Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Luận văn thạc sĩ quy trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước của bộ giáo dục và đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.02 KB, 64 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
Lời cảm ơn
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với đề tài Thực trạng và giải pháp
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn Tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, em đã nhận đợc sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy, cô giáo trong Học viện, các cô chú, anh chị công tác trong
Phòng Kinh tế, Văn phòng HĐND UBND huyện Vân Đồn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Học vịên, các thầy,
cô giáo giảng dạy và công tác trong Học viện, đặc biệt là PGS.TS Phạm Kim
Giao đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện giúp em hoàn thành
khoá luận này.
Chọn nghiên cứu đề tài này trong một khoảng thời gian tơng đối ngắn,
việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở bớc đầu, nên không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đợc sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô
và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Thị Mời

Nguyễn Thị Mời

Lớp: KH4A


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Môc lôc

NguyÔn ThÞ Mêi

Líp: KH4A




Khoá luận tốt nghiệp
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế, công nghiệp hoáhiện đại hoá đất nớc xuất phát từ một nớc nông nghiệp đặc thù. Do đó, việc
xác định vai trò của kinh tế nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong
chiến lợc phát triển kinh tế xã hội nớc ta có tầm quan trọng đặc biệt.
Tuy nhiên, nền nông nghiệp nớc ta mang tính thuần nông, công nghệ
lạc hậu dẫn tới cơ cấu nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nông thôn nớc
ta nói chung còn nhiều bất cập, nhất là trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nớc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ơng khoá IX đã
xác định: Trong thời kỳ đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn nớc ta có những bớc
chuyển dịch khá, song về cơ bản còn chậm và cha hiệu quả.
Vì thế trong thời gian tới, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn theo hớng công nghiệp hóa hiện đại hoá để chuyển dịch cơ
cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông
thôn là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của mọi cấp, mọi ngành và mọi tầng
lớp nhân dân.
Tôi sinh ra và lớn lên trên huyện đảo Vân Đồn nên có điều kiện tìm
hiểu những tiềm năng, thế mạnh cũng nh những hạn chế, bất cập hiện nay của
huyện.
Tôi nhận thấy trên địa bàn huyện Vân Đồn, vấn đề chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn rất đợc chú trọng và diễn ra với tốc độ phát triển khá.
Bớc vào thời kỳ đổi mới của đất nớc, việc chuyển dịch cơ cấu ngành
nghề, chuyển đổi tỷ lệ giá trị của các ngành trong tổng giá trị kinh tế của
huyện có nhiều bớc đột phá lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn
trên địa bàn huyện cũng còn gặp không ít khó khăn, hạn chế, đòi hỏi cần phải
có sự xem xét, đánh giá đúng đắn, rút ra những bài học kinh nghiệm để trong

giai đoạn tới góp phần hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vân Đồn nói riêng, và của Quảng Ninh trong
cơ cấu kinh tế cả nớc nói chung.
Vân Đồn là một huyện đảo của Tỉnh Quảng Ninh, có nhiều tiềm năng
thế mạnh phát triển kinh tế nhng cha đợc khai thác hiệu quả, cho nên việc
nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn của huyện đến năm 2020 có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng.
Nguyễn Thị Mời

3

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
Đó là một trong những lý do lớn để khoá luận tốt nghiệp của tôi tập
trung vào vấn đề này, hy vọng đóng góp đợc một số ý kiến nhỏ vào việc
nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn nói
riêng và của cả nớc nói chung, góp phần cùng cả nớc thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ơng khoá IX.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất đợc một số giải pháp chủ yếu
để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn
huyện Vân Đồn và qua đó đóng góp thêm những giải pháp cho việc tiếp tục
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên phạm vi cả nớc.
Với mục đích trên, khoá luận tốt nghiệp có nhiệm vụ nghiên cứu tổng
quan về cơ cấu kinh tế; cơ cấu kinh tế nông thôn; thực trạng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn và trên cơ sở các chủ trơng, đờng
lối, chính sách của Đảng, Nhà nớc về phát triển kinh tế xã hội, phát triển
kinh tế nông thôn đến năm 2020, đa ra những định hớng và giải pháp chủ yếu

để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân
Đồn theo hớng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
3. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp là vấn đề cơ cấu kinh tế
nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hớng công nghiệp hóa
hiện đại hoá.
Đối tợng nghiên cứu cụ thể là cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn theo phơng diện ngành, lĩnh vực, không nghiên cứu theo
các phơng diện khác.
Phạm vi nghiên cứu là thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
của huyện Vân Đồn từ năm 1995 đến nay và một số giải pháp thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Vân Đồn đến
năm 2020 theo hớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
4. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa MácLê nin, t tởng Hồ Chí Minh về nông
nghiệp, nông thôn; các quan điểm, đờng lối, chiến lợc phát triển kinh tế nông
thôn của Đảng ta và lý luận khoa học về quản lý kinh tế nói chung, kinh tế
nông thôn nói riêng.

Nguyễn Thị Mời

4

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
Phơng pháp nghiên cứu của đề tài là tổng hợp, phân tích, so sánh, thống
kê, đối chiếu, suy diễn và quy nạp, tổng quát hoá dựa trên sự lôgic và mối

quan hệ nhân quả của các vấn đề.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận
gồm ba chơng chính:
Chơng I : Những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn và vai trò quản lý của Nhà nớc đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn.
Chơng II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và quản lý
Nhà nớc đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn từ
1995 đến nay.
Chơng III: Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn huyện Vân Đồn đến năm 2020.

Chơng I: những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn và vai trò quản lý của nhà
nớc đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
1.

Những khái niệm cơ bản:

I.1
Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông thôn
1.1.1 Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu đợc dùng để chỉ cách tổ chức, cấu tạo, sự điều chỉnh các yếu tố
tạo nên một hình thể, một vật hay một bộ phận.
Sự phát triển của sản xuất dẫn đến quá trình phân công lao động xã hội.
Tuỳ thuộc vào tính chất sản phẩm, chuyên môn kỹ thuật mà chia thành từng
ngành, lĩnh vực khác nhau. Nhng trong nền sản xuất, các ngành, lĩnh vực này
không thể hoạt động một cách độc lập mà phải có sự tơng tác qua lại lẫn nhau,
hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Từ đó đòi hỏi nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa các bộ phận. Sự
phân công và mối quan hệ hợp tác trong hệ thống thống nhất là tiền đề cho
quá trình hình thành cơ cấu kinh tế.
Theo Các Mác: Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ
sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lợng sản
xuất vật chất.
Nguyễn Thị Mời

5

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các
ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tơng ứng của
chúng và mối quan hệ hữu cơ tơng đối ổn đinh giữa chúng hợp thành
trong một khoảng thời gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan phản ánh trình độ phát triển của
xã hội và các điều kiện phát triển của một quốc gia. Sự tác động từ chiến lợc
phát triển kinh tế, hay sự quản lý của Nhà nớc có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong một thời gian nhất định chứ không thể
thay đổi hoàn toàn nó.
Mặt khác, cơ cấu kinh tế lại mang tính lịch sử xã hội nhất định. Cơ cấu
kinh tế đợc hình thành khi quan hệ giữa các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế
đợc thiết lập một cách cân đối và sự phân công lao động diễn ra một cách hợp
lý.
Sự vận động và phát triển của lực lợng sản xuất là xu hớng phổ biến ở
mọi quốc gia. Song mối quan hệ giữa con ngời với con ngời, con ngời với tự
nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc

gia lại có sự khác nhau. Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản xuất, đặc
trng văn hoá- xã hội và các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc. Các nớc có hình
thái kinh tế- xã hội giống nhau nhng vẫn có sự khác nhau trong việc hình
thành cơ cấu kinh tế, bởi vì điều kiện kinh tế- xã hội, chiến lợc phát triển của
mỗi nớc có sự khác nhau.
Cơ cấu kinh tế đợc hình thành một cách hợp lý khi chủ thể quản lý Nhà
nớc có khả năng nắm bắt các quy luật khách quan, đánh giá đúng nguồn lực
trong nớc và nớc ngoài để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình hình
thành cơ cấu kinh tế. Nhng sự tác động này không mang tính áp đặt ý chí mà
là sự tác động mang tính định hớng.
Cơ cấu kinh tế đợc xem xét dới các góc độ khác nhau nh: cơ cấu ngành
kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Đây là ba bộ phận
cơ bản và có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, cơ cấu ngành kinh tế có vị
trí chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của mọi quốc gia.
- Cơ cấu ngành kinh tế:
Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các nhóm ngành hợp thành các tơng
quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc
dân. Cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển
của lực lợng sản xuất của nền kinh tế.
Hiện nay cơ cấu ngành kinh tế đợc phân theo ba nhóm chủ yếu sau:

Nguyễn Thị Mời

6

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
+ Nhóm ngành nông nghiệp: Gồm nông, lâm, ng nghiệp.

+ Nhóm ngành công nghiệp: Gồm công nghiệp và xây dựng.
+ Nhóm ngành dịch vụ: Gồm thơng mại và dịch vụ.
- Cơ cấu vùng kinh tế:
Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ đợc hình thành bởi việc bố trí sản
xuất theo không gian địa lý. Trong cơ cấu vùng kinh tế có sự biểu hiện của cơ
cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Tuỳ theo tiềm năng
phát triển kinh tế, gắn liền với sự hình thành và phân bố dân c trên lãnh thổ để
phát triển tổng hợp hay u tiên một vài ngành kinh tế nào đó. Cơ cấu kinh tế
theo vùng lãnh thổ phản ánh khả năng khai thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế
xã hội của mỗi vùng trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
- Cơ cấu thành phần kinh tế:
Cơ cấu kinh tế gắn với chế độ sở hữu nhất định về t liệu sản xuất sẽ
hình thành nên cơ cấu thành phần kinh tế.
Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ
chức sản xuất kinh doanh và mọi nguồn lực phát triển của mọi thành viên
xã hội.
1.1.2 Cơ cấu kinh tế hợp lý:
Cơ cấu kinh tế hợp lý là một cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản
xuất mở rộng trên địa bàn lãnh thổ trong khoảng thời gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế đợc coi là hợp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với các quy luật khách quan
+ Cơ cấu kinh tế phản ánh đợc khả năng khai thác, sử dụng nguồn lực
kinh tế trong nớc và đáp ứng đợc yêu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực,
nhằm tạo ra sự cân đối, phát triển bền vững.
+ Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của khu vực
và thế giới.
1.1.3 Cơ cấu kinh tế nông thôn:
Cơ cấu kinh tế nông thôn là một phân hệ trong cơ cấu nền kinh tế quốc
dân thống nhất. Nó vừa thể hiện cơ cấu kinh tế theo địa bàn lãnh thổ vừa thể
hiện cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực.

Nh vậy, cơ cấu kinh tế nông thôn là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ
phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tơng ứng và mối quan hệ hữu cơ tơng đối
ổn định giữa chúng trên địa bàn nông thôn.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng ta tiếp cận khái niệm cơ
cấu kinh tế nông thôn theo cấu trúc cơ bản nhất của nền kinh tế, đó là các
Nguyễn Thị Mời

7

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
ngành, lĩnh vực kinh tế trên địa bàn nông thôn. Trong ngành và lĩnh vực thì
nông nghiệp theo nghĩa rộng và công nghiệp là quan trọng nhất, song để phát
triển đợc phải có hệ thống dịch vụ phù hợp.
1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình vận động của các bộ phận,
thành phần trong nền kinh tế, là sự biến đổi phá vỡ cơ cấu cũ và sự điều
chỉnh để tạo ra cơ cấu kinh tế mới ổn định, cân đối.
* Để đánh giá mức độ, kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, ngời ta thờng căn cứ vào các tiêu chí:
- Tỷ trọng và vị trí, tác động của các ngành phi nông nghiệp( công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ) trong nền kinh tế.
Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp càng cao thì cơ cấu kinh tế có trình
độ càng cao. Hiện nay, ngời ta thờng cho rằng một nền kinh tế đang phát triển
muốn trở thành một nền kinh tế công nghiệp hoá thì phải giảm đợc tỷ trọng
nông nghiệp xuống dới 20% GDP, nâng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ mỗi
ngành lên mức trên dới 40% GDP. Đối với các nền kinh tế công nghiệp hoá

cao thì tỷ trọng nông nghiệp phải giảm dới 10%, thậm chí dới 5%.
- Sự liên kết giữa các ngành, giữa các lãnh thổ:
Sự liên kết đợc thể hiện qua mối quan hệ phối hợp hoặc cung cấp thiết
bị, công nghệ, nguyên vật liệu, dịch vụ, cũng nh kết hợp tạo ra sản phẩm cuối
cùng một cách có hiệu quả. Sự thay đổi cơ cấu vùng theo hớng công nghiệp
hoá có thể đợc đo bằng các tiêu chí nh : Mức độ đô thị hoá, sự tăng trởng thực
tế của các khu vực công nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu lao động và dân c.
- Trình độ công nghệ và sức cạnh tranh giữa các ngành :
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tính chất công nghiệp hóa nông
nghiệp thể hiện ở mức độ chuyển hớng các phơng pháp canh tác thủ công cổ
truyền, giảm các phơng pháp canh tác thô sơ, tăng các hoạt động canh tác
bằng phơng pháp công nghiệp, áp dụng cách mạng xanh, cách mạng trắng, cơ
khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá, vi sinh hoá
Trong công nghiệp, đó là mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ hiện đại vào sản xuất.
* Cơ cấu kinh tế ở nớc ta và các nớc trên thế giới chuyển dịch theo các
xu hớng sau:

Nguyễn Thị Mời

8

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
- Xu hớng chuyển dịch từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế
hàng hoá.
- Xu hớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng tăng nhanh tỷ trọng
trong công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp.

- Xu hớng chuyển dịch từ cơ cấu nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế
mở, hớng xuất khẩu.
- Xu hớng chuyển dịch từ nền kinh tế với công nghệ cũ, lạc hậu, năng
suất lao động thấp, chất lợng sản phẩm kém sang nền kinh tế cơ giới hoá với
công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, năng suất lao động và chất lợng sản
phẩm cao hơn, từng bớc chuyển sang nền kinh tế tri thức với công nghệ cao,
điện tử hoá, tin học hoá, tự động hoá và đội ngũ lao động trí tuệ đông đảo.
1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn :
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hớng công nghiệp hoá - hiện
đại hoá là quá trình tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động trong các
ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động
trong nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.
Đối với nông thôn của nớc ta hiện nay, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai
trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của khu vực nông thôn. Tuy
nhiên, mức sống của ngời dân ở khu vực nông thôn nhìn chung còn thấp và
chênh lệch nhiều so với khu vực thành thị.
Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là giảm dần tỷ trọng
và lao động khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng và lao động khu vực công
nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Đi liền với quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế là sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống ngời dân
nông thôn.
Trong cơ cấu kinh tế nông thôn khi chuyển dịch, mặc dù tỷ trọng khu
vực nông nghiệp giảm, nhng giá trị sản phẩm lại không ngừng tăng lên nhờ
ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến.
Ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển theo hớng tận dụng nguồn
nguyên liệu và lao động tại chỗ, hỗ trợ và thúc đẩy ngành nông nghiệp phát
triển, tạo ra mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa nông nghiệp- công nghiệp- dịch
vụ trên địa bàn nông thôn.
2. vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đối

với sự phát triển kinh tế- xã hội nông thôn.

Nguyễn Thị Mời

9

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
Phát triển kinh tế- xã hội, CNH- HĐH nông thôn là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nớc.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ơng khoá IX đã chỉ
rõ :
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn theo hớng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao
động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm và
lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch
phát triển nông thôn, bảo vệ môi trờng sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây
dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn
minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ở
nông thôn.
Đây chính là sự kế tục và phát triển một trong những tinh thần cơ bản
của các Nghị quyết Đại hội VIII và IX của Đảng về công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nớc: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hớng sản xuất
hàng hoá gắn với thị trờng trong và ngoài nớc.
Từ cách xác định trên ta thấy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là
vấn đề quan trọng nhất trong nội dung công nghiệp hoá - hiên đại hoá nông
thôn.

Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đối với sự phát triển
kinh tế- xã hội nông thôn thể hiện nh sau :
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đảm bảo sự ổn định, tạo ra sự
cân đối trong phát triển sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn, đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn nông thôn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn giúp khai thác hiệu quả các
tiềm lực kinh tế, tài nguyên, lao động, kỹ thuật tại khu vực kinh tế nông thôn;
nâng cao chất lợng, khả năng cạnh tranh trên thị trờng của các sản phẩm hàng
hoá, góp phần tích cực vào công cuộc hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế,
mà trớc hết là hợp tác về mặt kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn giúp phát triển có hiệu quả nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phá vỡ nền kinh tế lạc hậu trớc đây của
Việt Nam; giúp thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại
hoá đất nớc, tạo nền tảng kinh tế vững chắc trong công cuộc xây dựng CNXH
ở nớc ta.

Nguyễn Thị Mời

10

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn giúp nâng cao mức sống, cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần của ngời dân nông thôn, thu hẹp dần khoảng
cách giữa nông thôn và thành thị, góp phần thực hiện mục tiêu Xã hội công
bằng, dân chủ của Nhà nớc ta.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn là nền tảng để nớc ta
chuyển sang nền kinh tế tri thức theo tiến trình phát triển chung của nhân loại.

3. Những nhân tố tác động đến quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông thôn luôn luôn biến đổi, chuyển
dịch dới tác động của nhiều nhân tố : nhân tố bên trong bên ngoài, nhân tố
khách quan chủ quan. Trong những nhân tố tác động, có những nhân tố
tích cực thúc đẩy phát triển, song cũng có những nhân tố hạn chế, kìm hãm sự
chuyển dịch và phát triển. Các nhân tố ảnh hởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn có thể chia thành các nhóm sau:
3.1 Nhóm nhân tố tác động từ bên trong :
3.1.1 Nhân tố thị trờng và nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của xã hội:
Thị trờng là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, ảnh hởng đến sự
hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông thôn
nói riêng. Nhân tố thị trờng tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu các ngành
kinh tế ở nông thôn, thể hiện nh sau:
- Tạo ra quá trình mở rộng và khai thác tiềm năng cho sự phát triển của
các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
- Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội, đa dạng hoá ngành nghề ở
nông thôn, khuyến khích mở rộng đầu t trong và ngoài nớc, tạo ra sự tăng trởng nhanh cho các ngành kinh tế ở nông thôn nói riêng và cả nớc nói chung.
- Tác động của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao trên thị
trờng tạo động lực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới
công nghệ ở trong nội bộ từng ngành trở nên bức thiết.
- Thông qua lợi ích kinh tế thu đợc sẽ tạo ra động lực chuyển dịch cơ
cấu ngành nghề ở nông thôn nhằm đạt hiệu quả ở mức cao hơn.
Nh vậy, thị trờng và nhu cầu tiêu dùng của xã hội là ngời đặt hàng cho
tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó không chỉ qui định số lợng mà cả chất lợng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nên nó có tác động trực tiếp đến quy mô,
trình độ phát triển của các ngành, lĩnh vực ở địa phơng

Nguyễn Thị Mời

11


Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
3.1.2. Nhân tố các nguồn lực:
Các nguồn lực của một quốc gia, một vùng lãnh thổ có vai trò quan
trọng trong việc hình thành và tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế,
nhất là ở khu vực nông thôn.
- Vị trí địa lý của một vùng lãnh thổ góp phần tạo ra sự hình thành và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng đó.
- Tài nguyên thiên nhiên: gồm khoáng sản, đất đai, khí hậu, lâm sản,
hải sảnlà một trong những nguồn lực cơ bản của quá trình sản xuất, là điều
kiện cần thiết để phát triển các ngành kinh tế.
- Tuy nhiên tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, do đó cần tính toán
chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn
tài nguyên đó, đồng thời bảo vệ môi trờng sống cho thế hệ sau.
- Dân số, sức lao động: đây đợc xem là nguồn lực quan trọng cho phát
triển kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông
thôn nói riêng. Dân số và tốc độ tăng dân số của một quốc gia hay vùng lãnh
thổ có ảnh hởng đến quá trình tăng trởng kinh tế cũng nh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Có một nguồn lao động dồi dào thì sẽ có nguồn nhân lực phục vụ cho
sản xuất nhiều hơn, nhng nếu tốc độ tăng dân số quá cao sẽ làm tăng trởng
kinh tế chậm lại.
Việc cải thiện chất lợng lao động hay nguồn nhân lực là cơ sở quan
trọng để phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật cao, có tác dụng kích thích tăng
trởng kinh tế.
- Vốn đầu t: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản
xuất, quyết định sự tăng trởng kinh tế. Nhà nớc sử dụng ngân sách để đầu t
phát triển sản xuất sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu

ngành công nghiệp một cách nhanh chóng.
Vốn đầu t là chìa khoá cho mọi sự phát triển của quốc gia nói chung và
địa phơng nói riêng. Không có vốn đầu t để hiện đại hoá trang thiết bị, đổi
mới công nghệ thì không có tăng trởng kinh tế cũng nh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng.
3.1.3 Trình độ phát triển của lực lợng sản xuất tại khu vực nông thôn:
Lực lợng sản xuất bao gồm t liệu lao động và con ngời có khả năng sử
dụng t liệu lao động để tác động vào các đối tợng lao động, tạo ra sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Lực lợng sản xuất phát triển sẽ
làm thay đổi quy mô sản xuất, công nghệ, trang thiết bị làm hình thành và
phát triển các ngành nghề mới, chuyển lao động từ đơn giản thành phức tạp, từ
Nguyễn Thị Mời

12

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
ngành nghề này sang ngành nghề khác Làm phá vỡ những cơ cấu cũ, thiết
lập một cơ cấu kinh tế mới phù hợp hơn.
3.1.4 Cơ chế quản lý của Nhà nớc
Cơ chế quản lý của Nhà nớc có ảnh hởng mạnh mẽ đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng.
Cơ chế quản lý khoa học, phù hợp với quy luật khách quan và tình hình thực
tiễn thì nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh và hiệu quả. Ngợc lại nó sẽ kìm
hãm, làm chậm lại quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3.1.5 Định hớng chiến lợc, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
Nhà nớc trong từng giai đoạn:

Mặc dù cơ cấu kinh tế mang tính khách quan và tính lịch sử xã hội, nhng nó lại chịu sự tác động, chi phối của Nhà nớc. Nhà nớc tác động gián tiếp
thông qua định hớng chiến lợc, đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
và khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển nhằm đạt các mục tiêu đề
ra.
Nhà nớc tuy không trực tiếp sắp đặt các ngành nghề, không quy định cụ
thể về cơ cấu kinh tế song thông qua chiến lợc phát triển, mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội, Nhà nớc có sự điều tiết vĩ mô, dẫn dắt các ngành, lĩnh vực
kinh tế phát triển theo định hớng chung, đảm bảo tính cân đối và đồng bộ của
nền kinh tế.
Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài
3.2.1 Xu thế toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá lực lợng sản xuất:
Xu hớng toàn cầu hoá kinh tế đã hình thành mạng lới sản xuất quốc tế,
cùng với việc ứng dụng các công nghệ mới và sự phát triển mạnh mẽ của các
công ty đa quốc gia đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch sản xuất kinh doanh vợt xa hơn biên giới của một vùng lãnh thổ.
Xu thế này tạo ra sự đan xen vào nhau, khai thác thế mạnh của nhau,
thúc đẩy hợp tác với nhau một cách toàn diện cả trong sản xuất, trao đổi hàng
hoá, dịch vụ và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ. Tính phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nền kinh tế tăng lên, các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các
nớc và các khu vực ngày càng trở lên sâu rộng và mật thiết. Quá trình phân
công lao động trở lên sâu sắc và chuyên môn hoá hơn, làm cơ sở cho quá trình
quốc tế hoá lực lợng sản xuất( hay công nghiệp hoá toàn cầu).
3.2

Nguyễn Thị Mời

13

Lớp: KH4A



Khoá luận tốt nghiệp

3.2.2 Xu hớng chính trị xã hội của khu vực và thế giới.
Xét đến cùng, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Sự biến động
về chính trị xã hội của một nớc, một khu vực hoặc thế giới sẽ tác động
mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thơng, đầu t, chuyển giao công nghệbuộc các
nớc phải điều chỉnh chiến lợc phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hớng phù hợp, đảm bảo cho nền kinh tế ổn định và phát triển.
3.2.3 Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.
Khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiên tiến đợc coi là nhân tố
quyết định đối với quá trình sản xuất, làm tăng mạnh giá trị kinh tế các ngành,
lĩnh vực, tạo ra những bớc đột phá lớn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Nh vậy, các nhân tố bên ngoài có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã hội, là nhân tố tác động đến việc hình thành và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, chính các nhân
tố bên trong mới giữ vai trò then chốt và quyết định đối với quá trình
chuyển dịch trên.
4. vai trò quản lý của Nhà nớc đối với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn

4.1 Sự cần thiết khách quan của quản lý Nhà nớc đối với sự phát
triển kinh tế nông thôn.
Một trong những vai trò quan trọng của Nhà nớc là quản lý nền kinh tế
quốc dân nói chung, kinh tế khu vực nông thôn nói riêng; điều tiết mọi hoạt
động kinh tế xã hội, đảm bảo nền kinh tế phát triển theo đúng định hớng
mà Nhà nớc đã đề ra.
Khi nền kinh tế đã chuyển sang nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN
thì vai trò quản lý của Nhà nớc càng đặc biệt quan trọng, bởi vì:
- Thứ nhất, kinh tế là một lĩnh vực luôn chứa đựng nhiều mâu thuẫn lợi

ích có tính thờng xuyên, phổ biến. Những mâu thuẫn đó bao gồm: mâu thuẫn
giữa chủ và thợ, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với
xã hội, giữa quốc gia này với quốc gia khác Chỉ có Nhà nớc mới có đủ thẩm
quyền và khả năng giải quyết tối u, triệt để các mâu thuẫn lợi ích này.
- Thứ hai, hoạt động kinh tế muốn diễn ra đòi hỏi phải có có sự huy
động của nhiều yếu tố nh: ý chí, tri thức, phơng tiện, nguồn vốn, môi trờng.

Nguyễn Thị Mời

14

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
Trong khi đó mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đáp
ứng đủ các yếu tố trên, do vậy cần có sự trợ giúp của Nhà nớc.
- Thứ ba, chỉ có Nhà nớc mới có đủ khả năng cung cấp các thông tin
đáng tin cậy về kinh tế, chính trị xã hội, chiến lợc phát triển kinh tế của
quốc gia cho các cá nhân, doanh nghiệp. Đồng thời cũng chính Nhà nớc tiến
hành các biện pháp hữu hiệu nhằm thiết lập một môi trờng chính trị ổn định,
an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội, cạnh tranh bình đẳngmà các chủ thể
kinh tế khác không thể tự mình tạo ra.
- Thứ t, sự tồn tại của thành phần kinh tế Nhà nớc trong nền kinh tế
quốc dân đòi hỏi Nhà nớc đơng nhiên phải thực hiện chức năng quản lý của
mình đối với thành phần kinh tế này.
Kinh tế của Nhà nớc gồm: Tài nguyên quốc gia, hạ tầng kinh tế xã
hội, ngân sách Nhà nớc, dự trữ quốc gia, vốn Nhà nớc trong các doanh nghiệp.
Trong hệ thống kinh tế quốc dân, tồn tại những ngành, những lĩnh vực, những
vùng mà khu vực kinh tế t nhân không làm đợc, không muốn làm và không đợc làm. Tuy nhiên nhu cầu của xã hội không thể không đợc đáp ứng. Trong

những trờng hợp đó, thành phần kinh tế Nhà nớc phải đứng ra chịu trách
nhiệm thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thành phần kinh tế Nhà nớc trở thành một công cụ, phơng tiện để Nhà nớc điều chỉnh các quan hệ xã
hội, tạo ra sự ổn định, cân đối và phát triển nhịp nhàng của nền kinh tế quốc
dân.
- Thứ năm, khu vực kinh tế nông thôn của nớc ta hiện nay giữ một vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể trong GDP của
cả nớc. Chính vì thế đòi hỏi Nhà nớc phải có sự quan tâm đầu t phát triển và
quản lý khu vực kinh tế quan trọng này.
Mặt khác, tính chất đa dạng, phức tạp trong đời sống kinh tế- xã hội
nông thôn nớc ta đòi hỏi Nhà nớc nần có sự quản lý, điều tiết và có những
chính sách phù hợp thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn.
- Thứ sáu, vai trò của Nhà nớc đối với việc quản lý và phát triển kinh tế
nông thôn là cần thiết nhằm thiết lập sự bình đẳng, công bằng trong xã hội,
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của ngời dân nông thôn, giảm dần
khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, tạo ra sự phát triển hợp lý và cân đối
giữa các khu vực trong cả nớc.
4.2

Chức năng của Nhà nớc trong quản lý phát triển kinh tế nông

thôn

Nguyễn Thị Mời

15

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp

Trong quản lý nền kinh tế quốc dân nói chung, kinh tế khu vực nông
thôn nói riêng, Nhà nớc thực hiện các chức năng sau:
- Chức năng định hớng:
Trên cơ sở xác định mục tiêu xây dựng chiến lợc phát triển kinh tế quốc
gia, phát triển ngành và vùng lãnh thổ, Nhà nớc tiến hành xây dựng các quy
hoạch, kế hoạch đồng thời đa ra các giải pháp chủ yếu để đạt đợc mục tiêu đã
định. Theo đó, Nhà nớc định hớng phát triển kinh tế và hớng dẫn mọi thành
phần kinh tế đi theo định hớng của mình.
Nhà nớc phải thực hiện tốt chức năng định hớng của mình thì mới có
thể hạn chế các rủi ro cho các thành phần kinh tế, nhất là trong thơi kỳ chuyển
đổi kinh tế.
- Chức năng điều tiết, điều chỉnh quan hệ thị trờng:
Trong quản lý kinh tế thị trờng, Nhà nớc phải điều tiết, chi phối thị trờng trên cơ sở các quy luật khách quan của kinh tế thị trờng nh: Quy luật cung
cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trịnhằm đảm bảo định hớng chung của
Nhà nớc, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định hiệu quả và công bằng.
Nhà nớc sử dụng nhiều biện pháp để điều chỉnh các quan hệ thị trờng,
đặc biệt là quan hệ phân phối lợi ích giữa các chủ thể kinh tế nh: Quan hệ
phân chia lợi nhuận giữa các cổ đông, quan hệ chủ thợ trong doanh nghiệp,
quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nớc trong sử dụng tài nguyên quốc gia
- Chức năng tạo môi trờng phát triển kinh tế:
Nhà nớc tạo môi trờng phát triển kinh tế là tạo sự ổn định chính trị, đảm
bảo trật tự an toàn xã hội, đảm bảo tính mạng và tài sản cho tất cả các thành
phần kinh tế sản xuất kinh doanh.
Nhà nớc xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật phù hợp với quy luật
phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo ra môi trờng pháp lý cho các chủ thể
kinh tế hoạt động. Đồng thời Nhà nớc cũng tạo ra môi trờng kinh tế thông qua
việc thực hiện các biện pháp nhằm ổn định nền tài chính tiền tệ, kiểm soát lạm
phát, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các dịch vụ công
- Chức năng kiểm tra, kiểm soát:
Nhà nớc phải thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của mình nhằm

phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có vi
phạm pháp luật kinh tế. Mục tiêu hớng đến là xây dựng và hoàn thiện Nhà nớc
pháp quyền XHCN, bảo vệ tài sản công, khắc phục các khuyết tật của kinh tế
thị trờng và tạo ra môi trờng cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể kinh tế
hoạt động.
- Chức năng thông tin:
Nguyễn Thị Mời

16

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
Nhà nớc có chức năng cung cấp nguồn thông tin chính xác và đáng tin
cậy về thị trờng, giá cả, công nghệ, quy hoạch phát triển vùng, ngành, thông
tin về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nớc và quốc tế cho các chủ thể
kinh tế nắm bắt kịp thời và có những bớc đi đúng đắn.
4.3 Vai trò quản lý của Nhà nớc đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn:
Quản lý Nhà nớc trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một nội
dung của quản lý Nhà nớc về kinh tế nông thôn nói riêng và quản lý Nhà nớc
về kinh tế nói chung.
Trong chiến lợc phát triển kinh tế- xã hội, chiến lợc phát triển nông
thôn, Nhà nớc tiến hành định hớng những ngành nghề đợc u tiên phát triển,
những ngành nghề cần hạn chế; quy hoạch, hỗ trợ ngành nào, thành phần kinh
tế nào để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tơng lai. Từ đó Nhà nớc xây dựng
và triển khai các cơ chế, chính sách để quản lý và điều hành.
Nhà nớc thực hiện chức năng quản lý trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn thông qua hệ thống pháp luật và các công cụ điều tiết nh : Các quy

định về điều kiện sản xuất kinh doanh, quy định về thuế đất, thuế nông
nghiệp, phí, lệ phí thuỷ lợi, u đãi trong đầu t, quy định về lĩnh vực đất đai
nhằm khuyến khích, thúc đẩy các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế ở
nông thôn chuyển dịch cho phù hợp với định hớng của Nhà nớc.
Chính sách và thể chế có vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhất là chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh
tế. Nếu chính sách và thể chế phù hợp sẽ tạo ra những bớc tăng trởng nhảy vọt
trong từng lĩnh vực, khai thác tối đa những tiềm năng sẵn có của từng ngành,
từng vùng, từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Tuy nhiên để đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thành
công, đòi hỏi các cơ chế, chính sách phải đợc xây dựng và thực thi một cách
đồng bộ, nhất quán trong từng lĩnh vực, với nội dung và bớc đi rõ ràng, cụ thể.
Đồng thời phải xác định chức năng quản lý kinh tế của Nhà nớc ở từng
cấp, từng ngành để tránh sự trùng lắp, chồng chéo và tránh những lỗ hổng
trong quản lý Nhà nớc về kinh tế.
5. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
một số nớc trong khu vực

5.1 Hàn Quốc:

Nguyễn Thị Mời

17

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
Vào thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc là một nớc nông nghiệp
chậm phát triển. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của đất nớc, hơn 2/3 dân

số sống ở khu vực nông thôn, trong khi đó điều kiện tự nhiên của Hàn Quốc
lại không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Trớc bối cảnh đó, Hàn Quốc đã xác định hớng đi cho phát triển kinh tế
của mình là: Ưu tiên cho phát triển công nghiệp, coi đây là động lực thúc đẩy
tăng trởng kinh tế.
Thời kỳ 1960- 1970, Hàn Quốc đã bắt tay vào thực hiện các kế hoạch 5
năm (1961-1965; 1966-1970). Chính sách công nghiệp hoá hớng vào xuất
khẩu đã tạo cho khu vực công nghiệp một tốc độ tăng trởng cao. Thời kỳ này
tăng trởng GDP bình quân của Hàn Quốc là 9,3%, Trong khi đó tăng trởng
GDP bình quân của thế giới giai đoạn này chỉ là 5%.
Hàn Quốc đã u tiên đầu t phát triển các ngành công nghiệp hớng vào
xuất khẩu. Tốc độ tăng trởng của khu vực công nghiệp là 10,5%, trong khi đó
khu vực nông nghiệp chỉ là 2,5%. Sự tăng trởng không cân đối trong nền kinh
tế Hàn Quốc giai đoạn này đã dẫn đến những mâu thuẫn xã hội gay gắt và sự
đe dọa về môi trờng sống.
Xã hội Hàn Quốc có sự phân chia thành 2 khối khác hẳn nhau: Một
phần dân c đô thị không ngừng học tập, lao động, mong muốn và quyết tâm
làm giàu, trong khi đó đại bộ phận nông dân sống trong cảnh nghèo đói, thụ
động, ỷ lại.
Trớc bối cảnh xã hội đó, Chính phủ Hàn Quốc đã không ngừng tìm mọi
cách nhằm thiết lập lại mức tăng trởng cân đối giữa khu vực nông nghiệp và
công nghiệp trong các kế hoạch 5 năm tiếp theo. Các mục tiêu kinh tế đợc đặt
ra ở giai đoạn sau không chỉ là đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng, hớng
trọng tâm vào các sản phẩm xuất khẩu, mà phát triển nông nghiệp, nông thôn,
cũng đợc coi là một mục tiêu trọng tâm để hớng tới.
Đi liền với việc tăng cờng đầu t cho phát triển nông nghiệp, Chính phủ
Hàn Quốc cũng đặt ra mục tiêu làm thay đổi sự thụ động, phá vỡ sức ì trong
phần lớn ngời dân nông thôn.
Cơ cấu kinh tế nông thôn đợc chuyển dịch theo hớng u tiên phát triển
các loại cây, con đem lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao, xây dựng các vùng

chuyên canh, tăng cờng hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, qua đó
thúc đẩy ngành thơng mại và dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh hơn, mạnh
hơn.

Nguyễn Thị Mời

18

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
ở Hàn Quốc, quá trình CNH nông thôn luôn gắn chặt với việc phát triển
các hợp tác xã, hình thành các xí nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn nông
thôn, nhờ đó có thể giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngời dân nông
thôn.
5.2 Đài Loan:
Cũng giống nh Hàn Quốc, Đài Loan trong những thập niên 50, 60 của
thế kỷ XX là một nớc nông nghiệp kém phát triển. Sau 30 năm tiến hành công
cuộc CNH đất nớc, đến nay Đài Loan đã trở thành một trong bốn Con Rồng
Châu á.
Để có đợc những thành tựu vợt bậc nh trên, trong quá trình CNH đất nớc, Đài Loan luôn coi trọng vị trí, vai trò của khu vực kinh tế nông thôn, xây
dựng cho mình những bớc đi đúng đắn trong quá trình phát triển, xác định đợc
cơ cấu kinh tế hợp lý cho từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Đài Loan xây dựng hớng phát triển với
mục tiêu là: xây dựng nền nông nghiệp đa canh, hình thành và phát triển các
trang trại, các cơ sở nông nghiệp, nông thôntạo ra cơ cấu sản phẩm nông
nghiệp đa dạng phục vụ nhu cầu trong nớc và xuất khẩu.
Trong lĩnh vực thơng mại, dịch vụ tại khu vực nông thôn, Đài Loan
cũng rất chú trọng phát triển, vừa để cung cấp các yếu tố cần thiết cho nhu cầu

tiêu dùng và sản xuất của ngời dân, vừa thúc đẩy trao đổi, mua bán, tiêu thụ
các sản phẩm hàng hoá đợc tạo ra tại khu vực kinh tế nông thôn. Đặc biệt, để
giúp ngời dân mở rộng quy mô sản xuất, Nhà nớc còn thừa nhận sự tồn tại của
phơng thức uỷ thác trong vấn đề sử dụng đất. Uỷ thác ở đây theo nghĩa là giữ
nguyên quyền sở hữu nhng chuyển quyền sử dụng đất đai cho ngời khác để
mở rộng quy mô sản xuất.
Trong công nghiệp, Đài Loan chú trọng đẩy mạnh công nghiệp chế biến
nông sản, thực phẩm, tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa nông nghiệp và công
nghiệp. Sự liên kết đó tạo điều kiện thúc đẩy ngành nông nghiệp ở Đài Loan
phát triển, đồng thời nâng cao chất lợng các sản phẩm hàng hoá trên thị trờng,
tăng thu nhập cho ngời lao động. Nhờ vậy cũng thúc đẩy ngành dịch vụ, thơng
mại tại khu vực kinh tế nông thôn phát triển mạnh.
Nhờ những hớng đi đúng đắn, phù hợp, Đài Loan đã xây dựng cho mình
một vị thế vững chắc về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Nguyễn Thị Mời

19

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
5.3 Malaixia:
Những thập niên 50- 60 của thế kỷ XX, nông nghiệp là ngành kinh tế
chủ đạo của Malaixia. Malaixia đã thực hiện chiến lợc phát triển và đa dạng
hoá sản phẩm nông nghiệp nhằm thiết lập một nền kinh tế tự chủ, phát triển
kinh tế nông thôn, hạn chế di dân từ vùng nông thôn ra các đô thị và giải
quyết ổn định các vấn đề xã hội.
Năm 1955, trong cơ cấu GDP của Malaixia, ngành nông nghiệp chiếm

tới 40,2% trong khi công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 11,2%.
Bớc sang thập niên 60, Malaixia tiếp tục đầu t cho phát triển nông
nghiệp, đồng thời bắt đầu quá trình CNH thay thế nhập khẩu. Giai đoạn 19661970 Nhà nớc tập trung đầu t 24% ngân sách cho phát triển nông nghiệp và
nông thôn, trong khi đó ngân sách đầu t cho phát triển công nghiệp chỉ là 3%.
Các ngành công nghiệp đợc u tiên phát triển trong giai đoạn này là công
nghiệp chế biến (thực phẩm, rau, thuốc lá, cao su, gỗ), công nghiệp dệt may,
cơ khí, luyện kim.Một chính sách phát triển công nghiệp độc đáo của
Malaixia trong giai đoạn này là việc thành lập các khu công nghiệp để thu hút
vốn đầu t nớc ngoài, tạo việc làm cho phần lớn lao động nông thôn.
Nhìn chung trong thập niên 60 nền kinh tế Malaixia tuy đạt đợc sự tăng
trởng nhất định nhng cha có sự biến đổi mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế, tình
trạng nghèo khổ còn khá phổ biến, phân phối của cải giữa các tầng lớp có sự
chênh lệch lớn.
Giai đoạn 1970- 1990, Malaixia thực hiện chính sách kinh tế mới với
những mục tiêu cơ bản là xoá đói nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hớng CNH- HĐH, đa dạng hoá nền kinh tế, CNH hớng vào xuất khẩu.
Thành công chủ yếu của nền kinh tế Malaixia trong giai đoạn 19701980 là sự chuyển dịch cơ cấu nhanh chóng theo đờng lối CNH: giảm tỷ trọng
của nông nghiệp, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, đời sống của nhân dân đã
đợc nâng cao, tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh, sự phát triển kinh tế giữa các vùng
ngày càng hợp lý, các chơng trình phát triển nông thôn, cải thiện cơ sở hạ tầng
kinh tế đã đem lại những thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn Malaixia.
Những biến động không tốt của nền kinh tế thế giới những năm đầu
thập niên 80 đã ảnh hởng không nhỏ đến nền kinh tế Malaixia, buộc Chính
phủ phải có sự điều chỉnh chính sách trong phát triển kinh tế.
Nhờ vậy nền kinh tế Malaixia từng bớc vợt qua những bớc thăng trầm
để phục hồi và phát triển trở lại. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh

Nguyễn Thị Mời


20

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
trong nội bộ từng khu vực, từng ngành kinh tế. Chiến lợc CNH hớng vào xuất
khẩu của Malaixia đã phát huy đợc hiệu quả của nó. Chính phủ Malaixia cũng
rất quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, giải quyết các vấn đề xã hội, tạo
sự ổn định cho phát triển kinh tế.

Nguyễn Thị Mời

21

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp

Kết luận chơng I
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng là tổng
thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tơng ứng và mối
quan hệ hữu cơ tơng đối ổn định giữa chúng hợp thành trong một không gian
và thời gian nhất định.
Kinh tế nông thôn là một bộ phận quan trọng cấu thành cơ cấu kinh tế
nói chung. Nó có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, ổn định
chính trị, an ninh, quốc phòng trên địa bàn nông thôn nói riêng và trên phạm
vi cả nớc nói chung.
ở nớc ta, cơ cấu kinh tế nông thôn đang tiến hành những bớc chuyển

dịch mạnh mẽ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nói chung là quá trình vận động của các bộ phận, thành
phần trong nền kinh tế, là sự biến đổi phá vỡ cơ cấu cũ và sự điều chỉnh để tạo
ra cơ cấu kinh tế mới ổn định, cân đối.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nớc. Nó giúp
khai thác hiệu quả các tiềm lực kinh tế, phá vỡ nền kinh tế lạc hậu trớc đây
của Việt Nam, đa Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tạo nền tảng
vững chắc để nớc ta thực hiện thành công sự nghiệp CNH- HĐH đất nớc.
Đặc biệt chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tạo ra cho nông thôn nớc
ta một bộ mặt mới rạng rỡ hơn, rút dần khoảng cách giữa nông thôn và thành
thị.
Để thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn,
đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận, tìm hiểu các nhân tố ảnh hởng
trực tiếp cũng nh gián tiếp; đồng thời nắm vững các đặc thù ở từng địa phơng,
tham khảo những kinh nghiệm thực tiễn ở các địa phơng và quốc gia khác, để
từ đó có những hớng đi hiệu quả, hợp lý cho từng vùng, từng khu vực.
Chơng II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn và quản lý nhà nớc về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn
từ năm 1995 ĐếN Nay.
1. Khái quát chung về huyện Vân Đồn:

1.1 Một vài nét khái quát về huyện Vân Đồn:
Vân Đồn là một huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh
Quảng Ninh, bao gồm phần đất nổi và thềm lục địa, với diện tích tự
nhiên( phần đất nổi) khoảng 596,76 km 2 chiếm 8,22% diện tích Quảng Ninh.
Dân số của huyện Vân Đồn hiện nay là 41.252 ngời, với mật độ trung bình là
Nguyễn Thị Mời


22

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
70 ngời/km2, thấp hơn mức bình quân của tỉnh Quảng Ninh( 153 ngời/km2) và
của cả nớc. Về thành phần dân tộc, huyện Vân Đồn gồm 8 dân tộc chính là:
Kinh, Sán Dìu, Dao, Tày, Hoa, Cao Lan, Mờng, Nùng sống phân tán và xen
kẽ, trong đó ngời Kinh chiếm 88,6%, các dân tộc khác chiếm 11,4%.
Địa giới hành chính của huyện Vân Đồn chia thành 11 xã và 1 thị trấn,
bao gồm: Đông Xá, Hạ Long, Đoàn Kết, Bình Dân, Vạn Yên, Đài Xuyên,
Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu, Thắng Lợi, Bản Sen và Thị trấn Cái Rồng.
Huyện Vân Đồn có các phía tiếp giáp:
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp các huyện Tiên Yên, Đầm Hà.
+
Phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô.
+ Phía Tây giáp thị xã Cẩm Phả và thành phố Hạ Long.
Huyện đảo Vân Đồn tập hợp khoảng 600 hòn đảo lớn, nhỏ nằm trong
vịnh Bái Tử Long, là huyện của những kỳ quan với những đảo đá, hang động
có ý nghĩa lịch sử. Địa thế này một mặt tạo thuận lợi giao lu kinh tế bằng đờng biển, thúc đẩy sự phát triển của thơng mại dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ
du lịch trên địa bàn huyện.
Mặt khác cũng tạo ra những thách thức trong việc bảo vệ an ninh, quốc
phòng trên dọc tuyến biển, quản lý các hoạt động thơng mại và chống buôn
lậu qua đờng biển trên địa bàn huyện.
Vân Đồn có lịch sử phát triển lâu đời, hào khí Vân Đồn từ những thiên
niên kỷ trớc vẫn động viên, thôi thúc ngời dân Vân Đồn bám đảo, bám biển để
xây dựng quê hơng.
1.2 Tình hình kinh tế nông thôn huyện Vân Đồn hiện nay:
Trong báo cáo số: 16 BC/ UBND ngày 06 tháng 12 năm 2006 của

Uỷ ban nhân dân huyện Vân Đồn gửi HĐND UBND tỉnh Quảng Ninh về
tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của huyện năm 2006 đã khẳng
định:
Năm 2006, phát huy những kết quả đã đạt đợc, đợc sự quan tâm của
Trung ơng, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, các sở, ban, ngành, Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, thống nhất, vợt qua khó khăn và đã đạt
đợc những kết quả quan trọng. Kinh tế trên địa bàn huyện năm 2006 tiếp tục
tăng trởng khá với cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hớng thơng mại, dịch
vụ nông nghiệp công nghiệp. Nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt và vợt kế hoạch
đặt ra nh: sản lợng thuỷ sản, chăn nuôi, trồng rừng, thu ngân sách Tập trung
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất và

Nguyễn Thị Mời

23

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
giá trị kinh tế cao. Cơ sở hạ tầng nh: điện, đờng, trờng, trạm, trụ sở làm việc
của UBND các xã và nhiều công trình xây dựng cơ bản khác đợc đầu t xây
dựng. Đời sống của nhân dân đợc cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm.
Tình hình cụ thể trên từng lĩnh vực kinh tế của huyện Vân Đồn năm 2006:
Cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện Vân Đồn năm 2006
Giá trị sản xuất
Ngành
cơ cấu( %)
(triệu đồng)
Thơng mại Dịch vụ

590 368
53,3
Công nghiệp Xây dựng
225 956
20,4
Nông Lâm Ng
291 306
26,3
nghiệp
Tổng số
1.107 630
100
- Sản xuất nông - lâm - ng nghiệp:
Giá trị sản xuất nông - lâm - ng nghiệp tăng nhanh.
+
Về nông nghiệp: Tổng sản lợng lơng thực đạt 3.125 tấn bằng
91% kế hoạch đặt ra. Tập trung chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang
trồng màu cho năng suất cao. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định: tổng
đàn trâu, bò đạt 2.789 con( tăng 25,1% so với năm 2005); đàn lợn tăng 24,5%;
gia cầm tăng 3,3% so với năm 2005.
+
Về lâm nghiệp: việc triển khai trồng rừng đạt kết quả cao, đã
trồng đợc 1.482 ha rừng tập trung. Các ngành chức năng đã phát hiện và xử lý
77 vụ vi phạm lâm luật( giảm 9 vụ so với năm 2005), tổng số tiền thu từ phạt
vi phạm hành chính và bán lâm sản trên 215 triệu đồng.
+
Về ng nghiệp: tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, nhất là các loài
nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao; nghề khai thác xa bờ tiếp tục phát triển.
Tổng sản lợng thuỷ sản ớc đạt 8.800 tấn( tăng 15,7% so với năm 2005). Sản lợng trai nguyên liệu tăng 27,6%. Tổng giá trị thuỷ sản đạt khoảng 200,127 tỷ
đồng.

- Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp xây dựng.
Năm 2006 tập trung vào phát triển hai ngành nghề truyền thống là mộc
dân dụng và chế biến nớc mắm. ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào
sản xuất nên đã đạt và vợt mức kế hoạch đề ra. Đầu t xây dựng 19 công trình
xây mới, 17 công trình chuyển tiếp và tồn đọng, với tổng số vốn đầu t là 28.
874 triệu đồng.
- Hoạt động thơng mại- dịch vụ.

Nguyễn Thị Mời

24

Lớp: KH4A


Khoá luận tốt nghiệp
Thơng mại, dịch vụ ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức luân chuyển hàng hoá năm 2006 đạt 105 tỷ
đồng( bằng 100% kế hoạch đề ra). Chỉ giá tiêu dùng tăng 4,1% so với năm
2005. Dịch vụ du lịch phát triển và tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2005.

Nguyễn Thị Mời

25

Lớp: KH4A


×