Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Góp phần bảo tồn tục lệ cưới hỏi truyền thống của dân tộc Mường huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.89 KB, 90 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tôc), dân tộc nào cũng có
một lịch sử lậu dài và có một nền văn hóa cổ truyền giàu bản sắc - từ người
H’Mông trên đỉnh núi cao bốn mùa sương mù hay đến người Sán Dìu trên đất
trung du đá sỏi cho đến người Việt, Khơme trên những cánh đồng châu thổ tất
cả đều tạo nên vóc dáng Việt Nam đa phong tục, đa bản sắc, giàu tính nhân
văn.
Trong cuộc sống hằng ngày những nét truyền thống văn hóa của nhiều
dân tộc đang bị biến đổi bởi sự giao lưu kinh tế văn hóa các dân tộc trong và
ngoài nước. vì vậy hơn bao giờ hết chúng ta phải nhìn nhận thật nghiêm túc
vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc của từng dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.
Hòa Bình – địa danh thường biết đến là cái nôi của người Mường.
người Mường là dân tộc đứng hàng thứ năm trong 54 dân tộc Việt Nam về số
[4]. Ở mảnh đất quần cư đã bao đời, người Mường đã tạo cho mình những
quy ước mang tính cộng đồng rộng rãi và từ những quy ước ấy đã tạo nên bản
sắc riêng và các giá trị văn hóa của dân tộc này. Qua nhiều giai đoạn lịch sử
bản sắc ấy lại làm giàu thêm, phong phú thêm. Trong đó giá trị văn hóa thiêng
liêng đáng nhớ nhất trong mỗi cuộc đời con người đó chính là ngày cưới. Lễ
cưới là thời điểm xác lập quan hệ vợ, chồng giữa đôi nam nữ trước sự chứng
kiến của họ hàng, bè bạn. Ở mỗi dân tộc lễ cưới đề được thực hiện theo những
nghi lễ khác nhau, nhưng có một điểm chung của những nghi lễ này đó đều là
những phương thức để cộng đồng thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa người con
trai và người con gái.
Là người con của dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên trên bản Mường,
huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, ngay từ đầu tôi đã được tiếp xúc và ít nhiều


Bùi Thanh Phúc

K32C- SP Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

Bùi Thanh Phúc

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

K32C- SP Sinh


hiểu biết phần nào về phong tục tập quán của đồng bào dân tộc miền núi trong
đó có người Mường. Nên việc nghiên cứu các phong tục tập quán của người
dân tộc miền núi cụ thể là người Mường nhằm bảo tồn và giữ gìn nét truyền
thống tốt đẹp văn hóa của người Mường, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Từ
đó ta có thể bảo tồn những phong tục tập quán, thuần phong mĩ tục của những
dân tộc miền núi và thiểu số đang mỗi ngày bị mai một, và có thể rút ra kết
luận và giải pháp để bảo tồn những phong tục, tập quán mang tính tích cực và
khắc phục những hủ tục vẫn còn tái diễn trong các lễ cưới ở các vùng dân tộc,
miền núi bây giờ, do vậy tôi chọn đề tài “góp phần bảo tồn tục lệ cưới hỏi
truyền thống của dân tộc Mường huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình”
2. Mục đích của đề tài
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về tục lệ cưới xin truyền thống
của dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.
- Từ đó có được kết luận và các giải pháp khôi phục những nét đẹp trong
đám cưới người Mường đang có xu hướng mai một dần, cũng từ đó có được
những kiến nghị để khắc phục những hủ tục không nên có để giảm bớt

những chi phí không cần thiết trong đám cưới.
- Cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước
các tổ chức đảng và các nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc để bảo tồn nhiều
hơn nữa những tập quán của người Mường đang có nhiều chiều hướng bị
mai một và xóa bỏ những hủ tục không nên trong đời sống hay trong cưới
xin bây giờ.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm tự nhiên, văn hoá xã hội của huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.
- Các bước tiến hành một lễ cưới của người Mường ở huyện Kim Bôi, tỉnh
Hoà Bình.



4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đề tài có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá
truyền thống của người Mường.
- Các giải pháp mà đề tài đưa ra có thể được áp dụng để bảo tồn các giái trị
văn hoá tương tự.



CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
1.1. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra thực địa từ:
+ Đi thực tế tìm hiểu điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Kim
Bôi, tỉnh Hoà Bình.
+ Đi thực tế tìm hiểu phong tục tập quán cưới xin của dân tộc
Mường sinh sống tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.
- Phát vấn
Điều tra người dân, chính quyền địa phương, trung tâm văn hoá huyện

Kim Bôi về phong tục tập quán cưới xin.
- Tra cứu thông tin trên các nguồn tài liệu: báo chí, sách vở, internet…
- Xử lí số liệu theo phương pháp thống kê thông thường
1.2. Thời gian nghiên cứu
- Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài từ ngày 10 tháng 8 năm 2008 đến
tháng 4 năm 2010.
1.3. Địa điểm nghiên cứu
- Trong quá trình tiến hành nghiên cứu tôi đã tiến hành triển khai cụ thể
trên địa bàn các xóm, thôn trong các xã Sơn Thủy, xã Vĩnh Đồng,
xã Vĩnh Tiến xã Nật Sơn của huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình
- Ngoài ra tôi còn tiến hành khai thác thông tin ở các UBND xã và
trung tâm văn hóa huyện, UBND huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình.
.



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu nguồn gốc dân tộc Mường
Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc Mường đã có tộc danh
như ngày nay. Và đương nhiên trước đây, người Mường cũng không dùng
danh từ này làm tên gọi cho dân tộc mình. Theo Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ
Chi),[4] Mường là từ dùng để chỉ một vùng cư trú của đồng bào bao gồm
nhiều làng. Mỗi vùng được đặt dưới sự cai quản của một nhà Lang. Qua sự
tiếp xúc giao lưu giữa người Mường và người Kinh, người Kinh đã sử dụng
từ Mường để gọi dân tộc này. Cho đến tận bây giờ, Người Mường vẫn từ gọi
mình là mol, moăn như ở Hoà Bình; Mon, mwanl như ở Thanh Hoá. Còn ở
Phú Thọ, đặc biệt là ở Thanh Sơn, nơi Người Mường tập trung đông đảo nhất
cũng như Người Mường ở huyện Yên Lập và một số xã thuộc huyện Thanh
Thuỷ đồng bào tự gọi mình là Mol, Monl. Mặc dù những từ này có biến âm

hơi khác ở mỗi vùng, mỗi địa phương nhưng đều quan niệm giống nhau về
mặt nghĩa. Tất cả những từ mà đồng bào dùng để chỉ dân tộc mình có nghĩa là
người. Vì lẽ đó mà người Mường thường tự xưng mình là con Mol hoặc là
con monl: con người. Còn từ Mường vốn là từ mương đồng bào dùng để chỉ
nơi cư trú chứ không liên quan gì đến tộc danh ngày nay của mình. Mặc dù
vậy cùng sự biến động của lịch sử cũng như quá trình giao lưu kinh tế, văn
hoá với các dân tộc anh em khác cho đến nay “Mường” đã được đồng bào
chấp nhận và coi đó là tộc danh của mình, và hiển nhiên, họ tự nhận mình là
người Mường như ngày nay. Do đó, Mường đã trở thành tên gọi chính thức
và duy nhất của tộc người này để phân biệt với các dân tộc khác. Tộc danh
Mường đã được các tổ chức, thể chế, các nhà nghiên cứu và nhân dân dùng
khi tìm hiểu, nghiên cứu và gọi dân tộc này là Người Mường.



Cũng như các dân tộc khác, để lý giải về nguồn gốc của dân tộc mình,
dân gian Mường Thanh Sơn còn lưu giữ và truyền kể những huyền thoại về
sự xuất hiện dân tộc mình. Mặc dù vậy, những truyền thuyết đó được lưu
truyền chủ yếu dưới dạng các bản mo hát với dài ngắn khác nhau.
2.2. Nét văn hoá truyền thống dân tộc Mường
Dân tộc Mường có trên 914.596 người. Đồng bào Mường cư trú ở
nhiều tỉnh phía Bắc, nhưng tập trung đông nhất là ở Hòa Bình và các huyện
miền núi tỉnh Thanh Hóa [1].
Đồng bào Mường sống định canh định cư miền núi, nơi có nhiều đất
sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường
làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Trước đây, đồng
bào trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày.
Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ
sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa,
mây, song... Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát,

ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ nghệ khá tinh xảo.
Trang phục của nam giới Mường là bộ quần áo cánh màu chàm. Phụ nữ
đội khăn màu trắng hình chữ nhật, mặc yếm và áo cánh ngắn thân có xẻ ngực
(có nơi xẻ vai), ít cài cúc. Váy của phụ nữ Mường khá dài, mặc cao đến nách.
Những chiếc cạp váy được dệt bằng tơ nhuộm màu, tạo những hoa văn hình
học và những hình con rồng, phượng, hươu, chim... tuyệt đẹp.
Xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ
lang đạo, các dòng họ lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hà) chia nhau cai quản
các vùng. Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các lang
xóm hoặc đạo xóm, cai quản một xóm.
Tục cưới xin của người Mường gần giống như người Kinh (chạm ngõ,
ăn hỏi, xin cưới và đón dâu). Khi trong nhà có người sinh nở, đồng bào rào



cầu thang chính bằng phên nứa. Khi trẻ lớn khoảng một tuổi mới đặt tên. Khi
có người chết, tang lễ thường có thầy cúng hát - kể về buổi khai thiên lập địa,
về tổ tiên xưa...
Người Mường thường có câu tục ngữ: “Cơm đồ, nhà gác, nước vác,
lợn thui, ngày lui tháng tới” [1]. Nghĩa là “cơm đồ” ở đây là cơm nếp được đồ
bằng một khúc cây gỗ được khoét ở giữa dùng để đồ xôi; “nhà gác” là nhà
sàn, là một nét văn hoá kiến trúc đặc sắc của người Mường; “nước vác” chính
là dụng cụ mà người Mường dùng để đi lấy nước từ các khe suối, dụng cụ này
được làm từ cây bương dài khoảng 2m, các đốt bương được thông với nhau,
riêng đốt cuối thì để nguyên và được vác trên vai nên mới gọi là nước vác.
Nói đến ẩm thực thì người Mường cũng là một trong những dân tộc có nét
khá độc đáo về ẩm thực. Khi nói đến “lợn thui” hay nói đến cơm lam và rượu
cần là nói đến một trong những đặc sản của người Mường; còn “ngày lui
tháng tới” thì đây là một cách tính lịch của người Mường: đó là một cách tính
lịch rất khác bịêt so với lịch người Kinh hoặc các dân tộc khác, người Mường

tính lịch âm luôn lùi sau một ngày so với lịch âm của người Kinh (nếu lịch âm
của người Kinh là ngay mồng 05 thì người Mường là ngày mồng 04), nhưng
tháng của người Mường thì lại nhanh hơn tháng âm của người Kinh một
tháng trong lịch âm.
2.3. Nghiên cứu về các phong tục tập quán người Mường huyện Kim Bôi,
tỉnh Hoà Bình
Người Mường có nhiều ngày lễ hội hằng năm: Hội xuống đồng
(Khuông mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ
cơm mới...[3].
Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các
thể loại: thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường
còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Cồng là



nhạc cụ đặc sắc của đồng bào Mường, ngoài ra còn nhị, sáo, trống, khèn lù.
Người Mường còn dùng ống nứa gõ vào những tấm gỗ trên sàn nhà, tạo thành
những âm thanh để thưởng thức gọi là ''đâm đuống''.
Ngoài các lễ hội chính ra thì nét văn hoá đặc sắc ẩn sâu trong nếp ăn,ở
của người Mường đã được đúc kết sau bao đời quần cư, đó chính là những nét
văn hoá trong cưới xin, ma chay, giỗ chạp nhìn bề ngoài ta tưởng chừng như
rất bình thường nhưng đều ẩn chứa bên trong là cả một kho tàng về văn hóa
truyền thống của một dân tộc. Trong phạm vi công trình cho phép nên đề tài
chỉ có thể được thực hiện nghiên cứu phong tục tập quán cưới xin của người
Mường huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình.



CHƯƠNG 3.
SƠ LƯỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN –VĂN HÓA XÃ HỘI HUYỆN KIM

BÔI TỈNH HÒA BÌNH
3.1. Sơ lược vị trí địa lý
Huyện Kim Bôi nằm ở phần phía đông tỉnh Hoà Bình, có vị trí toạ độ là:
0

0

0

0

20 32’ đến 20 49’ vĩ độ Bắc, 105 22’ đến 105 43’ kinh độ Đông.
Ngày trước, giao thông chưa phát triển, Kim Bôi là vùng sâu ít người
sinh sống, khai khẩn. Người Mường có câu: "Yêu nhau cho thịt cho xôi, Ghét
nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì" với hàm ý Kim Bôi là vùng đất khó sinh sống.
Ngày nay, hệ thống giao thông đường bộ phát triển nối Kim Bôi với bên
ngoài.
Quốc lộ 21A chạy gần rìa ranh giới với huyện Mỹ Đức (Hà Tây), gần như
theo hướng Bắc Nam, từ huyện Lương Sơn sang tới huyện Lạc Thủy.
Đường quốc lộ nối đường 21A với đường 6, cắt ngang địa bàn huyện, theo
hướng Tây Bắc Đông Nam, nối đường 21A, tại thị trấn Thanh Hà (xã Thanh
Nông) với đường 6 tại địa điểm gần dốc Cun (huyện Cao Phong) [4].
Đường Hồ Chí Minh mới (đoạn Hòa Lạc - Cúc Phương) chạy qua.
3.1.1. Lịch sử hình thành
Dưới triều Lê, vùng đất Kim Bôi thuộc phủ Gia Hưng, trấn Hưng Hoá.
Đến năm Tự Đức thứ 5 (1851) Kim Bôi là một tổng của huyện Mỹ Lương,
phủ Quốc Oai.
Ngày 22-6-1886, khi tỉnh Mường được thành lập, Kim Bôi là một tổng
của phủ Lương Sơn. Đến năm 1890 phủ Lương sơn được sát nhập về Mỹ
Đức, đến ngày 18-3-1891, sát nhập trở lại tỉnh Hoà Bình và được đổi tên

thành châu Lương Sơn.



Trước năm 1959 huyện Kim Bôi vẫn được gọi là châu Lương Sơn, sau
ngày 17-04-1959 huyện Lương Sơn được tách thành 2 huyện Lương Sơn Và
Kim Bôi, gồm có 22 xã rồi tăng lên 27 xã. Năm 1971 lấy thêm 7 xã của huyện
Lương Sơn nằm ở phía đông huyện và từ đó Kim bôi giáp với tỉnh Hà Tây
(nay là TP Hà Nội) đến thời điểm năm 2008 thì Kim Bôi có 35 xã và 2 thị
trấn, [2] sau đó chính phủ ra nghị quyết 31/NQ - CP điều chỉnh ngày 14 tháng
7 năm 2009 điều chỉnh địa giới hành chính của huyện chuyển thị trấn Thanh
Hà và một số xã sang các huyện khác [5].
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2

Kim Bôi có tổng diện tích tự nhiên là 551.03 km [5]. Phía bắc giáp
huyện Lương Sơn, phía tây giáp huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thị xã
Hoà Bình, phía nam giáp huyện Lạc Thuỷ, phía đông giáp với Mĩ Đức của
tỉnh Hà Tây (cũ) nay thuộc về Hà Nội.
Địa hình huyện Kim Bôi khá phức tạp bị chia cắt bởi các hệ thống khe
suối, gồm 2/3 diện tích huyện là đồi núi với độ cao trung bình so với mặt
nước biển là 310m [4].
3.1.3. Dân cư
Theo thống kê dân số - gia đình thì dân số toàn huyện đến ngày 01
tháng 04 năm 2009 là 114.015 người. Trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng
73%, dân tộc Kinh chiếm 10%, còn lại là dân tộc khác như Dao, Thái, Tày…
[5].
3.1.4. Đặc điểm kinh tế văn hoá – xã hội
Kinh tế toàn huyện chiếm vị trí chủ đạo là ngành nông lâm nghiệp vì từ
xa xưa người dân đã biết dựa vào đồng ruộng và rừng là chính. Cùng với nghề

trồng lúa (lúa nương và lúa nước), người dân còn tăng gia sản xuất với những
hoạt động kinh tế phụ gia đình, từ chăn nuôi, làm vườn, dệt vải, đan lát.. đến
săn bắn và hái lượm. Cần phải nói rằng mặc dù những hoạt động này không



phải là lao động sản xuất chính nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân
trong huyện nhưng những nghề phụ này lại đóng vai trò tương đối quan trọng
trong việc cung cấp nhu yếu phẩm trong đời sống hàng ngày của họ.
Ngoài những đặc điểm kinh tế trọng điểm về nghề chính của đồng bào
dân tộc thì huyện được phát triển thế mạnh về ngành kinh tế không khói đó là
ngành du lịch, đến với Kim Bôi bạn sẽ được thưởng thức cơm lam, rượu cần
và được hoà mình trong suối nước nóng; ngoài ra còn có khu du lịch sinh thái,
khu du lịch thác bạc long cung và rất nhiều điểm du lịch khác nữa.



CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các quan niệm, quy tắc và các tiêu chí chọn vợ của người Mường ở
vùng Kim Bôi tỉnh Hoà Bình
4.2. Quan niệm về cưới xin dân tộc Mường
Quan niệm về cưới xin của người Mường ở vùng này là con cái lớn lên
đến tuổi lấy vợ, lấy chồng thì phải dựng vợ gả chồng để bố mẹ khi về già có
người trông cậy. Nam nữ người Mường thường kết hôn ở độ tuổi 16 – 17 vì
họ cho rằng đây là lứa tuổi thích hợp nhất, khi đó ông bà có sức khoẻ chăm
sóc con cháu, người già sẽ có cháu đỡ đần nối dõi và thờ cúng hương hoa tổ
tiên, gia đình nào có con, cháu đông đúc là gia đình đó có phúc lớn. Đây là
quan niệm quan trọng nhất trong cưới xin của họ.
Người Mường chủ yếu sống thuần nông lâu đời nên mỗi gia đình cần

nhiều nhân lực để sản xuất, vì vậy họ có quan niệm lấy vợ sớm cho con, cháu
để tăng thêm nhân lực lao động trong gia đình. Do vậy họ thường lấy vợ lấy
chồng rất sớm.
Tuy vậy người Mường Kim Bôi cũng như người Mường ở các vùng
khác cũng có quan niệm về con cháu nối dõi, chỗ dựa khi về già. Bởi vậy việc
duy trì nòi giống là yếu tố quan trọng để tồn tại thế giới con người. Ở đây ta
xét một góc độ dòng họ thì việc sinh con cháu nối dõi tông đường là một tất
yếu. Đặc biệt hơn, họ còn ảnh hưởng bởi lối sống phong kiến nên sinh cháu
trai là một yêu cầu hàng đầu đối với mỗi cặp vợ chồng trẻ, mà nhất là cặp vợ
chồng mà chồng là con trưởng. Vì đây cũng là quan niệm ở hầu hết các dân
tộc, chứ không riêng dân tộc Mường.



4.3. Một số quy tắc cơ bản trong cưới xin
Đối với người Mường huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình thì nguyên tắc
chung thuỷ là hàng đầu, bởi lẽ trong tư tưởng người Mường thì họ không
chấp nhận chuyện vợ cả, vợ lẽ, nếu vậy sẽ bị hàng xóm chê bai, kinh miệt và
họ chỉ “một vợ, một chồng”. Tuy vậy trong thời kỳ “nhà Lang”, Lang được
lấy đa thê, nhiều thiếp. Bởi quyền lực tập trung trong tay nhà Lang.
Người Mường có quan niệm giống với người Việt là “xuất giá tòng
phu” nghĩa là lấy chồng phải theo chồng. Hơn nữa trong chế độ phụ quyền
con trai được cho là trụ cột trong gia đình, nên trường hợp đi ở rể là rất ít, dù
khó khăn nhưng họ vẫn cố gắng để không phải đi ở rể. Đây là quy tắc chung
của người Mường.
Không chỉ người Mường huyện Kim Bôi mà người Mường ở nơi khác
cũng vậy họ rất tôn trọng và phải tuân theo nguyên tắc ngoại hôn rất nghiêm
ngặt. Cụ thể là: những người trong cùng dòng họ không được lấy nhau, mặc
dù đã xa đến mấy đời cũng không được lấy nhau. Nguyên tắc này rất ít người
vi phạm vì họ được bố mẹ, họ hàng truyền dạy. Họ cho rằng người cùng họ

lấy nhau thì con cái không được lành lặn và phạm tội loạn luân lý, bị đuổi ra
khỏi dòng tộc. Trong chế độ phong kiến, chế độ nhà Lang, chỉ những người
trong họ lớn: Đinh, Quách, Bạch, Hoàng mới được lấy nhau; còn họ không có
quyền lực, họ bé thì không được lấy người những họ này. Quy tắc này cho ta
thấy sự phân biệt đẳng cấp rõ rệt. Tuy nhiên với một số tộc người thì họ chỉ
quy định sau ba đời thì sẽ chấp nhận: như Tày, Nùng…
4.4. Tiêu chí chọn vợ, chọn chồng
Trong thời kỳ phong kiến còn tồn tại sâu sắc tư tưởng “bố mẹ đặt đâu
con ngồi đấy” đó là tư tưởng cứng nhắc của bố mẹ. Như vậy con cái không có
quyền lựa chọn bạn đời mà nhất nhất phải theo sự sắp đặt toàn quyền của bố
mẹ.


×