Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Một số cải tiến cho quy trình nuôi tôm sú thương phẩm trên ruộng cấy lúa chuyển đổi thành đầm nuôi ở vùng ven biển xã Thái Đô, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.63 KB, 36 trang )

GVHD: TS. Hoµng NguyÔn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DO: Hàm lượng oxi hoà tan
PHCGT: Phân hữu cơ gây tảo
HTXNN: Hợp tác xã nông nghiệp
DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 1: Các yếu tố thuỷ lý hoá khác
Bảng 2: So sánh kết quả nuôi trồng thuỷ sản với trồng lúa sau khi chuyển đổi
Bảng 3: Tổng kết kết quả nuôi tôm Sú năm 2005 - 2006
Bảng 4: Tổng kết sản lượng nuôi gối hai vụ năm 2005 - 2006
Bảng 5: Các yếu tố môi trường ao nuôi phù hợp cho thả giống
Bảng 6: Công thức kết hợp phân bón đã dùng
Bảng 7: Công thức bón vôi phù hợp với độ pH của đất
DANH MỤC SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Sơ đồ 1: Nguồn chất lắng tụ
Sơ đồ 2: Cơ chế suy thoái chất lượng nước trong ao nuôi
Sơ đồ 3: Hệ thống ao lắng lọc
Sơ đồ 4: Mô hình ao nuôi kinh tế
Sơ đồ 5: Hiệu quả kinh tế
Sơ đồ 6: Chuyển hoá các chất nhờ vi sinh vật
Sơ đồ 7: Mô hình ao nuôi sinh thái
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1
Ảnh 2
Ảnh 3
Ảnh 4

NguyÔn ThÞ Cóc – K30A

1



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã Thái Đô (Thái Thụy, Thái Bình) là một xã ven biển, ở đây các đồng
lúa là kết quả của việc quai đê, lấn biển và thau chua rửa mặn. Vì thế năng
suất lúa bấp bênh, thu nhập từ trồng lúa ít ổn định, đời sống của những người
nông dân nơi đây cũng không cao hơn diện đói nghèo là bao.
Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm Sú phát triển ở các tỉnh ven
biển miền Bắc, trong đó có tỉnh Thái Bình theo mô hình chuyển đổi các đồng
lúa ven biển thành đầm nuôi tôm Sú và thuỷ hải sản. Việc chuyển đổi này đã
đem lại thu nhập cao và ổn định, nhiều hộ trở nên giàu có nhờ nuôi tôm Sú.
Chính quyền và hội khuyến nông, khuyến ngư, của xã Thái Đô được sự
tập huấn nuôi chuyển giao qua huyện đã vận động bà con chuyển đổi nuôi
tôm Sú thương phẩm trên các ruộng cấy lúa. Năng suất tôm nuôi vụ đầu cao,
làm tăng thu nhập cho những người chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm.
Nhưng phần lớn cách làm là: mạnh ai người ấy làm, làm theo phong trào,
thiếu đầu tư kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm tổng kết thực tiễn... mà năng suất các
đầm tôm chuyển đổi sút giảm thậm chí có những hộ không trả được nợ vay
vốn ngân hàng.
Để góp phần giữ vững và phát triển các đầm nuôi tôm chuyển đổi này ở
xã Thái Đô (Thái Thụy, Thái Bình). Chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Một số cải
tiến cho quy trình nuôi tôm Sú thương phẩm trên ruộng cấy lúa chuyển
đổi thành đầm nuôi ở vùng ven biển xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình”.


2. Mục đích của đề tài
+ Đánh giá quy trình nuôi tôm Sú hiện tại ở các ruộng lúa chuyển đổi
thành đầm nuôi ở xã Thái Đô qua các khâu: ao nuôi, chất lượng nước nuôi,
con giống và mật độ thả, thức ăn, sục khí, dịch bệnh, thu hoạch.

+ Tìm ra nguyên nhân làm giảm sút năng suất tôm nuôi, từ đó rút ra các
giải pháp cải tiến cho quy trình nuôi tôm Sú thương phẩm, nhằm giữ vững và
phát triển nghề nuôi tôm hiện có của xã Thái Đô.
3. Ý nghĩa của đề tài
+ Những giải pháp cải tiến cho quy trình nuôi tôm hiện có ở xã Thái Đô
sẽ góp phần giữ vững và phát triển nghề này của địa phương làm cho nghề
nuôi tôm tồn tại, giúp cho bà con làm giàu được từ con tôm thương phẩm.
+ Có thể chuyển giao quy trình cải tiến này cho các vùng nuôi tôm khác
của huyện Thái Thụy hoặc của các vùng khác đang thực hiện mục đích
chuyển đổi ruộng lúa ven biển thành đầm nuôi tôm Sú hoặc nuôi các đối
tượng thuỷ hải sản khác.
4. Điểm mới của đề tài
+ Các đề tài trước nghiên cứu ở vùng chuyển đổi lần một và các phương
pháp cải tiến cho quy trình nuôi còn chung chung, nay đề tài này nghiên cứu
cải tiến cho vùng chuyển đổi lần hai và các biện pháp cải tiến cụ thể cho một
số khâu trong quy trình nuôi tôm.


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Đặc điểm của Tôm Sú (Penaeus monodon)
1.1. Đặc điểm phân loại - phân bố
1.1.1. Hệ thống phân loại
Ngành: Chân khớp - Arthropoda.
Lớp: Giáp xác - Crustacea.
Bộ: Mười chân - Decapoda.
Họ: Tôm He - Penaeidea.
Giống: Penaeus.
Loài: Tôm Sú - P.monodon.
1.1.2. Đặc điểm phân bố
Trên thế giới tôm Sú (P.monodon) phân bố chủ yếu ở vùng Ấn Độ

Dương, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam trước kia phân bố chủ yếu ở các tỉnh
từ Quảng Bình đến Vũng Tàu. Ở Miền Nam hầu như không gặp trừ vùng biển
Kiên Giang. Hiện nay ngành nuôi tôm Sú phát triển phổ biến ở các tỉnh ven
biển nước ta.
1.2. Đặc điểm sinh học chủ yếu của tôm Sú từ thời kỳ ấu niên đến thiếu
niên
1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng
Trong thực tế sản xuất nuôi tôm Sú, ương giống P10 có chiều dài thân
0,9 - 1,1 cm, sau 7 - 10 ngày đạt cỡ từ 1 - 2 cm, sau 15 - 20 ngày đạt cỡ 3 - 5
cm, sau 25 - 30 ngày đạt cỡ 4 - 6 cm. Sau 4 tháng nuôi đa số tôm đạt kích cỡ
thương phẩm 30 - 40 con/kg. Ở những ao nuôi điều kiện tốt (độ mặn thấp từ
10 - 20 0 00 ) tăng trưởng nhanh sau 2,5 - 3 tháng có thể thu hoạch tôm thương
phẩm cỡ 30 - 40 con/kg.


1.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng
Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành tôm Sú, thể hiện tính ăn của loài: ăn
tạp, thiên về thức ăn động vật chủ yếu là giáp xác (Crustacea), thân mềm,
giun nhiều tơ (Polychaeta), cá nhỏ, một số rong tảo, mùn bã hữu cơ, xác động
thực vật chết. Trong quá trình nuôi tôm thương phẩm hiện nay chủ yếu sử
dụng thức ăn công nghiệp cho tôm.
1.2.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm

- Nhiệt độ:
0

Nhiệt độ thích hợp nhất cho tôm Sú từ 25 - 30 C. Ngoài giới hạn
trên tôm có thể giảm ăn, hoặc bỏ ăn dẫn đến tăng trưởng chậm, dễ mắc bệnh,
0


0

thậm chí chết ở ngưỡng < 12 C và > 37,5 C.
- Độ mặn:
Tôm Sú có khả năng thích nghi rộng với độ mặn (5 - 35
mặn thích hợp nhất để tôm phát triển tốt là từ 10 - 20

0

00

0

00

), độ

. Ngoài giới hạn

trên độ mặn < 10 ‰ tôm nuôi dễ mắc bệnh mềm vỏ và một số bệnh khác,
độ mặn > 25

0

00

tôm tăng trưởng chậm khó lột vỏ.

- Độ kiềm và độ pH:
+ Độ kiềm giữ vai trò làm hệ đệm giúp giữ cho pH được ổn định và

duy trì tốt cho sự phát triển của các sinh vật phù du và kể cả tôm. Độ kiềm
thích hợp cho tôm Sú từ 80 - 120 mg CaCO3/lit.
+ Độ pH thích hợp cho tôm Sú là 7,5 - 8,5.
- Độ trong:
Độ trong biểu hiện sự phát triển của sinh vật phù du. Trong ao nuôi
sinh vật phù du phát triển bình thường và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho đời sống của tôm. Độ trong thích hợp đối với ao nuôi tôm là 30 - 40 cm.


Bảng1: Các yếu tố thủy lý hoá khác
Chỉ tiêu môi trường

Giới hạn tốt nhất

Mức độ chịu đựng

Oxy hoà tan

5 - 7 ppm

Không nhỏ hơn 4 ppm

H2S

< 0,03 ppm

Độc khi pH thấp

NH3


< 0,1 ppm

Độc khi pH cao

( Http: www. ninhthuanpt.com.vn/chuyenmuc/thuysan/tom)
2. Sơ lƣợc về sự phát triển của nghề tôm Sú ở Việt Nam và thế giới
Nghề nuôi tôm Sú xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ và đã có lịch sử phát triển
lâu dài. Người dân chài Ấn Độ đã dùng các giống loài giáp xác, sử dụng các
phương tiện truyền thống và kinh nghiệm bản địa khôn khéo trong nuôi tôm
để cải thiện điều kiện sống của họ.
Theo cách nuôi truyền thống thì các ấu thể và hậu ấu thể này xuất hiện tự
nhiên, được bẫy và nhốt trong vùng có nước triều để chúng lớn thêm trong
những giai đoạn ngắn trước khi bắt để lấy con giống. Những ao này được xây
dựng trong khu nước lợ ven biển thích hợp là nơi có đất triều tốt và cung cấp
con giống dồi dào.
Nuôi trồng thuỷ sản nói chung đã có nhiều thay đổi trong những năm
1960 - 1970 khi quy trình công nghệ đã được ứng dụng nhiều vào ngành này.
Nhiều vùng đất và vùng ngập mặn đã biến thành ruộng nuôi tôm theo quy mô
công nghiệp, nhiều công ty đa quốc gia đã đầu tư lớn với nhiều tỉ đô la vào
ngành này, ở Ấn Độ sự bùng nổ thật sự của ngành này bước sang thập kỷ 80.
Trong nghề nuôi tôm hiện tại người ta đã sử dụng rộng rãi các hệ thống
bán thâm canh và quảng canh cải tiến nước mặn từ trong đầm phá và vừa
được sử dụng nhiều để nuôi tôm suốt dọc ven biển.


Ở Việt Nam nghề nuôi tôm cũng phát triển mạnh mẽ trong những năm
gần đây. Nông dân bắt đầu đổ xô vào nuôi tôm vì họ có thể kiếm được những
khoản thu nhập cao chỉ trong vòng 1 hoặc 2 năm. Việt Nam có tiềm năng rất
lớn vì có bờ biển dài 3260 km, có thể đem lại nhiều lợi nhuận góp phần rất
lớn vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên do chỉ nuôi theo kinh

nghiệm truyền thống là chủ yếu, cùng với sự hiểu biết về các virus gây bệnh
tôm còn hạn chế, bệnh tôm lây lan nhanh đã gây ảnh hưởng nặng nề cho nghề
nuôi tôm và ảnh hưởng đến năng suất của nghề nuôi trồng thuỷ sản.


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU - THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM
1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quy trình nuôi tôm Sú của xã Thái Đô.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu thực địa
2.1.1. Phương pháp trực tiếp
Đến các đầm nuôi tôm để tìm hiểu về hệ thống cấp thoát nước; quy trình
nuôi tôm hiện tại ở xã Thái Đô.
2.1.2. Phương pháp gián tiếp
- Tiến hành điều tra qua việc phỏng vấn các hộ dân nuôi tôm của địa
phương.
- Thu thập số liệu của hợp tác xã nông nghiệp toàn xã Thái Đô, huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình.
2.2. Xử lý số liệu
Phân tích số liệu điều tra, quản lý xử lý số liệu theo phương pháp thống
kê thông thường trên phần mềm Excel.
3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6/2006 đến 4/2008.
4. Địa điểm nghiên cứu
Xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Sơ lƣợc điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Thái Đô

1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
0

0

Xã Thái Đô nằm ở khoảng 20 20′ vĩ độ Bắc và 106 30′ độ kinh
Đông, nằm về phía Đông Nam huyện Thái Thụy với tổng diện tích tự
nhiên là
2

1.164.95 ha. Mật độ dân số khoảng 500 người/km .
- Phía Bắc giáp xã Thái Thượng.
- Phía Nam giáp xã Đông Hải huyện Tiền Hải.
- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
- Phía Tây giáp xã Mỹ Lộc, Thái Hoà.
Xã Thái Đô có vị trí khá thuận lợi nằm giáp biển và nằm cách trung tâm
huyện 10 km cùng hệ thống giao thông thuỷ bộ khá phát triển, tạo điều kiện
cho Thái Đô trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như trong việc
tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ, thu hút vốn đầu tư cho các doanh
nghiệp trong và ngoài tỉnh.
1.1.2. Địa hình địa mạo
Xã Thái Đô mang nét đặc trưng của vùng châu thổ sông Hồng, được bồi
đắp bởi hai con sông lớn: sông Thái Bình và sông Trà Lý tạo cho địa hình của
xã khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% thấp dần từ khu dân cư ra sông.
Địa hình của xã Thái Đô nhìn chung bằng phẳng dốc dần từ Bắc xuống Đông
Nam.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, song với đặc thù là một xã
gần biển nên nơi đây ngoài khí hậu lục địa còn mang đặc trưng của khí hậu



duyên hải được điều hoà với biển cả (mùa đông thường ấm hơn, mùa hè
thường mát hơn so với khu vực nằm sâu trong lục địa).
0

+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 23 - 24 C, nhiệt độ cao
0

0

0

nhất là 39 C vào các tháng VI, VII, VIII. Nhiệt độ thấp nhất từ 5 C đến 9 C
vào tháng I và tháng II. Biên độ nhiệt dao động giữa ngày và đêm khoảng 8 0

0

10 C, giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15 - 20 C.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hằng năm tương đối lớn khoảng
1788 mm, lượng mưa cao nhất 1860 mm vào các tháng IV, V và tháng VII,
VIII, lượng mưa thấp nhất là 1716 mm vào tháng XI và tháng XII số ngày
mưa khoảng 150 ngày/năm, phân bố không đồng đều trong năm và được chia
thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
+ Chế độ gió: Mùa hè hướng gió thịnh là gió Đông Nam mang theo
không khí ẩm, tốc độ gió trung bình là 2 - 5 m/s, thời gian này thường hay có
bão xuất hiện từ tháng VI đến tháng X, nhiều nhất là tháng VIII (32,5%),
tháng IX(25%) và tháng VII (22,5%). Mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, có năm
tới 6 cơn bão, cấp gió trung bình từ cấp 8 đến cấp 11.
Nhìn chung thời tiết khí hậu của xã Thái Đô khá thuận lợi cho sản xuất

nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng. Tuy nhiên do sự phân hoá của thời tiết
theo mùa cùng những hiện tượng thời tiết như bão, giông, gió mùa đông bắc
khô hanh... gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người dân.
1.1.4. Thuỷ văn
Là xã nằm sát biển, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Thái Đô có hệ
thống sông hồ tương đối lớn, sông ngòi, kênh mương tương đối hoàn thiện, có
sông Trà Lý dài khoảng 3 km và hàng chục km kênh mương nội đồng có khả
năng tưới tiêu tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung hệ thông sông, kênh mương của xã có nguồn nước dồi dào
thuận lợi cho việc thau chua rửa mặn, phát triển các loại cây trồng.


1.2. Điều kiện kinh tế
Là một xã được tách từ hai xã Thái Hoà và Mỹ Lộc từ năm 1976, do đó
Thái Đô mới có hơn 30 năm hình thành và phát triển. Lúc đầu nhân dân chủ
yếu cấy lúa, trồng cói, trồng đay, làm muối. Trong mấy năm gần đây nền
nông nghiệp của xã đã có sự chuyển biến rõ rệt đặc biệt là ngành Thuỷ sản.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 8 - 9% giai đoạn 1999
- 2004. Năm 2005 bình quân giá trị sản xuất trên đầu người đạt 6,61
triệu/năm.
- Cơ cấu GDP:
+ Ngành nông nghiệp 15,98%.
+ Ngành thuỷ sản 72,24%.
+ Ngành thương mại dịch vụ 17,78%.
Nhìn chung cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch: Ngành Thuỷ sản và
thương mại tăng, cơ cấu các ngành phát triển theo hướng tích cực.
2. Đánh giá kết quả nuôi trồng thuỷ sản qua các năm 2004, 2005, 2006
Vùng ven biển xã Thái Đô được sự bồi tụ phù sa bởi sông Hồng và sông
2-


Thái Bình và giáp biển nên có nồng độ muối cao, hàm lượng SO3 nhiều do
đó vừa mặn hoá vừa phèn hoá. Trồng lúa năng suất thấp lại phải phụ thuộc
vào việc thau chua rửa mặn với chi phí cao. Đến cuối năm 2001 xã Thái Đô
đã chuyển đổi diện tích trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản lần một và tiếp tục
đến năm 2003 xã được Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phê duyệt
quyết định 5336 ngày 31/1/2003, được sự nhất trí của tỉnh và huyện chuyển
đổi tiếp giai đoạn hai. Diện tích vùng chuyển đổi lần hai là 275 ha, nâng tổng
diện tích đầm ao nuôi lên 513,3 ha.
- Kết quả thu hoạch năm 2004 vùng chuyển đổi lần hai:
+ Năng suất trung bình đạt 540 kg/ha.
+ Tổng thu toàn vùng 148,5 tấn.


+ Giá trị thu 65000 đồng/kg.
+ Tổng giá trị thu nhập 9.652.500.000 đồng.
+ Chi phí sản xuất 55% tổng giá trị thu nhập gồm: thức ăn, giống,
thuốc xử lý môi trường ao nuôi...
+ Như vậy thu lãi cho toàn vùng dự án 4.345.000.000 đồng.
- Sau khi thu hoạch tôm Sú vụ xuân hè ngư dân tiếp tục thả vụ hai gồm
các loại như cua xanh, rô phi đơn tính, tôm rảo và tận dụng thu tôm cá tự
nhiên. Kết quả thu hoạch như sau:
+ Ước tính vụ hai tổng thu đạt 9.000.000 đồng/ha.
+ Tổng thu toàn vùng đạt 2.475.000.000 đồng.
+ Chi phí vụ hai là 50% tổng thu toàn vùng.
+ Còn lại 1.237.500.000 đồng.
Tổng thu cả năm 2004 (hai vụ) là 5.582.500.000 đồng.
- So sánh với lúa khi chưa chuyển đổi.
+ Năng suất đạt 200 kg/sào/năm.
+ Giá trị 2000 đồng/kg.
+ Chi phí 70% = 280.000 đồng/sào/năm.

+ Lãi thu được là 120.000 đồng/sào/năm.
+ Thu lãi trên 1 ha 3.330.000 đồng/ha/năm.
+ Tổng thu lãi trên toàn vùng là 3.330.000 x 275 = 915.750.000
đồng.
Bảng 2: So sánh kết quả nuôi trồng thủy sản với trồng lúa sau khi
chuyển đổi
Nuôi trồng thuỷ sản

Cấy lúa

Thu lãi trên 1 sào là: 751.550 đồng

Thu lãi trên 1 sào là 120.000 đồng

Thu lãi trên 1 ha là 20.300.000

Thu lãi trên 1 ha là 3.330.000 đồng

Thu lãi toàn vùng là

Thu lãi toàn vùng là


5.582.500.000 đồng

915.750.000 đồng

(Số liệu HTXNN toàn xã Thái Đô)
Nhận xét: Như vậy qua bảng số liệu trên ta thấy rằng việc nuôi trồng thuỷ
sản đạt năng suất cao lãi toàn vùng gấp 6,1 lần so với cấy lúa.

Bảng 3: Tổng kết kết quả nuôi tôm Sú năm 2005 - 2006
STT

Diễn giải

Năm nuôi trồng

Đơn vị

2005

2006

1

Số hộ nuôi tôm

Hộ

904

904

2

Diện tích vùng chuyển đổi

Ha

275


275

3

Năng suất bình quân

Kg/ha

562

354

4

Giá tôm trung bình

Đồng

70.000

70.000

5

Tổng giá trị

Đồng

10.825.500.000


6.814.500.000

6

Thời gian thu hoạch

Ngày

110 - 220

180 - 240

65
13
22

56
20
24

60

65

Tỷ lệ:
7

8


%

- Hộ nuôi tôm
- Hộ bằng vốn
- Hộ mất trắng
Tổng chi phí

%

Bảng 4: Tổng kết sản lượng nuôi gối vụ hai năm 2005 - 2006
Năm 2005

Năm 2006

Đối tượng

Sản lượng
(kg)

Thành tiền
(đồng)

Sản lượng
(kg)

Thành tiền
(đồng)

Cua biển
(Scilla serrata)


26.400

2.112.000.000

10.000

700.000.000

Tôm rảo
(Metapenaeus ensis)

4000

140.000.000

3000

120.000.000

Cá vược
(Laster calcarifee)

15000

1.350.000.000

9000

540.000.000



Tôm gai, Cá tạp

22700

227.000.000

Rô phi

136300

1.635.600.000

Rô phi, Cá tạp

30.000

300.000.000

(Nguồn số liệu bảng 3 và bảng 4: Số liệu HTXNN toàn xã Thái Đô)
Nhận xét: Tổng kết qua các vụ nuôi thì năng suất thuỷ sản đạt được có
xu hướng giảm dần.
3. Quy trình sản xuất tôm thƣơng phẩm của ngƣ dân
3.1. Chuẩn bị cải tạo ao
- Tháo cạn nước, phơi khô 15 ngày, tu sửa bờ ao, cống cấp và tiêu nước.
- Thau rửa 2 lần.
- Bón vôi CaCO3, liều lượng 500 kg/ha. Sau đó phơi đáy đầm tôm khô nứt
chân chim.
2


- Lấy nước: Lấy trực tiếp từ kênh tưới tiêu, sử dụng túi lọc 100 lỗ/cm .
- Gây màu nước (gây nguồn thức ăn tự nhiên). Chỉ có phân vô cơ gồm đạm
Urea 30 kg và Super lân 20 kg sử dụng cho 1 ha đầm nuôi.
3.2. Thả giống
- Sau thời gian cải tạo ao từ 5 - 7 ngày tiến hành thả giống. Chú ý nên chọn
tôm giống có màu sắc trong sáng, không thương tích, đều cỡ, hoạt động
nhanh nhẹn. Tôm thon dài đuôi xoè hình quạt, khi lội râu khép lại hình chữ V.
- Nguồn gốc giống tôm: chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như: Đà Nẵng, Nha
Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận, một số ít ở Quảng Ninh, Hải Phòng...
song tập trung với số lượng lớn ở hai tỉnh Đà Nẵng và Nha Trang.
Bảng 5: Các yếu tố môi trường ao nuôi phù hợp cho thả giống.
Độ sâu mực

Độ trong

nước (m)

(cm)

Độ
mặn (
0

00

)

pH


Nhiệt độ nước


0,6 - 0,8

30 - 40

10 - 20

7,5 - 8,5

25 - 28

Chú ý: Không nên thả tôm vào thời điểm giao mùa vì tôm rất dễ mắc
bệnh.


3.3. Chăm sóc quản lý đầm nuôi của ngư đân
3.3.1. Điều tiết nguồn nước
Trong ao đầm nuôi các yếu tố môi trường cần được duy trì thường
xuyên. Chất lượng nước là yếu tố quyết định đến năng suất và sản lượng tôm.
Thay nước là cơ sở cho việc điều chỉnh các yếu tố môi trường nước.
Ở tháng nuôi thứ nhất không thay nước nhằm hạn chế thay đổi môi
trường. Trong tháng nuôi thứ 2, 3 căn cứ vào lịch thuỷ triều chu kỳ con nước
thường từ 3 - 4 ngày, mỗi ngày thay 10 - 15% mực nước trong ao đầm nuôi
đảm bảo các yếu tố môi trường không bị biến đổi đột ngột.
3.3.2. Sử dụng thức ăn
• Chủ yếu có ba dạng thức ăn sau:
- Thức ăn tự nhiên: Sinh vật phù du, động vật phù du chỉ ăn ở giai đoạn đầu
rất quan trọng, nên phải làm sao cho ao thật nhiều thức ăn tự nhiên thì tôm

mới có sức tăng trưởng nhanh.
- Thức ăn chế biến:
+ Thức ăn tươi sống: Don (Glaucontya chineis), ốc sử dụng cho
tháng nuôi cuối cùng.
+ Thức ăn nông dân tự chế tại địa phương: Bột đỗ tương, bột ngô,
cá tạp, thức ăn nấu chín được sử dụng cho tháng nuôi thứ nhất, cung cấp chất
dinh dưỡng cho tháng nuôi thứ nhất cho tôm.
- Thức ăn viên: Do các công ty chế biến, cho ăn bổ sung khi tôm nuôi đạt 1
- 2 tháng tuổi.
• Phương pháp cho ăn: Được rải đều trên vùng bãi cao của ao đầm nuôi.
Chú ý: Tôm rất thích sống riêng lẻ, ăn tạp, gặm nhấm nếu cho thức ăn
thiếu và kích cỡ thức ăn không phù hợp sẽ dẫn đến hiện tượng phân đàn và ăn
lẫn nhau.


3.3.3. Sử dụng phân bón
Phân bón được sử dụng nhằm duy trì độ trong của nước cung cấp chất
dinh dưỡng cho động vật phù du và thực vật phù du.
Bao gồm:
- Phân hữu cơ gây tảo (PHCGT) đầy đủ thành phần dinh dưỡng.
- Đạm Urea 46 % P2O5.
- Phân vô cơ tổng hợp.
Khi sử dụng phân bón gây màu nước trong ao đầm nuôi thường vào thời
điểm 9 - 11 giờ sáng, ngày trời nắng phân được hoà nước té đều trên mặt.
Tùy vào điều kiện nguồn nước lấy vào nhiều hay ít chất phù sa mà lựa
chọn các loại và điều chỉnh phân bón.
Bảng 6: Công thức (CT) kết hợp phân bón đã dùng
Công thức

Đạm


Super lân

NPK

PHCGT

Tổng liều lượng

bón phân

Urea (%)

(%)

(%)

(%)

sử dụng (Kg/ha)

CT1

16,7

16,7

66,6

70


CT2

60

40

CT3

14,3

50
85,7

70

CT1 có sử dụng phân hữu cơ gây tảo thì màu nước ổn định và bền hơn
so với sử dụng toàn bộ phân vô cơ.
3.4. Thu hoạch tôm
Tùy theo từng hộ gia đình mà cách thu hoạch khác nhau, sau đây là 3
cách thu hoạch chủ yếu ở xã:
3.4.1. Thu hoạch bằng đó: Đây là cách thu hoạch nhỏ lẻ
- Dùng đó thưa để thu tỉa những tôm đạt giá trị thương phẩm từ cuối tháng
nuôi thứ 3 đến đầu tháng nuôi thứ 4.


- Đó được điều chỉnh khe hở của các nan để bảo đảm giữ được cá thể
>30g, những cá thể nhỏ hơn có thể thoát ra ngoài.
- Khi đánh đó sử dụng mồi là Don (Glaucontia chinesis) tươi để thu hút tôm
vào.

3.4.2. Thu tôm bằng te (xiếc): có sử dụng xung điện 16 (V), áp dụng cho thời
gian thu kiệt tôm
- Phương pháp đánh bắt: Tháo gần cạn nước trong đầm ao, giữ lại mực nước
20 - 30 cm. Dùng te (xiếc) đẩy theo từng hàng, tôm bị xung điện làm tê liệt
trong thời gian 5 - 10 phút. Có thể tôm dắt vào lưới hoặc một vài người đi sau
để mò tôm.
- Ưu điểm của phương pháp này: Thu hoạch tôm nhanh và triệt để.
Nhưng chú ý điều chỉnh số Vôn của xung điện từ 12 - 16 (V) sẽ làm cho tôm
bị liệt trong thời gian ngắn an toàn cho người và môi trường.
3.4.3. Thu tôm bằng phương pháp xả đáy
- Phương pháp này cũng áp dụng cho những ao, đầm đến thời điểm thu hoạch
triệt để. Mắc đọn (đáy) vào cống sau đó mở cống cho tôm theo ra.
- Ưu điểm: thu hoạch nhanh gọn.
- Nhược điểm: Tôm dễ bị bầm dập, xây sát do vận tốc nước chảy lớn tôm bị ép
vào nuôi đọn (đáy). Phương pháp này chỉ thực hiện vào buổi tối và có thêm
nước mồi vào ao đầm.
3.5. Vận chuyển tôm
- Do nhu cầu của thị trường tiêu thụ nội địa mà một phần nhỏ tôm Sú
thương phẩm được vận chuyển sống về nơi tiêu thụ. Quãng đường vận
chuyển từ nơi vận chuyển đến nơi tiêu thụ khoảng 40 km là Thành phố Thái
Bình.
- Phương tiện vận chuyển: xe gắn máy.
- Thời gian vận chuyển vào thời điểm sáng sớm.


- Dụng cụ cần thiết vận chuyện: Thùng sắt (dung lượng 80 lít), máy nén khí
chạy điện một chiều 1- 2 (V), hệ thống vòi dẫn khí và 4 quả đá bọt.

4. Các bệnh thƣờng gặp ở tôm Sú nuôi thƣơng phẩm
Bệnh tôm là một trong những nguyên nhân có tính chất quyết định đến

sự thành bại của vụ nuôi, công việc quản lý gặp không ít khó khăn do thời tiết
luôn biến động, biến động bất thường, cũng như mức độ vận động tích cực
hay không tích cực của các hộ đối với đầu tư nuôi tôm Sú và vai trò lãnh đạo,
chỉ đạo của các cấp, các ngành có liên quan đến quá trình sản xuất nuôi tôm.
Các bệnh tôm thường gặp có thể do ngoại cảnh tác động hoặc do kí sinh
của virus, vi khuẩn gây nên.
4.1. Bệnh do ô nhiễm nguồn nước trong môi trường nuôi tôm
Do hệ thống kênh mương, cống không đảm bảo kỹ thuật, bờ ao bị rò rỉ
nhiều cộng với thiếu đất đắp bờ vì vậy khi có mưa lớn cùng với nước thuỷ
triều lên cao xâm nhập vào trong ao nuôi kéo theo nhiều roi, sứa và dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, nước thải sinh hoạt ở khu dân cư vv... tạo điều kiện cho
mầm bệnh phát triển. Ví dụ bệnh mềm vỏ vì hàm lượng NaCl đầm nuôi bị hạ
thấp dưới 10‰, khó lột vỏ do hàm lượng NaCl đầm nuôi cao hơn 25‰.
4.2. Bệnh do virus, vi khuẩn
Qua thời gian nghiên cứu tại địa điểm xã Thái Đô, cùng với sự phản ánh
của bà con nông dân chúng tôi thấy bệnh của tôm chủ yếu là bệnh đỏ thân
đốm trắng.
- Nguyên nhân của bệnh đỏ thân đốm trắng: do virus SEMBV gây hại cho
tôm vào tất cả các giai đoạn phát triển của tôm. Bệnh này là bệnh rất khó
chữa, hiện nay chưa có thuốc kháng sinh đặc trị.
- Dấu hiệu của bệnh:


+ Tôm ăn nhiều một cách không bình thường.
+ 2 - 3 ngày sau tôm giảm ăn, yếu dần.
+ Bơi lên mặt nước hoặc vào bờ.
+ Bơi không định hướng.
+ Xuất hiện nhiều đốm trắng (đường kính cỡ 2 - 3 mm) ở vùng
mang (khu vực đầu) và vùng thân (đốt cuối thân).
+ Đôi khi xuất hiện những đốm đỏ.

+ Tôm chết khá nhiều trong khoảng 5 - 7 ngày.
5. Đánh giá quy trình nuôi tôm hiện tại của ngƣ dân Thái Đô
Bà con nông dân ở xã Thái Đô trước kia chủ yếu làm nông nghiệp, kiến
thức về khoa học còn nhiều hạn chế. Sau khi chuyển đổi sang nuôi tôm bà con
cũng chỉ nuôi theo phong trào là chủ yếu. Tuy tôm Sú là đối tượng nuôi có
thời gian sinh trưởng nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao so với các đối tượng
nuôi thủy sản khác (90 - 120 ngày). Tôm Sú là động vật máu lạnh rất dễ bị
mắc bệnh hoặc chết do sự thay đổi của thời tiết và môi trường.
Qua việc tìm hiểu quy trình nuôi tôm Sú của bà con ở xã Thái Đô chúng
tôi nhận thấy còn rất nhiều vấn đề tồn tại:
5.1. Về ao nuôi
- Một số hộ gia đình chỉ gạt gốc rạ ruộng cấy lúa để làm bờ ao, có ao nông,
ao sâu không đảm bảo tiêu chuẩn (0,6 - 0,8m).
- Diện tích ao nhỏ, lại không có ao lắng, ao xử lý nước.
- Trong quá trình nuôi, chất thải tích tụ ở đáy ao, các chất thải này gây độc
cho tôm làm tôm chậm phát triển.
Nhưng từ năm 2004 - 2006 bà con nông dân không nạo vét bùn đất mà
chỉ tháo cạn nước rồi phơi khô, các vật chủ trung gian truyền bệnh vẫn còn


tồn tại trong ao. Do vậy sau mỗi vụ thu hoạch bà con nên vét sạch bùn làm
cho nền đáy ao sạch, cứng giúp quá trình sử dụng được lâu dài.
- Nguồn chất thải lắng tụ bao gồm: Nguồn nước cấp chứa nhiều chất lơ lửng,
đất từ bờ ao bị rửa trôi, đất ao bị xói mòn do sự chuyển động của nước, chất
thải của tôm, thức ăn thừa, xác của nhiều sinh vật, vôi...

Sơ đồ 1: Nguồn chất lắng tụ
Chú thích: Các số liệu biểu thị hoặc là tỷ lệ % từ ngoài đưa vào hay mất
ra khỏi ao biểu diễn bằng mũi tên.
5.2. Nước nuôi

Việc lấy nước vào ao phụ thuộc vào thuỷ triều, khi con nước lên cao bà
con lấy nước trực tiếp từ kênh tưới tiêu không qua xử lý lắng lọc. Vì vậy
trong nước có lượng lớn phù sa cộng với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc trừ Hà ven biển, nước thải sinh hoạt... thường có chứa các hợp chất


Polyclorophenol (PCP), Polyclorobiphenyl (PCB) gây ô nhiễm nước. Các
chất này được tích lũy trong cơ thể tôm gây ngộ độc lâu dài.
Sự tích tụ các chất thải trong ao thường dẫn đến sự phát triển quá mức
của phiêu sinh vật. Sự phát triển quá mức dẫn đến pH dao động lớn, gây thiếu
O2 vào sáng sớm hay lúc nắng yếu. Rồi sự phân huỷ xác chết các tảo đó lại
tiêu thụ rất nhiều O2.. Thiếu O2 các chất hữu cơ trong nước lên men thối, xuất
hiện nhiều khí độc như NH3, H2S. Ngoài ra đất cũng ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng nước, đất là hỗn hợp của rất nhiều chất vô cơ và hữu cơ. Đất ao và
chất lắng tụ cũng sinh ra hai sản phẩm độc là NH3, H2S .
Tiến trình suy thoái

Giảm thấp độ trong

Giảm sút chất lƣợngBiên
nƣớcđộ dao động DO trong ngày rộng thời gian hàm lƣợng DO thấp kéo dài

Ao nuôi

Cơ chế suy thoái
Lƣợng chất hữu cơ tăng
Suy thoái nền đáy

Tiến trình suy thoái
Tích tụ nhiều chất thải mang tính khử mạnh


Sơ đồ 2: Cơ chế suy thoái chất lượng nước trong ao nuôi.
5.3. Con giống
Một số hộ nông dân vẫn còn ham giống rẻ, nguồn gốc không rõ ràng,
kém chất lượng.


5.4. Thức ăn
Sự phối hợp giữa các loại thức ăn không đều, sử dụng quá nhiều thức ăn
tươi sống là loại thức ăn mang nhiều mầm bệnh.
5.5. Sục khí
Hầu hết các ao không có máy sục nước để sục O2, điều hoà O2 trong ao
nuôi.
6. Hệ thống giải pháp cho nghề nuôi tôm Sú thƣơng phẩm ở xã Thái Đô Thái Thụy - Thái Bình
Đề tài đưa ra các giải pháp về:
- Quản lý môi trường nước trong ao nuôi và nồng độ NaCl.
- Vệ sinh ao nuôi.
- Biện pháp xử lý thức ăn dư thừa.
- Biện pháp phòng chữa bệnh cho tôm.
Sau đây chúng tôi đưa ra các biện pháp cụ thể :
6.1. Quản lý môi trường nước trong ao nuôi và nồng độ NaCl
Để nước trong ao nuôi đảm bảo chất lượng:
- Trước khi cấp nước vào nên qua xử lý và lắng lọc.
- Trong quá trình nuôi nên kết hợp nhiều loại đối tượng có tác dụng tương
hỗ lẫn nhau, vừa nâng cao chất lượng nước lại đạt hiệu quả kinh tế. Nên
sử dụng chế phẩm men vi sinh.
- Sau khi nuôi: Nước thải từ ao nuôi tôm không được đổ trực tiếp ra kênh
mương mà phải qua ao xử lý.
6.1.1. Các hình thức xử lý nước trong ao nuôi
Tuỳ vào diện tích ao nuôi và điều kiện kinh tế từng hộ gia đình mà có thể

áp dụng một trong các hình thức xử lý nước sau:


Mƣơng

Bơm

Bờ ao
Ao lắng

Ao xử lý
nƣớc thải

Ao nuôi

Mƣơng

Sơ đồ 3: Hệ thống ao lắng lọc
Nhận xét :
+ Dùng ao lắng là phương pháp tốt nhất để kiểm soát phù sa lơ lửng
trong nguồn nước cấp.
+ Diện tích ao lắng chiếm khoảng từ 10 - 15 %. Ao lắng nên đào sâu để
có sức chứa lớn, ao lắng được chia ô nhỏ để sự sa lắng diễn ra từng chặng.
+ Sơ đồ trên áp dụng cho những ao có diện tích nhỏ. Tuy nhiên không
thể xử lý triệt để cho các virus truyền bệnh...
Nguồn nƣớc tự nhiên Ao xử lý hoá học Khi tôm bị bệnh

Ao chứa lắng

Ao rong câu


Ao nuôi tôm

Ao nuôi cá (rô phi) Thân mềm


Sơ đồ 4: Mô hình ao nuôi kinh tế
Nhận xét: Theo hệ thống ao này có thể xử lý triệt để nguồn nước đưa vào
hoặc chảy ra. Vốn đầu tư lại không lớn việc làm sạch nước mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Nƣớc

Các ao tôm

Ao nuôi cá, động vật
hai mảnh vỏ

Các ao rong
câu

Thức ăn

Tiền

Aga

Sơ đồ 5: Hiệu quả kinh tế

Nƣớc sạch



×