Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

LÊ VĂN CƯỜNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số

: 9.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hµ NéI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Ngô Thị Thuận

Phản biện 1: PGS.TS. Lê Hữu Ảnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Thị Bắc
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh,
Đại học Thái Nguyên



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi 08hngày 28 tháng 12 năm 2017

Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa không chỉ thuận lợi cho phát triển
ngành trồng trọt đa dạng, mà còn là điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển
của các loài dịch hại ngày càng phức tạp cả về tần suất và mức độ gây hại. Do đó, nhu
cầu sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất để phòng trừ dịch hại là rất lớn theo hướng
ngày càng tăng cả về số lượng, chủng loại. Tính đến 12/2016 ở Việt Nam có tới 1.710
hoạt chất với 3.998 tên thuốc thương phẩm được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
(Bộ NN&PTNT, 2016) thông qua hệ thống cung cấp của 31.284 cơ sở kinh doanh,
buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn cả nước (Cục BVTV, 2016). Thuốc BVTV có mặt
trên thị trường vật tư nông nghiệp với nhiều kênh phân phối và tác nhân tham gia. Với
động cơ là thu lợi nhuận các nhà kinh doanh thuốc BVTV sẵn sàng đưa ra thị trường sản
phẩm thuốc BVTV không đảm bảo chất lượng, giá cả không ổn định, nhãn mác không
đầy đủ, vv… Trong sản xuất nông nghiệp, phần lớn người sử dụng là hộ nông dân, do
không có đầy đủ thông tin về thị trường; thiếu kiến thức về thuốc BVTV nên mua và sử
dụng thuốc kém chất lượng, thậm chí sử dụng thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng.
Vì vậy, vấn đề lạm dụng và sử dụng tùy tiện thuốc BVTV đã và đang diễn ra ở nhiều
nơi và là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm
(ATVSTP), tổn hại đến sức khỏe con người và môi trường (Hoàng Bá Thịnh, 2009).
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp khá lớn, ngành trồng trọt phát

triển mạnh, là thị trường đầy tiềm năng cho các đơn vị kinh doanh thuốc BVTV. Mạng
lưới cung ứng thuốc BVTV đã và đang phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ sở sản xuất kinh
doanh lớn, số lượng sản phẩm đa dạng. Tính đến 6/2016 trên địa bàn toàn tỉnh Thanh
Hóa có 43 công ty đăng ký cung ứng thuốc BVTV thông qua 07 đại lý phân phối lớn,
1.106 đại lý/cửa hàng bán buôn, bán lẻ và khoảng trên 420 hộ buôn bán thời vụ với trên
420 loại thuốc thương phẩm (Chi cục BVTV tỉnh Thanh Hóa, 2016a). Song hành với sự
phát triển đó, đã gây ra không ít khó khăn, thách thức và nảy sinh nhiều bất cập trong
quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn toàn tỉnh như: (i) Thuốc không
rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm bảo về chất lượng và
nhãn mác, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng,… vẫn còn tồn tại trên thị trường;
(ii) Không có kho lưu chứa các thuốc BVTV vi phạm bị tịch thu, thu giữ; (iii) Sự hiểu
biết của cán bộ kỹ thuật cơ sở, đặc biệt là chính quyền cấp xã/phường về thuốc BVTV
còn hạn chế; (iv) Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh và người sử dụng
thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh còn ít. Năm 2016, Chi cục BVTV tỉnh triển khai 8 cuộc
thanh kiểm tra đối với 254 lượt cơ sở kinh doanh, thì có tới 30 cơ sở vi phạm với các lỗi
vi phạm phổ biến là không đủ điều kiện kinh doanh, không niêm yết giá, kho không đúng
quy định và bán thuốc chung với thức ăn chăn nuôi. Tình trạng người sử dụng thuốc
BVTV trên địa bàn tỉnh vi phạm nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng diễn ra phổ biến
(Chi cục BVTV Thanh Hóa, 2016).
1


Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh và sử
dụng thuốc BVTV ở Việt Nam đã có như Nguyễn Phượng Lê (2013); Trần Thị Ngọc
Lan và cs. (2014); Nguyễn Thúy Lan Chi và cs. (2015)… Các nghiên cứu này thường
mới đề cập tới từng khía cạnh cụ thể ở các địa phương và các vùng khác nhau, mà chưa
có công trình nào đi sâu nghiên cứu kết hợp đồng thời cả quản lý hoạt động kinh doanh
và sử dụng thuốc BVTV, nhất là trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn cần giải quyết trên địa bàn cả nước nói

chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng việc tổ chức thực hiện nghiên cứu đề tài này là rất
cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần hạn chế các tiêu cực trong kinh doanh
và sử dụng thuốc BVTV, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất giải pháp tăng cường
quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV nhằm thực hiện tốt luật bảo vệ
và kiểm dịch thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận giải và làm rõ thêm lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động kinh doanh,
sử dụng thuốc BVTV;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động
kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng
thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV theo hướng phát triển nông nghiệp
bền vững.
Đối tượng khảo sát chủ yếu của đề tài là: Các đơn vị kinh doanh thuốc BVTV;
Các trang trại, hộ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt); Các cơ quan quản lý Nhà nước
(UBND tỉnh, huyện, xã, Sở NN&PTNT, Chi cục BVTV, trạm BVTV các huyện); các
tổ chức kinh tế xã hội khác và các cơ chế chính sách có liên quan đến quản lý hoạt
động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi không gian
Luận án sẽ được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Một số nội
dung chuyên sâu được khảo sát tại một số huyện đại diện.


2


1.4.2. Phạm vi thời gian

- Dữ liệu, thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu này được thu thập trong giai đoạn
3 - 5 năm gần đây (2012 - 2016);
- Dữ liệu, thông tin sơ cấp được khảo sát trong năm 2015 và 2016;

- Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng
thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
1.4.3. Phạm vi nội dung

Tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng quản lý (chủ yếu là quản lý Nhà nước)
hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; Thực trạng thực hiện các quy định
pháp luật của người kinh doanh & sử dụng thuốc BVTV; Các yếu tố ảnh hưởng và các
giải pháp tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.

Các loại thuốc BVTV chủ yếu là thuốc phòng trừ dịch hại, gồm: Thuốc trừ sâu,
thuốc trừ bệnh, thuốc trừ ốc, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ chuột.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Về lý luận: Đã làm rõ hơn lý luận về quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV
như: Thuốc BVTV là hàng hóa kinh doanh và sử dụng có điều kiện theo hướng giảm
thiểu tối đa tần suất và mức độ sử dụng; Cung và cầu thuốc BVTV luôn có mối quan hệ
chặt chẽ nhưng khác với các hàng hóa dịch vụ thông thường ở chỗ có cung thì có cầu.
Quản lý hoạt động kinh doanh thuốc BVTV là quản lý cung, quản lý sử dụng là quản lý
cầu. Quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV cần dựa vào các quy định
pháp luật của nhà nước, song rất cần có sự phối hợp chặt chẽ không chỉ các cơ quan nhà
nước mà còn có sư tham gia quản lý của các tổ chức cộng đồng.

Về thực tiễn: Đã gắn kết giữa quản lý kinh doanh và quản lý sử dụng thuốc BVTV;
Tổng kết được 4 bài học kinh nghiệm thực tiễn về quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc
BVTV; Định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động kinh doanh
và sử dụng thuốc BVTV; Đề xuất các giải pháp có tính khả thi và cung cấp dữ liệu cho
các cơ quan cấp tỉnh tham khảo để hoạch định chính sách quản lý kinh doanh và sử dụng
thuốc BVTV.

Về phương pháp: Đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới, hiện đại như phân
tích nhân tố khám phá với thang đo likert để đánh giá mức độ tuân thủ các qui định pháp
luật trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, kiểm định ý nghĩa thống kê để lựa chọn
biến cho phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý kinh doanh và sử
dụng thuốc BVTV mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập.
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Ý nghĩa khoa học: Đã sử dụng lý thuyết về ứng xử của người dân, lý thuyết cung,
cầu trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng
thuốc BVTV. Sử dụng thang đo likert để xác định mức độ tuân thủ các qui định pháp
luật. Sử dụng phân tích nhân tố khám phá để kiểm định và chọn lọc các yếu tố ảnh
3


hưởng. Sử dụng phân tích hồi qui đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. Đây là những kiến thức,
phương pháp có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạch định
chính sách.

Ý nghĩa thực tiễn: Đã chỉ ra: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng và hạn
chế sử dụng ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực và thay đổi hàng năm;
Khối lượng thuốc BVTV sử dụng ở tỉnh Thanh Hóa có giảm, nhưng vẫn cao hơn so
với bình quân cả nước; Trong kinh doanh thuốc BVTV các đại lý, cửa hàng lớn tuân

thủ các qui định pháp luật tốt hơn các cửa hàng nhỏ lẻ; Nông dân của tỉnh Thanh Hóa
ít chú ý đến sức khỏe bản thân và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Các
nhận xét này có ý nghĩa thực tiễn trong quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ
SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THƯC VẬT

2.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Các công trình nghiên cứu có liên quan được tổng quan thuộc 2 nhóm chính (về
sử dụng thuốc BVTV và quản lý kinh doanh & sử dụng thuốc BVTV). Các nghiên cứu
này được tiến hành tương đối đa dạng cả về nội dung và phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên
còn có các khoảng trống về lĩnh vực, nội dung và địa bàn nghiên cứu. Kết quả tổng
quan các công trình nghiên cứu cũng xác định chưa có nghiên cứu nào về quản lý kinh
doanh và sử dụng thuốc BVTV được triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1. Một số khái niệm
Thuốc BVTV được hiểu là các chất độc hóa học hay chất độc tự nhiên dùng để diệt
trừ, ngăn chặn, phòng ngừa, xua đuổi, dẫn dụ, hoặc kiểm soát các loài sinh vật gây hại
thực vật.

Kinh doanh thuốc BVTV được hiểu là những hoạt động mua và bán (buôn bán và
trao đổi hàng hoá) thuốc BVTV trên thị trường. Như vậy, trong kinh doanh thuốc
BVTV sẽ có 2 đối tượng chính là người mua (cầu), người bán (cung) trên một thị
trường nào đó. Tùy thuộc thị trường, quan hệ và phương thức hoạt động mà hoạt động
kinh doanh được thực hiện phù hợp.
Sử dụng thuốc BVTV là hoạt động của con người nhằm dùng thuốc BVTV với
nhiều hình thức khác nhau như phun, xông hơi (dạng khói), bón (dạng hạt)...trong môi
trường sống của sinh vật gây hại (sâu, nấm bệnh, vi khuẩn, cỏ dại, chuột...) nhằm mục
đích bảo vệ cây trồng theo hướng dẫn cụ thể.


Quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV thực chất là quản lý nhà
nước, được hiểu là quá trình tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc
4


BVTV của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp đối với các đơn vị kinh doanh và sử
dụng thuốc BVTV theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế ngoài các cơ quan quản lý nhà nước là chủ thể quản lý các
hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, còn có sự tham gia của cộng đồng như
các tổ chức đoàn thể (HTX, hội nông dân, hội phụ nữ, khuyến nông và người dân) trong
quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.
2.2.2. Vai trò của quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Vai trò của quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gồm
có: (i) Cung cấp thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng cho người sử dụng; (ii) Hạn
chế những bất lợi của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người, động vật và môi
trường sinh thái; (iii) Đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm nông nghiệp;(iv) Góp
phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.
2.2.3. Đặc điểm của quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Đặc điểm của quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV: (i) Quản lý
dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước; (ii) Quản lý thông qua các quy định, tiêu chuẩn
cụ thể; (iii) Quản lý có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp
cung ứng và các tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng; (iv) Quản lý hoạt động kinh doanh
và sử dụng thuốc BVTV là quản lý mối quan hệ cung cầu đặc biệt; (v) Quản lý hoạt động
kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV là một quá trình lâu dài.
2.2.4. Mục tiêu và công cụ quản lý
2.2.4.1. Mục tiêu
Mục tiêu quản lý: (i) Nâng cao nhận thức trách nhiệm người dân trong kinh
doanh và sử dụng thuốc BVTV; (ii) Khuyến khích đầu tư, hiện đại hóa công nghệ sản
xuất phát triển sản xuất các dạng thuốc BVTV mới an toàn cho người sử dụng; (iii)

Thực hiện các quy định quốc tế cũng như qui định của Chính phủ Việt Nam về kinh
doanh và sử dụng thuốc BVTV.
2.2.4.2. Công cụ quản lý
Công cụ quản lý gồm: (i) Công cụ hành chính; (ii) Công cụ pháp luật; (iii) Công cụ
kinh tế.
2.2.5. Nội dung quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thưc vật
Theo chức năng, nội dung quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV
gồm: (i) Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; (ii) Phổ
biến, xây dựng cơ chế thực hiện chính sách, pháp luật; (iii) Xây dựng kế hoạch trong quản
lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốcBVTV; (iv) Tập huấn các quy định trong kinh
doanh và sử dụng thuốc BVTV; (v) Thanh, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong kinh doanh
và sử dụng thuốc BVTV; (vi) Đánh giá kết quả, hạn chế trong quản lý hoạt động kinh
doanh và sử dụng thuốc BVTV.
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc
bảo vệ thưc vật
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV
gồm: (i) Nội dung và cách thức triển khai thực hiện văn bản pháp luật; (ii) Năng lực
quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; (iii) Hiểu biết và ý thức chấp hành pháp
5


luật của cơ sở kinh doanh và người sử dụng thuốc BVTV; (iv) Kinh phí, cơ sở vật chất
và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; (v) Sự phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan
quản lý.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng
thuốc BVTV của một số nước trên thế giới gồm: Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc
và một số tỉnh của Việt Nam là Nghệ An, Bắc Giang, Nam Định. Tác giả đã rút ra các
bài học kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV có thể áp dụng
cho tỉnh Thanh Hóa là: (i) Xây dựng cơ sở dữ liệu và công bố cở sở dữ liệu về danh

mục thuốc cho các huyện, thị; (ii) Tăng cường bộ máy quản lý kinh doanh và sử dụng
thuốc BVTV với cơ sở vật chất được trang bị phù hợp; (iii) Tăng cường tuyên truyền,
tập huấn cấp chứng chỉ chuyên môn cho các có sở kinh doanh; (iv) Tăng cường sự phối
hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và khuyến khích vai trò của các tổ chức đoàn thể
cộng đồng (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên,....) trong quản
lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
Đề tài sử dụng 4 phương pháp tiếp cận là: Tiếp cận vùng, tiếp cận có sự tham gia,
tiếp cận thể chế chính sách và tiếp cận theo đối tượng quản lý. Khung phân tích quản
lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV (Sơ đồ 3.1).

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật
6


3.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Dựa vào điều kiện tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp và diện tích gieo trồng các
loại cây trồng, cùng với sự phân bố các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV (có đại lý lớn,
đại lý nhỏ và cửa hàng bán lẻ) và ý kiến tư vấn của Chi cục BVTV tỉnh Thanh Hóa, tác
giả chọn 5 huyện đại diện cho 3 vùng đặc trưng của tỉnh là: Huyện Ngọc Lặc, Thọ
Xuân đại diện cho vùng trung du miền núi; huyện Thiệu Hóa và thành phố Thanh
Hóa đại diện cho vùng đồng bằng; huyện Hoằng Hóa đại diện cho vùng ven biển.
3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU VÀ THÔNG TIN
3.3.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu, thông tin đã được công bố qua tạp chí, niên giám thống kê, đề tài khoa
học, công trình nghiên cứu, các văn bản pháp luật của Nhà nước, tỉnh ban hành, các
báo cáo của các sở, ban, ngành liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng

thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được thu thập từ văn phòng các sở, ban,
ngành của tỉnh; từ thư viện các trường đại học, Học viện, Viện nghiên cứu và các trang
website khoa học.
3.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu về hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV của các cơ sở kinh
doanh, hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV, các ý kiến của các cán bộ quản lý và các
chuyên gia được thu thập bằng phương pháp điều tra chọn mẫu, phỏng vấn, thảo luận
nhóm PRA và quan sát thực địa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể: (i) Điều tra chọn
mẫu 176 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV; 421 hộ nông dân từ 5 huyện đại diện. Phân bổ
số mẫu cho các huyện theo phương pháp chọn mẫu điển hình tỷ lệ, trong đó các mẫu
chọn ra từ mỗi huyện theo phương pháp chọn ngẫu nhiên; (ii) Phỏng vấn 20 cán bộ
quản lý cấp tỉnh; 9 cán bộ quản lý cấp huyện và 18 cán bộ quản lý cấp xã; (iii) Tổ chức
thảo luận nhóm PRA với sự tham gia của cán bộ lãnh đạo; cán bộ quản lý chuyên môn;
người kinh doanh; người sử dụng thuốc BVTV.
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN
Các phương pháp xử lý & phân tích thông tin gồm: Thống kê mô tả, phương pháp so
sánh, phương pháp SWOT, phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi qui đa biến.
Sử dụng kết quả của phân tích nhân tố khám phá, hai mô hình hồi quy đa biến
được áp dụng là:
Mô hình 1: Phân tích ảnh hưởng của các nhóm yếu tố tới kết quả quản lý hoạt
động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. Mô hình có dạng:
Y= A0 + A1X1 + A2X2+ A3X3+ A4X4+ A5X5 +Ui
Trong đó: Y: Kết quả quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV
(Đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh và sử dụng; kinh doanh và sử dụng thuốc đúng danh
mục; Xử lý thuốc hư hỏng và bao bì đúng qui định); Xi (i = 1 -5): X1: Hiểu biết và sự
tuân thủ của người kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, X2: Nội dung và cách thức
triển khai thực hiện văn bản pháp luật, X3: Năng lực cán bộ quản lý, X4: Phối kết hợp
7



của các Sở, Ban, Ngành, X5: Kinh phí; Ai (i = 1 -5): Hệ số ảnh hưởng của các nhóm
Xi; Ui: Là các biến ngoài mô hình.
Mô hình 2: Phân tích hồi quy ảnh hưởng của sự tuân thủ các nguyên tắc sử dụng
thuốc BVTV đến mức độ an toàn trong sản xuất rau (nghiên cứu đại diện). Mô hình
có dạng:
Y= B0 + B1X1 + B2X2+ B3X3+ B4X4+ B5X5 +Ui
Trong đó: Y: Mức độ an toàn sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau (an toàn
cho người sử dụng thuốc BVTV; an toàn cho người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp;
an toàn đối với môi trường); Xi (i = 1 -5): X1: Tuân thủ nguyên tắc đúng thuốc, X2:
Tuân thủ nguyên tắc đúng nồng độ và liều lượng, X3: Tuân thủ nguyên tắc đúng lúc,
X4: Tuân thủ nguyên tắc đúng cách, X5: Xử lý sau sử dụng; Bi (i = 1 -5): Hệ số ảnh
hưởng của các nhóm Xi; Ui: Là các biến ngoài mô hình
3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
Gồm 3 nhóm chỉ tiêu nghiên cứu: (i) Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng hoạt động
kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; (ii) Nhóm chỉ tiêu thể hiện quản lý nhà nước về
kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; (iii) Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý kinh
doanh và sử dụng thuốc BVTV.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO
VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
4.1.1. Thực trạng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
4.1.1.1. Mạng lưới kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Mạng lưới kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 20112015 được mô tả qua sơ đồ 4.1.
43 doanh nghiệp cung ứng (sản xuất, kinh doanh)
420 tên thuốc thương phẩm (188 hoạt chất)

07 Đại lý cấp 1(Doanh nghiệp tiêu
thụ thuốc bảo vệ thực vật)
Hợp tác xã dịch vụ


1.106 đại lý cấp 2 (cửa hàng bán buôn, bán
lẻ thuốc bảo vệ thực vật
(786 có CCHN; 428 có GCNĐĐKKD)
420 hộ bán lẻ
(Không CCHN, không GCNĐĐKKD)

Người sử dụng
27 huyện/thị (637 xã/phường)

Sơ đồ 4.1. Hệ thống cung ứng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ghi chú:

:
:

Nguồn cung cấp chính (chủ yếu)
Nguồn cung cấp phụ (rất ít)

8

CCHN:
GCNĐĐKKD:

Chứng chỉ hành nghề
Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh



4.1.1.2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Số lượng các hoạt chất và tên thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm
sử dụng ở Thanh Hóa được thể hiện bảng 4.1.
Bảng 4.1. Số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật đang lưu thông trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa đến tháng 6/2016
Họat chất Tên thuốc thương
(hoạt chất)
phẩm (tên thuốc)
Thuốc trừ bệnh
60
135
Thuốc trừ sâu
73
173
Thuốc trừ cỏ
32
73
Thuốc trừ chuột - Trừ ốc
23
39
Cộng
188
420
Loại thuốc

Công ty sản xuất, kinh
doanh/cung ứng (công ty)
43
43
28

16

4.1.1.3. Số lượng đơn vị cung ứng thuốc bảo vệ thực vật

Số lượng các đơn vị kinh doanh thuốc BVTV trực tiếp cho hộ nông dân trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa tăng mạnh trong những năm gần đây, kết quả được thể hiện
ở bảng 4.2. Đến năm 2016 đã có 7 đại lý cấp 1; 1106 đại lý cấp 2 và 420 hộ buôn
bán nhỏ lẻ.
Bảng 4.2. Số lượng các đơn vị kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2016
Đại lý cấp 2 (cửa hàng bán buôn, bán lẻ)
Hộ buôn
Có CCHN
Đủ ĐKKD
bán nhỏ
Diễn giải
Tổng số
Số
Số
lẻ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
(đại lý)
lượng
lượng
(hộ)
(%)
(%)
(đại lý)
(đại lý)

1. Số lượng đơn vị kinh doanh
2011
6
379
261 68,86
118
2014
6
616
434 70,45
40
6,49
182
2015
7
838
638 76,13
140 21,94
200
2016
7
1106
786 71,07
428 38,07
420
Trong đó:
TP. Thanh Hóa
7
47
47 100,00

10 21,28
15
Hoàng Hóa
85
85 100,00
62 72,94
14
Yên Định
97
33 34,02
64 65,98
57
Quảng Xương
75
32 42,67
43 57,33
68
Như Thanh
15
14 93,33
1
6,67
19
Ngọc Lặc
23
19 82,61
4 17,39
2. Số đơn vị kinh doanh bình quân 1 huyện, thị
2016
41

29 70,73
16 39,02
16
Ghi chú: - CCHN: Chứng chỉ hành nghề;
- ĐKKD: Điều kiện kinh doanh
Đại lý
cấp 1
(đại
lý)

4.1.2. Tình hình gieo trồng và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Theo số liệu năm 2015 của Chi cục BVTV và Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa,
diện tích gieo trồng hàng năm của tỉnh trên 440 ngàn ha, chủ yếu là lúa và rau. Khối
lượng thuốc sử dụng qua các năm có giảm nhưng đến 2015 vẫn còn 110 tấn thuốc
BVTV, lượng thuốc BVTV bình quân 1 ha gieo trồng là 0,247 kg (bảng 4.3).
9


Bảng 4.3. Diện tích gieo trồng và khối lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng
tỉnh Thanh Hóa
Diễn giải

1. Diện tích gieo trồng hàng năm
Lúa
Rau
2. Khối lượng thuốc BVTV sử dụng
3. Khối lượng thuốc BQ/ha gieo trồng
4. Số vụ ngộ độc thực phẩm

ĐVT


ha
ha
ha
tấn
kg/ha
vụ

2013

447102
256300
38100
290
0,648
17

2014

448928
258600
38762
146
0,325
14

2015

443680
257000

38432
110
0,247
15

TĐPTBQ
(%/năm)
99,62
100,14
100,43
61,59
61,74
93,93

4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
4.2.1.1. Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Các đơn vị tham gia quản lý hoạt động kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh
gồm: UBND các cấp; các sở (sở Kế hoạch Đầu tư, sở NN&PTNT); các ngành (chi cục
BVTV, Chi cục Quản lý thị trường); các phòng trạm cấp huyện (Phòng Tài chính - Kế
hoạch/hoặc phòng Công thương, Trạm BVTV, Đội quản lý thị trường). Trong đó
UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý toàn diện trên phạm vi địa bàn được phân cấp.
Với bộ máy quản lý này, về cơ bản là phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế có một số bất
cập như: (1) Chưa có sự tham gia xuyên suốt của cơ quan Công an các cấp; (2) Sự phối
kết hợp giữa các sở, ban, phòng chưa chặt chẽ
4.2.1.2. Bộ máy tổ chức quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Các đơn vị tham gia quản lý sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh gồm: UBND
các cấp, Sở NN và PTNT (Chi cục BVTV, Trung tâm khuyến nông tỉnh, các trạm

BVTV, Khuyến nông, các hợp tác xã dịch vụ, các hiệp hội (hội nông dân, hội phụ nữ...)
và các tổ chức đoàn thể. Bộ máy quản lý này tương đối rõ ràng và phù hợp, tuy nhiên
vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần hoàn thiện là: (i) Chưa có sự tham gia của Sở TN&MT,
Công an các cấp; (ii) Sự phối hợp giữa trạm BVTV, trạm Khuyến nông, các tổ chức
đoàn thể chưa được chặt chẽ, còn chồng chéo; (iii) Vai trò của UBND xã/phường trong
quản lý thuốc BVTV còn hạn chế.
4.2.2. Ban hành và phổ biến các văn bản pháp luật về quản lý hoạt động kinh
doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa đều dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của Việt Nam, được Chi cục BVTV tham
mưu cho Sở NN&PTNT triển khai thực hiện. Đến 12/2016, hệ thống các VBQPPL về
quản lý thuốc BVTV được áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gồm có 17 văn bản
cấp trung ương và 12 văn bản do cơ quan cấp tỉnh ban hành.
Hiện nay trong các VBQPPL còn một số thiếu sót như: (i) Chưa xây dựng được
các quy định quản lý thuốc BVTV gắn với điều kiện thực tế của địa bàn tỉnh Thanh
Hóa, (ii) Chưa có văn bản qui định cụ thể về phân cấp quản lý, (iii) Chưa xây dựng,
ban hành được các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện các quy định về quản lý thuốc
10


BVTV theo Thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT và Thông tư liên tịch số
05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT.
4.2.3. Xây dựng kế hoạch trong quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật
4.2.3.1. Xây dựng kế hoạch trong quản lý hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Kế hoạch quản lý hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh chủ yếu là kế hoạch
thanh kiểm tra chuyên ngành do phòng Thanh tra của chi cục BVTV xây dựng; Giám
đốc Sở NN&PTNT phê duyệt. Ngoài ra, các đợt thanh tra liên ngành do công an, QLTT
xây dựng kế hoạch riêng. Điều này đã tạo ra sự không thống nhất về kế hoạch quản lý
hoạt động kinh doanh thuốc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đang có sự chồng chéo lẫn

nhau giữa các cơ quan quản lý.
4.2.3.2. Xây dựng kế hoạch trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Xây dựng kế hoạch phòng trừ dịch hại để khuyến cáo cho hộ nông dân sử dụng
thuốc là nội dung chủ yếu khi xây dựng kế hoạch trong quản lý sử dụng thuốc BVTV.
Hàng năm Chi cục BVTV dựa vào kế hoạch sản xuất từng loại cây trồng, kết quả điều
tra dịch hại trên cây trồng như lúa, ngô, lạc và cây rau màu… đẻ lập kế hoạch tập huấn,
hướng dẫn hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV phòng trừ dịch hại.
4.2.4. Tập huấn trong quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
4.2.4.1. Tập huấn trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Hàng năm Sở NN&PTNT tổ chức các lớp tập huấn với các nội dung: (i) Các
VBQPPL liên quan công tác quản lý buôn bán, sử dụng thuốc BVTV và trách nhiệm
của chính quyền địa phương; (ii) Kiến thức chuyên môn về thuốc BVTV, điều kiện
buôn bán thuốc; (iii) Nghiệp vụ kiểm tra cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV;
kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân; xử lý các tình huống thực tế. Kết
quả tập huấn và phổ biến các qui định của Nhà nước trong kinh doanh thuốc BVTV
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả tập huấn cho các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015
Năm
2011
2012
2013
2014
2015
2016
BQ/năm

Tập huấn kiến thức
chuyên môn về quản lý

thuốc BVTV
Số lượt người
Số lớp
tham gia
(lớp)
(người)
01
35
03
100
01
28
02
58
03
95
06
300
2,7
101

Tập huấn các văn bản
QPPL về kinh doanh
thuốc BVTV
Số lượt người
Số lớp
tham gia
(lớp)
(người)
07

270
05
250
05
200
07
350
05
250
6
310
5
272
11

Tài liệu phổ biến
các VBQPPL
Tờ rơi
(tờ)
1200
1500
1500
1500
1800
2400
1650

Tài liệu
(bộ)
1000

1000
1000
1000
1200
1250
1075


Số lớp tập huấn về kiến thức thuốc BVTV bình quân 2,7 lớp/năm với 101 lượt người
tham gia/năm. Tập huấn VBQPPL về kinh doanh thuốc BVTV bình quân đạt 5 lớp/năm
và 272 lượt người/năm. Số lớp và lượt người tham gia vẫn còn ít, chưa tương xứng với số
cơ sở kinh doanh.
Về mức độ tham gia tập huấn của từng loại cơ sở kinh doanh số liệu bảng 4.5 cho
thấy, vẫn còn có 31,82% cơ sở chưa bao giờ tham gia các lớp tập huấn, chủ yếu là các
cửa hàng nhỏ lẻ do họ ở vùng sâu, vùng xa mà các lớp tập huấn lại tổ chức ở trung tâm
huyện hoặc tỉnh, nên có khó khăn cho các cơ sở nhỏ lẻ.
Bảng 4.5. Mức độ thường xuyên tham gia tập huấn của chủ cơ sở kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
ĐVT: % số cửa hàng
Quy mô
Đại lý lớn Đại lý nhỏ Cửa hàng nhỏ lẻ
1. Văn bản quy phạm pháp luật về thuốc BVTV…
- Thường xuyên
41,18
30,19
11,24
- Thỉnh thoảng
58,82
52,83
35,96

- Chưa bao giờ
0,00
16,98
52,81
2. Kiến thức về thuốc BVTV, cây trồng và dịch hại
- Thường xuyên
73,53
54,72
34,83
- Thỉnh thoảng
26,47
39,62
53,93
- Chưa bao giờ
0,00
5,66
11,24
Diễn giải

Tính
chung

22,73
45,45
31,82
48,30
44,32
7,39

4.2.4.2. Tập huấn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Nội dung tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV gồm: (i) Kỹ thuật sử dụng thuốc
BVTV theo nguyên tắc 4 đúng cho nông dân; (ii) Kiểm tra, giám sát sử dụng thuốc
BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” cho cán bộ quản lý (cán bộ Trạm BVTV, Khuyến
nông, cán bộ xã, thôn); (iii) Qui trình kỹ thuật sử dụng GT-test két để kiểm tra nhanh
dư lượng thuốc BVTV trên rau, củ, quả. Kết quả thưc hiện hoạt động này được thể hiện
ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tình hình thực hiện tập huấn cho hộ nông dân và cán bộ cơ sở về
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
2014
2015
2016
Số
Lượt
Số
Lượt
Số
Lượt
lớp người lớp người lớp người
(lớp) (người) (lớp) (người) (lớp) (người)
2
58
5
155
10
374
6
265
5
250
7

300
3
96
3
104
12
486
14
515
40
1600
207 12420 120
7200 175 10500
7
350
8
420
2500
3100
16000

Diễn giải
1. Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ
2. Tập huấn về văn bản pháp luật
3. Tổ chức lớp đào tạo cán bộ
4. Tập huấn cho nông dân
5. Tổ chức hội nghị, hội thảo đầu bờ
6. Tập huấn cho cán bộ chính quyền
7. In ấn tài liệu, tờ rơi
12



Số lớp, số lượt người tham gia tập huấn qua 3 năm có tăng, song so với số lượng
nông dân toàn tỉnh thì con số này còn ít. Hơn nữa, các lớp tập huấn này hiện đang
được kết hợp chủ yếu với các công ty thuốc nên nội dung chủ yếu là giới thiệu và
quảng bá sản phẩm của các công ty, việc trang bị chưa thực sự đầy đủ về nguyên tắc
sử dụng thuốc BVTV và đang là yếu tố gián tiếp khuyến khích người nông dân sử
dụng thuốc BVTV.
4.2.5. Thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm trong kinh doanh và sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
4.2.5.1. Thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Kết quả thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh đối với các đơn vị cung ứng thuốc
BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015 được thể hiện ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015

Năm

2011
2012
2013
2014
2015
2016

Tổng số
Số cửa
Số
hàng/đại
đại lý

lý buôn,
cấp 1
bán lẻ
(đại
(đại lý/cửa
lý)
hàng)
06
379
06
06
06
616
07
638
7
1.106

Hoạt động thanh tra/kiểm tra
Số cơ sở kiểm tra
Số cơ sở vi phạm

Số
đợt
(đợt)

Tổng số
(cơ sở)

3

3
4
6
11
8

63
285
195
361
310
254

Doanh
nghiệp/
công ty
(cơ sở)

06
06
06
06
07
7

Đại lý
(cơ sở)
57
279
189

355
303
247

Số
lượng
(cơ sở)
12
57
38
83
48
30

Tỷ lệ
(%)
19,04
20,00
19,48
22,99
15,48
11,81

Hoạt động thanh tra gồm: Thanh tra chuyên ngành (Chi cục BVTV); liên
ngành; đơn ngành thực hiện theo kế hoạch 2-3 lần/năm. Ngoài ra, còn tổ chức các
đợt kiểm tra đột xuất; Các đợt kiểm tra đơn ngành thường do chi cục BVTV tỉnh chỉ
đạo, các Trạm BVTV và Phòng NN&PTNT các huyện thực hiện. Có 11 nội dung
được thanh, kiểm tra do chi cục BVTV tỉnh thực hiện. Tuy nhiên có nhiều nội dung
thanh kiểm tra đang có cả 4 cơ quan cùng thực hiện nên các cơ sở kinh doanh thấy
bị phiền hà.

4.2.5.2. Thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Phòng thanh tra chuyên ngành, Chi cục BVTV đã chủ động tổ chức thanh, kiểm
tra về hoạt động sử dụng thuốc BVTV. Kết quả thưc hiện hoạt động này được thể hiện
ở bảng 4.8.

13


TT

1
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3
4

Bảng 4.8. Tình hình kiểm tra và vi phạm các qui định trong sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Diễn giải

Số người được kiểm tra
Sô người vi phạm
Số người vi phạm nguyên tắc đúng thuốc
Số người vi phạm nguyên tắc đúng nồng độ liều lượng

Số người vi phạm nguyên tắc đúng cách
Số người vi phạm nguyên tắc đúng thời gian cách ly
Số người vi phạm bảo hộ lao động
Số người vi phạm quy định xử lý bao bì, rác thải
Số người bị xử lý
Hình thức xử lý

ĐVT 2014 2105 2106

Hộ
Hộ
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người

570
205
45
107
146
23
136
184
205

870 520

375 175
63 37
192 94
248 113
47 36
198 95
305 142
375 175
Nhắc nhở

TĐPTBQ
(%/năm)
95,51
92,39
90,68
93,73
87,98
125,11
83,58
87,85
92,39

Số hộ được kiểm tra qua các năm còn quá ít, bởi vì số lượng cán bộ của ngành
BVTV tỉnh có hạn, không đủ sức kiểm tra; chính quyền địa phương các cấp chưa vào
cuộc thực sự (Chi cục BVTV, 2016). Thực chất kiểm tra sử dụng thuốc BVTV hiện
nay chủ yếu mang tính tham khảo để chi cục BVTV xây dựng kế hoạch tuyên truyền,
khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc "4 đúng". Số hộ đều vi
phạm nguyên tắc “4 đúng” khi sử dụng. Hình thức xử lý mới nhắc nhở và giao các địa
phương giáo dục. Thực trạng này rất cần sự phôi hợp của chính quyền địa phương và
các tổ chức xã hội.

4.2.6. Đánh giá kết quả và hạn chế trong quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
4.2.6.1. Đánh giá kết quả tuân thủ pháp luật trong kinh doanh và sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
a. Kết quả tuân thủ pháp luật trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
* Về điều kiện kinh doanh:
Bảng 4.9. Thực trạng tuân thủ các điều kiện kinh doanh của các cơ sở kinh
doanh thuốc thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
ĐL
lớn
(n=34)
52,94
0,00
0,00
23,53
73,53
94,12

Diễn giải
1. Người bán hàng không phải là chủ
2. Người bán hàng chưa qua tập huấn
3. Cửa hàng không có điểm cố định
4. Thuốc BVTV với hàng hóa sai qui đinh
5. Có kho thuốc
6. Có sổ ghi chép
14

ĐVT: % ĐVT: % số cửa hàng
ĐL
nhỏ

(n=53)
9,43
13,21
0,00
16,98
58,49
28,30

Cửa
hàng
(n=89)
4,49
49,44
12,36
51,69
35,96
23,60

Tính
Chung
(n=176)
15,34
28,98
6,25
35,8
50,00
38,64


Số liệu bảng 4.9 cho thấy, các đại lý chấp hành các điều kiện kinh doanh tôt hơn

cửa hàng nhỏ lẻ. Các cửa hàng hay vi phạm các điều kiện về kho chứa, số ghi chép
và tập huấn

* Về chủng loại, chất lượng thuốc bảo vệ thực vật: Kết quả điều tra được tổng
hợp trên bảng 10 cho thấy, vẫn còn 7,39% cơ sở kinh doanh các loại thuốc cấm; 9,66%
cơ sở kinh doanh thuốc không có trong danh mục; 2,84% cơ sở kinh doanh thuốc
không có nhãn mác; 11,93% cơ sở kinh doanh thuốc không có xuất xử; 6,25% cơ sở
kinh doanh thuốc không có thời hạn sử dụng và 21,02% cơ sở kinh doanh thuốc không
có khối lượng tinh.

Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu thể hiện thực trạng chủng loại thuốc và chất
lượng thuốc của các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV
ĐVT: % số cửa hàng
Quy mô
Tính
chung
ĐL lớn ĐLnhỏ Cửa hàng
(n=176)
(n=34) (n=53)
(n=89)
0,00
5,66
11,24
7,39

Diễn giải
1. Bán thuốc có hoạt chất bị cấm
2. Bán thuốc không có trong danh mục
- Tên hoạt chất
- Tên thương mại

3. Không có nhãn mác
4. Hóa đơn mua hàng
4. Không có xuất xứ
5. Không có thời hạn sử dụng
6. Không có khối lượng tịnh

8,82
20,59
0,00

28,30
32,08
3,77

28,09
30,34
3,37

24,43
28,98
2,84

5,88
0,00
11,76

9,43
5,66
15,09


15,73
8,99
28,09

11,93
6,25
21,02

*Về giá bán: 100% các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV đều có bảng niêm yết giá
nhưng tập trung vào một số loại thuốc BVTV chính. Các bảng giá niêm yết này chủ yếu
chỉ mang tính đối phó, làm thủ tục với các cơ quan quản lý, nên chưa thường xuyên cập
nhật giá bán (đồ thị 4.1)
Cửa hàng
nhỏ lẻ
Đại lý nhỏ
Đại lý lớn

22.472

30.189

22.642

47.170
35.294

52.941
0%
Thường xuyên


26.966

50.562

50%
Thỉnh thoảng

11.765
100%
Rất ít

Đồ thị 4.1. Mức độ thường xuyên cập nhật giá bán lên bảng niêm yết giá

15


b. Đánh giá kết quả tuân thủ pháp luật trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
* Các qui định trước khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Bảng 4.11 cho thấy, phần lớn các hộ nông dân chưa tham gia tập huấn sử dụng
thuốc BVTV, có chuẩn bị dụng cụ phun thuốc nhưng chưa đủ. Đặc biệt, các hộ đều
không có nơi chứa thuốc riêng. Tỷ lệ hộ co kho để bảo quản và chứa dụng dụng phun
thuốc mới chiếm 5,7%. Các hộ đang để lẫn lộn với dụng cụ sinh hoạt trong gia đình.
Bảng 4.11. Tỷ lệ hộ tham gia tập huấn và dụng cụ sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật ở các huyện điều tra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
ĐVT: % số hộ
Thành
Phố

Diễn giải
1. Thường xuyên tham gia tập huấn

2. Người phun thuốc chính
3. Dụng đủ cụ cân đong thuốc
4. Đầy đủ dụng cụ pha chế thuốc
5. Đầy đủ dụng cụ sửa khắc phục sự cố
6. Đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động
7. Có kho để bảo quản và dụng cụ phun thuốc

(n=99)

18,18
52,53
12,12
24,24
11,11
42,42
8,08

* Các qui định trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Hoằng
Hóa

Ngọc
Lặc

(n=164) (n=158)
4,88
53,05
7,93
17,68

8,54
39,63
5,49

4,43
58,23
7,59
16,46
9,49
36,8
4,43

Tính
chung

(n=421)

7,84
54,87
8,79
18,76
9,50
38,95
5,70

Về sử dụng đúng thuốc, đúng cách và đúng thời điểm số liệu bảng 4.12 cho thấy,
mới có 30,17% số hộ lựa chọn thuốc theo tư vấn của cán bộ kỹ thuật, 10,93% số hộ
phun thuốc theo thông báo của khuyến nông, 81,47% số hộ phun thuốc đúng thời điểm;
23,75% số hộ phun thuốc theo chiều gió và 10,21% số hộ pha thuốc đúng cách.
Bảng 4.12. Tuân thủ qui định đúng thuốc, đúng cách và đúng thời điểm của

các hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
ĐVT: % số hộ
Thành Hoằng
Ngọc
Tính
Phố
Hóa
Lặc
chung
(n=99) (n=164) (n=158) (n=421)
34,34
28,05
29,75
30,17
13,29
9,76
9,09
10,93
77,22
79,27
91,92
81,47
27,27
23,17
22,15
23,75
21,21
6,10
7,59
10,21


Diễn giải
1. Lực chọn thuốc theo cán bộ kỹ thuật
2. Phun thuốc theo thông báo
3. Phun thuốc đúng thời điểm
4. Phun theo chiều gió
5. Thực hiện pha chế đúng cách

Về sử dụng đúng nồng độ liều lượng: Đồ thị 4.2 cho thấy, Phần lớn các hộ nông dân
đang sử dụng cao gấp 1,5 lần, thậm chí gấp 2-3 lần so với hướng dẫn trên nhãn mác bao
bì của thuốc.

16


100%

80%
60%

82.828

78.049

81.013

80.285

17.172


21.951

18.987

19.715

40%
20%
0%

Thành Phố

Hoằng Hóa

Sử dụng đúng theo nhãn mác

Ngọc Lặc

Tính chung

Sử dụng cao hơn so với nhãn mác

Đồ thị 4.2. Nồng độ và liều lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

* Qui định sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Về thời gian cách ly sau khi phun đồ thị 4.3 cho thấy, mới có 41,81% số hộ đảm
bảo thời gian cách ly theo đúng qui định của nhãn mác, thậm chí vẫn còn 5,46% số hộ
không quan tâm đến thời gian cách ly.
100%

90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

1.010

7.927

66.667

51.829

32.323
Thành Phố

Đúng theo bao bì

40.244
Hoằng Hóa

5.696

5.463


44.937

52.732

49.367

41.805

Ngọc Lặc

Tính chung

Không đúng theo bao bì

Không biết

Đồ thị 4.3. Tỷ lệ hộ nông dân thực hiện thời gian cách ly sau khi phun thuốc
bảo vệ thực vật ở các huyện điều tra tỉnh Thanh Hóa
Đối với thuốc BVTV bị rách bao bì, có 72,68% số hộ gói lại sử dụng tiếp, 16,39%
số hộ tự chôn lấp và 10,93% số hộ vứt cùng rác sinh hoạt. Đối với thuốc BVTV quá
hạn, số hộ trả lại cho cửa hàng mới chiếm 41,33%, số còn lại tiếp tục sử dụng hoặc
chôn lấp, hoặc vứt cùng rác thải sinh hoạt.
Đối với lượng thuốc phun còn thừa 91,92% các hộ đều cố phun cho hết, số hộ còn
lại đổ xuống mương hoặc phun cho cây trồng khác; 51,78% số hộ vứt bỏ bao bì thuốc
BVTV trên đồng ruộng; 89,07% số hộ rửa dụng cụ phun thuốc ngoài đồng ruộng và
23,99% số hộ cất dụng cụ phun thuốc trong nhà, chuồng trại vật nuôi.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là: (i) Do thói quen của người nông dân là tiết
kiệm và vụ lợi; (ii) Nhận thức về độc hại của thuốc BVTV còn chưa đầy đủ; (iii) Công
17



tác giám sát người dân trong sử dụng thuốc BVTV của các cơ quan quản lý chưa sâu sát;
(iv) Các địa phương chưa có bể thu gom, hoặc nếu có thì chưa đạt yêu cầu kỹ thuật .
4.2.6.2. Đánh giá của cán bộ quản lý về quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
a. Quản lý hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Tổng hợp ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện công tác quản lý hoạt động kinh
doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa của 47 cán bộ quản lý các cấp cho
thấy: (i) 91,49% ý kiến cán bộ cho rằng, hệ thống văn bản pháp luật đối với hoạt động
kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh là tương đối đầy đủ hợp lý, đáp ứng yêu cầu
quản lý; (ii) 61,70% ý kiến cán bộ cho rằng, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh
doanh thuốc BVTV đối với các cơ sở cơ bản được tiến hành thường xuyên; (iii) 87,23%
ý kiến cán bộ cho là chất lượng thuốc đảm bảo quy định, thuốc giả vẫn còn nhưng ít
hơn so các năm trước đây.
Tuy nhiên, (i) có đến 57,45% ý kiến cán bộ cho là công tác phối kết hợp giữa
các cơ quan chuyên môn yếu; (ii) 74,47% ý kiến cho rằng chính quyền cấp xã chưa
phát huy vai trò trong quản lý hoạt động kinh doanh thuốc trên địa bàn địa phương;
(iii) Vai trò của cán bộ ngành BVTV các cấp trong quản lý hoạt động kinh doanh còn
rất hạn chế.
b. Quản lý hoạt động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Tổng hợp ý kiến đánh giá về kết quả thực hiện công tác quản lý sử dụng thuốc
BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa của 47 cán bộ quản lý các cấp, cho thấy: (i) có
70,21% ý kiến cán bộ quản lý cho rằng hệ thống văn bản pháp lý trong quản lý sử dụng
thuốc BVTV đã có nhưng chua đầy đủ; 42,55 % ý kiến cán bộ quản lý về công tác dự
tính dự báo có tốt hơn; 48,94% ý kiến cán bộ quản lý về vai trò cán bộ BVTV tỉnh có
trách nhiệm cao. Song, (i) có 93,62% ý kiến cán bộ cho rằng thanh kiểm tra sử dụng
thuốc BVTV còn rất ít; (ii) 97,87% ý kiến cán bộ quản lý về hình thức xử lý các hành vi

vi phạm trong sử dụng thuốc BVTV của người nông dân, chưa nghiêm minh, chưa đủ
sức răn đe; (iii) 53,19% ý kiến về ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nhằm giảm thiểu việc sử dụng thuốc BVTV cũng còn kém.
4.2.6.3. Đánh giá chung về kết quả và hạn chế trong quản lý hoạt động kinh doanh
và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
a. Kết quả được
* Trong quản lý hoạt động kinh doanh: (1) Hệ thống các VBQPPL và quy chuẩn
trong kinh doanh thuốc BVTV đã được ban hành, tuyên truyền và phổ biến kịp thời;
(2) Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai tăng dần hơn qua các năm; (3) Các vi
phạm pháp luật trong kinh doanh thuốc BVTV giảm cả về số lượng và số lỗi vi phạm;
(4) Chất lượng thuốc BVTV ngày càng được kiểm soát chặt chẽ; (5) Đã có sự phối hợp
với các cơ quan chức năng như Công an, Quản lý thị trường, Thuế, Hải quan.
* Trong quản lý hoạt động sử dụng: (1) Công tác dự tính dự báo dịch hại và chỉ
đạo phòng trừ được tiến hành thường xuyên, định kỳ; (2) Tổ chức các lớp tập huấn về
18


kỹ thuật gieo trồng và biện pháp phòng trừ sâu bệnh; (3) Đã thực hiện kiểm tra việc sử
dụng thuốc của hộ nông dân trên đồng ruộng theo nguyên tắc 4 đúng.
b. Đánh giá chung về hạn chế cần khắc phục
* Trong quản lý hoạt động kinh doanh: (1) Vẫn còn có các sai phạm của các cơ
sở kinh doanh thuốc BVTV;(2) Công tác tập huấn cấp chứng chỉ chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh thuốc BVTV còn mang tính chất hình thức; (3) Công tác quản lý chất
lượng thuốc chưa thực sự có căn cứ khoa học; (4) Chính quyền địa phương chưa tham
gia thanh, kiểm tra và xử lý các vi phạm;(5) Xử lý các vi phạm chưa nghiêm; (6) Cơ
chế chính sách & các qui định trong quản lý hoạt động kinh doanh thuốc BVTV còn
"khe hở" .
* Trong quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: (1) Công tác dự tính, dự báo chưa
đầy đủ cho tất cả các loại cây trồng; (2) Nông dân sử dụng thuốc BVTV chưa tuân thủ
sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn; (3) Công tác tuyên truyền, tập huấn chưa được xã

hội hóa rộng rãi, chưa huy động được sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội; (4)
Xử lý các vi phạm của hộ nông dân trong xử dụng thuốc BVTV hầu như chưa thực
hiện; (5) Chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn ít.
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng
Yếu tố ảnh hưởng

1. Nội dung và cách
thức triển khai thực
hiện văn bản pháp
luật
2. Năng lực cán bộ
quản lý
3. Hiểu biết và sự
tuân thủ của người
kinh doanh và sử
dụng thuốc BVTV
4. Kinh phí và cơ sở
vật chất

5. Sự phối hợp giữa
các cơ quan quản lý

Biểu hiện cụ thể
- Các VBQPPL còn chồng chéo, có lỗ hổng
- Thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể
- Chế tài xử lý còn nhẹ
- Sự phân cấp quản lý chưa rõ ràng và chặt chẽ
- Danh mục thuốc BVTV được phép thay đổi liên tục

- Đều có trình độ đại học và trên đại học nhưng kiêm nhiệm
- Có nhiều năm công tác > 5 năm, nhưng kỹ năng và phương pháp quản
lý chưa tốt, nặng về tính chuyên sâu kỹ thuật
- Bán thuốc có lợi nhuận cao
- Chủ các cơ sở kinh doanh không phải là người bán hàng thường
xuyên (đặc biệt các đại lý lớn)
- Lạm dụng thuốc có hoa hồng cao
- Thường hướng tới bán thuốc có độ độc cao, phòng trừ nhanh
- Hoạt động quản lý cần nhiều kinh phí (hiện nay còn quá ít)
- Trình độ thâm canh của nông dân còn hạn chế
- Nhận thức của người dân tập huấn “có quà” gây ra khó khăn
- Trang thiết bị, cơ cở vật chất hỗ trợ cho công tác kiểm tra thiếu thốn
- Chưa có sự tham gia của chính quyền địa phương xã/phường
- Lực lượng cán bộ thanh tra chuyên ngành về thuốc quá mỏng
- Chưa thành lập đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh, chưa nắm hết số
hộ kinh doanh.
- Công tác tập huấn, tuyên truyền cho người nông dân còn chồng chéo,
chưa sâu rộng.
19


4.3.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả quản lý kinh doanh và sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật
* Ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật

Sử dụng dữ liệu điều tra của 176 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, sau khi đã phân tích nhân tố khám phá với 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng nêu
trên, (Biến phụ thuộc là kết quả quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV thể hiện
ở: (i) Đảm bảo điều kiện kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; (ii) Kinh doanh và sử

dụng thuốc BVTV đúng loại thuốc cho phép; (iii) Xử lý thuốc hư hỏng và bao bì đúng
qui định), kết quả sử dụng mô hình hồi quy đa biến được tổng hợp ở bảng 4.13.
Bảng 4.13. Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả quản lý kinh doanh
và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên đại bàn tỉnh Thanh Hóa

Diễn giải
Hệ số tự do
Trình độ, hiểu biết người kinh doanh và sử dụng thuốc
Nội dung và cách thức triển khai thực hiện văn bản pháp luật
Năng lực cán bộ quản lý
Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý
Kinh phí
R2
F
Sig (F)

Hệ số
0,610***
0,185***
0,073**
0,171***
0,214***
0,155***
0,684
73,440
0,000001

Sig (F)
.000
.000

.003
.000
.000
.001

Ghi chú: **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 5% và 1%

Hệ số xác định tương quan (R2) là 0,684, nghĩa là 5 nhóm yếu tố nêu trên ảnh
hưởng đến kết quả quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa là 68,4%. Các hệ số ai đều dương, nghĩa là các yếu tố ảnh hưởng cùng chiều với
kết quả quản lý, nên cải thiện bất cứ yếu tố nào đều góp phần nâng cao kết quả quản
lý. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh.
* Ảnh hưởng của sự tuân thủ các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến
mức độ an toàn và hiệu quả trong sản xuất rau xanh tại thành phố Thanh Hóa

Để có căn cứ đề xuất giải pháp giúp người nông dân sử dụng thuốc BVTV một
cách an toàn và hiệu quả, tác giả đã phân tích ảnh hưởng của sự tuân thủ các quy định
sử dụng thuốc BVTV đến sự an toàn trong sản xuất rau - Một nghiên cứu đại diện trên
địa bàn thành phố Thanh Hóa. Tác giả, sử dụng dữ liệu điều tra của 99 hộ trồng rau
trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, sau khi đã phân tích nhân tố khám phá, kết quả sử
dụng mô hình hồi quy đa biến được tổng hợp ở bảng 4.14.
Số liệu bảng 4.14 cho thấy hệ số xác định tương quan hiệu chỉnh R2 = 0,517, tức
là 5 nhóm yếu tố về sự tuân tủ nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV được sử dụng trong
mô hình hồi qui này có ảnh hưởng đến mức độ an toàn và hiệu quả trong sản xuất rau
20


của hộ nông dân là 51,7%. Các hệ số βi (i: 1 đến 5) của các biến độc lập đều có ý nghĩa
thống kê cao ở mức 1%. Hàm hồi quy thể hiện mối liên hệ này được viết như sau:
Y = - 0,347 + 0,251X1 + 0,149X2 + 0,175X3 + 0,390X4 + 0,151X5 + ui


Bảng 4.14. Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố tuân thủ nguyên tắc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật đến mức độ an toàn và hiệu quả của hộ trồng rau trên địa
bàn thành phố Thanh Hóa
Diễn giải
Hệ số tự do
Đúng cách
Xử lý sau sử dụng
Đúng nồng độ và liều lượng
Đúng thuốc
Đúng lúc
R2 hiệu chỉnh
F
Sig (F)

Biến
X1
X2
X3
X4
X5

Hệ số (β)
-0,347***
0,251***
0,149***
0,175***
0,390***
0,151***
0,517

19,932
0,00001

Sig (F)

.000
.000
.006
.001
.000
.000

Ghi chú: *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Các hệ số βi đều mang dấu dương, tức là cả 5 nhóm nhân tố cùng có ảnh hưởng
cùng chiều với mức độ an toàn khi sử dụng thuốc BVTV của các hộ sản xuất rau. Điều
này có nghĩa là khi chúng ta cải thiện bất cứ nhân tố nào đều có tác dụng nâng cao mức
độ an toàn khi sử dụng thuốc BVTV của các hộ trồng rau. Tuy nhiên, mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố khác nhau, nhóm nhân tố X4 (sử dụng đúng thuốc) có tác động
mạnh nhất, sau đó đến X1 (sử dụng thuốc đúng cách); tiếp đến là đến X3 (sử dụng
thuốc đúng nồng độ và liều lượng); thấp nhất là nhóm nhân tố X2 (xử lý sau sử dụng).
4.4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ
SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
4.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
Các căn sứ đề xuất giải pháp gồm: (1) Thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh
và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của tỉnh Thanh Hóa; (2) Qui định của nhà nước về
kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; (3) Phương hướng phát triển sản xuất
nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
4.4.2. Định hướng tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa


Gồm: (i) Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh buôn bán và sử dụng
thuốc BVTV theo nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 6/5/2016 của Chính phủ; (ii)
Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; (iii) Phát huy sự
tham gia của cộng đồng địa phương, đoàn thể và nâng cao vai trò trách nhiệm của chính
quyền cấp cơ sở xã/phường/thị trấn; (iv) Không ngừng tuyên truyền, hướng dẫn cho
hộ nông dân thực hiện tốt các nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV và từ bỏ thói quen tùy
tiện đã tồn tại lâu đời.
21


4.4.3. Các giải pháp

Giải pháp

Mục đích và biện pháp
Mục đích: Cụ thể hóa các qui định pháp lý, qui chuẩn trong kinh doanh
và sử dụng thuốc BVTV
1. Xây dựng, ban
Biện pháp:
hành các quy định
- Rà soát lại các VBQPPL hiện hành
thực hiện các văn
- Xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật
bản pháp luật
- Xây dựng các chế tài
- Bổ sung các điều khoản cho công tác khảo nghiệm
- Xây dựng đề án, chương trình hỗ trợ quán lý thuốc BVTV
Mục đích: đáp ứng đủ số lượng và chất lượng cán bộ
2.Tăng cường bộ

Biện pháp:
máy quản lý hoạt
- Bổ sung nguồn lực thanh tra
động kinh doanh và
- Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ
sử dụng thuốc bảo
- Đảm bảo kinh phí
vệ thực vật
- Tăng cường nội dung công tác thanh tra, kiểm tra
Mục đích: Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý thực hiện các
3.Tăng cường đầu tư hoạt động nhanh, công tâm và có căn cứ khoa học
cơ sở hạ tầng,
Biện pháp:
nguồn kinh phí cho - Đầu tư thêm trang thiết bị
các đợn vị quản lý
- Tập huấn cán bộ sử dụng trang thiết bị
- UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí
- Thực hiện kiểm định mẫu thuốc BVTV
- Xây dựng điểm thu gom
Mục đích: Phối hợp chặt chẽ các cơ quan quản lý trong từng hoạt
động , nhất là giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm
4. Tăng cường trách
Biện pháp:
nhiệm của chính
- UBND tỉnh chỉ đạo sự phối hợp của các cơ quan công an, thị trường
quyền cơ sở và sự
- Xã hội hóa tuyên truyền và giám sát của cộng đồng
phối hợp giữa các
- Huyện công khai danh mục thuốc BVTV và qui định trách nhiệm
đơn vị quản lý

UBND xã
- Huyện chủ động thanh, kiểm tra
- Phát triển hệ thống, mạng lưới BVTV
Mục đích: Tuyên truyền phổ biến kỹ năng quản lý, chuyên môn;
hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn
5. Tăng cường công Biện pháp:
tác tuyên truyền, tập - Tăng cường phối hợp chính quyền các xã
huấn
- Tăng số lượng và chất lượng tập huấn cho cơ sở kinh doanh và sử
dụng thuốc BVTV
- Tập huấn cho cán bộ quản lý
- Sử dụng đa dạng các phương pháp truyền thông
22


Giải pháp
6. Siết chặt quản
lý các đơn vị kinh
doanh thuốc bảo vệ
thực vật

7.
Tăng
cường
chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật cho hộ nông
dân trong sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật

Mục đích và biện pháp

Mục đích: Quản lý chặt chẽ thuốc BVTV lưu thông trên địa bàn tỉnh,
hạn chế tối đa các vi phạm trong kinh doanh thuốc BVTV
Biện pháp:
- Yêu cầu các cơ sở kinh doanh cam kết kinh doanh đúng qui định
- Yêu cầu các ban ngành cùng tích cực tham gia quản lý
- Vận động doanh nghiệp rút bớt các sản phẩm có nhiều tên thương mại
- Tập huấn nâng cao trình độ cơ sở kkinh doanh
- Kiểm tra thường xuyên cơ sở kinh doanh
Mục đích: sử dụng thuốc BVTV một cách hiệu quả và an toàn nhằm
phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.
Biện pháp:
- Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ dịch hại
- Áp dụng phương pháp đấu tranh sinh học
- Nâng cao nhận thức người dân trong sử dụng thuốc
- Đa dạng hóa chủng loại cây trồng
- Hạn chế sử dụng thuốc có độ độc cao
- Đưa ra qui trình giám sát các khâu sản xuất

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Thuốc BVTV là loại vật tư đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là
loại hàng hóa kinh doanh và sử dụng có điều kiện nên cần thiết phải có sự quản lý của
Nhà nước và cộng đồng trong các hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. Các
nội dung quản lý kinh doanh và sử dụng, gồm có: (i) Tổ chức bộ máy quản lý; (ii) Phổ
biến, xây dựng cơ chế thực hiện chính sách, pháp luật; (iii) Xây dựng kế hoạch trong
quản lý; (iv) Tập huấn phổ biến các quy định pháp luật; (v) Thanh, kiểm tra và xử lý
các vi phạm; và (vi) Đánh giá kết quả, hạn chế trong quản lý.
2) Đến tháng 12/2016, mạng lưới kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa gồm 7 công ty/doanh nghiệp phân phối chính, 1.106 đại lý/cửa hàng với 188 hoạt
chất tương ứng với 420 tên thuốc thương phẩm. Người sử dụng thuốc BVTV chủ yếu là

hộ nông dân với khoảng trên 465 nghìn hộ. Cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh và sử
dụng thuốc BVTV trực tiếp của tỉnh là Chi cục BVTV, các cơ quan phối hợp gồm sở Kế
hoạch đầu tư, sở Công thương, chính quyền các địa phương. Quản lý kinh doanh và sử
dụng thuốc BVTV được thực hiện trên cơ sở 29 VBQPPL, trong đó có 12 văn bản do các
cơ quan cấp tỉnh ban hành. Công tác quản lý được triển khai ở hầu hết các khâu như kế
hoạch thanh tra, tập huấn, kế hoạch dự tính - dự báo dịch hại và kế hoạch phòng trừ được
xây dựng hàng năm. Tuy nhiên, còn một số hạn chế là: (i) Số lớp tập huấn về kinh doanh
(các VBQPPL, nghiệp vụ quản lý) và sử dụng (các VBQPPL, nguyên tắc 4 đúng, nguyên
tắc sử dụng thuốc an toàn) có tăng, song còn ít và chưa được triển khai sâu rộng so với
quy mô mạng lưới kinh doanh và số hộ sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn toàn tỉnh; (ii)
23


×