Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đỗ Minh Quân bài báo cáo 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.99 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


BÁO CÁO THỰC HÀNH

CÔNG NGHỆ SINH THÁI
Danh sách nhóm 3B:
1. Nguyễn Thị Thanh Tâm ( C )

14163233

2. Lê Thị Thùy Loan

14163134

3. Võ Thị Mỹ Tiên

14163012

4. Võ Minh Vương

14163327

5. Hoàng Thị Kim Phượng

14163213

6. Nguyễn Thị Ngọc Huyền

14163105



7. Nguyễn Vũ Hoàng Huy

11157149

8. Lê Bích Quyền

14163221

Thủ Đức, ngày 20/5/2016


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Phủ túi nilon lên lá cây
Hình 2: Kết quả đo
Hình 3: Cỏ tươi
Hình 4: Cho cỏ khô vào nước
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả thí nghiệm 1
Bảng 2 :Kết quả thí nghiệm 2

GVHD: PGS.TS Lê Quốc Tuấn


MỤC LỤC
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................................4
I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước:.....................................................................4
II. Thoát hơi nước qua lá:............................................................................................4
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước :.................................................................................4
2. Hai con đường thoát hơi nước:...............................................................................4

III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước:....................................4
IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng:................................................5
V. Sinh khối...................................................................................................................5
B. NỘI DUNG BÁO CÁO................................................................................................6
I . Phân tích khả năng thoát hơi nước của thảm thực vật.........................................6
1. Tiến hành thí nghiệm:...........................................................................................6
2. Kết quả thực hành:..................................................................................................7
3. Nhận xét.................................................................................................................. 7
II. Phân tích sinh khối thực vật...................................................................................7
1. Tiến hành thí nghiệm............................................................................................7
2. Kết quả thí nghiệm...............................................................................................8
3. Nhận xét...............................................................................................................8
III. Phân tích khả năng phân hủy rác thải trong điều kiện ủ kỵ khí (không tiến hành)
....................................................................................................................................... 8
C. KẾT LUẬN................................................................................................................ 9
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................9

GVHD: PGS.TS Lê Quốc Tuấn


Báo cáo thực hành Công nghệ sinh thái

NHÓM 3B – 22/04/2016

A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước:
- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò giúp vận chuyển nước và các
ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây.
- Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá
- Thoát hơi nước giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp.


II. Thoát hơi nước qua lá:
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước :
- Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. Các tế bào biểu bì của lá tiết ra lớp
phủ bề mặt gọi là lớp cutin, lớp cutin phủ toàn bộ bề mặt của lá trừ khí khổng.
2. Hai con đường thoát hơi nước:
Qua lớp cutin và qua khí khổng.
- Thoát hơi nước qua khí khổng: là chủ yếu, do đó sự điều tiết độ mở của khí khổng là quan
trọng nhất. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng gọi
là tế bào hạt đậu.
+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo làm cho
khí khổng mở.
+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng làm khí khổng đóng lại. Khí
khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.
- Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và
ngược lại.

III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước:
Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
 Nước: điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi
nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng.
GVHD: PGS.TS Lê Quốc Tuấn


Báo cáo thực hành Công nghệ sinh thái

NHÓM 3B – 22/04/2016

 Ánh sáng: khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến
trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối . ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

 Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng,…: cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do ảnh
hưởng đến tốc độ thoát hơi của các phân tử nước.

IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng:
Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra
(B)
- Khi A = B : mô của cây đủ nước là cây phát triển bình thường.
- Khi A > B : mô của cây thừa nước là cây phát triển bình thường.
- Khi A < B : mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết

V. Sinh khối
Sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển hoặc số lượng sinh vật sống
trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng".
Khối lượng sinh khối trong sinh quyển ước tính là n.1014 - 2.1016 tấn. Trong đó, riêng ở các đại
dương hiện có 1,1. 109 tấn sinh khối thực vật và 2,89. 1010 tấn sinh khối động vật. Phần chủ
yếu của sinh khối tập trung trên lục địa với ưu thế nghiêng về phía sinh khối thực vật.
Sinh khối của trái đất hiện chiếm một tỷ lệ nhỏ so với trọng lượng của toàn bộ trái đất và rất bé
so với thạch quyển, thuỷ quyển. Tuy nhiên, trong thời gian địa chất lâu dài, từ khi xuất hiện vào
khoảng 3 tỷ năm trước đây, sinh khối trái đất đã thực hiện một chu trình biến đổi mạnh mẽ một
khối lượng lớn vật chất trên trái đất. Sinh khối có mặt trên hầu hết các loại đất đá trầm tích, biến
chất và các khoáng sản trầm tích của trái đất dưới dạng vật chất hữu cơ. Theo tính toán của của
các nhà khoa học, tổng khối lượng vật chất hữu cơ trong toàn bộ các đá trầm tích là 3,8. 1015
tấn.

GVHD: PGS.TS Lê Quốc Tuấn


Báo cáo thực hành Công nghệ sinh thái

NHÓM 3B – 22/04/2016


B. NỘI DUNG BÁO CÁO
I . Phân tích khả năng thoát hơi nước của thảm thực vật
1. Tiến hành thí nghiệm:
Thực hành:
-

Lấy 1 túi nilon trong, phủ lên thảm thực vật (có diện tích nhất định), để trong thời gian 30
phút
Cân túi nilon trước và sau khi phủ lên thảm thực vật
Tính sự chênh lệch về khối lượng, từ đó tính ra khả năng thoát hơi nước của thảm thực
vật cần phân tích
Tiến hành phân tích với ít nhất 3 thảm thực vật khác nhau. Mỗi thảm thực vật được đo
vào 3 thời gian khác nhau (8 giờ sáng, 12 giờ trưa và 4 giờ chiều)

Cây 1

Cây 2

Cây 3

Hình 1: Phủ túi nilon lên lá cây

Mẩu 1

Mẩu 2
Hình 2: Kết quả đo

GVHD: PGS.TS Lê Quốc Tuấn


Mẩu 3


Báo cáo thực hành Công nghệ sinh thái

NHÓM 3B – 22/04/2016

2. Kết quả thực hành:
Bảng1: Kết quả thí nghiệm 1:
Mẫu
Ban đầu
Sau 30 phút
1
4,86
4,897
2
4,550
4,553
3
4,563
4,573
 Cây 1 có khả năng thoát hơi nước mạnh nhất, cây 2 có khả
thấp nhất trong ba cây

GVHD: PGS.TS Lê Quốc Tuấn

Kết quả
0,037
0,003
0,01

nang thoát hơi nước


3. Nhận xét
_ Mỗi thảm thực vật có khả năng thoát hơi nước khác nhau
_ Tùy thời gian , thời tiết ,nhiệt độ mà ta thu được các kết quả khác nhau

II. Phân tích sinh khối thực vật
1. Tiến hành thí nghiệm
Thực hành:
-

Lấy thực vật (cỏ, cây)
Đo trọng lượng tươi của thực vật
Đo trọng lượng khô bằng cách sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 110 0C trong 2 giờ và lập lại 3
đến 5 lần cho đến khi sinh khối thực vật không còn giảm trọng lượng. Từ đó tính ra
trọng lượng khô của thực vật
Theo dõi khả năng tăng trọng lượng của thảm thực vật trong thời gian 1 tháng.(không
làm)
Tiến hành thí nghiệm với 3 loại thực vật khác nhau

Cây 1

Cây 2

Hình 3: Cỏ tươi

Cây 3



Cây 1

Cây 2

Cây3

Hình 4: Cho cỏ khô vào nước
2. Kết quả thí nghiệm
Mẫu
Cây 1
Cây 2
Cây 3

Bảng 2: Kết quả thí nghiệm 2:
Khối
lượng Khối lượng sau
tươi(g)
khi sấy khô(g)
1,177
0,113
0,608
0,128
2,291
0,353

Kết quả (g)
1,064
0,48
1,938


 Sinh khối của cây 3 lớn nhất, sinh khối của cây 2 nhỏ nhất

-

3. Nhận xét
Khối lượng trên lệch giữa cây tươi và sau khi sấy khô là lượng nước (sinh khối)
của thảm thực vật
Tùy theo giai đoạn phát triển của thảm thực vật mà cây có khả năng phát triển sinh
khối khác nhau

III. Phân tích khả năng phân hủy rác thải trong điều kiện ủ kỵ khí (không tiến
hành)

C. KẾT LUẬN


 Khả năng thoát hơi nước qua lá giữa các loại cây khác nhau thì khác nhau, thứ tự
thoát hơi nước giảm dần là: cây có phiến lá hẹp => cây có phiến lá rộng =>cây
bụi gai.
 Hàm lượng nước ở lá của mỗi loại thực vật là khác nhau nên độ chênh lệch khối
lượng trước và sau khi sấy sẽ khác nhau.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài hướng dẫn thực hành Công nghệ sinh thái và Công nghệ sinh học môi trường,
PGS.TS. Lê Quốc Tuấn, ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
2. Tài liệu tổng hợp của cadasa.vn. Thoát hơi nước. Tháng 3 năm 2013.
3. Tài liệu tổng hợp của tusach.thuvienkhoahoc.com. Sinh khối thực vật. Tháng 2 năm
2008.

HẾT




×