Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bao cao Tong ket 2016-2017 (Moi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.35 KB, 16 trang )

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số:

/BC-SGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày

tháng 8 năm 2017

BÁO CÁO
TỔNG KẾT NĂM 2016 - 2017,
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017 - 2018
CẤP TIỂU HỌC
Thực hiện Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017 của
ngành Giáo dục, Công văn số 4304/BGDĐT-GDTH ngày 31/8/2016 của Bộ GD-ĐT
và Công văn số 1347/SGDĐT-GDTH ngày 09/9/2016 của Sở GD-ĐT về việc hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2016-2017, căn cứ vào kết quả
thực hiện và theo báo cáo tổng kết năm học của các Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT đánh
giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 và nhiệm vụ trọng tâm, giải
pháp thực hiện năm học 2017-2018 đối với giáo dục tiểu học như sau:
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
NĂM HỌC 2016 - 2017
A. QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH; ĐỘI NGŨ CBQL, GV, NV
I. Về quy mô trường, lớp, học sinh:
Năm học 2016-2017, quy mô các trường tiểu học cơ bản ổn định, toàn tỉnh có


259 trường tiểu học và 08 trường TH&THCS với 3672 lớp (trung bình 14 lớp/trường),
99267 học sinh (trung bình 27 HS/lớp). So với năm học 2015-2016, giảm 01 trường
tiểu học, tăng 01 trường TH&THCS (sáp nhập trường TH Kỳ Hoa và trường THCS Kỳ
Hoa thành trường TH&THCS Kỳ Hoa); giảm 49 lớp, 1146 học sinh.
Quy mô trường lớp không đồng đều: số trường từ 5-9 lớp: 64 trường (tỉ lệ
24%), từ 10-14 lớp: 95 trường (tỉ lệ 35,6%), từ 15-19 lớp: 63 trường (tỉ lệ 23,6%),
từ 20-24 lớp: 27 trường (tỉ lệ 10,1%), từ 25-29 lớp: 11 trường (tỉ lệ 4,1%), trên 30
lớp: 07 trường (tỉ lệ 2,6%).
II. Về đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên:
Tổng số CBQL, GV, NV toàn cấp học: 6855 người, trong đó CBQL: 595
người; giáo viên: 5248 người (Văn hóa: 4159 người, Âm nhạc: 285 người, Mĩ thuật:
326 người, Tiếng Anh: 301 người, Tin học: 78 người, Thể dục: 99 người); nhân viên:
758 người (Kế toán: 255 người, Văn thư: 91 người, Thư viện – Thiết bị: 275 người, Y
tế: 137 người); Tổng phụ trách Đội: 254 người.
Tỉ lệ giáo viên/lớp: 1,43.
Tỉ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo 100%, trong đó tỉ lệ giáo viên có trình
độ trên chuẩn đào tạo là 89,9%.
B. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ
1


I. Phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động và
phong trào thi đua
1. Các Phòng GD-ĐT, các trường tiểu học đã triển khai thực hiện nghiêm
túc Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị
về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
thực hiện tốt các cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích
trong giáo dục, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức,
tự học và sáng tạo”.
2. Thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học

sinh tích cực”; xây dựng cảnh quan môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” phù
hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, được gắn với xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia và phong trào xây dựng nông thôn mới. Một số đơn vị đã tích cực tổ chức,
triển khai các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học linh hoạt, sáng tạo gắn với thực
tiễn cuộc sống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện như: Mô hình “Nông
trại trường em” (Trường TH Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh); Mô hình “Nâng cao chất
lượng dạy học môn tiếng Anh dưới hình thức sân khấu hóa, trải nghiệm sáng tạo”
(Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên,...); dạy học gắn với di sản, địa
chỉ đỏ, làng nghề truyền thống, hoạt động lao động và sản xuất (Can Lộc, Hương
Khê, Đức Thọ, TP Hà Tĩnh, Nghi Xuân, Thạch Hà, huyện Kỳ Anh,...).
Với các hoạt động thiết thực trên, các thầy cô giáo đã tạo được hứng thú, sự
đam mê, hấp dẫn cho học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục và
học tập; các em được trải nghiệm, được vận dụng những kiến thức đã học ở nhà
trường vào thực tiễn cuộc sống, giúp các em có thêm niềm vui, sự hiểu biết, kĩ
năng sống và tình yêu quê hương, đất nước.
II. Thực hiện chương trình giáo dục
1. Chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục:
Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT đã
chỉ đạo các Phòng GD-ĐT giao quyền chủ động cho các trường tiểu học xây dựng
kế hoạch giáo dục, thời khóa biểu; điều chỉnh nội dung, yêu cầu các môn học, các
hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối
tượng học sinh, thời gian thực tế, điều kiện dạy học của đơn vị trên cơ sở chuẩn
kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh. Phòng GD-ĐT thị
xã Kỳ Anh đã có nhiều giải pháp thiết thực, tích cực trong việc huy động học sinh
đến trường và xây dựng chương trình phù hợp cho số học sinh xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà.
Phòng GD-ĐT huyện Hương Khê đã chỉ đạo tốt việc khắc phục hậu quả của các
đợt lũ lụt để đưa học sinh trở lại học tập sớm nhất, chỉ đạo các trường xây dựng kế
hoạch dạy học nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến độ của chương trình.
Kết thúc năm học, 100% trường tiểu học và trường TH&THCS hoàn thành
chương trình giáo dục theo đúng kế hoạch thời gian năm học, chất lượng giáo dục

tiếp tục được ổn định và duy trì.
Có 94.884 học sinh (tỉ lệ 99,07%) Hoàn thành chương trình lớp học; 98.383
học sinh (tỉ lệ 99,73%) xếp loại Đạt về Phẩm chất; 98.089 học sinh (tỉ lệ 99,43%)
xếp loại Đạt về Năng lực; 55.882 học sinh (tỉ lệ 56,29) được khen thưởng.
2. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
2


Năm học 2016-2017, Sở GD-ĐT tiếp tục đẩy mạnh chỉ đạo các nhà trường
chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng tổ
chức cho học sinh tự học, chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất người học bằng
các giải pháp như:
a) Tiếp tục triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột”:
Là năm thứ 3 triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” nên giáo viên đã
biết lựa chọn và vận dụng phương pháp vào dạy học một cách linh hoạt, thiết thực,
không rập khuôn, máy móc với tất cả các bài học ở môn Tự nhiên và Xã hội, môn
Khoa học ở tiểu học. Việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học đã
kích thích giáo viên đầu tư, suy nghĩ nhiều hơn trong dạy học, giúp giáo viên nâng
cao kỹ năng thiết kế tiến trình dạy học và cách thức tổ chức các hoạt động dạy học
phù hợp, hiệu quả. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” giúp học sinh làm quen với
việc nghiên cứu khoa học. Mặt khác, dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
học sinh được rèn luyện, vận dụng, huy động kiến thức, kỹ năng vào giải quyết
những vần đề trong thực tiễn. Điều này, phù hợp với dạy học định hướng phát triển
năng lực cho học sinh.
Các đơn vị thực hiện tốt là: TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Hồng Lĩnh, Nghi Xuân,
Can Lộc, Đức Thọ, Lộc Hà,...
b) Tiếp tục triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới:
Các đơn vị đã chủ động, linh hoạt triển khai phương pháp mới để dạy học
môn Mĩ thuật đạt kết quả tốt, phù hợp với định hướng phát triển năng lực cho học
sinh theo Công văn số 2070/BGDĐT-GDTH ngày 12/5/2016 của Bộ GDĐT.

Dạy và học Mĩ thuật theo phương pháp mới đã tạo được sự liên kết giữa nội
dung học tập với thực tế cuộc sống, khuyến khích các em học sinh tích cực, chủ
động tìm tòi, khám phá để tự hình thành kiến thức, kĩ năng và trải nghiệm. Tạo cơ
hội cho giáo viên tích cực, chủ động trong việc lựa chọn cách thức tổ chức lớp học,
các hoạt động giáo dục mĩ thuật một cách linh hoạt, phù hợp và hiệu quả; giúp các
em học sinh tự tin, năng động, hứng thú học tập, biết cảm nhận, thưởng thức, yêu
mến cái đẹp và thích sáng tạo.
Các đơn vị: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Khê, TP Hà Tĩnh,
Can Lộc, Nghi Xuân, Lộc Hà, Hương Sơn,… đã tổ chức chuyên đề và dạy thể
nghiệm thành công. Nhiều đơn vị đã vận dụng một số quy trình của phương pháp dạy
học Mỹ thuật mới như: Vẽ tranh theo nhạc, tạo hình 3D,… vào Giao lưu Tuổi thơ
khám phá và các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học môn Mĩ thuật và phát triển năng khiếu mĩ thuật cho học sinh. Trong Cuộc thi vẽ
tranh Quốc tế Toyota với chủ đề “Chiếc ô tô mơ ước”, Hà Tĩnh có em Lê Thị Yến
Nhi, lớp 4C, Trường TH Cẩm Trung (Cẩm Xuyên) đoạt giải Khuyến khích cấp Quốc
gia.
c) Áp dụng các thành tố tích cực của Mô hình trường học mới Việt Nam vào
dạy học Chương trình hiện hành:
Trên cơ sở điều kiện thực tế, các trường tiểu học đã linh hoạt lựa chọn thành tố
tích cực của Mô hình trường học mới Việt Nam áp dụng vào trường mình. Có 138
trường tiểu học (với 2481 lớp, 69793 học sinh) áp dụng các thành tố tích cực của Mô
hình trường học mới Việt Nam (phương pháp dạy - học; vai trò tự quản của học sinh;
3


sử dụng một số công cụ lớp học; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá; sự
tham gia của cộng đồng) vào chương trình giáo dục hiện hành một cách có hiệu quả.
3. Thực hiện Mô hình trường học mới Việt Nam:
Năm học 2016-2017, toàn cấp học có 129 trường tiểu học, với 830 lớp
(trong đó khối 3 có 359 lớp, khối 4 có 333 lớp, khối 5 có 138 lớp), 22.548 học sinh

(khối 3 có 9759 học sinh, khối 4 có 8952 học sinh, khối 5 có 3837 học sinh) thực
hiện toàn phần Mô hình trường học mới Việt Nam.
Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các Phòng GD-ĐT, các trường tiểu học thực hiện
nghiêm túc Văn bản số 230/TB-UBND ngày 27/7/2016 của UBND tỉnh về Thông
báo Kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại buổi làm việc với Sở GD-ĐT
và Công văn số 4068/BGDÐT-GDTrH ngày 18/8/2016 của Bộ GD-ĐT về triển
khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017. Tổ chức Giao ban cấp tỉnh tại
4 cụm (huyện Kỳ Anh, Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê) cho 129 trường thực
hiện Mô hình để chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn cho các nhà trường.
Nhiều trường tiểu học ở huyện Can Lộc, Nghi Xuân đã có những cách làm
hay để tuyên truyền và khẳng định tính ưu việt của Mô hình trường học mới Việt
Nam như: mời phụ huynh; lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể của địa phương
(huyện, xã) về thăm lớp, dự giờ tiết học và tham gia các hoạt động giáo dục.
Các trường đã phối hợp tốt với Đoàn đánh giá của tỉnh trong việc đánh giá
Mô hình trường học mới Việt Nam. Kết quả kiểm tra, đánh giá cho thấy Mô hình
trường học mới Việt Nam phù hợp với cấp tiểu học, cơ bản phụ huynh và chính
quyền địa phương đồng thuận; giáo viên yên tâm, tự tin, biết cách linh động điều
chỉnh trong quá trình dạy học; học sinh mạnh dạn, tự giác trong học tập, năng lực và
phẩm chất được phát triển hơn.
Kết thúc năm học, có 22.298 học sinh (tỉ lệ 99,52%) xếp loại Hoàn thành về
các môn học và hoạt động giáo dục; có 22.342 học sinh (tỉ lệ 99,71%) xếp loại Đạt
về Phẩm chất, có 22.297 học sinh (tỉ lệ 99,51%) xếp loại Đạt về Năng lực.
4. Thực hiện dạy học Tiếng Việt lớp 1-Công nghệ giáo dục
Năm học 2016-2017, toàn tỉnh có 725 lớp 1 với 19.028 học sinh học Tiếng
Việt 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục. Là năm thứ 3 thực hiện đại trà nên hầu hết
giáo viên đã thành thạo trong việc thực hiện quy trình và kĩ thuật dạy học. Ban
giám hiệu các nhà trường đã quan tâm đầu tư cho lớp 1 cả về CSVC và bố trí giáo
viên đứng lớp. Các phòng giáo dục và đào tạo đã chủ động tổ chức các chuyên đề
cấp cụm, cấp huyện khi thực hiện các mẫu mới để thống nhất và giải đáp những
khó khăn cụ thể cho giáo viên trong quá trình lên lớp. Các huyện Hương Khê, Vũ

Quang, Đức Thọ, thị xã Kỳ Anh đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn
thành tiến độ thực hiện chương trình, đảm bảo chất lượng trong điều kiện bị ảnh
hưởng của môi trường, khí hậu. Phòng GD-ĐT huyện Kỳ Anh đã tổ chức Hội nghị
cấp huyện về dạy học Tiếng Việt 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục để chia sẻ kinh
nghiệm và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên.
Chất lượng Tiếng Việt lớp 1 tiếp tục được ổn định, có 18.533 học sinh (tỉ lệ
98%) xếp loại Hoàn thành (trong đó có 10.768 học sinh, tỉ lệ 56,94% xếp loại hoàn
thành Tốt). Các đơn vị thực hiện tốt là: Hồng Lĩnh, Can Lộc, Nghi Xuân, Thạch
Hà, Hương Sơn, Lộc Hà, Hương Khê,…
4


5. Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học:
Đây là năm học đầu tiên, giáo dục tiểu học thực hiện đánh giá học sinh theo
Thông tư 22. Sở GD-ĐT đã coi trọng việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực
cho CBQL và giáo viên. Trong học kì I, Sở GD-ĐT đã tổ chức và chỉ đạo các Phòng
GD-ĐT, các trường tiểu học tổ chức tập huấn đánh giá học sinh tiểu học theo Thông
tư 22 cho 100% CBQL và giáo viên. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực ra đề kiểm
tra định kỳ theo Thông tư 22 cho đội ngũ giảng viên cốt cán cấp huyện (260 người)
ở 6 môn học (Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học). Qua
tập huấn, học viên đã nắm được cấu trúc, mức độ, yêu cầu của đề kiểm tra định kỳ
để hướng dẫn CBQL, GV ra đề kiểm tra định kỳ đúng yêu cầu.
Giao quyền chủ động cho các hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo
viên chủ nhiệm trong việc đánh giá thường xuyên, ra đề kiểm tra định kỳ và khen
thưởng học sinh. Coi trọng việc nhận xét, đánh giá thường xuyên để tư vấn, giúp
đỡ, động viên học sinh và phối hợp với phụ huynh trong việc đánh giá học sinh.
Việc đánh giá học sinh theo Thông tư 30 và Thông tư 22 được các nhà
trường thực hiện đúng quy định, phụ huynh và xã hội đồng tình.
6. Triển khai dạy học ngoại ngữ, tin học:
a) Triển khai dạy học ngoại ngữ:

Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các Phòng GD-ĐT, các trường tiểu học sắp xếp, bố trí
giáo viên, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm để nâng cao số lượng
và chất lượng dạy học. Những nơi có điều kiện (thành phố, thị xã, thị trấn) đã cho học
sinh lớp 1 và lớp 2 làm quen với Tiếng Anh (96 trường). Có 263/267 trường đã triển
khai dạy Tiếng Anh cho học sinh lớp 3, trong đó có 185 trường tổ chức dạy học 2
tiết/tuần, có 27 trường dạy học 2-3 tiết/tuần, có 235 trường có tổ chức dạy học từ 2
đến 4 tiết/tuần theo khối lớp; toàn tỉnh có 68145 học sinh được học tiếng Anh (tỉ lệ
68.65%). Các đơn vị có tỉ lệ học sinh học tiếng Anh 4 tiết/tuần cao là: Hồng Lĩnh,
Thạch Hà, Nghi Xuân, TP Hà Tĩnh, Hương Sơn, Can Lộc,…
Các nhà trường đã chú trọng dạy đủ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học
sinh; đa dạng hóa các hình thức dạy và học tiếng Anh, tạo cho học sinh có nhiều cơ
hội để sử dụng Tiếng Anh như giao lưu Tiếng Anh thông qua các câu lạc bộ nói
tiếng Anh; giao lưu với các bạn khác lớp, khác trường, với người nước ngoài; tổ
chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ để nâng cao tần suất và hiệu
quả, chất lượng sử dụng tiếng Anh.
Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT đã đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tập huấn cho
giáo viên dạy tiếng Anh cấp tiểu học. Cụ thể là: bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp, nâng
cao năng lực ngôn ngữ cho tất cả giáo viên; phối hợp với Trường ĐH Vinh, Trường
ĐH Đà Nẵng và Trường ĐH Hà Tĩnh bồi dưỡng và đào tạo lại những giáo viên có
năng lực ngôn ngữ trung bình, bồi dưỡng theo khung 6 bậc của Bộ GD-ĐT. Đầu tư
các trang thí bị cần thiết cho việc học Tiếng Anh (mua tài liệu, tranh ảnh, xây
phòng học Tiếng Anh và lắp đặt các thiết bị nghe nhìn cần thiết) theo Đề án Nâng
cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Hà
Tĩnh – giai đoạn 2012-2020.
Trong năm học qua, nhiều trường tiểu học đã tổ chức khá tốt các hoạt động
ngoại khóa, Câu lạc bộ tiếng Anh, như: Trường TH Bắc Hồng (TX Hồng Lĩnh),
5


Trường TH Xuân Viên (Nghi Xuân), Trường TH Sông Trí (TX Kỳ Anh), Trường

TH Kỳ Tân, Kỳ Sơn (huyện Kỳ Anh), Trường TH Cẩm Bình (Cẩm Xuyên),…
Để chuẩn bị tốt cho dạy học Tiếng Anh trong năm học 2017-2018, Sở GD-ĐT
đã ban hành Công văn số 124/SGDĐT-GDTH ngày 09/02/2017 về việc bố trí giáo
viên Tiếng Anh tiểu học đảm bảo đồng bộ, liên thông với cấp THCS trên cùng địa
bàn tuyển sinh gửi UBND các huyện, thành phố, thị xã.
b) Triển khai dạy học Tin học:
Xác định Tin học là môn học tự chọn quan trọng, trong năm học qua, Sở
GD-ĐT đã hướng dẫn và chỉ đạo các Phòng GD-ĐT, các trường tiểu học có đủ
điều kiện, tổ chức dạy học môn Tin học với thời lượng 2 tiết/tuần cho học sinh các
lớp 3, 4, 5. Đã có 227/267 trường tiểu học và trường TH&THCS (tỉ lệ 85%) tổ
chức dạy Tin học, với 1663 lớp, 44.705 học sinh (tỉ lệ 77,2%); có 264 phòng Tin
học với 3392 máy vi tính; 100% trường tiểu học đã kết nối mạng Internet.
Các đơn vị có tỉ lệ học sinh học Tin học cao là: TP Hà Tĩnh, Hồng Lĩnh, Đức
Thọ, Vũ Quang, Hương Sơn, Thạch Hà, Can Lộc,...
Nhiều trường đã tổ chức các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học – Công
nghệ thông tin dưới hình thức câu lạc bộ, giao lưu, tìm hiểu để học sinh được tiếp
cận, hình thành các kĩ năng học tập và sử dụng sáng tạo.
7. Chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày:
Sở GD-ĐT đã tham mưu UBND tỉnh cấp bổ sung kinh phí hỗ trợ dạy học 2
buổi/ngày cho giáo viên tiểu học năm 2016 (Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày
25/01/2017 về việc cấp bổ sung kinh phí hỗ trợ dạy học 2 buổi/ngày cho giáo viên
tiểu học năm 2016). Trên cơ sở đó, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các Phòng GD-ĐT tham
mưu cho UBND cấp huyện điều chỉnh, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ giáo viên; chỉ
đạo các trường tiểu học căn cứ vào số lượng và cơ cấu đội ngũ để tổ chức tốt việc
dạy học 2 buổi/ngày; nội dung tập trung vào các hoạt động hình thành, phát triển
năng lực, phẩm chất và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Kết thúc năm học, toàn tỉnh có 265/267 trường tiểu học và trường
TH&THCS (tỉ lệ 99,3%), với 3635 lớp (tỉ lệ 98,9%), 98206 học sinh (tỉ lệ 98,9%)
tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (tăng 3,1% so với năm học trước). Chất lượng giáo
dục đối với học sinh học 2 buổi/ngày được ổn định và duy trì, học sinh được phát

triển các năng lực và phẩm chất.
Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT đã hướng dẫn, chỉ đạo các trường tiểu học tiếp tục
tổ chức bán trú gắn với dạy học 2 buổi/ngày nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đảm
bảo sức khỏe cho những học sinh có nhu cầu bán trú. Đã có 219 trường tiểu học và
trường TH&THCS (tỉ lệ 82%) tổ chức bán trú, với 1876 lớp, 31.477 học sinh (tỉ lệ
31,7%) tham gia. Các đơn vị có tỉ lệ học sinh tham gia bán trú cao là: Hồng Lĩnh,
TP Hà Tĩnh, Nghi Xuân, Can Lộc, Vũ Quang, Hương Sơn,...
III. Nâng cao chất lượng dạy học đối với học sinh dân tộc thiểu số, học
sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh khuyết tật
1. Đối với học sinh dân tộc thiểu số:
Toàn cấp học có 340 em học sinh người dân tộc thiểu số (trong đó: dân tộc Chứt
có 24 em, dân tộc Lào có 104 em, dân tộc Mường có 84 em, các dân tộc khác có 128
em), tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.
6


Đối với học sinh dân tộc Chứt (Hương Khê), Sở GD-ĐT đã hướng dẫn và chỉ
đạo Phòng GD-ĐT huyện Hương Khê phối hợp với bộ đội Biên phòng Bản Rào Tre
huy động hết các đối tượng học sinh trong độ tuổi đến trường, đảm bảo duy trì sĩ số
học sinh; bố trí giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong dạy học sinh dân tộc Chứt trực
tiếp giảng dạy, giao nhiệm cụ thể cho từng giáo viên và cán bộ quản lý đối với việc
dạy học và quản lí học sinh. Vì vậy chất lượng học sinh đã có tiến bộ rõ rệt.
Kết thúc năm học, có 335 em (tỉ lệ 98,5%) Hoàn thành nội dung các môn
học và hoạt động giáo dục, 338 em (tỉ lệ 99,4%) Đạt về Phẩm chất, 336 em (tỉ lệ
98,8%) Đạt về Năng lực, 324 em (tỉ lệ 95,3%) Hoàn thành chương trình lớp học,
82 em (tỉ lệ 24,1%) được Khen thưởng.
Tham mưu UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch số 231/KH-UBND ngày 27/7/2016
về Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh
Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025.
2. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn:

Toàn cấp học có: 6353 học sinh con hộ nghèo, 8505 học sinh con hộ cận
nghèo; 96 học sinh mồ côi cả cha và mẹ, 2387 học sinh mồ côi cha hoặc mẹ.
Ngay từ đầu năm học, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các nhà trường vận động cán bộ,
giáo viên, học sinh, các tổ chức xã hội, các mạnh thường quân ủng hộ, quyên góp
giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn về sách vở, quần áo; hỗ trợ tiền ăn
bán trú, miễn giảm các khoản đóng góp cho các em để các em đến trường. Mỗi
trường tiểu học xây dựng một tủ sách dùng chung để giúp đỡ các em học sinh con hộ
nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách có đủ sách giáo khoa để học tập. Phân công
giáo viên kèm cặp, giúp đỡ, động viên các em.
Vì vậy trong năm học, toàn tỉnh không có em học sinh tiểu học nào bỏ học vì
hoàn cảnh khó khăn. Nhiều em đã vượt lên hoàn cảnh đạt thành tích cao trong học tập
và rèn luyện, là tấm gương cho các bạn noi theo.
3. Đối với học sinh khuyết tật:
Toàn cấp học có 1144 học sinh khuyết tật (trong đó: Vận động: 93 em;
Nghe, nói: 126 em; Nhìn: 44 em; Thần kinh, tâm thần: 70 em; Trí tuệ: 714 em;
Khác: 97 em), có 582 em được đánh giá như học sinh bình thường.
Năm học 2016-2017, Sở GD-ĐT đã tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục học
sinh khuyết tật, cụ thể là: Chỉ đạo các trường tiểu học tham mưu với UBND cấp xã
hoàn thành cấp Giấy xác nhận mức độ khuyết tật cho học sinh, thực hiện chế độ
chính sách cho học sinh khuyết tật theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLTBGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 Quy định chính sách về giáo dục đối
với người khuyết tật. Phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật Hồng Lĩnh (thuộc Tòa Giám mục địa phận Vinh) tổ chức tập huấn cho
giáo viên cốt cán về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật và giáo dục hòa nhập trẻ khiếm
thính. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác giáo dục học sinh khuyết tật.
Vì vậy, công tác quản lí và giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập tại các
trường tiểu học đã đi vào nề nếp và có nhiều chuyển biến tích cực, được Đoàn kiểm
tra của Bộ GD-ĐT đánh giá cao (kiểm tra vào tháng 9/2016). Tiêu biểu là các đơn
vị: Can Lộc, Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hương Khê,…

7



IV. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng
trường chuẩn quốc gia
1. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học:
Năm 2016 mặc dù kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn, hạn hán, lũ lụt, sự cố
môi trường biển xẩy ra nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành; sự
nổ lực, quyết tâm của các địa phương, các nhà trường, công tác Phổ cập giáo dục
tiểu học tiếp tục được duy trì và nâng cao.
Toàn tỉnh đã huy động được 18.278 trẻ 6 tuổi vào lớp 1, đạt tỉ lệ: 99,9%; trẻ
11 tuổi HTCTTH: 18,522 trẻ, đạt tỉ lệ: 96,8%. Về đội ngũ giáo viên và nhân viên:
cơ bản có đủ giáo viên và nhân viên theo quy định; từ cấp xã, huyện và tỉnh đều bố
trí người theo dõi công tác phổ cập giáo dục tiểu học, tất cả đều có hồ sơ đầy đủ.
Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: có đủ phòng học, phòng chức năng và thiết bị
dạy học theo quy định.
Kết quả: toàn tỉnh có 259/262 (tỉ lệ 98,9%) đơn vị cấp xã, 13/13 (tỉ lệ 100%)
đơn vị cấp huyện đạt Phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, toàn tỉnh đạt Phổ cập
giáo dục tiểu học mức độ 3. Các đơn vị thực hiện tốt là: Hồng Lĩnh, Thạch Hà, Can
Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn, Cẩm Xuyên,…
2. Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia:
Xác định xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là giải pháp quan trọng để
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong năm học 2016-2017, Sở GD-ĐT tiếp
tục chỉ đạo thực hiện phong trào xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo
Thông tư 59, đảm bảo tính ổn định, kiên cố, hiện đại và phù hợp với xu hướng đổi
mới giáo dục. Cụ thể là: Chỉ đạo thực hiện xây dựng cơ sở vật chất theo đúng quy
hoạch đã được phê duyệt; bám sát các tiêu chuẩn của Thông tư 59 để rà soát, kiểm
tra và bổ sung; phối hợp với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới để chỉ đạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng ứng yêu
cầu trường chuẩn quốc gia.
Tính đến tháng 6 năm 2017, toàn tỉnh có 199/259 (tỉ lệ 76,8%) trường tiểu

học đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 112 trường (tỉ lệ 43,2%) đạt chuẩn mức độ 2.
Riêng trong năm học 2016-2017, có 27 trường tiểu học được kiểm tra công nhận
(trong đó mức độ 2 có 13 trường).
Tiêu biểu cho phong trào xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong
năm học 2016-2017 là các đơn vị: huyện Kỳ Anh, Thạch Hà, Can Lộc, Hương Sơn,
Nghi Xuân, thị xã Kỳ Anh, Hồng Lĩnh, Đức Thọ,…
3. Xây dựng Thư viện trường học:
Thiết lập và tổ chức hoạt động thư viện hiệu quả là một giải pháp hết sức
quan trọng hướng đến khả năng tự học của học sinh. Vì vậy trong năm học qua, Sở
GD-ĐT đã chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng và tăng cường tổ chức hoạt động thư viện ở
các trường tiểu học.
Bên cạnh 167 thư viện được công nhận danh hiệu Thư viện Tiên tiến, Thư
viện Xuất sắc trong 3 năm qua, năm học 2016-2017, toàn cấp học đã xây dựng mới
được 22 thư viện, trong đó 20 thư viện có tài trợ của Tổ chức Room to Read, 01 Thư
viện có sự tài trợ của Câu lạc bộ doanh nhân 2030 - Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 01
Thư viện của CI tài trợ. Nhiều trường tiểu học ở các đơn vị: Nghi Xuân, huyện Kỳ
8


Anh, Cẩm xuyên, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Hương Sơn,… đã đầu tư xây dựng
Thư viện xanh để mở rộng không gian đọc và tổ chức tốt các hoạt động thư viện.
Sở GD-ĐT đã phối hợp với Tổ chức Room to Read tổ chức 02 chuyên đề tập
huấn: Tổ chức và Quản lí thư viện, Tiết đọc thư viện; tổ chức ngày Hội đọc sách
gia đình ở 20 trường tiểu học tham gia Dự án của huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên
đạt hiệu quả, nhận được sự đồng tình, hỗ trợ cao của phụ huynh học sinh và dư
luận xã hội. Chỉ đạo các Phòng GD-ĐT, các trường tiểu học và các trường
TH&THCS tổ chức các buổi ngoại khóa giới thiệu sách, các cuộc thi (kể chuyện
theo sách, đọc diễn cảm, sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ,…), tổ chức các tiết đọc
thư viện,..nhằm khuyến khích và tạo thói quen đọc sách cho học sinh và giáo viên.
V. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, tích

cực đổi mới công tác quản lí giáo dục
Xác định chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là yếu tố
quan trọng để thực hiện “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, trong
năm học 2016-2017, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Cụ thể là:
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về giáo dục cho hiệu trưởng
và phó hiệu trưởng các trường tiểu học với 05 lớp, 99 học viên.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho CB, GV: Mời chuyên gia của Bộ GD-ĐT
về tập huấn nâng cao năng lực tổ chức dạy học theo Mô hình trường học mới Việt
Nam cho cán bộ, giáo viên cốt cán lớp 5 của 129 trường tiểu học thực hiện dạy học
theo Mô hình trường học mới Việt Nam; tập huấn dạy học Tiếng Việt 1 theo tài liệu
Công nghệ Giáo dục; tập huấn dạy học, kĩ năng nghe và nói tiếng Anh cho giáo
viên dạy Tiếng Anh. Các Phòng GD-ĐT, các trường tiểu học đã tổ chức nhiều đợt
tập huấn, chuyên đề, giao ban; tổ chức học tập kinh nghiệm ở các tỉnh bạn, trường
bạn về các Mô hình dạy học mới.
- Chỉ đạo CBQL, giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ theo các tiêu chuẩn đánh giá của Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn phó hiệu
trưởng và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; chỉ đạo tổ chức Hội thi giáo viên
dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện.
- Tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khối chuyên môn
trong trường và giữa các trường tiểu học; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức
sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào đọc, viết và giải bài trên các tạp chí viết về
giáo dục, đặc biệt là phong trào đọc, viết và giải bài trên tạp chí Toán Tuổi thơ 1,
Văn học Tuổi thơ và tạp chí Thế giới Trong ta... Các đơn vị thực hiện tốt phong
trào này là: Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Đức Thọ, Hương Sơn.
- Hoạt động đúc rút sáng kiến kinh nghiệm được chỉ đạo triển khai thực hiện
có hiệu quả và thiết thực. Năm học 2016-2017, cấp tiểu học có 56 SKKN đạt bậc 3
và bậc 4 cấp Ngành (trong đó có 19 SKKN đạt bậc 4).
- Thực hiện giao quyền tự chủ cho hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch

năm học, điều chỉnh tài liệu học tập, tổ chức các hoạt động giáo dục và xây dựng
bộ minh chứng chi tiết phù hợp với thực tế nhà trường để đánh giá giáo viên theo
Chuẩn nghề nghiệp. Tiêu biểu như: Trường TH Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh), Trường
9


TH Sơn Kim 1 (Hương Sơn).
VI. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí
giáo dục
Năm học 2016-2017 có 100% trường tiểu học đã kết nối mạng Internet và có
máy chiếu đa năng để giảng dạy; 100% CBQL đều có máy vi tính để làm việc.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tham gia hiệu quả trang mạng
“Trường học kết nối”, sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý như phần mềm
EQMS, EMIT, SMAS, phần mềm Quản lí trường tiểu học, phần mềm Phổ cập giáo
dục – Chống mù chữ,…Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT luôn khuyến khích các nhà trường
viết và sử dụng các phần mềm quản lí giáo dục, phần mềm dạy học.
Tổ chức Cuộc thi thiết kế bài giảng E-Learning: Toàn cấp học có 08 đơn vị
tham gia (huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Can Lộc, Hồng
Lĩnh, Đức Thọ, Hương Sơn) với 193 sản phẩm dự thi (Dư địa chí 91 sản phẩm, các
môn học 102 sản phẩm). Kết quả có 134 sản phẩm đoạt giải (01 giải Xuất sắc, 08
giải Nhất, 29 giải Nhì, 37 giải Ba và 59 giải Khuyến khích). Gửi dự thi cấp Quốc
gia 193 sản phẩm, kết quả có 06 sản phẩm đoạt giải: 01 giải Ba (Trường TH Trung
Lương, TX Hồng Lĩnh), 05 giải Khuyến khích (Trường TH Nam Hà, TP Hà Tĩnh;
Trường Tiểu học Thị trấn Đức Thọ; Trường TH Thị trấn Thạch Hà; Trường TH
Thạch Vĩnh, Trường TH Thạch Lạc, Thạch Hà).
Đây là lần đầu tiên, Sở GD-ĐT tổ chức Cuộc thi thiết kế bài giảng E-Learning
cấp tỉnh ở cấp tiểu học, song đã có nhiều đơn vị thực hiện tốt, đạt kết quả cao; tổ
chức chấm, trao đổi và góp ý cho các sản phẩm dự thi nghiêm túc. Tiêu biểu là các
đơn vị: TX Hồng Lĩnh, Thạch Hà, Đức Thọ, TP Hà Tĩnh, Hương Sơn, Can Lộc.
VII. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn:

Năm học 2016-2017, Công tác An toàn trường học trong các trường tiểu học
được đặc biệt chú trọng. Sở GD-ĐT đã hướng dẫn, chỉ đạo và đưa ra nhiều giải
pháp để thực hiện tốt công tác này. Cụ thể là:
- Ban hành Công văn số 1839/SGDĐT-GDTH ngày 23/12/2016 về việc tăng
cường công tác an toàn trong các trường học.
- Ngày 25/4/2017, tổ chức Hội nghị trực tuyến với 13/13 huyện, thị xã,
thành phố về Triển khai Chỉ thị số 505 của Bộ GD-ĐT về việc tăng cường các giải
pháp bảo đảm an toàn trong các cơ sở giáo dục.
- Chỉ đạo các trường tiểu học, các trường TH&THCS thực hiện xây dựng và
đánh giá theo các tiêu chí của trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” theo Công
văn số 02/SGDĐT-GDTH ngày 04/01/2016 của Sở GD-ĐT.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác an toàn trường học trong các
trường tiểu học.
Vì vậy, trong năm học 2016-2017, công tác An toàn trường học ở cấp tiểu
học được bảo đảm. Các trường tiểu học và các trường TH&THCS cơ bản đều có
phòng thường trực, cổng trường kiên cố và hàng rào khép kín bảo đảm an toàn; cảnh
quan, khuôn viên các nhà trường xanh, sạch, đẹp; sân trường, bãi tập bằng phẳng,
không trơn trượt, mấp mô; các phòng học, phòng chức năng thường xuyên được rà
soát và tu sửa; có đủ nguồn nước sạch để sử dụng, có hệ thống xử lí rác, hệ thống
thoát nước và công trình vệ sinh bảo đảm; các trường tiểu học đều trang bị các bình
10


chữa cháy để phòng, chống cháy nổ. Đặc biệt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại
các trường tiểu học tổ chức bán trú được bảo đảm, không có hiện tượng mất an toàn vệ
sinh thực phẩm xẩy ra.
VIII. Một số hoạt động khác
1. Tham gia Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng toàn quốc năm 2017” do
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức, cô
giáo Võ Thúy Hiền (Trường TH thị trấn Thạch Hà) đạt giải Nhì toàn quốc.

2. Tổ chức các sân chơi, các hoạt động giáo dục:
Năm học 2016-2017, Sở GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các Phòng GD-ĐT, các
trường tiểu học và các trường TH&THCS tăng cường tổ chức các sân chơi lí thú,
bổ ích, các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tham
gia. Cụ thể là: tổ chức Giao lưu Tuổi thơ khám phá cấp trường, cấp huyện; khuyến
khích, tạo điều kiện, hỗ trợ tích cực cho học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ như
Tìm kiếm tài năng toán học trẻ (Hội Toán học Việt Nam), Trạng Nguyên nhỏ tuổi,
giải Toán qua thư (tạp chí Toán Tuổi thơ 1), giải đố, viết văn trên tạp chí Văn Tuổi
thơ, Tạp chí Thế giới trong ta, Nhi đồng Chăm học, viết thư UPU, Ý tưởng trẻ thơ,
Chiếc ô tô mơ ước, Sáng tạo kĩ thuật thanh thiếu niên, nhi đồng, Tin học trẻ,...;
lồng ghép các trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí tích cực, các hoạt
động văn hoá, văn nghệ, thể thao, dân ca ví, giặm vào các chương trình, các hoạt
động của Đội; phối hợp với Đoàn thanh niên địa phương, Hội cha mẹ học sinh,...
tổ chức chương trình “Hội chợ tuổi thơ”, “Ngày Tết quê em”,... để học sinh được
trải nghiệm, hiểu hơn về ý nghĩa của Tết cổ truyền dân tộc đồng thời giáo dục cho
các em đạo lí “Lá lành đùm lá rách” thông qua hành động ủng hộ bạn nghèo vui
Tết. Tiếp tục phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh quay và phát
sóng trò chơi “Nắng sân trường”.
Nhiều đơn vị đã có những cách làm sáng tạo trong tổ chức các sân chơi và
các hoạt động như: “Ngày hội đọc sách” ở Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà;
“Tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian” ở Nghi Xuân; “Hoạt động trải nghiệm sáng
tạo” ở TP Hà Tĩnh; “Chung tay giữ bình yên cho trẻ thơ” ở huyện Kỳ Anh; “Ngày
Hội sách – thắp sáng ước mơ” ở Đức Thọ; tổ chức “Hội trại” ở thị xã Kỳ Anh,...
Có nhiều học sinh và giáo viên tham gia viết và giải bài trên các tạp chí viết về
giáo dục như Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Đức Thọ, Hương Sơn.
Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT tiếp tục tổ chức Cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên
Internet (IOE) cho học sinh tham gia. Kết quả có 210 học sinh đoạt giải cấp tỉnh
(20 giải Nhất, 56 giải Nhì, 66 giải Ba, 68 giải Khuyến khích); có 43 học sinh đoạt
giải cấp Quốc gia (02 huy chương Vàng, 06 huy chương Bạc, 08 huy chương
Đồng, 27 giải Khuyến khích).

C. ĐÁNH GIÁ CHUNG
I. Những ưu điểm nổi bật
1. Thực hiện chương trình, thời khóa biểu một cách chủ động, linh hoạt, phù
hợp với tình hình đặc điểm thời tiết, khí hậu của địa phương, đảm bảo khung thời
gian kế hoạch năm học của Bộ GD-ĐT.
2. Tiếp tục duy trì và phát huy các mô hình và phương pháp dạy học mới trên
địa bàn toàn tỉnh như: dạy học đại trà Tiếng Việt 1-CGD; thực hiện Mô hình trường
11


học mới Việt Nam ở 129 trường tiểu học; vận dụng hiệu quả các thành tố tích cực của
Mô hình trường học mới Việt Nam, thực hiện tốt dạy học Mĩ thuật theo phương pháp
mới và phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” trong tất cả các trường tiểu học.
3. Duy trì và phát triển dạy học 2 buổi/ngày cả về số lượng và chất lượng
trên cơ sở tăng cường chỉ đạo bán trú và tham mưu với UBND tỉnh cấp bù kinh phí
dạy buổi 2 cho giáo viên để không thu tiền từ phụ huynh học sinh.
4. Chỉ đạo có hiệu quả việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22.
5. Chất lượng Phổ cập GDTH được duy trì và nâng cao; số lượng, chất
lượng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, Thư viện Tiên tiến, Thư viện Xuất sắc có
bước phát triển.
6. Tổ chức được nhiều sân chơi cho học sinh trên cơ sở các hoạt động trải nghiêm
sáng tạo nhằm bồi dưỡng năng lực, phẩm chất cho học sinh theo tinh thần đổi mới.
7. Chất lượng giáo dục tiếp tục được ổn định và duy trì; không có học sinh
bỏ học. Có 94.884 học sinh (tỉ lệ 99,07%) Hoàn thành chương trình lớp học;
98.383 học sinh (tỉ lệ 99,73%) xếp loại Đạt về Phẩm chất; 98.089 học sinh (tỉ lệ
99,43%) xếp loại Đạt về Năng lực; 55.882 học sinh (tỉ lệ 56,29) được khen thưởng.
8. Công tác tuyên truyền, tham mưu, quản lí tài chính có nhiều chuyển biến
tích cực, đặc biệt là không có hiện tượng lạm thu ở các trường tiểu học.
9. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm ở các trường tiểu học tổ chức bán trú
được quan tâm và thực hiện tốt.

II. Những hạn chế, khó khăn
1. Cơ sở vật chất trường học sau quy hoạch vẫn còn nhiều bất cập, một số
trường còn tồn tại điểm trường lẻ vì chưa đủ kinh phí xây dựng CSVC để nhập về
một địa điểm, bởi vậy việc quản lí có khó khăn (toàn tỉnh còn 50 trường tiểu học
có điểm lẻ, trong đó có 2 điểm lẻ: 04 trường, có 3 điểm lẻ: 01 trường – Trường TH
Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh).
2. Đội ngũ giáo viên cấp tiểu học hiện nay đang thiếu và không đồng bộ, chưa
đồng đều giữa các đơn vị huyện, thị xã, thành phố, có đơn vị thì quá cao như Hương
Khê (1,67), có những đơn vị còn quá thấp như thị xã Kỳ Anh (1,26), Lộc Hà (1,33),
…; cơ cấu giáo viên không đồng bộ: giáo viên các môn Âm nhạc, Mĩ thuật thừa
nhưng giáo viên các môn văn hoá, Thể dục, Tin học, Tiếng Anh lại thiếu. Một số
Phòng GD-ĐT, việc bố trí giáo viên giữa các trường trên địa bàn chưa cân đối, chưa
hợp lí; các trường thuộc vùng trung tâm, vùng thuận lợi hoặc vùng có phụ cấp ưu đãi
thì tỉ lệ giáo viên/lớp cao, vùng khó khăn thì tỉ lệ giáo viên/lớp thấp. Dẫn đến khó
khăn trong việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học nhất là việc tổ chức dạy học
2 buổi/ngày. Công tác tham mưu điều chuyển giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu
chưa có hiệu quả. Việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên để đạt
chuẩn và trên chuẩn trong những năm qua đạt tỉ lệ cao tuy nhiên tỉ lệ giáo viên đạt
chuẩn về năng lực thực tế chưa tương xứng, đặc biệt là các kĩ năng tổ chức hoạt
động ngoài giờ lên lớp, giáo dục kĩ năng sống.
3. Việc tổ chức dạy học ngoại ngữ còn bất cập, chất lượng chưa cao. Việc bố
trí thời lượng học tiếng Anh không đồng đều giữa các trường do thiếu giáo viên (có
185 trường tổ chức dạy học 2 tiết/tuần, có 27 trường dạy học 3 tiết/tuần, có 235
trường có tổ chức dạy học từ 2 đến 4 tiết/tuần theo khối lớp; có 04 trường Tiểu học
12


chưa dạy là: Kỳ Thọ, Kỳ Thượng, Kỳ Hợp, Kỳ Lạc – huyện Kỳ Anh) làm cho học
sinh gặp khó khăn khi tiếp cận với chương trình tiếng Anh ở cấp THCS, nhất là
học sinh các trường tiểu học này cùng vào học một trường THCS. Số lượng và chất

lượng dạy học môn Tin học chưa cao. Vẫn còn có một số trường, thiết bị dạy học
tin học được trang bị đầy đủ nhưng không có giáo viên giảng dạy, gây lãng phí.
4. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn nhiều hạn chế, nặng về hình thức,
đặc biệt là giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước. 5. Việc thực hiện đánh
giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 và Thông tư 22 của Bộ GD-ĐT còn gặp một
số khó khăn do năng lực, nhận thức của một số cán bộ quản lí, giáo viên và phụ
huynh còn hạn chế. Đặc biệt, do được bỏ bớt một số loại hồ sơ sổ sách nên một số
giáo viên ít nhận xét, đánh giá và tư vấn hướng dẫn cho học sinh. Một số trường tiểu
học vẫn bị “bệnh thành tích” trong đánh giá học sinh nhất là những trường thuộc địa
bàn tuyển sinh vào trường THCS chất lượng cao.
6. Vẫn còn tình trạng giáo viên tổ chức dạy thêm cho các nhóm học sinh ở
nhà trái quy định phải xử lí. Các cấp quản lý chưa thường xuyên kiểm tra, nắm bắt
tình hình dạy thêm, học thêm ở các đơn vị để có biện pháp xử lí dứt điểm.
Phần thứ hai
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông
Các Phòng GDĐT quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác truyền thông
giáo dục để phụ huynh học sinh, xã hội hiểu và chia sẻ, đồng thuận với các chủ
trương đổi mới về giáo dục tiểu học; xây dựng kế hoạch truyền thông, phối hợp
chặt chẽ với các cơ quan báo, đài địa phương, kịp thời, chủ động cung cấp thông
tin để định hướng dư luận, tạo niềm tin của xã hội.
Tăng cường viết và đưa tin, bài về các hoạt động của trường, của Ngành, nhất
là các gương người tốt, việc tốt, các nội dung đổi mới, các điển hình tiên tiến của
cấp học để lan tỏa, khích lệ các thầy cô giáo, các em học sinh phấn đấu, vươn lên.
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, tích
cực ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới công tác quản lí giáo dục
Coi trọng công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, tiếp tục đổi mới nội dung,
phương pháp, bồi dưỡng. Các trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để nâng
cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ giáo

viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo
đức nhà giáo; mỗi thầy, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng cho các em học sinh
noi theo. Kiên quyết “nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Các Phòng GDĐT chủ động thực hiện và chỉ đạo các trường tiểu học tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, chỉ đạo điều hành và triển khai
các phần mềm quản lý có hiệu quả.

13


3. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo
Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT
Trên cơ sở đánh giá một năm thực hiện, Phòng GDĐT tổ chức đánh giá, rút ra
những bài học kinh nghiệm, phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế. Các
Phòng GDĐT, các trường tiểu học cần tiếp tục hỗ trợ, tư vấn, tập huấn nâng cao
năng lực cho giáo viên về kĩ thuật đánh giá thường xuyên học sinh theo Thông tư
số 22/2016/TT-BGDĐT.
Có thể ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lí kết quả giáo dục và
học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho
giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
4. Tiếp tục lựa chọn và triển khai các thành tố tích cực của các mô hình
giáo dục tiên tiến, các phương pháp dạy học tích cực
Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức dạy học Mô hình trường học mới Việt
Nam theo chỉ đạo tại Công văn số 4885/UBND-KGVX ngày 04/8/2017 của UBND
tỉnh về việc mô hình trường học mới (VNEN).
Tiếp tục rà soát các điều kiện để tổ chức dạy học theo phương pháp “Bàn tay
nặn bột”, phương pháp dạy học Mĩ thuật của mới, dạy học theo Tài liệu Tiếng Việt
1-Công nghệ giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp và hiệu quả; không áp đặt một
cách máy móc không hiệu quả.

5. Tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày, đẩy mạnh và nâng cao chất
lượng dạy và học Tiếng Anh, Tin học
Các Phòng GDĐT chỉ đạo các trường tiểu học rà soát lại cơ sở vật chất, điều
kiện dạy học, đội ngũ để tham mưu với ủy ban nhân dân các cấp bổ sung cơ sở vật
chất, đội ngũ để tăng số học sinh được học 2 buổi/ngày. Cần chỉ đạo tốt nội dung
dạy học buổi 2 theo hướng tổ chức các hoạt động, lồng ghép các nội dung giáo dục
nhằm ôn luyện các kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và hình thành các năng lực và
phẩm chất cho học sinh.
Khuyến khích tổ chức học bán trú cho học sinh. Có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ để
các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu được học bán trú. Tăng cường cơ sở
vật chất, điều kiện ăn, nghỉ cho học sinh bán trú nhằm đảm bảo chất lượng bữa ăn và an
toàn vệ sinh thực phẩm .
Tiếp tục chỉ đạo, triển khai tốt việc dạy và học Tiếng Anh, Tin học để chuẩn bị
tốt cho việc triển khai các môn học này với tư cách là môn học bắt buộc trong
Chương trình Giáo dục phổ thông mới, góp phần tích cực đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao, tạo điều kiện để hội nhập sâu với khu vực và quốc tế.
6. Chỉ đạo và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học theo Chương trình
giáo dục phổ thông hiện hành một cách hợp lí
Các Phòng GDĐT cần hướng dẫn và tập huấn tốt cho giáo viên theo chỉ đạo
của Bộ GDĐT về việc tinh giản, lược bớt những nội dung trùng lặp, không phù
hợp đối với học sinh tiểu học; không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới
phương pháp dạy và học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao
cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả,... nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo và hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh.
14


7. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng trường tiểu học
đạt chuẩn quốc gia
Căn cứ Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 ban hành Quy

định về Tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối
thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và các văn bản hướng dẫn của Bộ, của
Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện việc xây dựng, kiểm tra, đánh giá trường tiểu học đạt mức chất
lượng tối thiểu và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia nhằm hoàn thành chỉ tiêu
trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và hoàn thành chỉ tiêu xây dựng "Nông thôn
mới" của địa phương.
8. Duy trì tốt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3
Phòng GDĐT chỉ đạo các trường tiểu học tham mưu đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất, điều kiện dạy học và tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học để
duy trì phổ cập giáo dục mức độ 3 một cách vững chắc.
Những đơn vị chưa đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, cần xây dựng kế
hoạch để hoàn thành phổ cập mức độ 3 vào năm 2017.
9. Khai thác và phát huy hiệu quả các phòng chức năng,
CSVC hiện có; tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp,
giáo dục kĩ năng sống, tạo ra môi trường giáo dục thân
thiện, an toàn và phát triển văn hóa đọc trong trường tiểu
học
Các phòng GDĐT chỉ đạo các trường tiểu học tổ chức tốt các hoạt động ngoài
giờ lên lớp, xây dựng và quản lí tốt môi trường giáo dục dân chủ, an toàn và thân
thiện trên cơ sở phát huy hiệu quả các phòng chức năng và CSVC hiện có.. Chú
trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng năng lực phẩm chất cho học sinh,
giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại,
bạo lực; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học,...
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt
động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, ngoại khoá phù hợp với điều kiện
cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động tự tổ
chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thường xuyên tổ chức các tiết đọc tại thư viện, cho học sinh đọc tại trường
hoặc mượn về nhà, tổ chức các hoạt động khuyến đọc: ngày đọc sách, giới thiệu

sách mới, phục vụ sách cho cộng đồng; hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động giáo
dục có sử dụng thông tin từ thư viện.
Khuyến khích các trường áp dụng mô hình “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”,
đa dạng hóa hình thức thư viện: Thư viện lớp học, thư viện lưu động để tạo điều
kiện để học sinh dễ dàng tiếp cận với sách, có biện pháp quản lí, động viên cán bộ,
giáo viên, học sinh tham gia đọc sách và tổ chức các hoạt động ở thư viện đạt hiệu quả
nhằm phát triển văn hóa đọc trong trường học và cộng đồng./.
Nơi nhận:

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

- Vụ GDTH (Bộ GD-ĐT):

15


- Các phòng GD-ĐT;
- Giám đốc, các Phó Giám đốc;
- TT Công đoàn Ngành;
- Thanh tra Ngành;
- Văn phòng Sở GD-ĐT;
- Các phòng chuyên môn Sở GD-ĐT;
- Lưu: VT, GDTH.

Nguyễn Thị Hải Lý

16




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×