Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

ỨNG DỤNG GIS ĐỂ DỰ BÁO NHANH SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY TÂN MAI TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************************

PHÙNG VĂN KHEN

ỨNG DỤNG GIS ĐỂ DỰ BÁO NHANH SINH TR ƯỞNG RỪNG
TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) VÙNG
NGUYÊN LIỆU GIẤY TÂN MAI TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh,
Tháng 11/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********************

PHÙNG VĂN KHEN

ỨNG DỤNG GIS ĐỂ DỰ BÁO NHANH SINH TR ƯỞNG RỪNG
TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) VÙNG
NGUYÊN LIỆU GIẤY TÂN MAI TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành : Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học


TS. PHẠM TRỊNH HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh,
Tháng 11/2010


ỨNG DỤNG GIS ĐỂ DỰ BÁO NHANH SINH TRƯỞNG RỪNG
TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) VÙNG
NGUYÊN LIỆU GIẤY TÂN MAI TỈNH LÂM ĐỒNG

PHÙNG VĂN KHEN

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. LƯƠNG VĂN NHUẬN
Hội KHKT Lâm Nghiệp TP. HCM

2. Thư ký:

TS. LÊ MINH TRUNG
Cty Công viên cây xanh TP. HCM

3. Phản biện 1:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÊM
Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM

4. Phản biện 2:


TS. NGUYỄN KIM LỢI
Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM

5. Ủy viên:

TS. PHẠM TRỊNH HÙNG
Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ M INH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Phùng Văn Khen, sinh ngày 02 tháng 06 năm 1979, tại thôn An
Tứ, xã Quang Trung, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Là con ông Phùng Bá Ngợi và
bà Nguyễn Thị Nguýt.
Tốt nghiệp trung học phổ thông tại tr ường trung học phổ thông Cầu Xe,
huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương năm 1997.
Tốt nghiệp đại học hệ chính quy, chuy ên ngành Quản lý bảo vệ tài nguyên và
môi trường rừng tại trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam, thị trấn Xuân Mai, huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội năm 2003.
Từ tháng 10 năm 2003 đến nay tôi làm việc tại Phân viện NC khoa học lâm
nghiệp Nam bộ, thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam; số 01, đường Phạm
Văn Hai, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 9 năm 2007 theo h ọc cao học chuyên ngành Lâm nghiệp, trường đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng hôn nhân: chưa lập gia đình.
Địa chỉ nhà riêng: 22/15/4 Tổ 45, khu phố 4, phường Thạnh Xuân, quận 12,

Tp. HCM
Địa chỉ liên lạc: Phân viện NC khoa học lâm nghiệp Nam Bộ; số 01, đường
Phạm Văn Hai, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại cơ quan:

08.38441496

Di động:

0985 250 450

Email:



ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công tr ình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công tr ình nào khác.

Ngày 30 tháng 11 năm 2010
Ký tên

Phùng Văn Khen

iii



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương tr ình đào tạo Thạc sỹ chuyên
ngành Lâm nghiệp, hệ chính quy tại trường Đại học Nông Lâm TP .HCM.
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, Ph òng đào tạo sau đại học, Ban
giám hiệu trường Đại học Nông Lâm v à các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn trong suốt chương trình đào tạo Thạc sỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp, các bạn học
viên lớp cao học Lâm nghiệp 2007 đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá
trình thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
TS.Phạm Trịnh Hùng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn
luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp
trong Phân viện NC khoa học lâm nghiệp Nam bộ đ ã tạo điều kiện về thời gian v à
hỗ trợ tôi trong suốt quá tr ình học tập và hoàn thành luận văn.
Đồng thời tôi xin cám ơn chân thành đến Ban giám đốc Sở khoa học công
nghệ tỉnh Lâm Đồng, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai - Đồng Nai
và các cán bộ, công nhân viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận được
nguồn tài liệu, quá trình điều tra thu thập số liệu để t ôi có được thành quả ngày hôm
nay.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2010

Phùng Văn Khen

iv


TÓM TẮT


Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc đáp ứng thực tiễn sản xuất nhằm
phục vụ cho việc dự báo nhanh các vùng trồng rừng tiềm năng đối với lo ài thông ba
lá được xem là một lựa chọn cho nhiều tỉnh cao nguy ên hiện nay. Nghiên cứu này
cho phép xác định một phương pháp nội suy và lập bản đồ phân bố mưa cho khu
vực nghiên cứu trước khi tiến hành lập các bản đồ phân bố mưa làm cơ sở cho việc
thiết lập một mô hình đa biến dự báo năng suất của thông ba lá cho khu vực nghi ên
cứu thuộc ba huyện Bảo Lâm, Di Linh v à Đức trọng của tỉnh Lâm Đồng. Để có thể
thiết lập mô hình đa biến, nghiên cứu cũng đã tìm hiểu mối quan hệ giữa từng nhân
tố sinh thái với năng suất rừng trồng thông ba lá l àm cơ sở cho việc xây dựng hệ
thống mã hiệu cho các biến sinh thái tr ước khi thiết lập mô hình. Các kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp nội suy mưa cho cùng độ chính xác (R = 0.89)
và phương phápTrangulation cho th ời gian xử lý nhanh hơn nên đã được lựa chọn
để lập bản đồ mưa cho khu vực nghiên cứu. Các kết quả về ảnh h ưởng của các nhân
tố sinh thái trên năng suất rừng trồng thông ba lá đ ã cho thấy có các quan hệ khác
nhau và đối với loại đất thì Đất đỏ trên đá granít có ảnh hưởng lớn nhất, trên độ dầy
tầng đất nhỏ hơn 50 cm, thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ. Trong khi đó độ dốc có
ảnh hưởng nhiều nhất là nhỏ hơn 150. Mô hình đa biến đã được lựa chọn là dựa trên
thông số điều tra D 1,3 cho quan hệ tốt nhất cho việc dự báo năng suất (R = 0,84)
được xác định có dạng sau:

Y = 10,0177 - 0,17205*x2x4 - 0,00184111*x3x7 + 0,00796191*x5^ 3 1,64714*1/x1 - 0,000639912*x6

v


SUMMARY
The study was carried out which based on meeting the practical production
aiming to predict rapidly the potential areas for forest plantation especially with the
pinus kysia being considered a unique option for many provinces in the highland

presently. This study will allow to determine an interpolated method serving to
build the distributed rainfall map for the study area before the establishment of
distributed rainfall map as a basic for establishing a multi -variable model predicting
the productivity of pinus kysia on the study area belong to the Bao L am, Di Linh
and Duc Trong districts, Lam Dong province. To be able to establish the multi variable model, the study also explored the relationship between each ecological
factor with the productivity of pinus kysia forest as the basic for building the code
system for ecological variables before setting up the model. The study results has
shown that the precision of the interpolated method (R = 0,89) is equal and the
Trangulation method was chossen by their time for faster processing time should
have been selected for mapping the rainfall of the study area. The results relating to
the inluence of ecological factors on the productivity of pinus kysia forest has
showed the different relationship and the red soil originated from grannitstone
would have the highest impact with the thickness of soil floor < 50cm and clay.
While the slope which is most affected is smaller 150. The multi-variable model
which were selected is based on the diameter at breast. This model have the best
relationship for predicting the for est yield (R = 0,84) with the model form
following:
Y = 10,0177 - 0,17205*x2x4 - 0,00184111*x3x7 + 0,00796191*x5^ 3 1,64714*1/x1 - 0,000639912*x6

vi


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

LÝ LỊCH CÁ NHÂN ................................ ................................ .............................. ii
LỜI CAM ĐOAN................................ ................................ ................................ ...iii

LỜI CẢM ƠN ................................ ................................ ................................ ........ iv
TÓM TẮT ................................ ................................ ................................ ............... v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................ ................................ ........ x
DANH SÁCH CÁC BẢNG - HÌNH................................ ................................ ....... xi
Chương 1................................ ................................ ................................ ................ 1
MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ ................ 1
1.1 Đặt vấn đề ................................ ................................ ................................ ......... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................ ................................ .......................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................ ................................ ........................... 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài ................................ ................................ .............................. 3
Chương 2................................ ................................ ................................ ................ 4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................ ................................ .............. 4
2.1 Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng ................................ ......................... 4
2.2 Nghiên cứu về tiềm năng sử dụng đất ................................ ................................ 5
2.3 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS ................................ .............................. 12
2.4 Nghiên cứu về thông ba lá ................................ ................................ ............... 17
2.5 Thảo luận nghiên cứu tổng quan ................................ ................................ ...... 21
Chương 3................................ ................................ ................................ .............. 22
ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................ ................... 22
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................ ........... 22
3.1.1 Vị trí địa lý ................................ ................................ ................................ ... 22
3.1.2 Đặc điểm đất................................ ................................ ................................ . 23
3.1.3 Đặc điểm địa hình................................ ................................ ......................... 23
3.1.4 Khí hậu thủy văn................................ ................................ ........................... 25

vii


3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................ ................................ ..................... 26
3.2.1 Đặc điểm cây thông ba lá ................................ ................................ .............. 26

3.2.2.Đối tượng nghiên cứu ................................ ................................ ................... 27
Chương 4................................ ................................ ................................ .............. 29
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU................................ ............ 29
4.1.Nội dung nghiên cứu ................................ ................................ ....................... 29
4.1.1.Bản đồ phân bố lượng mưa tại lưu vực sông Đồng Nai ................................ . 29
4.1.2. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tăng tr ưởng rừng trồng .......... 30
4.1.2.1.Ảnh hưởng của loại đất ................................ ................................ .............. 31
4.1.2.2.Ảnh hưởng của độ dầy tầng đất ................................ ................................ .. 31
4.1.2.3.Ảnh hưởng thành phần cơ giới đất ................................ ............................. 32
4.1.2.4.Ảnh hưởng của độ dốc địa hình................................ ................................ .. 32
4.1.2.5.Ảnh hưởng của độ cao địa hình................................ ................................ .. 33
4.1.2.6.Ảnh hưởng của lượng mưa trung bình năm ................................ ................ 33
4.1.3. Mô hình tương quan đa biến giữa tăng trưởng rừng trồng với một s ố yếu tố tự
nhiên ................................ ................................ ................................ ..................... 34
4.1.3.1.Mô hình tương quan đa biến giữa đường kính D1.3 với một số yếu tố tự nhiên ..... 34
4.1.3.2.Mô hình tương quan đa biến giữa một số nhân tố sinh thái với tổng tiết diện
ngang G .......................................................................................................................... 35
4.1.3.3.Mô hình tương quan đa biến giữa một số nhân tố sinh thái với năng suất m3 ...... 35
4.1.4.Xây dựng bản đồ đường kính D 1.3 rừng trồng Thông ba lá ở các độ tuổi 5 đến
10 tại vùng nghiên cứu ................................................................................................. 35
4.2.hương pháp nghiên c ứu .......................................................................................... 35
4.2.1.Cơ sở phương pháp luận ..................................................................................... 35
4.2.2.Phương pháp thu th ập số liệu .............................................................................. 36
4.2.2.1.Thu thập số liệu cơ bản .................................................................................... 36
4.2.2.2.Thu thập số liệu hiện trường ............................................................................ 37
4.2.3.Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 38
4.2.3.1.Bản đồ phân bố lượng mưa tại lưu vực sông Đồng Nai ................................ 38
4.2.3.2.Mối quan hệ giữa tăng trưởng rừng trồng thông ba lá với một số yếu tố tự
nhiên .............................................................................................................................. 39


viii


Chương 5................................ ................................ ................................ .............. 40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ ................... 40
5.1 Lập bản đồ phân bố lượng mưa tại lưu vực sông Đồng Nai.............................. 40
5.1.1.Lập bản đồ phân bố lượng mưa bằng phương pháp Kriging ............................ 41
5.1.2.Lập bản đồ phân bố lượng mưa bằng phương pháp Natural neighbour .......... 43
5.1.3.Lập bản đồ phân bố lượng mưa bằng phương pháp Triangulation .................. 44
5.2.Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh tr ưởng rừng trồng................ 47
5.2.1.Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến năng suất rừng trồng từ tuổi 5 đến
tuổi 10 ............................................................................................................................ 47
5.2.1.1.Ảnh hưởng của loại đất .................................................................................... 47
5.2.1.2.Ảnh hưởng của độ dầy tầng đất ....................................................................... 51
5.2.1.3.Ảnh hưởng của thành phần cơ giới đất ........................................................... 53
5.2.1.4.Ảnh hưởng của độ dốc địa hình ....................................................................... 55
5.2.1.5.Ảnh hưởng của độ cao so với mặt n ước biển ................................................. 57
5.2.1.6.Ảnh hưởng của lượng mưa trung bình năm .................................................... 59
5.3.Mô hình tương quan đa biến giữa sinh trưởng rừng trồng thông ba lá với một
số nhân tố sinh thái ................................ ................................ ................. 62
5.3.1.Mô hình tương quan đa biến giữa một số nhân tố sinh thái với D 1.3 ................ 63
5.3.2.Mô hình tương quan đa biến giữa một số nhân tố sinh thái với G ................... 64
5.3.3.Mô hình tương quan đa biến giữa một số nhân tố sinh thái với m 3 ........................ 66
5.4.Bản đồ năng năng suất rừng trồng thông ba lá ở các độ tuổi 5 đến 10 tại
vùng nghiên cứu ................................ ................................ ..................... 69
Chương 6................................ ................................ ................................ .............. 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ ................................ ............. 72
6.1. Kết luận .................................................................................................................. 72
6.2 Tồn tại và kiến nghị ................................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ..................... 74


ix


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHDC

Cộng hòa dân chủ

D1.3

Đường kính thân cây đo ở vị trí cao 1,3 m so với mặt đất

F

Hình số độ thon

G

Tiết diện ngang thân cây (m 2)

Gis

Geographical Information System - Hệ thống thông tin địa lý

m3

Mét khối


N

(Not suitable) Không phù h ợp

OTC

Ô tiêu chuẩn điều tra trữ lượng lâm phần

S

(Suitable) sự phù hợp

TPCG

Thành phần cơ giới đất

x1

Loại đất

x2

Độ dầy tầng đất

x3

Thành phần cơ giới đất

x4


Độ dốc địa hình

x5

Tuổi cây rừng

x6

Độ cao so với mặt nước biển

x7

Lượng mưa trung bình năm

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG – HÌNH
Bảng 5.1 Bảng mã hóa các nhân tố sinh thái ................................ ......................... 62
Hình 3.1 Bản đồ vị trí khu vực nghi ên cứu................................ ............................ 22
Hình 3.2 Địa hình huyện Bảo Lâm, Di Linh và Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng .............. 24
Hình 3.3 Sơ đồ vị trí rừng trồng thông ba lá ở các tuổi 5 ÷ 10 của công ty cổ phần
tập đoàn Tân Mai tại huyện Bảo Lâm, Di Linh và Đức Trọng, tỉnh Lâm
Đồng................................ ................................ ................................ ....... 28
Hình 4.1 Sơ đồ phân bố trạm khí tượng thủy văn lưu vực sông Đồng Nai ............. 38
Hình 5.1 Mô hình hóa phương pháp nội suy lượng mưa................................ ........ 40
Hình 5.2. Sơ đồ trạm khí tượng không cho kết quả nội suy ................................ ... 41
Hình 5.3 Sơ đồ nội suy theo phương pháp Kriging................................ ................ 42
Hình 5.4 Biểu đồ tương quan giữa số liệu nội suy và số liệu thực đo theo
phương pháp Kriging ................................ ................................ .............. 43

Hình 5.5 Sơ đồ nội suy theo phương pháp Natural neighbour ............................... 43
Hình 5.6 Sơ đồ nội suy theo phương pháp Triangulation ................................ ....... 45
Hình 5.7 Biểu đồ tương quan giữa số liệu nội suy và số liệu thực đo theo
phương pháp Triangulation ................................ ................................ ..... 46
Hình 5.8 So sánh hệ số tương quan giữa 3 phương pháp nội suy........................... 47
Hình 5.9 Bản đồ phân bố loại đất tr ên vùng nghiên cứu ................................ ........ 48
Hình 5.10 Bản đồ hiện trạng rừng trồng t hông ba lá từ tuổi 5 - 10 tại vùng NC..... 48
Hình 5.11 Ảnh hưởng của loại đất đến trữ lượng rừng thông ba lá ........................ 51
Hình 5.12. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các loại đất đến trữ l ượng rừng trồng
thông ba lá ................................ ................................ .............................. 51
Hình 5.13 Bản đồ phân bố độ dầy tầng đất tr ên vùng nghiên cứu.......................... 51
Hình 5.14 Ảnh hưởng của độ dầy tầng đất đến trữ lượng rừng thông ba lá ............ 53
Hình 5.15. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các loại đất đến trữ lượng rừng trồng
thông ba lá trên cùng một loại đất đỏ trên đá granít................................ . 54
Hình 5.16 Bản đồ phân bố thành phần cơ giới đất khu vực nghiên cứu ................. 53

xi


Hình 5.17 Ảnh hưởng của TPCG đất đến trữ lượng rừng thông ba lá .................... 56
Hình 5.18. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của TPCG đất đến trữ l ượng rừng trồng
Thông ba lá trên cùng một loại đất đỏ trên đá granít ............................... 56
Hình 5.19 Bản đồ phân bố độ dốc đất khu vực ng hiên cứu................................ .... 55
Hình 5.20 Ảnh hưởng của độ dốc địa hình đến trữ lượng rừng thông ba lá............ 58
Hình 5.21. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của độ dốc địa hình đến trữ lượng rừng
trồng thông ba lá trên cùng một loại đất đỏ trên đá granít........................ 58
Hình 5.22 Bản đồ phân bố độ cao so với mặt n ước biển................................ ........ 57
Hình 5.23 Biểu đồ tương quan giữa độ cao với năng suất rừng trồng .................... 58
Hình 5.24 Biểu đồ tương quan kiểm nghiệm phương trình (5.4) ........................... 59
Hình 5.25 Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm khu vực nghiên cứu .......... 60

Hình 5.26 Biểu đồ tương quan giữa lượng mưa trung bình năm và năng suất........ 61
Hình 5.27 Biểu đồ tương quan kiểm nghiệm phương trình (5.6) ........................... 61
Hình 5.28 Biểu đồ tương quan giữa đường kính D 1.3 với một số yếu tố tự nhiên ... 63
Hình 4.29. Biểu đồ tương quan kiểm nghiệm phương trình 5.8 ............................. 64
Hình 5.30 Biểu đồ tương quan giữa tổng tiết diện ngang v à yếu tố tự nhiên.......... 65
Hình 5.31 Biểu đồ tương quan tổng tiết diện ngang thực đo và nội suy ................. 66
Hình 5.32 Biểu đồ tương quan giữa trữ lượng rừng trồng và yếu tố tự nhiên......... 67
Hình 4.33 Biểu đồ tương quan giữa năng suất thực đo và năng suất nội suy.......... 68
Hình 5.34 Biểu đồ so sánh tương quan giữa tăng trưởng rừng trồng thông ba lá
và một số yếu tố tự nhiên ................................ ................................ ........ 68
Hình 5.35 Bản đồ năng suất rừng trông t hông ba lá từ tuổi 5 đến tuổi 10 trên
vùng nghiên cứu ................................ ................................ ..................... 70

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Rừng thông nói chung và rừng thông ba lá nói riêng là một nguồn tài nguyên
lớn có giá trị cung cấp nguy ên liệu cho các ngành công nghiệp xây dựng và xuất
khẩu. Không những thế, rừng t hông còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi tr ường,
bảo vệ đất cũng như giá trị về văn hóa và xã hội (Ngô Đình Quế, 2008).
Tuy nhiên, với một diện tích lớn và nguồn tài nguyên phong phú như v ậy,
nhưng đến nay diện tích rừng thông ở Lâm Đồng đang bị thu hẹp, chất lượng rừng
bị giảm sút một cách nhanh chóng. Có nhiều nguy ên nhân, trong đó có vi ệc khai
thác chưa hợp lý và nạn phá rừng thường xuyên xảy ra; kỹ thuật tạo rừng còn xác
định chưa đầy đủ và đất rừng bị thoái hóa trên diện tích lớn. Bên cạnh việc khai thác
hợp lý phải đẩy mạnh tốc độ trồng lại rừng tr ên một quy mô lớn ở những nơi đã và

đang khai thác cũng như trên những vùng đồi trọc rộng lớn đang là vấn đề quan
trọng và cấp bách của tỉnh và ngành Lâm nghiệp. Trong những năm gần đây công
tác trồng rừng được chú trọng, hàng năm đã trồng hàng trăm ha rừng mới, song tốc
độ còn chậm mà kết quả không đều, không ổn định, thậm chí ở một số n ơi trồng còn
bị thất bại đáng kể (Ngô Đ ình Quế, 2008).
Hiện nay với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và những tính
năng to lớn của nó trong nhiều lĩnh vực. Trong lâm nghiệp công nghệ GIS đ ược biết
đến vì tính hiệu quả của nó: quản lý, bảo vệ v à phát triển tài nguyên thiên nhiên đặt
cơ sở trên nền các bản đồ xác định ranh giới hay vị trí nguồn t ài nguyên cùng với các
thuộc tính liên quan đến ranh giới hay vị trí này. Dựa trên khả năng phân tích không
gian, thông tin về vị trí kết hợp với các thông tin thuộc tính liên hệ (độ dốc, hướng

1


dốc, độ cao, kiểu trạng thái, loại đất, điều kiện khí hậu, dân tộc c ư trú, khoảng cách
đến các trung tâm dân cư,…) hình thành nên các vùng có đặc điểm địa lý - kinh tế xã hội khác nhau, điều này giúp cho việc qui hoạch và quản lý tài nguyên có hiệu quả
từ những thông tin chính xác và trung thực (trích dẫn Trần Duy Mạnh, 2005).
Mỗi loài cây đều có sinh thái riêng, bao gồm các yếu tố: độ cao, độ dốc,
nhiệt độ, chế độ ẩm, đất,... nếu đáp ứng được nhu cầu sinh thái thích hợp cây t rồng
sẽ sinh trưởng, phát triển tốt và ngược lại. Vì vậy, trong công tác quy hoạch trồng
cây lâm nghiệp điều quan trọng là phải xác định được các lô đất trồng rừng hội đủ
các yếu tố sinh thái thích hợp cho từng loài cây trồng đã từng được lựa chọn. Theo
phương pháp truyền thống cần phải điều tra thực địa trên toàn bộ đất đồi núi chưa
sử dụng, việc làm này sẽ rất tốn kém về tiền của v à công sức, đặc biệt sẽ càng khó
khăn gấp nhiều lần nếu khu quy hoạch trồng rừng tr ên diện tích rộng lớn, hoặc n ơi
có điều kiện địa hình cao dốc, hiểm trở, xa xôi. Từ kết quả đã được thực hiện tại ba
huyện Di Linh, Bảo Lâm và Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng; Phương pháp ứng dụng
GIS trong việc quy hoạch trồng rừng thông ba lá có thể thực hiện cho nhiều n ơi
trong tỉnh, đáp ứng được mục tiêu trồng rừng ngày càng cao.

Để kết hợp những ưu điểm của công nghệ GIS với ph ương pháp nghiên cứu
truyền thống và đơn giản hóa trong việc xác định vị trí trồng rừng và dự báo sinh
trưởng của rừng trồng Thông ba lá cho từng đ ơn vị diện tích của toàn khu vực
nghiên cứu, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ứng dụng GIS để dự báo nhanh sinh
trưởng rừng trồng thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) vùng nguyên liệu
giấy Tân Mai, tỉnh Lâm Đồng”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
-

Xây dựng bản đồ phân bố lượng mưa tại lưu vực sông Đồng Nai

-

Xây dựng mô hình dự báo sinh trưởng nhanh rừng trồng thông ba lá từ tuổi 510 bằng việc ứng dụng công nghệ GIS

2


1.3 Phạm vi nghiên cứu
Do những điều kiện hạn chế về thông tin, đề tài chỉ tập trung vào các yếu tố tự
nhiên ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây rừng mà không xem xét đến các yếu tố
kinh tế, xã hội và các tác động của con người (trồng, chăm sóc,..). Các yếu tố tự
nhiên đề tài tập trung nghiên cứu là đất (loại đất, độ dầy tầng đất, thành phần cơ
giới), địa hình (cao độ, độ dốc) và lượng mưa. Bênh cạnh đó, nhằm hạn chế những
khác biệt do phương thức trồng, chăm sóc gây ra n ên đề tài chỉ tập trung vào đối
tượng thông ba lá được trồng bởi Công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai ở các tuổi từ 5
đến 10 trên 3 huyện: Bảo Lâm, Di Linh và Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý thuyết
-


Về mặt lý thuyết các hiểu biết li ên quan đến mối quan hệ giữa sinh trưởng của

rừng trồng thông ba lá và các điều kiện tự nhiên vẫn chưa được đầy đủ đặc biệt cho
khu vực nghiên cứu.
-

Các phương pháp dự báo sinh trưởng của thông ba lá trên các cấp đất khác

nhau vẫn còn các tồn tại liên quan đến các câu hỏi thực tiễn về các qu yết định thực
hiện dự án trồng thông ba lá. Do vậy, việc đề xuất phương pháp ứng dụng GIS vào
việc xây dựng mô hình này sẽ cho phép đóng góp thêm một ứng dụng của GIS
trong quản lý tài nguyên rừng.
Về mặt thực tế
-

Sử dụng hợp lý tài nguyên đất, phát huy ảnh hưởng tích cực của tài nguyên đất

nhằm tạo ra rừng trồng cho năng suất cao v à phòng hộ bảo vệ môi trường được tốt hơn.
-

Giúp các nhà quản lý địa phương có được các quyết định nhanh khi triển khai

các dự án trồng rừng.

3


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng
Hàm sinh trưởng là mô hình sinh trưởng đơn giản nhất được sử dụng để mô
tả quá trình sinh trưởng của những cây cá lẻ cũng như lâm phần. Cho đến nay, số
lượng hàm sinh trưởng được các tác giả đưa ra rất phong phú. Dưới đây giới thiệu
một số hàm sinh trưởng được sử dụng rộng rãi như:
-

Hàm Gompertz: y = a*EXP(-1/b * EXP(-c*x))

Hàm Gompertz là một trong số các hàm sinh trưởng lâu đời nhất được sử
dụng để mô tả quy luật sinh tr ưởng của sinh vật nói chung với cây rừng nói ri êng.
Hàm Gompertz được sử dụng để quy luật hóa quá tr ình phát triển về thể tích (V)
của cây rừng đặc biệt từ giai đoạn tr ưởng thành, ở giai đoạn rừng non, hàm
Gompertz thường cho các trị số về thể tích (V) thấp h ơn thực tế.
-

Hàm Schumacher

:

y = a0*da1*ha2

-

Hàm Koff

:

y = a*e(-b*t-c)


Trong các hàm sinh trưởng trên, có thể coi hàm sinh trưởng của Gompertz là hàm
cơ sở ban đầu cho việc phát triển tiếp theo các hàm sinh trưởng khác. Qua các kết quả
nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều dạng phương trình toán học khác
nhau để mô tả một cách chính xác các qui luật sinh tr ưởng của mỗi loài cây rừng khác
nhau ở từng vùng sinh thái, các dạng lập địa khác nhau trên toàn cầu. Nhìn chung, các
hàm sinh trưởng đều thể hiện tính phức tạp của cây cá lẻ hay lâm phần; d ưới sự chi
phối tổng hợp của các nhân tố nội tại v à ngoại cảnh. Tuy nhiên, đây là nền tảng cơ bản
cho các nghiên cứu tiếp theo phục vụ công tác điều tra nuôi dưỡng rừng (trích dẫn
Giang Văn Thắng, 2003).

4


Vũ Đình Phương (1975) khi nghiên c ứu quy luật sinh trưởng của rừng bồ đề
đã mô tả mối quan hệ giữa chiều cao b ình quân với tuổi của lâm phần bồ đề trồng
thuần loài đều tuổi bằng phương trình: A.H = a1 + a2*A + a3*A2
Trong đó: - A là tuổi cây rừng hay lâm phần;
- A.H là tích số giữa tuổi và chiều cao bình quân lâm phần;
- a1, a2, a3 là các tham số của phương trình.
Phùng Ngọc Lan (1985) đã kiểm nghiệm một số phương trình sinh trưởng cho
một số loài cây như: mỡ, thông nhựa, bồ đề và bạch đàn trên một số điều kiện lập
địa khác nhau cho thấy: đ ường sinh trưởng thực nghiệm và đường sinh trưởng lý
thuyết đa số cắt nhau tại một điểm, chứng tỏ sai số của ph ương trình rất nhỏ, song
có các sai số ngược dấu nhau một cách hệ thống.
Ứng dụng nhiều phương pháp phân tích toán học khác nhau trong nghiên cứu sinh
trưởng rừng bồ đề với hoàn cảnh sinh thái đã được Trịnh Đức Huy (1987) đề cập tới.
Cũng phạm vi các tỉnh phía Bắc, Ngô Đình Quế (2008) đã dựa vào lượng tăng
trưởng bình quân về đường kính và chiều cao để đánh giá khả năng thích ứng của lo ài
keo lá tràm trên các lập địa khác nhau. Tùy theo từng dạng lập địa và cấp tuổi mà tăng
trưởng về đường kính dao động từ 0,6 - 1,97 cm/năm và chiều cao tăng 0,7 - 1,8 m/năm.

Nhìn chung, những công trình đề cập trên đây đã đề xuất các hướng giải quyết
và phương pháp luận trong nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng. Mô
phỏng quá trình sinh trưởng bằng định lượng của cá thể hay quần thể cây r ừng, tiến
tới lựa chọn mô hình tối ưu là nền tảng trong khoa học nhằm khái quát sinh tr ưởng
của cây rừng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố có một mối quan hệ
theo một hệ số nhất định và là cơ sở, phương pháp luận cho việc thực hiện đề t ài.
2.2 Nghiên cứu về tiềm năng sử dụng đất
Đánh giá đất đai là sự đánh giá khả năng thích nghi của đất đai cho việc sử
dụng của con người vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi v à quy hoạch sử
dụng đất; Hay có thể nói khác, đánh giá đất đai nhằm mục ti êu cung cấp những

5


thông tin về thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai, làm căn cứ cho việc
đưa ra quyết định về sử dụng và quản lý đất đai (trích dẫn Ngô Đình Quế, 2008).
Việc phân chia đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn
chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, úng
ngập, khô hạn, mặn hóa,... Tr ên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiể u sử dụng đất
phù hợp. Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất th ường áp dụng trên qui mô lớn như
trong phạm vi quốc gia, tỉnh hay huyện. Đánh giá tiềm năng đất đ ược áp dụng thành
công ở Mỹ và một số nước khác. Yếu tố hạn chế l à những yếu tố hầu như không
thay đổi được như độ dốc, độ dày tầng đất, khí hậu. Ở Mỹ đất đai to àn quốc được
phân thành 8 nhóm với yếu tố hạn chế tăng dần từ nhóm I tới nhóm VIII. Nhóm I l à
nhóm thuận lợi nhất trong sử dụng, có rất ít yếu tố hạn chế. Nhóm VIII l à nhóm có
nhiều hạn chế nhất trong sử dụng (trích dẫn Ngô Đ ình Quế, 2008).
Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: L à quá trình xác định mức độ thích hợp
cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đ ơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn
khu vực dựa trên sự so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đ ơn vị đất
đai. Hệ thống đánh giá được thể hiện theo 4 cấp độ: Thích hợp S1, S2, S3 hay

không thích hợp (N) với điều kiện đất đai: Thích hợp cao (S1): Đất hầu nh ư không
có hạn chế đáng kể khi thực hiện canh tác; Thích hợp trung b ình (S2): Đất có hạn
chế nhất định làm giảm năng suất cây trồng hoặc nâng cao chi phí canh tác nh ưng
vẫn thích hợp cho cây t rồng hoặc kiểu sử dụng đất. Thích hợp kém (S3): Đất có hạn
chế đáng kể làm giảm mạnh năng suất và tăng cao chi phí canh tác r õ rệt. Hiệu quả
kinh tế bị suy giảm đáng kể (trích dẫn Đỗ Đình Sâm, 2000).
Ngoài ra, ở Ukraina nhà lâm học có uy tín Pogrebnhiac có phân chia lập địa
phục vụ công tác trồng rừng v à xác định các kiểu rừng. Ông đ ã phân chia lập địa
dựa trên 2 chỉ tiêu chính là độ phì và độ ẩm của đất. Độ phì được chia làm 4 cấp:
Rất xấu (A), Xấu (B), Trung b ình (C), Tốt (D). Độ ẩm đất chia 6 cấp: Rất kh ô (0),
Khô (1), Ẩm vừa (2), Ẩm (3), Ướt (4), Lầy (5) (trích dẫn, Ngô Đ ình Quế, 2008).
Ở Liên Xô và các nước Đông Âu dựa vào thuyết phát sinh đất của V.V
Docuchaev, trong đó ch ỉ ra việc hình thành đất là một quá trình phức tạp do tác

6


động của 5 yếu tố tự nhiên là: khoáng vật, thực vật, động vật, không gian v à thời
gian (trích dẫn Vũ Đình Hưởng, 2008).
Blaglovidop, Buadop 1958, 1959 d ựa trên đặc điểm điều kiện thoát n ước
kém ở vùng Tây Bắc (vùng Saint Pesterburg) đã phân chia dựa trên 3 yếu tố, đá mẹ
hình thành đất, địa hình, chế độ thoát nước. Đó là đơn vị cơ bản của lập địa gọi là
kiểu lập địa. Trong quá tr ình nghiên cứu cũng bổ sung thêm tiêu chuẩn phân chia
lập địa là kiểu mùn và ông cho rằng kiểu mùn phản ánh quá trình hình thành và phát
triển độ phì đất rừng (trích dẫn Đỗ Đình Sâm, 2000).
Ở Mỹ, 2 phương pháp đánh giá đất đai được ứng dụng khá rộng r ãi là
Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng nhiều năm l àm tiêu chuẩn và phân
hạng đất đai cho từng cây trồng cụ thể, trong đó lấy cây lúa m ì là đối tượng chính.
Phương pháp yếu tố: bằng cách thống k ê các yếu tố tự nhiên, kinh tế để so sánh, lấy
lợi nhuận tối đa là 100 điểm (hoặc 100%) để làm mốc so sánh với các đất khác

(trích dẫn Võ Tòng Anh, 2003).
Ở Ấn Độ và các nước vùng nhiệt đới ẩm châu Phi thường áp dụng phương
pháp tham biến để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố đất đai v à cây trồng. Các
mối quan hệ này được biểu thị dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân hạng
được thể hiện dưới dạng % hoặc điểm. Nhiều n ước Châu Âu việc phân hạng v à
đánh giá đất đai được thực hiện theo 2 hướng là: Phân hạng định tính dựa trên các
kết quả nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản xuất của đất đai.
Phân hạng định lượng dựa vào kết quả nghiên cứu các yếu tố kinh tế, để xác định
sức sản xuất thực tế của đất đai (trích dẫn Vũ Đình Hưởng, 2008).
Trong những năm gần đây Trung tâm Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) đ ã tiến
hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở các n ước
nhiệt đới. CIFOR đã tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng là bạch đàn, thông,
keo trồng thuần loài trên các dạng lập địa ở các nước Brazil, Công Gô, Nam Phi,
Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và nay bắt đầu nghiên cứu ở Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các biện pháp xử lý lập địa khác nhau v à các loài cây trồng

7


khác nhau đã có ảnh hưởng rất khác nhau đến độ ph ì đất, cân bằng nước, sự phân
hủy thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng (trích dẫn Vũ Đình Hưởng, 2007).
Theo Nguyễn Ngọc Lung và cộng sự (1999), những năm đầu thế kỷ XX ở
các nước khác nhau người ta đã biết dùng chiều cao lâm phần trong từng độ tuổi để
phân chia cấp đất thay cho dùng chính năng suất của sản phẩm do quan hệ rất chặt
chẽ của chiều cao/tuổi với năng suất gỗ.
Những năm gần đây việc đánh giá đất đai chủ yếu của ng ành Nông nghiệp
tiến hành trên đất đồng bằng phục vụ cho canh tác Nông nghiệp. Đánh giá tiềm
năng sản xuất đất Lâm nghiệp v à hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa, Đỗ Đình
Sâm, Nguyễn Ngọc Bình và cộng sự (1996) đã phân chia thành 4 nhóm đất khác
nhau dựa trên những đặc trưng rất khác biệt giữa các nhóm đất; cụ thể l à nhóm đất

vùng đồi núi, nhóm đất cát ven biển v à nhóm đất ngập mặn sú vẹt, nhóm đất chua
phèn. Các tác giả đã xác định các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá cho từng nhóm đất và
xây dựng được bản đồ tiềm năng sản xuất đất Lâ m nghiệp cho 7 vùng kinh tế Lâm
nghiệp trong cả nước tỷ lệ 1: 250.000. Tuy nhi ên, kết quả trên ở mức độ vĩ mô có
tính chất định hướng.
 Phân hạng đất:
Các nghiên cứu phân hạng đất lâm nghiệp thực hiện chủ yếu đối với một số cây
trồng quan trọng và có ý nghĩa đối với thực tiễn sản xuất. Đó là các rừng trồng bồ đề
cung cấp nguyên liệu giấy được gây trồng mạnh ở vùng trung tâm vào những năm
1960 -1970, rừng trồng thông nhựa gây trồng phổ biến trên đất trống đồi núi trọc trong
toàn quốc, rừng trồng thông ba lá và một số rừng cây đặc sản như hồi, quế, ....
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh tr ưởng rừng bồ đề tự nhiên, rừng trồng
với các yếu tố lập địa và điều kiện gây trồng, Hoàng Xuân Tý (1997) đã đề xuất tiêu
chuẩn đất trồng bồ đề với 3 tiêu chuẩn về: loại đất, độ dày, độ thoái hóa đất và thực
bì chỉ thị và phân hạng đất trồng bồ đề. Có nhiều nghiên cứu về đặc điểm đất trồng
dưới rừng và phân hạng đất trồng rừng thông nhựa như: Lâm Công Định (1977);
Nguyễn Xuân Quát (1985).

8


Ngô Đình Quế (1987) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm đất dưới rừng trồng
thông ba lá tự nhiên và rừng trồng, đã đề xuất lựa chọn đất phù hợp trồng rừng
thông ba lá và phân hạng đất trồng rừng ở Lâm Đồng.
Dựa trên kết quả nghiên cứu tổng hợp về cây hồi và rừng hồi do Viện nghiên
cứu Lâm nghiệp thực hiện vào những năm 1969 -1970, Nguyễn Ngọc Bình đã
nghiên cứu chọn đất trồng hồi và xác lập bảng phân hạng tạm thời đất trồng h ồi áp
dụng ở Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế (1987) đã phân hạng đất trồng quế để xác
định vùng trồng phù hợp. Các tác giả đã đưa ra bảng tiêu chuẩn chọn đất trồng quế

và bảng phân hạng đất trồng q uế ở Quảng Nam.
 Phân chia cấp đất trồng rừng
Xây dựng biểu cấp đất cho một số rừng trồng nh ư: bồ đề, thông ba lá, thông
mã vĩ… Bản chất của cấp đất thể hiệ n mối quan hệ giữa các yếu tố lập địa với sinh
trưởng rừng trồng thông qua chỉ số chiều cao lâm phần (H bq) hoặc chiều cao cây trội
(H dominant) ứng với cấp tuổi nhất định. Dựa v ào sự biến động của chiều cao lâm
phần hoặc chiều cao của các cây trội ở các cấ p tuổi trong các điều kiện ho àn cảnh
khác nhau mà phân chia thành các c ấp đất khác nhau. Thường biểu cấp đất từ 5- 8
cấp, dựa vào biểu cấp đất ta có thể xác định một lâm phần cụ thể , dựa trên cơ sở xác
định các nhân tố về chiều cao, đ ường kính, từ đó cho ta biết được lâm phần sinh
trưởng trong điều kiện lập địa tốt hay xấu. Biểu cấp đất đ ược xây dựng chỉ ra năng
suất của loài cây trên một đơn vị lập địa không đưa ra chi tiết về các yếu tố cấu
thành lập địa đó và mối quan hệ với năng suất cây trồng.
Viên Ngọc Hùng (1985) khi nghiên cứu xây dựng biểu cấp đất thông ba lá ở
Lâm Đồng cho rằng, để xây dựng biểu cấp đất tác giả dựa vào những tầng chính có
chiều cao lớn nhất và chiếm diện tích lớn nhất để lấy số liệu v à dùng phương pháp
xây dựng cấp đất cho rừng đồ ng nhất. Dựa vào biến động của H dom để tính số cây
cần đảm bảo độ chính xác 95%, độ tin cậy 5% th ì có thể chỉ cần đo 10-15 cây. Vào
lâm phần chọn từ 10-15 cây có D lớn nhất rồi đo H của những cây n ày để tính H dom

9


bình quân. Tra ở biểu cấp đất cho thông ba lá ứng với tuổi và chiều cao ta sẽ xác
định được cấp đất cho lâm phần ấy.
Nguyễn Ngọc Lung (1988), cùng tập thể nhiều nhà khoa học nghiên cứu cơ sở
khoa học và kỹ thuật kinh doanh rừng thông ba lá tham gia; Lần đầu tiên nghiên
cứu một cách hệ thống các qui luật sinh trưởng, năng suất, sản lượng rừng cây mọc
nhanh, áp dụng cho thông ba lá bằng phương pháp mô hình hóa, trong đó tham số
thời gian là một quá trình liên tục và lập các bảng biểu dự đoán sinh tr ưởng, sản

lượng bằng một chương trình trên máy tính với đầu vào là cấp đất và tuổi rừng, còn
đầu ra là toàn bộ các chỉ tiêu cần thiết để các chủ rừng chỉ đạo v à gây trồng, tỉa
thưa, tính toán năng suất, phân loại sản phẩm, xác định tuổi chặt trung gian, chặt
chính,… làm cơ sở cho việc hạch toán kinh tế, lựa chọn các phương pháp kinh
doanh tối ưu. Tuy nhiên, việc biết được diện tích của mình thuộc vào cấp đất nào
vẫn còn khó khăn đối với chủ rừng;
 Đánh giá đất đai dựa trên cơ sở lập địa:
Được nghiên cứu ở Việt Nam từ những năm cuối của thập ni ên 60 thế kỷ
trước. Những người tiên phong giới thiệu, hướng dẫn, xây dựng phương pháp hoặc
quy trình lập địa là những chuyên gia người Đức: Lehmann, Thomasius, Loschau v à
Schwanecker. Đặc biệt Schwanecker đã cùng Viện Điều tra quy hoạch rừng xây
dựng được hai công trình có ý nghĩa đó là "Quy trình điều tra lập địa cấp I”và "Phân
vùng sinh trưởng ở nước Việt nam Dân chủ Cộng h òa"(1974). Tuy nhiên, việc vận
dụng quy trình trên còn hạn chế, chủ yếu chỉ là mô tả các điều kiện lập địa trong
thiết kế trồng rừng.
Gần đây Đỗ Đình Sâm (1990) và Tretop (1978, 1985) có đưa ra các bảng
phân loại mới để áp dụng cho Việt Nam, có so sánh với bảng phân loại lập địa ban
đầu của trường phái Nga. Trong đó Đỗ Đình Sâm (1990) có đề nghị xác định mức
độ thoát nước và mức độ khô hạn, mùa khô là một trong những tiêu chuẩn quan
trọng để phân chia lập địa rừng ở Việt Nam. Mức độ khô hạn đ ược chia làm 3 cấp:
rất khô, khô, ẩm và ẩm thường xuyên dựa trên chế độ nhiệt ẩm, đai cao so mặt biển,
đặc điểm đất, địa hình.

10


Đánh giá tiềm năng sản xuất đất L âm nghiệp và hoàn thiện phương pháp
điều tra lập địa. Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2005) đã xác định hệ thống tiêu chuẩn
phân chia dạng lập địa. Tác giả đề xuất 3 nhóm yếu tố tham gia phân chia lập địa:
nhóm yếu tố thổ nhưỡng, địa hình và chế độ thoát, ngập nước.

Năm 1996, Trung tâm Nghiên c ứu sinh thái và Môi trường rừng thuộc Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đ ã tiến hành điều tra khảo sát vùng dự án Việt Đức (KFW1) tại Bắc Giang v à Lạng Sơn và đề xuất phương pháp ứng dụng điều tra
lập địa phục vụ cho trồng rừng. Phương pháp này đã được sử dụng và được đánh
giá có hiệu quả tại các dự án trồng rừng Quốc tế ở Việt Nam nh ư: Dự án trồng rừng
KFW1, KFW2 (Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị), dự án khu vực Lâm nghiệp
ADB (Phú Yên - Gia Lai - Quảng Trị - Thanh Hóa), dự án Lâm nghiệp xã hội Sông
Đà (Sơn La - Lai Châu), dự án trồng rừng KFW3 (Lạng S ơn - Bắc Giang - Quảng
Ninh),... vv. Các yếu tố chủ đạo được xác định là: loại đất và đá mẹ, độ dốc, độ dày
tầng đất, thực bì chỉ thị để phân chia lập địa. Ở các dự án tr ên công tác điều tra lập
địa là bước đi trước thiết kế trồng rừng v à phải được tiến hành trên toàn bộ diện tích
dành cho Lâm nghiệp sau khi quy hoạch sử dụng đất thôn bản đ ược xác lập, loài
cây trồng được xác định đến từng chủ hộ hoặc nhóm hộ tham gia dự án.
Từ 1998 đến 2000 trong khuôn khổ đề t ài cấp nhà nước: “Nghiên cứu những
vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm thực hiện có hiệu quả dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng và hướng tới đóng cửa rừng tự nhi ên” Ngô Đình Quế và cộng sự đã nghiên cứu
xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (cấp vi mô) cho rừng trồng công nghiệp tại
một số vùng sinh thái ở Việt Nam. Tác giả đã lựa chọn các yếu tố chủ đạo cho mỗi
vùng cụ thể. Tuy nhiên, việc ứng dụng phương pháp điều tra lập địa phụ thuộc v ào
điều kiện đặc thù của từng vùng, từng loài cây và yêu cầu của từng dự án.
Phương pháp đánh giá đ ất đai theo hướng dẫn của FAO đã được các nhà
khoa học Việt Nam thử nghiệm v à ứng dụng: Bùi Quang Toản (1985); Vũ Cao Thái
(1989); Vũ Văn An (1990); Nguyễn Quang Trí (1990); Trần An Phong, Phạm
Quang Khánh, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Nhân (1991 -1996) (Trích dẫn Nguyễn
Văn Khiêm, 2010).

11


×