Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống đậu tương trong vụ xuân năm 2009 tại Cao Minh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.85 KB, 83 trang )

Kho¸ luËn tèt

NguyÔn Ph¬ng

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản
thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè cùng gia đình.
Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới TH.S
Dương Tiến Viện, người thầy đã hết lòng chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm
đề tài.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban chủ nhiệm
khoa sinh - trường ĐHSPHN II cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và tập thể lớp
K32E đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề tài khoá luận tốt
nghiệp.
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Phương Thảo

1


Kho¸ luËn tèt

NguyÔn Ph¬ng

2


MỤC LỤC


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề

1.2.

Mục đích – Yêu cầu

1.2.1. Mục đích
1.2.2. Yêu cầu
1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới
2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Địa điềm nghiên cứu
3.2.2.Thời gian nghiên cứu
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.4. Quy trình kĩ thuật
3.41. Phân bón

3.4.2. Thời vụ
3.4.3. Mật độ, khoảng cách
3.4.4. Chăm sóc
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi
3.5.1 Các chỉ tiêu hình thái



3.5.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
3.5.3. Khả năng chống chịu
3.5.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương
4.1.1. Đặc điểm thân, lá, cành
4.1.2 Hoa, quả, hạt
4.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương
4.2.1. Các thời kì sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương
4.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương
4.2.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương
4.2.4. Khả năng tích luỹ chất khô của các giống đậu tương
4.2.5. Một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất đậu tương
4.3. Khả năng chống chịu của các giống đậu tương
4.3.1. Mức độ nhiễm sâu bệnh
4.3.2. Khả năng chống đổ
4.4. Năng suất của các giống đậu tương
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2. Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO




DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số nước trên
thế giới
Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng đậu tương của Việt Nam
Bảng 2.4: Một số tỉnh trồng nhiều đậu tương ở nước ta
Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương
Bảng 4.2: Thời gian và tỉ lệ mọc mầm của các giống đậu tương
Bảng 4.3: Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính
Bảng 4.5: Số lượng và khối lượng nốt sần của các giống đậu tương
Bảng 4.6: Khối lượng tươi và khô của các giống đậu tương
Bảng 4.7: Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống đậu tương
Bảng 4.8: Khả năng chống đổ của các giống đậu tương
Bảng 4.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương
Bảng 4.10: Năng suất của các giống đậu tương
Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính
Hình 4.2: Năng suất của các giống đậu tương



PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là một loại cây công nghiệp

ngắn ngày, thuộc họ đậu (Fabaceae), giàu hàm lượng chất đạm Protein được

trồng rộng rãi làm thức ăn cho người và gia súc.
Thành phần dinh dưỡng chứa trong hạt đậu tương gồm có: Protein,
Lipit, Gluxit và các chất khoáng. Trong đó Protein và Lipit là 2 thành phần
quan trọng nhất. Protein chiếm khoảng 38 - 42% và Lipit biến động từ 18 24% [2].
Protein đậu tương có giá trị cao không những về mặt hàm lượng lớn mà
còn có đầy đủ và cân đối các loại axit amin cần thiết. Đặc biệt là giàu Lizin và
Triptophan là 2 loại axit amin có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của
cơ thể trẻ em.
Trong hạt đậu tương hàm lượng Lipit chiếm 18 - 25% trong đó chủ yếu
là các axit béo chưa no như axit Oleic (30 - 35%), axit Linoleic (25 - 55%) và
Palmetic (5 - 10%) là thành phần có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt đối với sức
khoẻ con người [6].
Đặc biệt đậu tương là cây họ đậu có khả năng cố định Nitơ của khí
quyển nhờ vào sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium japonicum ở rễ trong
điều kiện thuận lợi có thể đáp ứng 40 - 70% nhu cầu đạm của cây đậu tương.
Rễ đậu tương ăn sâu, phân nhánh nhiều làm cho đất tơi xốp.
Do ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế và khả năng cải tạo đất
mà đậu tương được giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống cây
trồng nông nghiệp ở nước ta cũng như trên thế giới.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, đậu tương đã được chú trọng
phát triển. Tuy nhiên sản xuất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong



nước nên hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn hạt đậu
tương.
Vì vậy, đánh giá đặc điểm nông sinh học của đậu tương nhằm lựa chọn
được những giống có ưu điểm vượt trội đưa vào sản xuất tạo ra năng suất cao
là việc làm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ những lý do trên, tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số giống đậu tương trong
vụ xuân năm 2009 tại Cao Minh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc”.
1.2.1. Mục đích – Yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu và năng suất của
các giống đậu tương. Trên cơ sở đó đề xuất giống đậu tương có triển vọng để
đưa vào sản xuất.
1.2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu và nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các giống đậu
tương.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương.
- Đánh giá khả năng chống chịu của các giống đậu tương.
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
đậu tương.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung những dẫn liệu về đặc điểm nông
sinh học của một số giống đậu tương (sinh trưởng, phát triển, năng suất…)
nhằm lựa chọn được những giống có ưu điểm vượt trội để đưa vào sản xuất.



PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương là một trong các loại cây trồng có dầu quan trọng bậc
nhất trên thế giới . Đứng hàng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngô [5].
Do cây đậu tương có khả năng thích ứng khá rộng, có thể trồng được
trên nhiều loại đất nên hiện nay được trồng ở khắp năm châu lục. Nhưng tập
trung nhiều nhất là khu vực Châu Mỹ chiếm 73,03%, tiếp đến là các nước
thuộc khu vực Châu Á chiếm 23,15% [6].

Theo thống kê của tổ chức FAO về diện tích, năng suất và sản lượng đậu
tương trên thế giới từ năm 1998 – 2006 đựoc thể hiện ở bảng 1.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới 1998
- 2006
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ /ha)

(triệu tấn)

1998

70,97

22,56

160,1

1999

72,11

21,88


157,8

2000

74,4

21,69

161,41

2001

76,83

23,16

177,94

2002

78,83

23,03

181,55

2003

83,56


22,02

189,49

2004

91,44

22,56

204,43

2005

91,39

22,93

209,53

2006

92,98

23,82

221,5

Năm


(Theo FAOSTAT tháng 12 / 2007)
Từ bảng 2.1 ta thấy diện tích trồng đậu tương trên thế giới tăng dần qua
từng năm. Từ năm 2003 - 2004 diện tích trồng đậu tương tăng mạnh nhất:



tăng 9 triệu ha. Năm 2005 diện tích trồng đậu tương lại giảm so với năm 2004
là 0,81 triệu ha. Đến năm 2006 diện tích trồng đậu tương đã tăng trở lại nhưng
tăng chậm: tăng 1,56 triệu ha so với năm 2005.
Trong vòng 6 năm, từ năm 2001 - 2006 sản lượng đậu tương trên thế giới
tăng nhanh do đã áp dụng các biện pháp kĩ thuật mới, lai tạo được nhiều
giống mới cho năng suất cao và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh
bất lợi.
Năm 2006 sản lượng đậu tương trên thế giới đạt 221,5 triệu tấn tăng
44,8 triệu tấn so với năm 2001 và tăng 7,15 triệu tấn so với năm 2005. Hiện
nay đậu tương được trồng ở nhiều nước trên thế giới nhưng có 4 nước mà sản
lượng đậu tương chiếm từ 90 - 95% tổng sản lượng đậu tương trên thế giới là:
Braxil, Mỹ, Trung Quốc, Argentina [6].
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương
của một số nước trên thế giới
Diện tích (triệu ha )

Năng suất (tạ /ha )

Sản lượng (triệu tấn )

2004

2005


2006

2004

2005

2006

Thế giới

91,44

91,39

92,98

22,56

22,93

23,82

204,43 209,53

221,5

Mỹ

29,93


28,84

30,02

18,4

28,76

28,7

85,01

82,82

86,12

Braxil

21,52

22,89

20,7

23,14

21,92

28,5


49,79

50,19

59

Argentina

14,32

14,04

15,22

21,99

27,28

26,6

31,5

38,3

40,5

Trung Quốc 9,70

9,5


9,26

18,14

17,79

17,05

17,6

16,9

16,2

Ấn Độ

6,90

7,3

10,88

9,56

10

7,5

6,6


7,3

Nước

6,90

2004

2005

2006

( Theo FAOSTAT tháng 12 /2007 )

Từ bảng 2.2 ta thấy, Mỹ là nước trồng đậu tương nhiều nhất thế giới về
diện tích chiếm 45%, và chiếm khoảng trên 50% sản lượng đậu tương trên
toàn thế giới. Năm 2006 diện tích là 30,2 triệu ha, năng suất đạt 28,7 tạ /ha,
sản lượng đạt 86,12 triệu tấn. Diện tích trồng đậu tương ở Mỹ đứng thứ 3 sau



diện tích trồng cây lúa mì và ngô. Nhưng về giá trị kinh tế thì cây đậu tương
trở thành cây quan trọng đứng hàng thứ 2 sau ngô. Năng suất đậu tương của
Mỹ liên tục tăng là do kết quả áp dụng các giống mới, các tiến bộ khoa học kĩ
thuật. Theo dự báo mới nhất của bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng đậu
tương của Mỹ niên vụ 2006 – 2007 có khả năng đạt 84200 tấn, tăng lên nhiều
so với vụ trước ( 2,7 tấn /ha ) [15].
Đứng ngay sau Mỹ là Braxil với diện tích năm 2006 là 20,7 triệu ha ,
sản lượng là 59 triệu tấn. Tiếp theo là Argentina và Trung Quốc.
Diện tích trồng đậu tương của Argentina trong niên vụ 2007 – 2008 đạt

16,9 triệu ha - mức cao nhất từ trước đến nay và chiếm trên 50% diện tích đất
trồng trọt của quốc gia Nam Mỹ này [12].
Tổng xuất khẩu đậu tương trên thế giới dự báo đạt 75,54 triệu tấn trong
năm 2007 – 2008, tăng so với 70,96 triệu tấn xuất năm 2006 – 2007. Trong đó
xuất khẩu của Braxil sẽ đạt 29,69 triệu tấn, trở thành nước xuất khẩu đậu
tương lớn nhất thế giới. Tổng dự trữ đậu tương toàn cầu niên vụ 2007 – 2008
dự báo đạt 46,24 triệu tấn, giảm mạnh so với 61,58 triệu tấn cuối niên vụ
2006 – 2007 [16].
Nhìn chung, sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây
có nhiều biến động mạnh. Đó là do tác động của con người cũng như nền kinh
tế.
Để góp phần làm tăng năng suất đậu tương, yếu tố quan trọng nhất là
tạo ra các giống có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt. Hiện nay trên thế
giới có xu hướng sản xuất các giống đậu tương: “Đậu tương công nghệ sinh
học” như: đậu tương có hàm lượng Linoleic thấp, đậu tương có khả năng
chống chịu chất diệt cỏ…



2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây đậu tương có từ rất sớm, ngay từ khi nó là một cây
hoang dại. Nhưng nhìn chung thì cây đậu tương được trồng rải rác và phân bố
không đều. Các tỉnh có diện tích trồng đậu tương, tương đối nhiều là Đồng
Nai (26,3 nghìn ha), Đồng Tháp (6 nghìn ha), Cao Bằng (5,9 nghìn ha) [10].
Trước cách mạng tháng tám, diện tích trồng đậu tương của cả nước đạt
39,954 ha với năng suất đạt 5,2 tạ/ha (Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, 1999).
Đến năm 1980 diện tích trồng đậu tương của nước ta là 40 nghìn ha, năng suất
đạt 7 tạ/ha. Năm 1990 – 1992 diện tích đã tăng lên 110 – 120 nghìn ha, năng
suất tăng từ 8,5 – 9 tạ/ha.
Định hướng phát triển đối với cây đậu tương ở nước ta từ năm 2001 –

2010 như sau:[9]
+ Chọn giống có tiềm năng năng suất cao cho vụ xuân đạt 3 – 4 tấn/ha,
để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người và gia súc.
+ Chọn giống có thời gian sinh trưởng cực ngắn, dưới 75 ngày để trồng
trong vụ hè và giữa 2 vụ lúa.
+ Chọn những giống ngắn ngày (80 – 85 ngày) cho vụ thu, đông ở đồng
bằng Bắc Bộ.
+ Chọn giống đậu tương có phẩm chất tốt, khối lượng nghìn hạt trên
300g, rốn trắng để xuất khẩu.
Giai đoạn từ năm 2003 – 2008 diện tích, sản lượng đậu tương của Việt
được thể hiện trong bảng 2.3.

1
0


1
0


Bảng 2.3: Diện tích, Sản lượng đậu tương
của Việt Nam Từ 2003 – 2008
Diện tích

Sản lượng

( nghìn ha )

(nghìn tấn)


2003

165,6

219,7

2004

183,8

245,9

2005

204,1

292,7

2006

185,6

258,1

2007

187,4

275,2


2008

191,5

268,6

Năm

(Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam năm 2009)
Qua bảng 2.3 cho thấy: từ năm 2003 – 2008 diện tích và sản lượng đậu
tương của nước ta tăng giảm qua từng năm. Về diện tích: Năm 2003 diện tích
trồng đậu tương của nước ta là 124,1 nghìn ha nhưng đến năm 2005 diện tích
đã tăng lên 204,1 nghìn ha. Tuy nhiên đến năm 2008 diện tích trồng đậu
tương của nước ta lại giảm xuống chỉ còn 191,5 nghìn ha. Điều này đã được
giải thích vì trong những năm gần đây nước ta đang chuyển dần từ nông
nghiệp sang công nghiệp cho nên diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện
tích trồng đậu tương nói riêng ngày càng bị thu hẹp.
+ Về sản lượng: Cũng tăng giảm qua từng năm. Sản lượng đậu tương
dao động từ 219,7 – 292,7 nghìn tấn. Sản lượng đạt cao nhất vào năm 2005
với 297,2 nghìn tấn.

11


12


Bảng 2.4: Một số tỉnh trồng nhiều đậu tương ở nước ta
từ năm 2006 – 2008 (Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam năm 2009)


Tỉnh

Diện tích

Sản Lượng

(nghìn ha)

(nghìn tấn)

2006

2007

2008

2006

2007

2008

Đắc Lắc

9,6

9,4

9,3


10,4

11,3

11,6

Đồng Tháp

6,7

7,3

6,2

11

11,3

11,6

Hà Giang

15,9

15,9

19

14,1


14,1

20,9

Thái Bình

6,7

7,2

7,3

12,4

13,8

14

Sơn La

9,2

9,1

9,3

26,7

30,3


32,6

Đắc Nông

9,6

9,1

9,3

26,7

30,3

32,6

2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương là một loại cây công nghiệp ngắn ngày. Đóng vai trò quan
trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp và mang lại rất nhiều giá trị dinh
dưỡng cũng như cải tạo đất. Chính vì vậy mà rất nhiều nhà khoa học trên thế
giới đã bỏ nhiều công sức để tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra được những giống,
những biện pháp thâm canh để trồng đậu tương đạt hiệu quả nhất. Sau đây là
một số kết quả nghiên cứu về đậu tương trên thế giới.
* Kết quả nghiên cứu về đặc trưng hình thái, giải phẫu của cây đậu tương
- Màu sắc thân mầm và màu sắc hoa đậu tương có tương quan chặt chẽ
với nhau, thân tím - hoa tím do gen trội (W) quy định và thân xanh hoa trắng
do gen lặn (w) quy định [5].
- Cây đậu tương có rất nhiều hình dạng lá như dạng ngọn giáo, dạng
hình thoi, hình trứng, hình ovan. Hình dạng lá có liên quan đến khả năng




quang hợp, sự thoát hơi nước, khả năng vận chuyển của cây. Do đó liên quan
đến năng suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy phiến lá to được trồng trong điều
kiện nhiệt độ thấp sẽ cho năng suất cao hơn lá hẹp, hình dạng lá dài có khả
năng chịu hạn tốt hơn [1].
Hình dạng và màu sắc hạt đậu tương có các dạng sau: Hạt có dạng hình
tròn và hình thoi. Màu sắc dao động từ màu vàng, xanh, nâu, đen và đốm. Phổ
biến nhất là màu vàng. Màu sắc rốn hạt là một chỉ tiêu có liên quan đến giám
định giống. Thường rốn hạt có màu đậm hơn màu hạt [5].
* Kết quả nghiên cứu về giống đậu tương
Trong những quốc gia nghiên cứu và phát triển cây đậu tương thì Mỹ là
quốc gia luôn đứng đầu về diện tích và sản lượng nhờ các giống mới có năng
suất cao được chọn tạo bởi nhiều phương pháp như: Nhập nội, gây đột biến,
lai tạo và kĩ thuật di truyền. Mục tiêu chọn tạo của Mỹ trong thời gian tới là
chọn giống có khả năng thâm canh cao, chống chịu tốt với điều kiện ngoại
cảnh bất lợi, dễ bảo quản, chế biến. Hướng nghiên cứu của Mỹ trong những
năm tới là sử dụng những tổ hợp lai, cũng như nhập nội để bổ sung vào quỹ
gen [11].
Trung Quốc cũng đã ứng dụng công nghệ sinh học mới nhằm cải tiến
các dạng đậu tương cũ tạo ra các dạng mới có khả năng chống chịu tốt với sâu
bệnh và cỏ dại, phù hợp với khí hậu tiểu vùng với mục tiêu chọn giống cũ
năng suất cao trên 2 tấn/ha.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
Việt Nam cũng là nước có lịch sử trồng đậu tương lâu đời. Trước kia cây
đậu tương không được chú trọng phát triển. Nhưng về sau cùng với sự phát
triển của nông nghiệp nông thôn, cây đậu tương cũng được các nhà khoa học
nước ta quan tâm nghiên cứu.



×