sự cần
thiết phải tranh thủ thời cơ thực hiện cuộc “tổng công kích- tổng khởi
nghĩa”, phải đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân
dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, cơng trình văn hóa… giảm bớt sự tàn phá
của chiến tranh.

Hội nghị Bộ chính trị của Đảng cuối 74 đầu 75 có ý nghĩa lịch sử
trọng đại. Hội nghị đã phân tích, đánh giá chính xác sự phát triển của tình
hình , đề ra phương hướng hành động đúng đắn, thể hiện quyết tâm chiến
lược cao để giải phóng hồn tồn miền Nam khi thời cơ đến.
2. Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 75 diễn ra từ 4-3 đến 2-5-75,
trải qua 3 chiến dịch lớn:
Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4-3 đến 24-3-75).
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, cả ta và địch
đều muốn nắm giữ. Từ chiến trường này, có thể phát triển xuống phía Nam
theo Đường 14 hoặc phát triển sang hướng Đông theo các trục đường 19, 7
và 21. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của quân ta, địch chốt giữ
ở đây một lực lượng mỏng, bố phịng nhiều sơ hở. Ở Tây Ngun, địch có
1 sư đoàn chủ lực, 7 liên đoàn biệt động, 4 thiết đoàn xe tăng và thiết giáp.
Chúng cho rằng năm 75 ta chưa đủ sức đánh thị xã và thành phố, và nếu có
đánh thì cũng đánh ở phía Bắc Tây Nguyên. Vì vậy, địch tập trung lực
lượng giữ Plâyku, Kontum, cịn Đắc lắc, trong đó có thị xã Bn Mê Thuật
thì sơ hở, càng vào sâu phía trong thị xã, lực lượng càng giảm.
12

12


Căn cứ vào đó, Hội nghị chính trị 10-74 quyết định chọn Tây
Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong 75. Ta chọn Nam Tây Nguyên
làm hướng tiến công chủ yếu, mục tiêu đầu tiên là Buôn Mê Thuật, hướng
phát triển tiếp theo là phía Đơng. Sử dụng lực lượng và cách đánh phải
mạnh bạo, bí mật, bất ngờ, nghi binh tốt, hướng sự chú ý của địch vào Bắc
Tây Nguyên và Trị - Thiên.
Đầu 3-75, quân ta tiến công địch nhiều nơi ở Tây Nguyên, và 4-3

quân ta đánh nghi binh ở Plâyku, Kontum nhằm thu hút quân địch vào
hướng đó.
1h 55’ ngày 10-3-75, qn ta tấn cơng Bn Mê Thuật, sau 2 ngày
chiến đấu ta tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đây và làm chủ hoàn toàn thị xã.
Ngày 12-3, địch phản công chiếm lại nhưng không thành.
Sau 2 địn đau (10 và 12-3) ở Bn Mê Thuật, tồn bộ hệ thống
phịng ngự của địch ở Tây Nguyên bị rung chuyển, quân địch mất tinh
thần, hàng ngũ rối loạn, từ đó nảy sinh những sai lầm về chiến lược.
Ngày 14-3, Nguyễn Văn Thiệu cho quan rút khỏi Tây Nguyên về giữ
vùng duyên hải Nam Trung Bộ, rồi tập trung lực lượng tái chiếm Buôn Mê
Thuật. Ta chặn đánh, truy kích.
Đến 24-3, tồn bộ qn địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, chiến dịch
kết thúc. Ta tiêu diệt toàn bộ qn đồn 2 trấn giữ ở đây, giải phóng toàn
bộ Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân. Đồng thời giải phóng một số tỉnh
ven biển miền Trung; Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới; từ cuộc tiến công chiến lược, phát triển
thành cuộc Tổng tiến cơng chiến lược trên tồn chiến trường miền Nam.
Chiến dịch Huế- Đà Nẵng (từ 21-3 đến 29-3-75).
Thấy được thời cơ chiến lược đến nhanh và rất thuận lợi, (18-3) Bộ
chính trị có quyết định kịp thời về giải phóng Sài Gịn và tồn miền Nam
ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn tiếp diễn.
13

13


Muốn hồn thành nhiệm vụ cơ bản đó, nhiệm vụ chiến lược trước
mắt là tiến hành chiến dịch giải phóng Huế- Đà Nẵng. Phương châm chiến
dịch là “táo bạo, bất ngờ, kịp thời, chắc thắng”.

Ngày 19-3, quân ta giải phóng Quảng Trị, địch lo sợ bỏ chạy về giữ
Huế và Đà Nẵng.
Ngày 21-3, quân ta thọc sâu vào căn cứ địch, chặn các đường rút
chạy của chúng, hình thành thế bao vây địch trong thành phố.
10h 30’ ngày 25-3, quân ta tiến vào Huế, đến ngày hơm sau (26-3)
giải phóng toàn bộ tỉnh Thừa Thiên- Huế. Trong cùng thời gian ta tiến vào
giải phóng thị xã Tam Kì (24-3), Quảng Ngãi (25-3), Chu Lai (26-3) tạo
thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam.
Đà Nẵng, thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, căn cứ quân sự liên
hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn, rơi vào thế cô lập. Hơn 10 vạn
địch bị dồn ứ về đây trở nên hỗn loạn, mất khả năng chiến đấu. Sáng 29-3,
quân ta từ ba phía; Bắc – Tây - Nam tiến thẳng vào thành phố, đến 3 h chiều
thì giải phóng tồn bộ Đà Nẵng.
Từ cuối 3 đầu 4-75, nhân dân các tỉnh ven biển miền Trung, phía
Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ
trang địa phương và quân chủ lực, dã nổi dậy đánh địch giành quyền làm
chủ, các đảo biển miền Trung cũng lần lượt được giải phóng.
Chiến thắng Huế - Đà Nẵng đã gây nên tâm lí tuyệt vọng trong ngụy
qn, đưa cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy của quân dân ta tiến lên một
bước với một sức mạnh áp đảo.
Chiến dịch Hồ Chí Minh 26-4 đến 30-4-75.
Mất Tây Nguyên, mất miền Trung, địch co cụm lại ở Sài Gòn để cố
thủ. Chúng thành lập tuyến phịng thủ từ xa để bảo vệ phía Bắc Sài Gòn.
Sau hai chiến dịch đại thắng, thời cơ để giải phóng hồn tồn miền
Nam trong 75 đã chín muồi. Từ đó Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch
lớn nhất đánh vào Sài Gòn. Chiến dịch này được Bộ chính trị quyết định
14

14



lấy tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh” (14-4-75). Chiến dịch Hồ Chí Minh
nhằm giải phóng Sài Gịn và miền Nam trước mùa mưa (trước 5-75).
Để đảm bảo cho chiến dịch toàn thắng, Đảng chủ trương tập trung
nhanh lực lượng, binh khí kĩ thuật. Cả nước lúc này ra quân với tinh thần
“đi nhanh đến, đánh nhanh thắng”, với phương châm “thần tốc, táo bạo,
bất ngờ và chắc thắng”.
Ngày 9-4, quân ta tấn cơng Xn Lộc, một căn cứ phịng thủ trọng
yếu của địch bảo vệ Sài Gịn từ phía Đơng. Tại đây diễn ra những trận
chiến đấu ác liệt. Ngày 16-4, quân ta phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở
Phan Rang. Ngày 21-4, toàn bộ địch ở Xuân Lộc tháo chạy.
Trước việc tuyến phòng thủ bị chọc thủng (Phan Rang 16/4, Xuân
Lộc 21/4) và Phnôm Pênh (Thủ đô Campuchia) được giải phóng 17/4, nội
bộ Mĩ - Ngụy càng thêm hoảng loạn.
Ngày 18-4, Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn.
Ngày 21-4, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức tổng thống, Trần Văn
Hương lên thay.
17h ngày 26-4, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Tất cả
5 cánh quân từ các hướng vượt qua tuyến phịng thủ vịng ngồi của địch
tiến vào thành phố Sài Gịn.
Qn đồn 1 hướng Bắc.
Qn đồn 2 hướng Tây Bắc.
Qn đồn 3 hướng Đơng Nam.
Qn đồn 4 hướng Đơng.
Đồn 232 và Sư đồn 8 qn khu 8 hướng Tây Nam.
Ngày 28-4, các trận địa pháo của ta đồng loạt nã đạn vào sân bay Tân
Sơn Nhất. 17h cùng ngày, một phi đội mang tên “quyết thắng”, do Nguyễn
Thành Trung chỉ huy, lái 5 máy bay A37 ném bom xuống sân bay Tân Sơn
Nhất.
15


15


Đêm 28 rạng 29-4, tất cả các cánh quân của ta được lệnh đồng loạt
tổng cơng kích vào trung tâm thành phố, đánh chiếm tất cả các cơ quan
đầu não của địch.
9h30’ ngày 30-4, Dương Văn Minh vừa lên làm Tổng thống Sài Gịn
hơm 28-4 kêu gọi ngừng bắn để “điều đình giao chính quyền” nhằm cứu
qn Ngụy khỏi sụp đổ.
10 h 45‘ ngày 30-4, xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh độc lập ngụy,
bắt sống toàn bộ ngụy quyền trung ương, Dương Văn Minh tuyên bố đầu
hàng không điều kiện.
11h 30‘ cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Phủ tổng thống
Ngụy, báo hiệu sự tồn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Sau giải phóng Sài Gịn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn
lại thừa thắng, nhất tề đứng lên tiến cơng và nổi dậy theo phương thức “xã
giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh”. Ngày 2-5,
Châu Đốc, tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.
4. Ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 75.
Đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 triệu quân chủ lực, đập tan hồn
tồn bộ máy chính quyền Sài Gịn từ TW đến cơ sở. Trên cơ sở đó, chính
quyền cách mạng được thành lập, nhân dân làm chủ hoàn toàn miền Nam.
Là thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất của nhân dân ta trong 21 năm
kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây cũng là một trong những thắng lợi to
lớn và oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, được xem
như một trận Bach Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong các thế kỉ trước, hay
trận Điện Biên Phủ trong thế kỉ XX.
Là thắng lợi quyết định kết thúc 21 năm cuộc kháng chiến chống Mĩ,
đồng thời kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ

quốc từ sau cách mạng tháng 8-45.
Tạo điều kiện thuận lợi và thời cơ lớn cho nhân dân Campuchia và
nhân dân Lào tiến lên giải phóng hồn tồn đất nước mình trong 75.
16

16


5. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng
chíên chống Mĩ cứu nước.
1. Kết quả.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta đã giành
thắng lợi hồn tồn có ý nghĩa lịch sử trọng đại.
2. Ý nghĩa lịch sử.
* Đối với dân tộc ta:
Đây là một thắng lợi vĩ đại, tiêu biểu của nhân dân ta trong cuộc đấu
tranh chống ngoại xâm. Với thắng lợi này, nhân dân ta đã thực hiện chọn
vẹn mục tiêu giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thực hiện thống
nhất đất nước.
Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước; đồng thời kết thúc
30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc; Chấm dứt vĩnh
viễn ách thống trị của đế quốc, phong kiến ở nước ta; Hoàn thành cơ bản
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, kỉ nguyên độc lập
thống nhất đi lên CNXH.
* Đối với thế giới.
Thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất vào các
lực lượng cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ hai của tên đế quốc đầu
sỏ, phá vỡ phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đơng Nam Á của
đế quốc Mĩ.Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng

của chúng, đẩy chúng vào tình thế khó khăn, thu hẹp và làm yếu hệ thống
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Tăng cường liên minh chiến đấu giữa 3 dân tộc Đông Dương, tăng
cường các lực lượng cách mạng, dân chủ hòa bình trên thế giới. Là nguồn
cổ vũ mạnh mẽ với các phong trào cách mạng trên thế giới, các dân tộc
đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
3. Nguyên nhân thắng lợi.
17

17


Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta
do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo nên.
* Nguyên nhân chủ quan:
Do sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, với
đường lối chính trị, quân sự độc lập tự chủ, phương pháp cách mạng đúng
đắn, sáng tạo. Đó là đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách
mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam. Kết hợp hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Biết phát huy đúng tình hình, đề ra kế hoạch chính xác, kịp thời chớp thời
cơ; linh hoạt cách đánh trong từng chiến dịch để phù hợp với tình hình cụ
thể; phối hợp tài tình giữa tiến cơng và nổi dậy, nổi dậy và tiến cơng, giữa
chiến trường chính với chiến trường phụ.
Nhân dân ta có lịng u nước nồng nàn, đã phát huy đến mức cao
nhất truyền thống yêu nước, đoàn kết quyết tâm giữ vững nền độc lập của
toàn dân ta.
Chế độ XHCN ở miền Bắc là hậu phương vững chắc tạo tiền đề cho
chiến trường của nhân dân ta.
* Nguyên nhân khách quan.

Tinh thần đoàn kết chiến đấu, phối hợp thống nhất giữa ba dân tộc
Đông Dương chống kẻ thù chung là đế quốc Mĩ.
Sự ủng hộ to lớn, có hiệu quả của Liên Xơ, Trung Quốc và các nước
XHCN anh em khác. Sự đồng tình ủng hộ của phong trào giải phóng dân
tộc và các lực lượng dân chủ hịa bình trên thế giới trong đó có nhân dân
Mĩ.

18

18



×