Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN TIỀN XỬ LÝ – NHUỘM – HOÀN TẤT CHO VẢI DỆT THOI PETCO MAY ÁO SƠ MI VỚI CÔNG SUẤT 10 TRIỆU MÉTNĂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 92 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN DỆT MAY – DA GIẦY & THỜI TRANG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VÀ VẬT LIỆU HÓA DỆT
--------------------o0o----------------------

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ
(TEX3101)

Đề tài:
THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN TIỀN XỬ LÝ – NHUỘM – HOÀN TẤT
CHO VẢI DỆT THOI PET/CO MAY ÁO SƠ MI
VỚI CÔNG SUẤT 10 TRIỆU MÉT/NĂM

Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Đoàn Anh Vũ
Sinh viên thực hiện

: Phạm Thị Ngọc

MSSV

: 20132797

Lớp

: Công nghệ Nhuộm & Hoàn Tất K58

Hà Nội, 2016 – 2017


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ


1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................................7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................9
LỜI NÓI ĐẦU ..............................................................................................................10
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................12
1.1. Phân tích và lựa chọn mặt hàng .......................................................................... 12
1.1.1. Giới thiệu về áo sơ mi ................................................................................. 12
1.1.2. Giới thiệu về vải may áo sơ mi.................................................................... 13
1.1.3. Lựa chọn mặt hàng ...................................................................................... 16
1.2. Tổng quan về nguyên vật liệu ............................................................................ 17
1.2.1. Xơ Bông ...................................................................................................... 17
a. Đặc điểm cấu tạo của xơ bông.........................................................................17
b. Hình thái và cấu trúc của xơ bông ...................................................................17
c. Thành phần hóa học .........................................................................................18
d. Tính chất của xơ bông .....................................................................................19
1.2.2. Xơ Polyeste ................................................................................................. 20
a. Sự ra đời và quá trình sản xuất ........................................................................20
b. Đặc điểm cấu trúc ............................................................................................21
c. Tính chất của xơ polyeste ................................................................................21
1.3. Tổng quan về công nghệ và hóa chất sử dụng cho vải Pe/Co ............................ 23
1.3.1. Tiền xử lý ................................................................................................... 23
a. Tạp chất trong vải ............................................................................................24
b. Hóa chất sử dụng .............................................................................................25
c. Công nghệ tiền xử lý vải Pe/Co dệt thoi..........................................................26


SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

2

d. Kết luận ...........................................................................................................29
1.3.2. Nhuộm vải Pe/Co ........................................................................................ 29
a. Các loại thuốc nhuộm sử dụng cho vải Pe/Co .................................................30
b. Công nghệ nhuộm cho vải Pe/Co ....................................................................35
1.3.3. Hoàn tất vải Pe/Co ....................................................................................... 40
a. Công nghệ hoàn tất vải Pe/Co .........................................................................40
b. Kết luận ...........................................................................................................41
CHƢƠNG 2. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ ......................................42
2.1. Lựa chọn cơ sở thiết kế ...................................................................................... 42
2.1.1. Chế độ làm việc ........................................................................................... 42
2.1.2. Phân tích sản phẩm ...................................................................................... 43
2.1.3. Lập kế hoạch sản xuất cho các loại sản phẩm ............................................. 43
2.2. Thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất ............................................................ 44
2.2.1. Lựa chọn dây chuyền công nghệ ................................................................. 44
2.2.2. Lựa chọn thiết bị và công nghệ ................................................................... 47
a. Kiểm tra phân tích vải .....................................................................................47
b. Thiết bị may đầu tấm .......................................................................................49
c. Thiết bị và công nghệ giũ hồ, nấu, tẩy đồng thời ............................................50
d. Thiết bị và công nghệ nhuộm ..........................................................................53
e. Thiết bị sấy ......................................................................................................61
f. Thiết bị và công nghệ định hình nhiệt kết hợp hồ mềm ..................................63

g. Công nghệ và thiết bị xử lý phòng co .............................................................66
h. Thiết bị kiểm tra màu SP60 X-rite ..................................................................68
CHƢƠNG III. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT............................................70
3.1. Tính số lượng máy cần sử dụng ......................................................................... 70
3.1.1. Số lượng máy kiểm tra vải .......................................................................... 70
3.1.2. Số lượng dây chuyền máy giũ hồ, nấu, tẩy trắng liên tục ........................... 70
3.1.3. Số lượng máy nhuộm Jet overflow ............................................................. 70
SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

3

3.1.4. Số lượng máy sấy ........................................................................................ 71
3.1.5. Số lượng máy định hình nhiệt ..................................................................... 72
3.1.6. Số lượng máy phòng co ............................................................................... 72
3.1.7. Số lượng máy so màu .................................................................................. 73
3.1.8. Số lượng máy may đầu tấm ......................................................................... 73
3.1.9. Thống kê số lượng máy cần sử dụng ........................................................... 74
3.2. Tính lượng hóa chất tiêu hao .............................................................................. 74
3.2.1. Lượng hóa chất sử dụng trong công đoạn giũ hồ, nấu, tẩy ......................... 74
3.2.2. Lượng hóa chất sử dụng trong công đoạn tăng trắng và nhuộm ................. 75
a. Sản phẩm trắng ................................................................................................75
b. Sản phẩm màu .................................................................................................76
3.2.3. Lượng hóa chất sử dụng trong công đoạn hồ hoàn tất ................................ 76
3.2.4. Thống kê lượng tiêu hao hóa chất trong cả năm ......................................... 77
3.3. Tính lượng nước cần dùng cho sản xuất ............................................................ 79

3.3.1. Tiêu hao nước cho công đoạn gián đoạn ..................................................... 79
3.3.2. Tiêu hao nước cho công đoạn liên tục......................................................... 80
3.3.3. Tổng lượng nước tiêu hao ........................................................................... 81
3.4. Tính toán lượng tiêu hao điện năng sử dụng trong sản xuất .............................. 82
3.4.1. Tiêu hao điện của thiết bị làm việc theo phương pháp gián đoạn ............... 82
3.4.2. Tiêu hao điện của thiết bị làm việc theo phươn pháp liên tục ..................... 83
3.4.3. Thống kê lượng điện năng tiêu thụ cả năm ................................................. 85
3.5. Tính diện tích kho mộc và kho thành phẩm cần sử dụng ................................... 86
3.5.1. Diện tích kho mộc ....................................................................................... 86
3.5.2. Diện tích kho thành phẩm ........................................................................... 86
3.6. Thiết kế và bố trí mặt bằng nhà xưởng ............................................................... 87
3.6.1. Yêu cầu chung về thiết kế và bố trí mặt bằng nhà xưởng ........................... 87
3.6.2. Thiết kế và bố trí mặt bằng .......................................................................... 88
KẾT LUẬN ..................................................................................................................90
SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

4

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................91

SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ



ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

5

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô trong Viện
Dệt may – Da giầy & Thời trang cùng toàn thể thầy cô trong Bộ môn Vật liệu & Công
nghệ Hóa dệt của trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức
cho chúng em. Các thầy cô không những truyền đạt cho chúng em những kiến thức
sách vở mà còn chỉ bảo cho chúng em những kinh nghiệm cuộc sống quý báu. Với vốn
kiến thức tiếp thu được đã là nền tảng cho chúng em học tập và thực hiện đồ án này.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Đoàn Anh Vũ, người thầy đã trực
tiếp hướng dẫn, dành rất nhiều thời gian và tâm huyết giúp em hoàn thành đồ án dây
chuyền này.
Tuy đã nỗ lực và cố gắng nhưg do chưa có kinh nghiệm thực tế tại nhà máy và
thời gian có hạn vì vậy không tránh khỏi thiếu xót. Kính mong các quý thầy cô và các
bạn đóng góp những ý kiến quý báu giúp cho đồ án cũng như kiến thức của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Phạm Thị Ngọc

SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ


6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng phân bố mặt bằng sản xuất ..................................................................44
Bảng 2.2. Hóa chất sử dụng cho quá trình giũ hồ, nấu, tẩy liên tục ..............................52
Bảng 2.3. Hoá chất tăng trắng .......................................................................................57
Bảng 2.4. Thời gian tiến hành tăng trắng quang học cho vải ........................................58
Bảng 2.5. Bảng thuốc nhuộm và hóa chất cần sử dụng.................................................59
Bảng 2.6. Thời gian tiến hành quy trình nhuộm vải Pe/Co ...........................................60
Bảng 3.1. Thống kê số lượng máy cần sử dụng ............................................................74
Bảng 3.2. Lượng hóa chất cần sử dụng trong quá trình giũ hồ, nấu, tẩy liên tục..........75
Bảng 3.3. Lượng hóa chất cần sử dụng trong quá trình tăng trắng ...............................75
Bảng 3.4. Lượng hóa chất cần sử dụng trong quá trình nhuộm ....................................76
Bảng 3.5. Lượng hóa chất tiêu thụ trong quá trình hồ mềm .........................................77
Bảng 3.6. Thống kê lượng hóa chất cần sử dụng ..........................................................78
Bảng 3.7. Bảng thống kê lượng nước tiêu thụ ...............................................................81
Bảng 3.8. Bảng thống kê điện năng tiêu thụ .................................................................85
Bảng 3.9. Bảng thống kê số lượng và kích thước thiết bị .............................................88

SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Áo sơ mi thời hiện đại. ..................................................................................13
Hình 1.2. Một số mẫu vải may áo sơ mi từ kate silk. ....................................................15
Hình 1.3. Một số mẫu vải may áo sơ mi từ 100% cotton. .............................................15
Hình 1.4. Một số mẫu vải may áo sơ mi từ 100% PET. ................................................16
Hình 1.5. Xơ bông và thành phần có trong xơ bông chín. ............................................17
Hình 1.6. Công thức cấu tạo của Xenlulo. ....................................................................18
Hình 1.7. Phương trình phản ứng tạo ra PET ................................................................21
Hình 1.8. Sơ đồ nhuộm vải Pe/Co một bể hai giai đoạn sử dụng cặp thuốc nhuộm phân
tán/hoàn nguyên. ............................................................................................................35
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ tiền xử lý – nhuộm – hoàn tất vải Pe/Co dệt thoi
may áo sơ mi. .................................................................................................................46
Hình 2.2. Máy “Check master” của hãng Gayatri. ........................................................47
Hình 2.3. Sơ đồ cấu tạo của máy Check master. ...........................................................48
Hình 2.4. Máy may bao Newlong NP-7A. ....................................................................49
Hình 2.5. Hệ thống giũ hồ, nấu, tẩy liên tục của hãnh Swastik.....................................50
Hình 2.6. Sơ đồ của hệ thống giũ hồ, nấu tẩy liên tục của hãng swastik. .....................50
Hình 2.8. Máy nhuộm vải ASME – D500 Jet overflow. ...............................................53
Hình 2.9. Sơ đồ cấu tạo của máy nhuộm ASME – D500 Jet overflow. ........................54
Hình 2.10. Sơ quá trình tăng trắng quang học. ..............................................................57
Hình 2.11. Sơ đồ công nghệ nhuộm cho PET với thuốc nhuộm phân tán. ...................59
Hình 2.12. Sơ đồ công nghệ nhuộm cho Cotton với thuốc nhuộm hoạt tính. ...............61
Hình 2.13. Thiết bị sấy lô quay “Cylinder dryer” của hãng swastik. ............................61
Hình 2.14. Sơ đồ thiết bị sấy lô quay của hãng swastik. ...............................................62
Hình 2.15. Mô hình hệ thống nhiệt định hình của hãng swastik. ..................................63
Hình 2.16. Sơ đồ thiết bị nhiệt định hình nhiệt của hãng swastik. ................................63
Hình 2.17. mô hình hệ thống phòng co “super shrink” của hãng swastik. ...................66
Hình 2.18. Sơ đồ hệ thống phòng co “super shrink” của hãng swastik. .......................67
SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ



ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

8

Hình 2.19. Bộ phận phòng co của thiết bị “super shrink”. ...........................................67
Hình 2.20. Thiết bị so màu SP60 X-rite. .......................................................................69
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng. .................................................................89

SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VITAS

:

Vietnam Textile and Apparel Association – Hiệp hội Dệt may Việt
nam

WTO

:


World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

PET

:

Polyester – Xơ nhiệt dẻo polyeste

PA

:

Polyamide – Xơ nhiệt dẻo polyamit

Pe/Co

:

Polyeter/Cotton – Vải hai thành phần Polyeste và thành phần bông

KTP

:

Kho thành phẩm

KM

:


Kho mộc

KHC

:

Kho hóa chất

KCS

:

Phòng kiểm tra chất lượng

PTN

:

Phòng thí nghiệm

PKT

:

Phòng kỹ thuật

KV

:


Kiểm vải

VĐH

:

Văng định hình

S

:

Thiết bị sấy

PC

:

Máy phòng co

GNT

:

Giũ hồ - nấu - tẩy

J

:


Máy Jet overflow ASME-500D

WC Nam

:

Vệ sinh Nam
Vệ sinh Nữ

WC Nu
TĐ Nam

:

Phòng thay đồ và đựng vật dụng cá nhân Nam

TĐ Nu

:

Phòng thay đồ và đựng vật dụng cá nhân Nữ

SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ


10

LỜI NÓI ĐẦU
Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam
[1]. Hiện tại, Việt Nam đứng thứ tư trong tổng số các nước xuất khẩu may mặc lớn
nhất thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, Bangladesh và Ấn Độ [2].
Từ sau Đổi Mới, ngành công nghiệp dệt may đã là một trong những nhóm ngành
đầu tiên thành lập và phát triển không ngừng cho đến nay. Xu hướng phát triển của dệt
may càng được củng cố sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Đây là ngành
được hỗ trợ rất nhiều từ phía chính phủ, nhiều dự án phát triển tham vọng được đề ra.
Tựu trung, số liệu cho biết có khoảng 2,5 triệu lao động tham gia vào ngành này, trong
đó đa số là phụ nữ [3].
Ở một số diễn đàn gần đây, VITAS – Hiệp hội Dệt may Việt Nam [4], ước tính
trong ngành hiện tồn tại hơn 5000 nhà máy, trong đó có khoảng 4500 xưởng may, 500
xưởng dệt kim và 100 xưởng kéo sợi. Sản lượng hàng năm vào mức 500 tấn len,
200.000 tấn xơ sợi, 1,4 tỉ tấn vải và 3 tỉ sản phẩm quần áo các loại. Hiện tại, dệt may
chiếm khoảng 13,6% tổng giá trị xuất khẩu, đứng thứ hai sau hàng điện tử về kim
ngạch xuất khẩu ròng [5].
Đối với mặt hàng vải dệt thoi may áo sơ mi trên thị trường thì có rất nhiều loại
tùy theo đối tượng phục vụ khác nhau mà có các loại vải khác nhau. Đối với các mặt
hàng áo sơ mi cao cấp thì Cotton là chất liệu may mặc phổ biến hiện nay, có thể được
đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau nên có thể sử dụng để may hầu hết
các loại trang phục. Cotton là chất liệu được ưa chuộng nhất vì phù hợp với mọi vóc
dáng, thích nghi tốt trong tất cả các môi trường thời tiết, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, bảo
vệ cơ thể. Cần thường xuyên giặt sạch, phơi khô ngoài nắng, cất giữ ở nơi khô ráo để
tránh bị ẩm mốc, có thể là ở nhiệt độ 180 ÷ 200°C. Trong trang phục vải cotton thường
dùng làm áo cánh, áo sơ mi, váy, quần. Thế nhưng vải dệt thoi cotton lại có những
nhược điểm lớn là dễ bị co, độ co theo chiều dọc từ 1,5 ÷ 8%, dễ nhàu, khi là xong khó
giữ nếp lâu, dễ bị mốc trong môi trường ẩm đặc biệt giá thành sản phẩm khá cao
không thích hợp với người người dân có mức thu nhập trung bình, những học sinh,

sinh viên…
Do đó, sản phẩm áo sơ mi được làm từ nguyên liệu pha trộn hai thành phần giữa
Cotton và thành phần thứ 2 như PET, elastan, PA… sẽ làm cho áo có nhiều ưu việt
hơn. Đặc biệt với vải pha từ nguyên liệu Cotton và PET vừa có thể hạn chế được các
nhược điểm của hai loại xơ lại vừa có thể có được tính chất mềm, hút ẩm của cotton và
tính chất bền, ít nhăn của Polyeste. Ngoài ra, vải làm từ Pe/Co có mặt vải mịn, dễ dàng
SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

11

giặt ủi mà lại có chi phí rẻ hơn. Chính vì vậy, trong phạm vi của đồ án thiết kế dây
chuyền này em sử dụng nguyên liệu là vải pha giữa Polyete với Cotton với tỷ lệ là
65/35 để dùng may áo sơ mi dệt thoi với công suất 10 triệu mét/năm mong rằng sẽ có
thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và có thêm kinh nghiệm, trao đổi
học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.

SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

12


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Phân tích và lựa chọn mặt hàng [6,7]
1.1.1. Giới thiệu về áo sơ mi
Áo sơ mi là trang phục khá phổ biến và thường xuất hiện trong hầu hết các tủ đồ
ở mọi lứa tuổi. Nhắc đến áo sơ mi, ngày nay chúng ta có vô vàn từ ngữ để miêu tả về
loại trang phục phổ biến bậc nhất này: từ chất liệu đa dạng, màu sắc phong phú cùng
những đường nét cách tân mang lại vẻ đẹp thay đổi qua từng thời kỳ với sự hiện hữu
của các phong cách thời trang cụ thể. Cùng với sự phát triển của áo sơ mi là những
chất liệu và màu sắc vải dùng để may áo cũng thay đổi.
Sau đây là các giai đoạn phát triển của những chiếc áo sơ:
Vào thời kỳ đầu Trung cổ, áo sơ mi đã xuất hiện với vai trò như một loại trang
phục lót của nam giới. Áo sơ mi trong thời kỳ này hướng đến mức tối giản nhất: không
có lá cổ, chân cổ và khuy áo. Việc mặc áo sơ mi được thực hiện bằng cách chui qua
đầu như việc mặc áo thun ngày nay. Do đó phần cổ áo phía trên của sẽ được khoét lỗ,
bấm lỗ, luồn dây để nới lỏng hoặc thắt chặt cổ áo khi mặc.
Sang giữa thời kỳ Trung cổ, để giảm sự đơn điệu, những chiếc sơ mi được thêm
một chiếc cổ áo có thể tháo rời có dạng bèo nhún. Chất liệu để may áo sơ mi trong
khoảng thời gian đó thường là vải lanh hoặc lụa. Sang thế kỷ 18, áo sơ mi đã được sử
dụng như một trang phục mặc ngoài. Chiếc cổ áo được gắn liền với thân áo và được
thêu thêm ren hoặc thêu hoa. Kích thước bèo nhún được tối giản dần qua thời gian.
Đến giữa thế kỷ 19, áo sơ mi đã bắt đầu được thiết kế ôm theo hình dáng cơ thể,
có sự đa dạng về màu sắc để phù hợp với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, áo sơ
mi trắng vẫn được coi như một biểu trưng của sự thịnh vượng, vương giả.
Sau thế chiến thứ nhất, chiếc áo sơ mi đã bước vào cuộc cách tân táo bạo: loại bỏ
chiếc cổ bèo, hàng cúc áo ra đời và dần thịnh hành, đánh dấu bước tiến về mặt thẩm
mĩ, thời trang của áo sơ mi. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của áo sơ mi cộc
tay trẻ trung và tươi mới. Đến những năm 1960, chiếc túi áo ngực bắt đầu xuất hiện và
trở nên ngày càng phổ biến cho đến tận ngày nay.
Áo sơ mi ngày nay không còn dành riêng cho nam giới. Với sự vận động không
ngừng nghỉ của các xu hướng và phong cách thời trang, các cô nàng giờ đây có thể

thoải mái lựa chọn những chiếc áo sơ mi nữ phù hợp với phong cách và gu thẩm mỹ
của riêng mình.

SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

13

Dù là ở thời nào áo sơ mi vẫn thể hiện những vai trò nhất định của mình. Nếu
như áo sơ mi thời trung cổ là một sản phẩm thiết yếu dành cho phái nam để lót trong
thay vì định hình phong cách thời trang thì ngày nay, áo sơ mi có thể được xem như
một loại trang phục phổ biến bậc nhất, cũng có thể sử dụng như một phụ kiện để khoác
ngoài, để buộc vạt ngang eo và để phối với rất nhiều trang phục khác nhằm xây dựng
một hình ảnh nhất định của cá nhân người mặc.

Hình 1.1. Áo sơ mi thời hiện đại.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc dần hình thành những quy chuẩn
về mặt trang phục làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức giúp cho chiếc áo sơ mi
khẳng định vị trí tiên phong của mình trong bản đồ thời trang thế giới. Đại bộ phận các
doanh nghiệp luôn lựa chọn áo sơ mi làm đồng phục doanh nghiệp.
Với những ưu thế vượt trội không kén người mặc, những chiếc sơ mi nam, sơ mi
nữ sẽ luôn luôn song hành cùng guồng quay thời trang hiện đại, mang đến cho người
mặc vẻ đẹp hiện đại, sang trọng mà lịch sự.
1.1.2. Giới thiệu về vải may áo sơ mi
* Một số kiểu dệt dùng may áo sơ mi
Hầu hết tất cả các loại vải sợi may áo sơ mi được phân loại thành 4 cách dệt

chính: broadcloth, oxford, pinpoint và Twill. Loại vải bạn chọn sẽ tùy thuộc vào dịp
bạn mặc chiếc áo sơ mi và sở thích riêng của bạn.
 Broadcloth
Vải Broadcloth được biết đến với tên gọi khác là vải poplin, đây là vải may áo sơ
mi cổ điển. Vải broadcloth được dệt đơn giản bằng đường dệt lên và xuống và cơ bản
là được bện chặt hơn bởi những sợi vải tốt hơn để cho sản phẩm mượt và mềm mại.
Vải broadcloth có bề mặt láng hơn vải Pinpoint và Oxford và cũng vì lý do đó nó thích

SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

14

hợp cho các sự kiện trang trọng. Vải Broadcloth nhìn chung sẽ nhẹ hơn và nhìn sẽ đẹp
hơn.
 Oxford
Vải Oxford thường gắn liền với các trang phục thường ngày bởi vì nó được làm
từ những sợi vải thô hơn và bền hơn. Vải Oxford được dệt dạng rổ với nhiều sợi vải
đan xen vào nhau theo 2 hướng dọc và ngang. Vì sử dụng chất liệu sợi vải rẻ tiền hơn
nên vải Oxford dễ mua hơn. Một chiếc áo sơ mi vải Oxford thực sự không phải là lựa
chọn sáng suốt cho một cuộc dạo chơi buổi tối hoặc dành cho trang phục công sở,
nhưng lại rất thích hợp cho dịp cuối tuần. Vải Oxford rất bền và sẽ mềm hơn qua thời
gian.
 Pinpoint
Vải pinpoint hay còn gọi là pinpoint oxford, vải pinpoint sử dụng kiểu dệt dạng
rổ, giống như vải Oxford, nhưng sử dụng sợi vải tốt hơn có thể thấy trong vải

Broadcloth. Kết quả là sự kết hợp giữa 2 loại vải có thể được sử dụng trong các dịp
trang trọng hoặc mặc thường ngày. Do tính linh động của nó, pinpoint là lựa chọn tốt
trừ khi bạn thích một cái gì đó đặc biệt hơn. Vải pinpoint thường nặng hơn vải
Broadcloth và nhìn rất bắt mắt.
 Twill
Vải Twill được tạo ra từ nhiều kiểu dệt đặc biệt. Vải có các đường chéo sọc nổi
trên bề mặt vải. Do các sọc chéo nổi, vải Twill thường mềm hơn, ít nhăn và dễ ủi hơn.
Nhược điểm của loại vải này là khó giặt hơn nếu bạn làm ố vải và nhìn ít bắt mắt hơn
các loại vải Broadcloth hay Pinpoint. Vải Twill là một lựa chọn tốt nếu bạn thích vải
mềm mại hơn và nặng hơn. Cũng giống như vải Pinpoint, vải Twill thích hợp cho các
dịp trang trọng hoặc mặc thường ngày.
* Một số loại vải may áo sơ mi
 Vải nguyên liệu từ kate silk
Với loại vải này thì tông màu phù hợp nhất là màu trắng, trắng sữa, trắng đục hay
trắng ngà, trắng kem... đây là một trong loại vải được dùng trong giới học sinh, sinh
viên.
Vải Kate silk có ưu điểm là dễ mặc, không nhăn, bền mầu, thoáng mát, dễ sử
dụng, dễ giặt và dễ ủi, nhuộm màu theo nhiều cách khác nhau do vậy có thể tạo ra

SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

15

nhiều màu sắc đẹp mắt. Loại vải này có khả năng thấm hút mồ hôi kém hơn so với các
loại vải khác, tuy nhiên nó vẫn đuợc lựa chọn cho số đông bởi vì giá thành khá rẻ, phù

hợp với học sinh và ngưòi có mức thu nhập trung bình.

Hình 1.2. Một số mẫu vải may áo sơ mi từ kate silk.
 Vải nguyên liệu từ 100% Cotton
Vải cotton có nguyên liệu chính là làm từ vải sợi bông. Cây bông sau khi ra hoa
kết trái, rồi trái chín nó sẽ bung thành những sợi bông ở dạng thô, rồi họ tẩy và đem xe
thành từng sợi để dệt vải may nên những bộ đồ đẹp mắt,những mẫu áo sơ mi nam đẹp.
Với loại này thì khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, rất thích hợp cho vùng khí
hậu nóng ẩm Việt Nam. Tuy nhiên, giá thành của nó thì rất cao, thuờng dùng để thiết
kế trang phục cao cấp.

Hình 1.3. Một số mẫu vải may áo sơ mi từ 100% cotton.
SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

16

 Vải nguyên liệu pha giữ Cotton và PET
Vải CVC (65% cotton và 35% PET): Với 65 % cotton cộng với 35% PET
(polyeste) đây là loại vải pha và giá thành của nó cũng rất cao. Thường được sử dụng
cho thời trang cao cấp.
Với vải TC (65% PET và 35% là cotton): Chất liệu vải pha này vừa giữ được độ
mềm mại của cotton và độ đứng vải hay độ cứng của PET cộng với giá thành ở mức
trung bình nên đây là loại vải đựợc dùng phổ biến trên thị truờng để làm vải sản xuất
áo thun, áo sơ mi.
 Vải làm từ nguyên liệu xơ tổng hợp

Vải 100% PET: Đây là loại vải tổng hợp có độ bền cao, ít nhàu, vải thuờng ít bị
co lại trong quá trình sử dụng. Giá cả ở mức trung bình nên đây là một trong những
loại vải đuợc sử dụng phổ biến hiện nay.

Hình 1.4. Một số mẫu vải may áo sơ mi từ 100% PET.
1.1.3. Lựa chọn mặt hàng
Từ các đặc điểm và tính chất của các kiểu dệt, loại vải đã tìm hiểu được ở trên
thấy rằng loại vải thích hợp để may áo sơ mi dệt thoi vân điểm được pha từ Polyeste
và cotton có cấu trúc chặt chẽ, điểm nổi phân bố đều trên bề mặt, hai mặt vải giống
nhau vải có độ dãn dọc và dãn ngang ít, độ bền cao, hút ẩm, thấm mồ hôi, có khả năng
giữ được form dáng tốt, giữ được nếp gấp lâu sau khi là và mang lại sự thoải mái cho
người mặc, giá thành rẻ phù hợp với nhiều lứa tuổi. Vì vậy, đồ án nghiên cứu thiết kế
dây chuyền tiền xử lý – nhuộm – hoàn tất vải dệt thoi vân điểm Pe/Co may áo sơ mi
với công suất 10 triệu mét/năm.
SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

17

1.2. Tổng quan về nguyên vật liệu
1.2.1. Xơ Bông [8, 9, 10]
Bông là loại xơ thiên nhiên đã được loài người sử dụng từ lâu đời cho nhu cầu
may mặc và chiếm số lượng lớn trong tổng khối lượng xơ dùng trong ngành dệt của
nước ta cũng như trên thế giới.
a. Đặc điểm cấu tạo của xơ bông
Xơ bông là loại xơ bao bọc chung quanh hạt, là tập hợp của các tế bào thực vật

có hình dẹt với nhiều thành mỏng và rãnh nhỏ, trong xơ có chứa nguyên sinh chất làm
nhiệm vụ nuôi dưỡng xơ. Xơ bông có độ mảnh trong khoảng từ 1-4 dtex, chiều dài
trung bình từ 25-50 mm, chiều ngang từ 18-25 μm, xơ có độ quăn tự nhiên. Nếu quan
sát dưới kính hiển vi sẽ thấy xơ xoắn lại có rãnh xoắn và kích thước vành xơ phụ thuộc
vào độ chín của xơ. Xơ càng chín độ xoắn càng cao và xơ càng nhỏ. Trong công
nghiệp dệt xơ bông được phân thành nhiều cấp tùy thuộc theo độ dài, độ xoắn, độ
đồng nhất và chỉ tiêu khác nữa.
Thành phần chủ yếu cấu tạo nên xơ bông là xenlulo, ngoài ra trong xơ bông còn
chứa nhiều tạp chất thiên nhiên khác nữa. Tùy theo độ chín của bông, loại bông, điều
kiện khí hậu, thổ nhưỡng… mà lượng tạp chất sẽ nhiều hay ít. Xơ bông và thành phần
của xơ bông chín tính theo phần trăm chất khô tuyệt đối được thể hiện trên hình 1.5.

Hình 1.5. Xơ bông và thành phần có trong xơ bông chín.
b. Hình thái và cấu trúc của xơ bông
Hình thái và cấu trúc của xơ bông là một tế bào đơn, có hình dải dẹt, nhiều nếp
xoắn, tiết diện ngang của xơ có hình hạt đậu, lõi có rảnh nhỏ. Các chỉ tiêu để đánh giá
chất lượng của xơ bông là: độ dài, độ đều, độ đồng nhất, hàm lượng tạp chất và những
chỉ tiêu khác. Cấu trúc vi mô của xơ bông có các mạch đại phân tử xenlulo không nằm

SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

18

riêng rẽ mà kết hợp với nhau thành từng chùm, nhiều chùm hợp lại với nhau thành các
thớ sợi, theo thiết diện ngang các thớ sợi nằm thành các lớp đồng tâm, các lớp này

chính là vòng sinh trưởng của xơ.
Đi từ ngoài vào trong thì có thể phân xơ cotton chín ra làm 3 phần:
Lớp vỏ: là lớp vỏ ngoài cùng, kị nước. Chúng cũng chứa xenlulo với hàm lượng
rất nhỏ, chủ yếu là chất béo và sáp. Chúng sẽ dễ dàng bị loại bỏ trong quá trình tiền xử
lý.
Thành xơ:
Thành bậc nhất: rất mỏng (khoảng 0,5µm) bao quanh xơ, nằm dưới lớp biểu bì.
Thành bậc hai: gồm 3 lớp lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong:
 Lớp ngoài: rất mỏng khoảng 0,2 – 0,3 μm, nằm tiếp giáp với thành bậc nhất,
các mạch xenlulo sắp xếp lộn xộn, không theo hướng nhất định.
 Lớp giữa: là lớp có độ dày khoảng 1μm hoặc hơn nữa, ở lớp này các mạch
xenlulo nằm tương đối trật tự và định hướng, sắp xếp gần như song song với
trục xơ.
 Lớp trong cùng: có độ dày khoảng 0,1 μm, có cấu trúc tương tự như lớp ngoài,
nó nằm tiếp xúc với rãnh xơ. Giữa các chùm mạch đại phân tử là hệ thống
mao quản có đường kính từ 1-1000 nm.
Rãnh xơ: Khi đang sinh trưởng rãnh xơ bị căng ra do áp lực của dung dịch chất
dinh dưỡng và nguyên sinh bên trong lõi xơ khi xơ già chín và chết, dung dịch này khô
đi và để lại rãnh rỗng trống dọc theo tâm xơ, kích thước của rãnh phụ thuộc vào độ
chín của xơ, xơ càng chín rãnh càng hẹp và ngược lại xơ càng xanh rãnh xơ càng rộng.
c. Thành phần hóa học
Gồm các thành phần C, H, O. Có công thức tổng quát là: [C6H10O5]n hay
[C6H7O2(OH)3]n.
Mạch đại phân tử gồm các vòng cơ
bản Piran ghép lại với nhau. Mỗi vòng cơ
bản của mạch đại phân tử xenlulo có 3
nhóm OH, là nhóm có cực, ưa nước và có
khả năng tham gia tích cực trong các phản
ứng với chất khác. Nhờ có nhóm OH mà
vật liệu có khả năng hút ẩm cao, đáp ứng

được các yêu cầu về vệ sinh của sản phẩm
như thoát mồ hôi, thoáng khí và không
gây tĩnh điện.
SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

Hình 1.6. Công thức cấu
tạo của Xenlulo [11].

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

19

Nhóm chức OH là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, khi vi sinh vật
phát triển nó tiết ra men enzim có tác dụng xúc tác sinh học thủy phân xenlulo làm cho
vật liệu giảm bền. Vận dụng tính chất này để sử dụng một vài enzym đặc biệt để mài
quần áo. Sau khi mài sản phẩm mềm mại hơn có bề mặt mịn màng hơn sắc tươi hơn
hoặc sử dụng công nghệ giảm trọng.
Hai vòng cơ bản của đại phân tử nằm sát cạnh nhau xoay đi một góc 180o. Đại
phân tử có cấu tạo mạch thẳng có chứa nhiều Hidro linh động và các nhóm chức nên
giữa các mạch đại phân tử xuất hiện lực liên kết Hidro và Vanderwaals.
Hai vòng cơ bản nằm sát nhau của mạch đại phân tử liên kết với nhau bằng cầu
nối glucozit hay liên kết cầu oxy -O-, đây là liên kết ete, do đó tương đối bền dưới tác
nhân kiềm và kém bền với axit. Liên kết glucozit sẽ bị thủy phân trong môi trường
axit, kém bền với nhiệt độ, bị oxy hóa dẫn tới mạch đại phân tử sẽ bị đứt, hệ số trùng
hợp giảm, ảnh hưởng tới tính chất cơ lý của vật liệu.
Chính vì các đặc điểm trên, tác giả đã lựa chọn phương pháp nhuộm cho vải
cotton dệt thoi trong môi trường kiềm và ở nhiệt độ sôi. Vì trong môi trường kiềm thì

xơ sợi làm từ cotton trương nở mạnh và tăng khả năng nhuộm màu.
d. Tính chất của xơ bông
* Tính chất vật lý
Khả năng hút nước: Độ ẩm của bông là 8% (ở điều kiện tiêu chuẩn); Có thể có
độ ẩm bão hòa 20% ở điều kiện độ ẩm bão hòa. Bông hút ẩm nhanh có thể chứa một
lượng chất lỏng tới 65% khối lượng của nó mà không bị nhỏ giọt.
Khối lượng riêng: 1,52 – 1,56 g/cm3.
Độ bền nhiệt: Xenlulo là polymer thiên nhiên không nhiệt dẻo dưới tác dụng của
năng lượng nhiệt thì liên kết trong mạch chính (glucozit) bị phá hủy trước nên vật liệu
bị nhiệt hủy chứ không nóng chảy; Khi xử lý ở 150°C với thời gian ngắn thì xơ chưa
bị tổn thương; Ở 200°C trong thời gian ngắn 30 – 90 giây xơ chưa bị biến đổi, nếu
trong thời gian lâu thì xơ sẽ bị vàng; Ở 270°C xơ bị nhiệt hủy; Ở 400°C thì xơ bị than
hóa.
Độ bền ánh sáng: Xơ cotton kém bền dưới tác động của ánh sáng và khí quyển,
dưới ảnh hưởng đồng thời của ánh sáng, hơi nước (ẩm) và oxi không khí nó sẽ dễ bị
oxi hóa thành oxit xenlulo, làm cho độ bền của vật liệu giảm dần theo thời gian tiếp
xúc. Độ bền giảm 50% nếu chiếu trực tiếp ánh sáng mặt trời 900 – 1000 giờ.

SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

20

* Tính chất cơ học
Độ bền đứt: xơ bông có độ bền tương đối tốt, ứng lực đứt của xơ bông ở trạng
thái khô là 45 cN/mm2.

Độ co giãn: xơ bông có khả năng co giãn tương đối tốt. Độ giãn tương đối
khoảng 6 – 8 %.
Độ nhàu: vải bông có độ nhàu rất cao.
* Tính chất hóa học
Độ bền với axit: xenlulo kém bền với axit, trong dung dịch loãng xenlulo bị phá
hủy khi đó liên kết glucozit bị đứt, và làm giảm bền nghiêm trọng. Đối với axit vô cơ,
axit khoáng có tác dụng phá hủy mạnh hơn đối với axit hữu cơ. Nồng độ axit càng cao,
nhiệt độ càng cao thì tốc độ phá hủy càng mạnh.
Độ bền với kiềm: xenlulo bền với kiềm, khi nấu trong dung dịch xút NaOH = 8 –
13 g/lít, 120 – 130°C, từ 4 – 6h thì xenlulo không bị giảm bền. Người ta dùng tính chất
này để kiềm bóng vải bông trong dung dịch NaOH.
Độ bền với muối axit và muối bazo: Tác dụng của các muối axit và bazo tới vải
từ bông tương tự tác dụng của axit và bazo nhưng yếu hơn.
Khả năng hòa tan: Xenlulo không hòa tan trong nước và các dung môi thông
thường rượu, benzen, toluen… Trong nước xơ bị trương nở mạnh và mặt cắt ngang
tăng 22%, chiều dọc tăng 1 – 2%. Trong không khí do phân tử xenlulo chứa nhiều
nhóm ưa nước nên hút ẩm mạnh, đây là một ưu điểm lớn của vải cotton; Xenlulo tan
trong dung dịch ammoniac đồng amoni Cu(NH3)4(OH)2, và tan trong dung dịch ZnCl2
đậm đặc.
Độ bền với chất khử và chất oxi hóa: Xenlulo kém bền với tác dụng của chất khử
và chất oxi hóa. Dưới tác dụng của chất oxi hóa, các nhóm –OH bị oxi hóa thành các
nhóm –COOH hay –CHO làm phá vỡ các liên kết glucozit thậm chí cả vòng Piran.
* Tính chất sinh học
Độ bền với vi sinh vật: vì xenlulo chứa một hàm lượng ẩm cao là môi trường
thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
1.2.2. Xơ Polyeste [8, 9, 10]
a. Sự ra đời và quá trình sản xuất
Xơ polyeste, viết tắt là PET được sản xuất đầu tiên ở Anh năm 1950 với tên là
terilen, sau đó được sản xuất ở các nước khác với các tên khác nhau như: Vicron,
SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58


GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

21

Dacron, Kodel, Teron… Đến nay có hơn 30 nước và gần 100 hãng sản xuất xơ
polyeste. Do có nhiều tính chất quý nên vài chục năm gần đây xơ polyeste có nhịp
điệu phát triển đứng hàng đầu so với các loại xơ tổng hợp khác [6].
Xơ PET là sản phẩm của sự trùng hợp hóa ngưng tụ giữa axit tereftalic và etylen
glycol. Để hình thành xơ PET người ta gia nhiệt cho nhựa polyeste chảy lỏng và ép
qua các lỗ phun theo nguyên tắc của phương pháp khô. Tuy nhiên, khi gia nhiệt cần
phải giữ cho nhiệt độ luôn trong khoảng 270-275°C, vì nếu nhiệt độ tăng đến 285°C
thì polyeste sẽ bị nhiệt hủy. Cũng giống như xơ polyamide, sau khi xơ được hình thành
thì được kéo giãn, ổn định nhiệt, bôi trơn và đánh ống.

Hình 1.7. Phương trình phản ứng tạo ra PET [11].
b. Đặc điểm cấu trúc
Do hai monomer ban đầu để tạo Polyeste kéo sợi đều là những hợp chất có tính
chất đối xứng cao, chúng kết hợp với nhau trong mạch đại phân tử theo một trình tự
luôn phiên đều đặn để tạo ra mắt xích có dạng tổng quát:
-[CO-C6H4-CO-O-(CH2)2-O-]Bởi vậy đại phân tử của Polyeste thể hiện tính chất bất đối xứng rất cao giữa
chiều dọc và ngang. Mặt khác các nhóm (CO-C6H4-CO-) kém linh động, khó quay tự
do, các nhân thơm hầu như được phân bố trong cùng một mặt phẳng trong mạch, làm
cho các đại phân tử của Polyeste kém linh động, dễ kết bó chặt với nhau. Ngoài ra
nhóm este do liên hợp với nhân thơm nên có độ phân cực lớn. Chính vì vậy đã làm cho
xơ polyeste đều đặn, ít gấp khúc, không phân nhánh và có độ định hướng cao với trục
xơ. Phân tử của chúng nằm rất sát nhau tạo nên các vùng vi kết tinh bền vững làm cho

độ bền của xơ tăng lên, đồng thời làm cho xơ trở nên khó nhuộm màu hơn.
c. Tính chất của xơ polyeste
* Tính chất vật lý
Khối lượng riêng: 1,38g/cm3 (cao hơn của Polyamide).
Khả năng hút nước: Do chứa ít nhóm ưa nước, lại có cấu trúc chặt chẽ nên xơ
Polyeste có hàm ẩm rất thấp, ở điều kiện tiêu chuẩn hàm ẩm của xơ polyeste chỉ là
0,4%. Vì hàm ẩm rất thấp nên xơ polyeste có khả năng cách điện cao, đồng thời dễ gây
SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

22

tĩnh điện và gây khó khăn trong quá trình dệt. Cũng chính vì vậy mà xơ PET rất khó
nhuộm, chỉ có thể nhuộm bằng các thuốc nhuộm có tính chất kị nước tương tự giống
xơ như là thuốc nhuộm phân tán, nhuộm ở nhiệt độ cao…
Độ bền nhiệt: trong mạch đại phân tử của xơ polyeste có chứa các nhân thơm nên
độ bền nhiệt vượt xa các xơ khác (trừ xơ tetrafloroetylen). Ví dụ: khi gia nhiệt ở 150°C
trong 1000 giờ liền thì xơ polyeste giảm 50% độ bền nhưng với những xơ khác thì chỉ
trong 200-300 giờ đã giảm đi 50% độ bền nhiều xơ khác còn bị phá hủy hoàn toàn. Ở
235°C xơ Polyeste mất độ định hướng các đại phân tử; 265°C xơ bị nóng chảy; Đến
275°C xơ bắt đầu bị phá hủy. Do đó các loại vải làm từ nguyên liệu Polyeste chỉ được
phép xử lý ở nhiệt độ dưới 235°C.
Độ bền ánh sáng: Cũng giống như các xơ dệt khác, xơ Polyeste cũng bị giảm bền
dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, nhất là khi chịu tác dụng của các tia sáng có bước
sóng trong khoảng =300-330 μm. Xơ Polyeste có độ bền ánh sáng tốt hơn tất cả các
xơ thiên nhiên và xơ hóa học (ngoại trừ xơ polyacrylonitrin).

* Tính chất cơ học
Độ bền đứt: Xơ Polyeste là loại xơ tổng hợp có độ bền cao. Độ bền đứt của nó
cao hơn từ 2-2,5 lần so với xơ visco, ở trạng thái ướt độ bền của nó chỉ giảm 10%, với
các loại sợi xe đạt tới 60-70km. Trị số này còn có khả năng tăng nữa nếu như xơ được
kéo giãn ở những điều kiện thích hợp làm cho các mạch đại phân tử có thể nằm thật sát
nhau và hình thành các miền tinh thể nhiều hơn.
Độ đàn hồi: Do cấu hình của mạch đại phân tử có hình zic zắc giống như của cao
su nên xơ Polyeste có khả năng đàn hồi lớn và modun đàn hồi cao. Nếu như bị kéo
giãn 5-6% thì xơ polieste có khả năng biến dạng thuận nghịch hoàn toàn và có thể trở
về trạng thái ban đầu. Chính nhờ khả năng này mà xơ thường được pha trộn với các xơ
thiên nhiên dễ bị nhàu như cotton, visco để tăng khả năng chống biến dạng của sản
phẩm giúp sản phẩm giữ được hình dạng bề mặt, ít bị nhàu sau mỗi lần giặt, và giữ
nếp sau khi là.
Độ bền mài mòn: Do xơ Polyeste có cấu trúc chặt chẽ, tỷ lệ những phần kết tinh
cao nên nó kếm bền với ma sát do đó ít được dùng để dệt găng tất.
* Tính chất hóa học
Độ bền với axit: Xơ Polyeste tương đối bền với tác dụng của axit. Hầu hết các
axit vô cơ và hữu cơ với nồng độ không cao lắm ở nhiệt độ thường đều không ảnh
hưởng gì đến độ bền của xơ polyeste, chỉ ở trên70°C với nồng độ axit cao (H2SO4 trên
70%, HNO3 trên 60%) xơ Polyeste mới bị axit dần phá hủy.
SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

23

Độ bền với kiềm: Xơ Polyeste kém bền với tác dụng của kiềm. Khi đun sôi lâu

trong xút 1% xơ polyeste bị thủy phân. Trong dung dịch xút 40%, KOH 50% ở nhiệt
độ thường xơ bị phá hủy mạnh, ở nhiệt độ sôi xơ bị phá hủy hoàn toàn; sở dĩ xơ
Polyeste kém bền với kiềm vì trong mạch phân tử của chúng có chứa nhóm este dễ bị
thủy phân. Người ta lợi dụng tính chất này của PET để xử lý giảm trọng cho PET.
Độ bền với muối axit và muối bazo: Tác dụng của các muối axit và bazo tới xơ
PET tương tự tác dụng của axit và bazo nhưng yếu hơn.
Khả năng hòa tan: Xơ polyeste bền với tác dụng của các dung môi hữu cơ thông
thường như: axeton, benzen, tetraclorua cacbon, toluen, rượu v.v… Nhưng bị hòa tan
khi đun sôi trong m-crezol, o.clofenol; trong hỗn hợp gồm 7 phần triclo-fenol và 10
phần fenol; hoặc trong hỗn hợp 2 phần tetraclo etan và 3 phần fenol ( theo khối
lượng)...
Độ bền với chất khử và chất oxi hóa: Với các chất oxi hóa và chất khử xơ
Polyeste cũng tương đối bền. Thí dụ khi gia công xơ bằng dung dịch NaClO chứa 5g/l
Clo hoạt động với trị số pH= 7-10 ở nhiệt độ trong vòng 1 tuần lễ, độ bền của xơ
không thay đổi đáng kể, hoặc khi chịu tác dụng của dung dịch Na2S2O4 ở 80°C trong
vòng 3 ngày độ bền của xơ cũng không thay đổi.
* Tính chất sinh học
Độ bền với vi sinh vật: PET rất bền với tác dụng của vi sinh vật và nấm mốc.
1.3. Tổng quan về công nghệ và hóa chất sử dụng cho vải Pe/Co
1.3.1. Tiền xử lý [9]
Tiền xử lý là công đoạn quan trọng để đạt được chất lượng nhuộm và xử lý hoàn
tất tốt do các sản phẩm mộc đều khô cứng khó thấm các dung dịch hóa chất khác. Quá
trình tiền xử lý là làm sạch các tạp chất có trên vải để tăng khả năng thấm hút hóa chất
và thuốc nhuộm cho vải, giúp cho quá trình nhuộm đều màu hơn, đảm bảo sản phẩm
sau nhuộm sâu màu, màu được tươi ánh. Vải pha Pe/Co gồm các tạp chất của xơ bông
và tạp chất của xơ PET vì vậy để tiền xử lý cho loại vải này cần phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
 Phải đảm bảo xử lý sạch cả hai thành phần xơ của vải với mức độ cho phép;
 Phải hạn chế đến mức thấp nhất khả năng làm tổn hại một trong các thành
phần của vải;

 Phải đảm bảo quy trình công nghệ gọn nhẹ, không quá kéo dài.

SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


ĐỒ ÁN THIẾT KẾ

24

a. Tạp chất trong vải
* Tạp chất trong xơ bông
Tạp chất trong xơ bông gồm có hợp chất chứa Nitơ, sáp thực vật, pectin, lignin,
chất màu thiên nhiên, tro.
Hợp chất chứa Nitơ: Hợp chất này được chia làm hai phần, phần thứ nhất chiếm
15-17% khối lượng chung và có thể tách ra khỏi xơ khi xử lý với nước cất ở 60°C
trong thời gian 60 phút, phần thứ hai chiếm 80-85% khối lượng chung nhưng phần này
khó tách hơn và khi gia công với dung dịch xút loãng ở nhiệt độ sôi trong nhiều giờ nó
cũng không bị tách khỏi xơ hoàn toàn.
Sáp thực vật: Là hỗn hợp phức tạp của các hợp chất hữu cơ khác nhau, được tách
ra khỏi xơ bằng biện pháp nhũ hóa bằng dung dịch của các chất hoạt động bề mặt.
Pectin: Thành phần chủ yếu của pectin là axit pectic, gồm có phần không tan
trong nước và phần tan trong nước. Xơ bông càng chín thì hàm lượng pectin càng
thấp. Có thể tách hoàn toàn pectin ra khỏi xơ bông bằng dung dịch kiềm ở nhiệt độ
cao.
Lignin: Có cấu tạo phức tạp và có thể làm sạch bởi các tác nhân clo hóa, oxi hóa,
kiềm hóa để hòa tan tách ra khỏi vải.
Chất màu thiên nhiên: Xơ càng non chất màu thiên nhiên càng nhiều, chất màu
thiên nhiên thường ở dạng pigment được tách ra khỏi xơ bởi tác nhân oxi hóa vì thế

quá trình tẩy trắng chất màu thiên nhiên sẽ bị loại ra khỏi vải.
Tro: Độ chín của xơ càng cao thì độ tro của xơ càng giảm, thành phần tro gồm
có: Fe2O3, Al2O3, CaO, NaCl, MgO. Muối Canxi và Kali chiếm gần 90% tổng số
lượng tro.
* Tạp chất trong xơ PET
Tạp chất trong xơ PET là những chất chống tĩnh điện, chất bôi trơn và dầu mỡ
bán vào vải trong quá trình dệt. Khi nấu bằng dung dịch kiềm một phần những chất
này sẽ chuyển thành dạng xà phòng và hòa tan vào dung dịch nấu, phần còn lại sẽ tách
khỏi vải nhờ tác dụng của quá trình nhũ hóa của chất trợ (hay còn gọi là chất tẩy rửa,
chất hoạt động bề mặt).

SVTH: Phạm Thị Ngọc - Nhuộm K58

GVHD: TS. Đoàn Anh Vũ


×