Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

THỬ NGHIỆM BỔ SUNG BỘT THÂN LÁ THÔ VÀ CHẤT CHIẾT DITERPEN LACTON TỪ THẢO DƯỢC XUYÊN TÂM LIÊN (ANDROGRAPHIS PANICULATA (BURM.F.) NEES) TRONG KHẨU PHẦN HEO THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.85 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
^^^^^^^]]]]]]]

NGUYỄN THỊ YẾN

THỬ NGHIỆM BỔ SUNG BỘT THÂN LÁ THÔ VÀ CHẤT
CHIẾT DITERPEN LACTON TỪ THẢO DƯỢC XUYÊN TÂM
LIÊN (ANDROGRAPHIS PANICULATA (BURM.F.) NEES)
TRONG KHẨU PHẦN HEO THỊT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
(NGÀNH CHĂN NUÔI)

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 10 năm 2010


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
^^^^^^^]]]]]]]

NGUYỄN THỊ YẾN

THỬ NGHIỆM BỔ SUNG BỘT THÂN LÁ THÔ VÀ CHẤT
CHIẾT DITERPEN LACTON TỪ THẢO DƯỢC XUYÊN TÂM
LIÊN (ANDROGRAPHIS PANICULATA (BURM.F.) NEES)
TRONG KHẨU PHẦN HEO THỊT

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học:
1. TS. VÕ THỊ TRÀ AN
2. PGS. TS. TRẦN THỊ DÂN

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 10/ 2010


THỬ NGHIỆM BỔ SUNG BỘT THÂN LÁ THÔ VÀ CHẤT CHIẾT
DITERPEN LACTON TỪ THẢO DƯỢC XUYÊN TÂM LIÊN
(ANDROGRAPHIS PANICULATA (BURM.F.) NEES)
TRONG KHẨU PHẦN HEO THỊT
NGUYỄN THỊ YẾN

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS.TS. TRỊNH CÔNG THÀNH
Đại học Nông Lâm TP. HCM

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN NGỌC TUÂN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1:

TS. NGUYỄN TIẾN THÀNH


4. Phản biện 2:

TS. NGUYỄN PHƯỚC NINH
Đại học Nông Lâm TP. HCM

5. Ủy viên:

TS. VÕ THỊ TRÀ AN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Thị Yến sinh ngày 20 tháng 6 năm 1967 tại huyện Thái Thụy
tỉnh Thái bình. Con ông Nguyễn Đức Thái và bà Nguyễn Thị An.
Tốt nghiệp tú tài tại Trường Trung học phổ thông Tây Thụy Anh, tỉnh Thái Bình
năm 1986.
Tốt nghiệp Đại học ngành chăn nuôi hệ chính qui tại Đại học Nông nghiệp I Hà
năm 1991.
Khởi đầu công việc tại trường Trung cấp Nông nghiệp Long định, sau đó là
trường Trung cấp dạy nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Tiền giang, chức
vụ giáo viên từ năm 1993 – 1997. Từ năm 1997 đến nay là cán bộ nghiện cứu tại Viện
khoa học Kỹ thuât Nông nghiệp Miền nam.
Tháng 9 năm 2006 theo học Cao học ngành chăn nuôi tại Đại học Nông Lâm,
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: độc thân

Địa chỉ liên lạc: 38/8 tổ 7 khu phố 3, phường Phước Long B, quận 9, thành phố
Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0907235295
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những công bố trong luận văn này là trung thực và là một phần
trong đề tài: “Nghiên cứu sử dụng nhóm hoạt chất diterpen lacton từ cây xuyên tâm
liên (Andrographis paniculata (Burm.f.). Nees) bổ sung trong thức ăn chăn nuôi heo gà
công nghiệp” của Sở Khoa học Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh do ThS. Vương
Nam Trung làm chủ nhiệm. Những số liệu trong luận văn được phép công bố với sự
đồng ý của ThS. Vương Nam Trung.

Nguyễn Thị Yến

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gởi lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Quý thầy, cô giảng dạy tại khoa Chăn Nuôi Thú Y đã truyền đạt những kiến
thức quý báu trong những năm học vừa qua, giúp cho em hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này.
Ban Giám đốc và các cán bộ nhân viên trại heo Đông Á đã tạo điều kiện hết sức
thuận lợi, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Tiến sỹ Nguyễn Công Luận và một số anh chị em thuộc Trung tâm nghiên cứu

sâm và dược liệu thành phố Hồ Chí Minh.
Các anh chị em thuộc Phòng phân tích tổng hợp và công nghệ cao trước đây,
các anh chị em thuộc bộ phân phân tích phòng Nghiên cứu dinh dưỡng chăn nuôi đã
trợ giúp cho tôi trong quá trình thực hiên nội dung luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin trân trọng gởi lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Dân, cô Võ
Thị Trà An đã định hướng, tận tụy hướng dẫn, giúp đỡ em suốt quãng thời gian làm
luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn tới cha me, anh chị em và bạn bè thân thiết
đã động viên, sát cánh cùng tôi trong suốt hành trình của cuộc sống.
Tháng 9 năm 2010
Nguyễn Thị Yến

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm bổ sung bột thân lá thô và chất chiết diterpen lacton từ thảo
dược xuyên tâm liên (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees) trong khẩu phần heo
thịt” được tiến hành tại trại heo Đông Á, Trung tâm Sâm và dược liệu thành phố Hồ
Chí Minh và Viện khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam trong thời gian từ tháng
6 năm 2008 đến tháng 6 năm 2010. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả,
tỷ lệ bổ sung thích hợp bột xuyên tâm liên thô và chế phẩm chiết xuất diterpen lacton
từ xuyên tâm liên như một chất cải thiện tăng trưởng trong thức ăn của heo thịt.
Thành phần hóa học, hoạt lực kháng khuẩn của bột thân lá và chế phẩm diterpen
lacton chiết xuất từ xuyên tâm liên đối với vi khuẩn E. coli và Lactobacillus
acidophilus (phân lập từ phân heo) được đánh giá trước khi bổ sung vào trong khẩu
phần heo thí nghiệm.
Qua nghiên cứu chúng tôi xác định được thành phần hóa học của bột dược liệu
và bột chế phẩm diterpen lacton sử dụng trong thí nghiệm có chất lượng tương đối ổn
định, có đầy đủ các hoạt chất chính thuộc nhóm diterpen lacton gồm andrographolide,

neoandrographolide và dehydroandrographolide. Tuy nhiên, hàm lượng các hoạt chất
này ở mức tương đối thấp.
Những thử nghiệm về hoạt lực kháng khuẩn của xuyên tâm liên đối với 2 gốc
(isolate) vi khuẩn E. coli và Lactobacillus acidophilus cho thấy bột xuyên tâm liên
chiết với nước và cao chiết cồn từ xuyên tâm liên không có tác dụng kháng khuẩn với
nồng độ khảo sát, tương ứng là 10mg/đĩa và 50mg/đĩa. Nồng độ ức chế tối thiểu của
cao chiết cồn với cả hai gốc vi khuẩn E. coli, Lactobacillus acidophilus đều bằng
125mg/ml; của bột xuyên tâm liên chiết với nước tương ứng với hai vi khuẩn trên là
31,5mg/ml; và 62,5mg/ml.

v


Hai thí nghiệm trên heo thịt được tiến hành độc lập. Trong mỗi thí nghiệm, heo
có trọng lượng từ 25 – 30 kg được bố trí theo 5 nhóm (5 nhóm × 6 heo × 3 lần lặp lại).
Bột xuyên tâm liên (thí nghiệm 1) và chế phẩm diterpen lacton (DL) chiết xuất từ
xuyên tâm liên (thí nghiệm 2) được bổ sung vào thức ăn cho heo ở 3 mức 0,15%,
0,30% và 0,45%. Trong 2 nhóm còn lại, một nhóm sử dụng khẩu phần cơ sở của trại,
nhóm thứ hai được bổ sung thêm hỗn hợp kháng sinh oxytetracycline và tylosin. Kết
quả thí nghiệm 1 cho thấy rằng mặc dù không có sự khác biệt giữa các mức bổ sung
xuyên tâm liên về mặt thống kê nhưng với tỉ lệ 0,3% trong khẩu phần có hiệu quả tốt
hơn so với lô đối chứng không bổ sung kháng sinh (P<0,05). Ngoài ra, ở mức bổ sung
này kết quả thu được tương đương với nhóm bổ sung hỗn hợp kháng sinh
(oxytetacycline và tylosin) xét về khía cạnh cải thiện tăng trưởng, hiệu quả sử dụng
thức ăn cũng như tỷ lệ ngày heo bệnh. Tương tự như vậy, ở thí nghiệm 2, mức bổ sung
0,3% chế phẩm DL trong khẩu phần cho hiệu quả tốt hơn về tăng trọng cũng như hiệu
quả sử dụng thức ăn so với lô đối chứng và các mức bổ sung bột DL còn lại. Đồng thời
kết quả cho thấy ở mức bổ sung 0,3% bột DL có hiệu quả tương đương với nhóm bổ
sung hỗn hợp kháng sinh oxytetracycline và tylosin trong khẩu phần.


Từ khóa: xuyên tâm liên, diterpen lacton, heo thịt

vi


SUMMARY
Research project “Supplementing the leave powder and diterpen lacton extract
from andrographis paniculata in diets of growing-finishing pig” was carried out at
Institute of Agricutural sciences for South Vietnam, Dong A farm and Research Center
of Ginseng and Medicinal plants of Hochiminh city from 2008 June to 2010 June.
Evaluating the chemical contents of 2 product (leave powder and preparation of
diterpen lacton (DL) extract) was conducted before the trials on pig. The results
showed that they were both enough quality for the trials based on the dried matter, total
ash, insoluble ash as well as the contents of total diterpen lacton and major active
compounds.
Antibacterial activity of aqueous extract and sediment of 96% ethanol extract
against Lactobacillus acidophilus and Escherichia coli isolated from pig’s faeces at
Dong A farm was evaluated. The results showed that both of these extracts had no
activity in any type of the above bacteria at the testing concentrations (50mg for
sediment extract of ethanol and 20 mg/disc for equaous extract). The MIC of sediment
and equaous extract against E. coli and Lactobacillus acidophilus was 125 and
31,5mg/ml; 125 and 62,5 mg/ml, respectively.
Two trials in completely randomized design were conducted to determine the
effects of feeding powder of Andrographis paniculata (AP) and preparation of diterpen
lacton extract (DL) in the diet on the pig’s performance. Each trial was allocated to 5
experimental groups. The first one included I: control, feeding conventional completed
diet from pig farm; II: feeding with antibiotics (100ppm of oxytetracycline and 50ppm
of tylosin) in their diet; III, IV, V: feeding with leave and stem powder of AP at three
levels (0,15%, 0,30% and 0,45%) in their diet. The second trial, three levels of DL
were used instead of the leave and stem powder.


vii


Results indicated that, in the experiment I, pigs were fed by AP powder or
antibiotics significantly improved the body weight on day 146 and 202 of the
experiment (P<0,05), and was higher than the control feeding groups. Although, the
growth rates from day 90 – 146 and 146 -202 were not statistically different (P>0,05),
the growth rates of groups of feeding antibioitic and AP powder trended higher than
the control one. No difference was found in growth rates, body weights at two stages of
the trial between antibiotic and AP powder feeding groups. However, the higher
growth and body weight were observed at level of feeding 0,3% AP comparing with
the control group. No difference was detected in feed consumption between groups.
Feed conventional ratios of antibiotic and 0,3% AP powder were lower significantly
than the control group (P<0,05). Furthermore, the feed cost per 1 kg of body weight of
pig of the feeding levels 0.3% and 0,45% was equal to antibiotic feeding group, but
lower than the control group.
In the experiment II, pigs fed by DL at the level of 0,3% or antibiotics had
significantly improved body weight and growth rate (P<0,05) compairing with the
control group. Although the results indicated no differences between the control group
and ones with the other levels of DL, the trend of improving of these parameters could
be observed. Feed consumption showed no statistically difference between groups
(P>0,05), cumulative feed efficiency conversion of the antibiotic feeding group
improved comparing with the control one. In general, feeding DL at level of 0,30%
had better affected on the growth rate and feed efficiency conversion than the control
group (P<0,05) and similar to the antibiotic group.
It was concluded that the supplementation of powered Andrographis paniculta’s
leave, stem and DL at the level of 0,30% to growing – finishing pig diets had beneficial
effect on their performance and it may be considered as a growth promoter, similar to
antibiotic.


viii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang Chuẩn Y ........................................................................................................i
Lý lịch cá nhân ..................................................................................................... ii
Lời Cam đoan ...................................................................................................... iii
Cảm tạ ...................................................................................................................iv
Tóm tắt ................................................................................................................... v
Mục lục .................................................................................................................ix
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................. xiii
Danh sách các hình .............................................................................................. xv
Danh sách các bảng ............................................................................................xvi
1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.1 Đặt vần đề ....................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu .......................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ........................................................................................................... 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 4
2.1 Mô tả thực vật và phân bố của cây xuyên tâm liên .............................................. 4
2.2 Thành phần hóa học ....................................................................................... 5
2.3 Tác dụng dược lý và công dụng ..................................................................... 7
2.3.1 Sử dụng xuyên tâm liên như loại thảo dược truyền thống ..................... 7

ix



2.3.2 Tác dụng dược lý của cây xuyên tâm liên.............................................. 9
2.4 Độ an toàn ...................................................................................................... 14
2.5 Các phương pháp chiết xuất và phân lập diterpen lacton .............................. 15
2.6. Các nghiên cứu sử dụng xuyên tâm liên trong chăn nuôi ............................ 16
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 19
3.1 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2.1 Nguyên liệu thí nghiệm ......................................................................... 19
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 19
3.2.2.1 Nội dung 1. Xác định thành phần hóa học và hàm lượng diterpen
lacton trong bột lá xuyên tâm liên.......................................................... 19
3.2.2.2 Nội dung 2. Khảo sát hoạt lực kháng khuẩn của diterpen lacton
đối với một số loại vi khuẩn đường ruột heo .............................................. 21
3.2.2.3 Nội dung 3. Xác định mức sử dụng tối ưu bột thô và chất chiết
diterpen lacton trong khẩu phần heo thịt .................................................... 25
3.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .......................................................... 28
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................ 29
4.1 Thành phần hóa học của bột thân lá xuyên tâm liên và chế phẩm DL .......... 29
4.2 Hoạt lực kháng khuẩn của hoạt chất chiết từ xuyên tâm liên ........................ 34
4.2.1 Đánh giá sơ bộ hoạt lực kháng khuẩn của thảo dược xuyên tâm liên ..... 34
4.2.2 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của bột chiết nước và cao chiết cồn
trên 2 các gốc vi khuẩn phân lập được từ phân heo ............................ 37

x


4.3 Kết quả thử nghiệm trên heo

.................................................................. 41


4..3.1 Thí nghiệm 1: sử dụng bột thân lá xuyên tâm liên ................................. 41
4.3.1.1 Tăng trọng của heo thí nghiệm........................................................ 41
4.3.1.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn ................................................................ 44
4.3.1.3 Tỷ lệ ngày heo bệnh và tỷ lệ heo chết trong thí nghiệm ................. 47
4.3.1.4 Các chỉ tiêu sinh hóa máu ............................................................... 48
4..3.1.5 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ..................................... 50
4.3.1.6 Chi phí thức ăn cho kg tăng trọng ................................................... 52
4.3.2. Thí nghiệm 2: sử dụng bột chế phẩm diterpen lacton ........................... 52
4.3.2.1. Tăng trọng heo qua các giai đoạn thí nghiệm ................................ 52
4.3.2.2 Tiêu thụ thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn ............................... 54
4.3.2.3 Tỷ lệ ngày heo bệnh và tỷ lệ heo chết trong thí nghiệm ................ 56
4.3.2.4 Các chỉ tiêu sinh hóa máu ............................................................... 57
4.3.2.5 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ...................................... 58
4.3.2.6 Chi phí thức ăn cho kg tăng trọng ................................................... 61
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 63
5.1 Kết luận.......................................................................................................... 63
5.2 Đề Nghị.......................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 65
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 74
Phụ lục 1: Công thức môi trường dinh dưỡng MRS tổng hợp cho vi khuẩn
Lactobacillus acidophilus ................................................................ 74

xi


Phụ lục 2: Công thức môi trường dinh dưỡng VRBA cho vi khuẩn E. coli ....... 76
Phụ lục 3: Công thức thức ăn heo thịt tại trại Đông Á ........................................ 76
Phụ lục 4: Phương trình tuyến tính sử dụng để xác định hàm lượng diterpen
lacton toàn phần theo andrographolide bằng phương pháp đo quang

.......................................................................................................... 77

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACN

:

Acetonitrile

AP

:

Andrographis paniculata

BCAC

:

Bạch cầu ưa acid

BCBZ

:

Bạch cầu ưa bazơ


BCĐN

:

Bạch cầu đơn nhân

BCLYM

:

Bạch cầu lympho

BCTT

:

Bạch cầu trung tính

ctv

:

Cộng tác viên

DAD

:

Diod Array Detector


DL

:

Diterpen lactone

E.coli

:

Escherichia coli

g

:

gram

HCl

:

Hydrochloric acid

HPLC

:

High performance liquid chromatography


HSTA

:

Hệ số chuyển hóa thức ăn

IOM

:

Institute of Medicine

Kg

:

Ki lô gram

LT

:

Labile toxin

ml

:

mililitre


MIC

:

Minimum inhibition concentration

MRS

:

Công thức môi trường do Man, Rogosa, Sharpe xây dựng

NaCl

:

Natri chloride

xiii


NCCLS

:

National commmittee for clinical laboratory standards

OTC

:


Oxytetracycline

P

;

Khối lượng heo

ppb

:

Phần tỷ

ST

:

Stable toxin



:

Thức ăn

tb

:


Tế bào

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSBC

:

Tổng số bạch cầu

TT

:

Tăng trọng

VRBA

:

Violet red bile agar

WHO

:


World Heath Organization

XTL

:

Xuyên tâm liên

%

:

Phần trăm

<

:

Nhỏ hơn

>

:

Lớn hơn

µg

:


Micro gram

µl

:

Micro litre

xiv


DANH SÁCH CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Thân, lá và hoa xuyên tâm liên .............................................................. 4
Hình 2.2: Cấu trúc hóa học của một số hoạt chất chính trong nhóm diterpen
lacton thu được từ cây xuyên tâm liên ................................................... 6
Hình 4.1: Sắc ký đồ mẫu chuẩn chứa 3 hoạt chất andrographolide,
neoandrographolide và dehydroandrographolide................................ 31
Hình 4.2: Phổ UV của các hoạt chất gồm andrographolide, neoandrographolide,
dehydroandrographolide ...................................................................... 32
Hình 4.3: Sắc ký đồ phân tích mẫu bột thân lá xuyên tâm liên ........................... 32
Hình 4.4: Sắc ký đồ phân tích mẫu bột chế phẩm diterpen lacton ...................... 33
Hình 4.5: Đĩa thử nghiệm hoạt tính của dịch chiết nước, cao chiết cồn và OTC
trên đĩa cấy vi khuẩn Lactobacillus acidophilus .................................. 35
Hình 4.6: Đĩa thử nghiệm hoạt tính của dịch chiết nước, cao chiết cồn và OTC
trên đĩa cấy vi khuẩn E.coli .................................................................. 36
Hình 4.7: MIC của cao chiết cồn với vi khuẩn E.coli.......................................... 38
Hình 4.8: MIC của cao chiết cồn với vi khuẩn E.coli.......................................... 38
Hình 4.9: MIC của OTC với vi khuẩn E.coli ....................................................... 39


xv


DANH MỤC CÁC BIỀU BẢNG
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ..................................................................... 26
Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ..................................................................... 27
Bảng 4.1: Thành phần hóa học của bột thân lá xuyên tâm liên ........................... 29
Bảng 4.2: Thành phần hóa học của bột chế phẩm diterpen lacton ...................... 30
Bảng 4.3: Hàm lượng các hoạt chất diterpen lacton ............................................ 33
Bảng 4.4: Tác dụng kháng khuẩn của bột XTL chiết nước và cao chiết từ xuyên
tâm liên trên các gốc vi khuẩn thử nghiệm ............................................ 35
Bảng 4.5: MIC của bột XTL chiết nước và cao chiết cồn từ xuyên tâm liên trên 2
gốc vi khuẩn thử nghiệm......................................................................... 39
Bảng 4.6: Tăng trọng bình quân của heo trong thí nghiệm 1 .............................. 42
Bảng 4.7: Hiệu quả sử dụng thức ăn của heo trong thí nghiệm 1 ........................ 45
Bảng 4.8: Tỷ lệ heo bệnh và hao hụt trong thí nghiệm 1 ..................................... 47
Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu sinh hóa máu lúc 202 ngày nuôi 1 .............................. 49
Bảng 4.10: Số lượng và công thức bạch cầu lúc 202 ngày tuổi 1 ........................ 51
Bảng 4.11: Khối lượng và tăng trọng heo trong thí nghiệm 2 ............................. 53
Bảng 4.12: Hiệu quả sử dụng thức ăn của heo trong thí nghiệm 2 ...................... 55
Bảng 4.13:Tỷ lệ heo bệnh và hao hụt trong thí nghiệm 2 .................................... 56
Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu sinh hóa máu tại thời điểm bắt đầu và kết thúc thí
nghiệm 2 ................................................................................................. 58
Bảng 4.15: Số lượng và công thức bạch cầu tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm .. 59

xvi


Bảng 4.16: Số lượng và công thức bạch cầu tại thời điểm kết thúc thí nghiệm . 61


xvii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi công nghiệp, người chăn nuôi dùng kháng sinh bổ sung trong
thức ăn cho heo, gà nhằm mục đích kích thích tăng trọng, phòng bệnh và chữa bệnh,
tăng hiệu quả sản xuất của đàn vật nuôi. Tuy nhiên, song song với vai trò tích cực trên,
sử dụng kháng sinh đi kèm với sự phát triển của các dòng vi khuẩn đề kháng kháng
sinh và tồn dư kháng sinh trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. Điều này
có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh rằng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi gia súc dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn
gây lờn thuốc và tăng khả năng nhiễm bệnh trên con người (IOM, 1998). Chính vì thế,
nhiều quốc gia, tổ chức đã ban hành lệnh cấm sử dụng một số lọai kháng sinh với mục
đích cải thiện tăng trưởng. Ví dụ, châu Âu đã cấm sử dụng avoparcin vào năm 1997,
tiếp đó, năm 1999, bacitracin, spiramycin, tylosin and virginiamycin. Đến tháng 1 năm
2006, toàn bộ các kháng sinh dùng với mục đích kích thích tăng trưởng bị cấm hoàn
toàn. Các loại kháng sinh được phép lưu hành trong chăn nuôi thú y được kiểm soát
nghiêm ngặt thông qua việc kê toa do bác sĩ thú y, đảm bảo ngưng thuốc đúng qui định
và hàm lượng tồn dư không quá ngưỡng cho phép. Ở Việt Nam, pháp lệnh cấm sử
dụng 18 loại kháng sinh, hóa dược và hormon sinh trưởng trong chăn nuôi đã được ban
hành (quyết định số 29/2002/QĐ-BNN). Do đó, việc nghiên cứu tìm ra các chất thay
thế cho kháng sinh trong phòng trị bệnh trên đàn gia súc là mục tiêu mà các nhà khoa
học đang hướng tới.

1


Trong nhiều hướng đi tìm chất thay thế kháng sinh, sử dụng thảo dược ngày càng

được tập trung nghiên cứu ứng dụng không chỉ trong nhân y mà ngay cả trong lĩnh vực
thú y. Không chỉ tìm hiểu các phương thức sử dụng các loại thực vật để phòng và trị
bệnh cho vật nuôi, các nhà khoa học đi sâu vào việc nghiên cứu, phát hiện và chiết tách
những chất có họat tính sinh học cao trong chúng. Diterpen lacton là nhóm hoạt chất
chính có trong cây xuyên tâm liên (Andrographis paniculata Nees). Đây là loại thảo
dược được nghiên cứu và sử dụng từ lâu đời, và đã được ghi trong một số dược điển
của các nước trong khu vực (Ấn Độ, Indonexia, Pakistan, Trung Quốc). Ở người, nhiều
nghiên cứu đã chứng minh rằng xuyên tâm liên với nhóm hoạt chất diterpen lacton có
vai trò chính trong việc tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, ngăn ngừa tiêu chảy,
chống viêm nhiễm đường hô hấp, trị cảm cúm cùng một số tác dụng khác và hầu như
không gây các tác dụng phụ trong điều trị bệnh (Chiou và ctv, 1998; Akbarsha và
Murugaian, 2000; Viện Dược liệu, 2003; Kumar và ctv, 2004; Mathivanan và ctv,
2006).
Một số nghiên cứu về việc sử dụng xuyên tâm liên ở Trung Quốc, Thái Lan, Ấn
Độ trên gia súc, gia cầm cũng đã cho những kết quả khả quan về khả năng kháng
khuẩn, tăng số lượng tế bào sản xuất kháng thể, hạn chế các bệnh hô hấp, tiêu chảy, cải
thiện sức sản xuất cũng như khả năng thay thế một số kháng sinh thông dụng trong
thức ăn cho heo, gà (Sithisomwongse và ctv, 1989; Akbarsha và ctv, 1990; Sujikara,
2000; Tipakorn, 2002; Khajarern và ctv, 2005; Watanasit và ctv, 2005). Tuy nhiên, ở
Việt Nam, những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảo dược xuyên tâm liên trên gia súc,
gia cầm hầu như chưa được công bố chính thức. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Thử nghiệm bổ sung bột thân lá thô và chất chiết diterpen lacton từ thảo dược
xuyên tâm liên (Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees) trong khẩu phần heo thịt.”
1.2 Mục tiêu
Xác định hàm lượng hoạt chất diterpen lacton trong bột thân lá thô, chế phẩm
diterpen lacton cũng như hoạt tính kháng khuẩn của chúng; xác định liều bổ sung thích

2



hợp từng loại dược liệu trên vào thức ăn nhằm giúp heo tăng trưởng tốt, sử dụng thức
ăn hiệu quả và khỏe mạnh.
1.3. Yêu cầu
- Phân tích hàm lượng diterpen lacton bằng phương pháp so màu
- Xác định MIC của bột xuyên tâm liên chiết nước và cao chiết cồn với hai gốc
vi khuẩn phân lập từ phân heo là E. coli và Lactobacillus Acidophilus
- Bổ sung bột thân lá thô và chế phẩm diterpen lacton vào thức ăn heo thịt ở 3
mức khác nhau (0,15 %; 0,30 % và 0,45 %)
- Theo dõi và đánh giá tình hình bệnh, năng suất cũng như hiệu quả sử dụng
thức ăn của heo trong 2 thí nghiệm

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Mô tả thực vật và phân bố cây xuyên tâm liên
Ở nước ta cây xuyên tâm liên còn có các tên gọi địa phương khác nhau như Công
Cộng, Khổ Đảm Thảo, Lãm Hạch Liên. Ở các nước khác, nó được gọi với các tên
Green Chiretta, Creat, Kariyat, King of Bitters, Halviva, Kalmegh... Tên khoa học
xuyên tâm liên là Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees, thuộc họ Acanthaceae.

Hình 2.1: Thân, lá và hoa xuyên tâm liên

4


Đây là loại cây thân thảo, sống hàng năm, cao 0,4 – 1m, thân vuông, mọc thẳng
đứng, đường kính từ 2 – 6 mm, phân nhiều đốt và nhiều cành. Xuyên tâm liên có dạng
lá đơn, mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình mác, dài 3 – 10 cm, rộng 1 – 2 cm, gốc

thuôn, đầu nhọn dài, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm đen hơn mặt dưới, mép lá dợn
sóng, cuống lá dài khoảng 0,2 cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành chùm thưa.
Hoa màu trắng, điểm những đốm hồng tím. Quả nang hẹp, dài khoảng 1,5 cm, có lông
mịn. Hạt hình trụ, thuôn dài, màu nâu nhạt. Cây ra hoa từ tháng 9 - 12, ra quả từ tháng
1 - 2.
Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được phát triển rộng ra nhiều
nước nhiệt đới khác như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Trung
Quốc, Philippines, Pakistan, Sri Lanka…Cây mọc hoang dại và được trồng chủ yếu ở
các nước Châu Á. Ở Việt Nam, cây được trồng ở nhiều địa phương. Vào những năm
80, cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, sau đó giảm xuống, gần đây lại tiếp tục
được khôi phục, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Theo khảo sát ban đầu của
Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh, diện tích trồng xuyên tâm liên ở
Nam bộ cũng không nhiều, chủ yếu ở các trung tâm dược liệu của các tỉnh. Một số
nông hộ ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Tháp có trồng
nhưng diện tích không nhiều. Khả năng tiêu thụ sản phẩm hạn chế do nhu cầu không
cao. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới diện tích trồng xuyên tâm liên chưa được
mở rộng (Trần Công Luận và Vương Nam Trung, 2009).
2.2 Thành phần hóa học
Xuyên tâm liên chứa hai nhóm hoạt chất chính là diterpen lacton và flavonoid.
Bốn loại diterpen lacton chủ yếu được biết tới gồm andrographolide (AP1),
deoxyandropholide (AP2), 14-deoxy-11,12-didehydroandrographolide (AP3) còn được
gọi

với

tên

dehydroandrographolide




hoạt

chất

không



vị

đắng,

neoandrographolide (AP4). Tất cả các hoạt chất trên đều được chiết xuất từ lá xuyên

5


tâm liên. Chất chiết bằng petroleum ether từ lá cây thu được là homoandrographolide
(Chang và ctv, 2001; Kurian và Sankar, 2007). Nồng độ của những diterpen lacton
trong xuyên tâm liên phụ thuộc vào vị trí (vùng) và mùa trồng, thời gian thu hoạch,
phương pháp bảo quản sau thu hoạch, phương pháp chiết xuất và các phần của cây. Lá
chứa hàm lượng các thành phần hoạt tính cao nhất và rễ chứa tổng lượng thấp nhất
(MPRI, 1999). Tuy nhiên, Sharma và ctv (1992) tìm thấy hạt chứa lượng hoạt chất thấp
nhất. Lá chứa hơn 2% andrographolide trước khi cây ra hoa, sau đó chỉ còn dưới 0,5%.

Hình 2.2: Cấu trúc hóa học của một số hoạt chất chính trong nhóm diterpen
lacton thu được từ cây xuyên tâm liên
Bên cạnh các diterpen lacton, nhiều loại flavonoid cũng thu được từ xuyên tâm
liên trong dịch chiết. Polyphenol, caffeic, chlorogenic acid, tannin và saponin cũng đã

được chiết xuất từ thảo dược này (Kurian và Sankar, 2007). Các flavonoid có nhiều

6


×