Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Thiết kế một số đề kiểm tra, đề thi trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập chương 6 cấu tạo của động cơ đốt tron môn công nghệ 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.14 KB, 67 trang )

Bùi Thu Huyền- K32E Sinh-SPKT

MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong
quá trình giáo dục. Kiểm tra, đánh giá là công cụ quan trọng chủ yếu để xác
định năng lực nhận thức người học, giúp điều chỉnh quá trình dạy và học; là
động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất
lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.
Hiện nay, nhìn chung các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới
đều lựa chọn phương thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục bằng hình
thức cho người học làm những bài trắc nghiệm khách quan. Học hỏi một cách
có chọn lọc, giáo dục nước ta đã bắt đầu áp dụng hình thức làm bài trắc
nghiệm khách quan đối với nhiều môn học, trong nhiều kì thi quan trọng.
Công nghệ là môn học ứng dụng, cung cấp cho học sinh rất nhiều kiến
thức thực tế có ích. Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học Công nghệ
trong những năm gần đây có sự đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh. Do vậy, hình thức kiểm tra, đánh giá môn
học này cũng cần được điều chỉnh, đổi mới. Trong đó, hình thức trắc nghiệm
khách quan nên được áp dụng.
Chương “Cấu tạo của động cơ đốt trong” là một chương quan trọng
trong chương trình Công nghệ 11. Điều này được thể hiện ở chỗ số tiết dành
cho chương này là nhiều nhất (10 tiết). Mặt khác, trong đời sống, sản xuất
kiến thức về động cơ đốt trong được ứng dụng rất nhiều.
Để kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh lớp 11 THPT khi học
chương này, tôi lựa chọn đề tài:
Thiết kế một số đề kiểm tra, đề thi trắc nghiệm khách quan để
đánh giá kết quả học tập chương 6 “Cấu tạo của động cơ đốt trong” môn
Công nghệ 11 THPT.
Khóa luận tốt nghiệp


1


II.Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra, đề thi trắc nghiệm khách quan
cho chương 6 “Cấu tạo của động cơ đốt trong” môn Công nghệ lớp 11 THPT
để đánh giá kết quả học tập của học sinh, đồng thời góp phần cải tiến, đổi mới
và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan sử dụng trong dạy
học chương 6 “Cấu tạo của động cơ đốt trong” môn Công nghệ 11 THPT.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung kiến thức chương “Cấu tạo của động cơ đốt trong” môn Công
nghệ 11 THPT.
- Nghiên cứu phương pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để soạn
thảo hệ thống câu hỏi nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chương “Cấu
tạo của động cơ đống trong” của học sinh lớp 11 THPT.
- Thực nghiệm trên học sinh lớp 11 trường THPT Lý Thường Kiệt- Hà
Nội.

IV. Giả thuyết khoa học
Nếu có một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan được soạn thảo
khoa học phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học chương 6 “Cấu tạo của
động cơ đốt trong” Công nghệ 11 thì có thể đánh giá khách quan, chính xác
kết quả học tập của học sinh, đồng thời giúp nâng cao chất lượng dạy và học
Công nghệ 11.



V.Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận chung về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh THPT.
2. Nghiên cứu lí luận và phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm khách quan.
3. Nghiên cứu nội dung, mục tiêu mà học sinh cần đạt được trong chương 6
“Cấu tạo của động cơ đốt trong” Công nghệ 11 THPT.
4. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho chương 6 “Cấu
tạo của động cơ đốt trong” Công nghệ 11 THPT.
5. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng đề kiểm tra và đánh giá được
kết quả học tập của học sinh sau khi học chương 6 “Cấu tạo của động cơ đốt
trong” ở lớp 11 THPT Lý Thường Kiệt- Hà Nội.

VI. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
2. Phương pháp thực nghiệm.
3. Phương pháp thống kê toán học.
4. Tham khảo, trao đổi, học hỏi trên sách báo, internet.


NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC Ở NHÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá
Khái niệm kiểm tra
Có nhiều định nghĩa về kiểm tra trong giáo dục. Tuy nhiên các nhà khoa
học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra là hoạt động nhằm thu thập số
liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét.

Theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những thông tin
làm cơ sở cho việc đánh giá.
Khái niệm đánh giá
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả
công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những
mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải
thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc.
a.

Định nghĩa của Ralph Tyler: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định
mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo dục”.

b.

Các tác giả cuốn “Cơ sở lí luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học
sinh phổ thông” thì đưa ra định nghĩa: “Đánh giá trong giáo dục là quá
trình thu thập và lí giải kịp thời có hệ thống thông tin về hiện trạng,
nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy
học, làm cơ sở cho những biện pháp và hành động tiếp theo.”
2. Mục đích của kiểm tra, đánh giá
Đối với học sinh
- Chuẩn đoán năng lực và trình độ của học sinh để phân loại, tuyển chọn và
định hướng cho học sinh.


- Góp phần thúc đẩy, động viên đồng thời giúp học sinh thấy được những
thiếu sót, khiếm khuyết để từ đó phát huy hơn nữa năng lực nhằm đạt kết quả
học tập tốt hơn.
- Đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung của học sinh theo các mục tiêu
giáo dục đã được đề ra trước.

Đối với giáo viên
- Cung cấp các thông tin về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh và trình độ năng
lực học tập của học sinh.
- Làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp
của giáo viên từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

3. Vai trò của kiểm tra, đánh giá trong dạy học hiện nay
Kiểm tra, đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng
đào tạo. Kết quả của kiểm tra, đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy,
hoạt động học và quản lí giáo dục. Nếu kiểm tra, đánh giá sai dẫn đến nhận
định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn
nhân lực. Vậy, đổi mới kiểm tra, đánh giá trở thành nhu cầu cấp thiết của
ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra, đánh giá đúng thực tế,
chính xác và khách quan giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực
sáng tạo trong học tập.

4. Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh
Đảm bảo tính toàn diện
Nó phải giúp đánh giá được kết quả học tập của học sinh về khối lượng
và chất lượng kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội được, kĩ năng vận dụng kiến
thức. kết quả phát triển năng lực tư duy sáng tạo, thái độ, tình cảm… Ngoài
ra, nó còn giúp đánh giá cả về số lượng, nội dung và hình thức của câu hỏi
dùng để kiểm tra, đánh giá.


Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống
- Sau mỗi tiết học, chương học, học kì cần phải tiến hành kiểm tra, đánh giá.
- Câu hỏi dùng để kiểm tra, đánh giá phải có tính hệ thống.
4.3. Đảm bảo tính phát triển

- Hệ thống câu hỏi phải gồm cả dễ lẫn khó, cả đơn giản lẫn phức tạp.
- Cần phải đảm bảo tính công khai, công bằng trong đánh giá.

5. Nguyên tắc chung trong đánh giá
- Xác định rõ ngay từ đầu mục đích đánh giá.
- Xác định rõ nội dung cụ thể các kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, các tiêu
chí cụ thể của mục tiêu dạy học với từng kiến thức kĩ năng để từ đó làm
căn cứ đối chiếu các thông tin cần thu.
- Xác định rõ biện pháp thu lượm thông tin (hình thức kiểm tra) phù hợp
với đặc điểm của từng nội dung kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra và phải phù
hợp với mục đích cần kiểm tra. Cần xác định rõ những ưu nhược điểm của
mỗi hình thức kiểm tra để có thể phối hợp và có biện pháp phát huy tối đa
những ưu điểm, khắc phục các nhược điểm của mỗi hình thức.
- Xây dựng các câu hỏi, đề kiểm tra cho phép thu lượm các thông tin
tương ứng với các tiêu chí đã xác định.
- Tiến hành kiểm tra, xử lí thông tin và đưa ra kết luận đánh giá.


6. Các phương pháp đánh giá cơ bản
Kiểm tra
Quan sát

Viết

Trắc nghiệm khách quan

Ghép đôi

Điền
khuyết


Vấn đáp

Trắc nghiệm tự luận

Trả lời
ngắn

Đúng sai

Nhiều
lựa chọn

KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong chương này, chúng tôi đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc kiểm
tra, đánh giá trong giáo dục, bao gồm những vấn đề cốt lõi sau:
- Khái niệm kiểm tra, đánh giá.
- Mục đích và vai trò của kiểm tra, đánh giá.
- Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá.
- Các nguyên tắc chung trong quá trình đánh giá.
- Các phương pháp kiểm tra, đánh giá cơ bản.


Chương II: KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1. Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) là gì?
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo
lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm các mục đích xác định. Trắc
nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là khách quan vì

cách cho điểm (đánh giá) hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm.

2. Ưu- nhược điểm của phương pháp TNKQ so với phương
pháp tự luận
Bảng so sánh ưu thế của phương pháp trắc nghiệm khách quan và
phương pháp tự luận trong đánh giá.
Yêu cầu

Ưu thế
TNKQ

Ít tốn công ra đề thi



Đánh giá được khả năng diễn đạt, tư duy hình



tượng
Thuận lợi cho việc đo lường các tư duy sáng tạo



Đề thi phải kén nội dung môn học



Ít may rủi do trật tự




Ít tốn công chấm thi



Khách quan trong chấm thi, hạn chế tiêu cực trong
chấm thi.
Giữ bí mật, hạn chế quay cóp trong khi thi
Áp dụng công nghệ đo lường để phân tích, xử lí
nhằm nâng cao chất lượng câu hỏi và đề thi
Chính xác, ổn định

Tự luận







3. Các hình thức TNKQ
3.1. Câu ghép đôi
Loại này đòi hỏi học sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột với
nhau sao cho phù hợp về ý nghĩa. Số phần tử ở hai cột thường là khác nhau,
mỗi phần tử có thể dùng để ghép một hoặc nhiều lần.
3.2. Câu điền khuyết:
Nêu một mệnh đề có khuyết một bộ phận, thí sinh phải tìm ra nội dung
thích hợp để điền vào chỗ trống.
3.3. Câu đúng- sai:

Loại câu này đưa ra một nhận định học sinh phải lựa chọn một trong hai
phương án để trả lời: Đúng (Đ) hay sai (S).
3.4. Câu trả lời ngắn:
Là câu trắc nghiệm đòi hỏi trả lời chỉ bằng một từ hoặc cụm từ rất ngắn.
3.5. Câu nhiều lựa chọn:
Câu này gồm 2 phần: phần gốc và phần lựa chọn.
-

Phần gốc: Là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất).
Yêu cầu đối với phần gốc là câu này phải rõ ràng giúp cho người làm bài

hiểu được câu trắc nghiệm đòi hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp.
-

Phần lựa chọn:
Gồm nhiều giải pháp có thể lựa chọn, trong đó chỉ có một giải pháp lựa

chọn được dự định là đúng hay đúng nhất, còn những phần còn lại là “mồi
nhử”. Điều quan trọng là làm sao cho những “mồi nhử” đều hấp dẫn ngang
nhau đối với học sinh chưa học kĩ hoặc chưa học kĩ bài học.

4. Tiến trình xây dựng một đề TNKQ
4.1. Xác định mục đích của bài trắc nghiệm
Một bài trắc nghiệm có thể thực hiện nhiều mục đích nhưng bài trắc
nghiệm tốt nhất vì có hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để phục vụ cho một
mục đích chuyên biệt nào đó.


4.2. Phân tích nội dung môn học
Việc phân tích nội dung môn học một cách khoa học dựa trên cơ sở, mục

đích của bài trắc nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng quyết định đến chất lượng
của các câu trắc nghiệm cũng như sự tương thích với trình độ cần đòi hỏi ở
học sinh khi tiến hành đánh giá, nó cũng giúp chỉ ra được sự khác biệt về khả
năng học sinh ở những trường, vùng, miền khác nhau.
4.3. Thiết lập dàn bài trắc nghiệm
Căn cứ vào mục đích của bài trắc nghiệm về việc phân tích nội dung
môn học ta tiến hành lập một dàn bài trắc nghiệm. Có thể biểu diễn dàn bài
trắc nghiệm thành một bản ma trận 2 chiều: Một chiều biểu thị nội dung cần
đánh giá, một chiều biểu thị mục tiêu nhận thức mà bài trắc nghiệm cần đánh
giá. Ma trận phải được chuẩn bị trước khi câu hỏi được viết ra như thế mới
đảm bảo tính chính xác, khoa học và phân loại được số câu hỏi cần thiết.

5. Một số nguyên tắc nên theo khi ra đề thi TNKQ
- Đề thi phải có độ khó hợp lí, tránh những đề thi kiểu kiểm tra trí nhớ để đánh
đố học sinh
- Không nên ra đề thi kiểu phải học thuộc lòng, học vẹt. việc ra đề thi phải
làm sao đánh giá được khả năng lí giải, ứng dụng, phân biệt và phán đoán
của học sinh.
- Nội dung của đề thi phải bao hàm đầy đủ các cấp độ của nhận thức.
- Có thể đưa vào đề thi một tỉ lệ nhất định loại trắc nghiệm kép (loại trắc
nghiệm có nhiều hơn một đáp án đúng). Như vậy, có thể kích thích sự tư duy,
khả năng phân biệt ở trình độ cao của học sinh.
- Với đề trắc nghiệm chọn một trong 4 đáp án, xác suất đúng sẽ là 25%. Có
những học sinh sẽ “đoán mò”. Do đó sẽ có hiện tượng “ăn may”. Vì thế sẽ
khó đánh giá một cách chính xác học lực của từng học sinh. Nếu sử dụng
phương pháp “trừ điểm ngược”, nghĩa là đưa ra đáp án sai sẽ bị trừ điểm. Ở
mức độ nhất định có thể hạn chế kiểu chọn bừa đáp án của học sinh.
Khóa luận tốt nghiệp

10



6. Cách trình bày bài kiểm tra, bài thi TNKQ
Đây là cách được dùng phổ biến, rộng rãi trong các đợt kiểm tra, thi tại
Việt Nam: Bài trắc nghiệm được in ra giấy thành nhiều bản tương ứng với số
người tham gia kiểm tra đánh giá. Cách này được chia ra thành 2 loại tùy
thuộc vào mức độ tính chất của bài kiểm tra.
-

Loại 1: Phần trả lời được in ngay bên trên đề thi (các câu trắc
nghiệm) thường dùng để kiểm tra tại lớp.

-

Loại 2: Phiếu trả lời in riêng, đề thi in riêng, loại này thường được dùng
trong các kì kiểm tra quan trọng như thi thi học kì, cuối cấp, đại học…

7. Các loại điểm của bài trắc nghiệm
-

Điểm thô: Tính bằng điểm số đo trên bài trắc nghiệm. Trong bài trắc nghiệm
quy ước nếu mỗi câu đúng tính một điểm, câu sai không điểm. Như vậy,
điểm thô là tổng điểm tất cả câu đúng trong bài trắc nghiệm.

-

Điểm chuẩn: Điểm chuẩn là điểm giúp so sánh số điểm số của học sinh
trong nhiều nhóm hoặc giữa nhiều bài trắc nghiệm của nhiều môn khác
nhau. Ở Việt Nam hiện nay sử dụng thang điểm 11 bậc (từ 0 đến 10).


8. Phân tích câu hỏi
8.1. Mục đích của phân tích câu hỏi
-

Kết quả bài thi giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của công
việc giảng dạy và học tập từ đó làm cơ sở để thay đổi phương pháp,
cách thức làm việc.

-

Đánh giá khả năng trả lời câu hỏi của học sinh để có thể giúp việc chỉnh
sửa các câu hỏi một cách chính xác, nâng độ giá trị các câu hỏi sao
cho việc đo lường khả năng học tập một cách hiệu quả chính xác
hơn.

8.2. Phương pháp phân tích câu hỏi


Trong những phép phân tích câu hỏi của một bài trắc nghiệm, thành quả
học tập của chúng ta thường so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi câu hỏi với


điểm số chung toàn bài. Điều được mong đợi ở đây là có nhiều học sinh ở
nhóm điểm cao và ít học sinh ở nhóm điểm thấp trả lời đúng mỗi câu hỏi. Nếu
kết quả không như vậy, có thể câu hỏi viết chưa chuẩn, chưa chính xác hoặc
quá trính dạy cho đạt hiệu quả.
Để xét mối tương quan giữa mỗi câu hỏi với điểm tổng quát chúng ta có
thể lấy khoảng 27% học sinh có nhóm điểm cao nhất và khoảng 27% học sinh
có nhóm điểm thấp nhất. Đếm số câu trả lời cho mỗi câu hỏi trong bài trắc
nghiệm. Ở mỗi câu hỏi cần biết có bao nhiêu học sinh trả lời đúng, bao nhiêu

học sinh chọn câu sai, bao nhiêu học sinh không trả lời. Khi có kết quả phân
bố các câu trả lời ở các nhóm có điểm cao, điểm thấp và điểm trung bình ta sẽ
xác định được.
+ Mức độ khó của câu hỏi.
+ Mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém mỗi câu hỏi.
+ Mức độ lôi cuốn của câu “mồi nhử”
Sau khi tiến hành chấm bài ta thực hiện các bước sau:
-

Sắp các bài làm theo tổng số điểm từ cao xuống thấp.

-

Chia tập bài làm ba chồng:

+ Chồng 1: khoảng 27% những bài điểm cao.
+ Chồng 2: Khoảng 27% những bài điểm thấp.
+ Chồng 3: khoảng 46% những bài trung bình.
- Lập bảng:
Số người
Câu
hỏi số

Phương
án

1

A
B

C
D
Tổng

Nhóm giỏi

Nhóm TB

Nhóm kém

Tổng
số
người
chọn

Số
giỏi
trừ
số
kém


+ Ghi cỏc s ó thng kờ trờn bi chm vo bng.
+ Hon thin bng ó lp.
+ Ct s gii tr s kộm cú th õm hoc dng nhng tng i s ct
ny bng khụng.
- Gii thớch kt qu: Phõn tớch cỏc cõu mi cú hiu qu khụng. Nu ct cun
cựng cú giỏ tr õm v giỏ tr tuyt i cng ln thỡ mi cng hay. Nu ct cui
cựng bng khụng cn xen li cõu mi vỡ nú khụng phõn bit c nhúm gii
v nhúm kộm. Cõu tr li ỳng phi cú giỏ tr dng cao.

- Khi phõn tớch cõu hi ta cn tỡm hiu xem cú nhng khuyt im no trong
chớnh cõu hi hoc t nhng phng phỏp ging dy. T kt qu thu c
ta tin hnh tớnh cỏch ch s.
-

khú ca mt cõu hi: P

Soỏhoùc sinh tra lụ ứi ủùnỏ
Toồnỏ soỏhoùc sinh tham dử

0 P 1 : Nu P = 0 Cõu hi quỏ khú

Nu P = 1 Cõu hi quỏ d
- khú va phi ca cõu trc nghim l trung bỡnh cng ca 100% v t l
may ri kỡ vng. Vi cõu trc nghim 4 la chn thỡ khú va phi l:
-

100
100 4


PVp
62,5%
2

- Mt cõu hi cú giỏ tr v ỏng tin cy thng l nhng cõu cú khú xp
x bng khú va phi.
- phõn bit ca mt cõu hi:
Trong ú:


D

HL
n

H: s ngi tr li ỳng nhúm cao
L : s ngi tr li ỳng nhúm thp
n: s lng ngi trong nhúm cao.


Bảng đánh giá độ phân biệt
Chỉ số phân biệt D

Đánh giá câu

Từ 0,40 trở lên

Rất tốt

Từ 0,30 đến 0,39

Khá tốt, có thể làm tốt hơn

Từ 0,20 đến 0,29

Tạm được, cần chỉnh sửa hoàn chính

Dưới 0,19

Kém, cần loại bỏ hay sửa dời


8.3. Tiêu chuẩn để chọn câu hỏi hay
-

Câu hỏi hay là những câu hỏi có tính chất.
+ Hệ số khó vào khoảng từ 40 đến 62,5%.
+ Hệ số phân biệt dương khá cao.
+ Các câu mồi có tính chất lôi cuốn, hấp dẫn đối với học sinh ở nhóm kém.
- Chú ý:
+ Sự phân tích câu hỏi chỉ có ý nghĩa khi mỗi học sinh có đủ thời gian

làm mọi câu hỏi.
+ Sự phân tích câu hỏi giúp chỉ ra được những sai sót, khiếm khuyết của
câu hỏi hoặc của giáo viên trong công việc giảng dạy.
+ Tính chất có thể phân biệt được học sinh giỏi và kém của một câu hỏi
không phải là tính chất cần thiết nhất. Quá trình phân tích câu hỏi còn phải
giúp tìm ra câu hỏi soạn quá kém. [14].


Sơ đồ quá trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm

Bắt đầu

Xây dựng ngân hàng
câu hỏi, bộ đề
Hoàn thiện câu hỏi,
bộ đề
Tổ chức kiểm tra,
đánh giá người học


Thu thập số liệu
thống kê

Đánh giá chất lượng
câu hỏi và bộ đề

K

ng
đạ
Loại bỏ

Kết thúc

C
ần
sử
a


KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Trong chương này chúng tôi đã trình bày những cơ sở lý luận và kĩ thuật
xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Nó đã được sử dụng và kiểm định
tính chính xác , khoa học trong một thời gian dài và vẫn được sử dụng trong
đánh giá hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. Trong đó, chúng tôi quan tâm
đến những vấn đề cơ bản sau:
- Khái niệm về phương pháp trắc nghiệm khách quan.
- Ưu- nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan.
- Các hình thức trắc nghiệm khách quan và ưu- nhược điểm của từng
hình thức.

- Tiến trình xây dựng bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
- Nguyên tắc soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm khách quan cũng như đề
kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
- Cách trình bày đề thi, đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
- Các loại điểm của một bài trắc nghiệm khách quan.
- Cách phân tích, đánh giá chất lượng của câu hỏi trắc nghiệm khách
quan.


Chương III: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
XÂY DỰNG CHO CHƯƠNG 6 “CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ
ĐỐT TRONG” LỚP 11 THPT

1. Đặc điểm cấu trúc chương “Cấu tạo của động cơ đốt
trong” lớp 11 THPT
Chương “Cấu tạo của động cơ đốt trong” được dạy ở kì II của Công
nghệ 11 THPT. Chương gồm 9 bài lý thuyết và 1 bài thực hành được giảng
dạy trong 10 tiết. Nội dung của chương đề cập tới những vấn đề cơ bản sau:
- Nhiệm vụ của các hệ thống, cơ cấu trong cấu tạo của động cơ đốt
trong.
- Cấu tạo của từng cơ cấu, hệ thống trong động cơ đốt trong.
- Nguyên lí làm việc của từng cơ cấu, hệ thống trong cấu tạo của động
cơ đốt trong.

2. Nội dung về kiến thức, kĩ năng học sinh cần đạt được
2.1 Nội dung về kiến thức
Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của các cơ cấu và hệ thống có
trong cấu tạo của động cơ đốt trong.
2.2 Kĩ năng học sinh cần đạt
- Đọc được sơ đồ cấu tạo của các cơ cấu, hệ thống.

- Phân tích, giải thích được nguyên lí hoạt động của các cơ cấu, hệ thống.
- Phán đoán, suy luận logic.

3. Hệ thống câu hỏi TNKQ
3.1. Hệ thống câu hỏi TNKQ soạn cho từng bài


Bài 22: Thân máy và nắp máy
Chọn đáp án đúng và đẩy đủ nhất:
Câu 1: Thân máy có nhiệm vụ:
A-

Dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.

B-

Dẫn hướng cho chuyển động của piston.

C-

Làm mát các chi tiết của động cơ.

D-

Chứa dầu bôi trơn các chi tiết của động cơ. Câu 2:
Buồng cháy của động cơ được tạo thành bởi:
A- Nắp máy, thân piston và đỉnh piston. BNắp máy, thân xilanh và đỉnh piston.
C-

Thân máy, nắp máy và đỉnh piston.


D-

Thân máy, nắp máy và cacte.

Câu 3: Thân xilanh của động cơ làm mát bằng không khí có:
A-

“ Áo nước”.

B-

Quạt gió.

C-

Cánh tản nhiệt. DLỗ thông hơi.

Câu 4: Cacte của động cơ 2 kì phải làm kín vì:
A-

Cacte là nơi chứa dầu bôi trơn.

B-

Cacte là nơi nén khí thể bổ trợ.

C-

Cácte là nơi khí thể cháy- dãn nở. DCacte là nơi chứa nước làm mát.


Câu 5: Nắp máy của động cơ xăng 2 kì là nơi bố trí:
A-

Lỗ lắp xupap.

B-

Lỗ lắp bugi.

C-

Đường ống nạp, xả. DCả A, B và C.


Câu 6: Nắp máy có nhiệm vụ:
A- Cùng với thân xilanh và đỉnh piston tạo thành buồng cháy của
động cơ.
B-

Dùng để lắp các chi tiết và cụm chi tiết như bugi hoặc vòi phun.

C-

Bố trí các đường ống nạp, thải , áo nước làm mát hoặc cánh tản
nhiệt.

D- Cả A, B và C đều đúng.
Câu


1

2

3

4

5

6

ĐA

A

B

C

B

B

D

Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
Chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất:
Câu 1: Piston của động cơ xăng 2 kì có nhiệm vụ:
A- Tham gia vào quá trình phân phối khí.

B-

Làm mát các chi tiết của động cơ.

C-

Dẫn dầu bôi trơn các chi tiết của động cơ.

D-

Cả A, B và C.

Câu 2: Piston được chia thành 3 phần chính là:
A-

Đỉnh, đầu và đuôi.

B- Đầu, thân và đuôi.
C- Đỉnh, đầu và thân.
D-

Đỉnh, thân và đuôi.

Câu 3: Piston thường được làm bằng vật liệu gì?
A-

Đồng hợp kim.

B-


Gang hợp kim.


C-

Nhôm hợp kim.

D-

Thép hợp kim.

Câu 4: Đầu piston có rãnh để lắp xecmang, các xecmang được lắp như thế nào?
A-

Xecmang khí và xecmang dầu được lắp xen kẽ.

B-

Xecmang khí ở dưới, xecmang dầu ở trên.

C-

Xecmang khí ở trên, xecmang dầu ở dưới.

D-

Lắp tùy ý.

Câu 5: Piston của động cơ xăng 2 kì thường có dạng đỉnh:
A-


Bằng

B-

Lồi

C-

Lõm

D- Cả A, B và C.
Câu 6: Thân thanh truyền thường được khoét rãnh tạo tiết diện ngang hình
chữ I để:
A-

Tiết kiệm nguyên liệu khi chế tạo.

B-

Tránh bó kẹt do dãn nở vì nhiệt.

C-

Giảm khối lượng của thanh truyền, dễ chuyển động.

D-

A và C đúng.


Câu 7: Chốt piston được làm bằng vật liệu gì?
A-

Đồng

B-

Nhôm

C-

Gang

D-

Thép.

Câu 8: Bộ phận nào sau đây không có trong cấu tạo của trục khuỷu?
A- Cổ khuỷu.
B-

Chốt khuỷu. CĐối trọng.
D-

Bạc lót.

Khóa luận tốt nghiệp

21



Câu 9: Động cơ điêzen 4 kì 6 xilanh xếp thẳng hàng có số cổ khuỷu và chốt
khuỷu lần lượt là:
A- 7, 4.
B-

7, 6.

C-

6,4.

D- 6, 6.
Câu 10: Bộ phận nào dẫn hướng cho piston chuyển động trong xilanh?
A- Trục khuỷu.
B-

Thanh truyền. CThân piston.
D- Đầu piston.

Câu 11: Động cơ xăng 4 kì 4 xilanh xếp thẳng hàng có số má khuỷu và cổ khuỷu
lần lượt là:
A- 4, 5.
B-

8, 5.

C-

5, 8.


D- 5, 8.
Với mỗi chỗ trống, điền một từ thích hợp để hoàn thành các phát biểu sau:
Câu 12:
Piston có nhiệm vụ cùng với xilanh và……………tạo thành không gian làm
việc; nhận lực đẩy của………………rồi truyền lực cho…………..để sinh
công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải
khí.
Đáp án: nắp máy, khí cháy, trục khuỷu, trục khuỷu.
Chọn đáp án sai:
Câu 13: Trục khuỷu có nhiệm vụ:
A- Nhận lực từ thanh truyền để sinh công.
B-

Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ.


C-

Duy trì chuyển động của piston.

D-

Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến của piston.

Câu

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

13

ĐA

A

C

B

C


B

D

D

D

B

C

B

C

Bài 24: Cơ cấu phân phối khí
Chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất:
Câu 1: Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ:
A- Đóng, mở các cửa nạp, thải đúng lúc.
B-

Cung cấp hòa khí sạch vào xilanh của động cơ. CLàm mát các chi tiết của động cơ.
D-

Dẫn dầu bôi trơn các chi tiết của động cơ.

Câu 2: Chi tiết nào của động cơ 2 kì kiểu cửa khí làm nhiệm vụ van trượt của
cơ cấu phân phối khí?

A- Xupap
B-

Nắp máy CPiston
D- Thanh truyền

Câu 3: Xupap nạp ở động cơ 4 kì đóng vào thời điểm nào?
A-

Cuối kì nạp.

B-

Cuối kì nén.

C-

Cuối kì nổ.

D-

Cuối kì xả.

Câu 5: Tỉ số giữa số vòng quay của trục cam và số vòng quay của trục khuỷu
trong cơ cấu phân phối khí là:
A-

1:1.

B-


1:2.


C-

2:1.

D-

1:4.

Câu 6: Cho hình 1: Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo. Hãy chỉ ra tên gọi
của các chi tiết được đánh số thứ tự là 7, 4 và 9.
A-

Con đội, đũa đẩy và xupap.

B-

Đũa đẩy, cò mổ và lò xo.

C-

Đũa đẩy, cò mổ và xupap.

D-

Xupap, đũa đẩy và cò mổ.


Chọn đáp án sai:
Câu 4: Ưu điểm của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo so với dùng xupap
đặt là:
A- Cấu tạo đơn giản hơn.
B-

Đảm bảo nạp đầy và thải sạch hơn. CDễ điều chỉnh, sửa chữa.
D-

Cấu tạo buồng cháy gọn hơn.
Câu

1

2

3

4

5

6

ĐA

A

C


A

B

C

A


Bài 25: Hệ thống bôi trơn
Chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất:
Câu 1: Nhiệm vụ của dầu bôi trơn:
A- Bôi trơn các bề mặt ma sát.
B-

Làm mát và tẩy rửa các chi tiết. CBao kín và chống gỉ các chi tiết. DCả A, B và C.

Câu 2: Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu nhớt vào nhiên liệu được dùng ở
động cơ nào?
A-

Động cơ 4 kì.

B-

Động cơ 2 kì.

C-

Động cơ điêzen.


D-

Động cơ xăng.

Câu 3: Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức, bộ phận nào quan trọng nhất?
A.

Bơm dầu.

B.

Bầu lọc dầu.

C.

Két làm mát dầu.

D.

Cacte dầu.

Câu 4: Người ta pha dầu bôi trơn vào xăng dùng cho động cơ 2 kì trên xe
máy nhằm mục đích gì?
A- Bôi trơn xupap.
B-

Bôi trơn hệ thống làm mát.

C-


Bôi trơn cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. DLàm mát động cơ.

Câu 5: Dầu bôi trơn dùng lâu phải thay vì lí do gì?
A- Dầu bôi trơn bị loãng.
B-

Dầu bôi trơn bị đông đặc. CDầu bôi trơn bị cạn.
D-

Dầu bôi trơn bị bẩn và độ nhớt bị giảm.


×