Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THÔNG TIN ĐẤT ĐAIPHỤC VỤ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNGGIẢI PHÓNG MẶT BẰNGTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Formatted: Font: 14 pt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
Formatted: Font: 14 pt
Formatted: Justified, Indent: Left: 0", First
line: 0"

PHAN VĂN KHẢI MINH
Formatted: Justified, Indent: Left: 0", First
line: 0"

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Khoa học Đất
Mã số: 60.62.15
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Formatted: Centered, Tab stops: 0.54", Left
Formatted: Font: 14 pt, Bold
Formatted: Font: 14 pt

Hướng dẫn khoa học:
TS. VŨ XUÂN CƯỜNG

Formatted: Justified


i


XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THÔNG TIN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

PHAN VĂN KHẢI MINH
Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN VĂN TÂN

Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
2. Thư ký:

TS. TRẦN THANH HÙNG

Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
3. Phản biện 1:

TS. PHẠM VĂN TÍNH

Khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
4. Phản biện 2:

TS. TRẦN HỒNG LĨNH

Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Ủy viên:


TS. VŨ XUÂN CƯỜNG

Chi cục Đo đạc và Bản đồ phía Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Phan Văn Khải Minh.
Sinh ngày: 31 tháng 5 năm 1971.
Quê quán: Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Thường trú: ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang.
Họ tên cha: Phan Văn Hạn, sinh năm 1939, hưu trí.
Họ tên mẹ: Nguyễn thị Hồng Thủy, sinh năm 1952, hưu trí.
Họ tên vợ: Trần thị Phương Loan, sinh năm 1974, giáo viên trường Tiểu học
Đạo Thạnh B, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Con: Phan Trần Phương Phi, sinh năm 1998, học sinh.
Con: Phan Trần Phương Nghi, sinh năm 2007, còn nhỏ.
Quá trình học tập và công tác:
- Năm 1988: Tốt nghiệp phổ thông trung học.
- Từ năm 1989 đến năm 1991: Học trung cấp chuyên ngành Trắc địa, trường
Trung học chuyên nghiệp Địa chất Trung Ương 2, Phú Khánh.
- Từ năm 2000 đến năm 2004: Học đại học tại trường Đại học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh, chuyên ngành Quản lý Đất đai (hệ tại chức).
- Từ năm 1991 đến năm 1992: Công tác tại Xí nghiệp Liên hiệp Xây dựng và

Bảo dưỡng Công trình Giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang.
- Từ năm 1993 đến nay: Công tác tại Ban Quản lý Ruộng đất, rồi Sở Địa
chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang).
Địa chỉ liên lạc: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền
Giang, số 105 đường Trưng Trắc, phường 1, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Điện thoại liên lạc: 0913-695830; Email:

iii


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn “Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai phục vụ công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” là sản phẩm và kết
quả quá trình nghiên cứu của tôi.
Số liệu, hình ảnh, nội dung phân tích và kết quả thực hiện đã nêu trong báo
cáo là hoàn toàn trung thực, chưa công bố trong bất kỳ đề tài nghiên cứu nào.
Tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về nội dung trên./.
Tiền Giang, ngày 21 tháng 6 năm 2009.
Người cam đoan

Phan Văn Khải Minh

iv


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã
luôn nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Quý Thầy, Cô trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan, gia đình và bạn bè. Tôi xin tỏ lòng tri ân
đến:

o Quý Thầy, Cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã
tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu;
o Thầy Vũ Xuân Cường, Tiến sỹ, Chi cục trưởng Chi cục Đo đạc và

Bản đồ phía Nam – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt
nghiệp;

o Phòng Sau Đại học - trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh đã có kế hoạch thật tốt để tôi được tham gia học tập và nghiên cứu;

o Ban lãnh đạo khoa Quản lý đất đai và Bất động sản - trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu;
o Tập thể cán bộ, công chức, viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường,
Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang đã
gánh vác công việc chuyên môn và tạo điều kiện về thời gian cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu;
o Và đặc biệt, gia đình, bạn bè, những người thân thiết đã ủng hộ,
khuyến khích, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn tất thời gian học tập và
nghiên cứu.
Trân trọng./.
Phan Văn Khải Minh

v


ABSTRACT
This objectives of theme’s objectives "Building the database of Land

Information to serve for compensation clearance in Tien Giang province” are:
- Create the GIS database to store the Land Information and serve for land
compensation and clearance in Tien Giang province;
- To equip the tools for surveying process management;
- Public that information on the Internet by WebGIS.
The methods of implementation:
- Overview the databases, land information systems, WebGIS in Vietnam
and the world;
- Overview of the OGC's specifications, Web applications’ tools for
development and DBMS;
- Analyze, identify the requirements, collect the informations and data;
Design system of WebGIS model for Land information;
- Design function of the services system, building the Web and public the
Land information on the Internet.

vi


TÓM TẮT
Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai phục vụ công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” sẽ xây dựng một CSDL
về thông tin đất đai phục vụ những mục tiêu cụ thể sau:
- Tạo ra CSDL GIS lưu giữ thông tin đất đai phục vụ công tác bồi thường
GPMB trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
- Trang bị cho các cấp quản lý công cụ theo dõi, kiểm tra quá trình sản xuất
(đội, tổ, nhân lực, thiết bị,.. thực hiện đo vẽ);
- Công khai thông tin thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng trên mạng
Internet theo hình thức Website.
Về phương pháp, đề tài sẽ nghiên cứu và thực hiện các nội dung:
- Tổng quan về CSDL, các hệ thống thông tin đất đai, công nghệ WebGIS ở

Việt Nam và trên thế giới;
- Tổng quan về các đặc tả của OGC, các công cụ phát triển ứng dụng Web và
các DBMS;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định các yêu cầu, thu thập các thông tin,
dữ liệu cần thiết; Thiết kế mô hình hệ thống WebGIS phục vụ công khai thông tin
đất đai;
- Thiết kế các dịch vụ theo mô hình chức năng của hệ thống; Xây dựng giao
diện Web và hiện thực việc công khai thông tin lên mạng Internet.

vii


MỤC LỤC
LÝ LỊCH CÁ NHÂN......................................................................................... iiiii
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................iviii
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................viv
ABSTRACT........................................................................................................viv
TÓM TẮT.........................................................................................................viivi
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... xix
BẢNG CHÚ DẪN CÁC SƠ ĐỒ.......................................................................xiixi
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................xiiixii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. xvxiv
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
1.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3
1.4 Giới hạn phạm vi của đề tài ...............................................................................4
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................4
1.5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................4
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................5

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ........................................................ 6
2.1 Phân tích, đánh giá hiện trạng ............................................................................6
2.1.1 Hệ thống thông tin đất đai ở Việt Nam và trên thế giới.........................6
2.2.2 Tình hình ứng dụng WebGIS ở Việt Nam và thế giới......................... 16
2.2.3 Hiện trạng khu vực nghiên cứu .......................................................... 19
2.2 Các kiến thức cơ sở ......................................................................................... 34

viii


2.2.1 Tổng quan về GIS .............................................................................. 34
2.2.2 Cơ sở dữ liệu...................................................................................... 36
2.2.3 Tổng quan về WebGIS.......................................................................48
2.2.4 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ..........................................55
2.2.5 Các văn bản liên quan đến vấn đề công khai, chia sẻ thông tin đất đai 64
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 66
3.1 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 66
3.1.1 Nội dung tổng quát............................................................................. 66
3.1.2 Nội dung chi tiết ................................................................................ 67
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 68
3.2.1 Phương pháp tiếp cận.........................................................................68
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................69
3.3 Phương tiện, kỹ thuật công nghệ ......................................................................70
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................ 72
4.1 Mô hình tổng quan và chức năng của hệ thống ................................................ 72
4.1.1 Mô hình tổng quan của hệ thống ........................................................ 72
4.1.2 Mô hình chức năng của hệ thống........................................................ 76
4.2 Phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu ........................................................................79
4.2.1 Quy trình phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu ........................................... 79
4.2.2 Thu thập và phân tích các yêu cầu...................................................... 80

4.2.3 Phân tích chức năng ........................................................................... 81
4.2.4 Thiết kế CSDL mức ý niệm (Conceptual Model) ............................... 82
4.2.5 Thiết kế CSDL mức luận lý (Logical Model) .....................................85
4.2.6 Triển khai CSDL mức vật lý (Physical Model) ..................................94
4.3 Xây dựng ứng dụng khai thác cơ sở dữ liệu ..................................................... 98
4.3.1 Thiết kế giao diện WebGIS ................................................................ 98
4.3.2 Xây dựng các công cụ ........................................................................99
4.3.3 Kết quả xây dựng ứng dụng ............................................................. 110

ix


4.4 Vận hành thử nghiệm và đánh giá.................................................................. 115
4.4.1 Chuẩn bị dữ liệu............................................................................... 115
4.4.2 Nhập dữ liệu .................................................................................... 116
4.4.3 Vận hành thử nghiệm ....................................................................... 122
4.4.4 Đánh giá kết quả .............................................................................. 125
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................ 128127
5.1 Kết luận ................................................................................................... 128127
5.2 Kiến nghị................................................................................................. 129128
5.3 Hướng mở rộng đề tài.............................................................................. 129128
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 130129

x


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GPMB

Giải phóng mặt bằng


CMND

Chứng minh thư nhân dân

CNTT

Công nghệ thông tin (Information Technology)

CSDL, DB

Cơ sở dữ liệu (Database)

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GIS

Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

HQTCSDL, DBMS

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System)

QLĐĐ

Quản lý đất đai

TNMT


Tài nguyên và Môi trường

OGC

Open Geospatial Consortium

Luật Đất đai

Luật Đất đai do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ban hành ngày 10/12/2003 (số13/2003/QH11)

Nghị định 181

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai

Nghị định 17

Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất
đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà
nước thành công ty cổ phần

Nghị định 84

Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của
Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ
tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải

quyết khiếu nại về đất đai

Nghị định 197

Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Thông tư 116

Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 03/12/2004 của Bộ Tài chính
về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày
03/12/2004 của Chính phủ
xi


BẢNG CHÚ DẪN CÁC SƠ ĐỒ

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Giao diên chính của Hệ thống thông tin đất đai Hàn Quốc .................... 10
Hình 2.2 Ứng dụng GIS công khai thông tin tại TP. Hudson, bang Ohio, Hoa Kỳ13
Hình 2.3 Bản đồ hành chính huyện Gò Công Đông ............................................. 21
Hình 2.4 Cơ cấu các loại đất huyện Gò Công Đông............................................. 26
Hình 2.5 Diện tích đất được giao theo loại đối tượng........................................... 27
Hình 2.6 Mô hình lưu trữ dữ liệu không gian....................................................... 35
Hình 2.7 Dữ liệu Raster ....................................................................................... 36
Hình 2.8 Dữ liệu không gian với mô hình vector và raster ................................... 37
Hình 2.9 Mô hình CSDL phân cấp....................................................................... 38

Hình 2.10 Ví dụ về dữ liệu bản đồ trong CSDL phân cấp .................................... 39
Hình 2.11 Mô hình CSDL mạng .......................................................................... 39
Hình 2.12 Ví dụ về dữ liệu bản đồ trong mô hình CSDL mạng............................ 40
Hình 2.13 Ví dụ về mô hình CSDL quan hệ ........................................................ 40
Hình 2.14 Ví dụ khoá và thuộc tính cơ bản của CSDL quan hệ............................ 41
Hình 2.15 Ví dụ về dữ liệu bản đồ trong CSDL quan hệ ...................................... 42
Hình 2.16 Ví dụ về mô hình CSDL hướng đối tượng........................................... 42
Hình 2.17 CSDL chứa cả hai loại dữ liệu hình học và thuộc tính ......................... 47
Hình 2.18 Hai giải pháp quản trị CSDL trong mô hình GIS tích hợp ................... 47
Hình 2.19 Mô hình CSDL lai (hybrid database model) ........................................ 48
Hình 2.20 Mô hình hoạt động WebGIS ............................................................... 49
Hình 2.21 Cấu trúc hệ thống WebMapping.......................................................... 50
Hình 2.22 Cấu trúc kiến trúc công thông tin địa lý GEOPORTAL ....................... 51
Hình 2.23 Mô hình WebGIS của Mapinfo ........................................................... 54
Hình 2.24 Quy trình thu hồi đất và bồi thường, tái định cư theo Nghị định 84 ..... 58
Hình 3.1 Mô hình hóa bài toán ............................................................................ 67
Hình 4.1 Mô hình tổng quan của hệ thống ........................................................... 72
Hình 4.2 Mô hình chức năng của hệ thống........................................................... 77
xiii


Hình 4.3 Sơ đồ minh họa các giai đoạn chính của thiết kế CSDL ........................ 79
Hình 4.4 Sơ đồ thực thể - quan hệ (ERD) ............................................................ 83
Hình 4.5 Sơ đồ mối quan hệ giữa các bảng .......................................................... 86
Hình 4.6 Sơ đồ mối quan hệ chi tiết giữa các bảng .............................................. 94
Hình 4.7 Mô hình chuyển dữ liệu vào SQL Server .............................................. 95
Hình 4.8 Minh họa CSDL được lưu trữ trong SQL Server ................................... 96
Hình 4.9 Bố cục giao diện trang Web .................................................................. 98
Hình 4.10 Giao diện chính của trang Web ......................................................... 110
Hình 4.11 Giao diện trang lựa chọn thông tin hiển thị........................................ 111

Hình 4.12 Giao diện trang thông tin về thửa đất................................................. 112
Hình 4.13 Giao diện trang thông tin về công trình ............................................. 112
Hình 4.14 Giao diện trang thông tin về dự án .................................................... 113
Hình 4.15 Giao diện trang thông tin về tình hình nhân lực................................. 114
Hình 4.16 Quy trình chuẩn bị dữ liệu................................................................. 115
Hình 4.17 Quy trình nhập dữ liệu ...................................................................... 117
Hình 4.18 Sử dụng phần mềm chuyên dụng biên tập bản đồ địa chính............... 118
Hình 4.19 Gán dữ liệu thuộc tính trên MS Access ............................................. 119
Hình 4.20 Import dữ liệu từ Access và AutoCad................................................ 119
Hình 4.21 Kết nối thông tin thuộc tính và thông tin không gian. ........................ 120
Hình 4.22 Tạo topology cho các thửa đất........................................................... 120
Hình 4.23 Export sang dạng Shape file .............................................................. 121
Hình 4.24 Công cụ Easy Loader chuyển thông tin sang SQL Server .................. 121
Hình 4.25 Các công cụ điều khiển màn hình của WebGIS ................................. 122
Hình 4.26 Màn hình chọn đơn vị hành chính huyện/xã ...................................... 122
Hình 4.27 Màn hình nhập và tìm kiếm thông tin................................................ 123
Hình 4.28 Màn hình hiển thị kết quả tìm kiếm thông tin .............................. 124123
Hình 4.29 Màn hình hiển thị sau khi xác thực thông tin ............................... 125124
Hình 4.30 Công cụ điều khiển hiển thị lớp/nhãn .......................................... 125124

xiv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Phân bố diện tích theo loại đất ............................................................. 25
Bảng 2.2 Thống kê loại đối tượng được giao đất................................................. 27
Bảng 2.3 Thống kê công tác cấp GCNQSD đất huyện Gò Công Tây .................. 28
Bảng 2.4 Thống kê tình hình cấp GCNQSD đất cho tổ chức............................... 29
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp thuộc tính, khóa và kiểu dữ liệu ................................... 91
Bảng 4.2 Thực thể/quan hệ trước và sau khi chuyển đổi sang SQL Server.......... 96


xv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đối với người dân, công khai thông tin là một cách rất hữu hiệu để thực hiện
quyền làm chủ và giám sát của họ. Có lẽ, trong các đối tượng hưởng lợi từ việc
công khai và chia sẻ thông tin thì người dân chính là người được hưởng nhiều nhất
và có ý nghĩa nhất. Đây cũng là mục tiêu của các quốc gia hướng đến việc xây dựng
một chính phủ mở (open government), một chính phủ trong suốt (transparent
government). Quyền được biết chính đáng của người dân đang sống trong một môi
trường như thế nào? Tương lai ra sao và các chính sách nào đang tác động lên họ?
Thực hiện được quyền đó, cũng chính là thực hiện một chính quyền của dân, do dân
và vì dân.
Từ lâu, chúng ta chỉ chú tâm nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản
lý Nhà nước, nhưng thực tế, vai trò của người dân - những người bị tác động bởi
chính những chính sách của Nhà nước, những người đang sống và hoạt động trong
xã hội này lại chưa được tiếp cận một cách đầy đủ lượng thông tin cần thiết. Thực tế
hiện nay, có rất nhiều hiện tượng tiêu cực đã tác động xấu đến kinh tế - xã hội như:
các vụ khiếu kiện, khiếu nại, lừa đảo,… Một trong những nguyên nhân gây ra hậu
quả đó chính là việc bưng bít thông tin hoặc thông tin không được công khai, chia
sẻ để cộng đồng có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất. Điểm ưu việt của việc chia
sẻ, công khai thông tin là những thông tin được biết của họ sẽ phản ảnh trở lại để
giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn và hợp lý hơn, đồng thời là
động lực để các cơ quan quản lý Nhà nước họat động hiệu quả hơn, giảm thiểu
những tranh chấp khiếu kiện để từ đó các cơ quan Nhà nước phải tự giác đổi mới,
điều chỉnh lại hoạt động của chính mình.


1


Việt Nam ta đang trong thời kỳ hội nhập và đổi mới để xây dựng và phát
triển đất nước. Là một trong những quốc gia đang thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu
tư từ bên ngoài, hàng loạt các dự án đã và đang được thực hiện bằng việc sử dụng
nguồn tài nguyên có hạn nhưng quý giá nhất của quốc gia, đó chính là nguồn tài
nguyên đất đai. Mỗi khi các dự án được khởi động, những niềm vui, nỗi âu lo, bất
an của những người dân đang sử dụng đất, chủ các dự án, các nhà quản lý có sự đan
xen lẫn nhau. Có bao nhiêu là vấn đề được đặt ra: Dự án đầu tư trong lĩnh vực gì?
Tiến độ thực hiện dự án? Chính sách, tiến độ bồi thường GPMB sẽ thực hiện ra sao?
Người dân sẽ được những ích lợi gì?... Một thực tế đã và đang diễn ra là hàng loại
các vụ khiếu kiện đông người có liên quan đến chính sách hỗ trợ, bồi thường, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho nhu cầu phát triển xã hội. Điều này
đã làm cho tình hình chính trị, an ninh, trật tự thêm nhiều phức tạp và gây hoang
mang trong dư luận. Một trong các nhóm giải pháp để khắc phục và giảm thiểu tình
trạng khiếu kiện đó là nhà nước phải thực hiện việc công khai và minh bạch thông
tin, làm thế nào đó để những thông tin phải được người sử dụng tiếp cận một cách
thuận tiện, phổ thông và rộng rãi.
Vậy thì, công khai thông tin là phải công khai những nội dung gì? Những ai
sẽ là đối tượng sẽ sử dụng thông tin đó? Hoặc thông tin đó phải được tổ chức, sắp
xếp, lưu giữ như thế nào để dễ dàng phục vụ cho mục đích công khai... Tất cả
những điều đó đòi hỏi phải có một CSDL khoa học, hiện đại, được thiết kế một
cách chuẩn xác, có thể đáp ứng đầy đủ mục tiêu cung cấp thông tin đến các đối
tượng sử dụng.
Do đó, việc xây dựng một CSDL về thông tin đất đai cùng với hệ thống các
công cụ để chia sẻ, công khai thông tin theo công nghệ WebGIS là việc làm quan
trọng, cấp thiết và có tác động tích cực đến sự phát triển lành mạnh, bền vững của
xã hội. Đó chính là nội dung thực hiện chủ yếu của đề tài luận văn “Xây dựng
CSDL thông tin đất đai phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa

bàn tỉnh Tiền Giang”.

2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là xây dựng CSDL hỗ trợ việc cập nhật, chia
sẻ, công khai thông tin đất đai trong vùng dự án có thực hiện công tác bồi thường,
GPMB cho các nhóm người sử dụng thông qua công nghệ WebGIS.
Mục tiêu cụ thể
- Tạo CSDL GIS lưu giữ thông tin đất đai phục vụ công tác bồi thường
GPMB trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
- Hiện thực công khai thông tin:
o Các dự án sẽ thực hiện giải toả, đền bù;
o Quá trình đo vẽ giải toả, đền bù (kế hoạch, tiến độ);
o Thông tin đền bù cho các tổ chức, cá nhân liên quan (chủ sử dụng đất,
loại đất, diện tích,…);
- Trang bị cho các cấp quản lý công cụ theo dõi, kiểm tra quá trình sản xuất
(đội, tổ, nhân lực, thiết bị,…thực hiện đo vẽ).

1.3 Đối tượng nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu đã được xác định và trình bày ở phần trên, việc
nghiên cứu của đề tài tập trung vào các đối tượng như sau:
- CSDL và các hệ quản trị CSDL.
- WebGIS – Các chức năng cơ bản và các thành phần.
- Thông tin đất đai phục vụ công tác bồi thường GPMB. Bao gồm:
o Thông tin về hiện trạng sử dụng đất đai, nhà ở, chi phí bồi thường của
người sử dụng đất trong vùng dự án.
o Thông tin của các nhà đầu tư vào dự án.


o Thông tin về các đơn vị thực hiện thi công đo vẽ bản đồ.

3


1.4 Giới hạn phạm vi của đề tài
Giới hạn về không gian nghiên cứu
Mô hình được xây dựng có thể áp dụng cho phạm vi toàn tỉnh. Tuy nhiên, do
điều kiện thời gian có hạn nên trong đề tài chỉ chuẩn bị dữ liệu cho một huyện, cụ
thể là các dự án đang được triển khai tại huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang.
Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Thông tin đất đai phục vụ công tác bồi thường GPMB trong luận văn này chỉ
bao gồm:
- Số tờ bản đồ, số thửa;
- Họ tên người sử dụng đất, năm sinh, số chứng minh nhân dân;
- Địa chỉ;
- Loại đất;
- Diện tích: Diện tích đất và các công trình xây dựng trên đất;
- Giá trị bồi thường đất và công trình xây dựng trên đất.
- Tiến độ, thiết bị máy móc, nhân lực thực hiện công tác đo đạc;
- Các thông tin cơ bản về dự án.

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Hệ thống hoá các quy định, các văn bản pháp quy về công tác bồi thường
GPMB và công khai thông tin trong lĩnh vực đất đai; Mô tả, đánh giá hiện trạng
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và mô hình hoá quy trình thu hồi đất và
bồi thường, tái định cư;
- Lần đầu tiên tại Việt Nam đề xuất giải pháp hoàn chỉnh thiết kế, xây dựng

CSDL hỗ trợ công tác bồi thường GPMB.
Báo cáo luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo tốt cho các đề tài
nghiên cứu liên quan, làm tài liệu giảng dạy chuyên ngành đất đai tại các trường đại
học, cao đẳng.

4


1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Hiện thực phương pháp thiết kế, xây dựng CSDL thông tin đất đai một cách
có hệ thống.
- Xây dựng được một hệ thống thông tin đáp ứng các yêu cầu quản lý và
phục vụ nhu cầu của nhân dân.
- Kết quả luận văn có thể được sử dụng làm cơ sở để phát triển, mở rộng
nhằm xây dựng CSDL hỗ trợ việc cập nhật, chia sẻ, công khai các thông tin khác về
đất đai như: giá đất, quy hoạch,..

5


Chương 2
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
2.1 Phân tích, đánh giá hiện trạng
2.1.1 Hệ thống thông tin đất đai ở Việt Nam và trên thế giới
2.1.1.1 Các hệ thống thông tin đất đai tại Việt Nam
Đối với công tác quản lý dữ liệu thông tin về đất đai, từ việc quản lý bằng
phương tiện, công cụ thô sơ ở những thập kỷ 70, 80 của thế kỷ 20: sổ sách, tài liệu
giấy, kho lưu trữ chiếm nhiều diện tích, việc cập nhật, tìm kiếm thông tin mất nhiều
thời gian..., thì giờ đây, công nghệ thông tin đã làm thay đổi một cách toàn diện
trong việc quản lý thông tin của ngành: Thiết bị máy tính, hệ thống Server đã từng

bước thay thế các kho lưu trữ, các phần mềm, các công cụ truy xuất, cập nhật thông
tin đối với kho dữ liệu khổng lồ chỉ trong vài giây. Hơn nữa, sự ra đời của Internet
đã làm cho mọi con người như cảm thấy gần gũi nhau hơn cho dù học có thể cách
rất xa nhau về vị trí địa lý, việc lan truyền thông tin từ vùng này sang vùng khác hầu
như không có khoảng cách.
Tại Việt Nam, các đề tài khoa học có liên quan đến quản lý đất đai và tài
nguyên đất đã được nghiên cứu khá nhiều. Phần lớn các đề tài này tập trung vào
việc xây dựng CSDL, phần mềm để hỗ trợ cho các nhu cầu quản lý khác nhau như:
quản lý đô thị, quản lý dữ liệu nền địa hình, dữ liệu dùng chung bản đồ địa chính...
Chính các kết quả của các đề tài này đã góp phần giải quyết được phần lớn nhu cầu
bức xúc về thông tin đất đai phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội của các
nhà quản lý. Sau đây là một số hệ thống thông tin điển hình đã và đang được triển
khai tại Việt Nam.

6


Hệ thống thông tin đất đai và môi trường ELIS (năm 2006)
Nhóm chuyên đề ELIS – Chương trình SEMLA vừa tổ chức công bố thiết kế
chi tiết và phiên bản mẫu (prototype) cho hệ thống ELIS (Hệ thống thông tin đất đai
và môi trường) trong khuôn khổ dự án SEMLA (Cục Công nghệ thông tin – Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2007).
Điểm nổi bật của hệ thống ELIS là không chỉ quản lý các thông tin, dữ liệu
đã qua xử lý mà quản lý toàn bộ thông tin trong suốt quá trình xử lý các hồ sơ. Với
các quy trình được định nghĩa mềm dẻo trong hệ thống, các Sở Tài nguyên và Môi
trường các tỉnh, thành phố dễ dàng quản lý tất cả các nghiệp vụ thông qua hệ thống
máy tính. Hệ thống ELIS hỗ trợ việc xử lý hồ sơ nhanh chóng, chính xác và theo
dõi tất cả các bước trong việc xử lý thông tin. Hệ thống cung cấp thông tin cho lãnh
đạo để quản lý, điều hành, cung cấp thông tin cho người dân về tiến trình xử lý hồ
sơ, cung cấp các công cụ cho các cán bộ xử lý hồ sơ qua hệ thống mạng máy tính

nội bộ và Internet.
Hệ thống thông tin đất đai – CiLIS (năm 2004)
CiLIS – CIREN Land Information System (Cục Công nghệ thông tin – Bộ
Tài nguyên và Môi trường, 2006) - Hệ thống thông tin đất đai do CIREN phát triển.
Đây là một bộ các phần mềm được phát triển để phục vụ cho việc xây dựng Hệ
thống thông tin đất đai (LIS). Nó có các đặc điểm như sau:
Có đầy đủ các chức năng và công cụ của một hệ thống thông tin đất đai như
các chức năng nhập/ xuất dữ liệu (bản đồ, thông tin) từ nhiều nguồn dữ liệu (dạng
giấy, dạng số), trên nhiều định dạng dữ liệu khác nhau, các chức năng phục vụ các
tác nghiệp quản lý đất đai như xây dựng, quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, cập nhật chỉnh lý thông tin biến động đất đai. Các chức
năng về tra cứu, phân phối thông tin trên mạng cục bộ, mạng diện rộng và Internet.
Hệ thống thông tin đất đai - ViLIS (năm 2007)
ViLIS là phần mềm nằm trong đề án “Xây dựng mô hình CSDL đất đai cấp
tỉnh”, là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, do Trung tâm CSDL – Hệ
7


thống thông tin- Trung tâm Viễn thám thực hiện (Trung tâm Cơ sở dữ liệu và Hệ
thống thông tin, 2007).
Phần mềm ViLIS gồm có các chức năng cơ bản, như: Đăng ký, quản lý biến
động đất đai; quản lý quy hoạch; quản lý giá, thuế đất; đăng ký thống kê; quản lý
theo quy trình; hệ thống tham chiếu không gian; quản lý truy nhập... Theo đó, sau
giai đoạn đo đạc, thành lập bản đồ các loại với độ chính xác cao bằng những công
nghệ mới, ViLIS sẽ giúp xây dựng một CSDL có lưu trữ một cách thống nhất toàn
bộ khối lượng sản phẩm bản đồ đảm bảo khả năng tích hợp, tra cứu, cập nhật một
cách nhanh chóng, chính xác và đảm bảo tính an toàn, bảo mật dữ liệu; hiện đại hóa
và đẩy nhanh quá trình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cập nhật
kịp thời các biến động đất đai đang xảy ra... Ngoài ra, ViLIS còn giúp tăng cường
năng lực quản lý Nhà nước, cung cấp cho người dân một cách nhanh nhất những

thông tin đất đai, đáp ứng nhu cầp cấp bách về quản lý đất đai và cải cách hành
chính; giảm chi phí và thời gian trong quá trình khai thác sử dụng các sản phẩm bản
đồ, làm tiền đề để nâng cao hiệu quả và quản lý quá trình xử lý hồ sơ xin đăng ký
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Dự án Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam - VLAP
(Đang thực hiện)
VLAP (Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2007) là dự án triển khai xây dựng
hệ thống đăng ký đất đai, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
theo phương thức hiện đại nhằm cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, tạo điều
kiện dễ dàng tiếp cận quỹ đất và công khai hóa thông tin về đất đai. Dự án gồm các
hợp phần chính như sau:
Hiện đại hóa hệ thống đăng ký đất đai: Thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa
chính, lập các sổ sách địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả
các thửa đất dưới dạng CSDL đất đai; phát triển hệ thống thông tin đất đai chính
xác, đầy đủ và kịp thời; xây dựng hệ thống đăng ký đất đai hoàn chỉnh với các thủ
tục hành chính đơn giản. Toàn bộ hồ sơ đăng ký đất đai, hệ thống thông tin đất đai
thể hiện đầy đủ các thửa đất, người sử dụng đất được xây dựng hoàn thiện, luôn
8


được cập nhật, bảo đảm tính công khai và minh bạch. Toàn bộ hệ thống quản lý đất
đai được vận hành trên cơ sở phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT)
nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất, phục vụ thật tốt người đang sử dụng hoặc có nhu
cầu sử dụng đất, tạo mối quan hệ trực tiếp giữa chính quyền và người dân trong xây
dựng và thực thi pháp luật, trong quy hoạch và triển khai quy hoạch, trong thực hiện
nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất.
Tăng cường cung cấp dịch vụ đăng ký đất đai: Hỗ trợ việc vận hành thật tốt
hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất dưới dạng cung cấp dịch vụ thuận
lợi cho người dân. Hợp phần này hỗ trợ một chương trình nâng cao nhận thức cộng
đồng và truyền thông làm cho các tổ chức, công dân có liên quan đến đất đai hiểu rõ

về chính sách, pháp luật về đất đai; quy hoạch sử dụng đất; việc xây dựng hệ thống
hồ sơ địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các quyền, quyền lợi,
trách nhiệm, nghĩa vụ được thực hiện và được Nhà nước bảo hộ.
Quản lý dự án và theo dõi đánh giá: Hợp phần này sẽ hỗ trợ chung về quá
trình thực hiện Dự án. Năng lực quản lý dự án sẽ được tăng cường với việc xây
dựng hệ thống thông tin quản lý, hệ thống giám sát thực hiện và hệ thống đánh giá
kết quả thực hiện. Từ đó, hệ thống theo dõi và đánh giá sẽ được áp dụng rộng hơn
trong quản lý đất đai để kịp thời đánh giá được các quyết định quản lý.
2.1.1.2 Các hệ thống thông tin đất đai trên thế giới
Quản lý đất đai là một ngành khoa học lâu đời, cho nên các vấn đề có liên
quan đến thông tin đất đai như: hệ thống các bản đồ giải thửa, hồ sơ địa chính,
phương pháp xây dựng bản đồ và các công nghệ có liên quan đến nó đã được các
nhà khoa học của các nước trên thế giới nghiên cứu và phát triển không ngừng.
Chỉ tính trong thời điểm từ năm 1996 đến nay, ngành khoa học của các nước
phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Newzealand, Australia... đã tiến hành nghiên cứu khả
thi về hệ thống Hạ tầng dữ liệu không gian toàn cầu GSDI (Global Spatial Data
Infrastructure, 2004) với khả năng thu nhận, lưu trữ, truy cập, xử lý phân tích và
cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

9


Trên thế giới, việc ứng dụng các hệ thống thông tin quản lý nói chung, quản
lý đô thị nói riêng đã được phát triển và ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Các
hệ thống thông tin này được gọi là UMIS (Urban Management Information System)
với dữ liệu bản đồ nền địa hình và dữ liệu dùng chung bản đồ địa chính là CSDL cơ
bản để ứng dụng công nghệ GIS hỗ trợ việc quản lý đô thị và quá trình ra các quyết
định. Các hệ thống như vậy được nghiên cứu, xây dựng và vận dụng trong thực tế
mang lại hiệu quả cao. Một số hệ thống thông tin điển hình:
Hệ thống thông tin quản lý đất đai tại Hàn Quốc (E-Land and EGovernment_ năm 2004)


Hình 2.1 Giao diên chính của Hệ thống thông tin đất đai Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc (theo Trung tâm Công nghệ thông tin Địa lý, 2004), chính
quyền địa phương quản lý đất đai thông qua các việc như định giá đất, quản lý các
phiên giao dịch đất đai, quản lý và lập kế hoạch sử dụng đất, và các dịch vụ dân sự.
Trong các trường hợp trước đây, có nhiều phòng ban tại một địa phương tự quản lý
và đưa ra các thông tin sở hữu và đất đai trùng lắp hoặc tương tự như nhau, điều này
dẫn đến sự không thống nhất của thông tin. Với một lượng lớn đất đai được giao
cho mỗi địa phương, việc quản lý và kiểm soát chúng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập,
điều này đã dẫn đến quyết định phát triển một phương thức chia sẻ dữ liệu và thông
tin trong quản lý đất đai cho các khu vực tư nhân và công cộng.
Mặt khác, dữ liệu thông tin đất đai không thống nhất trong các bản đồ địa
chính và cơ quan đăng ký đất đai. Ngoài ra, thông tin sở hữu và đất đai được đưa ra

10


×