Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tieu luan kinh te truyen thong cân bằng lợi ích kinh tế và vai trò tham gia quản lý nhà nước của báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.28 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Truyền thông là một ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại. Điều đó ngày
càng được thể hiện trong các chủ trương chính sách của Đảng. Truyền
thông càng ngày càng mang lại thu nhập đáng kể cho kinh tế quốc dân,
đóng góp lớn vào ngân sách nhờ các khoản doanh thu mang lại từ quảng
cáo ngày càng cao. Các công ty truyền thông hiện nay có khả năng chi
phối không chỉ trong ngành của mình mà cả các lĩnh vực khác. Đó là thực
tế hiển hiện về sự phát triển của truyền thông hiện nay. Có thể thấy điều
này ở sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các mô hình có thể tạm coi là
tập đoàn truyền thông.
Chẳng hạn, Thông tấn xã Việt Nam là tập đoàn truyền thông rất
mạnh, trong đó có nhiều lĩnh vực: báo in, báo ảnh, báo hình... Đài Truyền
hình Việt Nam cũng là một tập đoàn truyền thông khi hệ thống truyền
hình lan tỏa khắp cả nước, đồng thời phát triển cả tờ tạp chí riêng, và bắt
đầu mở rộng sang một số lĩnh vực nhỏ khác. Nhà xuất bản Giáo dục với
khoảng 4900 nhân viên, có chi nhánh và hệ thống công ty sách, thiết bị
giáo dục khắp các tỉnh thành, được tổ chức dưới mô hình công ty mẹ con
với 67 công ty, 4 tờ báo, 1 trung tâm sản xuất các đồ dùng học tập hoạt
động trong nhà trường. Hiện nay ở TP Hồ Chí Minh có Tổng công ty văn
hóa Sài Gòn, cũng tổ chức dưới mô hình công ty mẹ con, có hãng phim,
2 nhà xuất bản và nhiều tờ báo… Rõ ràng lĩnh vực truyền thông hiện nay
phát triển rất nhanh và mạnh, mô hình hoạt động giống như nhiều tổ chức
kinh tế khác. Vì vậy, phát triển kinh tế truyền thông đang trở thành nhu
cầu bức thiết.
Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta đã dần xóa
bỏ bao cấp trong sản xuất kinh doanh – một xu hướng tất yếu thúc đẩy
nền kinh tế đất nước phát triển. Trong điều kiện đó, báo chí – một công
cụ giáo dục, tuyên truyền, tổ chức; một công cụ chính trị đặc biệt quan

1



trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã được không ít
người nhấn mạnh về tính chất hàng hóa. Do vậy, không ít quan điểm cho
rằng hoạt động báo chí hiện nay là một hoạt động sản xuất kinh doanh,
tuân theo quy luật thị trường. Vấn đề này cần được nghiên cứu và xem
xét một cách đầy đủ, khách quan và rõ ràng hơn, để phân định vai trò,
chức năng của báo chí trong đời sống xã hội hiện nay. Không thể phủ
nhận rằng, vấn đề đảm bảo, cân đối thu chi có vai trò vô cùng quan trọng
với sự phát triển của một cơ quan báo chí. Song phải khẳng định lại rằng,
báo chí cần đặt lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên tất cả.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ đó được đặt ra ngày càng cấp bách.
Làm sao để cân bằng lợi ích kinh tế, các cơ quan báo chí có đủ điều kiện
cân đối thu chi, song vẫn hoàn thành tốt vai trò tham gia vào công tác
quản lý xã hội, đó dường như vẫn là bài toán khó đối với các cơ quan
quản lý nói chung và mỗi cơ quan báo chí nói riêng.

2


NỘI DUNG
Trước hết, phải khẳng định rằng việc thừa nhận và cho phép phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là
một bước ngoặt lớn không chỉ với phát triển xã hội mà cả nền kinh tế.
Điều này đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, trong đó có báo chí. Cơ sở kinh tế đã tạo điều kiện để báo chí phát
triển thích ứng với cơ chế mới, đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng cao
và quyền được thông tin của nhân dân, thu hút đông đảo lực lượng công
chúng báo chí.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta phải đảm bảo cho

sự hoạt động của báo chí phù hợp với tình hình đất nước. Do đó, Đảng
lãnh đạo báo chí xuất phát từ đặc điểm của báo chí trong cơ chế thị
trường. Như vậy, hoạt động báo chí phải vừa đảm bảo lợi ích chính trị xã hội, vừa đảm bảo lợi ích kinh tế. Điều này thực sự là một bài toán khó
đối với cả cơ quan quản lý lẫn cơ quan chủ quản báo chí.
Bên cạnh nhiều cơ quan báo chí đang được bao cấp và có thêm
nguồn thu từ quảng cáo, một số toà soạn báo mạng hiện nay phải tự hạch
toán, trang trải mọi chi phí hoạt động, đảm bảo thu nhập cho cán bộ nhân
viên, đồng thời đầu tư vào kỹ thuật, công nghệ để nâng cao chất lượng tờ
báo. Rất nhiều khoản chi tiêu như vậy chỉ trông chờ vào một nguồn thu
duy nhất từ quảng cáo. Trong khi đó, để có quảng cáo, tờ báo phải được
nhiều người biết đến, đồng nghĩa với số lượng phát hành phải lớn, hoặc
số lược truy cập phải cao. Trong cuộc chiến tranh giành độc giả này,
không phải tờ báo, hay kênh truyền thanh, truyền hình nào cũng đảm bảo
luôn luôn cập nhật được những tin bài có chất lượng cao để tạo được
niềm tin với công chúng. Vì vậy, nhiều đơn vị đã chọn phương hướng
hoạt động khác, nhắm vào thị hiếu thích khám phá những câu chuyện giật

3


gân, ly kỳ của độc giả. Những tin bài thiếu chất lượng này không đòi hỏi
ở người viết quá nhiều kĩ năng. Bên cạnh đó, nó cũng thu hút độc giả
không kém gì những tin bài có chất lượng thực sự.
Thực tế hiện nay cho thấy, không ít tờ báo, cơ quan báo chí quá coi
trọng đến mục đích kinh doanh mà quên đi vai trò chính của báo chí là
tham gia vào quản lý nhà nước, định hướng dư luận xã hội. Tuy nhiên,
trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nhiều tờ báo đã bị cuốn theo vòng
xoáy của sự thương mại hoá. Những thông tin giật gân, câu khách được
đăng tải ồ ạt trên hàng loạt các tờ báo chính là minh chứng cho điều đó.
Ngày nay, khi mở nhiều tờ báo in, hoặc các trang báo mạng, chúng

ta dễ dàng thấy đăng tải hàng loạt các tin bài, hình ảnh mang tính giật
gân, câu khách. Những tin bài này thuộc đủ mọi thể loại, từ văn hoá, xã
hội cho tới khoa học, giải trí. Phần lớn trong số này là những vụ việc giết
người, cướp của, hiếp dâm, những hành vi mang tính bạo lực, những câu
chuyện đời tư, thầm kín của người nổi tiếng, những bức ảnh hở hang,
phản cảm.... Và có một thực trạng đáng buồn là những thông tin này
thường nằm trong mục những tin bài được đọc nhiều nhất của các trang
báo mạng. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của thông tin giật gân, kích
thích sự tò mò của người đọc.
Thông tin giật gân chỉ giúp thoả mãn thị hiếu tầm thường của độc
giả. Thông qua những chi tiết, ngôn từ, hình ảnh... thông tin giật gân tác
động mạnh đến người đọc, gây cho họ ấn tượng và nhanh chóng bị thu
hút. Lợi thế của loại thông tin này là đánh trúng vào trí tò mò và sở thích
“buôn chuyện”, vốn là đặc điểm từ ngàn đời nay của con người. Bởi vậy,
thông tin giật gân cũng chiếm được sự quan tâm ngang bằng, thậm chí là
hơn so với nhiều thông tin chính thống khác.
Tuy nhiên, sức tác động của loại thông tin này lại không theo chiều
hướng tích cực. Các tổ chức, cá nhân lợi dụng tung tin giật gân để đánh
bóng tên tuổi, một số trang báo mạng lạm dụng thông tin giật gân để tăng
4


lượt truy cập, thu hút quảng cáo.... Những thông tin này có thể chỉ mang
tính vô thưởng vô phạt, để giải trí đơn thuần. Song trong rất nhiều trường
hợp, nó lại gây ra những tác động xấu.
Như vậy, với việc đăng tải các thông tin giật gân, nhiều cơ quan
báo chí đang xa rời tôn chỉ mục đích hoạt động của mình, làm trái với các
chức năng của báo chí. Thay vì định hướng dư luận, quản lý xã hội, xây
dựng đời sống nhân dân, thông tin giật gân trên báo chí đang góp phần
gây mất ổn định đời sống vật chất và tinh thần của công chúng. Độc giả

cũng đang dần hình thành thói quen tìm đến báo chí để cập nhật tin tức
giật gân thay vì để tìm hiểu các thông tin chính trị – xã hội thiết thực
khác. Có thể nói, việc làm này cũng khiến báo chí trở nên mất dần uy tín
trong lòng nhân dân, biến các trang báo trở thành địa chỉ giải trí tầm
thường. Nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời việc thông tin giật gân
trên báo chí, rất có thể nó sẽ còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Không thể phủ nhận rằng mối quan tâm của độc giả dành cho loại thông
tin này là rất lớn. Đưa tin liên tục về những sự kiện được nhiều người
theo dõi đồng nghĩa với việc tăng được “uy tín” của tờ báo. Mặc dù uy
tín đó không được xây dựng trên chất lượng tin bài.
Không thể hoàn toàn đổ lỗi cho lý do tài chính. Song cũng không
thể phủ nhận đây là một yếu tố có sức tác động không nhỏ tới hoạt động
báo chí. Trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh thương mại hoá toàn
cầu hiện nay, xu hướng làm báo – làm kinh tế đang trở nên phổ biến.
Thông tin đã trở thành một món hàng đem lại lợi nhuận không nhỏ. Vì
vậy , nhiều tờ báo sẵn sàng “bán” cho độc giả những thông tin mang lại
cho họ lợi nhuận cao nhất, bất kể chất lượng của thông tin đó ra sao. Các
trang tin tức ra đời, công khai hoạt động với mục tiêu “cập nhật nhanh
chóng nhất những tin tức thời sự trong ngày”. Song “tin tức thời sự” đó
không gì khác hơn là những vụ án bạo lực, ly kỳ, những câu chuyện đời

5


tư, cá nhân của người nổi tiếng, những bức ảnh phụ nữ hở hang, phản
cảm....
Bênh cạnh những trang tin tức này, trên nhiều tờ báo mạng, thông
tin giật gân cũng đang lấn át các tin tức chính trị – xã hội khác. Ở đây,
việc đảm bảo lợi ích kinh tế còn là để đảm bảo phục vụ cho một mục đích
khác lớn hơn, đó là “làm báo”. Mặt khác, việc đăng tải thông tin giật gân

cũng xuất phát từ lý do “có cung, có cầu”. Nhiều tờ báo phải lấy thông tin
giật gân “nuôi” thông tin chính trị – xã hội, vừa tạo được môi trường để
làm báo thực sự, mà vẫn thu hút được độc giả, thu được lợi nhuận kinh
tế, đảm bảo cho hoạt động của toà soạn được vận hành thông suốt.
Như vậy, việc phải đảm bảo lợi ích kinh tế cũng là một lý do khiến
nhiều tờ báo sa vào tình trạng thông tin giật gân, câu khách nhằm thu hút
độc giả. Mặt khác, việc thông tin giật gân cũng xuất phát từ chính nhu
cầu của công chúng. Hơn ai hết, các cơ quan báo chí hiểu được giá trị của
thông tin, nhưng không phải tờ báo nào cũng biết sử dụng thông tin ấy
đúng mục đích.
Trong xã hội tư bản không thiếu những công ty, những ông chủ
trong lĩnh vực truyền thông thực sự giàu có, nắm độc quyền nhiều lĩnh
vực thông tin và lũng đoạn mạnh mẽ đến công chúng. Song thu nhập của
các công ty, các ông chủ này có được không phải bằng cách chỉ đăng tải
những thông tin giật gân, câu khách. Họ thu lãi qua hàng loạt ấn phẩm
khác, qua kinh doanh phương tiện in ấn, truyền thông và nhiều ngành
nghề khác. Trên từng ấn phẩm, họ thu được quảng cáo lớn. Xét đến cùng,
đây là sự tài trợ của các tập đoàn kinh tế đối với những tờ báo, đổi lại họ
đạt được mục đích thương mại nhờ các phương tiện truyền thông này.
Thu nhập từ quảng cáo ở nhiều quốc gia lớn tới mức nếu không đạt được
60% doanh thu thì tờ báo khó có thể tồn tại được. Chính nhờ đó, các công
ty, các chủ báo thu lợi nhuận lớn nhưng vẫn bán báo rất rẻ, hợp với túi
tiền của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là người lao động. Vì
6


vậy, báo chí của họ thâm nhập khá sâu vào công chúng, thực hiện được
nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan báo chí.
Tuy nhiên, đối với báo chí cách mạng của ta, thì không thể coi các
sản phẩm báo chí là món hàng hóa thông thường, theo kiểu “mạnh ai nấy

làm”. Càng không thể chỉ chạy theo thị hiếu hay buông lỏng quản lý, nhất
là về nội dung và chất lượng của từng ấn phẩm, từng tờ báo. Chúng ta
cũng không thể chấp nhận kiểu làm báo bất chấp mọi giá trị đạo đức, lối
sống, tư tưởng để có thể bán được nhiều báo, được nhiều người mua, và
thu lãi lớn. Nói như vậy không có nghĩa là là trong lĩnh vực xuất bản, báo
chí, chúng ta không quan tâm đến vấn đề kinh doanh, đến tính toán lỗ lãi,
đến nắm bắt thị trường… Nhưng nếu chỉ xem xét báo chí như một món
hàng tiêu dùng thuần túy thì việc kinh doanh báo chí không thể tránh
khỏi những lệch lạc, làm cho báo chí xa rời mục đích, nhiệm vụ chính trị
của nó.
Thực tế cũng cho thấy, đã có nhiều cơ quan báo chí vừa làm khá
tốt vai trò tham gia vào quản lý nhà nước, định hướng dư luận xã hội,
đồng thời cũng hoàn toàn tự mình sống được, thậm chí là sống khỏe. Có
thể kể ra một vài cái tên như Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh, Thanh niên, Sài
Gòn giải phóng… hiện có số lượng phát hành khá lớn, thu hút được
nhiều quảng cáo, tự hạch toán kinh doanh có lãi, tích lũy được vốn lớn,
ngoài ra còn kinh doanh nhiều lĩnh vực khác ngoài báo chí. Có thể thấy ở
nước ta các tờ báo có số phát hành lớn, có uy tín, kinh doanh có lãi đang
chuyển hướng kinh doanh tổng hợp, hình thành các tập đoàn truyền
thông. Với những đơn vị này, việc đầu tư vào chuyên môn, nâng cao chất
lượng các ấn phẩm luôn nhằm hai mục đích: phục vụ bạn đọc tốt hơn và
kinh doanh có lã. Kinh doanh có lãi hỗ trợ báo chí mở rộng địa bàn phát
hành, tăng thêm bạn đọc. Trong hoàn cảnh ấy, những tờ báo không kịp
thời đổi mới , bị thua lỗ có thể phải ngừng hoạt động.

7


Rõ ràng, báo chí cách mạng đặt trong bối cảnh cơ chế thị trường sẽ
đặt ra yêu cầu cạnh tranh lớn, đồng thời có sự thanh lọc dần. Tuy nhiên,

để sự thanh lọc đó được thực chất hơn, rất cần có sự vào cuộc quản lý của
nhà nước. Với số lượng cơ quan báo chí rất lớn như hiện nay, chúng ta
cần đảm bảo cho những đơn vị làm tốt công tác tham gia quản lý nhà
nước có thể tồn tại được. Việc tạo môi trường cho các đơn vị này giải
quyết bài toán kinh tế là vô cùng quan trọng.
Với sự xuất hiện của các loại hình báo chí mới, phải có sự xác định
cho phép cơ quan báo chí nào được kinh doanh tạo nguồn thu. Cần thực
hiện chặt chẽ và nghiêm túc hơn việc cấp giấy phép hoạt động cho các cơ
quan báo chí. Có các chế tài, quy định cụ thể về việc giám sát hoạt động
của các cơ quan báo chí và nhà báo, kịp thời chấn chỉnh những hành vi vi
phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
Những hướng dẫn pháp lý cụ thể sẽ là căn cứ để người làm báo có
trách nhiệm hơn với thông tin mà họ đưa ra. Đồng thời, việc tạo lập một
hành lang pháp lý vững chắc cũng đảm bảo cho người dân cùng tham gia
quản lý báo chí, cùng Đảng và Nhà nước căn cứ vào đó dể giám sát và
quản lý báo chí có hiệu quả hơn. Đây chính là điều kiện để khuyến khích
giới báo chí nâng cao tính chuyên nghiệp, một vấn đề mang ý nghĩa lý
luận và thực tiễn nóng hổi hiện nay.

8


KẾT LUẬN
Quản lý báo chí trong thời đại toàn cầu hóa thực sự là một thách
thức không nhỏ đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý loại hình đặc thù
này. Khác với các quốc gia tư bản, báo chí tại Việt Nam không thể phát
triển một cách tự phát, chạy theo lợi ích một người hay một nhóm người
trong xã hội. Báo chí phải đảm bảo thực hiện tốt vai trò tham gia quản lý
nhà nước, định hướng dư luận xã hội. Đồng thời, để tồn tại được, báo chí
cũng phải tự mình giải quyết tốt bài toán thu chi, cân đối lợi ích kinh tế.

Đặt trong hoàn cảnh hiện nay, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cơ quan
báo chí chắc chắn sẽ giúp thanh lọc những tờ báo yếu kém, xa rời tôn chỉ
mục đích hoạt động của báo chí. Tuy nhiên, để làm được điều này, các cơ
quan quản lý nhà nước cũng cần vào cuộc kịp thời và bám sát các diễn
biến của đời sống báo chí để có sự định hướng đúng đắn và phù hợp.

9



×