Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

KINH TẾ SẢN XUẤT: TRƯỜNG HỢP CÂY CHÈ OOLONG HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.72 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

THÁI TƯỜNG DÂN

KINH TẾ SẢN XUẤT: TRƯỜNG HỢP CÂY CHÈ OOLONG
HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

THÁI TƯỜNG DÂN

KINH TẾ SẢN XUẤT: TRƯỜNG HỢP CÂY CHÈ OOLONG
HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số : 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học
TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2008



i


KINH TẾ SẢN XUẤT: TRƯỜNG HỢP CÂY CHÈ OOLONG
HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG
THÁI TƯỜNG DÂN
Hội đồng chấm luận văn
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN VĂN NGÃI
Đại học Nông lâm TP.HCM

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
Đại học Kinh tế TP.HCM

3. Phản biện 1:

TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN
Đại học Kinh tế TP.HCM

4. Phản biện 2:

TS. NGUYỄN NGỌC THÙY
Đại học Nông lâm TP.HCM

5. Ủy viên:


TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Đại học Nông lâm TP.HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên Thái Tường Dân, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1975, tại tỉnh Bình Định, con
ông Thái Văn Xuân và bà Nguyễn Thị Xuân
Tốt nghiệp tú tài tại trường Trung học phổ thông An Nhơn 3, An Nhơn Bình Định,
năm 1994.
Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế tại trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
năm 2000
Sau đó về làm việc tại công ty TNHH TÂM CHÂU
Tháng 9 năm 2004 theo học Cao học ngành Kinh tế Nông nghiệp Đại học Nông
Lâm TP. HỒ CHÍ MINH
Tình trạng gia đình: vợ Nguyễn Thị Dưng, kết hôn năm 2002.
Con Thái Nhật Huy, sinh năm 2003
Con Thái Minh Trí, sinh năm 2007
Địa chỉ nhà : Xã Dambri, TX Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Địa chỉ cơ quan: số 11 Kim Đồng – phường 2 – thị xã Bảo Lộc – tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại : 063751279 (nhà riêng), 063751548 (cơ quan)
Mobil: 0908066577.

email:

iii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

THÁI TƯỜNG DÂN

iv


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Đặng Minh Phương, người thầy đã tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế của trường Đại học
Nông Lâm TP. HỒ CHÍ MINH đã tận tình dạy dỗ trong quá trình tôi học tập tại
trường.
Xin chân thành cảm ơn Ông Nguyễn Ngọc Chánh tổng giám đốc công ty TÂM
CHÂU đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
Xin chân thành cảm ơn Ông Bùi Văn Hùng phó tổng giám đốc công ty TÂM
CHÂU đã tạo điều kiện về giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học.
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Tuân và cô Ngô Thị Ngọc Hương,
phòng Sau Đại học đã hỗ trợ và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khoá học này.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng Ban huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu.
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2008
Thái Tường Dân

v



TÓM TẮT
Đề tài “ Kinh tế sản xuất trường hợp cây chè Oolong ở huyện Bảo Lâm, tỉnh
Lâm Đồng” được thực hiện chủ yếu ở huyện Bảo Lâm. Thời gian thực hiện từ tháng
05/2006 đến tháng 05/2007 với mục đích đánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế của
cây chè Oolong và so sánh các chỉ tiêu đó với cây chè địa phương hiện tại
Đề tài đã điều tra chọn mẫu 120 vườn trà trong đó phân lập ra 02 loại giống
đó là giống chè Oolong và giống chè cành TB14.
Sử dụng các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR, PP để đánh giá kết quả và hiệu quả
kinh tế. NPVOolong=366.881.000, NPVTB14=60.250.000, IRROolong=59%, IRRTB14=
29%, BCROolong=1,65 BCRTB14=2,33
Xác định các yếu tố đầu vào X* khi đó Y * = 7.929,3 kg trà búp tươi, lợi
nhuận đạt tối đa tương đương với giá trị 93.650.105 đồng..
Khuyến cáo các hộ dân trồng trà nên sử dụng các mức X i* trên để luôn luôn
mang lại lợi nhuận tối đa trong sản xuất chè Oolong.
Sử dụng các phương pháp phân tích hồi quy chỉ ra rằng nên tăng yếu tố đầu
vào nào sẽ làm cho năng suất tăng, nên giảm một vài yếu tố đầu vào để mà không
ảnh hưởng đến năng suất. Tăng đầu tư phân hữu cơ sẽ làm tăng năng suất chè
Oolong một cách bền vững hơn so với phân vô cơ. Sử dụng phương pháp tối đa
hóa lợi nhuận đề tài đã tính được các mức phân bón và công lao động tối ưu để đạt
lợi nhuận tối đa. Đề tài cũng chỉ ra được khi tăng quy mô diện tích sẽ làm cho năng
suất tăng theo.

vi


ABSTRACT
The topic “Oolong manufacture in Bao Lam District, Lam Dong Province”
was conducted from May, 2006 to May, 2007, the main area of the study was

carryout at Bao Lam District with purpose to analyses and evaluate Oolong tea in
compared with local variety tea. The study was sampling survey on 120 tea farm,
among them selected two tea varieties as Oolong tea and TB14 tea. We used
idicators NPV, IRR, BCR, to evaluate economic efficiency results are
NPVOolong=366.881.000; NPVTB14= 60.250.000; IRROolong= 59%; IRRTB14= 29%;
BCROolong=1, 65; BCRTB14=2,33
Input factors

⎧ X1* = 1.021,82
⎪ *
⎨ X 2 = 426,31
⎪ *
⎩ X 6 = 292,41

Then Y * = 7.929,3 kg of raw tea bud, maximize profits equivalent as
93.650.105 VND.
We recommende that tea farmer can apply abovementioned solution to
maximize profits in Oolong tea production.
Recurrent analysis indicates that increasing some input factor can get high
yield, on the other hand, decreasing some input is not effecting on yield. Oolong
productivities strongly increased when apply more organic fertilizer compared with
mineral fertilizer. Results also show optinal levels of labor and fetilizers. At the
save time, increasing size of area leads to higher productivity.

vii


MỤC LỤC
CHƯƠNG


TRANG

Trang chuẩn Y

i

Lý lịch cá nhân

iii

Lời cam đoan

iv

Lời cảm ơn

v

Tóm tắt

vi

Mục lục

viii

Danh sách các chữ viết tắt

xii


Danh sách các bảng

xiii

Danh sách các hình

xiv

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Các mục tiêu cụ thể

2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1 Đối tượng

3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

3

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4

2.1 Cơ sở lý luận

4


2.2 Đo lường hiệu quả kinh tế

5

2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả

5

viii


2.2.2 Các chi tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư

5

2.2.2.1 Giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value)

5

2.2.2.2 Tỷ suất nội hoàn IRR (Internal Rate of Return)

5

2.2.2.3 Tỷ số lợi ích chi phí BCR (Benefit Cost Ratio)

6

2.3 Phương pháp nghiên cứu

6


2.3.1 Phương pháp phân tích hồi quy

6

2.3.2 Phương pháp tối đa hoá lợi nhuận

7

2.4 Phương pháp nghiên cứu lịch sử

9

2.5 Phương pháp nghiên cứu mô tả

9

2.6 Phương pháp thu thập số liệu

10

3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

11

3.1 Tổng quan về cây chè

11

3.1.1 Tình hình sản xuất chè trên thế giới


11

3.1.2 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam

12

3.1.3 Lịch Sử Phát Triển Cây chè Oolong

15

3.2 Thị trường chè thế giới

15

3.3 Thị trường chè trong nuớc

17

3.4 Tình hình xuất khẩu chè Lâm Đồng thời kỳ 1996 – 2003

17

3.5 Điều kiện sinh thái cây chè

18

3.5.1 Điều kiện khí hậu

18


3.5.2. Điều kiện đất đai

19

3.5.3 Độ cao và địa hình

20

3.6 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng nghiên cứu

20

3.6.1 Vị trí địa lý

20

3.6.2 Địa hình

22

3.6.3 Khí hậu

23

3.7 Tài nguyên nước

23

3.7.1 Nước mặt


23

3.7.2 Nước ngầm

24

ix


3.8 Tài nguyên đất đai

24

3.8.1 Đặc điểm:

24

3.8.2 Tiềm năng sử dụng đất

25

3.9 Dân số và nguồn nhân lực

26

3.9.1 Dân số và phân bố dân cư

26


3.9.2 Lao động

27

3.9.3. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp

27

3.9.4 Trồng trọt

28

3.10 Giao thông

29

3.11 Tổng quan các nghiên cứu trước đây

30

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

32

4.1 Quy trình chăm sóc của cây chè Oolong

34

4.2 Chi phí trồng mới và chăm sóc 3 năm XDCB cho 1ha chè cành TB14


37

4.2.1 Chi phí trồng mới

37

4.2.2 Chi phí chăm sóc 3 năm XDCB cho 1ha chè cành TB14

38

4.3 Chi phí chăm sóc 1ha chè cành TB14 thời kỳ kinh doanh

39

4.4 Hiệu quả kinh tế cho 1ha chè TB14

44

4.5 Chi phí trồng mới và chăm sóc 3 năm XDCB cho 1ha chè Oolong

45

4.5.1 Chi phí trồng mới

45

4.5.2 Chi phí chăm sóc 3 năm XDCB cho 1ha chè Oolong

46


4.6 Chi phí chăm sóc 1ha chè Oolong thời kỳ kinh doanh

48

4.7 Hiệu quả kinh tế cho 1ha chè Oolong

51

4.8 So sánh các chỉ tiêu BCR, NPV, IRR cho chè Oolong và chè TB14

52

4.9 Xác định hàm sản xuất

52

4.9.1 Giả thiết về mối quan hệ giữa các biến.

53

4.9.2 Kiểm định giả thuyết

54

4.9.3 Kiểm định tính hiệu lực của mô hình

54

4.10 Tối đa hóa lợi nhuận


58

4.11 Phân tích lợi nhuận khi giá các yếu tố đầu vào thay đổi

62

x


4.12 Đề xuất một số giải pháp nhằm làm tăng HQSX chè Oolong

63

4.12.1 Định hướng phát triển ngành chè VN từ đây cho đến năm 2010

63

4.12.2 Chính sách phát triển ngành chè Lâm Đồng

64

4.12.3 Một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả sản xuất chè Oolong

64

5. KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ

67

5.1 Kết luận


67

5.2 Đề nghị

68

xi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCR

: Bennefit Cost Ratio ( Tỷ số lợi ích trên chi phí)

NPV

: Net Present Value (Giá trị hiện tại thuần)

IRR

: Rate of Return (Tỷ suất lợi nhuận)

CI

: Cash In Flow (Ngân lưu vào)

CO

: Cash Out Flow (Ngân lưu ra)


NCF

: Net Cash Flow (Ngân lưu ròng)

FC

: Fixed cost (Chi phí cố định)

VC

: Variable Cost (Chi phí biến đổi)

MC

: Marginal Cost (Chi phí biên)

FOC

: Fist Order Codition (Điều kiện bậc nhất)

SOC

: Second Order Codition (Điều kiện bậc hai)

TC

: Total cost (Tổng chi phí)

PP


: Paypak Period (Thời gian hoàn vốn)

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CCDC

: Công cụ dụng cụ

XDCB

: Xây dựng cơ bản

CLC

: Chất lượng cao

CNC

: Công nghệ cao

NSBQ

: Năng suất bình quân.

xii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Sản lượng chè xuất khẩu trên thế giới

16

Bảng 3.2: Phân loại đất huyện Bảo Lâm

24

Bảng 3.3: Tiềm năng mở rộng đất NN theo phân định

25

Bảng 3.4: Mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động các ngành 1995 – 2004. 27
Bảng 3.5: GTSX và cơ cấu GTSX ngành NN Huyện 1995-2004

28

Bảng 4.1: Diện tích chè Oolong toàn Tỉnh

33

Bảng 4.2: Chi phí bình quân 1ha trồng mới chè cành TB14

37

Bảng 4.3: Chi phí xây dựng cơ bản chè TB14

38


Bảng 4.4: Chi phí chăm sóc 1ha chè cành TB14 trong giai đoạn KD

40

Bảng 4.5: Chi phí chăm sóc 1ha chè cành TB14 trong giai đoạn KD

41

Bảng 4.6: Năng suất bình quân chè TB14 ha/năm

43

Bảng 4.7: Ngân lưu tài chính 1ha chè TB14

44

Bảng 4.8: Chi phí bình quân 1ha trồng mới

45

Bảng 4.9: Chi phí bình quân 1ha giai đoạn kiến thiết cơ bản

46

Bảng 4.10: Chi phí bình quân 1ha giai đoạn kinh doanh

48

Bảng 4.11: Chi phí bình quân 1ha giai đoạn kinh doanh


49

Bảng 4.12: Năng suất bình quân chè Oolong ha/năm

50

Bảng 4.13: Ngân lưu tài chính 1ha chè Oolong

51

Bảng 4.14: Các chỉ tiêu BCR, NPV, IRR

52

Bảng 4.15: Giải thích các biến trong mô hình

53

Bảng 4.16: Kết quả ước lượng hồi quy năng suất chè Oolong

54

Bảng 4.17: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.

55

Bảng 4.18: Phân tích lợi nhuận khi giá đầu vào thay đổi

63


xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sản lượng xuất khẩu chè thế giới qua các năm

16

Hình 3.2: Tỷ trọng xuất khẩu chè các doanh nghiệp tại LĐ

17

Hình 3.4: Bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Bảo LâmError!
Bookmark not defined.
Hình 3.5: Diện tích phân bổ trên toàn tỉnh

29

Hình 4.1: Sơ đồ quy trình chăm sóc chè Oolong.

34

Hình 4.2: Chè thu hoạch

36

xiv


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chè là cây công nghiệp có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế và đời sống
của người dân Việt Nam. Chè Việt Nam được xuất khẩu nhiều nước trên thế giới
mang lại ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Vì thế cây chè đã được xây dựng thành
một trong mười chương trình trọng điểm phát triển nông nghiệp ”Kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội của nhà nước Việt Nam đến năm 2010”. Tổng giá trị sản lượng
hàng năm trên 100 triệu USD để phục vụ cho xuất khẩu và nội tiêu. Là cây trồng
đang có khả năng tiến nhanh góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn.
Lâm Đồng là một tỉnh thuộc Tây Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên gần một
triệu héc ta, dân số trên 1,1 triệu người; là Tỉnh có tiềm năng và lợi thế để phát
triển kinh tế xã hội, như tiềm năng về khí hậu, cảnh quan; về rừng và đất rừng; về
đất đai, khí hậu để sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn. Hiện nay, Lâm Đồng là
tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất chè với vùng nguyên liệu khá tập trung
25.740ha chè, chiếm 23% tổng diện tích chè toàn quốc. Sản lượng năm 2006 đạt
trên 170.000 tấn chè búp tươi, năng suất bình quân 6,75 tấn/ha cao gấp 1,3 lần so
với bình quân cả nước. Khoảng 95% diện tích chè của tỉnh tập trung ở Bảo Lộc,
Bảo Lâm, Di Linh, là vùng chuyên canh chè lớn nhất.
Trong những năm qua, ngành chè đã góp phần giải quyết được việc làm, thu
nhập cho hàng vạn lao động, tham gia vào chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi
trọc, bảo vệ môi sinh, môi trường, tạo ra các trung tâm công nghiệp dịch vụ gắn
liền với nông nghiệp, góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho vùng đồng
bào dân tộc và các tầng lớp dân cư địa phương. Có thể nói: Ngành chè đang tham
gia tích cực vào việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn
vùng cao Lâm Đồng nói riêng và ở Tây Nguyên nói chung. Tuy nhiên chất lượng

1



cây giống trong nước còn thấp, công nghệ chế biến lạc hậu, thức uống chè đang bị
cạnh tranh bởi nhiều thức uống khác trên thị trường. Giá trị xuất khẩu thấp do chất
lượng sản phẩm kém. Để khắc phục được những vấn đề trên nhiều doanh nghiệp đã
chủ động nhập cây giống chất lượng cao, và được chăm sóc theo quy trình chè an
toàn. Nguyên liệu trà tươi được chế biến theo quy trình và công nghệ nhập từ Đài
Loan, chất lượng sản phẩm ổn định, giá trị xuất khẩu cao (10.000 –
15.000USD/tấn). Các đơn vị này đi đầu theo hướng ứng dụng CNC đồng bộ từ sản
xuất đến chế biến; đạt hiệu quả kinh tế khá cao, thị trường tiêu thụ ổn định và còn
có thể tăng khối lượng sản phẩm xuất khẩu. Về hiệu quả xã hội, đã có ảnh hưởng
tích cực đến phát triển chè giống chất lượng cao ở khu vực quốc doanh và nông hộ.
Đặc biệt Bảo Lâm có lợi thế phát triển cây chè Oolong, tại thời điểm tháng 06 năm
2006, có khoảng 750ha chè giống Oolong của các công ty và các hộ nông dân và
tập trung nhiều ở vùng Lộc Tân. Do vậy, chúng tôi tập trung nghiên cứu đề tài
“Kinh tế sản xuất: Trường hợp cây chè Oolong tại huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm
Đồng” Mục đích của nghiên cứu giúp cho người làm chè tìm ra lợi nhuận tối ưu, từ
đó có một cách đầu tư hợp lý nhất trong việc sản xuất cây chè Oolong.
Đây cũng là chương trình phù hợp theo Quyết định số 56/2004/QĐ – UB ngày
02 tháng 04 năm 2004 của UBND Tỉnh “Quy hoạch Phát triển Vùng nguyên liệu
Chè chất lượng cao tại Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh và Tp. Đà Lạt” là dự án thành
phần trong chương trình Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao của Tỉnh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài ứng dụng lý thuyết kinh tế sản xuất để tìm ra lợi nhuận tối ưu cho sản
xuất chè Oolong.
1.2.2 Các mục tiêu cụ thể
Xác định hiệu quả kinh tế cây chè Oolong, so sánh hiệu quả kinh tế của cây
chè Oolong với cây chè cành TB14.
Xác định hàm sản xuất để tìm ra mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố đầu
vào.


2


Xác định lợi nhuận tối ưu.
Đề xuất một số giải pháp nhằm làm tăng hiệu quả sản xuất chè Oolong
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Đóng góp phương pháp luận cho hệ thống kinh tế kỹ thuật trong sản xuất chè
Oolong.
Đóng góp cơ sở khoa học cho việc đầu tư và quản lý sản xuất một cách hiệu
quả cho việc sản xuất chè Oolong.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cung cấp thông tin về mức đầu tư và hiệu quả kinh tế của việc trồng chè,
đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách trong việc phát triển chè Oolong tại
Lâm Đồng.
Cung cấp thông tin cho người mới trồng chè Oolong đầu tư mang lại lợi
nhuận tối đa, tránh tình trạng đầu tư lãng phí, chứng minh cho người trồng chè thấy
được chè Oolong hiệu quả kinh tế hơn so với chè cành địa phương.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng
Các vườn trồng chè Oolong và chè cành TB14
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu ngành sản xuất chè Oolong và chè cành ở huyện
Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Lý do chính Lâm Đồng là một tỉnh có diện tích chè lớn
nhất cả nước và được thiên nhiên ưu đãi cho việc phát triển ngành chè.
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 05 năm 2007 đến tháng 06 năm
2008. Các số liệu sơ cấp và thứ cấp được điều tra thu thập từ năm 2006 và 2007.
Trong đề tài này chúng tôi tập trung vào các vấn đề kinh tế sản xuất của việc
sản xuất chè Oolong.


3


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này chúng tôi tổng hợp các lý thuyết liên quan đến việc đánh
giá hiệu quả kinh tế của một loại cây trồng lâu năm. Hiệu quả sản xuất được đánh
giá dựa vào các lý thuyết: phân tích dự án đầu tư NPV, IRR, BCR và các chi tiêu
kinh tế như: lợi nhuận, doanh thu.
2.1 Cơ sở lý luận
Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đều phải đánh giá hiệu quả kinh
tế của nó. Điều đó đặt ra như một tất yếu khách quan, nguyên tắc cơ bản và là tư
tưởng xuyên suốt của bất cứ ai khi bước vào lĩnh vực kinh tế trong mọi hình thái
kinh tế xã hội. Chỉ có hiệu quả kinh tế ngày càng cao thì mới có thể tích luỹ và đáp
ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng. Từ đó việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế được đặt
ra như một tất yếu khách quan có ý nghĩa chiến lượt đối với việc phát triển xã hội.
Trên cơ sở hiệu quả kinh tế đạt được trong lĩnh vực sản xuất, nó là nền tảng để nâng
cao mức sống vật chất, tinh thần trong toàn bộ xã hội. Và là căn cứ quan trọng để
đánh giá thành tích của mỗi đơn vị, mỗi ngành sản xuất trong nền kinh tế của đất
nước.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan được áp dụng ở mọi hình thái
kinh tế xã hội. Ở đó người ta tính toán những kết quả đạt được trên một chi phí bỏ
ra hoặc trên một lượng doanh thu,…
Hiệu quả kinh tế nói lên sự ràng buộc của những mối quan hệ kinh tế xã hội
nhất định như: quan hệ sản xuất, phân phối, trao đổi tiêu dùng, đồng thời nói lên sự
tăng giảm chi phí và kết quả của quá trình sản xuất.

4



2.2 Đo lường hiệu quả kinh tế
2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả
Doanh thu là chỉ tiêu được tính bằng tiền phản ánh kết quả thu được từ một
hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh thu = sản lượng * đơn giá
Tổng chi phí: Tổng chi phí trong sản xuất chè cành TB14 và chè Oolong bao
gồm: chi phí đầu tư trong quá trình sản xuất, chi phí vật tư bao gồm (phân bón,
thuốc trừ sâu, chi phí nguyên nhiên vật liệu), khấu hao tài sản cố định, chi phí lao
động, chi phí khác phục vụ cho sản xuất vườn cây.
Lợi nhuận: là giá trị chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí sản xuất và
được tính bằng tiền. Lợi nhuận = doanh thu - chi phí
2.2.2 Các chi tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư
2.2.2.1 Giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value)
Còn gọi là hiện giá ròng hay là hiện giá thuần, là hiệu số giữa giá trị hiện tại
PV (Present value) được tính theo một suất chiết khấu nào đó của dòng ngân lưu thu
nhập mà dự án sẽ mang lại trong tương lai so với hiện giá của các khoản đầu tư phải
bỏ ra cho dự án.
Ta có công thức

NCFi

n

NPV = ∑
i =0

(1 + r )i

NCFi = CI – CO
NCF (Net Cash Flow)
CI (Cash in Flow) ngân lưu vào

CO (Cash Out Flow) ngân lưu ra
i: số thứ tự năm đầu tư (chu kì kinh tế của cây trà)
n: Số năm đầu tư
r: suất chiết khấu
2.2.2.2 Tỷ suất nội hoàn IRR (Internal Rate of Return)
IRR còn gọi là tỷ suất hoàn vốn nội tại hay nội suất hoàn vốn, là tỷ suất chiết
khấu mà tại đó hiện giá ròng (NPV =0) bằng zero, tức là giá trị hiện tại của dòng

5


thu nhập tính theo tỷ suất chiết khấu đó cân bằng với hiện giá vốn đầu tư
(Investment)
IRR dùng để thẩm định sự đánh giá của dự án. Nếu IRR của dự án lớn hơn
suất sinh lời kỳ vọng (suất sinh lời mong muốn) hoặc là lớn hơn tỷ suất lãi vay hoặc
suất chiết khấu thị trường thì dự án được đánh giá là có hiệu quả và chấp nhận thực
hiện
IRR = r1 +

NPV1 * (r2 − r1 )
NPV1 + NPV2

2.2.2.3 Tỷ số lợi ích chi phí BCR (Benefit Cost Ratio)
Tỷ số lợi ích chi phí ký hiệu BCR được tính bằng tổng lợi ích đã tính chiết
khấu (quy về hiện tại) chia cho các chi phí đã tính chiết khấu (quy về hiện tại).
n

BCR =

CI


∑ (1 + r )

t

i −0
n

CO

∑ (1 + r )
i =0

t

BCR >1 suy ra được đầu tư có lời. Trong đề tài này có thể so sánh BCR chè
Oolong với BCR chè cành hiện tại, BCR nào lớn hơn thì sẽ hiệu quả hơn.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp phân tích hồi quy
Phương pháp phân tích hồi quy nghiên cứu mối quan hệ giữa một yếu tố phụ
thuộc (biến được giải thích) với một hoặc nhiều yếu tố độc lập (biến giải thích).
Dạng tổng quát: Y=F(X1,X2,X3,…,Xn), trong đó Y biến phụ thuộc, Xi là biến độc
lập.
Dạng hàm hồi quy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy luật sinh học của
cây trồng, số liệu điều tra thực tế, kinh nghiệm của người nghiên cứu và các lý
thuyết kinh tế.
Sử dụng phương pháp OLS để xây dựng hàm hồi quy về mối quan hệ giữa
biến phụ thuộc với các biến độc lập. Biến phụ thuộc trong trường hợp này là năng
suất cây trồng, biến độc lập trong đề tài này như là : Phân bón, thuốc BVTV, nhân


6


công, tuổi vườn cây, diện tích,…Các biến độc lập của hàm hồi quy dựa trên quy
trình sản xuất và chúng có quan hệ với biến phụ thuộc.
Khi kiểm tra chất lượng mô hình, cần phải xem xét mức độ biến động của biến
phụ thuộc được giải thích bỡi các biến độc lập là bao nhiêu %.
Khi phân tích hồi quy, ta cần xem xét sự thoả mãn các giả thuyết của mô hình.
Cần phải có sự kiểm định các giả thuyết H0 và H1 của cá thông số ước lượng để biết
được các biết độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc hay không. Đồng thời phải
xem xét sự vi phạm giả thuyết của mô hình: như hiện tượng đa cộng tuyến
(Multicollinearity); hiện tượng tự tương quan (Autocorelation); hiện tượng phương
sai sai số không đồng đều (Heteroscedasticity):
Hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) xảy ra khi tồn tại một mối quan
hệ tuyến tính hoàn hảo hay xấp xỉ hoàn hảo giữa một vài hay tất cả các các biến số
“giải thích” trong mô hình hồi quy.
Hiện tượng tự tương quan (Autocorelation) là hiện tượng mà một số hạn sai số
(error term) của một mẫu quan sát cụ thể nào đó của tổng thể có quan hệ tuyến tính
với một hay nhiều các số hạng sai số của các mẫu quan sát khác trong thể, cụ thể :
E(ui, uj) ≠ 0 Cov(ui, uj) ≠ 0 ∀ i≠j
Hiện tượng phương sai sai số không đồng đều (Heteroscedasticity) là hiện
tượng mà các phương sai của đường hồi quy của tổng thể ứng với các giá trị của các
biến độc lập là khác nhau.
Var(εt) ≠)2 Với t = 1, 2, …, n (n số mẫu quan sát).
Sử dụng hàm hồi quy để mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến
độc lập, thông qua giá trị của các hệ số hồi quy, kiểm định thống kê hệ số của các
biến này để phản ánh mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Hàm hồi quy năng suất và các yếu tố đầu vào được xem là giải pháp thực hiện tối đa
hoá lợi nhuận.
2.3.2 Phương pháp tối đa hoá lợi nhuận

Là việc phối hợp các yếu tố đầu vào Xi để lợi nhuận đạt được tối đa.
Xây dựng mô hình:

7


Max ∏ = P*Y – TC = P*Y – Pi*Xi – FC
Subject to: Y = F(Xi), i = 1, …, n
Trong đó :
P: giá chè búp tươi (đồng/kg)
TC – Total cost: tổng chi phí (đồng)
Pi giá yếu tố sản xuất thứ I
Xi : lượng các yếu tố sản xuất thứ I
Dùng kỹ thuật Lagrance:
Hàm Lagran có dạng : L = ∏ + μ [F(Xi) – Y]
Điều kiện bậc nhất (FOC – Fist Order Codition)
∂L
∂L
∂L

∂X 1
∂X 2
∂X 3

=0
=0
=0


∂L


∂X n

=0

Điều kiện bậc hai (SOC – Second Order Codition)

∂⎛⎜ ∂L
∂X 1 ⎟⎠

f11 =

f 21

∂X 1


∂⎛⎜ ∂L
∂X 2 ⎟⎠

=

∂X 1

; f 12


∂⎛⎜ ∂L
∂X 1 ⎟⎠


=

; f 22


∂⎛⎜ ∂L
∂X 2 ⎟⎠

=

; f 12


∂⎛⎜ ∂L


X
n⎠
= ⎝

∂X 2

; … ; f 1n

∂X 2


∂⎛⎜ ∂L
∂X 1 ⎟⎠


=

∂X n

; … ; f 2n


∂⎛⎜ ∂L
∂X 2 ⎟⎠

=

; … ; f 1n


∂⎛⎜ ∂L


X
n ⎠
= ⎝

∂X n

...
f n1


∂⎛⎜ ∂L



X
n⎠
= ⎝

∂X 1

∂X 2

Theo ma trận Hessian, ta có

8

∂X n


⎡ f 11 f 12 ... f 1 n ⎤
⎢ f f ... f ⎥
2n ⎥
[H ] = ⎢⎢ 21 22

...


⎣ f n 1 f n 2 ... f nn ⎦
Để hàm số đạt cực đại thì ma trận Hessian (H) phải xác định âm
Tức là:
H

1


H

2

=
=

f 11

< 0

f 11 f 12
f

21

f

> 0

22

f 11 f 12 ... f 1
H

j

=


j

f

21

f

22

... f

2 j

...
f

j1

f

j2

... f

jj

< 0

Với j là số nguyên, lẻ.

Khi đó mức sản lượng các yếu tố đầu vào tối ưu là : X 1* , X 2* , X 3* ,..., X n*
Và mức sản lượng tối đa là Y

*

= F ( X i* ), i = 1,..., n

2.4 Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Nghiên cứu lịch sử là một phương pháp thu thập có hệ thống và đánh giá
khách quan các số liệu sơ cấp và thứ cấp, những hiện tượng đã xảy ra trong quá
khứ, mục đích kiểm tra những giả thuyết liên quan đến nguyên nhân, tác động, hoặc
xu hướng phát triển của các hiện tượng trong quá khứ. Mục đích của nghiên cứu
lịch sử được ứng dụng trong đề tài này, đưa ra những hạn chế về mặt kinh tế trước
đây của việc sản xuất chè giống cũ lạc hậu kém hiệu quả, và khuyến cáo bà con
nông dân, trồng loại giống mới chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
2.5 Phương pháp nghiên cứu mô tả
Nghiên cứu mô tả liên quan đến việc thu thập thông tin, để kiểm chứng những
giả thuyết hay giải quyết một câu hỏi có liên quan đến tình trạng hoặc một đối
tượng nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả được ứng dụng trong đề tài này, thu thập số
liệu thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn, quan sát bằng các câu hỏi đã soạn sẵn,

9


đo lường các vấn đề hiện hữu, chọn lọc các số liệu điều tra để phục phục vụ mục
đích nghiên cứu.
2.6 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu sơ cấp: chúng tôi tiến hành xây dựng biểu mẫu câu hỏi, bao
gồm 2 phần: định tính và định lượng (câu hỏi được thiết kế trong phần phụ lục).
Chọn 60 mẫu trồng chè Oolong, các mẫu này bao gồm các hộ dân và các nông

trường và 60 mẫu chè cành TB14 của các hộ dân và các nông trường, tổng cộng 17
xã trên toàn huyện Bảo Lâm.
Thu thập số liệu thứ cấp: các thông tin liên quan trên địa bàn nghiên cứu, điều
kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, được lấy từ phòng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Huyện. Và các số liệu trên tạp chí chè 2007, hiệp hội chè Việt Nam.
Xử lý số liệu : Số liệu sau khi điều tra xong được tổng hợp và phân tích trên
phần mền Excel, Eviews, nhằm trình bày kết quả nghiên cứu.
Vận dụng lý thuyết kinh tế vi mô và lý thuyết kinh tế lượng để làm phương
pháp nghiên cứu, thực hiện các mô hình ước lượng, phân tích dự án so sánh hiệu
quả đầu tư của hai loại cây trồng.

10


×