Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chuong 2 Nguon cua Luat to tung hinh su Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88 KB, 10 trang )

chơng ii
nguồn của luật tố tụng hình sự Việt Nam
I. khái niệm văn bản pháp luật tố tụng hình sự

Pháp luật tố tụng hình sự là hệ thống các quy phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng hình
sự rất phong phú và đợc nhiều quy phạm pháp luật khác nhau
điều chỉnh. Các quy phạm pháp luật đó do các cơ quan có
thẩm quyền khác nhau ban hành (Quốc hội, Uỷ ban thờng vụ
Quốc hội...), có hiệu lực pháp lý khác nhau (Luật, dới luật...) và
đợc thể hiện bằng các hình thức (nguồn) khác nhau (Bộ luật,
Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết...).
Vì vậy, trong khoa học và thực tiễn tố tụng hình sự nớc
ta, văn bản pháp luật tố tụng hình sự thờng đợc hiểu theo hai
cách khác nhau: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, văn bản pháp luật tố tụng hình sự là
hình thức pháp lý chứa đựng các quy phạm pháp luật tố tụng
hình sự. Theo cách hiểu này, bất kỳ văn bản pháp luật nào có
chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội
trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hay thi hành
án đều là văn bản pháp luật tố tụng hình sự. Do đó, văn bản
pháp luật tố tụng hình sự rất đa dạng và phong phú, bao gồm
Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự, các Luật tổ chức, các Pháp
lệnh, Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối
cao, quyết định, chỉ thị, thông t của Viện trởng Viện kiểm
sát nhân dân Tối cao, các Thông t liên tịch v.v...;
Theo nghĩa hẹp, văn bản pháp luật tố tụng hình sự đợc
hiểu là văn bản chỉ chứa đựng duy nhất các quy phạm pháp
luật tố tụng hình sự do Quốc hội ban hành đợc pháp điển hoá


ở mức độ cao. Theo cách hiểu này, Bộ luật Tố tụng hình sự là
băn bản pháp luật, là nguồn duy nhất của luật tố tụng hình sự.
Cách hiểu này thờng đợc lý giải rằng Bộ luật Tố tụng hình sự là
văn bản pháp luật đã chứa đựng đầy đủ các quy phạm pháp
luật tố tụng hình sự, cụ thể hoá các quy định của các văn bản
pháp luật khác nh Hiến pháp, các Luật tổ chức v.v...; còn các
1


văn bản dới luật nh Pháp lệnh, Thông t, Chỉ thị, Nghị quyết...
chỉ bao gồm các quy phạm cụ thể hoá hoặc hớng dẫn áp dụng
Bộ luật Tố tụng hình sự.
Cả hai cách hiểu trên đây đều không có gì trái với bản
chất và vai trò của văn bản pháp luật tố tụng hình sự. Tuy
nhiên, nghiên cứu thực trạng pháp luật hiện hành của Nhà nớc ta
thì cách hiểu theo nghĩa rộng đầy đủ hơn. Nghiên cứu hệ
thống pháp luật hiện hành cho thấy rằng Bộ luật Tố tụng hình
sự cha thể cụ thể hoá đầy đủ các quy phạm pháp luật có trong
các văn bản phápluật khác điều chỉnh các quan hệ tố tụng
hình sự. Các văn bản dới luật có các quy phạm pháp luật tố tụng
hình sự không chỉ là cụ thể hoá các quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự hoặc hớng dẫn thực hiện các quy định đó;
nhiều quy phạm có tính chất quy định. Ví dụ: quy định thẩm
quyền điều tra của các cơ quan điều tra trong Pháp lệnh tổ
chức Điều tra hình sự, quy định thẩm quyền xét xử của các
Toà án Quân sự trong Pháp lệnh tổ chức Toà án Quân sự... là
những quy định cha đợc giải quyết trong Bộ luật Tố tụng
hình sự.
Tuy nhiên, dù đợc hiểu theo cách nào thì văn bản pháp luật
tố tụng hình sự vẫn là nguồn của pháp luật tố tụng hình sự, là

hình thức thể hiện (bên ngoài) của các quy phạm pháp luật tố
tụng hình sự. Văn bản pháp luật tố tụng hình sự phải thoả mãn
các dấu hiệu sau:
- Chứa đựng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tức
quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt
động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Văn bản pháp luật tố tụng hình sự có thể chứa đựng toàn bộ
hoặc chỉ một số quy phạm pháp luật tố tụng hình sự cũng
đều đợc coi là nguồn của Luật tố tụng hình sự;
- Đợc cơ quan có thẩm quyền ban hành theo các hình thức
mà pháp luật quy định. Thẩm quyền và hình thức ban hành
văn bản quy phạm pháp luật đợc quy định cụ thể tại Điều 1
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996.

2


II. nguồn của luật tố tụng hình sự

1. Sơ lợc về sự phát triển của nguồn của luật tố tụng
hình sự trớc khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự
Nguồn của Luật tố tụng hình sự là các văn bản quy phạm
pháp luật do các cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền ban hành có
chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong hoạt động tố tụng hình sự.
Cũng nh các ngành luật khác, Luật tố tụng hình sự ra đời
và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của Nhà nớc ta.
Nghiên cứu lịch sử Nhà nớc và pháp luật của nớc ta cho phép
khẳng định rằng ngay trong chế độ phong kiến ở nớc ta đã
tồn tại luật tố tụng hình sự. Một đặc điểm của pháp luật tố

tụng hình sự thời kỳ phong kiến là các quy phạm pháp luật tố
tụng hình sự đợc quy định chung cùng với các quy phạm pháp
luật khác (nhất là quy phạm pháp luật hình sự) trong cùng một
văn bản pháp luật. Trong Hình th triều lý, Bộ luật Hồng Đức
(Quốc triều hình luật), Bộ luật Gia Long đều có các quy phạm
pháp luật tố tụng hình sự.
Trong thời kỳ thuộc địa, pháp luật nớc ta tuy vẫn là pháp
luật phong kiến nhng chịu ảnh hởng rất lớn của pháp luật t sản
của nớc Pháp. Vì lẽ đó đã có sự phân định các ngành luật và
pháp luật tố tụng hình sự cũng đợc pháp điển hoá tơng đối
hoàn chỉnh. Ví dụ: năm 1921 Bộ luật Tố tụng hình sự Trung kỳ
đợc ban hành; năm 1935 Bộ luật Tố tụng hình sự Bắc kỳ đợc
ban hành; trong các Bộ luật Tố tụng hình sự đó các quy phạm
pháp luật tố tụng hình sự đợc pháp điển hoá trong một nguồn
pháp luật tập trung thống nhất.
Luật tố tụng hình sự của Nhà nớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển
của Nhà nớc. Trớc khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm
1988, các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự đợc quy định ở
nhiều văn bản pháp luật khác nhau, nhất là ở các văn bản pháp
luật quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan bảo
vệ pháp luật (Toà án, Công an, Viện kiểm sát), về bảo đảm các
quyền tự do, dân chủ của công dân (ví dụ: Luật số 103
SL/1005 ngày 20/5/1957 đảm bảo quyền tự do thân thể và

3


quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đồ vật, th tín của công
dân).

Đặc điểm của hệ thống pháp luật tố tụng hình sự thời kỳ
này là tính phong phú của nó. Các quy phạm pháp luật tố tụng
hình sự đợc quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật
khác nhau về hình thức cũng nh hiệu lực pháp lý mà cha đợc
pháp điển hoá tập trung vào trong một nguồn cơ bản.
2. Nguồn của Luật tố tụng hình sự hiện hành
Nguồn của Luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành bao
gồm các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình
sự. Các quy phạm pháp luật đó điều chỉnh các quan hệ xã hội
trong tố tụng hình sự bằng cách quy định các nguyên tắc tố
tụng hình sự; quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng; quy định quyền và nghĩa vụ của
những ngời tham gia tố tụng và của các cơ quan Nhà nớc, tổ
chức và công dân.
Nguồn của Luật tố tụng hiện hành bao gồm các văn bản
pháp luật sau đây:
* Các văn bản luật:
Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội cơ quan lập pháp của Nhà nớc ta ban hành có hiệu lực pháp lý
cao nhất. Các văn bản luật đợc ban hành dới các hình thức Hiến
pháp, Luật (Bộ luật và Luật).
Hiến pháp: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nớc quy
định về các vấn đề cơ bản nhất của quốc gia. Trong lĩnh vực
tố tụng hình sự, Hiến pháp quy định:
- Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (chơng V).
Các quyền và nghĩa vụ cơ bản đó của công dân đợc bảo
đảm tôn trọng và bảo vệ trong hoạt động tố tụng hình sự;

- Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. Các quy
định của Hiến pháp nh Nhà nớc quản lý xã hội bằng pháp luật

4


và không ngừng tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa (Điều 12),
các nguyên tắc xét xử của Toà án nhân dân nh khi xét xử,
thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật, Toà án xét xử công khai, Toà án xét xử tập thể,
quyền bào chữa của bị cáo đợc bảo đảm (chơng X)... là
những nguyên tắc hiến định của tố tụng hình sự, mang tính
định hớng và chỉ đạo cho quá trình tố tụng hình sự;
- Hệ thống tổ chức, chức năng, thẩm quyền và nguyên
tắc hoạt động của Toà án và Viện kiểm sát các cấp (chơng X).
Điều 127 Hiến pháp quy định các Toà án nhân dân, Toà án
Quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan
xét xử của nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời
trong chơng này Hiến pháp cũng quy định các nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của các Toà án và các quy định đó trở
thành các nguyên tắc, chức năng, thẩm quyền trong tố tụng
hình sự. Điều 137 Hiến pháp quy định chức năng của Viện
kiểm sát các cấp là thực hành quyền công tố và kiểm sát các
hoạt động t pháp.
Các quy định trên của Hiến pháp là những định hớng cơ
bản, t tởng chỉ đạo để xây dựng, ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật tố tụng hình sự khác.
Bộ luật Tố tụng hình sự: Bộ luật Tố tụng hình sự là văn
bản luật do Quốc hội ban hành ở mức độ pháp điển hoá cao.
Bộ luật Tố tụng hình sự là nguồn cơ bản, quan trọng và đầy

đủ nhất của luật tố tụng hình sự nớc ta.
Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành của Nhà nớc ta đợc
Quốc hội thông qua ngày 26-11-2003 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01-07-2004.
Bộ luật Tố tụng hình sự bao gồm 8 phần, 37 chơng, 346
điều quy định các nguyên tắc tố tụng hình sự; trình tự, thủ
tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự và
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng;
quyền và nghĩa vụ của những ngời tham gia tố tụng và các cơ
quan Nhà nớc, tổ chức và công dân; quy định về hợp tác quốc
tế trong tố tụng hình sự.

5


Trong số các văn bản do Quốc hội ban hành, Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Toà án nhân dân cũng
là nguồn quan trọng của Luật tố tụng hình sự. Luật tổ chức
Toà án nhân dân năm 2002 cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992
(đợc sửa đổi, bổ sung năm 2001), quy định tổ chức và chức
năng của các Toà án nớc ta, thẩm quyền xét xử của các Toà án
cũng nh các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử của Toà
án các cấp;
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 cụ thể
hoá Hiến pháp 1992 (đợc sửa đổi, bổ sung năm 2001), quy
định chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nói chung và
trong tố tụng hình sự nói riêng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
kiểm sát các cấp trong thực hành quyền công tố và trong kiểm
sát các hoạt động t pháp (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và

thi hành án hình sự).
Ngoài ra, Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến tố tụng
hình sự cũng là nguồn của Luật tố tụng hình sự. Ví dụ: Nghị
quyết về việc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 26-112003 quy định hiệu lực của Bộ luật Tố tụng hình sự và thi
hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự...
* Các văn bản dới luật:
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Pháp lệnh tổ chức
Toà án Quân sự, Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát Quân sự,
Pháp lệnh thi hành án phạt tù... là những nguồn quan trọng của
Luật tố tụng hình sự.
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự đợc Hội đồng Nhà
nớc ban hành năm 2004 nhằm cụ thể hoá các Điều 34, 35, 110,
111 Bộ luật Tố tụng hình sự về cơ quan điều tra, Thủ trởng
cơ quan điều tra và Điều tra viên. Pháp lệnh quy định chức
năng, thẩm quyền của cơ quan điều tra và các cơ quan khác
đợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; quy
định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó; nhiệm vụ,
quyền hạn của thủ trởng cơ quan điều tra và điều tra viên
cũng nh các mối quan hệ trong hoạt động điều tra.
Pháp lệnh tổ chức Toà án Quân sự và Pháp lệnh tổ chức
Viện kiểm sát Quân sự đợc Uỷ ban thờng vụ Quốc hội ban

6


hành năm 2002 để cụ thể hoá các quy định của Luật tổ chức
Toà án nhân dân và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2002. Pháp lệnh tổ chức Toà án Quân sự quy định tổ
chức, thẩm quyền xét xử, quyền hạn và các nguyên tắc xét xử
cơ bản của các Toà án Quân sự. Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm

sát Quân sự quy định tổ chức, quyền hạn của các Viện kiểm
sát Quân sự trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp.
Pháp lệnh thi hành án phạt tù đợc Uỷ ban thờng vụ Quốc
hội ban hành ngày 8-3-1993 quy định tổ chức, nhiệm vụ và
quyền hạn của cơ quan quản lý công tác thi hành án phạt tù và
cơ quan thi hành án phạt tù; quy định trình tự, thủ tục thi
hành án phạt tù và chế độ giam giữ, lao động và sinh hoạt của
nguời đang thi hành án phạt tù v.v...;
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân
Tối cao cũng là văn bản quy phạm pháp luật thuộc nguồn của
Luật tố tụng hình sự. Nghị quyết đợc Hội đồng Thẩm phán
Toà án nhân dân Tối cao ban hành với sự có mặt của Viện trởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Bộ trởng Bộ t pháp để
hớng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết
kinh nghiệm xét xử;
Quyết định, Chỉ thị, Thông t của Viện trởng Viện kiểm
sát nhân dân Tối cao do Viện trởng ban hành quy định các
biện pháp để bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Tuy nhiên, chỉ các Quyết
định, Chỉ thị, Thông t có quy định liên quan đến hoạt động
tố tụng hình sự mới là nguồn của Luật tố tụng hình sự;
Thông t liên tịch giữa Toà án nhân dân Tối cao với Viện
kiểm sát nhân dân Tối cao; Thông t liên tịch giữa Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với Toà án nhân dân Tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao là văn bản quy phạm pháp
luật đợc ban hành để hớng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp
luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan
đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.

7



III. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật hình sự

Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật hình sự đợc xác
định theo quy định của Chơng VIII Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật và các quy định về hiệu lực ngay trong
các văn bản quy phạm pháp luật đó.
1. Hiệu lực về thời gian
Theo quy định của Điều 75 Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật thì các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc
hội và Uỷ ban thờng vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ
tịch nớc ký lệnh công bố; văn bản quy phạm pháp luật của
Chính phủ, của Bộ trởng, Thủ trởng cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân
dân Tối cao, của Viện trởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao,
các văn bản liên tịch có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký văn
bản. Ví dụ: Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 có hiệu
lực vào ngày 12-4-2002 là ngày Chủ tịch nớc ra Lệnh công bố
số 06/2002/L-CTN.
Tuy nhiên, cũng theo quy định của Điều 75 Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật thì khi ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền có thể quy định
ngày có hiệu lực ngay trong văn bản đó hoặc bằng một văn
bản riêng. Ví dụ: Bộ luật Tố tụng hình sự đợc Quốc hội thông
qua ngày 26-11-2003 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-72004 (Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự
của Quốc hội ngày 26-11-2003); Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1994 có hiệu lực
từ ngày 01-7-1994 (Điều 2) v.v... Nhìn chung, ngày đợc quy
định có hiệu lực phải muộn hơn thời điểm có hiệu lực đơng

nhiên kể trên; chỉ có đối với văn bản quy phạm pháp luật của
Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ quy định các biện pháp thi
hành trong tình trạng khẩn cấp thì văn bản có thể quy định
ngày có hiệu lực sớm hơn. Trong số các nguồn của Luật tố tụng
hình sự không có văn bản loại này.
Theo quy định chung của pháp luật, trong quá trình khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án luật đợc áp dụng là
văn bản quy phạm pháp luật tố tụng hình sự có hiệu lực vào

8


thời điểm tiến hành các hoạt động tố tụng đó (Điều 80 Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
2. Hiệu lực về không gian
Theo tinh thần của Điều 2 Bộ luật Tố tụng hình sự, văn
bản quy phạm pháp luật tố tụng hình sự đợc áp dụng đối với
mọi hoạt động tố tụng hình sự đợc thực hiện trên lãnh thổ nớc
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với tất cả công dân Việt Nam
và ngời nớc ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và phải chịu
trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam.
Tuy nhiên, quy định trên cũng có ngoại lệ. Đối với ngời nớc
ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam mà là công dân nớc
thành viên của điều ớc quốc tế (song phơng hoặc đa phơng)
mà nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc
gia nhập thì các hoạt động tố tụng hình sự đợc tiến hành
theo quy định của điều ớc quốc tế đó; trờng hợp nếu ngời đó
thuộc đối tợng đợc hởng các đặc quyền ngoại giao hoặc
quyền u đãi, miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo

các hiệp định quốc tế mà nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc tham gia thì vụ án đợc giải quyết bằng con
đờng ngoại giao.

9


Câu hỏi hớng dẫn học tập
1. Trình bày khái niệm văn bản Luật tố tụng hình sự?
2. Nêu khái niệm nguồn của Luật tố tụng hình sự?
3. Hiệu lực pháp lý của pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam?

10



×