Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về vai trò của phụ nữ ở tỉnh Bến Tre giai đoạn hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.69 KB, 24 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TRẦN PHƢƠNG HIỀN

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ Ở TỈNH BẾN TRE
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Thành Phố Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN LINH KHIẾU

Phản biện 1: PGS.TS.Vũ Văn Gầu

Phản biện 2: TS.Vũ Thị Oanh

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ họp tại: số 57 Sương Nguyệt Anh, phường Bến Thành, quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh. Vào lúc 9 giờ , ngày 03 tháng 11 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Khoa học xã hội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ giữ vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh vai trò quan trọng của
phụ nữ trong quá trình sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và tái sản
xuất bản thân con người. Các quan điểm trước Mác về vai trò của
người phụ nữ cả ở phương Đông lẫn phương Tây chưa thể hiện được
sự thống nhất giữa tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn.
Từ giữa thế kỷ thứ XIX Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời đã góp phần
quan trọng trong việc giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam
nữ như là một trong những nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, vị trí, vai trò của người
phụ nữ Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới. Vận dụng và
phát triển sáng tạo quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin, về lý luận và
phương pháp cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, đề
cao vai trò của phụ nữ, Người khẳng định: “Việt Nam cách mệnh
cũng phải có nữ giới mới thành công”.
Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước thực hiện lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chủ
trương, chính sách phát triển để phát huy vai trò của phụ nữ trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, nhận thức xã hội về phụ nữ vẫn còn quá khắt khe, thường
có xu hướng kéo lùi và phủ nhận vai trò của phụ nữ, chưa tạo điều
kiện để phụ nữ vươn lên.
Vừa là một bộ phận của phụ nữ Việt Nam, vừa là một bộ phận
nguồn nhân lực của tỉnh. Chiếm hơn 48% dân số của tỉnh, phụ nữ
Bến Tre đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào về sự tiến bộ của
1



phụ nữ, song thực tế phụ nữ vẫn còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại
trên bước đường phấn đấu để đáp ứng yêu cầu của đất nước. Phụ nữ
Bến Tre chưa chủ động trong nhận thức về giới, trau dồi trình độ,
khẳng định năng lực, vị trí và vai trò của mình.
Đến nay tuy đã có công trình nghiên cứu về lĩnh vực phụ nữ
Bến Tre nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu để phát huy vai
trò của phụ nữ tỉnh nhà. Trên cơ sở đó, nghiên cứu vấn đề phát huy
vai trò phụ nữ Bến Tre nhìn từ góc độ tác động qua lại giữa điều kiện
khách quan, nhân tố chủ quan và những đóng góp của phụ nữ tỉnh
Bến Tre trong 10 năm, từ năm 2011 đến năm 2021, tìm phương
hướng, giải pháp khả thi để phát huy vai trò phụ nữ đáp ứng yêu cầu
của công cuộc đổi mới đất nước là vấn đề bức thiết, có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn. Vì những lý do nói trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của phụ nữ ở tỉnh
Bến Tre giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn
cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đóng góp của phụ nữ cho lịch sử dân tộc khá
nhiều nhưng phần lớn ở phạm vi vùng miền hoặc cả nước. Vai trò
phụ nữ ở từng địa phương chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm
nên còn nhiều khoảng trống trong lĩnh vực này. Trong đó, việc phát
huy vai trò phụ nữ Bến Tre cũng không là ngoại lệ.
Theo tìm hiểu, cho đến nay, đã có một số đề tài, bài viết
nghiên cứu về phụ nữ và vai trò của phụ nữ Việt Nam nói chung và
phụ nữ tỉnh Bến Tre nói riêng theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
2.1. Hướng tiếp cận về vai trò phụ nữ trên phương diện lý luận
Nguyễn Hồng Sơn - Phan Chí Anh (2013) Phụ nữ khởi nghiệp
tại Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội; Bùi Thị Tỉnh (2010)
2



Phụ nữ và giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Lê Thị Hà (2008),
Phan Thanh Khôi - Đỗ Thị Thạch (2007), Những vấn đề giới: Từ lịch
sử đến hiện đại, Nxb Lý luận chính trị; Nguyễn Linh Khiếu (2003),
Giới và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Hoàng Bá Thịnh
(2002), “Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa
nông nghiệp nông thôn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn
Thị Thập (1981), Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, tập II, Nxb
Phụ nữ, Hà Nội; Lê Thị Nhâm Tuyết (1973), Phụ nữ Việt Nam qua
các thời đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu, bài báo, bài viết của
các tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về vai trò phụ nữ như: Nguyễn Thị
Tuyết (2017), Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam hỗ trợ phụ nữ khởi
nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, Tạp chí Cộng sản, số 893; Trịnh
Thị Hồng Hạnh (2016), Công tác nữ và bước tiến của bình đẳng giới
ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 12; Nguyễn Thị
Ninh (2008), Công tác cán bộ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Cộng sản, số 788.
2.2. Hướng tiếp cận về vai trò phụ nữ dưới góc độ thực tiễn tại
các địa phương ở nước ta và tỉnh Bến Tre
Nguyễn Thị Hảo (2015), Vai trò của phụ nữ nông thôn vùng
Đồng bằng sông Hồng trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay,
Luận án Tiến sĩ, Hà Nội; Phan Thị Thanh Minh (2010), Đóng góp
của phụ nữ Bến Tre trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 1975), Luận văn thạc sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Trúc
Hạnh (2005), Vấn đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ
nữ Tỉnh Bến Tre hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội. Tập hồi ký
Không còn con đường nào khác sau đó sữa chữa lấy tên là Nữ chiến
sĩ rừng dừa (1986) của Nguyễn Thị Định; Thạch Phương (2000),
3



“Phụ nữ Bến Tre”.Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình
nghiên cứu “Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai
trò phụ nữ ở tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay”. Chính vì vậy,
tôi chọn đề tài để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn: Trên cơ sở làm rõ một số quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của phụ nữ trong
lịch sử, nhận diện thực trạng việc phát huy vai trò của phụ nữ ở tỉnh
Bến Tre thời gian qua. Từ đó, nêu một số phương hướng, quan điểm
cơ bản và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hơn nữa
vai trò của phụ nữ ở tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên, luận
văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa MácLênin về phụ nữ, vai trò của phụ nữ và một số đặc điểm, vai trò của
phụ nữ Bến Tre. Nhận diện các vấn đề đặt ra.
Thứ hai, đánh giá thực trạng việc phát huy vai trò của phụ nữ
ở tỉnh Bến Tre thời gian qua. Những thành công, hạn chế và nguyên
nhân thành công, hạn chế.
Thứ ba, nêu một số phương hướng cơ bản và đề xuất một số
giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ ở Bến
Tre hiện nay. Đề xuất một số kiến nghị.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin
về vai trò phụ nữ trong lịch sử và việc phát huy vai trò phụ nữ tỉnh
Bến Tre trong giai đoạn hiện nay với những thành công và hạn chế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Phụ nữ ở tỉnh Bến Tre
4



- Thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2016
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa MácLênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã được tổng kết trong các văn kiện của Đảng. Đồng thời,
luận văn kế thừa có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
các công trình của các nhà nghiên cứu đi trước liên quan đến luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bao gồm các phương pháp
cụ thể: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp lôgic và lịch sử.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn góp phần
làm cơ sở lý luận để địa phương tham khảo trong việc xây dựng,
hoạch định các chủ trương, chính sách cụ thể góp phần thúc đẩy phát
huy vai trò phụ nữ ở tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu
và giảng dạy những vấn đề liên quan đến phụ nữ và gia đình ở các
trường Chính trị của tỉnh và các trường đại học, cao đẳng, cung cấp
tư liệu cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh và cán bộ làm công
tác liên quan đến chiến lược vì sự tiến bộ phụ nữ ở tỉnh Bến Tre.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn được cấu trúc gồm 2 chương với 6 tiết.
5



Chƣơng 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VAI TRÒ
CỦA PHỤ NỮ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA
PHỤ NỮ BẾN TRE
1.1. Phụ nữ và vai trò của phụ nữ theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin
1.1.1. Phụ nữ
Luận văn phân tích quan điểm của các nhà sáng lập ra Chủ
nghĩa Mác-Lênin về địa vị, vai trò của người phụ nữ ở các chế độ xã
hội nói chung, đặc biệt quan tâm đến số phận của phụ nữ trong chế
độ tư bản chủ nghĩa nói riêng, phân tích những nguyên nhân của sự
bất bình đẳng nam - nữ.
Điều quan trọng là các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin
đã vạch rõ xu hướng biến đổi địa vị, vai trò người phụ nữ theo hướng
tiến tới sự bình đẳng nam nữ trong xã hội và tính tất yếu của cách
mạng xã hội chủ nghĩa đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Chỉ khi
xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu
chính là thủ tiêu sự lệ thuộc kinh tế của phụ nữ đối với nam giới.
Đưa phụ nữ vào nền sản xuất xã hội, họ sẽ không còn bị trói chặt
trong công việc gia đình, lao động gia đình trở thành bộ phận của lao
động xã hội. Đồng thời hôn nhân giữa nam và nữ được xây dựng trên
cở sở tự nguyện chứ không vì lợi ích kinh tế chi phối hay những yếu
tố phi kinh tế.
Tiếp tục phát triển luận điểm của Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đặc
biệt nhấn mạnh đến cảnh “hai tròng áp bức” mà giới nữ phải chịu
đựng.
Thứ nhất, với tư cách là lực lượng lao động, phụ nữ chịu sự áp
bức của chủ nghĩa tư bản.
6



Thứ hai, với tư cách là phụ nữ, họ chịu địa vị thứ yếu trong hệ
thống luật pháp hiện tồn và những nghĩa vụ gia đình đè nặng trên
vai. Khi đồng thời đảm nhiệm hai chế độ làm việc này, người phụ nữ
phải hy sinh đời sống tiêng tư, đánh mất cơ hội phát triển học thức và
cả cơ hội tham gia đời sống chính trị.
1.1.2. Vai trò của phụ nữ theo quan điểm chủ nghĩa MácLênin
Phân tích vai trò của người phụ nữ các nhà sáng lập ra chủ
nghĩa Mác-Lênin đã cho thấy được sự tiến bộ của nhân loại, mặt
khác cũng chứng minh rằng phụ nữ ngày càng mất dần địa vị, vai trò
của mình trong xã hội tư bản từ hai phương diện: Trong hoạt động
sản xuất và trong hôn nhân, gia đình dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
Thứ nhất, vai trò phụ nữ trong hoạt động sản xuất xã hội tư
bản chủ nghĩa
C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra một xu hướng chung
của giới chủ tư bản. Đó là tăng cường tuyển dụng lao động nữ và trẻ
em gái vào làm việc trong các nhà máy, công xưởng vì mục đích bản
chất của tư bản là lợi nhuận.
Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau, các hình thức bất bình
đẳng tuy có thay đổi nhưng bản chất thì không thay đổi. Dưới chế độ
tư hữu, phụ nữ phải chịu một nghịch lý là vai trò thì lớn nhưng vai trò
thấp hèn cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội, bị bóc lột, bị tha hóa. So
với giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn
chủ nghĩa tư bản độc quyền, địa vị, vai trò người phụ nữ vẫn không hề
thay đổi. Họ vẫn là công cụ lao động của giới tư bản mà thôi.
V.I.Lênin khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong sự
nghiệp cách mạng. Người cộng sản phải ý thức được vấn đề quyền lợi,
lợi ích và nhu cầu của giới nữ trong quá trình tuyên truyền cách mạng.
7



Con đường duy nhất để đi tới một sự giải phóng hoàn toàn đối với phụ
nữ là cách mạng vô sản và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, vai trò phụ nữ trong hôn nhân, gia đình dưới chế độ
tư bản chủ nghĩa
Người phụ nữ trong gia đình dưới chế độ tư hữu chỉ được xem
là phương tiện và công cụ sản xuất của gia đình. Vì vậy trong xã hội
tư bản chủ nghĩa chế độ một vợ một chồng chỉ riêng đối với người
phụ nữ chứ không phải đối với đàn ông.
Toàn bộ hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về phụ
nữ, giải phóng phụ nữ để phát huy vai trò của người phụ nữ trong xã
hội được xây dựng trên cơ sở của triết học mácxít. Đây là phương
pháp tiếp cận khoa học và cũng là cơ sở lý luận để hướng đến phát
triển vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay.
1.1.3. Vai trò của phụ nữ theo quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
1.1.3.1. Vai trò của phụ nữ theo quan điểm Chủ tịch Hồ Chí
Minh
Luận văn làm rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai
trò của phụ nữ thể hiện tập trung ở hai khía cạnh:
Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm phát huy tối đa vai
trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực: Từ lao động sản xuất đến quản lý,
lãnh đạo; từ giáo dục, văn hóa - đạo đức tới pháp luật.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với vấn đề vai trò
của người phụ nữ tiếp tục thể hiện tính hệ thống, biện chứng và toàn
diện. Người không chỉ xác định sự tiến bộ tự thân của phụ nữ mà sâu
xa hơn là từ thành tựu đạt được, phụ nữ phải tự giác và tích cực hơn
thể hiện thông qua vai trò quản lý, thể hiện bản chất và mục đích của
chế độ: “của dân, do dân và vì dân”.

8


Thứ hai, phụ nữ giữ vai trò là lực lượng tham gia hùng hậu
vào hoạt động sản xuất và chiến đấu.
Sự đóng góp của phụ nữ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá
ngang với nam giới trên mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất. Người
đánh giá cao tinh thần nghị lực của các mẹ, các chị, những người đã
hy sinh tình riêng, động viên các con tòng quân chiến đấu, còn bản
thân mình trở thành cơ sở trung kiên của cách mạng, một lòng trung
thành, che dấu bảo vệ cán bộ.
1.1.3.2. Vai trò của phụ nữ theo quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam
Luận văn phân tích, làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam trên cơ sở kế thừa quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong
quá trình cách mạng. Thông qua các Hiến pháp năm 1946 và những
Hiến pháp sửa đổi sau này 1959, 1980, 1992, 2013 đều khẳng định
phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới về mọi mặt chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội.
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối,
chính sách nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ khẳng định vị thế của mình.
Nhiều văn bản pháp luật như Luật Hôn nhân và Gia đình (1986),
Luật Hình sự (1986), Luật Lao động (2012), Luật Bình đẳng giới
(2006), Luật phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật phòng,
chống buôn bán phụ nữ, trẻ em (2011) đã được ban hành để bảo vệ
quyền lợi, hạnh phúc cho phụ nữ và nam giới. Ngoài ra còn nhiều chỉ
thị, nghị quyết khác của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhằm góp phần
vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ trên mọi phương diện. Đây là cơ sở
rất quan trọng để tăng cường và phát huy vai trò to lớn phụ nữ Việt

Nam hiện nay.
9


1.2. Đặc điểm, vai trò của phụ nữ Bến Tre
1.2.1. Đặc điểm của phụ nữ Bến Tre
Luận văn đã phân tích đặc điểm phụ nữ tỉnh Bến Tre không
nằm ngoài những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt
Nam. Đồng thời, trong giai đoạn hiện nay: Phụ nữ Bến Tre nhạy bén,
năng động, sáng tạo trong hoạt động kinh tế, phụ nữ góp phần tham
gia vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là trong các nhà máy, xí
nghiệp đang trên đà phát triển nhanh.
1.2.2. Vai trò của phụ nữ Bến Tre
Thứ nhất, vai trò của người phụ nữ trong đấu tranh cách mạng
giải phóng dân tộc
Trong suốt giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XIX cho đến cách
mạng tháng Tám năm 1945, phụ nữ Bến Tre luôn có mặt, kề vai sát
cánh cùng với các tầng lớp nhân dân trong những lúc thuận lợi cũng
như khó khăn. Vai trò to lớn của phụ nữ Bến Tre trong đánh giặc giữ
làng, giữ nước thể hiện xuất sắc trên cả ba mũi giáp công: Chính trị,
quân sự và binh vận.
Thứ hai, vai trò của người phụ nữ trong xây dựng và bảo vệ tổ
quốc
Thấm nhuấn lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “thi đua là yêu
nước, yêu nước thì phải thi đua” phụ nữ Bến Tre đã tham gia hoạt
động tích cực các phong trào.
Trên lĩnh vực kinh tế: Thông qua nhiều mô hình “Dân vận
khéo” đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nữ, góp phần nâng
cao đời sống cho phụ nữ.
Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội: Phụ nữ Bến Tre tích cực học

tập kiến thức, tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tham

10


gia đóng góp công sức, tiền của xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội,
quy hoạch phát triển nông thôn.
Tiểu kết chƣơng 1
Thông qua việc phân tích, làm rõ quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin về phụ nữ, vai trò của phụ nữ trong lịch sử. Học
thuyết Mác-Lênin chỉ rõ: Muốn giải phóng phụ nữ phải đấu tranh
xóa bỏ chế độ người áp bức bóc lột người, xây dựng chủ nghĩa xã
hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản xóa bỏ tận gốc nguồn gốc áp bức
phụ nữ và tạo những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội để đảm bảo
mọi quyền và lợi ích của phụ nữ.
Điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
muốn hướng tới là đảm bảo được cơ sở mang tính nền tảng cho
quyền bình đẳng về mọi mặt của phụ nữ, như là điều kiện cần thiết
để họ được giải phóng từ trong khuôn khổ gia đình để rồi có thể
vươn tới một sự giải phóng sâu rộng hơn trong phạm vi xã hội, đưa
phụ nữ thoát ra khỏi mọi công việc vụn vặt trong gia đình, thực sự
bình đẳng với nam giới về mọi phương diện, vươn lên khẳng định
vai trò, vị thế của mình trong xã hội hiện nay.
Là lực lượng quan trọng của đất nước nói chung, tỉnh Bến
Tre nói riêng. Đặc điểm phụ nữ tỉnh Bến Tre không nằm ngoài
những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nổi
bật vẫn là truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang,
thủy chung của người phụ nữ Việt Nam gắn liền với lịch sử hình
thành và phát triển tỉnh Bến Tre. Phụ nữ tỉnh nhà đã có những đóng
góp to lớn trong đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước,

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, cần
nhận diện các vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò của phụ nữ
tỉnh Bến Tre. Từ đó, đề ra phương hướng, giải pháp để góp phần
phát huy vai trò phụ nữ tỉnh nhà.
11


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
PHỤ NỮ TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Một số nhân tố tác động đến việc phát huy vai trò của phụ
nữ tỉnh Bến Tre giai đoạn hiện nay
2.1.1. Nhân tố khách quan
Luận văn phân tích những nhân tố khách quan tác động đến
việc phát huy vai trò của phụ nữ tỉnh Bến Tre giai đoạn hiện nay
như: Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội.
+ Điều kiện tự nhiên
Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu
Long, được hợp thành bởi ba cù lao lớn: An Hóa, Bảo và Minh do
phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm
Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ. Lịch sử hình thành và
phát triển vùng cù lao bốn bề sông nước Bến Tre không thể tách rời
hai yếu tố quan trọng: Đó là đất đai hay nói rộng ra là tự nhiên và
con người với tư cách là chủ thể chiếm lĩnh và sáng tạo ở ngay môi
trường tự nhiên ấy trong đó có vai trò phụ nữ.
+ Đặc điểm kinh tế - xã hội
Diện tích đất nông nghiệp chiếm 70% cùng với 65 km chiều
dài bờ biển thuận lợi cho Bến Tre phát triển kinh tế vườn, đánh bắt,
nuôi trồng thủy sản và phát triển diêm nghiệp. Đặc biệt, Bến Tre, xứ

sở dừa Việt Nam, nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước ước
khoảng 55,9 nghìn ha. Cây dừa đã góp phần to lớn vào sự phát triển
kinh tế của tỉnh. Có thể nói là cây xóa đói, giảm nghèo, giải quyết
việc làm cho hàng ngàn lao động nữ, giúp nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống, đồng thời góp một phần đáng kể vào ngân sách
địa phương.
12


Bến Tre từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, muốn phát huy
vai trò của người phụ nữ Bến Tre có hiệu quả, trước hết phải chú
trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của người phụ nữ.
2.1.2. Nhân tố chủ quan
Luận văn phân tích những nhân tố chủ quan tác động đến việc
phát huy vai trò của phụ nữ tỉnh Bến Tre giai đoạn hiện nay:
Thứ nhất, cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, định kiến về giới đến nay vẫn còn tồn tại trong gia
đình và xã hội kể cả ở một số cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của
địa phương.
Thứ ba, sự thiếu ý chí phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ
nhận thức về mọi mặt, thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất
đạo đức của chính người phụ nữ.
2.2. Thực trạng, quan điểm và một số vấn đề đặt ra đối với
việc phát huy vai trò phụ nữ tỉnh Bến Tre giai đoạn hiện nay
2.2.1. Thực trạng phát huy vai trò phụ nữ tỉnh Bến Tre thời
gian qua
Hiện nay, phụ nữ Bến Tre chiếm trên 48% lực lượng lao động
của tỉnh. Phụ nữ Bến Tre đã tiếp tục có những đóng góp tích cực,

hiệu quả vào thành tựu phát triển kinh tế của tỉnh nhà, tham gia hầu
hết các lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, khoa
học công nghệ, văn hóa xã hội, chính trị, quốc phòng an ninh.
Những thành tựu trong việc phát huy vai trò của phụ nữ trong
thời gian qua ở tỉnh Bến Tre đạt được là do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Song, theo tác giả có những nguyên nhân cơ bản sau:

13


Thứ nhất, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời
của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre, các cấp ủy, sự phối hợp nhịp
nhàng của các ban ngành đoàn thể các cấp của tỉnh trong việc cụ thể
hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác
phụ nữ, bình đẳng giới.
Thứ hai, thừa hưởng được những giá trị truyền thống, phẩm
chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Bến Tre cần cù, thông minh, sáng
tạo trong lao động sản xuất, truyền thống yêu nước, tinh thần quật
cường chống ngoại xâm là những giá trị văn hóa, tinh thần vô giá
được giữ gìn và phát huy qua các thời kỳ lịch sử, đáp ứng yêu cầu
của thời kỳ CNH, HĐH.
Thứ ba, phụ nữ Bến Tre nhận thức được vị trí, vai trò của
mình trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh nhà, phụ nữ Bến Tre
không ngừng phấn đấu vươn lên khẳng định mình trong gia đình và
xã hội.
Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, việc phát huy vai
trò của phụ nữ trong thời gian qua ở tỉnh Bến Tre còn bộc lộ nhiều
hạn chế: Do đa phần phụ nữ tỉnh Bến Tre sinh sống ở nông thôn tuy
có bước phát triển về chất, trình độ học vấn, chuyên môn nhưng so
với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra chưa đáp ứng yêu cầu. Trong xã hội,

nhất là giới trẻ đang có xu hướng sống thực dụng, có quan niệm lệch
lạc trong hôn nhân, tình yêu. Những cuộc hôn nhân theo hình thức
thương mại hóa này đã dẫn đến nhiều hệ lụy đau lòng cho phụ nữ,
ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, thậm chí thiệt hại tính mạng.
Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ những
nguyên nhân sau đây:

14


Thứ nhất, do điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển cao và
nhận thức của một bộ phận xã hội về vị trí, vai trò của phụ nữ còn
phiến diện là một trong những rào cản kìm hãm sự phát triển vai trò
của phụ nữ ở Bến Tre.
Thứ hai, cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu ở một số cơ
quan, ban ngành chưa có chiến lược hợp lý qui hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực nữ. Việc xây dựng và kiên trì thực
hiện các mô hình “Dân vận khéo”, “5 không 3 sạch” gắn với phong
trào thi đua “Đồng Khởi mới” chưa nhiều và nhân rộng chậm.
Thứ ba, việc thực hiện tham mưu, đề xuất chính sách và giám
sát, phản biện xã hội đối với cấp huyện và cơ sở còn khó khăn, lúng
túng. Vai trò đại diện của các cấp Hội trong bảo vệ quyền, lợi ích
chính đáng hợp pháp của phụ nữ, trẻ em chưa phát huy đầy đủ.
2.2.2. Quan điểm phát huy vai trò phụ nữ tỉnh Bến Tre giai
đoạn hiện nay
Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Bến Tre lần thứ IX, nhiệm kỳ
2016 - 2021 với tinh thần Đoàn kết - Năng động - Đổi mới - Phát
triển. Rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam
“Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với việc học tập, làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm

theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kế hoạch số:
4191/KH-UBND ngày 16/8/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về “Xây
dựng con người Bến Tre phát triển toàn diện trong giai đoạn mới”.
2.2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò phụ
nữ tỉnh Bến Tre hiện nay
Việc phát huy vai trò phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay, đặt ra
hàng loạt câu hỏi cần phải giải quyết:
15


Một là, trình độ tay nghề, tỷ lệ qua đào tạo của lao động nữ của
tỉnh còn thấp hơn so với nam giới, tình trạng sản xuất manh mún, chủ
yếu vẫn là kinh tế hộ, hạn chế khả năng liên kết, kết nối theo chuỗi giá
trị sản xuất hàng hóa lớn dẫn đến khó kiểm soát sản xuất sạch, an toàn.
Hai là, công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức, vai
trò người phụ nữ trong gia đình và xã hội còn mang tính hình thức,
dàn trải, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Ba là, nhận thức về luật pháp, vai trò, chức năng giáo dục của
gia đình còn hạn chế. Bất bình đẳng trong gia đình, phân biệt đối xử
với phụ nữ, trẻ em vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức (mất cân
bằng giới tính khi sinh, bạo lực, xâm hại trẻ em nhất là xâm hại tình
dục). Các vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ nữ, trẻ em (tỉ lệ phụ nữ
mắc bệnh phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tỉ lệ
mang thai tuổi vị thành niên, nạo phá thai cao; tình trạng tảo hôn, tỉ
lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao).
Bốn là, công tác cán bộ nữ còn rất khiêm tốn, tỉ lệ cán bộ nữ
tham gia lãnh đạo, quản lý chưa tương xứng. Chưa có phương thức
phù hợp để thu hút, tập hợp một số đối tượng phụ nữ vào tổ chức Hội.
Thành lập nhiều mô hình nhưng một số mô hình chất lượng còn thấp.
Năm là, tư tưởng các tầng lớp phụ nữ chưa an tâm trước giá cả

hàng nông sản không ổn định, một số mặt hàng chủ lực của tỉnh
(dừa, cá, heo) giảm mạnh, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch
bệnh trên người và vật nuôi. Trình trạng một số thực phẩm không rõ
nguồn gốc được bày bán trên thị trường chưa được quản lý chặt chẽ.
Sáu là, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, ảnh
hưởng sức khỏe của phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ thiếu kiến thức và kỹ
năng về giới trong bảo vệ môi trường, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích
ứng với biến đổi khí hậu. Tình hình tội phạm liên quan đến phụ nữ,
16


trẻ em, bạo lực gia đình ngày càng phức tạp; tình trạng suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận phụ nữ.
2.3. Phƣơng hƣớng và giải pháp phát huy vai trò phụ nữ tỉnh
Bến Tre giai đoạn hiện nay
2.3.1. Phương hướng phát huy vai trò phụ nữ tỉnh Bến Tre
giai đoạn hiện nay
Nhiệm vụ 1. Tuyên truyền, vận động phụ nữ phát huy truyền thống
“ Đội quân tóc dài”, xây dựng gia đình hạnh phúc
- Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tăng cường hoạt
động tuyên truyền miệng tại chi, tổ Hội.
-Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát huy truyền thống “Đội quân
tóc dài”.
- Vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc bền
vững.
Nhiệm vụ 2. Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, bảo vệ
môi trường
- Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, thoát nghèo
bền vững.
-Tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường,

thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nhiệm vụ 3. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện giám sát, phản biện xã hội
- Nâng cao chất lượng hoạt động Hội cơ sở, tăng cường đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách Hội từ tỉnh đến cơ sở.
-Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện
giám sát và phản biện xã hội đối ngoại nhân dân và hợp tác quốc tế.
2.3.2. Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò phụ nữ Bến
Tre giai đoạn hiện nay
17


Thứ nhất, đổi mới công tác tuyên truyền, vận động
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động để phụ nữ thực hiện
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về dạy nghề, khởi nghiệp, phát triển kinh doanh, hợp tác xã kiểu mới,
giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Đặc biệt là với tỉnh Bến Tre cần
quan tâm thêm vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn, chủ động trữ nước
đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô.
Thứ hai, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và nhân
rộng các mô hình hoạt động hiệu quả
Cùng với cả nước, tỉnh Bến Tre đang tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa với những đặc điểm riêng của mình. Vận dụng quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất, góp phần quan trọng làm cho kinh tế phát triển tương đối
toàn diện.
Bên cạnh đó việc phát triển nghề và làng nghề truyền thống ở
nông thôn Bến Tre góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông
nhàn, lao động thời vụ ở nông thôn, góp phần thực hiện chương trình
xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Ngoài ra tỉnh cần có kế hoạch hướng

nghiệp, đào tạo cho lao động nữ tham gia xuất khẩu lao động, có
kiến thức nhất định về ngôn ngữ, văn hóa, ý thức chấp hành pháp
luật của nước sẽ đến lao động. Có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo
nghề cho lao động nghèo và tín dụng cho người tham gia xuất khẩu
lao động.
Thứ ba, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất ngang tầm
nhiệm vụ, có kỹ năng vận động quần chúng, kỹ năng công tác xã hội,
sâu sát cơ sở, có phương pháp làm việc khoa học và tư duy đổi mới.
Phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu của cán bộ Hội là đảng
18


viên, là người đứng đầu; cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo
đức, lối sống; không suy thoái, không “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”. Một số phương thức hoạt động chủ yếu hiện nay là:
Theo chiều dọc là sự phối hợp nhịp nhàng thông suốt từ Trung
ương xuống cơ sở và ngược lại từ cơ sở lên Trung ương trên cơ sở
lấy phụ nữ làm trung tâm.
Theo chiều ngang là sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền,
các ban ngành đoàn thể liên quan để xây dựng kế hoạch, tổ chức thực
hiện các hoạt động nhằm giáo dục, chăm lo, đảm bảo quyền, lợi ích
chính đáng của phụ nữ.
Thứ tƣ, mở rộng các hoạt động liên kết, phối hợp
Nâng cao nhận thức, kỹ năng làm việc và cộng đồng của cán
bộ Hội các cấp với phương châm “Tỉnh nắm tới xã; huyện nắm tới
ấp, khu phố; xã nắm tới hộ hội viên, phụ nữ”. Kiên trì phương châm
“Ở đâu có phụ nữ, ở đó có tổ chức Hội”.
Tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh thực hiện khâu đột phá
nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham

mưu đề xuất chính sách góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân cho
các nhóm phụ nữ (phụ nữ nông thôn, phụ nữ di cư lao động và một số
nhóm phụ nữ khuyết tật, phụ nữ đơn thân nghèo, phụ nữ cao tuổi).
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tuyên truyền nâng cao
nhận thức và định hướng vai trò cho chị em phụ nữ trước khi xuất
cảnh đặc biệt là lao động nữ, phụ nữ kết hôn và di trú ở nước ngoài.
Thứ năm, phát huy vai trò làm chủ của hội viên, phụ nữ và
tuyên truyền, nhân rộng điển hình
Phụ nữ Bến Tre chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, bên cạnh
trang bị kiến thức để họ trở thành những phụ nữ nông dân của nền
nông nghiệp hiện đại, có khả năng tiếp cận thị trường, ứng dụng
19


nhanh tiến độ khoa học - kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng cây
trồng, vật nuôi vừa đảm bảo an toàn lương thực và bảo vệ môi
trường sinh thái, cần chú ý đào tạo chuyên môn cho phụ nữ để phát
triển các ngành, nghề truyền thống, lĩnh vực mà phụ nữ có nhiều
phẩm chất thuận lợi hơn nam giới trong sản xuất ở lĩnh vực này.
2.4. Một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò phụ nữ Bến Tre giai
đoạn hiện nay
Từ những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong phát
huy vai trò của phụ nữ tỉnh Bến Tre, để giúp phụ nữ tỉnh nhà phát
huy hơn nữa vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Tác giả luận văn có đề xuất một vài kiến nghị sau:
Một là, Bến Tre cần có những công trình nghiên cứu ở phạm
vi sâu hơn về nhiều vấn đề vai trò của các tầng lớp phụ nữ ở Bến Tre
với hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hai là, các cấp lãnh đạo Bến Tre cần chú trọng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ qua hoạt động thực tiễn.

Ba là, bản thân phụ nữ tỉnh Bến Tre nói chung và đội ngũ cán
bộ nói riêng phải ý thức được trách nhiệm và quyền bình đẳng của
mình, tự phấn đấu học tập, nâng cao năng lực. Đây là điều kiện có
tính thuyết phục nhất làm thay đổi cách nhìn nhận và dần xóa bỏ
khoảng cách giới, phát huy vai trò phụ nữ tỉnh Bến Tre nói riêng,
trong toàn xã hội nói chung.
Tiểu kết chƣơng 2
Tóm lại, phụ nữ tỉnh Bến Tre đã có những đóng góp to lớn
trong đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng việc phát huy vai trò của phụ nữ ở tỉnh Bến Tre thời gian qua,
20


đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công, hạn
chế. Từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp để phát huy vai
trò phụ nữ Bến Tre ngày càng tích cực và hiệu quả hơn.
Những giải pháp cơ bản nêu trên nhằm phát huy hiệu quả tốt
nhất vai trò của phụ nữ tỉnh nhà. Song đó, chỉ là những giải pháp cơ
bản nhất, trong công tác mang tính đặc thù của phụ nữ tỉnh Bến Tre
còn nhiều vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cần có những giải pháp cụ thể,
linh hoạt để tháo gỡ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, dù giải pháp cơ bản
hay cụ thể, chiến lược hay tình thế muốn xây dựng, sử dụng và khai
thác có hiệu quả, phát huy vai trò nguồn lực nữ giới phải thực hiện
đồng bộ các giải pháp.
Phụ nữ tỉnh Bến Tre nói chung luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng, phát huy truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của các thế hệ
phụ nữ đi trước, hưởng ứng thực hiện có hiệu quả các cuộc phát
động của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các cấp Hội bằng những việc

làm thiết thực, hiệu quả, thực sự là cầu nối giữa Đảng với nhân dân,
không ngừng hăng hái thi đua lao động sản xuất, tích cực học tập,
phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao ngày càng khẳng
định vai trò, vị thế của mình trong xã hội xứng đáng với tám chữ
vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng cho phụ nữ Việt
Nam“Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

21


KẾT LUẬN
Qua những năm tháng chiến tranh, đau thương và mất mát Bến
Tre hôm nay đã đạt được những thành tựu to lớn về tất cả các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, mở rộng hợp tác, giao lưu kinh tế trong khu vực
và cả nước, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên góp
phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phụ nữ vươn lên học tập, nâng
cao trình độ và khẳng định mình trong xã hội.
Phụ nữ Bến Tre tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh
thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, hưởng ứng và thực hiện phong
trào thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
đóng góp tích cực trong xây dựng đất nước, quê hương, vì sự tiến bộ
của phụ nữ và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng
lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Có thể nhận thấy rằng, đề tài “Vận dụng quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về vai trò của phụ nữ ở tỉnh Bến Tre giai đoạn hiện
nay” không chỉ giúp phát huy vai trò phụ nữ tỉnh Bến Tre nói riêng
mà còn đóng góp cho việc phát huy vai trò phụ nữ Việt Nam. Những
đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn góp phần làm cơ sở lý
luận để địa phương tham khảo trong việc xây dựng, hoạch định các

chủ trương, chính sách cụ thể góp phần thúc đẩy phát huy vai trò phụ
nữ ở tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay. Luận văn có thể được
dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề
liên quan đến phụ nữ và gia đình ở các trường Chính trị của tỉnh và
các trường đại học, cao đẳng, cung cấp tư liệu cho các cán bộ lãnh
đạo, quản lý của tỉnh và cán bộ làm công tác liên quan đến chiến
lược vì sự tiến bộ phụ nữ ở tỉnh Bến Tre.

22



×