Họ và tên:.................................................................Lớp:............
I/ TRẮC NGHIỆM: (7 điểm).
.
Câu 1: Ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á-Âu trên lãnh thổ Liên Bang Nga là :
A. sông Ê-nit-xây.
B. sông Vôn-ga.
C. dãy núi U-ran.
D. sông Lê-na.
Câu 2: Điều kiện tự nhiên phần phía đông Liên Bang Nga thuận lợi cho phát triển:
A. công nghiệp và nông nghiệp.
B. nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
C. công nghiệp khai khoáng, thủy điện, lâm nghiệp. D. trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc.
Câu 3: Ở Nhật Bản, nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế của vùng:
A. Xi-cô-cư.
B. Hôn-xu.
C. Hô-cai-đô.
D. Kiu-xiu.
Câu 4: Nhật Bản là một quần đảo nằm ở:
A. Đại Tây Dương.
B. Bắc Băng Dương.
C. Thái Bình Dương.
D. Biển Đông.
Câu 5: Những năm 1986-1990 , tốc độ tăng GDP trung bình của Nhật Bản đạt 5,3% là do:
A. điều chỉnh chiến lược phát triển.
B. khủng hoảng dầu mỏ.
C. đầu tư hiện đại hóa công nghiệp.
D. duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng.
Câu 6: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản hiện nay:
A. đứng đầu thế giới. B. thứ 2 thế giới.
C. ngang với Hoa Kì.
D. sau Hoa Kì và EU.
Câu 7: Những loại cây công nghiệp trồng phổ biến của Nhật Bản là:
A. chè , thuốc lá, dâu tằm. B. chè, cà phê, dâu tằm. C. cao su, chè, dâu tằm. D. thuốc lá, dâu
tằm, bông.
Câu 8: Có dải đất đen phì nhiêu thuận lợi phát triển nông nghiệp Liên Bang Nga là vùng:
A. Trung ương.
B. Viễn đông.
C. U-ran.
D. trung tâm đất đen.
Câu 9: Dân số Liên Bang Nga ngày càng suy giảm là do:
A. số người già nhiều, trẻ em ngày càng ít. B. gia tăng dân số âm, nhiều người di cư ra nước
ngoài.
C. tỉ suất sinh thấp , tỉ suất tử cao.
D. gia tăng tự nhiên thấp, tỉ lệ tử cao.
Câu 10: Hệ thống giao thông có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế đông Xi-bia là
A. hệ thống xe điện ngầm. B. đường sắt BAM. C. đường hàng không.
D. đường ôtô.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình phát triển công nghiệp chế tạo Nhật Bản?
A. Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy thế giới. B. Chiếm 41% lượng tàu biển xuất khẩu thế
giới.
C. Sản xuất ô tô chiếm 35% ô tô thế giới.
D. Chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu.
Câu 12: Những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế Liên Bang Nga hiện nay là:
A. nợ nước ngoài ngày càng tăng.
B. tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định.
C. tài nguyên cạn kiệt.
D. chảy máu chất xám, phân hóa giàu nghèo.
Câu 13: Nơi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính của Liên Bang Nga:
A. cao nguyên trung Xi-bia . B. đồng bằng Đông Âu. C. núi Đông Xi-bia. D. đồng bằng Tây Xi-bia.
Câu 14: Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng ở Nhật Bản là:
A. vừa phát triển nông nghiệp, vừa phát triển công nghiệp .
B. vừa phát triển kinh tế trong nước, vừa phát triển kinh tế đối ngoại.
C. vừa nhập khẩu nguyên liệu, vừa xuất khẩu sản phẩm.
D. vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ, thủ công.
Câu 15: Khoáng sản chủ yếu của Nhật Bản là:
A. than đá, đồng.
B. than đá, sắt.
C. dầu mỏ, đồng.
D. dầu mỏ, sắt.
Câu 16: Các trung tâm công nghiệp Nhật Bản phân bố chủ yếu ở
A. phía bắc đảo Hôn-su.
B. phía nam, đông nam đảo Hôn-su.
C. trung tâm đảo Hôn-su.
D. phía tây, tây bắc đảo Hôn-su .
Câu 17: Chiếm khoảng 20% giá trị thu nhập công nghiệp Nhật Bản là ngành:
A. dệt. B. chế tạo ô tô. C. công nghiệp xây dựng. D. điện tử.
Câu 18: Diện tích đất trồng lúa ở Nhật Bản trong những năm gần đây giảm là do
A. thiếu đất ở.
B. dân số tăng.
C. công nghiệp phát triển.
D. chuyển sang trồng các loại cây khác.
Câu 19: Đồng bằng tây Xi-bia có nguồn khoáng sản:
A. than đá, dầu mỏ. B. khí tự nhiên, sắt. C. Than, sắt. D. dầu mỏ, khí tự nhiên.
Câu 20: Ranh giới tự nhiên giữa phía đông và tây trên lãnh thổ Liên Bang Nga là:
A. sông Lê-na.
B. sông Ê-nit-xây.
C. sông Vôn-ga.
D. dãy núi U-ran.
Câu 21: Nhân tố chính làm cho khí hậu Nhật Bản phân hóa từ Bắc –Nam là
A. lãnh thổ trải dài từ Bắc –Nam.
B. nằm trong khu vực gió mùa.
C. có các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ.
D. Nhật Bản là quần đảo.
II/TỰ LUẬN: (3 điểm)
Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản:
đơn vị:(%)
Năm
1990
1995
1999
2001
2003
2005
Tăng GDP
5, 1
1, 5
0, 8
0, 4
2, 7
2, 5
Vẽ biểu đồ đường thể hiện và nhận xét tình hình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn
1990-2005.
Họ và tên:.................................................................Lớp:............
Câu 1: Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia được coi là nước công nghiệp mới (NICs)
A. Hàn Quốc, Xin-ga-po, In-đô-nê-xia, Braxin
B. Xin-ga-po, Thái lan, Hàn Quốc, Ác-hen-ti-na
C. Thái lan, Hàn Quốc, Braxin, Ác-hen-ti-na
D. Hàn Quốc, Xin-ga-po, Braxin, Ác-hen-ti-na
Câu 2:Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có đặc trưng nổi bật là
A. công nghệ có hàm lượng tri thức cao
B. công nghệ dựa vào thành tựu khoa học mới nhất
C. chỉ tác động đến lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
D. xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao
Câu 3: Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
B. công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
C. công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu.
D. công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
Câu 4: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
A. vị trí địa lý mang tính chiến lược
B. nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có
C. điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
D. sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài
Câu 5.. Tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực Tây Nam Á và Trung Á lần lượt là
A. 17 và 5
B. 19 và 5
C. 20 và 6
D. 21 và 6
Câu 6: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là
A. khu vực II rất cao, Khu vực I và III thấp
B. khu vực I rất thấp, Khu vực II và III cao
C. khu vực I và III cao, Khu vực II thấp
D. khu vực I rất thấp, Khu vực III rất cao
Câu 7. Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia không thuộc khu vực Trung Á là
A. Ba ranh
B. Ca-dắc-xtan
C. Mông Cổ
D. U-dơ-bê-ki-xtan
Câu 8: Đặc điểm của các nước đang phát triển là
A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
D. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
Câu 9. Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan
A. rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới khô
B. hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô
C. hoang mạc, bán hoang mạc, và xavan
D. rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan
Câu 10: Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là
A. quá trình lên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt
B. quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt
C. có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền Kinh tế-Xã hội thế giới
D. toàn cầu hóa liên kết giữa các quốc gia từ kinh tế đến văn hóa, khoa học
Câu 11 Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả
A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế
C. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
D. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
Câu 12: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành trên cơ sở
A. những quốc gia có nét tương đồng về địa lý
B. những quốc gia có nét tương đồng về văn hóa-xã hội
C. những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển
D. Các ý trên
Câu 13:Hiện tượng bùng nổ dân số cần được giải quyết bằng việc :
A. Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình
B. Thực hiện chính sách khuyến khích sinh đẻ
C. Xuất khẩu lao động đi các nước
D. Tất cả các ý trên
Câu 14: Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do
A. con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ
B. con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển
C. các sự cố đắm tàu, tràn dầu vỡ ống dầu
D. các thảm họa như núi lửa, cháy rừng…
Câu 15: Trong các tổ chức liên kết sau đây, tổ chức có GDP cao nhất là:
A. EU
B. ASEAN
C. APEC
D.MERCOSUR
Câu 16: Ý nào sau đây không phải thách thức của toàn cầu hóa với các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam?:
A. Công nghệ hạn chế, trình độ phát triển kinh tế thấp
B. Thị trường ngày càng mở rộng, hàng hóa lưu thông rộng rãi
C. Các giá trị đạo đức truyền thống có nguy cơ mai một.
D. Áp lực cạnh tranh ngày càng lớn
.Câu 17. Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi
A. khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn
B. khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh
C. khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.
D. trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác.
Câu 18: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm nào và số thành viên bao
nhiêu?
A. 1968, 10 thành viên
B. 1967, 10 thành viên
C. Năm1966, 5 thành viên
B. 1969,11 thành viên
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải là giải pháp cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam cũng
như các nước đang phát triển?,
A. Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng sử dụng nhiều nhiên
liệu, kim loại...
B. Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường
C. Có biện pháp xử lí chất thải, khí thải công nghiệp trước khi đưa ra môi trường
D. Thực hiện nghiêm luật bảo vệ môi trường
Câu 20: Nhận xét đúng nhất về nguyên nhân làm cho Châu Phi còn nghèo là
A. sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân
B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao, dân trí thấp
C. xung đột sắc tộc triền miên, còn nhiều hủ tục
D. Các ý trên
Câu 21. Nhận xét đúng nhất khi so sánh một số chỉ tiêu về dân số Châu Phi với thế giới vào năm 2005 là
A. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô cao hơn, tỉ suất gia tăng tự nhiên và tuổi thọ trung bình thấp hơn
B. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô thấp hơn, tỉ suất gia tăng tự nhiên và tuổi thọ trung bình cao hơn.
C. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất tăng tự nhiên cao hơn và tuổi thọ trung bình thấp hơn
D. tỉ suất sinh thô thấp hơn, tỉ suất tử thô, tỉ suất tăng tự nhiên và tuổi thọ cao hơn
Câu 22:Nhận xét đúng nhất về khu vực Mỹ la tinh là
A. nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện,
chênh lệch giàu nghèo rất lớn
B. nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện,
chênh lệch giàu nghèo còn ít
C. nền kinh tế của một số nước còn phụ thuộc vào bên ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh
lệch giàu nghèo rất lớn
D. nền kinh tế một số nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân được cải thiện nhiều, chênh
lệch giàu nghèo giảm mạnh
Câu 23 Cho tới đầu thế kỷ XXI, số dân sống dưới mức nghèo khổ của Mĩ la tinh còn khá đông, dao động từ
A. 26 – 37%
B. 37 – 45%
C. 37 – 62%
D. 45 – 62%
Câu 24: Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra
A. ở hầu hết các quốc gia
B. chủ yếu ở các nước phát triển
C. chủ yếu ở các nước đang phát triển
D. chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ- la- tinh
Câu 25: Cho bảng số liệu: GDP và nợ nước ngoài của một số nước Mĩ Latinh năm 2004( tỉ USD)
Quốc gia
Bra-xin
Chi-lê
Ác-hen-ti-na
GDP
605,0
94,1
151,5
Nợ nước ngoài
220,0
44,6
158,0
Các quốc gia có tỉ lệ nợ nước ngoài so với GDP theo thứ tự từ cao xuống thấp ở bảng trên lần lượt là:
A. Bra-xin, Chi Lê, Ác-hen-ti-na B. Ác-hen-ti-na, Chi-lê, Bra-xin
C. Mê-hicô,Bra-xin, Ác-hen-ti-na D. Chi-lê, Ác-hen-ti-na,Bra-xin
Câu 26. Với bảng số liệu trên, có thể sử dụng dạng biểu đồ nào để thể hiện GDP và nợ nước ngoài của các
quốc gia
A. Cột ghép
B. Cột chồng
B. Miền
D. Đường
Câu 27:. Các quốc gia có số dân đông nhất ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á (năm2005) lần lượt là:
A..Thổ nhĩ kỳ,U-dơ-bê-ki-xtan
B. Ả-rập-xê-út,. Ca-dắc-xtan
C. Iran, Tuốc-mê-ni-xtan
D. I-rắc, Tuốc-mê-ni-xtan
Câu 28.Dầu mỏ, nguồn tài nguyên quan trọng của Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở
A. ven biển Caxpi
B. ven biển Đen
C. ven Địa Trung Hải
D. ven vịnh Péc-xích
Câu 29. Nguyên nhân sâu xa để Tây Nam Á và Trung Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều
cường quốc là
A. nguồn dầu mỏ có trữ lượng lớn
B. có nhiều khoáng sản quan trọng như sắt, đồng, vàng, kim loại hiếm…
C. có vị trí địa lý- chính trị quan trọng
D. Ý A và C
Câu 30: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tăng trưởng kinh tế Mĩ la tinh không ổn định trong thời kỳ 19852004 là:
A. tình hình chính trị không ổn định
B. chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo
C Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế độc lập, tự chủ.
D. thiên tai xảy ra nhiều
Câu 31:
Dựa vào hình 5.8. Hãy cho biết: Khu vực có chênh lệch lớn nhất giữa lượng dầu thô khai thác với lượng dầu
thô tiêu dùng là khu vực nào? mức chênh lệch là bao nhiêu nghìn thùng/ ngày?
Khu vực...............................................Mức chênh:................................................................
Câu 32.. Mĩ la tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển
A. cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ
B. cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc
C. cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ
D. cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia đại gia súc
Câu 33: Cho bảng số liệu: Dân số và Diện tích khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á năm 2005
Khu vực
Tây Nam Á Trung Á
Dân số( triệu người)
313,3
61,3
Diện tích( Nghìn km2)
7000
5561
Yêu cầu: Tính và điền vào chỗ trống: Mật độ dân số của các khu vực năm 2005( người/km2)
Tây Nam Á:.................................., Trung Á:...........................
Họ và tên:.................................................................Lớp:............
Câu 1: LB Nga nằm ở:
A.châu Á
B. châu Âu
C. châu Mỹ
D. châu Á và châu Âu
Câu 2: Đặc điểm chung nhất của địa hình LB Nga là:
A. cao ở phía đông, thấp dần về phía tây.
B. cao ở phía tây, thấp dần về phía đông.
C. Phía tây chủ yếu là núi và cao nguyên.
D. phía đông chủ yếu là đồng bằng.
Câu 3: Đặc điểm tự nhiên khó khăn nhất đối với phát triên kinh tế cả LB Nga là:
A. Địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn. B. địa hình đầm lầy chiếm diện tích lớn.
C. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
D. nhiều cao nguyên cao có khí hậu lạnh giá.
Câu 4: LB Nga có dân số đông, năm 2005 đứng:
A. thứ 4 thế giới
B. thứ 6 thế giới.
C. thứ 8 thế giới.
D. thứ 10 thế giới.
Câu 5: Quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa con người lên vũ trụ là:
A. Hoa Kì.
B. CHLB Đức.
C. LB Nga.
D.
Nhật Bản.
Câu 6: Hiện nay LB Nga đang tập trung phát triển các ngành:
A. Công nghiệp điện tử - tin học, hàng không.
B. Công nghiệp vũ trụ, nguyên tử.
C. Công nghiệp quốc phòng.
D. Công nghiệp năng lượng, chế tạo máy.
Câu 7: Công nghiệp của LB Nga tập trung chủ yếu ở:
A. khu vực phía Đông.
B. khu vực phía Tây.
C. khu vực phía Nam.
D. khu vực phía Bắc.
Câu 8: Ngành mũi nhọn của nền kinh tế LB Nga là:
A. Công nghiệp quốc phòng.
B. Công nghiệp khai thác dầu khí.
C. Công nghiệp vũ trụ, nguyên tử.
D. Công nghiệp khai thác vàng và kim cương.
Câu 9: cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA LB NGA (đơn vị: triệu tấn)
Năm
1995
1998
1999
2000
2001
2002
2005
Sản lượng
62,0
46,9
53,8
64,3
83,6
92,0
78,2
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sản lượng lương thực của LB Nga qua các năm là:
A. biểu đồ đường.
B. biểu đồ cột.
C. biểu đồ miền.
D. biểu đồ tròn.
Câu 10: Dựa vào BSL trên, nhận xét nào sau đây đúng?
A. Sản lượng lương thực tăng liên tục và đều.
B. sản lượng lương thực tăng liên tục nhưng không đều.
C. Sản lượng lương thực có xu hướng tăng và ổn định.
D. Sản lượng lương thực có xu hướng tăng nhưng chưa ổn định
Câu 11: Củ cải đường được trồng nhiều nhất ở đảo nào của Nhật Bản:
A. Hôn-su
B. Kiuxiu
C. Xicôcư
D.
Hôcaiđô
Câu 12: (Bảng số liệu trên) Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực của
LB Nga qua các năm là:
A. biểu đồ đường.
B. biểu đồ cột.
C. biểu đồ miền.
D. biểu đồ tròn.
Câu 13: Sản xuất lương thực thực phẩm của LB Nga tập trung chủ yếu ở:
A. Đồng bằng phía đông và phía nam.
B. Đồng bằng phía tây và phía nam.
C. Đồng bằng phía đông và đông bắc.
D. đồng bằng phía tây và tây bắc.
Câu 14: Đảo có diện tích nhỏ nhất của Nhật Bản là:
A. Hôn-su
B. Kiuxiu
C. Xicôcư
D.
Hôcaiđô
Câu 15: Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ mấy của thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 16: Đảo có khí hậu lạnh giá nhất của Nhật Bản là:
A. Hôn-su
B. Kiuxiu
C. Xicôcư
D.
Tỉ USD
Hôcaiđô
Câu 17: Biểu đồ sau thể hiện nội dung gì?
A. Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản
Nhậtqua
Bảncác năm.
B. Cán cân xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.
C. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.
D. Cơ cấu xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.
Câu 18: Biểu đồ trên vẽ sai ở:
A. Tên, khoảng cách năm.
B. Tên, khoảng cách năm, đơn vị.
C. Đơn vị, khoảng cách năm.
D. Tên, đơn vị.
1990
1995
2000
2001
2004
Năm
Câu 19: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 – 1973 không phải do
nguyên nhân:
A. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
B. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt.
C. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp.
D. Chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường”.
Câu 20: Tại sao diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm:
A. Do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang đất ở.
B. Do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng cây công nghiệp.
C. Do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng cây khác.
D. Do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang chăn nuôi.
Câu 21: Hai trung tâm công nghiệp Matxcơva và Xanhpêtécbua đều không có ngành công nghiệp:
A. Hóa chất.
B. Điện tử, viễn thông.
C. Đóng tàu.
D. Luyện kim
màu.
Câu 22: Mối quan hệ Việt – Nga là quan hệ:
A. đối tác chiến lược.
B. truyền thống.
C. hợp tác nhiều mặt.
D. lâu đời.
Câu 23: Trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga còn gặp khó khăn:
A. nghèo tài nguyên khoáng sản, khí hậu lạnh giá. B. sự phân hóa giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám.
C. bị các nước tư bản cô lập.
D. cơ cấu dân số già, số dân ngày càng giảm.
Câu 24: Nhật Bản đứng hàng thứ mấy thế giới về thương mại?
A. Đứng đầu.
B. Đứng thứ hai.
C. Đứng thứ ba.
D.
Đứng thứ tư.
Câu 25: Sản phẩm chiếm 99% giá trị xuất khẩu của Nhật Bản là:
A. Ô tô và xe gắn máy.
B. Sản phẩm công nghiệp điện tử.
C. Sản phẩm công nghiệp chế biến.
D. Không có sản phẩm nào.