Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

giao an gdcd 11 bai 1 tiet 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.21 KB, 2 trang )

Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Tiết 1

I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức
- Nêu được thế nào là sản xuất vật chất và vai trò sản xuất vật chất.
- Nêu được các yếu tố của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
2. Về kĩ năng
Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng bản thân.
3. Về thái độ
Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 11
- Sách bài tập GDCD 11, sơ đồ và tài liệu có liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập
3. Học bài mới
Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải làm gì? để thực hiện một
quá trình sản xuất cần phải có những yếu tố nào? Đó chính là nội dung nghiên
cứu của bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Giáo viên giúp học sinh nắm được
thế nào là sản xuất của cải vật chất.
? Con người muốn tồn tại và phát triển
cần phải làm gì?
? Con người tác động làm biến đổi tự
nhiên để làm gì?


? Em hiểu thế nào là sản xuất của cải
vật chất?
Sau khi học sinh nắm được thế nào là
sản xuất của cải vật chất, giáo viên có
thể đặt ra các câu hỏi dẫn dắt gợi mở
để học sinh tự trả lời.
? Theo em sản xuất vật chất có vai trò
như thế nào?
? Tại sao thông qua lao động con
người lại hoàn thiện về thể chất và tinh
thần?
? Tại sao sản xuất của cải vật chất lại
giúp cho các phương thức sản xuất
hoàn thiện?
Giáo viên đưa ra sơ đồ sức lao động
=> Tư liệu lao động => đối tượng lao

1. Sản xuất của cải vật chất.

a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất

Con người tác động vào tự nhiên để:
+ Làm biến đổi các yếu tố tự nhiên
+ Tạo ra sản phẩm
=> phục vụ nhu cầu của mình
b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất

- Để duy trì sự tồn tại của con người
- Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt
động của xã hội.

- Là quá trình hoàn thiện và phát triển các
phương thức sản xuất
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
a. Sức lao động

Sức lao động

Thể lực

Trí lực

- Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần
được con người sử dụng vào quá trình sản xuất.


Hoạt động của giáo viên và học sinh
động => Sản phẩm sau đó giáo viên đi
vào từng yếu tố.
? Để sản xuất chúng ta cần phải có
những yếu tố nào?
? Sức lao động của một con người bao
gồm hai mặt nào?
Khi phân tích khái niệm lao động giáo
viên cần nhấn mạnh tính có mục đích,
có ý thức trong hoạt động lao động của
con người.
? Tại sao lao dộng lại là hoạt động có
mục đích, có ý thức của con người?
? Em hiểu như thế nào về câu nói của
Mác trong sách giáo khoa (trang 6)

? Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa sức
lao động với lao động?
? Tai sao sức lao động mới chỉ là khả
năng lao động?
? Em lấy ví dụ về yếu tố tự nhiên có
sẵn trong tự nhiên?
? Em hãy lấy ví dụ về yếu tố tự nhiên
trải qua tác động của lao động?
? Theo em đối tượng lao động là gì?
? TLLĐ được chia làm mấy loại? lấy
ví dụ chứng minh cho từng loại?
? Em hãy chỉ ra sự phân biệt giữa
TLLĐ và ĐTLĐ mang tính tương đối?
? Trong các yếu tố của sản xuất, yếu tố
nào giữ vai trò quan trọng nhất?

Nội dung kiến thức cần đạt
- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức
của con người làm biến đổi các yếu tố tự nhiên
cho phù hợp với nhu cầu của mình
- Khác nhau giữa sức lao động và lao động
+ Sức lao động mới chỉ là khả năng lao động
+ Lao động là sự tiêu dùng sức lao động
b. Đối tượng lao động

- ĐTLĐ có hai loại

ĐTLĐ
ĐTLĐ có sẵn trong tự
nhiên


ĐTLĐ qua tác động của
lao động

- ĐTLĐ là những yếu tố của tự nhiên mà lao động
của con người tác động vào nhằm biến đổi nó
cho phù hợp với mục đích của con người
c. Tư liệu lao động

- TLLĐ chia lam 3 loại
+ Công cụ lao động
+ Hệ thống bình chứa
+ Kết cấu hạ tầng
- Khái niệm TLLĐ (SGK)
- Phân biệt ĐTLĐ với TLLĐ chỉ mang tính tương
đối
- SLĐ là yếu tố giữ vai trò quyết định vì: SLĐ
mang tính sáng tạo, nguồn lực không cạn kiệt
Như vậy:

+ TLSX = TLLĐ + ĐTLĐ
+ Quá trình sản xuất = SLĐ + TLSX => sản phẩm

4. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết
- Cho học sinh liên hệ với địa phương
5. Dặn dò nhắc nhở
Về nhà trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, học bài cũ và chuẩn bị
bài mới.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×