ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------
LƯƠNG VĂN THẮNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY BẨY LÁ
MỘT HOA ( PARIS POLUPHILALL SM) TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PHIA OẮC - PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạọ
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa
: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: K43 - QLTNR
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
Thái nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------
LƯƠNG VĂN THẮNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY BẨY LÁ
MỘT HOA ( PARIS POLUPHILALL SM) TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PHIA OẮC - PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạọ
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa
Giảng viên HD
: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: K43 - QLTNR
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
: Th.S La Thu Phương
Thái nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------
LƯƠNG VĂN THẮNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY BẨY LÁ
MỘT HOA ( PARIS POLUPHILALL SM) TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PHIA OẮC - PHIA ĐÉN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạọ
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa
Giảng viên HD
: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: K43 - QLTNR
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
: Th.S La Thu Phương
Thái nguyên, năm 2015
ii
LỜI NÓI ĐẦU
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Thời gian thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian rất quan trọng
vì mỗi sinh viên điều có điều kiện, thời gian tiếp cận đi sâu vào trong thực tế,
củng cố lại những kiến thức đã học trong sách vở và học được kĩ năng
phương pháp làm việc củng cố những kiến thức cơ bản để áp dụng trong đời
sống thực tiễn.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi đươc thực tập tại khu bảo tồn
thiên nhiên Phia Oắc-Phia Đén ở Xã Ca Thành huyện Nguyên bình tỉnh Cao
Bằng với tên đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Bẩy lá một
hoa ( Paris Poluphilall Sm) tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia
Đén tỉnh Cao Bằng”.
Trong quá trình thời gian nghiên cứu tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc đến cô giáo Th.s La Thu Phương. Là người hướng dẫn khoa học đã tận
tình giúp đỡ dạy bảo, động viên tận tình trong suốt thời gian theo học cũng
như thơi gian làm đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa lâm nghiệp, các cán bộ
kiểm lâm trong khu bảo tồn Phia Oắc-Phia Đén và những người thân đã tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian cũng còn hạn chế. Bài khóa luận này còn thiếu sót mong
được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô giáo và các nhà khoa hoc
để khóa luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, năm 2015
Sinh viên
Lương văn Thắng
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng4.1. Đặc điểm sử dụng cây Bẩy lá một hoa của người dân .................... 21
Bảng 4.2. Hiểu biết của người dân trong khu vực nghiên cứu về cây Bẩy lá
một hoa .................................................................................................... 22
Bảng 4.3 Kết quả kích thước thân cây tại khu vực nghiên cứu ...................... 23
Bảng 4.4. Kết quả đo kích thước lá ................................................................. 24
Bảng 4.5: Công thức tổ thành tầng cây gỗ ...................................................... 25
Bảng 4.6: Đặc điểm độ tàn che nơi phân bố của loài Bẩy lá một hoa ............ 26
Bảng 4.7. Kết quả nguồn gốc tái sinh loài Bẩy lá một hoa ............................ 27
Bảng 4.8. Kết quả điều tra chất lượng tái sinh loài Bẩy lá một hoa ............... 28
Bảng 4.9. Kết quả mật độ tái sinh loài Bẩy lá một hoa................................... 28
Bảng 4.10. Kết quả độ che phủ loài cây bụi nơi xuất hiện cây Bẩy lá một hoa.... 29
Bảng 4.11. Kết quả độ che phủ loài cây thảm tươi nơi xuất hiện cây Bẩy lá
một hoa. ................................................................................................... 29
Bảng 4.12 Phân bố cây Bẩy lá một hoa .......................................................... 30
Bảng 4.13 Kết quả phân bố cây theo đai cao .................................................. 31
Bảng 1.14. Tần suất xuất hiện cây Bẩy lá một hoa ......................................... 31
Bảng 4.15: Kết quả phẫu diện đất tại khu vực có loài Bẩy lá nột hoa ............ 32
Bảng 4.16: Kết quả tác động con người, động vật đến khu vực nghiên cứu .. 33
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 hình thái thân ngâm (củ) .................................................................. 23
Hình 4.2 hình thái thân khí sinh ...................................................................... 23
Hình 4.3 Thân cây Bẩy lá một hoa.................................................................. 24
Hình 4.4. Hoa, quả cây Bẩy lá một hoa .......................................................... 25
Hình 4.5. Cây Bảy lá một hoa được người dân phia Đén ngâm rượu ........... 34
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
D1.3
Đường kính cây
Hvn
Chiều cao vút ngọn
KBT
Khu bảo tồn
ODB
Ô dạng bản
OTC
Ô tiêu chuẩn
VQG
Vườn quốc gia
vi
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu ........................................................................ 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. ...................................... 5
2.2.1. Lịch sử phát triển và tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................... 5
2.2.2 .Tình hình nghiên cứu tại việt Nam ......................................................... 6
2.3. Điều Kiện tự Nhiên, Kinh tế và Xã hội tại khu vực nghiên cứu................ 8
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 8
2.3.2. Kinh tế ................................................................................................... 11
2.3.3. Xã Hội ................................................................................................... 12
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................. 14
3.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu .................................................................. 14
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 14
3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................... 15
3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 15
3.4.2. Phương pháp điều tra ............................................................................ 15
3.4.3. Phương pháp điều tra theo tuyến .......................................................... 15
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 16
3.4.5. Đánh giá tác động của con người đến hệ thực vật khu vực nghiên cứu. .... 19
Phần 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU ..................................... 21
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi các số
liệu được thu thập khách quan và trung thực.Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm
hoàn toàn
Thái nguyên, năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Th.s La Thu Phương
Lương Văn Thắng
XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)
1
Phần1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén thuộc địa phận các Xã
Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Hưng Đạo và thị trấn
Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Tại Quyết định số 194/CT
ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc Quy
định các khu rừng cấm, trong đó có Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia
Đén. Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén nổi tiếng với nhiều cảnh
quan thiên nhiên đẹp, nơi đây còn lưu giữ nhiều loài động, thực vật quý, hiếm
rất có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi
trường. Bên cạnh đó, Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén còn được
coi như “lá phổi xanh”, là nóc nhà phía Tây của tỉnh Cao Bằng, có tác dụng to
lớn trong việc điều hòa khí hậu, hấp thụ các bon, điều tiết nguồn nước, bảo vệ
đất đai chống xói mòn, rửa trôi, xạt lở đất, góp phần bảo tồn và phát triển bền
vững trong khu vực.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có nhiều địa danh nổi
tiếng như Đỉnh Phia Oắc cao 1931m nơi đặt cột phát thanh truyền hình đài
tiếng nói Việt Nam, đèo Colea, nhà đỏ Taslom, Tài Soỏng, miếu cổ Vọng
Tiên Cung... Những danh thắng này tạo nên một quần thể cảnh quan kỳ vĩ
cùng với nhiều bản sắc văn hóa dân tộc nên từ xa xưa người pháp đã chọn nơi
đây là nơi nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài chưa được quy hoạch nên chưa điều
tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của Vùng, các
chương trình, dự án về bảo tồn và phát triển bền vững chưa được thực hiện,
những tác động bất lợi tới rừng, chặt phá rừng diễn ra ngày một mạnh hơn, đa
dạng sinh học đã và đang bị suy giảm cả về số và chất lượng, nhiều loài động,
thực vật quý hiếm, đặc hữu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Rừng trở
2
nên nghèo về trữ lượng và tổ thành thực vật, khu hệ động vật đã bị xâm hại
một cách nghiêm trọng trong thời gian dài từ năm 1986 đến nay. Các loài thú
lớn, các loài động vật đặc hữu ngày một cạn kiệt. Hiện nay việt nam có 128
khu bảo tồn nhằm giữ gìn nguồn gen quý hiếm ở địa phương. Là cơ sở quyết
định cho sự phát triển sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp đa dạng và bền vững.
Khu bảo tồn Phia Oắc-phia Đén là nơi lưu giữ nhiều Nguồn Gen quý hiếm
như Nghiến, sến mật, giảo cổ Lam, Bẩy lá một hoa......
Tuy nhiên Việc nghiên cứu những thực vật này còn hạn chế để nhằm
bảo tồn những loài thực vật vât này.
Do đó tôi tiến hành đề tài tốt nghiệp nhằm: “Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học loài cây Bẩy lá một hoa (Paris Poluphilall Sm) làm cơ sở cho
việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia
Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số đặc điểm hình thái và sinh thái loài Bẩy lá một
hoa (Paris Poluphilall Sm) tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc-Phia Đén
- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển
loài Bẩy lá một hoa
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ giúp làm quen được
với công việc nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó còn củng cố được lượng kiến
thức chuyên môn đã học, có thêm cơ hội kiểm chứng những lý thuyết đã học
trong nhà trường đúng theo phương châm học đi đôi với hành. Nắm được các
phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp dụng kiến thức đã được học
ở trong trường vào công tác nghiên cứu khoa học. Tích lũy thêm được nhiều
kiến thức và kinh nghiệm thực thực tiễn
3
- Nắm được các phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp
dụng khoa học tiến bộ vào việc bảo tồn các loại thực vật quý hiếm
- Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm tái sinh tự nhiên của một số
Loài cây Bẩy lá một hoa nhằm đề xuất một số biện pháp bảo tồn loài.
Thành công của đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn, bảo
tồn và phát triển các Loài cây quý hiếm và phát triển kinh tế-xã hội
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Thấy được sự đa dạng của loài thực vật quý hiếm trong khu vực
nghiên cứu và sự suy thoái của các loài thực vật trong những năm qua, Từ
đó đánh giá sự tác động của con người đến những loài thực vật trong khu
vực nghiên cứu
- Hiểu được một số đặc điểm sinh học của những loài thực vật để từ đó
đưa ra được những giải pháp hợp lý để bảo tồn những loài trong khu vực
nghiên cứ.
- Cũng là tài liệu tham khảo cho những người tìm hiểu những vấn đề
trong đề tài
4
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu
Trên trái đất nhiều quần xã sinh vật trải qua vài triệu năm phát triển,
trải qua đến tận hiện nay và cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho
nguồn tài Nguyên DDSH trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng đang
bị suy thoái và cạn kiệt, nhiều vùng hệ sinh thái đang bị thu hẹp về diện tích
và nhiều Taxon Loài và dưới Loài đang bị nguy cơ tuyệt chủng . Đa dạng sinh
học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân
bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và
sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. nhưng Hiện nay, do nhiều nguyên
nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã
và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện
tích và nhiều Taxon Loài và dưới Loài, đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng trong một tương lai gần.
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp
cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất
nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH
cần phải giải quyết như quan hệ giũa bảo tồn và phát triển bền vững hoặc tác động
của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH. dựa vào tiêu chí mức độ và độ đánh
giá việt nam đa đưa ra mức độ đánh giá đưa vào sách đỏ.
*) Nhóm các loài tuyệt chủng:
+ Tuyệt chủng ( EX).
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên( EW).
*) Nhóm các loài bị đe dọa
+ Cực kì nguy cấp( CR).
+ Nguy cấp (EN).
+ Sẽ nguy cấp (VU).
5
*) Nhóm các loài ít nguy cấp (LR).
- Phụ thuộc bảo tồn (cd).
- Sắp bị đe dọa (nt).
- Ít lo ngại: Least Concern (lc).
+ Thiếu dữ liệu: Data Deficient ((DD).
+ Không được đánh giá: Not Evaluated (NE).
Trong nghị định 32/2006/NĐ-CP. Về quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm. Thực vật, động vật rừng chia thành 2 nhóm sau:
+) Nhóm I: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
+) Nhóm II: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.
2.2.1. Lịch sử phát triển và tình hình nghiên cứu trên thế giới
Paris Polyphylla bắt nguồn từ dãy Himalaya trên biên giới của Trung
Quốc và Ấn Độ. Paris Polyphylla Sm. (Satuwa) là một trong những cây thuốc
được liệt kê như là dễ bị tổn thương bởi các IUCN cho biết khả năng tồn tại
Seed đã được tìm thấy là thấp và các hạt không nảy mầm trong điều kiện
phòng thí nghiệm, ngay cả dưới điều trị hóa học khác nhau. Có vẻ là một nhu
cầu nâng cao nhận thức của người dân sống trong các môi trường mà trong đó
Paris Polyphylla truyền [9]. Các nhà khoa học phải phổ biến việc sử dụng bền
vững của thân rễ và thực hành canh tác của mình cho việc bảo tồn các nhà
máy này. Nếu một số phần của thân rễ có chứa nụ còn lại dưới lòng đất, người
ta cho rằng nhà máy sẽ trở nên bền vững hơn và sẽ giúp đỡ trong việc bảo tồn
dân số của nó trong tương lai.
Có rất nhiều nghiên cứu về dược liệu từ cây paris polopyla như:
Các nhà khoa học Trung Quốc trong Dược phẩm và công nghệ sinh học đã
phân lập và nghiên cứu chống khối u thành phần hoạt động từ thân rễ của
Paris Polyphylla. Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chứng minh rằng tất cả
sáu hợp chất có từ trung bình đến sự ức chế đáng kể.
6
Để bổ sung trên các Viện Bắc Kinh của y học phóng xạ, có quản lý để
cô lập cây saponin steroid mới từ thân rễ của cây. Đại học Nam Kinh trong
công ty với bộ phận khoa ung thư của Bệnh viện Drum Tower (Trung Quốc),
đã tiến hành một nghiên cứu in-vitro chống ung thư để điều tra hoạt động của
các chất chiết xuất từ dung dịch nước và các chiết xuất ethanol của mười lăm
loại thuốc truyền thống của Trung Quốc về tiêu hóa dòng tế bào khối u của
con người.
Ở Trung Quốc một nghiên cứu hóa sinh đã khai thác các hoạt động
antimutagenic của 36 chiết xuất thảo dược từ các loại thuốc chống ung thư
trong y học Trung Quốc. Công trình này được trình bày rằng cùng với bốn
loại thảo mộc khác (Actinidia chinensis P., Artemisia lavendulaefolia DC.,
Prunella vulgaris L.,. Và Ampelopsis brevipedunculata T), Paris Polyphylla,
chứa các yếu tố antimutagenic chống lại cả hai môi chịu acid picrolonic và
benzo [a] pyrene- đột biến gây ra.
Các nhà nghiên cứu từ Nhật Bản đã trình bày rằng methanol từ thân rễ
của Paris Polyphylla SM. var. yunnanensis (FR.) H-M. đã được tìm thấy để
potently ức chế ethanol (và / indomethacin) -induced tổn thương dạ dày ở
chuột.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Naujing dược ở Trung
Quốc báo cáo các thuốc giảm đau và an thần hành động của Rhizoma Paridis.
Tất cả các thử nghiệm 6 loài và giống sử dụng phổ biến có hiệu quả. Trong số
đó Paris Polyphylla var. chinensis, P. polyphylla var. yunnanensis có hành
động giảm đau mạnh hơn. Hành động an thần của P. fargesii, P. polyphylla
var. chinensis, P. thibetica cũng mạnh mẽ. Ngoài ra, pariphyllin A và gracillin
cũng được sử dụng trong thí nghiệm.
2.2.2 .Tình hình nghiên cứu tại việt Nam
Theo Nguyễn Thị Đỏ và Nguyễn Tiến Bân (2005), họ trọng lâu
(Trilliaceae) ở Việt Nam chỉ có 1 chi Paris với 6-7 loài. Xuất phát từ cách gọi
7
tên loài Paris polyphylla của Trung Quốc, dịch ra tiếng Việt là “Bẩy lá một
hoa”. Các loài trong chi này ở Việt Nam có 6 – 9 lá, nên nhiều người cũng gọi
chung là “Bẩy lá một hoa”.
Các loài Bẩy lá một hoa chủ yếu được sử dụng trong phạm vi nhân dân
để làm thuốc.Trong những năm 90 thế kỷ trước, loài cây thuốc này đã bị thu
gom nhiều ở các tỉnh phía Bắc để bán qua biên giới. Giá thu gom ở Lào Cai
và Lai Châu từ 5.000 đến 10.000 đ / kg củ tươi.Vốn là loài cây thuốc hiếm,
chúng đã trở nên càng hiếm gặp hơn ở các tỉnh miền núi phía BắcViệt Nam.
Đặc biệt là các loài P. polyphylla.[3]
Tất cả các loài Bẩy lá một hoa đều có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và
Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam [2] bảo tồn tại chỗ một số loài: P.
hainanensis ở VQG Tam Đảo và Khu BTTN Nà Hang; P.chinensis ở Khu
BTTN Đắk Krông (Quảng Trị); P. fargesii và P.yunnanensis ở VQG
HoàngLiên Sơn. Các loài khác cần điều tra thu thập bảo tồn chuyển [3]
Từ năm 2013, viện nghiên cứu và phát triển vùng phối hợp với VQG
Pù mát, VQG Hoàng liên sơn thực hiện khai thác và phát triển nguồn gen Bẩy
lá một hoa làm nguyên liệu sản xuất [6]
Các nghiên cứu về cây Bẩy lá một hoa
Cây Bẩy lá một hoa là một loại cỏ nhỏ, có dạng rất khác biệt, sống lâu
năm, thân rễ ngắn, dài chừng 5-15cm, đường kính 2.5-3.5cm rất nhiều đốt, vết
bẻ trông như có bột, màu vàng trắng hay xám vàng. Từ thân rễ nổi lên mặt đất
một thân mọc thẳng đứng cao tới 1m, phía gốc có một số lá thoái hoá thành
vẩy, bao lấy thân cây. Giữa thân có một tầng lá mọc vòng gồm 3 đến 10 lá,
nhưng thường là 7 lá, cuống lá dài 2.5-3cm, phiến lá hình mác rộng, dài 1521cm, rộng 4-8cm, đầu phiến lá nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt dưới
màu xanh nhạt, đôi khi có màu tím nhạt. Hoa mọc đơn độc ở đỉnh cành,
cuống hoa dài 15-30cm. Lá đài gồm 5 đến 10, thường là 7, máu xanh lá cây,
dài 3-7cm, rời từng cái một trông như lá, không rụng. Số cánh tràng bằng số
8
là đài nhụy màu tím đỏ, bầu thường 3 ngăn. Quả mọng màu tím đen. Mùa hoa
vào các tháng 10-11.
Cây Bẩy lá một hoa được phát hiện gần đây tại các vùng núi Cúc
Phương thuộc Hà Nam, Ninh Bình, Sa Pa (Lào Cai), Đà Bắc ( Hoà Bình),
Sơn Động [1]
2.3. Điều Kiện tự Nhiên, Kinh tế và Xã hội tại khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lí
- Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, có toạ độ địa lý:
+ Từ 220 31' 44" đến 220 39' 41" vĩ độ Bắc;
+ Từ 1050 49' 53" đến 1050 56' 24" kinh độ Đông.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén nằm trong địa giới hành
chính của 6 xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Hưng
Đạo, Ca Thành và thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Trung tâm của Khu bảo tồn là xóm Phia Đén thuộc xã Thành Công.
2.3.1.2. Địa hình
* Địa hình, Địa mạo
- Địa hình Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có độ dốc lớn với
nhiều chỗ dốc, núi đất xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc.
- Kiểu địa hình núi trung bình, độ cao ≥700m, chiếm khoảng 90% tổng
diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, cao nhất là đỉnh núi Phia Oắc 1.931 m;
- Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao <700m, chiếm khoảng 7% tổng
diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, phần lớn là các dãy núi đất, có xen lẫn địa
hình caster, phân bố phía Đông và Đông Nam, độ dốc trung bình từ 25 - 300,
độ cao trung bình 600m;
2.3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
* Đặc điểm khí hậu
9
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có đặc điểm đặc trưng
của khí hậu lục địa miền núi cao, chia thành 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau.
Vùng cao có khí hậu cận nhiệt đới, vùng thấp chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa; một năm có 2 mùa rõ rệt, đó là:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,4% tổng lượng
mưa cả năm và tập trung vào các tháng 7 và 8. Lượng mưa bình quân năm là
1.592 mm; năm cao nhất là 1.736 mm; năm thấp nhất là 1466 mm .Mùa khô
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít, có nhiều sương mù.
- Nhiệt độ trung bình cả năm là 180C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối xảy ra
vào tháng 5 đến tháng 9, trong khoảng 24,50 - 26,90 C, đặc biệt có khi lên tới
340 C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau,
có khi xuống tới - 20C - 50C.
- Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 84,3%, tháng có độ ẩm cao nhất
vào tháng 7, 8 là trên 87%, thấp nhất vào tháng 12 là 80,5%.
- Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù xuất hiện vào sáng sớm, chiều
tối và đêm của tất cả các tháng trong năm, phần nhiều là sương mù toàn phần.
Điểm sương mù nặng nhất là đỉnh đèo Colea. Sương muối thường xuất hiện
vào tháng 12, 1 hàng năm với số ngày xuất hiện trung bình là 3 ngày. Số ngày
dài nhất của một đợt sương muối trong tháng là 5 ngày, số giờ xuất hiện dài
nhất trong một ngày là 7 giờ. Đặc biệt, đã có xuất hiện mưa tuyết ở khu vực
Tháp truyền hình và đỉnh đèo Colea.
* Hệ thống thuỷ văn
Là nơi phát nguyên của nhiều sống suối chính của huyện Nguyên Bình
nên tài nguyên nước mặt của Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén
khá dồi dào. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên việc khai
thác các nguồn nước mặt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người
dân gặp nhiều khó khăn.
ii
LỜI NÓI ĐẦU
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Thời gian thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian rất quan trọng
vì mỗi sinh viên điều có điều kiện, thời gian tiếp cận đi sâu vào trong thực tế,
củng cố lại những kiến thức đã học trong sách vở và học được kĩ năng
phương pháp làm việc củng cố những kiến thức cơ bản để áp dụng trong đời
sống thực tiễn.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi đươc thực tập tại khu bảo tồn
thiên nhiên Phia Oắc-Phia Đén ở Xã Ca Thành huyện Nguyên bình tỉnh Cao
Bằng với tên đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Bẩy lá một
hoa ( Paris Poluphilall Sm) tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia
Đén tỉnh Cao Bằng”.
Trong quá trình thời gian nghiên cứu tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc đến cô giáo Th.s La Thu Phương. Là người hướng dẫn khoa học đã tận
tình giúp đỡ dạy bảo, động viên tận tình trong suốt thời gian theo học cũng
như thơi gian làm đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa lâm nghiệp, các cán bộ
kiểm lâm trong khu bảo tồn Phia Oắc-Phia Đén và những người thân đã tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian cũng còn hạn chế. Bài khóa luận này còn thiếu sót mong
được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô giáo và các nhà khoa hoc
để khóa luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, năm 2015
Sinh viên
Lương văn Thắng
11
Theo tài liệu thổ nhưỡng của huyện, trên địa bàn có những loại đất
chính sau:
- Đất Feralit mầu đỏ nâu trên núi đá vôi: Phân bố tập trung ở độ cao từ
700m - 1700m so với mặt nước biển.
- Đất Feralít mầu vàng nhạt núi cao: Loại đất này có quá trình Feralít yếu,
quá trình mùn hoá tương đối mạnh, thích hợp với một số loài cây trồng: Thông,
Sa mộc, Tông dù, Lát hoa, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở và một số loài cây đặc sản, cây
thuốc, cây ăn quả khác.
- Đất Feralít mầu đỏ vàng núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 - 700m, hình
thành trên các loại đá mẹ mácma a xít, trung tính kiềm, đá sạn kết, đá vôi. Đất
chứa ít khoáng nguyên sinh, phản ứng chua, loại đất này thích hợp với một số loài
cây trồng: Thông, Sa mộc, Tông dù, Kháo vàng, Cáng lò, Lát hoa, Keo, Dẻ đỏ,
Trẩu, Sở, Hồi, Quế, Chè đắng và một số loài cây thuốc, cây ăn quả khác.
- Đất bồn địa và thung lũng: Bao gồm đất phù sa mới, cũ, sản phẩm đất
dốc tụ, sản phẩm hỗn hợp; loại đất này được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
2.3.2. Kinh tế
Kinh tế trong vùng Nông nghiệp là ngành chiếm vị trí chủ đạo trong
hoạt động kinh tế của địa phương. Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp
của địa phương khu vực Khu bảo tồn đã được phát triển theo tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phương thức sản xuất
được chuyển dịch từ sản xuất tự cấp – tự túc sang sản xuất hàng hóa theo cơ
chế thị trường. Trên cơ sở thế mạnh tiềm năng đất đai, một số chương trình,
dự án được đưa vào thực hiện, đã mang lại hiệu quả thiết thực cho các hộ dân.
Sản xuất nông nghiệp được chú trọng tăng vụ và đa dạng sản phẩm. Cơ cấu
nội bộ ngành nông nghiệp từng bước được chuyển đổi theo hướng đẩy mạnh
giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Trong chăn nuôi, phát triển
mạnh hình thức chăn nuôi có quy mô lớn, tập trung.
12
Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng, từ 69,8% năm 2006
lên 81,1% năm 2010. Tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm từ 30,2% năm 2006
xuống 18,9% năm 2010. Kết quả trên đã phản ánh cơ cấu ngành trồng trọt
hàng năm đều tăng; cơ cấu ngành chăn nuôi giảm. Ngành chăn nuôi bị giảm
mạnh là do những năm qua có nhiều dịch bệnh xuất hiện, giá thức ăn tăng
cao, thị trường thiếu ổn định, nên những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bỏ không chăn
nuôi, những hộ chăn nuôi lớn đã giảm quy mô chăn nuôi. Ngoài ra còn có các
nghành công nghiệp như nghành khai thác khoáng sản,nghành chế biến..
Qua quá trình hình thành và kiến tạo lịch sử lâu dài, sự biến động về
địa chất, nên Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có nhiều khoáng
sản quý hiếm trong lòng đất, như kim loại màu (boxit, chì, kẽm...) ở xã Phan
Thanh và Thành Công; kim loại quý hiếm (Atimon, Thiếc, Vonfram, Uran,
Vàng...) ở thị trấn Tĩnh Túc và xã Thành Công; Nguồn tài nguyên khoáng sản
được khai thác tập trung chủ yếu ở Mỏ Thiếc Tĩnh Túc, ngoài ra còn có các
nguyên liệu, vật liệu xây dựng như: nguyên liệu sét, đá, cát sỏi, đá vôi...được
khai thác, đất đá trên khai trường bị đào xới nên độ liên kết kém rất dễ bị rửa
trôi, sạt lở đất xảy ra.
Công nghiệp khai thác và cấp nước sạch
Do địa hình núi đá vôi xen kẽ với các trầm tích lục nguyên nên nhiều
khu vực thừa nước, nhưng lại có rất nhiều khu vực thiếu nước đặc biệt là các
khu vực có núi đá vôi, mực nước phụ thuộc theo mùa. Ngay cạnh những
nguồn nước dồi dào ở các thung lũng, vùng thấp, người dân trong các thung
lũng karts hoàn toàn thiếu nước sinh hoạt. Hiện nay, hệ thống cấp nước sạch
sinh hoạt cho các hộ dân ở những khu vực thiếu nước vẫn chưa được đầu tư,
người dân tự bỏ kinh phí làm hệ thống ống dẫn nước về để sử dụng, bước đầu
đã giải quyết được một phần khó khăn về nhu cầu nước sinh hoạt cho các hộ
dân ở những khu vực thiếu nước.
2.3.3. Xã hội
13
- Dân số: Theo Niên giám thống kê huyện Nguyên Bình năm 2010,
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có 11.438 khẩu, với 2.287 hộ,
khoảng 4.918 lao động. Xã Thành Công, Phan Thanh, Hưng Đạo, Quang
Thành chủ yếu là hộ nông nghiệp, còn thị trấn Tĩnh Túc chủ yếu là hộ phi
nông nghiệp. Tốc độ tăng dân số của vùng hiện khoảng 2,2%/năm.
- Dân tộc: Khu bảo tồn có 5 dân tộc đang sinh sống; trong đó: Người
Dao 5.398 khẩu chiếm 47,2% tổng dân số Khu bảo tồn, người Nùng 2.335
khẩu chiếm 20,3%, người Kinh 2.027 khẩu chiếm 17,8%, người Tày 1.573
khẩu chiếm 13,8%, người H’Mông 105 khẩu chiếm 0,9% tổng dân số.
- Phân bố dân cư: Mật độ dân số bình quân 51 người/km2 nhưng lại
phân bố không đồng đều giữa thị trấn và các xã trong vùng, xã có mật độ
dân số thấp nhất là Hưng Đạo 25 người/km2 , cao nhất là thị trấn Tĩnh Túc
135 người/km2.
14
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là cây Bẩy lá một hoa (Paris poluphilall Sm) tại
khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén tỉnh Cao Bằng.
3.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc-Phia Đén tỉnh cao bằng.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ 01/2015-05/2015
3.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu của đề tài, tiến hành điều tra, khảo sát địa
điểm đã chọn tại khu bảo tồn thiên nhiên phia Oắc- phia Đén với các nội
dung nghiên cứu chính sau:
+ Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài Bẩy lá một hoa.
+ Đặc điểm phân loại của loài Bẩy lá một hoa.
+ Đặc điểm hình thái nơi có loài Bẩy lá một hoa phân bố (Thân, lá,
hoa, quả, rễ)
+ Đặc điểm sinh thái của loài Bẩy lá một hoa
+ Tác động của con người tới khu vực nghiên cứu và loài cây nghiên
cứu
+ Các biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây Bẩy lá một hoa
15
3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
Thu thập tài liệu cơ bản về khu vực nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế trong khu vực
nghiên cứu.
+ Các loại bản đồ chuyên dùng của khu vực nghiên cứu.
+ Các tài liệu tham khảo về lĩnh vực nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước.
+ Các công trình nghiên cứu của các tác giả khác liên quan đến khu vực
và vấn đề nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp điều tra
3.4.3. Phương pháp điều tra theo tuyến
a. Lập điều tra theo tuyến
- Tuyến điều tra được lập từ chân lên tới đỉnh, đi qua các trạng thái
rừng. Cứ 100 m độ cao tiến hành lập 1 OTC.
- Trên tuyến điều tra đánh dấu tọa độ các loài quý hiếm đã lập 6 tuyến
điều tra. Các số liệu thu thập được ghi vào mẫu bảng 04 (phụ lục 02).
b. Lập ô tiêu chuẩn (OTC
Dựa vào bản đồ địa hình và bản đồ quản lý khu vực của cán bộ quản lý để
xác định sơ bộ và thiết lập OTC. Các OTC sẽ được thiết lập ở gần các tuyến
rừng (tuyến đường mòn) và tuyến khảo sát ( cách đường tuần rừng 50m trở lên).
Điều tra các ô tiêu chuẩn điển hình để xác định về đặc tính sinh thái,
tính đa dạng của thực vật nhất là đối với điều tra mật độ loài, mức độ thường
gặp,...trong điều tra theo tuyến không thể hiện được các chỉ tiêu này.
Các OTC có diện tích 1000m2 (20m X 50m) đối với các trạng thái rừng
có tầng cây cao (D>= 8cm), chiều dài theo đường đồng mức của địa hình,
OTC được chọn ngẫu nhiên và đại diện cho các khu vực khác nhau trong
phạm vi nghiên cứu. Nơi địa hình dốc, tiến hành lập các OTC có diện tích nhỏ
16
hơn ( có thể 100-200m2 ) có cùng độ cao, gần nhau thay thế cho ô có diện tích
lớn, mỗi trạng thái rừng lập 1 OTC. Cứ 100m độ cao lập 1 OTC.
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
+ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng
a. Tổ thành tầng cây gỗ
Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo
thành rừng, tùy thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia
lâm phần thành rừng thuần loài hay rừng hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ
thành loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và
tính đa dạng sinh học cũng khác nhau.
Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ
cần sử dụng mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI) tính theo
công thức:
IVIi (%) =
Ai + Di + RFi
(3.1)
3
Trong đó:
- IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỉ lệ tổ thành) của loài thứ i
- Ai là độ phong phú tương đối của loài thứ i
Ai(%) =
Ni
S
∑ Ni
× 100
i =1
Trong đó:
- Ni là số cá thể loài thứ i
- s là số loài trong quần hợp
+) Di là độ ưu thế tương đối của loài thứ i
(3.2)