Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

BC TONG KET 2012-2013, PHUONG HUONG 2013-2014 CAP TIEU HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.3 KB, 29 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

/BC-SGDĐT

Hà Tĩnh, ngày

tháng 8 năm 2013

DỰ THẢO

BÁO CÁO
Tổng kết năm học 2012 - 2013
Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013 – 2014
cấp Tiểu học

Năm học 2012 - 2013 diễn ra trong bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước và
tỉnh nhà còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Song được sự quan tâm, chỉ đạo của
Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực, cố gắng, phấn đấu của đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh các nhà trường, ngành GD-ĐT Hà Tĩnh nói chung
và Giáo dục Tiểu học nói riêng tiếp tục ổn định và có những bước phát triển mới,
hoàn thành nhiệm vụ năm học đã đề ra với những kết quả đáng khích lệ.
Phần I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 – 2013
I. Thực hiện các nhiệm vụ năm học
1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của Ngành


Năm học 2012-2013, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiếp tục chỉ đạo triển khai
Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục kết hợp
với cuộc vận động “Hai không” gắn với giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nhân cách
nhà giáo, chống các hành vi xúc phạm danh dự và thân thể học sinh. Đặc biệt, coi
trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; đấu
tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo.
Hầu hết các trường học đã triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua của
ngành một cách nghiêm túc, có hiệu quả, nhờ vậy, trong năm học qua chưa có biểu
hiện vi phạm đạo đức nhà giáo trong đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế
hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện một số
nội dung sau:
1


- Xây dựng công trình vệ sinh đúng chuẩn (tính đến cuối năm học, toàn cấp
học có 220 công trình vệ sinh của giáo viên (tỉ lệ 79,4%) và 315 công trình vệ sinh
của học sinh (tỉ lệ 73,9%) đúng chuẩn); trường đảm bảo xanh - sạch - đẹp và an
toàn; học sinh được chăm lo toàn diện và phát triển kỹ năng sống thích ứng, thân
thiện.
- Chỉ đạo tổ chức tốt Đại hội Điền kinh – Thể thao năm học 2012-2013 các
cấp, tổ chức thi hát dân ca, trò chơi dân gian và thi nghi thức Đội học sinh tiểu học
và THCS. Tất cả các phòng Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức tốt Đại hội Điền kinh –
Thể thao năm học 2012-2013 và tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động “Mỗi
thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
- Mỗi trường tiểu học đều có kế hoạch và tổ chức chăm sóc các di tích lịch

sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương, góp phần phát huy tính tích cực của học sinh
trong việc tự giáo dục, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của địa
phương và quốc gia. Thông qua hoạt động tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị
các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương, việc dạy học các môn Tiếng Việt, Lịch
sử, Địa lí, Đạo đức trở nên sống động và hiệu quả hơn.
- Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh mở chuyên đề bồi dưỡng cho
đội ngũ cán bộ quản lí các nhà trường về giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh học
đường. Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện bảo hiểm y tế học sinh đạt kết
quả khá, có 100% số trường với 77% số học sinh tham gia, đã góp phần tạo nguồn
kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh ngay tại trường học (bên cạnh
địa phương có tỷ lệ học sinh tham gia cao như huyện Nghi Xuân (97%), TP Hà
Tĩnh (92%)... còn có các địa phương đạt tỷ lệ thập như Can Lộc (62%), Hương
Khê (59%), các trường Tiểu học có tỷ lệ học sinh tham gia thấp là Hương Lâm 5%,
Hương Liên 17%, Phú Gia 20%, Hương Thọ 22%, Thượng Lộc 26%); những
trường, địa phương có tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế thấp không những không chấp
hành Luật Bảo hiểm y tế, mà còn thể hiện công tác tuyên truyền, giáo dục tính
cộng đồng cho học sinh hiệu quả hạn chế.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, sở Văn hóa - Thể thao
và Du lịch tập huấn cho 58 cán bộ cốt cán về dạy bơi cứu đuối.
- Triển khai chuyên đề giáo dục kĩ năng sống thông qua hệ thống bài tập
thực hành cho học sinh, kết quả sau 1 năm cho thấy: học sinh đã tự tin hơn trong
giao tiếp, mạnh dạn phát biểu, mạnh dạn nêu ý kiến; các em đã tự giác và có ý thức
hơn trong các hoạt động của trường, của lớp. Các đơn vị chỉ đạo tốt công tác này là
Can Lộc, TX Hồng Lĩnh, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà. Tuy nhiên trong quá trình triển
khai còn gặp phải một số khó khăn như: phương pháp và hình thức tổ chức còn
đơn điệu, chưa lôi cuốn được học sinh; kĩ năng sống của một số giáo viên còn hạn
chế; nội dung bài học với thực tế việc làm của một số người lớn đôi khi còn trái
ngược nhau.
2



- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội đồng Đội tỉnh tập huấn
nghiệp vụ công tác Đội, Sao, phổ biến, nhân rộng các trò chơi dân gian, các hoạt
động vui chơi giải trí tích cực, các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp... cho các Tổng phụ trách Đội.
- Chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá, công
nhận các trường đã đăng kí và phấn đấu đạt danh hiệu "Trường học thân thiện, học
sinh tích cực" theo biểu điểm quy định. Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm,
nhân rộng các điển hình về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Trong năm học, Sở đã giới thiệu và tổ chức giao lưu cho học viên lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý cấp tiểu học khóa 1 với các trường tiểu học điển hình của thành
phố Đà Nẵng; giao lưu, học tập giữa các trường tiểu học của huyện Nghi Xuân,
Lộc Hà với trường tiểu học Trường Sơn, TH Thị trấn Đức Thọ (Đức Thọ); giữa các
trường tiểu trong tỉnh với trường tiểu học Kỳ Sơn (Kỳ Anh), Bắc Hồng (Hồng
Lĩnh).
- Đến nay, đã có nhiều trường tiểu học thực hiện các yêu cầu, nội dung “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” một cách có hiệu quả, đầu tư xây
dựng cảnh quan, mua sắm CSVC theo hướng đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn và
hiện đại. Kết quả xếp loại “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học
2012 - 2013 cụ thể như sau:
Tổng số trường Tiểu học: 272 trường (Đến ngày 31/5/2013 có 272 trường
Tiểu học – chưa kể 02 trường có 2 cấp học).
Xuất sắc: 59; Tốt: 106; Khá: 92; Trung bình: 15; Cần cố gắng: 0
- Đặc biệt trường Tiểu học Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh đã khánh thành và
đưa vào sử dụng bể bơi kiên cố đầu tiên trên địa bàn tỉnh với số vốn đầu tư 1,4 tỉ
đồng.
- Phòng GD&ĐT Cẩm Xuyên đã tổ chức Hội trại hè “Em yêu biển đảo quê
hương” cho 159 cán bộ, giáo viên và học sinh giỏi suất sắc trong năm học 20122013. Đây là một sân chơi bổ ích, lành mạnh, mang tính giáo dục cao nhằm phát
huy sự sáng tạo và rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh.
- Nhiều trường tiểu học đã tổ chức thành công các câu lạc bộ, các hoạt động

ngoại khóa, tham quan học tập tại các di tích lịch sử, văn hóa trong và ngoài tỉnh.
Tiêu biểu như Trường Tiểu học Thị trấn Đức Thọ (Đức Thọ); Thạch Lạc, TH1 Thị
trấn Thạch Hà (Thạch Hà); TH Kỳ Phú 1, TH Kỳ Sơn (Kỳ Anh); TH Nguyễn Du
(TP Hà Tĩnh); TH Cẩm Bình (Cẩm Xuyên); TH Trường Sơn (Đức Thọ); TH Hậu
Lộc, TH Thạch Bằng, TH Thạch Châu (Lộc Hà),...
- Chỉ đạo các nhà trường, cán bộ, giáo viên không dạy trước chương trình
lớp 1, làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 1.
3


- Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm ở tất cả các nhà trường diễn ra đúng kế
hoạch, nội dung sinh hoạt phong phú, hấp dẫn. Nhiều trường học đã có cách tổ
chức sáng tạo, kết hợp rèn luyện các hoạt động nghi thức, đội hình, đội ngũ với trò
chơi dân gian, vũ hội sân trường và hát dân ca... Nhìn chung tuần sinh hoạt tập thể
đầu năm thực sự có tác dụng ổn định tổ chức, tạo tâm thế, động hình học tập cho
năm học mới.
2. Tập trung nâng cao chất lượng dạy học
a) Đối với các lớp dạy học 1 buổi/ngày
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định
số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
thời lượng tối đa 5 tiết/buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần; nội dung giáo dục ngoài giờ lên
lớp 4 tiết/tháng tích hợp các nội dung giáo dục Âm nhac, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ
thuật phù hợp.
b) Đối với các lớp dạy học 2 buổi/ngày
- Ngay từ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo về dạy
học buổi 2 và thống nhất chỉ đạo các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy
học phù hợp với điều kiện thực tế các địa phương trên cơ sở thực hiện đúng
chương trình và sách quy định cho từng lớp với thời lượng tối đa 7 tiết/ngày nhằm
thực hành vận dụng kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động
thực tế tại địa phương, học sinh tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn

thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, dạy học các môn tự
chọn, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, ngoại khóa... Kết quả
sau 1 năm triển khai: các trường đã xây dựng được kế hoạch dạy học buổi 2 sát với
thực tế; nội dung, thời lượng dạy học buổi 2 được thực hiện đúng hướng chỉ đạo;
chú trọng hơn đến giáo dục toàn diện và kĩ năng sống cho học sinh. Tăng thời
lượng cho sinh hoạt chuyên môn và bồi dưỡng đội ngũ.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động rà soát, kiểm tra, đánh giá tất cả số
học sinh yếu kém trong đơn vị mình, yêu cầu các phòng giáo dục, các trường tiểu
học phải cập nhật danh sách học sinh yếu kém và giao chỉ tiêu nâng chất lượng,
xóa học sinh yếu cho từng đơn vị, cá nhân cụ thể. Vì vậy số lượng học sinh yếu
năm học này so với năm học trước giảm đáng kể (giảm 0,46%). Cụ thể: năm học
2011-2012 có 1505 học sinh yếu (tỉ lệ 1,56%), năm học 2012-2013 có 1038 học
sinh yếu (tỉ lệ 1,1%).
- Trên cơ sở dạy học buổi 2 các trường tiểu học đã lồng ghép các nội dung
bồi dưỡng học sinh khá giỏi, học sinh có năng khiếu, tổ chức cho học sinh tham gia
các sân chơi bổ ích như: thi Olimpic tiếng Anh, Giải toán qua mạng, Giải toán qua
thư, Giao thông thông minh, Triển lãm quốc tế sáng tạo khoa học và công nghệ trẻ
lần thứ 9, Ý tưởng trẻ thơ, Vẽ chiếc ô tô mơ ước, thi Văn hay, chữ đẹp...
c) Tổ chức bán trú
4


Nhằm nâng cao chất lượng dạy học buổi 2 nói riêng và chất lượng giáo dục
toàn diện nói chung, Sở GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị tập trung nhân rộng mô hình
bán trú trong các trường tiểu học trên cơ sở đảm bảo điều kiện ăn nghỉ tại trường
cho học sinh và đáp ứng nhu cầu của phụ huynh; kết hợp việc tổ chức bán trú với
các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích hỗ trợ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Năm học 2012 – 2013 toàn tỉnh có 9331 em (9,72%) được học bán trú, tăng hơn
năm học trước 0,5%. Các đơn vị làm tốt công tác này là thị xã Hồng Lĩnh, TP Hà
Tĩnh, Can Lộc. Phòng GD&ĐT Cẩm Xuyên là đơn vị đã có nhiều giải pháp để

nâng tỉ lệ học sinh học bán trú ở các địa bàn nông thôn một cách có hiệu quả, từ
276 em (2,4%) trong năm học 2011-2012 lên 408 (3,7%).
Tất cả các trường tiểu học trong toàn tỉnh đều hoàn thành kế hoạch thời gian
biên chế năm học theo đúng quy định.
d) Đổi mới phương pháp dạy học
- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương
trình tiểu học, nắm vững tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
của chương trình và bộ tài liệu phương pháp dạy học các môn học của Bộ. Tập
trung chỉ đạo việc điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh
trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; đẩy mạnh việc chỉ
đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.
Qua kiểm tra, cho thấy: giáo viên đã thể hiện việc đổi mới phương pháp khá nhuần
nhuyễn, phân loại được đối tượng học sinh, ứng dụng CNTT, đa dạng hoá các hình
thức tổ chức dạy học làm cho các tiết học trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.
Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên còn lệ thuộc quá nhiều vào SGK, chưa nắm
được bản chất và trọng tâm của bài dạy; khả năng liên hệ thực tế để dạy học và
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn hạn chế; tổ chức dạy học theo nhóm, trò
chơi học tập còn hình thức nên hiệu quả tiết dạy thấp.
- Triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
Triển khai mô hình trường học mới tại trường Tiểu học Cẩm Quang, Cẩm
Xuyên trên cơ sở tập trung đổi mới hoạt động sư phạm, chuyển đổi từ dạy học
truyền thụ của giáo viên sang hoạt động tự học của học sinh; giáo viên tự học, tự
bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm qua sinh hoạt
chuyên môn. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu Hướng dẫn học tập để
tự học, tự đánh giá, tổ chức cho học sinh hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức,
kĩ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác…
Kết quả sau 1 năm triển khai:
+ Hình thành được cho học sinh thói quen học theo nhóm trong lớp VNEN.
Các em đã thực hiện cộng tác chia sẻ tài liệu học tập để giúp nhau lĩnh hội
nội dung bài học. Trong tiết học các em nắm vững 10 bước học tập, biết đánh giá

nhận xét theo bảng tiến độ và đã xây dựng được các động hình học tập cho tất cả
5


học sinh. Đội ngũ cán bộ Hội đồng quản trị lớp và các nhóm trưởng được hướng
dẫn và bước đầu hoạt động có hiệu quả.
+ Học sinh được hình thành kỹ năng sống, tự tin, chủ động trong các hoạt
động tập thể và trong sinh hoạt, biết giao lưu, hợp tác trong các công việc.
+ Chất lượng đại trà của học sinh được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là khả năng
tự học, tự nghiên cứu tài liệu.
Xếp loại giáo dục của khối VNEN:
Loại giỏi :102/217 (47%), Khá: 91/217 (42%), TB: 25/217 (11%), Yếu: 0.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai, thể nghiệm vẫn gặp một số khó khăn do giáo
viên bước đầu tiếp cận với một phương pháp dạy học hoàn toàn mới, tài liệu chuyển từ
Bộ GD&ĐT về có lúc chưa kịp thời.
- Thí điểm vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Triển khai thí điểm vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở 2 đơn vị:
trường Tiểu học Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) và trường Tiểu học 1 Thị Trấn Thạch Hà
(mỗi trường thí điểm 2 lớp).
“Bàn tay nặn bột” là mô hình giáo dục mới có nguồn gốc từ nước ngoài
(Hands on - được hiểu là “bắt tay vào hành động”). Chương trình tập trung phát
triển khả năng nhận thức của học sinh một cách khoa học nhất, giúp học sinh nắm
bắt kiến thức bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản
chất vấn đề. Trong đó, giáo viên sẽ cho học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó
giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành nghiên cứu qua thực nghiệm.
Nhờ đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ
nhỏ.
Qua một năm học thực hiện thí điểm theo phương pháp dạy học mới, đa số
học sinh của các lớp tham gia thí điểm đã tích cực, chủ động trong các hoạt động
học tập, tự xây dựng kiến thức thông qua khám phá, thử nghiệm, thảo luận, hợp tác

với bạn dưới sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên. Học sinh nắm vững kiến thức,
phát triển các năng lực nhận thức quan sát, thực hành; tư duy sáng tạo; kỹ năng
làm việc hợp tác theo nhóm, kỹ năng diễn đạt… góp phần phát triển năng lực tự
học, tác phong và thói quen độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong hành động, lòng yêu
thích và say mê khoa học. Chất lượng dạy học của các môn Tự nhiên và Xã hội,
Khoa học của các lớp thí điểm áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” cao hơn
hẳn so với các lớp khác.
Tuy nhiên để vận dụng tốt phương pháp dạy học này đòi hỏi giáo viên phải
có năng lực thiết kế bài học, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng và thiết bị dạy học. Một số
giáo viên không được đào tạo chuyên sâu về kiến thức khoa học thường gặp khó
khăn khi giải đáp thắc mắc của học sinh nêu ra trong quá trình học…
3. Thực hiện chương trình, sách, thiết bị dạy học
6


Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, ban hành theo
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT, tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu
học, Công văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc hướng dẫn dạy
học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học, Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học
theo tinh thần “giảm tải” một cách linh hoạt, phù hợp, đảm bảo đúng tiến độ kế
hoạch thời gian năm học trên cơ sở đổi mới kiểm tra, đánh giá, xếp loại các môn
học ở tiểu học.
Trong năm học 2012 -2013, Sở GD&ĐT đã tổ chức 5 chuyên đề: Tích hợp
giáo dục tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường vào các môn học; giáo dục kĩ
năng sống; phương pháp kỉ luật tích cực; nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
Giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cấp tiểu học. Chỉ đạo tích hợp các
nội dung giáo dục: bảo vệ môi trường; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả;
quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; an toàn trường
học... vào tất cả các môn học và hoạt đông giáo dục. Các trường đã thực hiện một

cách nghiêm túc, tổ chức tập huấn, quán triệt đến tận mỗi giáo viên. Trong các tiết
dạy thảo giảng, sinh hoạt chuyên môn, trong các Hội thi giáo viên dạy giỏi, đã chú
trọng đánh giá việc tích hợp các nội dung trên vào tiết dạy.
Về dạy môn Tin học, toàn cấp học có 155 trường tổ chức dạy môn Tin học
cho 1069 lớp với 27743 học sinh, đạt tỉ lệ 28,9%.
Chỉ đạo triển khai Đề án “Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân giai đoạn 2008-2020” theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg, kết quả:
- Môn Tiếng Anh có 249 trường tổ chức cho 2109 lớp với 53324 học sinh, đạt
tỉ lệ 55,6%, tăng so với năm học trước 1,2%; trong đó, dạy 4 tiết/tuần: từ lớp 3 có
92 trường, từ lớp 4 có 33 trường, lớp 5 có 5 trường; còn lại 119 trường dạy tự chọn
tiếng Anh 2-3 tiết/tuần. Sở GD&ĐT đã liên kết với trường Đại học Vinh tổ chức
khảo sát và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tiếng Anh đạt chuẩn theo quy định cho
255 giáo viên dự kiến thi vào đầu tháng 9/2013. Tính đến cuối năm học 2012-2013
toàn tỉnh có 37/243 (15,2%) giáo viên đạt trình độ Chuẩn B2.
- Chỉ đạo các trường tiểu học rà soát thực trạng, bổ sung cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học bên cạnh đẩy mạnh việc khai thác sử dụng, bảo quản một cách có hiệu
quả nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học; khuyến khích
việc mua sắm, khai thác các thiết bị dạy học có yếu tố công nghệ thông tin, các
phần mềm dạy học Tiếng Việt, Toán, TNXH…Tính đến cuối năm học, toàn cấp
học có 3204 máy vi tính, 411 máy chiếu Projector, 65 máy Photocopy phục vụ cho
công tác quản lí và dạy học. Đặc biệt có 132 trường đã thành lập website trong đó
có 49 website có lượt truy cập trên 100 lượt/ngày, đây là tiền đề để các trường xây
dựng thư viện điện tử, xây dựng kho tài nguyên dùng chung nhằm nâng cao chât
lượng quản lý và dạy học.
7


- Kết thúc Hội thi Giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh năm học 2011-2012,
Ban tổ chức đã tuyển chọn được 18 giáo án điện tử xuất sắc từ 35 giáo án điện tử
của các đơn vị gửi về đưa lên mục Tài nguyên của trang website Ngành để các giáo

viên tham khảo.
Phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong các trường tiểu học được quan tâm
thường xuyên. Phong trào nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; sáng tạo khoa
học kĩ thuật; phong trào đọc, viết và giải bài trên các tạp chí của cán bộ, giáo viên,
học sinh có nhiều kết quả đáng mừng. Tiêu biểu là 2 em Trần Huy Thành và Hoàng
Thanh Trà (Trường tiểu học Xuân An - Nghi Xuân) đoạt Huy chương Vàng tại
Cuộc thi "Triển lãm quốc tế sáng tạo KH&CN trẻ" (IEYI 2013) lần thứ 9 tổ chức
tại Malayxia với Công trình "Sa bàn An toàn giao thông". Bên cạnh đó là các thầy
cô giáo, các em học sinh thường xuyên viết và giải bài trên các tạp chí như cô
Nguyễn Thị Quế Thu, Hồ Thị Thu Hường (Can Lộc); thầy Lê Hữu Tân (Hương
Khê); Phạm Hồng Anh (Lộc Hà); em Hoàng Thị Linh Đan (Bắc Hà - TP Hà Tĩnh);
tập thể lớp 4D Trường Tiểu học Hà Tông Mục (Can Lộc),...
Bên cạnh yêu cầu các đơn vị củng cố nâng cấp các thư viện trường tiểu học
theo chuẩn, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Lao động Thương binh và
Xã hội, tranh thủ nguồn đầu tư của Dự án “Làm bạn với sách” của tổ chức CI hoàn
thành việc xây dựng 2 mô hình Thư viên thân thiện tại trường Tiểu học Hộ Độ
(Lộc Hà) và Tiểu học Kỳ Lâm (Kỳ Anh). Phòng GD&ĐT Kỳ Anh đã chỉ đạo thí
điểm mô hình Thư viện xanh tại trường Tiểu học Kỳ Sơn. Cho đến nay các mô
hình thư viện này đều phát huy tác dụng tốt và có ý nghĩa thiết thực nhằm khơi
nguồn cho sự đam mê hiểu biết và nuôi dưỡng văn hóa đọc dài lâu cho các em.
Việc đánh giá xếp loại học sinh đã được Sở GD&ĐT tổ chức hướng dẫn
thực hiện một cách nghiêm túc theo Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng
10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định đánh giá và xếp loại học
sinh tiểu học.
Các trường tiểu học đã thực hiện việc khoán chất lượng đầu năm ở tất cả
các lớp học nhằm phân nhóm học sinh, từ đó điều chỉnh, xác định phương pháp
dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành khảo sát chất lượng 2 môn Toán, Tiếng
Việt vào cuối học kỳ I và cuối năm học bằng đề chung để có căn cứ chỉ đạo chất
lượng ở các vùng miền. Kết quả khảo sát cuối năm học:

+ Tiếng Việt: Giỏi: 42421 (44,6%); Khá: 38071 (40%); Trung bình: 13966
(14,7%); Yếu: 652 (0,7%).
+ Toán: Giỏi: 46779 (49,2%); Khá: 33097 (34,8%); Trung bình: 14425
(15,1%); Yếu: 809 (0,9%) (xem Phụ lục 6).
Việc tổ chức thi định kì cho học sinh trong năm học vừa qua được nhiều đơn
vị chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, kết quả phản ánh khá sát với năng lực học tập của
8


học sinh. Tiêu biểu như phòng GD&ĐT TP Hà Tĩnh, Nghi Xuân, Hương Sơn. Bên
cạnh đó một số đơn vị còn buông lỏng trong công tác coi thi và chấm thi, thể hiện
qua bài làm của học sinh có nhiều tẩy xóa (có lớp 100% bài làm tẩy xóa), bài làm
giống nhau; giáo viên nâng điểm cho học sinh.
4. Dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
a) Đối với học sinh dân tộc thiểu số
Chỉ đạo các Phòng Giáo dục - Đào tạo căn cứ vào tình hình thực tiễn của
từng địa phương lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho
học sinh dân tộc thiểu số theo hướng dẫn tại Công văn số 8114/BGD ĐT ngày
15/9/2009 về việc Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số và Công văn số 145/TB-BGD ĐT ngày 2/7/2010 về Thông báo kết luận
của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại Hội nghị giao ban dạy học tiếng Việt cho
học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học.
Toàn tỉnh có 211 em học sinh người dân tộc thiểu số (Lào: 41, Mường: 57,
Chứt: 34, các dân tộc ít người khác: 79) phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi
Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang. Năm học 2012 – 2013 đã huy động đến lớp
được 203 em (96,2%).
Huyện Hương Khê đã mở 06 lớp ghép 2 trình độ cho học sinh các dân tộc ít
người bên cạnh tổ chức tốt việc dạy học tại trường Dân tộc Nội trú. Việc tổ chức
dạy học lớp ghép thực hiện theo công văn số 9548/BGDĐT-GDTH ngày
13/10/2008 về Hướng dẫn quản lí và tổ chức dạy học lớp ghép.

Kết quả xếp loại giáo dục:
Giỏi: 39/203 (19,2%), Khá: 56/203 (27,6%), Trung bình: 96/203 (47,3%),
Yếu: 12/203 (5,9%). Có 3 học sinh khuyết tật được xếp loại dưới Trung bình.
b) Dạy học cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, học sinh khuyết tật
- Ngay từ đầu năm học, các nhà trường đã vận động cán bộ, giáo viên, học
sinh, các tổ chức xã hội, các mạnh thường quân ủng hộ, quyên góp giúp đỡ các em
học sinh có hoàn cảnh khó khăn về sách vở, quần áo để các em đến trường.
- Phân công giáo viên kèm cặp, giúp đỡ, động viên các em học sinh có
hoàn cảnh khó khăn gặp khó khăn về học tập. Chính nhờ làm tốt những việc
trên mà trong năm học qua không có một em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
nào phải bỏ học.
- Chỉ đạo thực hiện Quy định về Giáo dục hoà nhập dành cho người tàn tật,
khuyết tật ban hành theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đã huy động 1425 em đạt tỉ lệ 60% tổng số trẻ 6 - 14 tuổi khuyết tật vào
học, trong đó có 466 em được đánh giá như học sinh bình thường, hoàn thành việc
lập hồ sơ và xây dựng mục tiêu, kế hoạch giáo dục riêng cho từng đối tượng

9


khuyết tật đối với 959 em. Kết quả xếp loại có 607 em (63,3%) trên Trung bình,
352 em (36,7%) dưới Trung bình.
- Các nhà trường đã huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ cho học sinh và
giáo viên trong dạy học hoà nhập trẻ khuyết tật.
- Phối hợp với Sở LĐTB&XH, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh
nghiệp trao hàng ngàn suất học bổng cho các đối tượng học sinh với tổng trị giá
trên 1,5 tỉ đồng.
5. Thực hiện Đề án quy hoạch hệ thống trường tiểu học, nâng cao chất
lượng phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia

a) Thực hiện Đề án quy hoạch hệ thống trường tiểu học
Sau 1 năm thực hiện Đề án quy hoạch hệ thống trường Mầm non và Phổ
thông Hà Tĩnh đến năm 2020 theo Quyết định số 2286/QĐ-UBND ngày 08/8/2012
của UBND tỉnh, đến nay toàn cấp học đã sáp nhập, giải thể được 58 trường tiểu
học thành 28 trường. Cụ thể:
+ Cẩm Xuyên: sáp nhập, giải thể 8 trường thành 4 trường;
+ TP Hà Tĩnh: sáp nhập, giải thể 2 trường thành 1 trường;
+ Can Lộc: sáp nhập, giải thể 10 trường thành 5 trường;
+ Nghi Xuân: sáp nhập, giải thể 6 trường thành 3 trường;
+ Đức Thọ: sáp nhập, giải thể 4 trường thành 2 trường;
+ Hương Sơn: sáp nhập, giải thể 2 trường thành 1 trường;
+ Hương Khê: sáp nhập, giải thể 24 trường thành 11;
+ Vũ Quang: sáp nhập, giải thể 2 trường thành 1 trường;
Kết quả trên thể hiện sự quyết tâm, chủ động của Ngành giáo dục, các cấp
ủy đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà trước một chủ trương lớn, góp phần
“Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng XHCN” theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 6 (khóa XI).
b) Củng cố, duy trì thành tựu phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ và
thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
- Tổ chức tập huấn để hướng dẫn quy trình, nội dung, kỹ thuật tổng hợp xử
lý số liệu và xây dựng các văn bản, biểu mẫu về phổ cập GDTH đúng độ tuổi cho
các cán bộ chuyên trách về công tác phổ cập của các phòng GD- ĐT. Từ đó, các
phòng tổ chức tập huấn cho các đơn vị trường học về công tác phổ cập
GDTHĐĐT.
- Phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan quy hoạch mạng lưới trường
lớp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường; từng bước xây dựng,
nâng cấp các điều kiện dạy học và đẩy mạnh phong trào xây dựng trường tiểu học
đạt chuẩn quốc gia nhằm đảm bảo vững chắc tiêu chuẩn phổ cập giáo dục.
10



- Đầu năm học, các trường đã tiến hành rà soát, kiểm kê số trẻ trong độ tuổi
đến trường, từ đó phối hợp với hội cha mẹ học sinh và các tổ chức trong địa bàn để
huy động tối đa số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và huy động số học sinh bỏ học trở lại
trường, tránh tình trạng học sinh bỏ học trong hè, tạo mọi cơ hội để trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn được đến trường. BGH nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thường
xuyên theo dõi việc duy trì sĩ số học sinh, theo dõi những học sinh có nguy cơ bỏ
học, tìm hiểu rõ nguyên nhân những học sinh bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học để có
biện pháp vận động thích hợp, kịp thời tạo điều kiện thuận lợi để các em được đi
học. Vì vậy, tính đến cuối năm học 2012-2013 chỉ có 04 em học sinh tiểu học bỏ
học vì lí do sức khỏe.
- Chỉ đạo thực hiện tốt việc bám sát “chuẩn kiến thức, kỹ năng” các môn học
trong các tiết dạy để nâng cao chất lượng dạy - học, giảm số học sinh lưu ban.
- Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để đánh giá đúng chất
lượng các nhà trường, đồng thời nghiêm túc chỉ ra những thiếu sót, hạn chế về
công tác chỉ đạo cũng như về các hoạt động chuyên môn của công tác phổ cập
GDTH đúng độ tuổi ở các địa phương. Trên cơ sở đó định hướng chỉ đạo, giúp đỡ
các địa phương thực hiện tốt hơn công tác phổ cập GDTH đúng độ tuổi ở từng đơn
vị. Kết quả:
Tổng số xã, phường, thị trấn: 262
- Số xã phường, thị trấn đạt PCGDTH: 04 (1,5%)
- Số xã phường, thị trấn đạt PCGDTH ĐĐT- mức 1: 162 (61,8%)
- Số xã phường, thị trấn đạt PCGDTH ĐĐT- mức 2: 96 (36,7%)
Kết quả phổ cập năm 2012 của từng đơn vị (xem Phụ lục 3).
Kết quả số xã phường, thị trấn đạt PCGDTH ĐĐT- mức 2 còn thấp,
nguyên nhân là do cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, thiếu giáo viên Thể
dục, Tin học. Bên cạnh đó, nhiều trường cơ sở vật chất, thiết bị đã xuống cấp
dẫn đến không đảm bảo các điều kiện để hoàn thành Phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi mức độ 2.
c) Công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia vừa là mục tiêu vừa là
điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy, năm học 2012-2013, Sở đã
chỉ đạo các đơn vị rà soát lại các tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
nhằm củng cố và nâng cao chất lượng ở các trường đã đạt chuẩn. Đồng thời, những
trường chưa đạt chuẩn phấn đấu để trở thành trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
trong năm học. Nhiều địa phương đã chỉ đạo tích cực việc xây dựng các trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia nên số lượng và chất lượng trường chuẩn được nâng
lên rõ rệt. Đến nay, toàn tỉnh có 240/272 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ
88,3% trong đó: 122 trường đạt chuẩn mức I; 118 trường đạt chuẩn quốc gia mức
11


II; có 25 trường chưa đạt chuẩn quốc gia (02 trường chưa đạt và 23 trường không
được công nhận lại); có 07 trường thuộc lộ trình sáp nhập của năm học 2013-2014
Sở chưa kiểm tra, đánh giá.
Tiêu biểu cho phong trào này là các đơn vị: Hương Sơn, TX Hồng Lĩnh, Vũ
Quang, Nghi Xuân, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, Can Lộc.
Kết quả xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2012 –
2013 của các đơn vị (xem Phụ lục 2).
6. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
- Liên kết với Trường Đại học Hà Tĩnh mở lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
khóa I cho 51 học viên là cán bộ quản lí các trường tiểu học. Kết quả: Xuất sắc: 7
(13,7%); Giỏi: 19 (37,2%); Khá: 25 (49,1%).
- Tham mưu, chỉ đạo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
đủ về số lượng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
- Sau khi sáp nhập, giải thể 58 trường tiểu học thành 28 trường, các phòng
GDĐT đã chủ động sắp xếp, bố trí đội ngũ CBQL, GV, NV cơ bản hợp lý, đúng quy
định, ổn định các nhà trường chuẩn bị cho khai giảng năm học mới.
- Một số đơn vị phòng GDĐT thực hiện tốt công tác điều động theo nghĩa vụ
để đảm bảo giáo viên đứng lớp cho các trường khó khăn, các trường xa trung tâm.

- Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL và nhân
viên phụ trách kế toán theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP được các phòng GDĐT
chủ động tham mưu với UBND huyện và thực hiện hiệu quả, điển hình là phòng
GDĐT Kỳ Anh, Can Lộc, Hương Sơn.
- Công tác đánh giá CBQL, GV theo Chuẩn được Sở quán triệt lại nhằm đánh
giá CBQL, GV đúng thực chất. Thông qua hội thảo, tập huấn (với 348 lượt người),
Sở GD&ĐT đã chú trọng bồi dưỡng cho cán bộ quản lí và giáo viên về: nội dung
quan điểm đổi mới công tác quản lí chỉ đạo cấp học nói chung, quản lí chỉ đạo việc
dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng nói riêng. Đặc biệt quan tâm tự bồi dưỡng
nâng cao năng lực theo Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học,
bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lí, chỉ đạo và
trong đổi mới phương pháp dạy học. Phòng Giáo dục Tiểu học đã phối hợp với
phòng GDTX triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chương trình bồi
dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học (ban hành theo thông tư số 32/2011/TTBGDĐT ngày 08/8/2011) và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học
(ban hành theo Thông tư số 26/2012/TT- BGDĐT ngày 10/7/2012).
- Tổ chức khảo sát chất lượng giáo viên tiểu học trên quy mô toàn tỉnh.
Đây là lần đầu tiên Sở tổ chức khảo sát chất lượng giáo viên tiểu học, với
3871 giáo viên văn hóa, 295 giáo viên Mĩ thuật và 332 giáo viên Âm nhạc tham

12


gia. Kỳ khảo sát được tổ chức một cách nghiêm túc, chặt chẽ được xã hội đồng
tình và đánh giá cao. Kết quả:
+ Môn Tiếng Việt: Giỏi: 0,28%; Khá: 24,18%,; TB: 67,48%; Yếu: 8,03%.
+ Môn Toán: Giỏi: 25,68%; Khá: 42,65%,; TB: 23,25%; Yếu: 8,42%.
+ Mĩ thuật: Giỏi: 0,34%; Khá: 16,61%,; TB: 70,17%; Yếu: 12,88%.
+ Âm nhạc: Giỏi: 0,9%; Khá: 21,99%,; TB: 61,45%; Yếu: 14,76%.
Qua kết quả khảo sát, các đơn vị có chất lượng giáo viên tốt là Can Lộc, Đức
Thọ, TX Hồng Lĩnh.

- Nhằm đánh giá nhận thức, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, góp phần nâng
cao chất lượng quản lý trong giai đoạn mới, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tiểu
học trong toàn tỉnh giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý và dạy học, Sở Giáo
dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thi cán bộ quản lí giáo dục giỏi cấp tiểu học tỉnh Hà
Tĩnh lần thứ Nhất. Đây là lần đầu tiên Sở tổ chức hội thi cho cán bộ quản lý một
cách sâu rộng từ cấp huyện đến cấp tỉnh với 469/629 đồng chí tham gia (đạt
74,6%). Hội thi được tổ chức một cách chu đáo, nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy
chế. Các đơn vị có kết quả cao là: Đức Thọ, Hương Sơn, Kỳ Anh.
- Kết quả khảo sát giáo viên và thi cán bộ quản lí cấp tiểu học sẽ là nguồn
minh chứng quan trọng trong đánh giá cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học theo
Chuẩn.
- Kết quả xếp loại cán bộ quản lý và giáo viên theo Chuẩn:
+ Cán bộ quản lý:
Xuất sắc: 209 (35,5%); Khá: 335 (56,9%); Trung bình: 45 (7,6%); Kém: 0
+ Giáo viên:
Xuất sắc: 2158 (37,8%); Khá: 2726 (47,7%); Trung bình: 806 (14,1%);
Kém: 22 (0,4%) (xem Phụ lục 8 và 9).
Qua kết quả xếp loại cán bộ quản lý và giáo viên theo Chuẩn của các đơn vị
cho thấy việc đánh giá xếp loại bước đầu đã phản ánh khá sát với thực tế của từng
đơn vị. Tiêu biểu như Hương Sơn, Thạch Hà, Can Lộc, Hồng Lĩnh, Nghi Xuân.
Tuy nhiên, trong năm học qua, do biên chế giáo dục phổ thông toàn tỉnh dôi
dư nhiều (1148 người), việc phân bổ lại không cân đối giữa các bộ môn, vùng, miền,
đơn vị; việc luân chuyển đến công tác tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa chưa
được quy định cụ thể, làm ảnh hưởng lớn đến công tác chỉ đạo dạy học của các
trường thuộc các vùng này. Việc tham mưu phân cấp quản lý giáo dục cho các phòng
GDĐT cấp huyện chưa được UBND tỉnh ban hành (do vướng mắc các quy định liên
quan công tác quản lý cán bộ của Đảng, các quy định hiện hành của Chính phủ, của
UBND tỉnh) đã ảnh hưởng khá nhiều đến công tác quản lý của các phòng GDĐT cấp
huyện, nhất là công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL, số lượng định biên của các
phòng GD&ĐT, công tác phân khai và sử dụng ngân sách giáo dục.

13


7. Một số hoạt động nổi bật và đạt thành tích cao trong năm học
- Giao lưu giáo viên dạy giỏi toàn quốc với 7 đồng chí tham gia và cả 7 đồng
chí đều được Bộ GD&ĐT công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia.
- Tổ chức tốt Hội thi cán bộ quản lí giáo dục giỏi cấp tiểu học tỉnh Hà Tĩnh
lần thứ nhất với 469/629 đồng chí tham gia (chiếm 74,6%). Hội thi đã nhận được
sự quan tâm và đồng tình nhất trí cao của cán bộ giáo viên nói riêng và các lực
lượng xã hội nói chung.
- Tổ chức cuộc thi “Văn hay, chữ đẹp” cấp tỉnh với 618 em tham gia. Cuộc
thi lần này có nhiều điểm mới so với các cuộc thi lần trước nhằm tạo điều kiện tốt
hơn để học sinh phát huy khả năng sáng tạo, sự hồn nhiên, trong sáng và cá tính
của từng em. Đề thi được ra theo hướng “mở”, tích hợp phần thi “chữ đẹp” với
phần thi “văn hay” thành một nội dung, học sinh có thể lựa chọn 1 trong nhiều đề
tài để làm bài.
- Phối hợp với Hội LHKHKT tỉnh tổ chức cho học sinh tham gia Cuộc thi
"Triển lãm quốc tế sáng tạo KH&CN trẻ" (IEYI 2013) lần thứ 9 tổ chức tại
Malayxia. Công trình "Sa bàn An toàn giao thông" của em Trần Huy Thành và em
Hoàng Thanh Trà (Trường tiểu học Xuân An - Nghi Xuân) đạt Huy chương Vàng.
- Chất lượng các cuộc thi cấp Quốc gia được nâng lên.
+ Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” năm 2013:
Có 13 em đạt giải Khuyến khích.
+ Cuộc thi “Vẽ chiếc ô tô mơ ước” : Có 01 em đạt giải Khuyến khích.
+ Olympic Tiếng Anh qua Internet:
Có 3 HC Vàng; 5 HC Bạc; 6 HC Đồng; 11 Bằng danh dự.
+ Giải toán qua mạng Internet: Có 5 HC Bạc ; 7 HC Đồng ; 2 Khuyến khích.
+ Giải toán qua thư do tạp chí Toán Tuổi thơ tổ chức :
Tập thể lớp 4D Trường Tiểu học Hà Tông Mục, Can Lộc đạt giải Tập thể.
Tiêu biểu cho phong trào này là các đơn vị : Can Lộc, Hồng Lĩnh, Cẩm

Xuyên, TP Hà Tĩnh, Nghi Xuân, Kỳ Anh, Đức Thọ, Hương Sơn (xem Phụ lục 7).
- Phối hợp với Tỉnh đoàn và Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tốt Hội thi Nghi thức
Đội, múa hát dân ca; tuyên dương Cán bộ, Chỉ huy Đội và Giáo viên – Tổng phụ
trách Đội giỏi năm 2013. Hội thi có 12/12 đơn vị tham gia với sự có mặt của 430
thí sinh. Kết quả : 01 giải Nhất (Kỳ Anh); 02 giải Nhì (Lộc Hà, TP Hà Tĩnh); 03
giải Ba (Nghi Xuân, TX Hồng Lĩnh, Thạch Hà).
III. Các mặt tồn tại, hạn chế
1. Tồn tại, hạn chế
a) Về công tác chỉ đạo

14


- Kế hoạch hoạt động (năm, tháng, tuần), kế hoạch giảng dạy của một số đơn
vị còn chung chung chưa cụ thể, chưa sát với thực tế nhà trường. Một số loại văn
bản do nhà trường soạn thảo chưa đúng thể thức theo quy định của Thông tư
01/2011/TT-BNV.
- Việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, đánh giá cán bộ quản lí
theo Chuẩn Hiêu trưởng còn chưa chính xác, chưa động viên được sự cố gắng của
đôi ngũ.
- Cơ cấu đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, thiếu giáo viên thể dục, tin học
dẫn đến không đảm bảo các điều kiện để hoàn thành Phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi mức độ 2.
- Nhiều trường chưa có quy hoạch tổng thể; xây dựng mang tính chắp vá,
manh mún dẫn đến diện tích trường rộng nhưng không có sân chơi, bãi tập cho học
sinh.
- Nhiều đơn vị chưa quan tâm đến hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động
ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, số đơn vị tổ chức cho học sinh đi
tham quan học tập còn quá ít.
b) Về hoạt động chuyên môn

- Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn còn nặng tính hình thức, chưa tìm
được các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục. Tỉ lệ học sinh được học 2
buổi/ngày cao (89,6%) nhưng tỉ lệ bán trú còn rất thấp (9,72%). Nội dung, phương
pháp dạy học, giáo dục trong buổi 2 còn nặng nề, thiếu linh hoạt, chủ yếu vẫn tập
trung dạy các môn Tiếng Việt, Toán; các hoạt động vui chơi giải trí, tổ chức các
câu lạc bộ ngoài giờ lên lớp chưa được quan tâm đúng mức.
- Việc quản lý, chỉ đạo kèm cặp và phụ đạo đối tượng học sinh yếu ở một số
đơn vị còn mang tính hình thức, chưa có biện pháp cụ thể, hiệu quả thấp.
- Một số giáo viên chưa thực sự bám sát Chuẩn KT-KN, lệ thuộc quá nhiều
vào SGK, chưa nắm được bản chất và trọng tâm của bài dạy; khả năng liên hệ thực
tế để dạy học và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn hạn chế; tổ chức dạy học
theo nhóm, trò chơi học tập còn hình thức nên hiệu quả tiết dạy thấp dẫn đến có
một số học sinh chưa đạt được các kiến thức, kĩ năng cơ bản, tối thiểu theo yêu
cầu.
- Năng lực tổ chức các hoạt động tập thể của một số giáo viên và Tổng phụ
trách Đội chưa đáp ứng yêu cầu, chưa lôi cuốn được học sinh tham gia.
- Phong trào “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp” ở một số đơn vị chưa được quan
tâm đúng mức, đặc biệt là tốc độ viết, tư thế ngồi và kĩ thuật cầm bút của học sinh
chưa đúng quy định; chữ viết của giáo viên còn nhiều hạn chế.
c) Về cơ sở vật chất

15


- Cơ sở vật chất, thiết bị của một số trường chuẩn thiếu, xuống cấp, không
đạt chuẩn theo yêu cầu tại Thông tư 59 của Bộ GD-ĐT, hiệu quả hoạt động của các
phòng chức năng nhất là Thư viện còn hạn chế, hầu hết các trường chưa có nhà tập
đa năng.
- Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chưa
được quan tâm đúng mức, một số hạng mục cơ sở vật chất như công trình vệ sinh,

nước sạch, sân tập, dụng cụ thể thao, hệ thống vòi nước rửa,... chưa được đầu tư
xây dựng hoặc chưa được khai thác sử dụng một cách thường xuyên, có hiệu quả.
- Vệ sinh môi trường ở một số trường học chưa đảm bảo, đất hoang hóa
chưa được cải tạo, chưa có hố xử lí rác, cảnh quan nhà trường thiếu bàn tay chăm
sóc của giáo viên và học sinh.
2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
a) Về công tác quản lý, chỉ đạo
- Ngành giáo dục chưa chủ động được trong việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí
đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
- Việc nắm các nội dung trọng tâm của nhiệm vụ năm học để chỉ đạo, hướng
dẫn đến các trường ở một số phòng GD&ĐT chưa cụ thể, hiệu quả chưa cao.
- Công tác tham mưu, công tác xây dựng kế hoạch còn hạn chế; việc triển
khai các chuyên đề từ cấp phòng đến cấp trường, từ trường đến các giáo viên chưa
đạt kết quả như mong muốn.
- Nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lí và giáo viên còn
hạn chế.
b) Về hoạt động chuyên môn
- Việc sinh hoạt chuyên môn của tổ, khối ở các trường và liên trường còn
hình thức, chưa đi sâu vào các giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy học.
- Năng lực sư phạm, kĩ năng nghề nghiệp, nhất là các kĩ năng hoạt động
ngoài giờ lên lớp của một bộ phận không nhỏ giáo viên còn hạn chế; cơ cấu biên
chế đội ngũ chưa đảm bảo.
c) Về cơ sở vật chất
- Nhiều trường học đạt chuẩn Quốc gia nhưng cơ sở vật chất đã xuống cấp,
thiếu sự tham mưu, chăm lo tu bổ sau đạt chuẩn.
- Phương tiện dạy học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

Phần II
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2013 – 2014


16


Năm học 2013 - 2014 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ XI, triển khai chương trình hành động của Bộ GD-ĐT giai đoạn 2011- 2016 và
chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục Việt Nam; trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được
và khắc phục những hạn chế tồn tại trong năm học vừa qua, năm học 2013 -2014,
giáo dục tiểu học Hà Tĩnh tập trung thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau
đây:
1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí giáo dục
- Hoàn thiện việc sáp nhập ổn định quy hoạch mạng lưới, quy mô trường
tiểu học theo tinh thần Đề án phát triển giáo dục - đào tạo Hà Tĩnh; chỉ đạo việc rà
soát, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lí các nhà trường tiểu học một cách hợp lí
hiệu quả trên cơ sở sử dụng kết quả đánh giá xếp loại theo Chuẩn Hiệu trưởng một
cách chính xác. Hoàn chỉnh việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chế hoạt động và xác
định lộ trình xây dựng trường trọng điểm cấp huyện, thị xã, thành phố trong học kì
I năm học 2013-2014.
- Chú trọng công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của cấp học (phòng
GD&ĐT, trường, tổ chuyên môn).
- Triệt để thực hiện “Ba công khai” trong các nhà trường, kế hoạch hoá công
tác quản lí, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư mua sắm và tổ chức
các hoạt động giáo dục. Phát huy hiệu quả hoạt động của các phòng chức năng để
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí.
- Đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra và công tác thi đua theo hướng thiết
thực, hiệu quả.
2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục
2.1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc tổ chức các hoạt động thiết thực kỉ niệm

45 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục (15/10/1968-15/10/2013) và đưa
các cuộc vận động và phong trào thi đua đã tổng kết thành các hoạt động thường
xuyên của Ngành.
2.2. Tập trung nâng cao chất lượng toàn diện, tham mưu với các cấp chính
quyền để tăng cường cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ để
hoàn thành Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 trong năm 2014.
2.3. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống và kĩ năng
sống, giáo dục thể chất và chăm lo sức khoẻ cho học sinh, giáo dục bảo vệ môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục
về chủ quyền biển đảo, tiết kiệm năng lượng, phòng chống bạo lực học đường
thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Quan tâm công tác hoạt động ngoài giờ
17


lên lớp, hoạt động ngoại khóa (tổ chức trại hè, tham quan học tập,...), tổ chức các
sân chơi bổ ích nhằm nâng cao chất lượng dạy học như Câu lạc bộ các môn học,
giao lưu kiến thức các môn học, đẩy mạnh phong trào đọc, viết và giải bài trên các
tạp chí.
2.4 Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc dạy học theo Chuẩn kiến thức kĩ năng,
phụ đạo học sinh yếu kém.
2.5. Tiếp tục thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ theo lộ trình, tập trung vào
các nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn quy định, đổi mới phương
pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
2.6. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở nhân rộng mô
hình trường học mới (VNEN), phương pháp “Bàn tay nặn bột” và thí điểm dạy
Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục.
Năm học 2013-2014, Sở GD&ĐT chỉ đạo:
- Triển khai nhân rộng Dự án mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại
11 trường tiểu học: Kỳ Tân - Kỳ Anh; Thạch Linh - TP Hà Tĩnh; Thạch Tân –
Thạch Hà; Thạch Bằng - Lộc Hà; Võ Liêm Sơn - Can Lộc; Nam Hồng - TX Hồng

Lĩnh; Xuân Giang - Nghi Xuân; Trường Sơn - Đức Thọ; Sơn Tây - Hương Sơn;
Hương Trà - Hương Khê; Đức Bồng - Vũ Quang.
- Thí điểm dạy Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục tại 12
trường tiểu học: Thị trấn Cẩm Xuyên - Cẩm Xuyên; Kỳ Lâm - Kỳ Anh; Trần Phú TP Hà Tĩnh; TH Thị trấn Thạch Hà - Thạch Hà; Thạch Bằng - Lộc Hà; Ngô Đức
Kế - Can Lộc; Bắc Hồng - TX Hồng Lĩnh; Xuân Liên - Nghi Xuân; Tùng Ảnh Đức Thọ; Sơn Hòa - Hương Sơn; Hương Trà - Hương Khê; Đức Lĩnh - Vũ Quang.
- Mỗi phòng Giáo dục và Đào tạo chọn 01 trường tiểu học để nhân rộng
phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”.
2.7. Chỉ đạo xây dựng Trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia theo Thông tư số
59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo gắn với xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
2.8. Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả hoạt động thư
viện trường học nhằm đẩy mạnh phong trào đọc sách trong học sinh với các hình
thức tổ chức sáng tạo, linh hoạt như các mô hình “Thư viện xanh”, “Thư viện thân
thiện”, vv...
2.9. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng và số lượng dạy học 2 buổi/ngày
bằng giải pháp khuyến khích xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo để
nâng cao tỉ lệ học sinh ăn bán trú.
Không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ hoàn thành chương trình
giáo dục mầm non chuẩn bị vào lớp 1.

18


2.10. Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí và nhân viên trong các nhà trường tiểu học
thông qua việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ khối và tổ chức các chuyên đề
thiết thực.
2.11. Chú trọng công tác vệ sinh học đường (vệ sinh môi trường; y tế học
đường; phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, học
sinh,...); phối hợp với Bảo hiểm xã hội tuyên truyền, vận động học sinh thực hiện

tốt Luật Bảo hiểm y tế ; làm tốt công tác an toàn giao thông.
2.12. Làm tốt công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số
lượng và đồng bộ về cơ cấu; đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra; thực hiện tốt
công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
3. Một số hoạt động khác
- Tham gia tốt các cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Thi Văn hay, chữ đẹp cho học sinh lớp 5 cấp huyện (thị xã, thành phố) và
cấp tỉnh.
- Tổ chức Giao lưu Toán tuổi thơ cho học sinh lớp 4, 5 cấp trường, cấp
huyện (thị xã, thành phố), cấp tỉnh và cấp Quốc gia.
- Thi cán bộ Thư viện giỏi tiểu học cấp huyện (thị xã, thành phố) và cấp tỉnh.
- Tổ chức thi ATGT cho học sinh tiểu học và THCS cấp huyện (thị xã, thành
phố) và cấp tỉnh.
- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi Tiếng Anh tiểu học cấp huyện (thị xã, thành
phố) và cấp tỉnh.
Trên đây là một số nhiệm vụ trọng tâm của cấp Tiểu học trong năm học
2013-2014. Yêu cầu các Phòng GD&ĐT tổ chức triển khai thực hiện một cách
nghiêm túc và hiệu quả phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra./.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:
- Các phòng GD&ĐT;
- Giám đốc, các Phó Giám đốc Sở;
- TT Công đoàn Ngành;
- Thanh tra Ngành;
- Văn phòng Sở;
- Website Sở;
- Lưu: VT, GDTH.


Nguyễn Thị Hải Lý

19


Phụ lục 1. TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH NĂM HỌC 2012 - 2013

TT

Đơn vị

Tổng

Tăng
(giảm)
so với
năm
học
trước

L1

L2

L3

L4

L5


Tổng

Số lớp

Số
Điểm
trường
lẻ
L1

L2

L3

L4

L5

Số học sinh

1

Kỳ Anh

36

18

134 131 126 117 112


620

Tăng 2
lớp

3320

3151

3026

2998

2844

15339

2

Cẩm Xuyên

27

7

87

88

93


88

83

439

Giảm 7
lớp

2161

2245

2300

2196

2071

10973

3

TP Hà Tĩnh

16

1


46

48

46

47

41

228

Tăng 4
lớp

1472

1490

1431

1527

1206

7126

4

Thạch Hà


32

1

79

83

79

82

76

399

Giảm 5
lớp

2052

2053

1991

2110

1849


10055

5

Lộc Hà

13

1

47

49

50

51

46

243

Tăng 7
lớp

1398

1406

1433


1474

1273

6984

6

Can Lộc

24

5

84

89

90

85

76

424

Giảm 2
lớp


2068

2229

2285

2120

1938

10640

7

Hồng Lĩnh

6

1

20

20

20

19

18


97

Tăng 1
lớp

554

507

560

560

484

2665

8

Nghi Xuân

20

5

63

63

58


57

59

300

Giảm 1
lớp

1492

1498

1443

1371

1375

7179

9

Đức Thọ

28

4


59

62

61

62

59

303

Giảm 8
lớp

1408

1454

1369

1457

1289

6977

10

Hương Sơn


35

13

75

78

77

79

66

375

Giảm 9
lớp

1543

1687

1622

1770

1481


8103

11

Hương Khê

23

16

71

75

68

69

61

344

Giảm 26
lớp

1513

1651

1586


1585

1443

7778

12

Vũ Quang

12

2

22

22

22

23

21

110

Giảm 2
lớp


432

396

421

439

347

2035

74

78
7

80
8

779

71
8

3882

Giảm
46 lớp


19767

1946
7

Tổng:

272

790

20

1941
3

19607 17600

9585
4

Tăng
(giảm)
Sáp
so với
nhập
năm
trường
học
trước

Tăng
0
76
Giảm
4
483
Tăng
1
216
Giảm
0
112
Tăng
0
81
Giảm
5
388
Tăng
0
14
Giảm
3
92
Giảm
2
175
Giảm
1
275

Giảm
11
376
Giảm
1
81
Giảm
1595
học
sinh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

28
trường


Phụ lục 2. TỔNG HỢP SỐ LIỆU ĐĂNG KÝ VÀ PHẤN ĐẤU, XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA NĂM HỌC 2012 – 2013
Năm 2013

Đơn vị

Số
trường

Số ĐK

M1
Kỳ Anh


36

Cẩm Xuyên

1

M2

Số không
ĐK KT lại
M1

6

1

27

6

1

TP Hà Tinh

16

3

Thạch Hà


32

2

1

Hương Khê

23

1

1

1

Can Lộc

24

1

3

2

Lộc Hà

13


TX Hồng Lĩnh

6

2

Đức Thọ

28

5

Hương Sơn

35

1

3

Vũ Quang

12

1

2

Nghi Xuân


20

1

Cộng

272

13

M2

Số đạt

M1
1

M2

Số trường chưa đạt chuẩn và
số trường không được CN lại
sau 5 năm tính đến năm 2013

Số trường đạt chuẩn
tính đến năm 2013

M1

TL


M2

TL

Cộng

TL

C.đạt

Không
CNL
M1

M2

TL

4

16

44.4

16

44.4

32


88.8

2

1

3

11.2

5

8

29.6

16

59.3

24

88.9

2

1

3


11.1

3

4

25

11

68.8

15

93.8

1

1

6.2

2

11

34.4

18


56.3

29

90.7

1

0

1

9.3

1

11

47.8

5

21.7

16

69.5

2


2

4

30.5

3

10

41.7

11

45.8

21

87.5

3

3

12.5

5

38.5


7

53.8

12

92.3

1

7.7

2

3

50

3

50

6

100

0

0


2

15

53.6

9

32.1

24

85.7

4

14.3

0

0

2

1

1

3


1

3

21

60

14

40

35

100

0

1

2

6

50

4

33.3


10

83.3

2

3

3

1

3

12

60

4

20

16

80

0

3


29

9

8

26

122

44.9

118

43.4

240

88.3

2

17

3

Cộng

1


16.7

6

3

20

23

11.7

Ghi chú: Có 07 trường thuộc lộ trình sáp nhập năm học 2013-2014, chưa kiểm tra, đánh giá lại.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
21


Phụ lục 3. THỐNG KÊ
KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI NĂM 2012

TT

Đơn vị

PCGDTH

ĐĐT-M1

ĐĐT-M2


Số xã/phường/
thị trấn

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

SL

Tỉ lệ

1

Kỳ Anh

33

0

0

21

63,64


12

36,36

2

Cẩm Xuyên

27

0

0

4

14,81

23

85,19

3

TP Hà Tĩnh

16

0


0

2

12,5

14

87,5

4

Thạch Hà

31

0

0

31

100,0

0

0

5


Lộc Hà

13

0

0

8

61,54

5

38,46

6

Can Lộc

23

0

0

11

47,83


12

52,17

7

Hồng Lĩnh

6

0

0

3

50,0

3

50,0

8

Nghi Xuân

19

0


0

17

89,47

2

10,53

9

Đức Thọ

28

1

3,6

19

67,7

8

28,7

10


Hương Sơn

32

0

0

23

71,88

9

28,13

11

Hương Khê

22

1

4,5

17

77,2


4

18,3

12

Vũ Quang

12

2

16,7

6

50,0

4

33,3

262

4

1,5

162


61,8

96

36,7

Tổng:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

22


Phụ lục 4. THỐNG KÊ SỐ LIỆU CÁC TRƯỜNG HỌC 2 BUỔI/NGÀY

TT

Đơn vị

Số
trường

Số
học
sinh

Số
trường
học 910
buổi


Số
học
sinh
học 910
buổi

Tỉ lệ

Số
Số
trường lớp
tổ
tổ
chức chức
học
học
bán
bán
trú
trú

Số
học
sinh
học
bán
trú

Tỉ lệ


Số
trường
dạy
Tin
học

Số
học
sinh
học
Tin
học

Số
Số
học
trường
sinh
Tỉ lệ
dạy
học
Tiếng
Tiếng
Anh
Anh

Tỉ lệ

1


Kỳ Anh

36

15359

36

13400

87.2

3

26

843

5.5

21

3565

23.2

26

6649


43.3

2

Cẩm Xuyên

27

10989

24

10727

97.6

7

32

408

3.7

17

2535

23.1


27

6395

58.2

3

TP Hà Tĩnh

16

7123

16

7123

100.0

12

146

4190

58.8

16


4164

58.5

16

4998

70.2

4

Thạch Hà

32

10063

32

10063

100.0

3

16

385


3.83

16

2676

26.6

32

5998

59.6

5

Lộc Hà

13

6989

13

6989

100.0

1


3

60

0.86

9

3194

45.7

13

4666

66.8

6

Can Lộc

24

10633

24

10419


98.0

5

20

673

6.33

18

2501

23.5

24

6041

56.8

7

Hồng Lĩnh

6

2674


6

2674

100.0

6

72

1882

70.62

6

1554

58.1

6

2305

86.2

8

Nghi Xuân


20

7178

20

3839

53.5

1

18

125

1.74

4

973

13.6

20

4116

57.3


9

Đức Thọ

28

6995

28

6878

98.3

1

9

298

4.27

15

2304

32.9

27


4408

63.0

10

Hương Sơn

35

8100

35

7853

97.0

1

4

87

1.07

22

2764


34.1

35

4825

59.6

11

Hương Khê

23

7771

16

5061

65.1

1

18

380

4.89


5

770

9.9

15

2238

28.8

12

Vũ Quang

12

2030

10

897

44.2

0

0


0

0

6

743

36.6

8

685

33.7

Tổng:

272

95904

260

85923

89.6

41


364

9331

9.72

155

27743

28.9

249

53324

55.6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

23


Phụ lục 5. XẾP LOẠI GIÁO DỤC TIỂU HỌC NĂM HỌC 2012 – 2013

TT

Đơn vị


Tổng số
học sinh
được xếp

Xếp loại giáo dục
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

1


Kỳ Anh

15180

5134

33,8

5959

39,3

3882

25,6

205

1,35

2

Cẩm Xuyên

10968

4010

36,6


4419

40,3

2417

22,0

122

1,11

3

TP Hà Tĩnh

7079

4796

67,7

1682

23,8

592

8,36


9

0,13

4

Thạch Hà

9965

3362

33,7

4093

41,1

2425

24,3

85

0,85

5

Lộc Hà


6992

1725

24,7

3323

47,5

1860

26,6

84

1,2

6

Can Lộc

10490

3018

28,8

4585


43,7

2780

26,5

107

1,02

7

Hồng Lĩnh

2632

1361

51,7

809

30,7

460

17,5

2


0,08

8

Nghi Xuân

7085

2258

31,9

2636

37,2

2126

30,0

65

0,92

9

Đức Thọ

6975


2281

32,7

2576

36,9

2033

29,1

85

1,22

10

Hương Sơn

8007

2204

27,5

3191

39,9


2447

30,6

165

2,06

11

Hương Khê

7717

2617

33,9

2951

38,2

2059

26,7

90

1,17


12

Vũ Quang

2020

591

29,3

734

36,3

676

33,5

19

0,94

95 110

33 357

35,0

36 958


38,9

23 757

25,0

1038

1,1

Toàn tỉnh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

24


Phụ lục 6. CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG VIỆT VÀ TOÁN TIỂU HỌC NĂM HỌC 2012 – 2013

TT

Đơn vị

Tổng số
học
sinh

Tiếng Việt
Giỏi


Khá

Toán

Trung bình

Yếu

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL


TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

Kỳ Anh

15180

7245

47,7

6039


39,8

1766

11,6

130

0,86

6991

46,1

5567

36,7

2441

16,1

181

1,19

2

Cẩm Xuyên


10968

5357

48,8

4235

38,6

1307

11,9

69

0,63

5553

50,6

3858

35,2

1465

13,4


92

0,84

3

TP Hà Tĩnh

7079

5281

74,6

1495

21,1

294

4,15

9

0,13

5712

80,7


1114

15,7

246

3,48

7

0,1

4

Thạch Hà

9965

4294

43,1

4184

42,0

1433

14,4


54

0,54

4628

46,4

3664

36,8

1605

16,1

68

0,68

5

Lộc Hà

6992

2397

34,3


3459

49,5

1070

15,3

66

0,94

2869

41,0

2892

41,4

1174

16,8

57

0,82

6


Can Lộc

10490

4095

39,0

4840

46,1

1514

14,4

41

0,39

5059

48,2

3888

37,1

1461


13,9

82

0,78

7

Hồng Lĩnh

2632

1459

55,4

851

32,3

320

12,2

2

0,08

1779


67,6

621

23,6

230

8,74

2

0,08

8

Nghi Xuân

7085

2917

41,2

2759

38,9

1353


19,1

56

0,79

3354

47,3

2436

34,4

1239

17,5

56

0,79

9

Đức Thọ

6975

2676


38,4

2852

40,9

1387

19,9

60

0,86

3080

44,2

2399

34,4

1423

20,4

73

1,05


10

Hương Sơn

8007

2884

36,0

3440

43,0

1598

20,0

85

1,06

3269

40,8

3175

39,7


1459

18,2

104

1,3

11

Hương Khê

7717

3119

40,4

3148

40,8

1381

17,9

69

0,89


3615

46,8

2717

35,2

1315

17,0

70

0,91

12

Vũ Quang

2020

697

34,5

769

38,1


543

26,9

11

0,54

870

43,1

766

37,9

367

18,2

17

0,84

95 110

4242
1


44,6

3807
1

40,0

13966

14,7

652

0,7

4677
9

49,2

33097

34,8

1442
5

15,1

809


0,9

Toàn tỉnh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

25


×