Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BÁO cáo CHÍNH TRỊ đại hội NÔNG dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.24 KB, 24 trang )

HỘI NÔNG DÂN QUẢNG BÌNH

HỘI NÔNG DÂN BỐ TRẠCH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

BCH HỘI NÔNG DÂN TÂY TRẠCH

***

Tây Trạch, ngày

tháng

năm 2018

DỰ THẢO
“ XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI NÔNG DÂN XÃ TÂY TRẠCH VỮNG MẠNH,
THỰC SỰ LÀ TRUNG TÂM, NÒNG CỐT CHO PHONG TRÀO NÔNG
THÔN MỚI, GÓP PHẦN THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ LẦN THỨ XXIV”

(Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Hội Nông dân xã khoá XII, tại
Đại hội đại biểu Hội Nông dân xã lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2018-2023)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội nông dân xã lần thứ XII, nhiệm kỳ
2012-2017 các hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân của địa phương
có nhiều chuyển biến tích cực. Sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Ban Chấp hành
Đảng bộ, của Hội Nông dân cấp trên và các điều kiện phát triển kinh tế được
tăng cường, chính trị- xã hội ổn định; hiệu quả sản xuất nông nghiệp đạt kết


quả cao, hoàn thành xây dựng nông thôn mới; an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội được giữ vững đưa phong trào nông dân đạt nhiều kết quả phấn khởi.
Tiềm năng, thế mạnh của địa phương được phát huy, tinh thần đoàn kết, sự nỗ
lực khắc phục khó khăn của hội viên, nông dân nâng lên đã góp phần nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó, hoạt động của Hội và
các phong trào nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: thiên tai
khắc nghiệt, thời tiết biến đổi bất thường; thị trường nông sản không ổn định,
giá vật tư phục vụ nông nghiệp tăng, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn
biến khó lường, sau bão số 10 năm 2013 và năm 2017 gây thiệt hại nặng nề về
tài sản của nhân dân, ảnh hưởng của sự cố môi trường biển do Fomosa gây ra
đã tác động đến tư tưởng của một bộ phận nhân dân.
Nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Hội Nông dân huyện, sự quan
tâm tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận, các đoàn thể sự
kế thừa và phát huy những thành tích của nhiệm kỳ trước, đặc biệt là tinh thần
đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn của cán bộ, hội viên, nông dân nên công
tác Hội và phong trào nông dân được giữ vững và phát huy có hiệu quả; góp
phần cùng Ban chấp hành Đảng bộ thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển
kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ đề ra.
Đại hội Hội Nông dân xã lần thứ XIII có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá
đúng tình hình kết quả công tác Hội và các phong trào nông dân nhiệm kỳ qua,
rút ra bài học kinh nghiệm, khắc phục khuyết điểm, hạn chế đề ra phương
hướng, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho nhiệm kỳ 2018-2023 phù hợp với yêu
-1-


cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN

NHIỆM KỲ 2012- 2017

A.TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP- NÔNG DÂN- NÔNG THÔN.
I. Tình hình nông nghiệp- nông thôn.
Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ, sự điều hành của chính
quyền, những thành tựu mà công cuộc đổi mới của đất nước đưa lại, cùng với
các chính sách về nông nghiệp - nông dân- nông thôn được quan tâm đã tạo
điều kiện để hội viên, nông dân chủ động trong sản xuất, kinh doanh, phát triển
kinh tế. Các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, gia đình được khai thác hiệu
quả, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tranh thủ các
nguồn vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa nhiều giống mới phù hợp
với từng loại đất, thích nghi với khí hậu vào sản xuất, kinh doanh. Ban chấp
hành Hội nông dân xã đã phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
vận động định hướng cho nông dân sản xuất chuyên canh, liên kết tiêu thụ
nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất, duy trì ổn định diện tích gieo trồng cây
hàng năm. Kết quả nổi bật về sản xuất nông nghiệp trong 5 năm qua là sản
lượng lương thực tăng trưởng ổn định, các loại cây công nghiệp có hiệu quả
kinh tế cao như cao su, hồ tiêu ..được đầu tư và phát triển, sản lượng lương
thực bình quân hàng năm đạt 2.100 tấn; thu nhập bình quân đầu người tăng từ
14,5 triệu đồng/năm 2012 lên 27 triệu đồng/năm 2017.
Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ xã nhiệm kỳ XXIII, XXIV phát huy thế
mạnh vùng gò đồi, Ban chấp hành Hội đã phối hợp với các ban, ngành đoàn
thể vận động hội viên, nông dân thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng
ủy, Hội đồng nhân dân xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp
với đặc điểm tình hình địa phương. Năng suất các loại cây trồng tăng từ 1,5
đến 2 lần so với đầu nhiệm kỳ, thực hiện có hiệu quả mô hình xen canh nhằm
nâng cao giá trị thu nhập trên cùng một diện tích. Đẩy mạnh công tác trồng
rừng, trong 5 năm trồng được 50 vạn cây phân tán, duy trì ổn định diện tích
rừng trồng là 650 ha.

Xác định chăn nuôi là hướng đột phá quan trọng góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao kinh tế hộ gia đình, giúp nông dân thoát
nghèo bền vững. Thông qua đề án phát triển chăn nuôi của huyện, hội viên,
nông dân trong xã đã mạnh dạn đầu tư để phát triển đàn bò lai, nạc hóa đàn
lợn, tăng chất lượng đàn và hiệu quả kinh tế. Đẩy mạnh các hoạt động phối
hợp với khuyến nông, thú y, trung tâm dạy nghề huyện mở các lớp tập huấn
chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp hội viên nông dân nâng cao nhận thức nhất
-2-


là trong chọn giống, đầu tư thâm canh, phòng chữa bệnh. Đến nay, tổng đàn
trâu, bò có 2.198con tăng 378con, tỷ lệ bò lai chiếm 70%; tổng đàn lợn có
2.987 chưa tính 3 trang trại quy mô lớn, tỷ lệ lợn máu ngoại đạt 100%, trọng
lượng xuất chuồng từ 70-80kg/con; đàn gia cầm có 14.800 con. Diện tích nuôi
cá nước ngọt 45 ha, sản lượng thu hoạch 15 tấn đạt 150%KH. Kinh tế trang
trại có bước phát triển mạnh toàn xã hiện có 182 trang trại trồng trọt, 03 trang
trại chăn nuôi lợn quy mô 2.000con/lứa. Thực hiện chủ trương giao đất, giao
rừng kết hợp với các nguồn đầu tư để đa dạng hóa nông nghiệp của nhà nước
đã tạo điều kiện để các ngành nghề, các hoạt động dịch vụ tổng hợp phát triển
mạnh mẽ, góp phần nâng cao giá trị ngành nghề nông thôn và giải quyết việc
làm tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân từ 16,5 triệu đồng/năm
2012, tăng lên 28 triệu đồng/năm 2017. Toàn xã hiện có 5 doanh nghiệp, 86 hộ
kinh doanh tổng hợp…tạo việc làm thường xuyên cho 450 lao động. Thực hiện
nghị quyết Đảng bộ lần thứ XIV về đột phá trong xuất khẩu lao động, thời gian
qua, Hội nông dân xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phối hợp
với trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh, với các ngân hàng tạo điều
kiện thuận lợi cho hội viên trẻ đi xuất khẩu lao động, đã vận động được 250
hội viên, tăng 150 hội viên đi xuất khẩu lao động so với đầu nhiệm kỳ.
II. Tình hình nông dân.
Phát huy tính cần cù, chịu thương, chịu khó, lao động sáng tạo, tin tưởng

tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ, hội viên, nông dân trong toàn xã
đã phát huy nội lực, huy động sự đóng góp của hội viên cùng với chính quyền
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa bộ mặt nông thôn của xã có nhiều đổi mới.
Sản phẩm hàng hóa phong phú, đời sống vật chất, tinh thần của người dân cải
thiện đáng kể, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,97%, hộ cận nghèo 3,2%,
trong nhiệm kỳ đã có 48 hộ hội viên thoát nghèo bền vững. An ninh chính trị
đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, chế độ an sinh xã hội cơ bản
đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối
với Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, tâm trạng nông dân còn băn khoăn khi một số chính sách của
Đảng và Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế- xã hội ở vùng nông thôn hiệu
quả chưa cao. Các chính sách trợ giá đối với sản phẩm nông nghiệp còn hạn
chế; đầu vào phục vụ cho nông nghiệp cao như phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, các loại giống; thị trường tiêu thụ sản phẩm bấp bênh, hiện trạng được
mùa mất giá cứ lặp đi lặp lại.
Nhân dân mong muốn Đảng và Nhà nước cần có chính sách thích hợp để
thu hút các nhà đầu tư tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp- nông thôn;
có chính sách trợ giá cho hàng hóa nông sản, định hướng thị trường tiêu thụ,
chế biến sản phẩm nông nghiệp, giải quyết tốt chính sách đất đai cho nông dân.
Tăng cường chính sách hỗ trợ người nghèo, có biện pháp tích cực để giảm
nghèo bền vững và chống tái nghèo; quan tâm đến các đối tượng chính sách,
-3-


gia đình người có công với cách mạng. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi hơn
nữa cho Hội trong thực hiện Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về “Hội Nông dân trực tiếp và phối hợp tham gia một số chương trình, dự
án phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương” để tổ chức Hội thật sự giữ vai trò
trung tâm, nồng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông
thôn mới.

B. KẾT QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI; VAI TRÒ,
TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI, XÂY DỰNG GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM
VÀ THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN.

I. Công tác xây dựng tổ chức Hội .
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục
chính trị, tư tưởng cho hội viên, nông dân trong tình hình mới, Ban chấp hành
Hội nông dân xã đã tích cực đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tổ chức
học tập, quán triệt Nghị quyết phù hợp với điều kiện của địa phương. Công tác
tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng của Hội đã bám sát vào Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ xã; Nghị quyết TW4 (khóa XI, XII), các chủ trương về nông
nghiệp, nông thôn; chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới, các nội dung thuộc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với
hoạt động của tổ chức Hội Nông dân trong giai đoạn hiện nay để triển khai
thực hiện. Trong nhiệm kỳ, Hội đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho hơn
4.000 lượt hội viên, nông dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, Điều lệ Hội Nông dân, Nghị quyết của Hội. Vận động 1.200
lượt hội viên, nông dân tham gia các cuộc thi viết tìm hiểu Luật đất đai năm
2013, Hiến pháp năm 2013, thi viết “Nông dân với pháp luật bảo vệ môi
trường”, thi tìm hiểu về 85 năm truyền thống giai cấp nông dân Việt Nam…
Tích cực tham gia các Hội thi do tỉnh, huyện tổ chức. Hội nông dân xã chủ
động tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” cho cán bộ, hội viên, nông dân
Hội thi đã để lại ấn tượng sâu sắc và nhận được sự hưởng ứng của hội viên,
nông dân. Đồng thời Hội đã tạo điều kiện để tổ chức các đợt tham quan các di
tích lịch sử; danh lam thắng cảnh, các đợt tham quan học tập kinh nghiệm
những mô hình sản xuất tiêu biểu trong và ngoài huyện giúp cán bộ hội viên,
nông dân nâng cao nhận thức trong lãnh, chỉ đạo công tác Hội, trong đầu tư
phát triển, sản xuất kinh doanh. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục

chính trị, tư tưởng từng bước nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về vị
trí, vai trò, chức năng của tổ chức Hội trong phát triển nông nghiệp, xây dựng
nông thôn mới, về quyền và nghĩa vụ của hội viên, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ
lẫn nhau của nông dân.
-4-


Tuy vậy công tác giáo dục chính trị tư tưởng chưa được tiến hành thường
xuyên, việc triển khai chương trình hành động một số chi hội làm chưa đạt yêu
cầu, thiếu tính thiết thực, cán bộ chi hội làm công tác tuyên truyền chưa được
tập huấn thường xuyên nên gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện.
2. Công tác củng cố, xây dựng tổ chức Hội và phát triển hội viên.
Xác định, công tác củng cố, xây dựng tổ chức Hội, nâng cao chất lượng hội
viên là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong thực hiện Nghị quyết Đại
hội Hội nông dân cơ sở. Ban Chấp hành Hội Nông dân xã đã tổ chức nghiêm túc và
đạt kết quả cao Đề án “ Xây dựng Chi hội là đơn vị hành động”, đồng thời tiến hành
sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/HNDTW (Khoá V) về “Xây dựng tổ chức
Hội vững mạnh”, sơ kết 5 năm thực hiện Đề án “ Xây dựng Chi hội là đơn vị hành
động”. Việc kiện toàn, củng cố tổ chức Hội được thực hiện nghiêm túc, thường
xuyên tham mưu cho cấp uỷ xã, Hội Nông dân huyện kịp thời kiện toàn Ban chấp
hành Hội và chi Hội khi có thay đổi nhân sự. Trong nhiệm kỳ bầu bổ sung 01 BCH,
27 Chi hội trưởng, chi Hội phó. Quan tâm, phối hợp tạo điều kiện cho cán bộ Hội
được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng công tác Hội; hội viên, nông dân
được học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, của Hội cấp trên. Tập trung xây
dựng đội ngũ cán bộ Hội có năng lực, phẩm chất đạo đức, am hiểu nông dân, nông
thôn, tâm huyết, nhiệt tình với công tác Hội và các phong trào nông dân, đoàn kết
xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Các chi hội đã tham mưu cho Chi ủy, Ban quản lý
thôn kiện toàn chi Hội trưởng, phó, chú trọng xây dựng chi Hội vững mạnh, đạt các
chỉ tiêu giao, hàng năm có 95% chi Hội đạt vững mạnh xuất sắc, không có chi Hội
yếu kém.

Nhằm nâng cao chất lượng hội viên, thu hút các thành phần nông dân vào Hội,
trong nhiệm kỳ, các chi Hội đã tích cực đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt Hội;
sinh hoạt theo đúng Điều lệ và không lồng ghép; nội dung đa dạng phù hợp với tâm
tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân. Hội viên, nông dân thường xuyên được
tham gia giám sát, ban thanh tra nhân dân để giám sát mọi hoạt động tại địa phương,
kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền khi có biểu hiện không đúng; đồng thời
phối hợp tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, tư vấn giúp hội viên phát triển sản xuất,
kinh doanh nâng cao thu nhập, các quyền lợi chính đáng của hội viên được đảm bảo
từ đó, thu hút nhiều thành phần nông dân vào Hội. Trong 5 năm toàn xã kết nạp 200
hội viên mới, nâng tổng số lên 1.200 hội viên, đạt 80% so với lao động nông nghiệp,
95% so với hộ nông nghiệp và 100% so với kế hoạch. Nhiều chi Hội làm tốt công
tác phát triển, nâng cao chất lượng hội viên là: chi Hội Võ Thuận 3, Chi hội thôn
Chùa, chi Hội thôn Cồn, chi hội thôn Làng.
Công tác xây dựng quỹ Hội phát triển, 9/9 chi Hội có quỹ, quỹ Hội được tăng
qua từng năm, từ 16 triệu năm 2012, đến 2017 tăng lên 27 triệu; 100% hội viên đóng
hội phí và tham gia đóng góp các loại quỹ.
Bên cạnh những kết quả đạt được trên, công tác xây dựng tổ chức Hội vững
mạnh thời gian qua chưa tương xứng với điều kiện thực tế của xã. Vẫn có cán bộ chi
Hội chưa nhiệt tình, tâm huyết với công tác Hội và các phong trào thi đua, việc tổ
chức sinh hoạt ở các chi Hội nồi dung còn thiếu chặt chẽ, còn mang tính chu quan,
-5-


chưa tập trung vào các nội dung trọng tâm, thiếu tính thu hút nên tỷ lệ huy động hội
viên vào Hội đạt chưa cao.
3. Công tác kiểm tra, giám sát.
Thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm của Hội Nông dân huyện,
BCH Hội nông dân xã căn cứ vào thực tế của địa phương đã xây dựng kế hoạch và
tổ chức kiểm tra tại các chi Hội. Trong nhiệm kỳ, thành lập đoàn kiểm tra tiến hành
kiểm tra 40 cuộc tại các Chi Hội. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc thực hiện

Điều lệ Hội, các chỉ tiêu thi đua; việc thu chi hội phí, quỹ hội, quỹ hỗ trợ nông dân,
vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội; chuẩn bị nghiêm túc các nội dung yêu cầu
kiểm tra của Hội cấp trên đạt yêu cầu.
Phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát theo
chuyên đề, qua kiểm tra giám sát đã phát hiện và đề nghị xử lý kỷ luật đối với 3 cán
bộ có dấu hiệu vi phạm trong chi trả tiền chính sách. Công tác kiểm tra đã góp phần
nâng cao chất lượng lãnh đạo của Hội, khắc phục những khuyết điểm hạn chế, phấn
đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát vẫn chưa thường xuyên, thiếu tính nghiêm
túc, còn nể nang, nghiệp vụ kiểm tra còn hạn chế.
4. Công tác thi đua- khen thưởng.
Hàng năm, Hội Nông dân xã đã chủ động phát động các đợt thi đua trong tổ
chức Hội, ký giao ước thi đua giữa các chi Hội. Mỗi đợt phát động thi đua đều tổ
chức sơ, tổng kết kịp thời biểu dương, khen thưởng động viên phong trào. Thường
xuyên và tích cực đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương và Hội cấp trên khen
thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong các phong trào thi đua, các cuộc
vận động tạo động lực để công tác Hội và phong trào nông dân phát triển.
Trong nhiệm kỳ, tổ chức tổng kết phong trào thi đua yêu nước; phong trào
nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2011-2016, đề nghị Hội Nông dân tỉnh
tặng bằng khen cho 2 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản
xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2012-2016. Với sự nỗ lực của cán bộ, hội viên, nông
dân trong toàn xã, nhiệm kỳ qua được tặng nhiều giấy khen, bằng khen, cụ thể Hội
Nông dân tỉnh tặng 01 bằng khen, UBND huyện tặng 02 giấy khen; chi hội Nông
dân thôn Mít 5 năm liền được huyện Hội và UBND xã tặng giấy khen.
Tuy nhiên, công tác thi đua, khen thưởng còn thiếu kịp thời, chưa có tính lan
toả. Kinh phí dành cho khen thưởng còn hạn chế nên chưa kịp thời động viên.
II. Vai trò, trách nhiệm của Hội tham gia phát triển nông nghiệp.
1- Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp
nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Năm năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi nhận

được sự hưởng ứng tích cực của hội viên, nông dân toàn xã. Từ phong trào hình
thành nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh mới, hiệu quả và thông qua phong trào đã
phát huy ý thức tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo của hội viên, nông dân nhất là
mạnh dạn đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi, đưa các loại
giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Tiêu biểu như mô hình nuôi
gia công với quy mô 1.000 con lợn thịt/lứa; mô hình chăn nuôi bò lai sinh sản; mô
-6-


hình nuôi ong lấy mật; nuôi hươu lấy nhung; nuôi dê lấy thịt... hướng đến sản xuất
theo hình thức kinh tế tập thể, liên kết sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị, nâng cao
thu nhập cho nông dân. Ban Thường vụ Hội nông dân xã hàng năm căn cứ vào chỉ
tiêu giao của Hội huyện và tình hình địa phương để xây dựng các chi tiêu và phát
động phong trào thi đua trong toàn xã và thu hút trên 85% hộ nông dân đăng ký sản
xuất kinh doanh giỏi, số lượng hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi các cấp từ 354 hộ đạt,
trong đó 8 hộ đạt cấp Trung ương năm 2012 đến năm 2017 tăng lên 532 hộ đạt,
trong đó 18 hộ cấp Trung ương, có nhiều hộ đạt nông dân sản xuất cấp trung ương 5
năm liên tục như hộ anh Nguyễn Văn Đoan chi Hội thôn Cồn, hộ anh Dương Minh
Chiến, anh Lê Văn Thái ở chi Hội thôn Sỏi. Không chỉ là hộ sản xuất, kinh doanh
giỏi, các hộ còn phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ các hộ nghèo vươn
thoát nghèo bền vững, đã có 20 hộ nghèo được các hộ sản xuất kinh doanh giỏi giúp
đỡ, hỗ trợ về vốn, kiến thức, kinh nghiệm, ngày công để phát triển sản xuất trở thành
hộ khá, giàu; góp phần cùng Đảng bộ giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 8,6% năm 2012 xuống
còn 2,97% năm 2017. Ban Thường vụ Hội nông dân xã hàng năm lồng ghép với Hội
nghị tổng kết công tác Hội để tổng kết phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi
nhằm động viên, khen thưởng kịp thời các hộ nông dân tiêu biểu, từ đó khích lệ hộ
giàu thì giàu thêm, hộ nghèo thì vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Tuy nhiên, phong trào vẫn đang ở mức nhỏ, lẻ, chưa có sự phát triển bền
vững và hình thành nhiều mô hình mang tính trình diễn để khai thác hết tiềm năng,
thế mạnh của địa phương. Việc huy động nông dân mạnh dạn đăng ký hộ sản xuất

kinh doanh giỏi ngay từ đầu năm của các chi Hội chưa cao; chưa có nhiều mô hình
liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, nhóm sở thích. Hội chưa kêu gọi nhiều
nguồn đầu tư hỗ trợ cho nông dân xây dựng mô hình sản xuất.
2. Tổ chức dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân.
Trong những năm qua, Hội đã đẩy mạnh công tác phối hợp tổ chức các hoạt
động dịch vụ, hỗ trợ, tư vấn tạo điều kiện cho nông dân trong sản xuất, kinh doanh,
phát triển kinh tế. Phối hợp mở 60 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho
hơn 3.000 lượt hội viên, nông dân về phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi,
kỹ thuật trồng lúa cải tiến, chăn nuôi thú y, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc
và khai thác mũ cao su…Phối hợp với trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh,
Trung tâm dạy nghề huyện, Hội làm vườn tỉnh tổ chức 8 lớp dạy nghề ngắn hạn cho
240 hội viên, nông dân.
Đẩy mạnh tuyên truyền kết luận 61-KL/TW và Quyết định 673/QĐ-TTg, Ban
Thường vụ Hội Nông dân xã đã tham mưu cho Đảng ủy thành lập Ban Vận động
quỹ Hỗ trợ nông dân cấp xã. Thông qua hoạt động của Ban Vận động, trong 5 năm
Hội đã vận động xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân được 180 triệu đồng, triển khai cho
50 lượt hội viên vay phát triển sản xuất; giải ngân từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân
tỉnh cho 7 hội viên thực hiện dự án Chăn nuôi bò lai sinh sản. Các nguồn huy động
của Qũy Hỗ trợ nông dân đã tạo điều kiện hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, vươn
lên thoát nghèo, xây dựng các mô hình nên đã nhận được sự hưởng ứng của hội viên.
Hội đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH huyện thực hiện chương trình
cho vay giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo tại 4 tổ vay vốn và tiết
-7-


kiệm với 220 thành viên, tổng dư nợ trên 3 tỷ đồng. Phối hợp với Ngân hàng
NN&PTNT huyện làm hồ sơ cho 3 hội viên vay mua 4 máy nông nghiệp theo Nghị
định 55/NĐ-CP, đồng thời vận động thành lập 1 tổ vay vốn với 30 thành viên. Ký
kết với nhà máy tinh bột sắn sông Dinh về tiêu thụ sắn cho hội viên, nông dân mỗi
năm trên 3.000 tấn. Phối hợp với tư pháp, tư vấn trở giúp pháp lý cho 1.500 lượt hội

viên, nông dân.
3. Vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh
tế tập thể.
Trong những năm qua, bám sát Nghị quyết của Đảng bộ, các đề án phát triển
chăn nuôi của huyện, của xã, đề án phát triển cây cao su tiểu điều và dựa vào điều
kiện thực tế của hội viên, nông dân đẩy mạnh các hoạt động vận động, hướng dẫn
nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể. Đã phối hợp vận động, hướng dẫn thành
lập 2 tổ hợp tác về chăn nuôi bò lai sinh sản và trồng nấm; thành lập HTX nuôi ong
lấy mật; cơ bản hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã ổn định, sản phẩm cơ bản tiêu
thụ hết đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, bước đầu khẳng định tính hiệu
quả của hình thức kinh tế tập thể.
Đồng thời, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về chủ trương phát triển các
hình thức kinh tế tập thể của Nhà nước cho thành viên tham gia tổ hợp tác, Hợp tác
xã và nông dân, tập huấn về kiến thức quản lý tổ hợp tác, hợp tác xã, đóng góp cổ
phần, tài sản, xây dựng các dự án phát triển sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm cho
nông dân.
Tuy nhiên, việc vận động, hướng dẫn nông dân tham gia các hình thức kinh tế
tập thể của Hội trong thời gian qua đạt kết quả chưa cao, chưa đáp ứng hết nhu cầu
của hội viên, nông dân trong toàn xã. Chưa vận động thành lập các Tổ hợp tác phù
hợp điều kiện phát triển sản xuất của địa phương vùng gò đồi.
III. Vai trò, trách nhiệm của Hội tham gia xây dựng Nông thôn mới.
1- Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về “xây dựng nông thôn mới” và
hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, thực hiện
Nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ XXIII, XXIV xây dựng lộ trình phấn đấu xã đạt
chuẩn Nông thôn mới vào năm 2017. Phát huy vai trò nòng cốt của Hội, Ban
Thường vụ Hội nông dân xã đã phát động hội viên, nông dân tích cực tham gia
phong trào Xây dựng Nông thôn mới; thông qua các buổi sinh hoạt Chi, tổ hội, Câu
lạc bộ nông dân đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của phong
trào; đồng thời vận động nông dân hiến công, hiến kế, hiến của để góp phần cùng

Đảng bộ hoàn thành mục tiêu đề ra.
Trong 5 năm, hội viên, nông dân toàn xã đã hiến 20.460m2 đất, 5.500 cây các
loại trong đó có 800 cây có giá trị; 620 hộ hiến 53 cổng nhà và hơn 5.200m2 tường
rào; đóng góp trên 5.000 ngày công… với tổng trị giá 10 tỷ đồng; làm được 14,5 km
đường giao thông nông thôn trị giá 15 tỷ đồng; xây dựng trạm truyền thanh trị giá
230 triệu đồng và các công trình phúc lợi khác như trường học, nhà văn hoá, sân
bóng. Hàng năm tổ chức cho hội viên đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa, tham gia
xây dựng làng văn hóa, đến năm 2017 có 7 làng văn hóa, toàn xã có 1.000/1.200 gia
-8-


đình hội viên đạt gia đình văn hóa. Các chi Hội đứng ra đảm nhiệm, duy tu bảo
dưỡng các đoạn đường tự quản, phối hợp tu sữa canh mương thuỷ lợi nội đồng phục
vụ sản xuất; phối hợp thực hiện chương trình xóa nhà tạm cho hộ nông dân nghèo;
đóng góp được 18 triệu đồng hỗ trợ cho 9 hội viên nghèo phát triển sản xuất; tiêu
biểu trong tham gia xây dựng nông thôn mới ở các chi Hội thời gian qua là chi hội
thôn Mít, thôn 1 Vỏ thuận, thôn Chùa, thôn Làng, thôn 2 Vỏ thuận; nhiều hộ nông
dân tiêu biểu như hộ anh Đức, anh Hải ở chi Hội thôn Làng; hộ anh Chiến, bác Xá,
bác Ngữ, anh Thái ở chi Hội thôn Sỏi; hộ anh Khanh, anh Kháng, bác Lợi, anh
Khuyên, bác Luận ở chi Hội thôn Chùa; hộ bác Thà ở chi Hội thôn Mít ..
Thực hiện kế hoạch số 01-KH/HNDH của Hội nông dân huyện về “ Chung
tay cùng nông dân bảo vệ môi trường”, Hội đã tham mưu với cấp uỷ và các Chi bộ
triển khai cho 6/9 chi Hội xây 36 bể thu gom rác thải, bao bì thuốc bảo về thực vật
tại các đường nội đồng…vận động hội viên, nông dân hưởng ứng ngày môi trường
thế giới, tham gia thu gom rác thải bảo vệ môi trường nhất là nơi công cộng; vận
động các hộ chăn nuôi thường xuyên dùng thuốc tẩy mùi hôi để không gây ô nhiễm
môi trường. Phối hợp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa thể dục thể
thao, văn hóa- văn nghệ. Phong trào thể dục thể thao được tổ chức sôi nổi tại các Chi
Hội nhân các ngày lễ, kỷ niệm; mỗi chi Hội đều có 1 đội bóng đá và 2 đội bóng
chuyền; hội viên, nông dân tích cực tham gia các buổi sinh hoạt, hội diển, liên hoan

văn nghệ tại địa phương.
2. Phong trào Nông dân tham gia đảm bảo an ninh- quốc phòng
Phong trào nông dân tham gia đảm bảo an ninh- quốc phòng phát triển mạnh
mẽ trong hội viên nông dân. Nhận thức của hội viên nông dân về âm mưu “ diễn
biến hoà bình” của các thế lực thù địch được nâng lên; tích cực tham gia xây dựng
cơ sở an toàn làm chủ, lực lượng dân quân tự vệ, B cơ động tại địa phương. Thực
hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự và chính sách hậu phương quân đội, năm năm qua
Hội đã phối hợp động viên 40 thanh niên lên đường nhập ngũ, tổ chức thăm và tặng
quà cho thanh niên nhập ngũ, đón tiếp quân nhân xuất ngũ về địa phương. Đẩy mạnh
công tác đền ơn đáp nghĩa, cùng với các ban ngành, đoàn thể trong xã đóng góp
được 30 sổ tình nghĩa trị giá 15 triệu đồng, xây 5 nhà tình nghĩa, đồng thời vận động
trong hội viên, nông dân được 10 triệu đồng và 350 ngày công giúp đỡ, hỗ trợ các
gia đình hội viên rủi ro, thiên tai, hoạn nạn, đau ốm; ủng hộ ngư dân bị thiệt hại do
sự cố môi trường biển, “Quỹ hạt thóc vàng” được 2 triệu đồng.
Phối hợp với Ban công an xã tham gia phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã
hội, đảm bảo an ninh trật trên địa bàn. Tích cực tham gia tổ an ninh nhân dân, tổ hòa
giải ở các chi Hội, tổ chức vận động hội viên nông dân ký cam kết “gia đình hội
viên, nông dân không vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội”, rèn luyện, giáo
dục con em không gây rối trật tự nơi công cộng, người lầm lỗi trở về địa phương.
“Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không vi phạm pháp luật và mắc các tệ
nạn xã hội”. Thực hiện tốt mô hình “5 quản” ở các chi Hội .
3. Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
ở khu dân cư”, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ hội viên, nông dân .
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân
cư” nay là cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
-9-


minh” được hội viên, nông dân hưởng ứng tích cực, hàng năm 100% gia đình hội
viên đăng ký gia đình văn hóa và tỷ lệ đạt gia đình văn hóa trên 85%. Hội đã phối

hợp với UBND xã tổ chức tập huấn và tuyên truyền cho hội viên thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang, giữ gìn vệ sinh môi trường, đưa trẻ đi tiêm
chủng đạt 100%; tham gia mua bảo hiểm y tế đạt 85%; thực hiện dân số kế hoạch
hoá gia đình, tiêu biểu chi Hội thôn Mít 18 năm liền không có người sinh con thứ 3.
Phối hợp tuyên truyền 500 hộ hội viên, nông dân ký cam kết không dùng chất cấm
trong chăn nuôi, về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”,
xây dựng “Qũy vì người nghèo”..
IV. Vai trò, trách nhiệm của Hội trong xây dựng giai cấp nông dân Việt
Nam vững mạnh.
1- Tổ chức dạy nghề cho Nông dân.
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đào
tạo nghề cho lao động nông thôn, trong nhiệm kỳ, Hội đã phối hợp Trung tâm dạy
nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh, Trung tâm dạy nghề huyện Bố Trạch và Hội làm vườn
tỉnh mở 8 lớp đào tạo nghề và cấp chứng chỉ cho 240 học viên. Sau khi học nghề,
hội viên, nông dân cơ bản tạo việc làm cho bản thân, đem lại thu nhập ổn định, góp
phần cùng địa phương giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đồng thời giúp
nông dân tiếp cận được những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất.
Phối hợp giới thiệu cho hơn 200 con em hội viên đi xuất khẩu lao động và hơn 100
hội viên đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
2- Tham gia giám sát, phản biện xã hội và góp phần hoàn thiện cơ chế
chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Quyết định 217- QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về “
Mặt trận và các đoàn thẻ chính trị tham gia giám sát và phản biện xã hội”, Hàng
năm, Hội Nông dân xã đã xây dựng kế hoach tổ chức kiểm tra, giám sát, phản biện
với những nội dung cụ thể, thiết thực; chọn nội dung trọng tâm để giám sát và tham
gia giám sát phản biện xã hội gắn với những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương và
những vấn đề mà nhân dân quan tâm như: giám sát các công trình xây dựng, đóng
góp xây dựng nông thôn mới, môi trường nông thôn, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất
lượng hàng hóa; giám sát sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; mua bán và sử
dụng các chất cấm trong chăn nuôi.

Các chi Hội đã tích cực tham gia phản biện xã hội nhất là việc xây dựng các
đề án phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; tham gia góp ý xây dựng Đảng,
chính quyền với nhiều hình thức khác nhau như: góp ý trực tiếp tại các hội nghị của
khu dân cư, Hội nghị tiếp xúc cử tri, tham gia đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo cấp
ủy Đảng, chính quyền với nhân dân; tham gia góp ý vào các dự thảo về các chủ
trương, đường lối của Đảng, các chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế tại Đại hội
Đảng bộ xã lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015-2020
V. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân.
Thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về góp
ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cán bộ, hội viên, nông dân đã phát huy tinh
- 10 -


thần làm chủ, quy chế dân chủ ở cơ sở và thông qua các buổi sinh hoạt để tham gia
góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân. Phối hợp với Ủy
ban Mặt trận và các đoàn thể trong xã thường xuyên giám sát việc làm của cán bộ,
đảng viên nơi cư trú, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để hội
viên tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất, phản ánh tâm tư nguyện vọng với cấp ủy,
chính quyền; đồng thời thông qua các phong trào thi đua giới thiệu những hội viên
ưu tú cho tổ chức Đảng bồi dưỡng và xét kết nạp, trong năm năm đã có 7 hội viên,
nông dân được kết nạp vào Đảng.
Thực hiện Quyết định 81/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp
giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân. Trong 5 năm Hội nông dân xã đã phối hợp
với Tư pháp, địa chính và công an xã hoà giải thành công 40 vụ tranh chấp đất đai và
hôn nhân gia đình. Thông qua câu lạc bộ Nông dân với pháp luật, các cuộc thi tìm
hiểu Luật đất đai, Luật môi trường, Luật phòng chống bạo lực gia đình…giúp cho
các chi Hội chủ động tham gia cùng chính quyền thôm xóm giải quyết các khiếu nại,
tố cáo của hội viên nông dân ngay tại địa bàn, không để xảy ra điểm nóng.
C. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
I. Đánh giá chung.

1- Những kết quả nổi bật, nguyên nhân.

Nhiệm kỳ qua dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, sự giúp đở của
chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, cán bộ, hội
viên nông dân trong xã đoàn kết, phấn đấu đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi.
Hội đã cụ thể hóa Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIII, XXIV thành
chương trình hành động, xác định rõ vai trò nòng cốt trong công cuộc xây
dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, xây dựng giai
cấp nông dân Việt Nam, tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ chính quyền, góp
phần cùng Đảng bộ hoàn thành Nghị quyết Đại hội đề ra. Công tác tuyên
truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho hội viên, nông dân đã góp phần nâng
cao nhận thức, củng cố niềm tin của nông dân đối với Đảng và Nhà nước.
Nhiều chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã tạo điều
kiện thuận lợi để hội viên, nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh;
phát huy vai trò nòng cốt của Hội, thu hút tập hợp đông đảo nông dân vào Hội,
chất lượng hội viên nâng lên, các quyền lợi của hội viên đảm bảo đã góp phần
xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, cùng với địa phương hoàn thành mục tiêu
xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Trong các phong trào thi đua, nhất là phong trào
nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và
giảm nghèo bền vững đã tạo điều kiện để nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh, liên kết sản xuất tập trung, tiêu thụ
sản phẩm góp phần cùng xã xây dựng nông thôn mới, an ninh quốc phòng, trật
tự an toàn xã hội được giữ vững.
- 11 -


Đạt được những kết quả đáng phấn khởi trong nhiệm kỳ qua, trước hết là
nhận được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, của Hội cấp trên,
tạo điều kiện của chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể
trong xã; sự đoàn kết, nhất trí cao của cán bộ, hội viên, nông dân đã phát huy

tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo trong lao động sản xuất, khai thác hợp lý
các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, chuyển đổi sản xuất kinh doanh, quyết tâm vươn lên thoát nghèo và
làm giàu chính đáng. Phương thức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn của Hội
không ngừng đổi mới với nội dung, hình thức phong phú; các phong trào thi
đua được phát động kịp thời thu hút đông đảo hội viên, nông dân tham gia. Hội
đã khẳng định được vai trò trung tâm, nồng cốt trong xây dựng nông thôn mới,
phát triển nông nghiệp trên địa bàn.
2- Khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân
Những thành tựu đã đạt được trong những năm qua là thành quả quan
trọng tạo tiền đề cho hoạt động của hội trong những năm tiếp theo đạt kết quả
cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, công tác Hội và
phong trào nông dân của xã nhiệm kỳ qua còn có những hạn chế, khuyết điểm.
Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng chưa chú trọng thường
xuyên, đôi lúc chỉ dừng lại ở cán bộ chưa mở rộng đến hội viên, nông dân.
Kinh tế đã có bước phát triển khá nhưng vẫn chưa bền vững. Tư duy sản xuất
truyền thống chưa được đổi mới, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ
hợp tác, hợp tác xã hiệu quả đưa lại chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn
có. Ý thức khắc phục khó khăn, vươn lên làm giàu thoát nghèo của một số cán
bộ, hội viên, nông dân chưa cao, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
con nuôi chưa mạnh dạn, còn ỷ lại vào nhà nước. Công tác củng cố, kiện toàn
các chi tổ, hội còn chậm, cán bộ chi Hội năng lực còn hạn chế, nhiều người
chưa tâm huyết và chưa có phương pháp vận động hợp lý. Nội dung sinh hoạt
chưa phong phú, chưa đáp ứng yêu cầu thiết thực của hội viên nông dân và thu
hút nông dân vào Hội, tỷ lệ hội viên ở một số chi hội còn thấp. Việc triển khai
các phong trào thi đua, phát huy vai trò của Hội trong xây dựng giai cấp nông
dân Việt Nam, tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ chính quyền có lúc chưa đáp
ứng yêu cầu nhất là ở các chi, tổ Hội.
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên, trước hết do Ban Thường vụ Hội
Nông dân xã chưa có nhiều đổi mới trong công tác tuyên truyền, vận động,

hướng dẫn hội viên, nông dân. Nội dung hoạt động còn lúng túng, chưa bám
sát nhiệm vụ chính trị để xây dựng kế hoạch thực hiện. Quy chế phối hợp hoạt
động chưa chặt chẽ, kinh phí hoạt động của Hội phụ thuộc; chế độ phụ cấp cho
chi Hội trưởng, phó không có làm giảm nhiệt tình đối với công tác Hội. Việc
chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông xã có lúc
thiếu sâu sát, tổ chức các hội nghị sơ, tổng kết, động viên khen thường phong
trào có lúc chưa kịp thời, tổ chức tham quan học tập lẫn nhau còn ít. Một số
- 12 -


Chi ủy, Ban quản lý thôn coi nhẹ việc bố trí cán bộ phụ trách công tác Hội,
thiếu quan tâm hỗ trợ hoạt động khi có các chủ trương, kế hoạch của cấp trên
do đó kết quả công tác Hội và các phong trào nông dân không cao.
II. Bài học kinh nghiệm
1- Hội phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước để chủ động tham mưu, đề xuất, tranh thủ sự lãnh đạo của
cấp uỷ tăng cường phối hợp, tạo điều kiện của Chính quyền, Mặt trận, đoàn thể
các ban, ngành, tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy công tác Hội và phong trào
nông dân phát triển.
2. Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, chương trình công tác của Hội cấp trên để đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và cụ thể hoá các chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng, thành chương trình, nhiệm vụ của Hội để tập trung thực hiện.
3- Thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, quan tâm
đến cán bộ Hội; thường xuyên tạo điều kiện để cán bộ Hội được tham gia các
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức đảm bảo trình độ, năng lực đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ; đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động phù hợp yêu cầu
nhiệm vụ mới. Đa dạng các hình thức tập hợp, vận động nông dân vào Hội;
chủ động phối hợp thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ nông dân
phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nông dân. Phát huy dân chủ cơ

sở, đổi mới hình thức sinh hoạt, tạo nguồn quỹ thích hợp để Hội hoạt động.
4- Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong hội viên, nông dân, nâng cao
hoạt động của chi, tổ Hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên nông
dân; tăng cường xây dựng các mô hình, điển hình, nhân rộng các nhân tố mới,
mô hình mới; thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm biểu dương khen
thưởng kịp thời.
5- Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt kịp thời
những diễn biễn trong nông dân để tham mưu phối hợp giải quyết, bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của nông dân.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN
NHIỆM KỲ 2018-2023
Nhiệm kỳ tới, việc triển khai thực hiện công tác Hội và các phong trào nông
dân trên địa bàn nhìn chung sẽ có những thuận lợi: Tình hình chính trị xã hội của đất
nước, tỉnh, huyện ổn định; kinh tế có bước chuyển biến tích cực, các tiềm năng, lợi
thế của địa phương được khai thác hợp lý; quốc phòng- an ninh tiếp tục được giữ
vững, đời sống nhân dân được cải thiện; những kết quả đạt được của nhiệm kỳ trước
sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Hội nông dân cấp trên, sự phối hợp, tạo
- 13 -


điều kiện của chính quyền và các ban ngành, đoàn thể cùng với sự đoàn kết, nhất trí
của hội viên nông dân sẽ là tiền đề quan trọng để công tác Hội và phong trào nông
dân đạt kết quả. Tuy nhiên, vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nhất là
tình hình thế giới, tình hình biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp; âm mưu “diễn
biến hoà bình” của các thế lực thù địch hoạt động ngày càng tinh vi hơn; phát triển
kinh tế của xã vẫn là sản xuất nông nghiệp, quy mô nhỏ lẻ; biến đổi khí hậu; dịch
bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến khó lường, yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đòi
hỏi cao hơn, cơ cấu lao động nông thôn đổi mới còn chậm, ngành nghề nông thôn

phát triển chưa bền vững sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các mục tiêu đề ra.
Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, song cùng với những chủ trương
đúng đắn, kịp thời của Đảng bộ và sự đoàn kết nhất trí của hội viên, nông dân trong
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2018-2023, góp phần cùng Đảng bộ
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIV đề ra.
I- PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU.

1- Phương hướng: Phát huy truyền thống của giai cấp nông dân, cán
bộ, hội viên, nông dân đoàn kết xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, xứng
đáng là chổ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền và mặt trận đoàn thể, góp phần
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; xây dựng quê hương Tây Trạch
ngày càng giàu đẹp, quyết tâm xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững
mạnh.
2- Mục tiêu.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên,
nông dân về ý thức chính trị, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý,
điều hành của Chính quyền, qua đó thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Xây dựng người nông dân hiện đại có kiến
thức, kinh nghiệm, năng lực tiếp thu khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư phát
triển sản xuất, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, tập trung
liên kết, chủ động hội nhập, thích ứng với nền kinh tế thị trường.
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động nông dân vào Hội.
Quan tâm bồi dưỡng cán bộ Hội, nâng cao chất lượng hội viên, chất lượng sinh
hoạt Hội để xây dựng tổ chức Hội nông dân vững mạnh, xứng đáng là trung
tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Phát huy tích cực chức năng, nhiệm vụ, vai trò, vị thế của Hội trong đời sống
kinh tế, chính trị, xã hội ở nông thôn.
- Tổ chức tốt 3 phong trào thi đua của Hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.

Trên cơ sở đẩy mạnh phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết
giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững để đưa nông nghiệp- nông thôn
- 14 -


phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, liên kết sản xuất hàng hoá; tích tụ
ruộng đất, phát triển kinh tế tập thể, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nghành
nghề và cơ cấu lao động nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn khang
trang, hiện đại, xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân
vững mạnh, giữ vững các tiêu chí xây dựng nông thôn mới .
3- Các chỉ tiêu cụ thể của Hội.
- Phát triển 300 hội viên mới, tỷ lệ 90% so với lao động trong độ tuổi.
- Giảm tỉ lệ hộ nghèo là hội viên nông dân 1% theo tiêu chí mới.
- 100% Chi, tổ hội đạt vững mạnh.
- Xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân tăng 300.000đ/hội viên/nhiệm kỳ. Xây
dựng quỹ hội 6 triệu đồng /năm.
- 100% cán bộ Hội được đào tạo, bồi dưỡng.
- Phối hợp mở 10 lớp dạy nghề cho 300 nông dân. Tập huấn, chuyển
giao KHKT cho 600 lượt hội viên/năm
- Trong nhiệm kỳ, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho
3.000 lượt hội viên.
- Tỷ lệ hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đạt 90% so hộ nông nghiệp,
80% hộ nông dân đạt nông dân sản xuất kinh doanh giỏi hàng năm; xây dựng
5-7 mô hình trình diễn/nhiệm kỳ.
- Phấn đấu 90% gia đình nông dân đạt gia đình văn hóa.
- 50% chi Hội có câu lạc bộ nông dân với pháp luật, 100% chi Hội có tủ
sách pháp luật. .
II- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:


1. Công tác xây dựng tổ chức Hội
1.1. Công tác tuyên truyền:
Cán bộ, hội viên, nông dân thường xuyên được tiếp thu, học tập các Chỉ
thị, Nghị quyết của Đảng và Hội cấp trên. Đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình
thức tuyên truyền phù hợp yêu cầu .
- Ban Thường vụ Hội nông dân xã kịp thời tuyên truyền đến hội viên,
nông dân các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các vấn đề liên
quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thường xuyên tổ chức cho hội
viên, nông dân được học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, của Hội; tiếp
tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về “Học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” góp phần nâng cao nhận thức cho
hội viên, nông dân.
- 15 -


- Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, bám sát thực tiễn và thông
qua sinh hoạt chi tổ Hội, sinh hoạt các câu lạc bộ nông dân; tham gia các hội
thi, hội thảo và qua phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, giáo dục
chính trị tư tưởng cho nông dân. Tăng cường đối thoại trực tiếp giữa Hội với
nông dân, giữa nông dân với các cấp, các ngành, các nhà khoa học và doanh
nghiệp…
- Gắn kết chặt chẽ công tác tuyên truyền, giáo dục với các phong trào thi
đua yêu nước, các hoạt động của Hội nhằm thay đổi tư duy, nếp nghĩ, cách làm
trong phát triển kinh tế - xã hội, đẩy lùi các tiêu cực, tệ nạn xã hội; nâng cao ý
thức và quyết tâm vươn lên làm giàu của nông dân, củng cố niềm tin của nông
dân đối với Đảng và Nhà nước.
1.2. Công tác tổ chức xây dựng Hội.
Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, xứng đáng là
trung tâm nồng cốt trong xây dựng nông thôn mới.
- Ban Chấp hành Hội nông dân xã và các Chi hội tích cực đổi mới nội

dung, hình thức sinh hoạt, phát huy dân chủ cơ sở, nêu cao tinh thần xây dựng
của hội viên, nông dân trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền khối đại
đoàn kết toàn dân. Tiếp tục thực hiện Đề án “ Xây dựng chi Hội là đơn vị hành
động”; tập trung xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; kịp thời tham mưu cho cấp
ủy Đảng, Hội cấp trên kiện toàn bộ máy; tạo điều kiện để cán bộ Hội từ xã đến
chi hội được bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác Hội. Đa dạng hóa các hình
thức vận động để thu hút nông dân vào Hội; xây dựng quỹ Hội đáp ứng được
các hoạt động của Hội trong tình hình mới.
- Ban Chấp hành Hội xã bám chi Hội để hướng dẫn, chỉ đạo, tích cực
tham gia sinh hoạt với chi Hội để kịp thời nắm bắt, phản ánh tâm tư, nguyện
vọng của hội viên, nông dân đến với Đảng, chính quyền. Thường xuyên bồi
dưỡng, rèn luyện những hội viên nông dân tiêu biểu, giới thiệu cho Đảng để
bồi dưỡng kết nạp Đảng, đồng thời xây dựng nguồn cán bộ cho Hội.
1.3. Công tác kiểm tra, giám sát:
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những tồn tại,
hạn chế để chỉ đạo khắc phục.
- Chủ động xây dựng chương trình kiểm tra hàng năm; kiện toàn Ban
kiểm tra khi có biến động về nhân sự. Đổi mới nội dung kiểm tra, ngoài việc
kiểm tra theo quy định của Điều lệ Hội, tăng cường kiểm tra theo chuyên
đề, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương nhất là
trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, xây dựng các mô hình
điểm... Hình thức kiểm tra đa dạng, linh hoạt đáp ứng yêu cầu công tác.
1.4. Công tác thi đua- khen thưởng:
Tiếp tục đổi mới công tác thi đua - khen thưởng, tập trung vào việc lấy
chất lượng, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ để đánh giá, khen thưởng hàng
- 16 -


năm, đa dạng hóa đối tượng được khen thưởng từ tập thể chi Hội đến hội viên
nông dân.

Phát động các phong trào thi đua phải có trọng tâm, trọng điểm, xây
dựng các tiêu chí cụ thể, sát với thực tế của Hội; hàng năm, tổ chức ký kết giao
ước thi đua giữa các Chi Hội. Thường xuyên tổ chức việc sơ, tổng kết các
phong trào thi đua, kịp thời biểu dương, khen thưởng; tích cực đề xuất với cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương và Hội cấp trên khen thưởng các tập thể, cá
nhân tiêu biểu trong hoạt động công tác Hội và các phong trào thi đua của
nông dân; trong tham gia thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước và các chương trình, đề án của Hội.
II. Vai trò, trách nhiệm của Hội trong phát triển nông nghiệp.
1. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết,
giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong hội viên nông dân tham
gia phong trào, để phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn
kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững phát triển kể cả chiều rộng,
chiều sâu, quy mô, tốc độ và sự lan tỏa trong toàn xã hội, góp phần phát triển
kinh tế- xã hội, giảm nghèo bền vững tại địa phương, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân, khai thác tiêm
năng, lợi thế gia đình, địa phương mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi; tích tụ ruông đất, sản xuất tập trung, quy mô lớn, áp dụng khoa học kỹ
thuật, mở rộng đầu tư phát triển sản xuất. Trong đó mũi nhọn là khai thác kinh
tế gò đồi, phát triển đa cây, đa con nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị
diện tích. Tổ chức các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ về vốn,
phương tiện, khoa học kỹ thuật, định hướng ngành hàng tiềm năng, mũi nhọn,
liên doanh, liên kết, xây dựng các hình thức kinh tế tập thể. Hàng năm, tổ chức
cho hội viên, nông dân đăng ký hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đồng
thời tổ chức đánh giá đúng phong trào và kết quả của từng hộ gia đình.
- Tập trung vận động nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng trang
trại, tập trung quy mô, nâng cao chất lượng đàn, chú trọng công tác phòng dịch
bệnh cho gia súc, gia cầm. Xây dựng mô hình điểm về sản xuất hàng hóa đủ

sức cạnh tranh trên thị trường. Hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm túc các
quy định trong việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chăn nuôi thú y, môi
trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu
dùng, hướng tới một nền nông nghiệp sạch.
2.2. Tổ chức dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân.
Thực hiện có hiệu quả Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí Thư và Quyết
định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp tích cực với các cơ
quan chuyên môn, các ban, ngành, doanh nghiệp nhằm tổ chức các dịch vụ tư
- 17 -


vấn, hỗ trợ nông dân nhất là trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn,
tiếp cận các nguồn vốn vay, tiếp thu khoa học kỹ thuật, xây dựng các nhãn hiệu
đặc trưng của địa phương, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật giúp hội viên,
nông dân phát triển sản xuất.
- Ban Thường vụ Hội nông dân xã, tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng,
kiến nghị với chính quyền địa phương hàng năm bổ sung ngân sách xây dựng
Quỹ Hỗ trợ nông dân; vận động kêu gọi, huy động nguồn lực trong hội viên,
trong các tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ xây dựng phát triển Qũy HTND.
Tích cực phối hợp mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình
công nghệ mới, xây dựng các mô hình trình diễn, phát huy vai trò tự chủ của
nông dân trong phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại. Mở các lớp đào tạo
về kỹ năng, kiến thức, phương pháp sản xuất, hạch toán trong sản xuất, kinh
doanh, về kỹ thuật phát triển chăn nuôi, cây trồng... Hướng dẫn nông dân liên
kết, hợp tác theo các nhóm hộ sản xuất cùng một loại sản phẩm nhằm nâng cao
giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đẩy mạnh việc xây
dựng mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp gắn với mô hình nông dân tham gia bảo
vệ môi trường, tiêu thụ nông sản, dịch vụ kinh doanh tổng hợp .
Thực hiện tốt các nội dung ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện trong
triển khai các chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm tại nông thôn. Phối

hợp với Ngân hàng NN&PTNT trong triển khai Nghị định 55/NĐ-CP vay phục
vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.
3. Vai trò, trách nhiệm của Hội trong xây dựng nông thôn mới.
3.1. Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới.
Phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt của Hội trong xây dựng nông thôn
mới, chủ động lựa chọn đăng ký thực hiện các tiêu chí góp phần cùng Đảng bộ
đảm bảo tính bền vững của phong trào.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phát huy vai trò
nồng cốt trong xây dựng nông thôn mới. Chủ động tham mưu, phối hợp, tranh
thủ mọi sự hỗ trợ để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhâp cho nông
dân, cùng với Đảng bộ xây dựng nông thôn mới và giữ vững các tiêu chí đã đạt
được. Vận động gia đình hội viên nông dân đăng ký xây dựng gia đình văn
hóa, làng văn hóa đạt hàng năm
Vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở,
hương ước của thôn; tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tích cực tham gia thực hiện kế
hoạch của Hội Nông dân huyện về chung tay cùng nông dân bảo vệ môi
trường; tham gia tuyên truyền, vận động thực hiện tốt dân số, kế hoạch hoá gia
đình; xã hội hóa giáo dục; văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện.
3.2. Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng- an ninh
- 18 -


Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về
nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới. Thực hiện có hiệu quả
chương trình phối hợp với quân sự, Công an trong đảm bảo an ninh, trật tự nông
thôn. Thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự và chính sách hậu phương quân
đội, xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình hội viên ký cam kết “ gia đình
hội viên nông dân không vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội. Kiên

quyết đấu tranh với mọi âm mưu “ diễn biến hoà bình” của các thế lực thù
địch.
Ban Thường vụ Hội nông dân xã hướng dẫn các chi Hội đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện tốt Luật nghĩa
vụ quân sự, chính sách hậu phương quân đội, các hoạt động “đền ơn đáp
nghĩa”, thường xuyên phối hợp với các ban ngành đoàn thể giúp đỡ gia đình
chính sách, gia đình có công với cách mạng, gia đình hội viên có hoàn cảnh
khó khăn.
- Phối hợp với công an thực hiện tốt an ninh trật tự ở nông thôn; duy trì
hoạt động của tổ an ninh thôn xóm, thực hiện hiệu quả chương trình ký kết
“mô hình 5 quản”, nắm bắt và phối hợp xử lý các vụ việc mất trật tự trên địa
bàn; vận động con em và gia đình hội viên thực hiện tốt pháp luật.
- Phối hợp với các tư pháp, địa chính, thanh tra giải quyết các đơn thư
khiếu nại, tố cáo của nông dân, tổ chức hòa giải kịp thời những mâu thuẫn xảy
ra trong nội bộ nông dân ở cơ sở, không để xảy ra điểm nóng.
4. Vai trò, trách nhiệm của Hội trong xây dựng giai cấp nông dân Việt
Nam
4.1. Tổ chức dạy nghề cho nông dân.
Tăng cường phối hợp mở các lớp dạy nghề cho hội viên, nông dân tại địa
phương; giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; xây dựng được ít nhất 1
mô hình kinh tế tập thể/ năm
- Hàng năm Hội nông dân xã chỉ đạo các chi Hội tiến hành rà soát và tổ
chức cho hội viên đăng ký tham gia các lớp học nghề, chủ động phối hợp mở
lớp theo nhu cầu của nông dân.
- Phối hợp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên, nông
dân, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo tinh thần Quyết định 1956/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ.
4.2. Tham gia giám sát, phản biện xã hội và góp phần hoàn thiện cơ chế,
chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quyết định 217-QĐ/TW, của Bộ Chính trị,
phát huy vai trò của Hội trong giám sát, phản biện xã hội nhằm đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của hội viên, nông dân.
- 19 -


Tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện có hiệu
quả Quyết định 217-QĐ/TW, tích cực tham gia ban thanh tra nhân dân, giám
sát việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan trực
tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân tại cơ sở. Phối
hợp tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ
sở, thực hiện các chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án tại địa
phương, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
5. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn
dân.
- Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện nghiêm
túc Quyết định 218-QĐ/TW về Hội Nông dân tham gia xây dựng Đảng, chính
quyền, khối đại đoàn kết toàn dân....”. Vận động hội viên, nông dân thực hiện
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của địa
phương. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách có liên
quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại địa phương; đóng góp ý kiến
xây dựng Đảng và chính quyền khối đại đoàn toàn dân vững mạnh, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thường xuyên rèn luyện cán bộ, hội viên
nông dân ưu tú giới thiệu cho Đảng kết nạp vào Đảng. Tích cực tham gia cuộc vận
động xây dựng chỉnh đốn Đảng, góp ý, phê bình cán bộ, đảng viên theo tinh thần
Nghị quyết TW4 (khoá XI, XII).
***
Nhiệm vụ đặt ra về hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân
nhiệm kỳ tới hết sức nặng nề, trong quá trình triển khai thực hiện sẽ gặp nhiều
khó khăn, thử thách. Song với tinh thần cách mạng vốn có của quê hương anh

hùng, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của hội cấp trên và những
kinh nghiệm đúc rút trong nhiệm kỳ qua, tin tưởng rằng cán bộ, hội viên nông
dân trong toàn xã sẽ phấn đấu vươn lên hoàn thành Nghị quyết Đại hội Hội
nông dân xã lần thứ XIII, từng bước thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp- nông dân- nông thôn./.
BCH HỘI NÔNG DÂN XÃ TÂY TRẠCH

- 20 -


HỘI NÔNG DÂN QUẢNG BÌNH
HỘI NÔNG DÂN BỐ TRẠCH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BCH HỘI NÔNG DÂN TÂY TRẠCH
***
Số:
BC/HND

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
Tây Trạch, ngày

tháng

năm 2018

BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM
Của Ban Chấp hành Hội Nông dân xã Tây Trạch khóa XII,
nhiệm kỳ 2012-2017

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Hội Nông dân xã khóa XII trình Đại
hội đã đánh giá toàn diện về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội nông dân xã
Tây Trạch nhiệm kỳ 2012-2017. Những thành tích đạt được, những mặt còn hạn chế
trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của Hội trong nhiệm kỳ đều gắn liền với
vai trò trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông
dân xã khóa XII. Tại Đại hội này, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân xã
tự kiểm điểm quá trình hoạt động lãnh đạo như sau:
I- KIỂM ĐIỂM SỰ LÃNH ĐẠO CỦA BAN CHẤP HÀNH
Đại hội đại biểu Hội Nông dân xã Tây Trạch khóa XII, nhiệm kỳ 2012-2017
đã bầu Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí, trong nhiệm kỳ có …đồng chí chuyển công
tác, có….đồng chí nghỉ…. Ban Chấp hành đã bầu bổ sung….đồng chí.
1. Ưu điểm:
1.1. Về nhận thức chính trị, tư tưởng.
Năm năm qua, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, công tác Hội và phong trào
nông dân xã nhà còn gặp nhiều khó khăn, thử thách cả về khách quan và chủ quan đã
tác động trực tiếp đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nông dân trong tình hình
mới. Nhưng tập thể Ban Chấp hành đã thể hiện sự vững vàng về chính trị tư tưởng,
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền, đoàn kết thống
nhất, phát huy vai trò lãnh đạo trên các mặt hoạt động của tổ chức Hội. Ban Chấp
hành đã bám sát các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ
của Hội trong nhiệm kỳ qua.
- 21 -


Các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành thường xuyên tự tu dưỡng, rèn luyện,
học tập, có tinh thần trách nhiệm và xác định đúng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm
vụ, bám cơ sở, gắn bó với nông dân, nhiệt tình trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ
được giao. Thực hiện nghiêm túc phê và tự phê bình, trong thực hiện Chỉ thị 01CT/TU về trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu nghiêm túc.
Từng bước khắc phục những khuyết điểm, hạn chế; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo

xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh thực sự là trung tâm, nòng cốt cho phong
trào xây dựng nông thôn mới.
1.2. Về lãnh đạo nhiệm vụ chính trị:
Quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, Nghị quyết Đại
hội Hội Nông dân huyện và Nghị quyết Đại hội Hội nông dân xã nhiệm kỳ 20122017 trọng tâm vào công tác Hội và 3 phong trào thi đua.
Ban Chấp hành đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức
cho hội viên, nông dân về vai trò, trách nhiệm của Hội trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Coi trọng công tác xây dựng tổ chức Hội
vững mạnh, chú trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Chi hội đảm bảo yêu cầu.
Chủ động tham mưu với Đảng uỷ, Hội cấp trên và tranh thủ sự hỗ trợ của chính
quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ qua có nhiều chuyển biến tích cực
trên tất cả các mặt và đã hoàn thành cơ bản những mục tiêu mà Đại hội Hội Nông
dân xã lần thứ XII đề ra.
1.3. Về thực hiện Quy chế hoạt động.
Sau Đại hội lần thứ XII, Ban Chấp hành Hội nông dân xã đã xây dựng, ban
hành và thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động, đề ra chương trình công tác hàng
năm, xác định nhiệm vụ trọng tâm từng thời kỳ; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
ủy viên Ban Chấp hành gắn với lĩnh vực, địa bàn phụ trách nhằm phát huy tinh chủ
động, sáng tạo trong công tác.
Trong lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành đã thường xuyên đổi mới nội dung
phương thức hoạt động, tổ chức nhiều phong trào hoạt động phù hợp với tình hình
thực tế của địa phương, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của hội viên nông
dân; coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng mọi hoạt động về chi Hội và
hội viên, nông dân; xây dựng các mô hình trình diễn, thường xuyên kiểm tra đánh
giá tình hình; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng hợp pháp của hội viên, nông dân.
2- Khuyết điểm, hạn chế:
Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn và những yêu cầu,nguyện vọng chính đáng của hội viên nông dân nhưng

- 22 -


năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành ở một số lĩnh vực còn hạn chế. Nhất
là công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền, măt trận,
các đoàn thể có lúc còn thiếu chủ động, chất lượng, hiệu quả thực hiện chưa cao.
Nắm bắt tình hình nông dân có khi chưa kịp thời, trình độ, năng lực của một
số Uỷ viên Ban Chấp hành chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chưa phát huy đầy đủ
trách nhiệm được phân công. Công tác xây dựng tổ chức Hội chưa kịp thời. Chỉ đạo
triển khai thực hiện nghị quyết của một số Uỷ viên BCH thiếu cụ thể, chưa linh hoạt
đổi mới trong nội dung, phương thức hoạt động, do đó phong trào và các hoạt động
giữa các chi hội chưa đồng đều
II. KIỂM ĐIỂM CỦA BAN THƯỜNG VỤ
Ban Chấp hành Hội Nông dân xã khóa XII đã bầu Ban Thường vụ gồm 3
đồng chí. Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội và quy chế của
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đã tham mưu kịp thời cho Ban Chấp hành trong quá
trình lãnh, chỉ đạo và phát động các phong trào thi đua. Các ưu, khuyết điểm, hạn
chế của Ban Chấp hành đều gắn với trách nhiệm của Ban Thường vụ. Trước Đại hội
Ban Thường vụ Hội nông dân xã xin kiểm điểm sâu thêm một số nội dung sau:
1. Ưu điểm:
Ban Thường vụ Hội Nông dân xã đã quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ
trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bám sát các chỉ
thị, nghị quyết, chương trình hành động của Đảng ủy và Hội Nông dân huyện để cụ
thể hóa thành nghị quyết, chương trình công tác sát đúng, phù hợp với tình hình
nông dân và phong trào của Hội. Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ chính trị về “
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, kịp thời tham
mưu cho Đảng ủy, Ban Chấp hành Hội Nông dân xã để tổ chức thực hiện Nghị quyết
của cấp ủy Đảng và của Hội cấp trên; củng cố và kiện toàn Ban chấp hành.
Ban Thường vụ đã đề cao tính tiền phong, gương mẫu, ý thức tự phê bình và
phê bình. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ tập thể lãnh đạo, cá nhân

phụ trách; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu
thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc sâu sát tình hình nông
dân, phát huy dân chủ, tranh thủ trí tuệ tập thể để có những giải pháp thực hiện các
nội dung của công tác Hội và các phng trào nông dân sát đúng trong từng thời gian,
từng giai đoạn.
Ban Thường vụ đã thực hiện tốt chức năng, quyền hạn của mình trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các hoạt động của Hội; chuẩn bị
chu đáo nội dung các kỳ họp Ban Chấp hành; xây dựng chương trình hành độn, kế
hoạch công tác, phân công, phân cấp cụ thể. Chú trọng việc sơ tổng kết công tác xây
dựng Hội và phong trào nông dân, phát hiện, cổ vũ, động viên kịp thời những nhân
- 23 -


tố mới, nhân rộng điển hình tiên tiến; khắc phục dần tình trạng hành chính, thụ động,
quan liêu; xây dựng tác phong làm việc khoa học, phát huy dân chủ, gương mẫu
trong công tác và cuộc sống.

2. Khuyết điểm, hạn chế:
Công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ công tác hội của địa
phương đạt hiệu quả chưa cao. Ban Thường vụ đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm
nhưng việc triển khai thực hiện thiếu tập trung, phối hợp chưa chặt chẽ, còn lúng
túng, bị động, do đó kết quả đưa lại không cao, phong trào phát triển chưa đồng
đều.
Công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền để tạo điều
kiện cho Hội hoạt động có nhiều mặt còn hạn chế. Một số đồng chí ủy viên thường
vụ được phân công phụ trách địa bàn nhưng kiêm nhiệm nên thiếu chủ động tham
gia chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc; việc nắm bắt tình hình, tư tưởng nông dân, tháo gỡ
những vướng mắc của hội viên chưa kịp thời.
Những khuyết điểm, hạn chế trên đây trách nhiệm trước hết thuộc về đồng chí
Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã. Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội

Nông dân xã khóa XII xin báo cáo để Đại hội tham gia ý kiến xây dựng nhằm rút
kinh nghiệm lãnh đạo cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ nhiệm kỳ mới./.

BAN CHẤP HÀNH, BAN THƯỜNG VỤ HỘI NÔNG DÂN XÃ

- 24 -



×