Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌCCỦA LOÀI VÍCH (Chelonia mydas)TẠI CÔN ĐẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.9 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA LOÀI VÍCH (Chelonia mydas)
TẠI CÔN ĐẢO

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA LOÀI VÍCH (Chelonia mydas)
TẠI CÔN ĐẢO

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:



60.62.50

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học
PGS. TS. TRẦN THỊ DÂN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2010


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA LOÀI VÍCH (Chelonia mydas)
TẠI CÔN ĐẢO

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN VĂN KHANH
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN THANH BÌNH
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

PGS. TS. BÙI LAI

Viện Sinh học Nhiệt đới
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

4. Phản biện 2:

TS. VÕ ĐÌNH SƠN
Thảo Cầm viên thành phố Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

PGS. TS. TRẦN THỊ DÂN
Hội Chăn nuôi Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên: Nguyễn Trường Giang, sinh ngày 12 tháng 8 năm 1968, tại huyện
Đức Hòa, tỉnh Long An, con Ông Nguyễn Văn Hiếu và Bà Lại Thị Kim Khuy
Tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường Trung học phổ thông Hậu
Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, năm 1986.
Tốt nghiệp trường Trung cấp Lâm nghiệp Trung Ương 4, tỉnh Đồng Nai,
năm 1988.
Làm việc tại Phòng Khoa học, Ban Quản lý Vườn Quốc Gia Côn Đảo,
huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 1989 đến nay.
Học Đại học ngành Thú y hệ tại chức tại trường Đại Học Nông Lâm, Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1998 và tốt nghiệp năm 2004.

Học cao học chuyên ngành Thú y tại trường Đại học Nông Lâm, thành phố
Hồ Chí Minh từ tháng 9 năm 2007 đến 2010.
Tình trạng gia đình:
Vợ Nguyễn Thị Lý, kết hôn năm 1997
Con: Nguyễn Thùy An, sinh năm 1999
Con: Nguyễn Yến Bình, sinh năm 2009
Địa chỉ liên lạc: Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo,
số 29 đường Võ Thị Sáu, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Điện thoại:
CQ: 0643 830650 Fax: 0643 830493
NR: 0643 630260 DĐ: 0918581157
Email:




ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Trường Giang

iii



LỜI CÁM ƠN
Chân thành cám ơn
Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa, Quý Thầy Cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Quý Thầy
Cô Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức
quý báo cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chi bộ, Ban Giám đốc và Ông Phạm Thành Đúng, Trưởng phòng Khoa học Ban
Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ Trần Thị Dân đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp
những ý kiến quý báu trong suốt thời gian thực tập, để tôi hoàn thành tốt cuốn luận văn
tốt nghiệp.
Thành kính công ơn
Cha mẹ, anh em và người vợ hiền của tôi đã hết lòng lo lắng và động viên trong
suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cám ơn
Quỹ bảo tồn thiên nhiên đã tài trợ kinh phí cho Dự án Bảo Tồn Rùa biển ở
Côn Đảo từ năm 1995 đến 2007 và đào tạo kiến thức chuyên môn về bảo tồn rùa
biển cho tôi.
Các đồng nghiệp trong Phòng Khoa học đã hỗ trợ trong công tác. Các công chức
kiểm lâm, những người đã ngày đêm làm việc tận tâm và thu thập các thông tin về loài
Vích tại các trạm bảo tồn rùa biển.
Thạc Sỹ Lê Tấn Thanh Lâm đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Tiến Sỹ Nicholas J. Pilcher, chuyên gia rùa biển – Chủ Tịch Hiệp Hội Bảo Tồn
Rùa Biển Thế Giới, 2002 – 2003, đã cung cấp nhiều tài liệu và đưa ra các lời khuyên
bổ ích trong công tác bảo tồn và nghiên cứu rùa biển.


iv


TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài Vích (Chelonia mydas) tại
Côn Đảo từ năm 1994 đến tháng 12 năm 2009, được trình bày tóm tắt như sau:
Quần thể Vích mẹ đi đẻ ở vùng biển Côn Đảo có chiều dài vòng cung mai (CCL),
chiều rộng vòng cung mai (CCW) ở vị trí lớn nhất và trọng lượng (WBD) lần lượt là
96,91±5,43cm, 86,92±5,76cm và 98,53±14,59kg. Bốn phương trình tương quan gồm
WBD= -145 + 2,49 CCL; WBD= -64,1 + 1,85 CCW; WBD= -143 + 3,10 SPL (chiều dài
phẳng mai dưới) và CCL = 27,7 + 0,796 CCW; với hệ số tương quan (r) lần lượt là
0,979; 0,899; 0,928 và 0,845. Không có sự tương quan giữa kích thước Vích mẹ với số
tổ trứng hay tổng số trứng đẻ trong năm.
Mùa làm tổ của Vích mẹ là vào mùa mưa, khoảng tháng 3 đến tháng 12 hàng
năm, tập trung làm tổ cao từ tháng 6 đến tháng 9 chiếm 83,12% tổng số tổ đẻ trong
năm. Hệ số tương quan (r) giữa lượng mưa (RFM) và số tổ trứng đẻ (QNM) là 0,821,
Pr<0,001 với phương trình hồi quy QNM = -22,8 + 0,569 RFM.
Số lượng Vích mẹ lên bãi đẻ là 237,92±68,42 cá thể/năm với 751,69±277,99
tổ/năm. Đây là quần thể Vích đi đẻ có số lượng lớn nhất Việt Nam. Tỷ lệ Vích mẹ lên
nhiều bãi đẻ trứng trong một mùa làm tổ chiếm 4,39% tổng số cá thể.
Thời điểm Vích mẹ lên bãi làm tổ phụ thuộc vào thủy triều cao trong đêm (trước
và sau khi thủy triều cao lần lượt là 107,27±59,46 phút và 76,29±61,16 phút). Thời
lượng Vích mẹ cần để hoàn thành một tổ đẻ thành công là 105,69±41,15 phút.
Vích mẹ đào các tổ đẻ có độ sâu từ mặt bãi đến đáy tổ là 63,17±7,77cm và chọn vị
trí tổ dưới bóng che chiếm 27,74±4,31%/năm. Số trứng đẻ trong một tổ là 93,09±17,29
trứng. Số tổ đẻ trung bình của một Vích mẹ trong mùa làm tổ là 2,58±1,69 tổ.
Thời gian trung bình giữa hai lần làm tổ của mỗi rùa mẹ trong năm 17,77±13,03
ngày, tần số tập trung cao ở giá trị từ 10 đến 13 ngày (chiếm 50%) và mùa làm tổ của
từng cá thể Vích mẹ trung bình là 43,66±26,18 ngày. Thời gian tích lũy dinh dưỡng giữa
2 mùa làm tổ liên tiếp là 4,74±1,83 năm.

Vích mẹ làm tổ ở Côn Đảo có 4 vùng tìm thức ăn gồm: vùng nước quanh đảo Phú
Quý, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam; Bắc Palawan – Nam Bulusan của Philippines; Bờ
biển phía Đông bang Pahang của bán đảo Malaysia và đảo Natuna phía Đông tỉnh
v


quần đảo Riau của Indonesia. Độ dài quãng đường di cư là 739,50±408,75km. Vận tốc
di cư của Vích là 47,66±20,42km/ngày.
Đường kính trung bình và trọng lượng của trứng là 42,05±1,47mm và
39,90±3,71g (n=220 trứng). Hệ số tương quan giữa trọng lượng trứng (WE) với đường
kính của trứng (DAv) là 0,911 (Pr<0,001, n=220) và phương trình tương quan:
DAv = 27,7 + 0,36 WE. Thời gian trứng đẻ đến khi Vích con ngoi lên mặt tổ là
55,33±4,80 ngày. Tỷ lệ trứng nở là 80,95±14,91%/tổ.
Chiều dài mai phẳng (SCL), rộng mai phẳng (SCW), sâu thân (BD) và trọng
lượng (WH) của Vích con lần lượt là 47,28±1,96mm, 37,73±1,87mm, 19,89±1,68mm
và 21,87±1,83g.
Thời gian từ lúc trứng nở dưới lòng đất đến khi Vích con ngoi lên mặt tổ là
2,35±1,04 ngày (n=20). Thời điểm Vích con ngoi lên mặt tổ vào lúc trời mát hay vào
ban đêm (từ 18 giờ đến 6 giờ hôm sau) chiếm 97,79% số tổ quan sát.
Thời gian Vích con bò trên bãi trong 10m đầu là 103,36±36,39 giây/cá thể. Vích
có trọng lượng càng lớn thì thời gian bò trong 10m càng ngắn. Thời gian bò trên quãng
đường 10 mét của nhóm Vích nở ra từ trạm ấp ngắn hơn thời gian bò của nhóm Vích
nở tự nhiên trên bãi. Không có sự khác nhau về trọng lượng giữa hai nhóm Vích con
nở từ trạm ấp và trên bãi.
Trong năm 2009, ghi nhận Vích mẹ lên bãi làm tổ không mắc bệnh khối u nguyên
bào và có một loài ngoại ký sinh (Chelonibia testudinaria) bám bên ngoài của Vích,
chiếm 19,23% số Vích khảo sát.

vi



SUMMARY
Long–term records of green turtle (Chelonia mydas) nesting on Con Dao Islands where
is the most important turtle rookery in Vietnam along with detailed monitoring during
1994 and 2009 are described over 12,000 nests. Over 2,600 nesting green turtles were
tagged on five stations of sea turtle conservation since 1998 and their biological
characteristics are presented in summary as follows: Adult female averaged
96.91±5.43cm in curved carapace length (CCL), 86.92±5.76cm in width (CCW) and
98.53±14.59kg in body weight (WBD). There were high correlations between CCL,
CCW, straight plastron length (SPL) with WBD. Nesting season was during the rainy
season between March and December, peaking June to September although average
individual nesting seasons averaged only 43.66±26.18 days. Correlation coefficient (r)
between rainfalls per month (RFM) with quantity of nests per month (QNM) was 0.82.
The number of nesting females was 237.92±68.42 individuals and with 751.69±277.99
clutches annually. Only 4.39% females nested on more than one beach in nesting
season. Nesting was spread cross night and depended on high tide level. Amount of time
requires to complete the nesting was 105.69±41.15 minutes. Average of deep nest was
63.17±7.77cm and 27.74±4.31% amount of clutches in shade sites. Average clutch size
was 93.09±17.29 eggs. Nesting frequency 2.58±1.69 times per female with an average
interval of 17.77±3.03 days between clutches. Remigration interval averaged 4.74±1.83
years. There are four feeding habitats, including as: waters around Phu Quy Islands;
Northern of Palawan - Southern of Bulusan, Philippines; West coat of Pahang state,
Malaysia; and around Natuna Island, Riau archipelago province, Indonesia. Total of
incubation and emergency of hatchlings periods were 55.33±4.80 days with living
hatchling success rates averaging 80.95±14.91%. Eggs weighed an average of
39.90±3.71g and measured an average 42.0 ±1.47mm diameter. Hatchlings weighed
21.87±1.83g and measured 47.28±1.96mm in straight carapace length, 37.73±1.87mm
in width and 19.89±1.68mm in body depth. Hatchlings spent 103.36±36.39 seconds per
individual to crawl in 10 meters on the beach. The larger weight hatchlings crawled
faster on beach.


vii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG
Trang tựa
Trang chuẩn y .............................................................................................i
Lý Lịch Cá Nhân .......................................................................................ii
Lời Cam đoan ...........................................................................................iii
Lời cảm tạ.................................................................................................iv
Tóm tắt ...................................................................................................... v
Summary .................................................................................................vii
Mục lục...................................................................................................viii
Danh sách các chữ viết tắt.........................................................................xi
Danh sách các hình .................................................................................xiii
Danh sách các đồ thị ............................................................................... xiv
Danh sách các bảng.................................................................................. xv

1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu ......................................................................................................................... 2
2. TỔNG QUAN................................................................................................................. 3
2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội ........................................................................... 5
2.2. Cơ sở lý luận................................................................................................................. 6

2.2.1. Phân loại học và định danh....................................................................................... 6
2.2.1.1. Hệ thống phân loại ................................................................................................. 6
2.2.1.2. Phương pháp định danh loài cơ bản ..................................................................... 7
2.2.2. Hiện trạng loài Vích .................................................................................................. 7
2.2.2.1 Hiện trạng loài Vích ở khu vực Nam và Đông Nam Á ........................................ 7
2.2.2.2 Hiện trạng loài Vích ở Việt Nam ........................................................................... 9

viii


2.2.3. Đặc điểm sinh học của loài Vích (Chelonia mydas) ở các giai đoạn vòng đời liên
quan đến đề tài nghiên cứu ...................................................................................... 9
2.2.3.1 Vòng đời của loài Vích ........................................................................................... 9
2.2.3.2. Đặc điểm sinh học theo các giai đoạn của vòng đời.......................................... 11
2.2.3.3. Dinh dưỡng........................................................................................................... 22
2.2.3.4. Dịch bệnh ............................................................................................................. 22
2.2.3.5.Tuổi thọ.................................................................................................................. 24
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 25
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................. 25
3.1.1 Địa điểm ................................................................................................................... 25
3.1.2. Thời gian.................................................................................................................. 25
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 26
3.3. Đối tượng khảo sát ..................................................................................................... 26
3.4. Chỉ tiêu khảo sát ......................................................................................................... 26
3.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của Vích mẹ ......................................................... 26
3.4.2. Nghiên cứu đặc điểm ở giai đoạn ấp trứng ........................................................... 27
3.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của Vích con mới nở ........................................... 27
3.4.4. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh thường gặp ở loài Vích .................................................. 27
3.5. Dụng cụ nghiên cứu ................................................................................................... 27
3.6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 28

3.6.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của Vích mẹ ......................................................... 28
3.6.1.1. Kích thước Vích mẹ ............................................................................................. 28
3.6.1.2. Tập tính làm tổ trên bãi ....................................................................................... 29
3.6.1.3. Tập tính di cư đến vùng tìm thức ăn sau mùa làm tổ ........................................ 31
3.6.1.4. Tập tính hoạt động tại vùng tìm thức ăn của Vích mẹ ...................................... 31
3.6.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học ở giai đoạn ấp trứng ............................................ 31
3.6.2.1. Kích thước và trọng lượng trứng ........................................................................ 31
3.6.2.2. Thời gian trứng đẻ đến khi Vích con ngoi lên mặt tổ và các biến số về tổ trứng
sau khi nở ............................................................................................................... 31
3.6.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của Vích con mới nở ........................................... 32
3.6.3.1. Thời gian từ lúc trứng nở dưới lòng đất đến khi Vích con ngoi lên mặt tổ và thời
điểm Vích con ngoi lên mặt tổ ............................................................................... 32
ix


3.6.3.2. Tỷ lệ Vích con mới nở có các bất thường ............................................................. 32
3.6.3.3. Trọng lượng và kích thước mai Vích con mới nở ............................................... 32
3.6.3.4. Khảo sát khả năng di chuyển của Vích con mới nở ........................................... 33
3.6.4. Khảo sát một số bệnh thường gặp ở loài Vích ...................................................... 33
3.6.4.1. Khảo sát tần suất mắc bệnh fibropapilloma (bệnh khối u nguyên bào) ........... 33
3.6.4.2. Khảo sát các loài ngoại ký sinh bám trên cơ thể Vích mẹ lên bãi làm tổ......... 34
3.7. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................... 34
4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 35
4.1. Đặc tính sinh học của Vích mẹ.................................................................................. 35
4.1.1. Kích thước mai Vích mẹ......................................................................................... 35
4.1.2. Tập tính làm tổ của Vích mẹ .................................................................................. 37
4.1.2.1. Mùa làm tổ của Vích mẹ ..................................................................................... 37
4.1.2.2. Thời điểm Vích mẹ lên bãi làm tổ ...................................................................... 39
4.1.2.3. Số trứng Vích đẻ trong một tổ............................................................................. 41
4.1.3. Tập tính di cư đến vùng tìm thức ăn sau mùa làm tổ.......................................... 456

4.1.4. Tập tính hoạt động di cư sau mùa làm tổ và tại vùng tìm thức ăn ....................... 47
4.2. Đặc tính sinh học ở giai đoạn ấp trứng ..................................................................... 48
4.2.1. Kích thước và trọng lượng trứng ........................................................................... 48
4.2.2. Thời gian trứng đẻ - Vích con ngoi lên mặt tổ các biến số về tổ trứng sau
khi nở ..................................................................................................................... 49
4.3. Đặc điểm sinh học của Vích con mới nở .................................................................. 53
4.3.1. Thời gian từ lúc trứng nở dưới lòng đất đến khi Vích con ngoi lên mặt tổ và thời
điểm Vích con ngoi lên mặt tổ ............................................................................... 53
4.3.2. Tỷ lệ Vích con mới nở có các bất thường ................................................................ 54
4.3.3. Kích thước và trọng lượng của Vích con mới nở ................................................. 55
4.3.4. Khả năng di chuyển của Vích con mới nở ............................................................ 56
4.4. Một số bệnh thường gặp ở loài Vích ........................................................................ 57
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 58
5.1. Kết luận ....................................................................................................................... 58
5.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 60
x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BD (body depth): chiều sâu thân
CCL (curved carapace length): chiều dài vòng cung mai trên
CCW (curved carapace width): chiều rộng vòng cung mai trên
CITES (the convention on international trade endangered species of wild fauna and
flora): Công ước buôn bán quốc tế về động thực vật hoang dã nguy cấp
CN (complete nest): tổ đẻ hoàn hảo
ctv: cộng tác viên
DAV (diameter-average): đường kính trung bình của trứng
FC (false crawl): rùa bò lên bò xuống bãi (kiểm tra bãi)
FLLS (fore-limbs legth): dài hai bơi trước

FN (false nest): tổ đẻ không thành công
IOSEA (Memorandum of understanding on the conservation and management of
marine turtle and their habitats of the Indian Ocean and South – East Asia): bản ghi
nhớ về việc quản lý, bảo tồn rùa biển và các sinh cảnh của chúng ở vùng biển Đông
Nam Á và Ấn Độ
IQ (individual quantity): số lượng cá thể vích trong quần thể đi đẻ ở Côn Đảo
QNM (quantity of nests per month): số lượng tổ đẻ/tháng
QNY (quantity of nests/individual/year): số lượng tổ đẻ/cá thể/năm
RFM (rainfalls per month): lượng mưa
SCL (straight carapace length) chiều dài phẳng mai trên
SCW (straight carapace width): chiều rộng phẳng mai trên
SD (standard deviation): độ lệch tiêu chuẩn
SPL (Straight plastron length): chiều dài phẳng mai dưới (yếm)
WBD (weight of body): trọng lượng toàn thân
WE (weight of egg): trọng lượng trứng
WH (weight of hatchling): trọng lượng rùa con mới nở
WTO (world trade organization): Tổ chức thương mại thế giới

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Vị trí Côn Đảo trên bản đồ...........................................................................3
Hình 2.2 Khóa định danh các loài rùa biển (ở vùng biển Indo – Pacific) ....................8
Hình 2.3 Bản đồ vùng làm tổ của rùa biển (a); vùng tìm thức ăn (b)...........................9
Hình 2.4 Sơ đồ vòng đời loài Vích ........................................................................... 10
Hình 2.5 Bệnh fibropapilloma ở loài Vích................................................................ 23
Hình 3.1 Bản đồ các trạm bảo tồn rùa biển tại Côn Đảo ........................................... 25
Hình 3.2 Vị trí đeo thẻ Inconel ở bơi trước............................................................... 29

Hình 3.3 Các chiều đo của Vích con mới nở.............................................................. 33
Hình 4.1 Đường di cư của loài Vích sau mùa làm tổ tại Côn Đảo............................. 46
Hình 4.2 Hai cá thể Vích được nuôi trong hồ tại bãi số 10........................................... 54
Hình 4.3 Loài Hào (Chelonibia testudinaria) bám trên cơ thể Vích mẹ tại bãi số 10.....57

xii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
TRANG
Đố thị 4.1 Lượng mưa và nhiệt độ không khí trong mùa làm tổ (2004-2009)............ 37
Đố thị 4.2 Khuynh hướng số tổ trứng Vích đẻ trên 5 bãi đẻ qua các năm.................. 39
Đố thị 4.3 Số lượng cá thể Vích mẹ trong quần thể theo số tổ đẻ/vích mẹ/năm.........43
Đố thị 4.4 Phân bố khoảng thời gian giữa hai lần làm tổ của Vích mẹ trong năm .....45
Đố thị 4.5 Phân bố thời gian từ lúc trứng đẻ đến khi Vích con ngoi lên mặt tổ .........50

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Các giá trị về kích thước và khối lượng Vích thành thục tính dục ................ 11
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu về sinh sản của Vích cái các loài ................................................ 13
Bảng 2.3 Các bước hoạt động làm tổ của loài Vích ....................................................... 15
Bảng 2.4 Các thống kê liên quan đến trứng Vích ........................................................... 16
Bảng 2.5 Tỉ lệ giới tính loài Vích cái sau khi nở ở một số khu vực khảo sát ............... 19
Bảng 2.6

Thành phần loài ngoại ký sinh trên loài Vích ở Cananéia, Đông Nam


Braxin ....................................................................................................................... 23
Bảng 3.1 Trọng lượng và số lượng cá thể Vích mẹ ghi nhận về thời lượng các công đoạn

của quá trình làm tổ trên bãi ở các địa điểm ............................................................ 30
Bảng 4.1 Kích thước và trọng lượng Vích mẹ ................................................................ 35
Bảng 4.2 Kích thước mai Vích mẹ làm tổ mùa trước và trở về làm tổ ở các năm

tiếp sau tại Côn Đảo (n=175) .................................................................................. 36
Bảng 4.3 Các phương trình tương quan về các chỉ tiêu liên quan đến Vích mẹ .......... 36
Bảng 4.4 Số tổ, số Vích làm tổ, tỷ lệ Vích mẹ làm tổ cố định ở một bãi đẻ hàng năm

(n=2.855 Vích mẹ) từ 1998 - 2009 ......................................................................... 38
Bảng 4.5 Thời điểm Vích mẹ lên bãi làm tổ (n=265) và thời lượng hoàn thành một tổ

đẻ thành công ........................................................................................................... 39
Bảng 4.6 Thời lượng các công đoạn làm tổ trên bãi của Vích mẹ (n=25) ................... 40
Bảng 4.7 Thời lượng mỗi đợt rớt trứng và số trứng rớt mỗi lần (n=20 Vích mẹ) ....... 41
Bảng 4.8 Độ sâu tổ trứng, tỷ lệ tổ đẻ dưới bóng cây và số trứng trong một tổ............. 41
Bảng 4.9 Số tổ đẻ và tổng số trứng của một Vích mẹ trong năm (n=2.760 Vích mẹ) . 42
Bảng 4.10 Khoảng thời gian giữa 2 lần làm tổ và thời gian Vích mẹ xuất hiện trên bãi,

thời gian tích lũy dinh dưỡng giữa 2 mùa làm tổ liên tiếp .................................... 44
Bảng 4.11 Thời gian, quãng đường và vận tốc Vích mẹ di cư; vận tốc bơi của Vích mẹ

tại vùng tìm thức ăn ................................................................................................. 47
Bảng 4.12 Kích thước và trọng lượng trứng Vích mới đẻ năm 2009 ............................ 48

xiv



Bảng 4.13 Thời gian trứng đẻ - Vích con ngoi lên mặt tổ, các tỷ lệ trứng nở và không

nở (ghi nhận 1998 – 2009) ....................................................................................... 49
Bảng 4.14 So sánh thời gian trứng đẻ đến lúc Vích con ngoi lên giữa điều kiện tổ

trứng ở vị trí ngoài trống và ở vị trí có bóng che trên từng bãi (2003 – 2009) .... 51
Bảng 4.15 So sánh về thời gian trứng đẻ - Vích con ngoi lên (ngày) trong trạm ấp và

trên bãi theo từng trạm bảo tồn trong năm 2009 .................................................... 52
Bảng 4.16 Tỷ lệ trứng nở (%) giữa các tổ trong trạm ấp và trên bãi trong năm 2009 . 52
Bảng 4.17 Kích thước và trọng lượng Vích con mới nở (năm 2006, 2007 và 2009) ... 55
Bảng 4.18 Thời gian Vích con bò trên bãi (giây/cá thể) năm 2009 (n=206) ................ 56

xv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tất cả các loài rùa biển đều có nguy cơ bị tuyệt chủng trên thế giới do khai thác
và sử dụng không hợp lý trong một thời gian dài. Hầu hết các quần thể loài Vích được
biết đều suy thoái nghiêm trọng trong các vùng có ngư dân sinh sống. Chúng được
xem là sinh vật chỉ thị cho chất lượng môi trường biển. Để tạo điều kiện cho các loài
rùa biển nói chung và loài Vích nói riêng phục hồi và phát triển, cần phải bảo tồn các
loài rùa biển, bao gồm bảo vệ các sinh cảnh sinh sản và tìm thức ăn, bảo vệ chúng trên
các vùng di cư, có các chương trình phục hồi hiệu quả. Hơn nữa việc bảo tồn chúng
không những là lợi ích trực tiếp trong việc khai thác tài nguyên, mà còn là nghĩa vụ
quốc gia của các nước tham gia trong các công ước, hiệp hội quốc tế và trong khu vực.
Côn Đảo là địa điểm đầu tiên của quốc gia đã thực hiện công tác bảo tồn loài
Vích (từ năm 1994), số lượng Vích mẹ làm tổ tại vùng biển Côn Đảo hàng năm chiếm

đến hơn 80% số lượng Vích đẻ trứng ở Việt Nam. Côn Đảo cũng chính là nơi hạt nhân
nghiên cứu các mô hình bảo tồn rùa biển hiệu quả, phù hợp với điều kiện nước ta và
chia sẻ cho các vùng khác của Việt Nam.
Một vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết hiện nay là làm sao nhanh chóng nghiên
cứu và phân tích được các đặc tính sinh học cơ bản của rùa biển làm tổ ở Côn Đảo, kể
cả loài Vích để từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn, phục hồi quần thể rùa biển làm tổ
và sinh sống một cách có hiệu quả. Đây là nội dung chính trong việc thực hiện kế
hoạch “hành động quốc gia về bảo tồn rùa biển đến năm 2010” được Bộ Trưởng Bộ
Thủy sản (trước đây) phê duyệt vào năm 2002. Kết quả của đề tài này có thể là một
trong các nguồn tài liệu cung cấp thông tin cho các nhà bảo tồn trong việc phục hồi
nguồn tài nguyên rùa biển tại Côn Đảo và các vùng biển khác của Việt Nam; thực hiện
nghĩa vụ quốc gia đối với các cam kết khu vực và các công ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia như (1) Việt Nam là thành viên của mạng lưới bảo tồn rùa biển của khu vực
1


ASEAN vào tháng 12 năm 1997; (2) Việt Nam là thành viên của công ước CITES
(1994), bản ghi nhớ IOSEA (2001) và tổ chức WTO (2006).
Xuất phát từ yêu cầu nói trên của địa phương và quốc gia, được sự hướng dẫn
của PGS. TS. Trần Thị Dân, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học của loài Vích (Chelonia mydas) tại Côn Đảo”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng kết các đặc điểm sinh học cơ bản của loài Vích ở Côn Đảo bao gồm đặc
điểm sinh sản, đặc điểm sinh học ở giai đoạn ấp trứng và giai đoạn Vích con mới nở;
và sơ kết tần suất mắc 2 bệnh thường gặp trên lâm sàng ở Vích mẹ lên bãi làm tổ.
1.3. Yêu cầu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của Vích mẹ.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học ở giai đoạn ấp trứng của loài Vích.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của Vích con mới nở.
- Ghi nhận một số ca bệnh thường gặp ở Vích mẹ lên bãi làm tổ, đó là bệnh

fibropapilloma, tần suất và số loài ngoại ký sinh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách
thành phố Vũng Tàu 179km về hướng Đông - Nam và có tọa độ địa lý từ 8034’ - 8048’
vĩ độ Bắc; từ 106031’ - 106045’ kinh độ Đông. Tổng diện tích Vườn Quốc gia Côn Đảo
là 19.990,7ha trong đó diện tích rừng trên 14 hòn đảo là 5.990,7ha, diện tích mặt biển
là 14.000ha. Nhiệm vụ của Vườn quốc gia Côn Đảo:
- Bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, sự đa dạng sinh
học và các loài động vật, thực vật bản địa, quý hiếm, các sinh cảnh tự nhiên độc đáo
của Côn Đảo.

Hình 2.1: Vị trí Côn Đảo trên bản đồ
- Bảo vệ nguyên vẹn và phát triển diện tích rừng để gia tăng độ phủ rừng đầu
nguồn các khe, suối, bảo vệ đất, góp phần duy trì sự sống trên đảo. Cung cấp nguồn
nước cho nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt và phát triển kinh tế trên đảo và trên biển. Đồng
thời, bảo vệ rừng nhằm góp phần củng cố quốc phòng và an ninh hải đảo.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng
để phát triển du lịch sinh thái, góp phần xây dựng Côn Đảo trở thành một trung tâm du
lịch – dịch vụ chất lượng cao (theo Quyết định 120/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm
3


2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án Quy hoạch tổng thể đầu tư
phát triển Vườn quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn đến năm 2020).

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình địa mạo
Côn Đảo có địa hình thuộc dạng quần đảo. Trong 14 hòn đảo thuộc Ban quản lý
Vườn Quốc gia Côn Đảo, đảo Côn Sơn lớn nhất nằm ở vị trí trung tâm, 13 đảo nhỏ
còn lại nằm cách đảo Côn Sơn từ 1 – 15km đường biển. Đỉnh cao nhất là Núi Thánh
Giá cao 577m, đa số các đảo ở Vườn Quốc gia Côn Đảo đều có độ dốc lớn từ 25 0 450, có nhiều chỗ tạo thành vách đá dựng đứng.
- Nhân tố khí hậu - thuỷ văn
Côn Đảo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa khô và mưa rõ rệt.
Xung quanh là biển nên chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, do đó khí hậu của Côn
Đảo ôn hòa hơn so với đất liền.
Nhiệt độ trung bình năm 260C, tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất 28,30C
(tháng 5), tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất 25,30C (tháng 1). Biên độ nhiệt giữa
tháng lạnh và tháng nóng nhất là 30C.
Lượng mưa trung bình năm là 2.200mm, số ngày mưa trung bình năm 166 ngày,
tháng có lượng mưa cao nhất (tháng 10) 348mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 90%. Biên độ biến thiên của độ ẩm không
khí trong năm là 5%.
Hướng gió thịnh hành của Côn Đảo trong mùa mưa là gió Tây. Mùa khô có gió
Tây - Bắc, Đông - Bắc với cường độ cấp 6, cấp 7.
Trong 16 hòn đảo của quần đảo, chỉ có riêng đảo Côn Sơn và đảo hòn Cau có
nước ngọt. Đảo Côn Sơn do đặc thù diện tích nhỏ, độ dốc lớn, chiều ngang hẹp nên
không có sông, suối lớn mà chỉ có các suối nhỏ như suối Ớt, suối Nhật Bổn và suối
Ông Câu. Các suối này có nước trong mùa mưa đến giữa mùa khô, cuối mùa khô
không còn nước. Ngoài các suối, đảo Côn Sơn có 3 hồ chứa nước ngọt lớn là hồ
Quang Trung, hồ An Hải, hồ Lò Vôi, những hồ nước này là nguồn nước dự trữ cung
cấp cho sinh hoạt của cộng đồng trên đảo.
- Vùng triều, trầm tích ven đảo
Vùng triều được hình thành ở các nơi lõm của bờ biển, toàn quần đảo có 24 bãi.
4



Nhìn chung, ở tất cả các đảo đều có, nhưng bãi biển và bãi triều lớn tập trung ở đảo
Côn Sơn, bãi rộng nhất nằm ở vịnh Côn Sơn dài đến 1,5km. Vùng triều được tạo thành
bởi cát nhỏ, các mảnh vụn san hô.
Vùng biển Côn Đảo nằm trong trường phân bố các loại trầm tích cát và cát nhỏ
chiếm ưu thế. Thành phần các cấp hạt thô chiếm từ 1 – 10%, cấp hạt nhỏ chiếm 50%,
cấp hạt mịn dưới 1%. Một số yếu tố địa hóa trong trầm tích mặt đáy biển khu vực này
như sau: Hàm lượng SiO2 đạt trên 80%, Al2O3 đạt 6 - 12%, Fe2O3 đạt 1 - 3% và
CaCO3 đạt 10 - 20%. (Lăng Văn Kẻng, 1997).
Số bãi cát có rùa biển lên làm tổ hàng năm tại Côn Đảo là 14 bãi (ghi nhận nhiều
hơn 5 lượt rùa mẹ lên bãi). Chiều dài của 14 bãi là 3,5km và diện tích mặt bãi là 24ha.
Chế độ thủy triều vùng biển Côn Đảo thuộc loại triều hỗn hợp thiên về bán nhật
triều không đều, với độ cao 3,0 - 4,0m khi triều cường và 1,5 – 2m khi triều kém
(Lăng Văn Kẻng, 1997). Mực nước cực đại ghi nhận là 4,1m, và cực tiểu là 0,2m, mực
nước trung bình là 2,5cm trong vòng từ năm 1959 – 1987. Hướng và độ cao sóng phụ
thuộc vào gió mùa. Gió Đông - Bắc sóng thịnh hành với tần suất đạt 60% độ cao trung
bình 0,3 - 1,5m. Dòng chảy chủ yếu chịu chi phối của dòng triều, tuy nhiên gió có tác
động đáng kể làm thay đổi dòng chảy bề mặt ở vùng biển. Về mùa Đông, dòng chảy
có hướng Đông Bắc - Tây Nam trung bình 0,7 - 1,5 m/s, dòng chảy ven đảo phụ thuộc
chủ yếu vào địa hình bờ đảo và hình dạng các đảo. Nhiệt độ nước biển trung bình từ
25,70C – 29,20C, cao nhất vào tháng 1 - 2 nhiệt độ từ 25,30C - 28,70C. Độ mặn trung
bình đạt 31,90/00 , cao nhất đạt 350/00 và thấp nhất là 15,40/00 (Lăng Văn Kẻng, 1997).
2.1.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội
Dân số Côn Đảo khoảng 6.000 người tập trung ở 03 khu vực chính là khu Cỏ
Ống, thị trấn Côn Đảo và khu công nghiệp Bến Đầm. Các khu vực này đều xa các bãi
làm tổ của rùa biển. Các trạm bảo tồn rùa biển thuộc diện tích Vườn Quốc gia nên
được quản lý, bảo vệ chặt chẽ, ít bị tác động của con người.

5



2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Phân loại học và định danh
2.2.1.1. Hệ thống phân loại
Bộ rùa có tổng số 430 loài, thuộc 12 họ, trong đó có 2 họ rùa sống ở biển với 9
loài và loài phụ. Rùa biển thuộc động vật bậc cao có xương sống.
Animalia: giới động vật
Chordata: ngành dây sống
Vertebrata: ngành phụ động vật có xương sống
Reptilia: lớp bò sát
Testudinata: bộ rùa
Pleurodira: bộ phụ rùa cổ bên
Cheloniidaes

(họ rùa cổ uyển chuyển)

Pelomedusidae

gồm 49 loài
gồm 27 loài

Cryptodira: bộ phụ rùa cổ rụt
Carettochelyidae

(họ rùa sông Phẳng New Guinea) gồm 1 loài

Chelydridae

(họ rùa nước ngọt)


gồm 3 loài

Dermatemydidae

(họ rùa Trung Mỹ)

gồm 1 loài

Emydidae

(họ rùa nước ngọt phổ biến)

gồm 180 loài

Kinosternidae

(họ rùa Hương Mùn châu Mỹ)

gồm 43 loài

Platysternidae

(họ rùa đầu to)

gồm 5 loài

Testudidae

(họ rùa núi)


gồm 76 loài

Trionychidae

(họ ba ba)

gồm 36 loài

Cheloniidae

(họ rùa biển/Vích)

gồm 8 loài

Chelonia mydas

Vích

Chelonia mydas agassii

Rùa Đen

Caretta caretta

Quản Đồng

Eretmochelys imbricata

Đồi Mồi


Lepidochelys kempii

Rùa Kempii

Lepidochelys olivacea

Đồi Mồi Dứa

Natator depressus

Rùa Lưng Phẳng

Dermochelyidae

(họ rùa Da)

Dermochelys coriacea

gồm 1 loài
Rùa Da

(Pawikan, 1996)
6


2.2.1.2. Phương pháp định danh loài cơ bản
(1) Nhận biết giữa các nhóm rùa (Pawikan, 1996) theo vùng sống.
- Rùa sống trên cạn: chi phân ngón, giữa các ngón không có màng da, móng
thường không sắc, đầu và các chi có thể rút vào mai.

- Rùa sống ở nước ngọt: chi phân ngón, giữa các ngón có màng da, móng
thường sắc và dài, đầu và các chi có thể rút vào mai.
- Rùa sống ở biển: các chi không phân thành ngón, đầu không rút vào mai.
(2) Có rất nhiều cách khác nhau để nhận dạng và định danh giữa các loài rùa
biển. Người ta có thể dựa vào một trong các cấu trúc xương như: xương đầu, xương
gian đòn hay cấu trúc mỏ sừng để định danh loài vì ở mỗi loài rùa biển luôn có một số
cấu trúc xương khác biệt. Ngoài ra, phân loại theo số vảy trên mai và trên đầu là cách
đơn giản và chính xác nhất.
- Nhóm rùa mai không có vảy chỉ có gờ bằng da (hai vây bơi trước rất dài) là
loài Dermochelys coriacea.
- Nhóm rùa mai có 4 cặp vảy bìa gồm:
a. Có 1 cặp vảy cạnh sau mỏ (trước trán) là loài Chelonia mydas.
b. Có 2 cặp vảy cạnh sau mỏ (trước trán) là loài Eretmochelys imbrricata (cá thể
trưởng thành có thể thấy các vảy chồng lên nhau, đốm trắng với vàng hoặc đen ở mai).
- Nhóm rùa mai có 5 cặp vảy bìa là loài Caretta caretta (màu sắc ở mai tương
tự như Đồi Mồi).
- Nhóm rùa mai có từ 6 đến 9 cặp vảy bìa là loài Lepidochelys olivacea.
2.2.2. Hiện trạng loài Vích
2.2.2.1 Hiện trạng loài Vích ở khu vực Nam và Đông Nam Á
Vùng biển Đông Nam Châu Á có các quần thể loài Vích quan trọng như Indonesia
với 10.000 - 20.000 tổ/năm (Halim và ctv, 2001), tây Malaysia (vùng Sabah và các đảo
rùa Sarawak: có thể đến 10.000 tổ/năm), vùng duyên hải Malaysia (2.000 - 3.000
tổ/năm; Chan 2001; Nasir và ctv, 1999) và các đảo rùa Tawi - Tawi thuộc Philippines
(10.000 - 20.000 tổ/năm; Trono, 1991). Myanmar cũng có báo cáo 500 tổ/năm
(Thorbjarnarson và ctv, 2000) trong khi đó ở Thái Lan 200 - 300 tổ đẻ hàng năm ở vịnh
Thái lan và có khoảng 200 - 300 tổ ở bờ biển Andaman (Chantrapornsyl, 1993). Loài
Vích cũng làm tổ ở Pakistan với khoảng 1.000 tổ/ năm (Asrar, 1999), ở Lakshadweep ít
hơn 1.000 tổ/ năm (Tripathy và ctv, 2002) và các đảo Andaman và Nicobar với hơn
7



1.000 tổ/năm (Andrews và ctv, 2001), Sri Lanka (Dattatri và Samarajeeva 1982), và ở
Maldives (Frazier và ctv, 2000). Tất cả các quần thể này đều đã bị suy giảm về số lượng.

Hình 2.2: Khóa định danh các loài rùa biển (ở vùng biển Indo – Pacific)
(Pawikan, 1996)
8


×