Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊNTRẠNG THÁI IIB TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀDI TÍCH VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----oOo-----

NGUYỄN THỊ XUÂN MAI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN
TRẠNG THÁI IIB TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ
DI TÍCH VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----oOo-----

NGUYỄN THỊ XUÂN MAI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN
TRẠNG THÁI IIB TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ
DI TÍCH VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:
TS. GIANG VĂN THẮNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2010

ii


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN
TRẠNG THÁI IIB TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ
DI TÍCH VĨNH CỬU, TỈNH ĐỒNG NAI
NGUYỄN THỊ XUÂN MAI

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch

:

TS. LƯƠNG VĂN NHUẬN
Hội KHKT Lâm nghiệp Tp. HCM

2. Thư ký

:

TS. BÙI VIỆT HẢI
Đại học Nông Lâm Tp. HCM

3. Phản biện 1

:


TS. PHẠM TRỌNG THỊNH
Phân viện ĐTQH rừng Nam Bộ

4. Phản biện 2

:

TS. NGÔ AN
Đại học Nông Lâm Tp. HCM

5. Ủy viên

:

TS. GIANG VĂN THẮNG
Đại học Nông Lâm Tp. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Thị Xuân Mai, sinh ngày 13 tháng 03 năm 1981, tại Bệnh
viện tỉnh Sông Bé, tỉnh Bình Dương. Con Ông Nguyễn Văn Tu và Bà Nguyễn Thị
Phụng. Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Phổ thông trung học chuyên Hùng Vương,
tỉnh Bình Dương năm 1998.
Tốt nghiệp Đại học ngành Lâm nghiệp, hệ Chính quy tại Đại học Nông Lâm,
thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003.

Công tác tại Trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương, tỉnh Bình
Dương
Tháng 09 năm 2007, theo học Cao học ngành Lâm học tại Đại học Nông Lâm,
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Chồng: Hồ Anh Dũng – Cán bộ kỹ thuật Trạm Bảo vệ
thực vật huyện Thuận An – tỉnh Bình Dương
Con: Hồ Anh Quân – Học sinh trường Mầm non Tuổi
Ngọc – thị xã Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương
Địa chỉ liên lạc: khu Mội Nước – phường Định Hòa – thị xã Thủ Dầu Một –
tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0650.3500277 - 0913712396
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Xuân Mai

iii


LỜI CẢM TẠ
Luận văn này được thực hiện theo chương trình đào tạo thạc sĩ chính quy tại
Trường Đại học Nông Lâm – thành phố Hồ Chí Minh.

Nhân dịp này, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Thầy - TS. Giang Văn Thắng đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ để tác giả
hoàn thành luận văn.
- Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm – thành phố Hồ Chí Minh.
- Quý Thầy, Cô giảng dạy lớp Cao học khoá 2007 – 2010; Bộ môn Quản lý tài
nguyên rừng – Khoa Lâm ngiệp - Đại học Nông Lâm – thành phố Hồ Chí Minh đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
- Ban lãnh đạo Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai,
Phân Viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành
luận văn này.
- Tất cả bạn bè, đồng nghiệp trong lớp Cao học Lâm học khoá 2007 đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ, Chồng và những người thân
trong gia đình đã luôn bên cạnh, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Học viên: Nguyễn Thị Xuân Mai

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIB tại Khu
bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Mục tiêu của đề tài là (i) Mô hình hóa các quy luật cấu trúc của rừng tự nhiên
trạng thái IIB trên 2 loại đất Fs và Fp; (ii) Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh
giúp công tác quản lý rừng tự nhiên được bền vững. Phương pháp nghiên cứu chính
của đề tài là thu thập số liệu trên thực địa (loại đất Fs và Fp) với 30 ô tiêu chuẩn,
phân tích số liệu chủ yếu dựa theo phương pháp mô hình hóa. Sử dụng phần mềm
Excel 2003 và Statgraphics Centurion XV.

- Đề tài đã rút ra những kết luận sau:
1. Cấu trúc tổ thành loài:
+ Trên loại đất Fs: Đã xác định được 59 loài cây gỗ, trong đó có 5 loài chính
tham gia vào công thức tổ thành loài đó là: Chò, Trường, Trâm, Dầu, Cầy với tổng
mức độ quan trọng là 44,8%.
+ Trên loại đất Fp: Đã xác định được 48 loài cây gỗ, nhưng chỉ có 4 loài
chính tham gia vào công thức tổ thành đó là các loài: Chò, Trường, Trâm, Cầy với
tổng mức độ quan trọng là 46,72 %.
2. Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) tuân theo quy luật
phân bố giảm. Phương trình cụ thể:
+ Loại đất Fs: % N = (11,1743 - 2,6701*ln(D))2
+ Loại đất Fp: % N = (11,9271 – 2,9004*ln(D))2
+ Chung cho 2 loại đất: % N = (11,8142 – 2,8649*ln(D))2
3. Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/HVN) tuân theo quy luật
phân bố giảm dạng hàm Weibull. Phương trình cụ thể:
+ Loại đất Fs:

%N = 1,2*0,112105*(H0,2)*e-0,112105.H

+ Loại đất Fp:

%N = 1,5*0,04969*(H0,5)*e-0,04969.H

+ Chung cho 2 loại đất:

%N = 1,5*0,0487*(H^0,5)*e(-0,0487*H)

v



4. Quy luật phân bố số cây theo cấp tiết diện ngang (%N/G) được mô phỏng
theo quy luật phân bố giảm. Phương trình cụ thể:
+ Loại đất Fs:

%N = %N = (-3.75271 - 2.43679*ln(G))2

+ Loại đất Fp:

%N = (-3.52818 - 2.21723*ln(G))2
%N = (-2,7094 – 2,1665*ln(G))2

+ Chung cho 2 loại đất:

5. Phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D1,3) tập trung chủ yếu ở cấp đường
kính từ 13 – 31 cm, phân bố tương đối đồng đều giữa các cấp đường kính nhỏ. Ở
loại đất Fs, chủ yếu là các loài: Làu táu, Trâm, Chò, Dầu, Bình linh, Bưởi bung… Ở
loại đất Fp, chủ yếu là các loài: Bình linh, Chiêu liêu, Chò, Dầu, Trường, Vàng vè,
Làu táu, Nhọ nồi, Trâm, Săng đen, Re, Ươi, Cò ke…
6. Độ tàn che bình quân của rừng tự nhiên trạng thái IIB tại khu vực nghiên
cứu trên loại đất Fs là 0,50 và loại đất Fp là 0,74
7. Dạng phương trình tốt nhất để mô phỏng cho quy luật tương quan giữa
chiều cao (HVN) và đường kính (D1,3) là hàm nghịch đảo. Phương trình cụ thể:
+ Loại đất Fs:

HVN = 1/(0,0339 + 0,7646/D)

+ Loại đất Fp:

HVN = 1/(0,0369 + 0,7211/D)


+ Chung cho 2 loại đất:

Hvn = 1/(0,0369 + 0,6944/D)

8. Tình hình tái sinh dưới tán rừng
+ Ở rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs, tái sinh
dưới tán rừng tương đối nhiều ở những cây có chiều cao H > 3 m với mật độ tái sinh
9.100 cây/ha. Ở rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp, phân bố số
cây theo cấp chiều cao tăng dần và đạt cao nhất ở cấp chiều cao H > 3 m với mật độ
tái sinh là 9.900 cây/ha.
* Đề xuất phương thức tác động vào rừng dựa trên chức năng sản xuất của
rừng là phát cây dại, dây leo, cây bụi, cây thảm tươi kết hợp cùng công tác trồng
mới, tái sinh cây con.

vi


SUMMARY
The thesis: “Study of some structural characteristics of the natural forest (IIB
type) at the Vinh Cuu Vestige and Natural preservation Zone, Dong Nai provine”.
The objective of the thesis is (i) Modeling the structural rules of natural
forest, IIB type on the Fs and Fp soil types, (ii) To propose silvicultural technical
systems in order to management of sustainable natural forests. The main research
methods of thesis is to collect data at the 30 temporary plots on the Fs and Fp soil
types. The software Excel 2003 and Statgraphics Centurion Version XV were
applied to treat data basing on modeling method. The research sesult could be
summarized urts some main contents as follow:
1. Structure of botanic species:
+ Fs soil type: The number of species in natural forest at study area is 59
species, in there has 5 main species join the botanic species formula: Parashorea sp,

Xerospernum noronhianum, Syzygium wightianum, Dipterocarpus alatus, Irvingia
malayana with total of important value index is 44,8 %.
+ Fp soil type: The number of species at study area is 48 species, in there has
4 main species join the botanic species fomular: Parashorea sp, Xerospernum
noronhianum, Syzygium wightianum, Irvingia malayana with total of important
value index is 46,72 %.
2. Distribution of stem number according to diameter at breast height – rank
(N/D1.3) to be a mathematical model with equation as:
+ Fs soil type:

% N = (11,1743 - 2,6701*ln(D))2

+ Fp soil type:

% N = (11,9271 – 2,9004*ln(D))2

+ General equation: % N = (11,8142 – 2,8649*ln(D))2
3. Distribution of stem number according to tree height - rank (N/HVN) is
well fitted by Weibull equation as:
+ Fs soil type:

% N = 1,2*0,112105*(H0,2)*e-0,112105.H

+ Fp soil type:

% N = 1,5*0,04969*(H0,5)*e-0,04969.H

vii



+ General equation: % N = 1,5*0,0487*(H^0,5)*e(-0,0487*H)
4. Distribution of stem number according to basal area - rank (N/G) to be a
mathematical model with equation as:
+ Fs soil type:

% N = (-3.75271 - 2.43679*ln(G))2

+ Fp soil type:

% N = (-3.52818 - 2.21723*ln(G))2

+ General equation: % N = (-2,7094 – 2,1665*ln(G))2
5. Distribution of mass according to diameter at breast height (M/D1,3)
mainly concentrated in diameter rank from 13 – 31 cm, mass is distributed evenly
all of small diameter rank. On the Fs soil type consists of main species: (Aesculus
L., Syzygium chinensis, Vitex ajugaeflorg…); On the Fp soil type consists of main
species:

(Vitex

ajugaeflorg,

Parashorea

chinensis,

Dipterocarpus

sp,


Amesiodendron chinense, Aesculus L.…)
6. The thesis has calculated the average crown density of the forest (IIB type)
at study area is 0,50 (Fs soil type) and 0,74 (Fp soil type).
7. The best mathematical equation to modelize for the correlation of the tree
hight (HVN) with the diameter (D1,3) with inverse function as:
+ Fs soil type:

HVN = 1/(0,0339 + 0,7646/D)

+ Fp soil type:

HVN = 1/(0,0369 + 0,7211/D)

+ General equation: HVN = 1/(0,0369 + 0,6944/D)
8. The density of regeneration of natural forest situation:
+ In the rehabilitation natural forest, IIB type (Fs soil type), density of
regeneration of natural forest at study area is 9100 trees per ha (H > 3 m). On the Fp
soil type, density of regeneration is 9900 trees per ha. Distribution of stem number
according to regeneration tree height increases gradually and maximum at hight
rank > 3 m.
+ Proposed silvicultural system is based on the forest production functions
are: Clean wild plants, vines, shrubs, vegetations combined with the work of
replanting, seedling regeneration.

viii


MỤC LỤC
Trang tựa


Trang

Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Lời cảm tạ

iv

Tóm tắt

v

Summary

vii

Mục lục

ix


Phụ lục

xiii

Danh sách các chữ viết tắt

xiv

Danh sách các hình

xvi

Danh sách các bảng

xviii

Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1 Mục đích của đề tài

3

1.2 Mục tiêu của đề tài

3

1.3 Những đóng góp của đề tài


3

1.4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn của đề tài

4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

4

1.3.2 Giới hạn của đề tài

4

Chương 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

5

2.1 Về cấu trúc rừng

5

2.1.1 Trên thế giới

5


2.1.2 Ở Việt Nam

6

2.2 Thảo luận

8

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

ix

10


3.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu

10

3.1.1 Vị trí địa lý

10

3.1.2 Địa hình

10

3.1.3 Đất đai – Thổ nhưỡng

11


3.1.3.1 Nhóm đất đen

11

3.1.3.2 Nhóm đất xám

11

3.1.3.3 Nhóm đất đỏ

12

3.1.4 Khí hậu

12

3.1.5 Thủy văn

13

3.2 Đặc điểm tài nguyên rừng

14

3.2.1 Hiện trạng rừng và đất rừng

14

3.2.2 Tài nguyên thực vật rừng


15

3.3 Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội

18

Chương 4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nội dung nghiên cứu

20
20

4.1.1 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần

20

4.1.2 Nghiên cứu đặc điểm tình hình tái sinh dưới tán rừng

20

4.2 Phương pháp nghiên cứu

20

4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

20

4.2.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp


21

4.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

22

4.2.3.1 Về tổ thành loài

23

4.2.3.2 Về cấu trúc rừng

24

4.2.3.3 Đánh giá tình hình tái sinh dưới tán rừng

27

Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

28

5.1 Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIB trên 2 loại đất Fs và Fp tại
khu vực nghiên cứu

28

5.1.1 Cấu trúc tổ thành loài


28

5.1.1.1 Cấu trúc tổ thành loài của đối tượng nghiên cứu trên loại đất Fs

x

28


5.1.1.2 Cấu trúc tổ thành loài của đối tượng nghiên cứu trên loại đất Fp
5.1.2 Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3)

30
32

5.1.2.1 Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính của rừng tự nhiên
phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs

33

5.1.2.2 Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính của rừng tự nhiên
phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp

35

5.1.2.3 Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính của rừng tự nhiên
phục hồi trạng thái IIB trên toàn khu vực

36


5.1.3 Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/HVN) của rừng tự
nhiên phục hồi trạng thái IIB

38

5.1.3.1 Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn của rừng tự
nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs tại KBTTN và DT Vĩnh
Cửu

38

5.1.3.2 Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn của rừng tự
nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp tại KBTTN và DT Vĩnh
Cửu

40

5.1.3.3 Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn của rừng tự
nhiên phục hồi trạng thái IIB tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu

42

5.1.4 Quy luật phân bố số cây theo tiết diện ngang (%N/G) của rừng tự
nhiên phục hồi trạng thái IIB

43

5.1.4.1 Quy luật phân bố số cây theo tiết diện ngang (%N/G) của rừng
tự nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs


44

5.1.4.2 Quy luật phân bố số cây theo tiết diện ngang (%N/G) của rừng
tự nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp

45

5.1.4.3 Quy luật phân bố số cây theo tiết diện ngang (%N/G) của rừng
tự nhiên phục hồi trạng thái IIB

47

5.1.5 Quy luật phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D1,3)

48

5.1.5.1 Quy luật phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D1,3) của rừng tự
nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs

xi

49


5.1.5.2 Quy luật phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D1,3) của rừng tự
nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp

50

5.1.6 Tương quan giữa chiều cao vút ngọn H vn và đường kính ngang ngực

D1,3

51

5.1.6.1 Tương quan giữa chiều cao vút ngọn HVN và đường kính ngang
ngực D1,3 của rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs

52

5.1.6.2 Tương quan giữa chiều cao vút ngọn HVN và đường kính ngang
ngực D1,3 của rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp

53

5.1.6.3 Tương quan giữa chiều cao vút ngọn HVN và đường kính ngang
ngực D1,3 của rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIB
5.1.7 Độ tàn che

55
57

5.2 Đặc điểm tình hình tái sinh dưới tán rừng
5.2.1 Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao

58
59

5.2.2 Quy luật phân bố số cây theo phẩm chất cây tái sinh của rừng tự
nhiên phục hồi trạng thái IIB tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu


61

5.2.3 Quy luật phân bố số cây theo hình thức tái sinh của rừng tự nhiên phục
hồi trạng thái IIB tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu
Chương 6. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

62
64

6.1 Kết luận

64

6.2 Tồn tại

66

6.3 Kiến nghị

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

PHỤ BIỂU

a

xii



PHỤ LỤC

Trang

Phụ biểu 1: Số liệu điều tra trên các ô tiêu chuẩn

a

Phụ biểu 2: Bảng tính tổ thành loài cây ưu thế

l

Phụ biểu 3: Số liệu tọa độ các ô đo đếm của rừng tự nhiên phục hồi trạng
thái IIB

o

Phụ biểu 4: Mối quan hệ giữa % số cây và đường kính

p

Phụ biểu 5: Phân bố % số cây theo cấp đường kính (N/D1,3)

q

Phụ biểu 6: Kết quả kiểm tra sự thuần nhất trong quy luật phân bố N/D 1,3
giữa 2 loại đất của rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIB


t

Phụ biểu 7: Mối quan hệ giữa % số cây và chiều cao vút ngọn

u

Phụ biểu 8: Phân bố % số cây theo cấp chiều cao (N/H VN)

v

Phụ biểu 9: Kết quả kiểm tra sự thuần nhất trong quy luật phân bố N/H VN
giữa 2 loại đất của rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIB

y

Phụ biểu 10: Mối quan hệ giữa % số cây và tiết diện ngang

z

Phụ biểu 11: Phân bố % số cây theo cấp tiết diện ngang (N/G)

aa

Phụ biểu 12: Kết quả kiểm tra sự thuần nhất trong quy luật phân bố N/G
giữa 2 loại đất của rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIB

dd

Phụ biểu 13: Mối quan hệ giữa chiều cao vút ngọn và đường kính


ee

Phụ biểu 14: Phân bố chiều cao vút ngọn theo cấp đường kính (HVN/D1,3)

ff

Phụ biểu 15: Kết quả kiểm tra sự thuần nhất trong quy luật phân bố
HVN/D1,3 giữa 2 loại đất của rừng tự nhiên phục hồi trạng thái
IIB
Phụ biểu 16: Số liệu điều tra cây tái sinh

ii
jj

xiii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a0, a1, a2, b, b1, b2, α, λ: Các tham số của phương trình
IA, IB, IC, IIA, IIB, IIIA1, IIIA2: các loại trạng thái rừng
D, D1,3

: Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m

N, %N

: Số cây, phần trăm số cây

H, HVN


: Chiều cao cây vút ngọn

G, G1,3

: Tiết diện ngang

f1,3

: Hình số thân cây bình quân tại vị trí 1,3 m

M

: Trữ lượng

Dt

: Đường kính tán lá

C

: Độ tàn che

St

: Diện tích hình chiếu tán rừng

Fs

: Đất Feralit đỏ vàng trên sa phiến thạch


Fp

: Đất Feralit nâu vàng trên phù sa cổ

Fk

: Đất Feralit nâu đỏ trên bazan

QĐ - UBND : Quyết định của Ủy ban nhân dân
NĐ - CP

: Nghị định của Chính phủ

Ct - TTg

: Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ

STT

: Số thứ tự

N%_tn

: phần trăm số cây thực nghiệm

N%_lt

: phần trăm số cây lý thuyết

P


: Mức xác suất

Cv

: Hệ số biến động

KBTTN

: Khu bảo tồn thiên nhiên

DT

: Di tích

SY_X

: Sai số tương đối

Iv%

: Mức độ quan trọng

r

: Hệ số tương quan

xiv



R2

: Hệ số xác định

S

: Standard Erro – Sai số tiêu chuẩn

T

: Trắc nghiệm Student

F

: Trắc nghiệm Fisher

χ

: trắc nghiệm chi bình phương

H2O

: Hydrogen oxide – Nước

pH

: Chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch

P2O5, KCl, N : Công thức hóa học của các dưỡng chất


xv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 5.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài của rừng tự nhiên phục hồi trạng
thái IIB trên loại đất Fs tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 29
Hình 5.2: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài của rừng tự nhiên phục hồi trạng
thái IIB trên loại đất Fp tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 31
Hình 5.3: Đồ thị biều diễn phân bố % số cây theo cấp kính D 1,3 của rừng tự
nhiên phục hồi trạng thái IIB – loại đất Fs tại KBTTN và DT Vĩnh 34
Cửu
Hình 5.4: Đồ thị biều diễn phân bố % số cây theo cấp kính D1,3 của rừng tự
nhiên phục hồi trạng thái IIB – loại đất Fp tại KBTTN và DT Vĩnh 36
Cửu
Hình 5.5: Đồ thị biều diễn phân bố % số cây theo cấp kính D 1,3 của rừng tự
nhiên phục hồi trạng thái IIB tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu
37
Hình 5.6: Đồ thị biều diễn phân bố % số cây theo cấp chiều cao H VN của rừng
tự nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs tại KBTTN và DT 39
Vĩnh Cửu
Hình 5.7: Đồ thị biều diễn phân bố % số cây theo cấp chiều cao H VN của rừng
tự nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp tại KBTTN và DT 41
Vĩnh Cửu
Hình 5.8: Đồ thị biều diễn phân bố % số cây theo cấp chiều cao H VN của rừng
tự nhiên phục hồi trạng thái IIB tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu
42

Hình 5.9: Đồ thị biều diễn phân bố % số cây theo tiết diện ngang G của rừng tự
nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs tại KBTTN và DT 44
Vĩnh Cửu
Hình 5.10: Đồ thị biều diễn phân bố % số cây theo tiết diện ngang G của rừng
tự nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp tại KBTTN và DT 46
Vĩnh Cửu
Hình 5.11: Đồ thị biều diễn phân bố % số cây theo tiết diện ngang G của rừng
tự nhiên phục hồi trạng thái IIB tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu
47
Hình 5.12: Đồ thị biều diễn phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D1,3) của rừng
tự nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs
49
Hình 5.13: Đồ thị biều diễn phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D1,3) của rừng

xvi


tự nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp
Hình 5.14: Đường biểu diễn quy luật tương quan giữa HVN/D1,3 của rừng tự
nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs từ các phương trình thử
nghiệm
Hình 5.15: Đường biểu diễn tương quan giữa HVN/D1,3 của rừng tự nhiên phục
hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu
Hình 5.16: Đường biểu diễn quy luật tương quan giữa HVN/D1,3 của rừng tự
nhiên phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp từ các phương trình thử
nghiệm

51
52


53
54

Hình 5.17: Đường biểu diễn tương quan giữa HVN/D1,3 của rừng tự nhiên phục
hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu

54

Hình 5.18: Đường biểu diễn tương quan giữa HVN/D1,3 của rừng tự nhiên phục
hồi trạng thái IIB tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu

55

Hình 5.19: Biểu đồ mô tả tỷ lệ % cây tái sinh dưới tán rừng của rừng tự nhiên
phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs

59

Hình 5.20: Biểu đồ mô tả tỷ lệ % cây tái sinh dưới tán rừng của rừng tự nhiên
phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp

59

Hình 5.21: Biểu đồ mô tả tỷ lệ % phẩm chất cây tái sinh dưới tán rừng
của rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIB

60

Hình 5.22: Biểu đồ tỷ lệ % hình thức cây tái sinh dưới tán rừng
của rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIB


xvii

62


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 3.1: Hiện trạng rừng và đất đai của KBTTN và DT Vĩnh Cửu

14

Bảng 5.1: Tổ thành loài thực vật tham gia kết cấu tầng cây gỗ rừng tự nhiên
trạng thái IIB – loại đất Fs

29

Bảng 5.2: Tổ thành loài thực vật tham gia kết cấu tầng cây gỗ rừng tự nhiên
trạng thái IIB – loại đất Fp

31

Bảng 5.3: Phân bố % số cây theo đường kính (N/D1,3) của rừng tự nhiên phục
hồi trạng thái IIB – loại đất Fs tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu

33


Bảng 5.4: Phân bố % số cây theo đường kính (N/D1,3) của rừng tự nhiên phục
hồi trạng thái IIB – loại đất Fp tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu

35

Bảng 5.5: Phân bố % số cây theo cấp chiều cao H VN của rừng tự nhiên phục
hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu

39

Bảng 5.6: Phân bố % số cây theo cấp chiều cao H VN của rừng tự nhiên phục
hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp tại KBTTN và DT Vĩnh Cửu

40

Bảng 5.7: Phân bố % số cây theo tiết diện ngang (%N/G) của rừng tự nhiên
phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs

44

Bảng 5.8: Phân bố % số cây theo tiết diện ngang (%N/G) của rừng tự nhiên
phục hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp

46

Bảng 5.9: Phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D 1,3) của rừng tự nhiên phục
hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs

49


Bảng 5.10: Phân bố trữ lượng theo cấp kính (M/D1,3) của rừng tự nhiên phục
hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp

50

Bảng 5.11: Phân bố % cây tái sinh theo cấp chiều cao của rừng tự nhiên phục
hồi trạng thái IIB trên loại đất Fs

58

Bảng 5.12: Phân bố % cây tái sinh theo cấp chiều cao của rừng tự nhiên phục
hồi trạng thái IIB trên loại đất Fp

59

xviii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai được thành lập
trên cơ sở sát nhập lâm phần của các lâm trường Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An và
Trung tâm quản lý di tích chiến khu Đ theo Quyết định số 09/2006/QĐ-UBND ngày
20 tháng 2 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu của Khu bảo
tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu nhằm bảo tồn sinh cảnh rừng và cảnh quan tự
nhiên, khôi phục hệ sinh thái rừng cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) thuộc kiểu rừng
tự nhiên lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trong lưu vực sông Đồng Nai và các
loài động vật hoang dã, nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục bảo vệ môi
trường và phát triển du lịch sinh thái.
Đặc trưng nổi bật của rừng tự nhiên trong khu vực, đó là hệ sinh thái rừng

cây họ Dầu trên vùng địa hình đồi, bán bình nguyên. Ngoài ra, đây còn là nơi phân
bố của nhiều loài thực vật rừng đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng và được ghi vào
danh mục các loài quý hiếm theo Quyết định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3
năm 2006 của Chính Phủ, trong Sách Đỏ Việt Nam – Phần thực vật như Lát hoa
Đồng Nai (Chukrasia tabularis A.Juss. var dongnaiensis Pierre.), Dáng hương trái
to (Pterocarpus macrocarpus Kurz.), Gõ đỏ, Gõ cà te (Afzelia xylocarpa (Kurz)
Craib.), Dó bầu, Trâm (Aquilaria crassna Pierre ex Lec..), Vên vên (Anisoptera
costata Korth.), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre.)... Khu hệ động, thực
vật ở đây có quan hệ mật thiết với khu hệ động, thực vật rừng ở Vườn quốc gia Cát
Tiên.

1


Bên cạnh giá trị về đa dạng sinh học, vùng này trong chiến tranh còn là nơi
chịu nhiều thảm họa của chất độc hóa học do quân đội Hoa Kỳ rải nhằm huỷ diệt
con người và thiên nhiên. Nơi đây là vùng căn cứ cách mạng nổi tiếng với nhiều di
tích lịch sử trong các thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm của miền Đông Nam Bộ
với địa danh nổi tiếng là Chiến khu Đ, căn cứ khu Ủy miền Đông Nam Bộ, căn cứ
Trung ương cục Miền Nam và khu địa đạo Suối Linh đã được Nhà nước cấp bằng
chứng nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Ngoài ra, rừng trong khu vực còn có chức năng rất quan trọng là phòng hộ
trực tiếp cho hồ Trị An, góp phần tái tạo sự cân bằng sinh thái cho vùng tam giác
trọng điểm phát triển kinh tế phía Nam, đồng thời là nơi có tiềm năng rất lớn để
phát triển du lịch sinh thái.
Để thực hiện được mục tiêu trên, trong những năm qua Khu bảo tồn thiên
nhiên và di tích Vĩnh Cửu đã và đang nỗ lực phối hợp cùng nhiều nhà khoa học lâm
nghiệp nghiên cứu nhằm tìm kiếm giải pháp khôi phục hệ sinh thái rừng.
Trong quản lý rừng, tác động lâm sinh là biện pháp kỹ thuật then chốt để cải
thiện và làm cho rừng có cấu trúc phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của

chúng, nhằm đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong quản lý từng loại hình kinh
doanh rừng. Thực tiễn đã chứng minh rằng các giải pháp nhằm phục hồi rừng, quản
lý rừng bền vững chỉ có thể giải quyết thỏa đáng một khi có sự hiểu biết đầy đủ về
bản chất quy luật sống của hệ sinh thái rừng. Do đó nghiên cứu cấu trúc rừng được
xem là một trong các cơ sở quan trọng, giúp các nhà lâm nghiệp có thể chủ động
trong việc xác lập các kế hoạch và biện pháp kỹ thuật tác động chính xác vào rừng,
góp phần quản lý và kinh doanh rừng lâu bền.
Với diện tích khá lớn (23.095 ha, chiếm khoảng 34% diện tích Khu Bảo tồn),
hai trạng thái rừng non phục hồi IIA, IIB phân bố hầu hết trên các địa hình và các
loại đất trong toàn khu. Đặc biệt từ sau thời điểm đóng cửa rừng của tỉnh (1997),
với điều kiện tự nhiên thuận lợi và được quản lý bảo vệ nghiêm ngặt rừng non ở
Khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu đã tái sinh phục hồi và phát triển khá

1


tốt. Điều đó đã cho thấy trạng thái rừng IIB đang gia tăng dần lên về diện tích và
chất lượng tại Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu.
Đến nay, tại Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã
có nhiều chương trình nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu
sâu về đặc điểm cấu trúc các trạng thái rừng. Xuất phát từ những vấn đề trên, để có
cơ sở khoa học cho thực tiễn trong việc quản lý và phục hồi hệ sinh thái rừng đạt
hiệu quả, trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp cao học cuối khóa, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng
thái IIB tại Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”. Với
kết quả đạt được của đề tài hy vọng sẽ góp phần nhỏ cho công tác bảo tồn tài
nguyên rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
1.1 Mục đích của đề tài
Bổ sung những thông tin về đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIB
thuộc kiểu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới góp phần làm cơ sở

khoa học cho việc quản lý và phục hồi rừng tại Đồng Nai.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Mô hình hóa một số quy luật cấu trúc của rừng tự nhiên trạng thái IIB tại
Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu.
- Đề xuất những giải pháp kỹ thuật lâm sinh giúp công tác quản lý rừng tự
nhiên được bền vững.
1.3 Những đóng góp của đề tài
- Ứng dụng các hàm phân bố để mô hình hóa các quy luật cấu trúc rừng tự
nhiên trong khu vực. Trên cơ sở các quy luật cấu trúc rừng đã phát hiện, đề xuất
một số biện pháp lâm sinh hợp lý nhằm làm cho rừng phát triển bền vững, phát huy
tốt các chức năng của chúng.
- Đề tài có ý nghĩa thiết thực trong công tác điều tra đánh giá tài nguyên rừng
cũng như lập kế hoạch quản lý các loại hình rừng phục hồi tự nhiên tại Khu bảo tồn
thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu.

2


1.4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn của đề tài
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là rừng tự nhiên phục hồi, trạng thái IIB tại Khu bảo
tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi trạng thái IIB tại
Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, những kết quả
nghiên cứu của đề tài này được giới hạn và áp dụng cho đối tượng rừng tự nhiên
phục hồi tại Đồng Nai và các khu vực khác có điều kiện tự nhiên tương tự.
1.4.3 Giới hạn của đề tài
Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn cao học, chúng tôi chỉ giới hạn
nội dung nghiên cứu cụ thể về các chỉ tiêu cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIB trên

hai loại đất Feralit đỏ vàng trên sa phiến thạch (Fs) và đất Feralit nâu vàng trên phù
sa cổ (Fp) là hai loại đất có diện tích lớn nhất (chiếm 65,7%) trên địa bàn nghiên
cứu.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Về cấu trúc rừng
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên đã được
nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới
chỉ dừng lại ở việc xây dựng các mô hình chuẩn làm cơ sở khoa học và lý luận cho
các nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở mang tính chiến lược cho công tác kinh doanh
rừng.
Song, đối tượng rừng tự nhiên lại rất đa dạng, phong phú và phức tạp về tổ
thành loài cây, tầng tán, mỗi vùng địa lý khác nhau hình thành nên một kiểu rừng có
những đặc điểm riêng cho nên vấn đề nghiên cứu về cấu trúc gặp rất nhiều khó
khăn, trở ngại. Dưới đây xin đề cập tới một số nghiên cứu làm cơ sở định hướng
cho tác giả thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.1.1 Trên thế giới
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu và được chuyển dần từ mô tả định
tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học, trong đó việc
mô hình hóa cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố cấu trúc rừng đã
được nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Nhiều tác giả đã dùng phương pháp giải
tích để tìm phương trình đường cong phân bố, có thể kể đến các công trình nghiên
cứu của một số tác giả sau:
- Meyer (1972) đã mô tả phân bố N/D1,3 bằng phương trình toán học có dạng
đường cong giảm liên tục và được gọi là hàm phân bố Meyer: y = k.e-αx, trong đó y
là tần số, x là đường kính, k α là hệ số, e là hệ số neper. Nhiều tác giả đã dùng luật

Lincourt để biểu thị quy luật phân bố bằng một số dạng phương trình tương tự như
hàm phân bố trình Meyer để nghiên cứu cấu trúc rừng chặt chọn như Corona Elio,

4


×