Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY HỒ TIÊU TẠI HUYỆN LỘC NINH - TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************

TRẦN QUỐC HOÀI

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TUYẾN TRÙNG TRÊN
CÂY HỒ TIÊU (PIPER NIGRUM L.) TẠI
HUYỆN LỘC NINH - TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************

TRẦN QUỐC HOÀI

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TUYẾN TRÙNG
TRÊN CÂY HỒ TIÊU (PIPER NIGRUM L.) TẠI
HUYỆN LỘC NINH - TỈNH BÌNH PHƯỚC

Chuyên ngành: Bảo vệ Thực vật
Mã số ngành: 60 – 62 – 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:


PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Cúc

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TUYẾN TRÙNG
TRÊN CÂY HỒ TIÊU (PIPER NIGRUM L.) TẠI
HUYỆN LỘC NINH - TỈNH BÌNH PHƯỚC
TRẦN QUỐC HOÀI

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS. TS Trần Thị Thu Thủy
Đại học Cần Thơ

2. Thư ký:

TS. Từ Thị Mỹ Thuận
Đại học Nông Lâm TP.HCM

3. Phản biện 1:

GS. TS. Nguyễn Thơ
Hội Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam

4. Phản biện 2:

TS. Lê Đình Đôn

Đại Học Nông Lâm TP.HCM

5. Ủy Viên:

PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Cúc
Đại học Cần Thơ

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Trần Quốc Hoài sinh ngày 10 tháng 06 năm 1984 tại huyện Tuy
Phước, tỉnh Bình Định. Con Ông Trần Quốc Ẩn và Bà Nguyễn Thị Biên.
Tốt nghiệp THPT tại Trường Trung Học Phổ Thông Tuy Phước I, huyện Tuy
Phước, tỉnh Bình Định, năm 2002.
Tốt nghiệp Đại học ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp hệ chính quy tại Đại
học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, năm 2006.
Tháng 10 năm 2007 theo học Cao học ngành Bảo Vệ Thực Vật tại Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ Phan Ngọc Hồng sinh năm 1983, năm kết hôn 2008.
Địa chỉ liên lạc: Xóm Lộc An, thôn Lộc Hạ, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định.
Điện thoại: 0168.588.1.906
Email:

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Trần Quốc Hoài

ii


LỜI CẢM TẠ
Để có được những kết quả ngày hôm nay con xin gởi lòng thành kính biết ơn
và thiêng liêng nhất đến công lao sinh thành và nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ.
Em xin gởi đến cô PGS.TS Nguyễn Thị Thu Cúc, giáo viên hướng dẫn lòng
thành kính biết ơn sâu sắc. Cô đã tận tình dìu dắt và chỉ bảo, động viên em trong
suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin gởi đến tất cả thầy cô đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập lòng biết ơn sâu sắc.
Thành thật cảm tạ: Anh Nguyễn Trọng Nhâm, Nguyễn Thanh Sơn, các bạn
Trần Ngọc Nữ, Nguyễn Thị Hồng Nga, Từ Ngọc Hiếu, …, các anh trong trạm
Khuyến Nông huyện Lộc Ninh và các hộ nông dân tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình
Phước đã tận tình động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt
nghiệp.

Trần Quốc Hoài

iii


TÓM TẮT

Đề tài: “Khảo sát bệnh tuyến trùng trên cây Hồ tiêu (Piper Nigrum L.)
tại huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước”.
Kết quả điều tra, nghiên cứu trên 30 vườn tiêu thuộc huyện Lộc Ninh, tỉnh
Bình Phước trong thời gian từ tháng 03 đến tháng 12 năm 2009 đã ghi nhận được
sự hiện diện của 19 loài tuyến trùng, bao gồm Meloidogyne incognita, Meloidogyne
arenarea, Tylenchulus semipenetrans, Rotylenchulus reniformis, Hoplolaimus sp.,
Helicotylenchus sp., Ditylenchus sp., Tylenchorhynchus sp., Discocriconemella sp.,
Criconemella sp., Pratylenchus sp., Cephalenchus sp., Aglenchus sp., Tylenchus
sp.1, Tylenchus sp.2, Aphelenchus sp.1, Aphelenchus sp.2, Aphelenchoides sp.,
Xiphinema sp.. Trong đó, Meloidogyne spp., Tylenchulus semipenetrans,
Rotylenchulus reniformis là 3 nhóm, loài tuyến trùng ký sinh, hiện diện quan trọng
nhất, với tỷ lệ hiện diện rất cao, từ 80 % đến 100 % trên các vườn khảo sát. Kết
qủa khảo sát ghi nhận không ghi nhận có sự khác biệt rõ nét về mật số tuyến trùng
Meloidogyne spp. và Tylenchulus semipenetrans giữa mùa mưa và mùa nắng.
Tuyến trùng Meloidogyne hiện diện với mật số cao trên hầu hết các cây khảo sát
nhưng mức độ bướu rễ trên cây thấp, bên cạnh đó, mặc dù triệu chứng vàng lá xuất
hiện khá phổ biến trên các vườn tiêu khảo sát (55,8 % số cây điều tra), nhưng triệu
chứng vàng lá chỉ thể hiện ở cấp độ nhẹ. Trong 4 giống tiêu được khảo sát, giống
tiêu Vĩnh Linh là giống ít mẫn cảm với tuyến trùng nhất. Cây tiêu trồng với nọc cây
Anh Đào (Gliricidia sepium ) có mức độ nhiễm tuyến trùng thấp nhất so với cây
tiêu trồng với nọc cây Keo (Leucaena leucocephala) và nọc cây Gòn (Ceiba
pentandra). Tại Lộc Ninh, mật số tuyến trùng ký sinh trên cây tiêu trồng trên đất đỏ
(Ferralsols) cao hơn trên đất xám (Acrisols).
Từ khóa: Bệnh vàng lá, cây tiêu, Lộc Ninh, Meloidogyne, Piper nigrum,
Rotylenchulus reniformis, Tylenchulus semipenetrans, tuyến trùng.

iv


ABSTRACT

The thesis: “Nematode disease on black pepper (Piper nigrum L.) in Loc
Ninh district, Binh Phuoc provinces”.
Through field survey by soils and roots analysis on 30 black pepper (Piper
nigrum L.) fields in Loc Ninh district, Binh Phuoc provinces from April to
December 2009, 19 species of plant nematodes were recorded as follows:
Meloidogyne incognita, Meloidogyne arenarea, Tylenchulus semipenetrans,
Rotylenchulus reniformis, Hoplolaimus sp., Helicotylenchus sp., Ditylenchus sp.,
Tylenchorhynchus sp., Discocriconemella sp., Criconemella sp., Pratylenchus sp.,
Cephalenchus sp., Aglenchus sp., Tylenchus sp.1, Tylenchus sp.2, Aphelenchus sp.1,
Aphelenchus sp.2, Aphelenchoides sp., Xiphinema sp. Among them, M. incognita,
Rotylenchulus reniformis, Tylenchulus semipenetrans are the three most important
nematodes, which were present at a very high density of up to 80 % in all survey
fields. The results showed that the population density of Meloidogyne spp.and T.
sempenetrans wasn’t different between the rainy and dry season. Meloidogyne
spp. had a high density on most survey plants, but the degree of root-knots was
quite low. Although yellow leaf symptoms were common on survey fields (55,8%
of survey plants), the degree of yellow leaf symptoms was also low. Among the
four common growing black pepper varieties (Vinh Linh, Trung, Se and India
varieties), Vinh Linh variety showed more tolerant in compared with the others. For
living standards (supporting trees for black pepper), the nematode had the lowest
density on cherry (Gliricidia sepium) in compared with Leucaena (Leucaena
leucocephala) and silk cotton (Ceiba pentandra). It also showed that in Loc Ninh,
the density of nematode on Ferralsols soils was higher than on Acrisols soils.
Keywords: Loc Ninh, black pepper, Meloidogyne, Piper nigrum, plant nematodes,
Rotylenchulus reniformis, Tylenchulus semipenetrans, yellow leaf disease.

v


MỤC LỤC

CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa
Trang Chuẩn Y
Lý Lịch Cá Nhân .................................................................................................. i
Lời Cam đoan ...................................................................................................... ii
Lời Cảm tạ.......................................................................................................... iii
Tóm tắt ............................................................................................................... iv
Mục Lục ............................................................................................................. vi
Danh sách các chữ viết tắt.................................................................................. xi
Danh sách các hình ........................................................................................... xii
Danh sách các bảng .......................................................................................... xiii
Chương 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài..................................................................................................... 3
1.4 Yêu cầu của đề tài .................................................................................................... 3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 4
2.1. Tuyến trùng ............................................................................................................. 4
2.1.1 Sơ lược về tuyến trùng .......................................................................................... 4
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học ............................................................................. 5
2.1.3 Phân loại tuyến trùng ............................................................................................ 7
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng lên tuyến trùng thực vật .................................................... 8
2.1.5 Triệu chứng gây hại của tuyến trùng .................................................................... 9
2.1.6. Các nhóm tuyến trùng ký sinh quan trọng trên tiêu ........................................... 11

vi



2.1.6.1 Tuyến trùng Meloidogyne ................................................................................ 12
2.1.6.2 Tuyến trùng Tylenchulus .................................................................................. 12
2.1.6.3 Tuyến trùng Rotylenchulus .............................................................................. 13
2.1.6.4 Tuyến trùng Helicotylenchus ........................................................................... 14
2.1.7. Quan hệ tương hỗ giữa tuyến trùng và các vi sinh vật khác .............................. 14
2.1.7.1 Tuyến trùng và nấm bệnh................................................................................. 14
2.1.7.2 Tuyến trùng và vi khuẩn .................................................................................. 15
2.1.7.3 Tuyến trùng và vi rút ........................................................................................ 16
2.1.8. Các biện pháp phòng trừ tuyến trùng ................................................................. 17
2.1.8.1 Ngăn ngừa ........................................................................................................ 17
2.1.8.2 Luân canh ......................................................................................................... 17
2.1.8.3 Biện pháp canh tác ........................................................................................... 18
2.1.8.4 Các biện pháp vật lý ......................................................................................... 19
2.1.8.5 Chọn giống kháng và giống chống chịu bệnh .................................................. 19
2.1.8.6 Biện pháp sinh học ........................................................................................... 19
2.1.8.7 Biện pháp hóa học ............................................................................................ 20
2.2. Cây tiêu ................................................................................................................. 20
2.2.1 Nguồn gốc và phân bố ........................................................................................ 20
2.2.2 Giống tiêu ........................................................................................................... 21
2.2.3 Kỹ thuật canh tác ................................................................................................. 22
2.3. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội địa phương ....................................................... 26
2.3.1 Tỉnh Bình Phước ................................................................................................. 26
2.3.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước .............. 29
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 32
3.1. Nội dung và phương tiện nghiên cứu .................................................................... 32
3.1.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 32
3.1.2 Phương tiện nghiên cứu ...................................................................................... 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 33

3.2.1 Điều tra nông hộ .................................................................................................. 33

vii


3.2.2. Điều tra ngoài đồng và thu thập mẫu ................................................................. 33
3.2.2.1 Điều tra ngoài đồng .......................................................................................... 33
3.2.2.2 Thu thập mẫu.................................................................................................... 33
3.2.3. Khảo sát mẫu tại phòng thí nghiệm ................................................................... 34
3.2.3.1 Phương pháp trích tuyến trùng ......................................................................... 34
3.2.3.2 Phương pháp xác định thành phần và đếm mật số tuyến trùng ....................... 37
3.2.3.3 Phương pháp thu mẫu, đánh giá mức độ bướu rễ và triệu chứng vàng lá ....... 39
3.2.3.4 Chỉ tiêu khảo sát ............................................................................................... 40
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 41
4.1. Tình hình canh tác Hồ tiêu tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước ....................... 41
4.1.1. Đặc điểm canh tác .............................................................................................. 41
4.1.1.1 Giống Hồ tiêu ................................................................................................... 43
4.1.1.2 Nọc trồng tiêu................................................................................................... 45
4.1.1.3 Bón phân cho cây Hồ tiêu ................................................................................ 47
4.1.2. Tình hình dịch hại trên các vườn điều tra .......................................................... 49
4.1.2.1 Thành phần côn trùng và bệnh gây hại trên các vườn điều tra ........................ 49
4.1.2.2 Sự hiểu biết của nông dân về sâu bệnh hại ...................................................... 50
4.2 Thành phần và mật số tuyến trùng ký sinh thực vật được phát hiện trong
các mẫu rễ và đất trồng Hồ tiêu tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước............... 51
4.3 Ảnh hưởng của mùa mưa và mùa nắng đến mật số tuyến trùng ............................ 56
4.4. Một số đặc điểm hình thái và sự phân bố của các giống tuyến trùng ................... 58
4.4.1 Tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne spp. (Tylenchida – Heteroderidae) .............. 58
4.4.2 Tylenchulus semipenetrans ................................................................................. 61
4.4.3. Họ Hoplolaimidae .............................................................................................. 62
4.4.3.1 Rotylenchulus reniformis ................................................................................. 62

4.4.3.2 Helicotylenchus sp. .......................................................................................... 64
4.4.3.3 Hoplolaimus sp................................................................................................. 65
4.4.4 Giống Aphelenchus ............................................................................................ 65
4.4.5. Họ Criconematidae............................................................................................. 67

viii


4.4.5.1 Discocriconemella sp. ...................................................................................... 67
4.4.5.2 Criconemella sp. .............................................................................................. 68
4.4.6. Họ Tylenchidae .................................................................................................. 69
4.4.6.1 Giống Tylenchus .............................................................................................. 69
4.4.6.2 Cephalenchus sp............................................................................................... 69
4.4.6.3 Aglenchus sp..................................................................................................... 70
4.4.7. Các loài tuyến trùng ký sinh khác ...................................................................... 70
4.4.7.1 Pratylenchus sp. ............................................................................................... 70
4.4.7.2 Aphelenchoides sp. ........................................................................................... 71
4.4.7.3 Ditylenchus sp. ................................................................................................. 72
4.4.7.4 Tylenchorhynchus sp. ....................................................................................... 72
4.4.7.5 Xiphinema sp. ................................................................................................... 73
4. 5. Sự gây hại của Meloidogyne trên cây Hồ tiêu tại Lộc Ninh, Bình Phước ........... 74
4.5.1 Đánh giá sự liên hệ giữa mức độ bướu và mật số Meloidogyne ......................... 75
4.5.2 Tình hình triệu chứng vàng lá trên các vườn tiêu khảo sát và mật số
tuyến trùng ........................................................................................................... 76
4.6 Tình hình bệnh chết nhanh trên các vườn tiêu khảo sát và mật số
tuyến trùng ........................................................................................................... 77
4.7. Ảnh hưởng một số yếu tố thuộc hiện trạng sản xuất có liên quan đến
bệnh tuyến trùng trên Hồ tiêu .............................................................................. 79
4.7.1 Mức độ nhiễm bệnh tuyến trùng của một số giống Hồ tiêu phổ biến
tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước .................................................................. 80

4.7.2 Ảnh hưởng của việc sử dụng các loại nọc trồng Hồ tiêu khác nhau
đến mức độ nhiễm tuyến trùng của cây Hồ tiêu .................................................. 81
4.7.3 Ảnh hưởng của các loại đất khác nhau đến mức độ nhiễm bệnh
tuyến trùng của cây Hồ tiêu ................................................................................. 82
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 85
5.1 Kết Luận ................................................................................................................. 85
5.2 Đề Nghị .................................................................................................................. 86

ix


TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 87
PHỤ LỤC I ................................................................................................................. 93
PHỤ LUC II .............................................................................................................. 108
PHIẾU ĐIỀU TRA................................................................................................... 119
Bảng đồ tỉnh Bình Phước ........................................................................................... 124

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTSX: giá trị sản xuất.
NN-PTNT: nông nghiệp – phát triển nông thôn.
NĐ-CP: nghị định – chính phủ.
KTXH: kinh tế xã hội.
IJ2: ấu trùng tuổi 2.

xi



DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 3.1: Sơ đồ ly trích tuyến trùng trong đất qua các hệ thống rây ....................... 36
Hình 4.1: Một số giống tiêu ..................................................................................... 45
Hình 4.2: Cây tiêu trồng với một số loại nọc ........................................................... 46
Hình 4.3: Một số loại côn trùng và bệnh hại trên tiêu .............................................. 49
Hình 4.4: Tuyến trùng Meloidogyne ........................................................................ 59
Hình 4.5: Vân hậu môn M. arenaria và M. incognita ............................................. 60
Hình 4.6: Tylenchulus semipenetrans ...................................................................... 61
Hình 4.7: Hình thái con đực và con cái Rotylenchulus reniformis .......................... 62
Hình 4.8: Con cái Helicotylenchus sp. ..................................................................... 64
Hình 4.9: Hình thái ấu trùng Hoplolaimus sp. ......................................................... 65
Hình 4.10: Con cái Aphelenchus sp.1....................................................................... 66
Hình 4.11: Hình thái, đầu và đuôi của con cái Aphelenchus sp.2 ............................ 66
Hình 4.12: Con cái loài Discocriconemella sp. ........................................................ 67
Hình 4.13: Con cái loài Criconemella sp. ................................................................ 68
Hình 4.14: Hình thái con cái loài Tylenchus sp.1 và Tylenchus sp.2 ....................... 68
Hình 4.15: Hình thái, đầu và đuôi ấu trùng loài Cephalenchus sp. ......................... 69
Hình 4.16: Hình thái, đầu và đuôi con đực Aglenchus sp. ....................................... 70
Hình 4.17: Hình thái, đầu và đuôi con cái Pratylenchus sp. .................................... 71
Hình 4.18: Hình thái, đầu và đuôi ấu trùng loài Aphelenchoides sp. ....................... 71
Hình 4.19: Hình thái, đầu và đuôi con đực Ditylenchus sp. ..................................... 72
Hình 4.20: Con cái loài Tylenchorhynchus sp.......................................................... 73
Hình 4.21: Đầu và đuôi loài Xiphinema sp. ............................................................. 73
Hình 4.22: Rễ tiêu bị bướu. ...................................................................................... 74
Hình 4.23: Cây tiêu bị rụi và mạch dẫn trong thân bị đen do bệnh chết nhanh ....... 78


xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Lượng phân bón cho một gốc tiêu/năm ................................................... 24
Bảng 4.1: Một số đặc điểm canh tác Hồ tiêu tại huyện Lộc Ninh ........................... 42
Bảng 4.2: Các loại giống và nọc trồng Hồ tiêu tại huyện Lộc Ninh ....................... 44
Bảng 4.3: Tình hình sử dụng phân vô cơ tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước ..... 48
Bảng 4.4: Thành phần tuyến trùng hiện diện trong đất và rễ tiêu khảo sát ............. 52
Bảng 4.5: Mức độ phong phú và phổ biến của các giống tuyến trùng
trên các vườn điều tra ............................................................................... 55
Bảng 4.6: Mật số tuyến trùng ký sinh trên đất và rễ tiêu tại Lộc Ninh
vào mùa mưa và mùa nắng ....................................................................... 57
Bảng 4.7: Mức độ bướu và mật số* trung bình của tuyến trùng ký sinh
trên các địa bàn khảo sát tại Lộc Ninh, Bình Phước ................................ 75
Bảng 4.8: Mức độ vàng lá và mật số* tuyến trùng Meloidogyne spp.
trên các vườn khảo sát tại Lộc Ninh, Bình Phước vào mùa nắng ............ 76
Bảng 4.9: Mức độ nhiễm bệnh chết nhanh và mật số* tuyến trùng ký sinh thực vật,
tuyến trùng Meloidogyne spp. trên các vườn khảo sát ............................. 79
Bảng 4.10: Mật số trung bình của tuyến trùng ký sinh trên một số giống tiêu
tại Lộc Ninh, Bình Phước ......................................................................... 80
Bảng 4.11: Mật số trung bình của tuyến trùng ký sinh trên tiêu trồng
với một số loại nọc tại Lộc Ninh, Bình Phước ......................................... 82
Bảng 4.12: Thành phần tuyến trùng ký sinh trên cây tiêu trồng
trên 2 loại đất khác nhau tại huyện Lộc Ninh, Bình Phước ..................... 83
Bảng 4.13: Mật số trung bình của tuyến trùng ký sinh khảo sát

trên cây tiêu trồng trên 2 loại đất khác nhau tại Lộc Ninh ....................... 84

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây trồng có giá trị xuất khẩu cao ở các
nước như Ấn Độ , Indonesia, Malayxia, Thái Lan, Sri Lanka, Brazil, Trung Quốc và
Việt Nam (Nair, 2004). Việt Nam hiện nay đang dẫn đầu về sản xuất và xuất khẩu
hồ tiêu trên thế giới. Theo số liệu của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn), lượng tiêu xuất khẩu trong nửa đầu năm 2009 đạt
65 ngàn tấn, kim ngạch 149 triệu USD (Tài Chính Quốc Tế, 2009). Các vùng trồng
tiêu chủ yếu của nước ta tập trung từ Quảng Trị đến các vùng đất đỏ cao nguyên
Trung bộ, Đông Nam bộ và Phú Quốc – Hà Tiên. Định hướng của ngành sản xuất
hồ tiêu đến năm 2010 – 2020 giữa diện tích khoảng 50.000 ha, giá trị xuất khẩu đạt
trên 240 triệu USD/năm (Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 2005).
Với việc mang lại giá trị kinh tế cao, cây tiêu cũng là một trong những loại
cây trồng xóa đói giảm nghèo và giúp nông dân làm giàu. Nó có thể được xem là
cây trồng đầu tiên được nghĩ tới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nhiều địa
phương, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên việc tăng nhanh
về diện tích và đầu tư thâm canh để tăng năng xuất sản lượng hồ tiêu đã tạo điều
kiện thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh nguy hiểm phát sinh gây hại. Trong đó,
nghiêm trọng nhất là các bệnh do nấm Phytophthora, Fusarium và tuyến trùng
(Kularatne, 2002). Riêng đối với tuyến trùng, Sundararaju và ctv (1979) ghi nhận có
48 loài tuyến trùng thuộc 29 giống, trong khi đó Ramana và Eapen (2000) ghi nhận
được 30 giống và 54 loài trên cây tiêu (trích dẫn Ngô Thành Đua, 2008). Tại Việt
Nam, Nguyễn Ngọc Châu (1995) đã phát hiện được 49 loài tuyến trùng gây hại trên
tiêu, riêng ở vùng Đông Nam Bộ có khoảng 10 giống tuyến trùng được phát hiện


1


(Phạm Văn Biên, 1989). Kết quả khảo sát của Trương Minh Lý, Nguyễn Thị Kiều
Bích Nga (2008) tại một số xã thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đã ghi nhận được 12
loài thuộc 8 giống tuyến trùng ký sinh khác nhau trong đó quan trọng nhất là
Meloidogyne spp. và Rotylenchulus sp., mật số trung bình của Meloidogyne spp. là
1.030 con/1 g rễ + 0,5 kg đất, Rotylenchulus sp. là 198 con/0,5 kg đất.
Meloidogyne spp. là loài tuyến trùng gây hại nghiêm trọng trên cây tiêu
(Nguyễn Ngọc Châu , 2000). Đây là loài nội ký sinh bất động, chúng gây bệnh
bướu rễ cho cây. Ngoài việc ký sinh gây hại làm cho cây suy yếu thì trong quá trình
xâm nhập vào cây trồng, có thể tuyến trùng bướu rễ đã tạo các vết thương, mở
đường cho nhiều tác nhân gây hại khác xâm nhập. Theo Eng (2002), có sự liên hệ
gây hại giữa tuyến trùng Meloidogyne spp. với hai loại nấm Pythium và Fusarium.
Trong thời gian vừa qua, theo thông tin của các Sở Nông Nghiệp tại miền
Đông Nam Bộ, dịch hại gây ra trên cây tiêu hết sức phức tạp, nhất là hiện tượng cây
tiêu chết hàng loạt gây thiệt hại đáng kể cho người trồng tiêu. Nhằm góp phần
nghiên cứu xây dựng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây tiêu, đặc biệt
tại huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo
sát bệnh tuyến trùng trên cây Hồ tiêu (Piper Nigrum L.) tại huyện Lộc Ninh –
tỉnh Bình Phước”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
– Xác định thành phần và mức độ phong phú của các loài tuyến trùng ký sinh
trên Hồ tiêu tại huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước.
– Xác định mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc hiện trạng sản xuất có
liên quan đến bệnh tuyến trùng trên Hồ tiêu tại huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước.
– Đánh giá sự liên hệ giữa bệnh chết nhanh và mật số tuyến trùng ký sinh.

2



1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
– Biết được tình hình bệnh tuyến trùng trên cây Hồ tiêu thông qua xác định
thành phần và mật số tuyến trùng trong đất và rễ tiêu tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình
Phước.
– Làm cơ sở cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vấn đề
phòng trừ bệnh tuyến trùng trên cây tiêu.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Hiểu rõ hơn về tình hình gây hại của tuyến trùng trên cây Hồ tiêu để đưa ra
biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Từ đó, giúp tăng hiệu quả kinh tế trong canh tác Hồ
tiêu, góp phần tăng thu nhập cho người làm vườn.
1.4 Yêu cầu của đề tài
– Đảm bảo đúng các thao tác khi tiến hành thí nghiệm và phân tích mẫu.
– Thu thập đầy đủ, chính xác các số liệu.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
– Tuyến trùng gây hại cây Hồ tiêu.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
– Địa điểm điều tra và thu mẫu: Điều tra thu mẫu tại 5 xã thuộc huyện Lộc
Ninh, tỉnh Bình Phước.
– Số nông hộ điều tra và thu mẫu: 30 hộ.
– Địa điểm phân tích mẫu: Mẫu được phân tích trong phòng thí nghiệm của Bộ
môn Bảo vệ thực vật – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng – Trường Đại học
Cần Thơ.
– Thời gian nghiên cứu: tháng 01/2009 – 12/2009.

3



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tuyến Trùng
2.1.1 Sơ lược về tuyến trùng
Tuyến trùng là những động vật không xương sống thuộc ngành giun tròn
(Nematode hay Nemata). Đây là một trong những nhóm động vật đa dạng và phong
phú nhất trên hành tinh của chúng ta. Sự phong phú đa dạng của tuyến trùng thể
hiện cả về số lượng loài, số lượng cá thể cũng như kiểu sống, phân bố và hệ sinh
thái của chúng (Nguyến Ngọc Châu, 2003). Theo Đường Hồng Dật (1979), tuyến
trùng được phát hiện trên cây vào thế kỷ 18, tuy nhiên không được quan tâm vì cơ
thể của chúng rất nhỏ bé, các nhà bệnh cây thì cho rằng tuyến trùng là động vật nên
không nằm trong phạm vi nghiên cứu của mình. Theo Nguyễn Ngọc Châu (2003),
hầu hết tuyến trùng sống tự do, phần lớn chúng sống ở trong đất, trong các thủy vực
nước ngọt, bãi biển, thềm lục địa và ngay cả đáy các đại dương. Tuyến trùng chiếm
90 % tổng số động vật có trong đất (Dropkin, 1980), trong đó có cả tuyến trùng hoại
sinh (không có kim ở đầu, ăn xác bã thực vật) và cả tuyến trùng ký sinh gây hại cho
cây trồng (có kim ở đầu) (Phạm Văn Kim, 2000).
Tuyến trùng được xếp vào ngành Nemata, gồm 2 lớp: Secernentea và
Adenophorea có 11 bộ, nhiều họ giống và loài. Trên thế giới, số lượng loài tuyến
trùng được phát hiện không ngừng tăng lên theo thời gian: từ 4.500 loài (1930),
9.000 loài (1950) đến nay đã phát hiện khoảng 25.000 loài, trong đó có khoảng
5.000 loài ký sinh ở thực vật. Ở Việt Nam, đến nay đã phát hiện khoảng 250 loài
gây hại trên thực vật (Nguyễn Ngọc Châu, 2003). Hầu hết tuyến trùng gây bệnh cho
cây trồng thuộc bộ Tylenchida. Với 5 họ chủ yếu là Heteroderidae, Tylenchidae,
Aphelenchidae, Tylenchulidae và Neotylenchidae (Ou, 1985; Lê Lương Tề, 1977).

4



Những thiệt hại do tuyến trùng gây ra cho nền nông nghiệp cũng khá đáng
kể. Theo một số nghiên cứu trên thế giới, hằng năm loài người mất đi khoảng 18 %
sản phẩm nông nghiệp và hàng tỷ đô la do tuyến trùng gây ra (Allen, 1960). Kết quả
nghiên cứu trên 20 loại cây trồng chính ở các vùng khác nhau trên thế giới thì thiệt
hại trung bình hàng năm do tuyến trùng ký sinh gây ra là 12,5 % tương đương
khoảng 77 tỷ USD (Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh, 2000). Ở Liên Xô,
năng suất cà chua, dưa chuột bị giảm đến 50 % do tuyến trùng, khoai tây bị giảm
đến 80 %, lượng đường trong củ cải đường giảm 20 %. Ở Mỹ, hàng năm thiệt hại
do tuyến trùng gây ra cho nông nghiệp trị giá đến hàng trăm triệu đô la (Đường
Hồng Dật, 1979).
Ở nước ta, tuyến trùng là một trong những nguyên nhân gây hại chủ yếu cho
một số loại cây trồng. Nó là một trong những trở ngại chủ yếu cho việc phát triển
cây hồ tiêu. Ở một số nông trường tuyến trùng cũng gây ra những thiệt hại đáng kể
cho cây cà phê. Một số cây công nghiệp khác như đay gai, các loại rau như hành, cà
bát, khoai tây cũng bị tuyến trùng gây nhiều thiệt hại. Tuyến trùng khô đầu lá trong
những năm gần đây cũng đang ngày càng mở rộng diện phá hại (Đường Hồng Dật,
1979). Theo Phạm Văn Kim (2000), vụ mùa năm 1990 – 1991, riêng huyện Thủ
Đức (Thành Phố Hồ Chí Minh) có đến 10.000 ha lúa mùa mắc bệnh tiêm đọt sần
trong đó có 1.000 ha là mất trắng do tuyến trùng Ditylenchus angustus gây ra.
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học
Tuyến trùng phát triển qua 3 giai đoạn: trứng, tuyến trùng non và trưởng
thành. Một vài loại thuộc bộ Rhabditida hoàn thành chu kỳ phát triển trong vài
ngày, có khi chỉ mấy giờ. Tuyến trùng phát triển trong các tế bào cây có chu kỳ phát
triển dài nhất. Tuyến trùng non khác con trưởng thành ở bộ phận sinh dục chưa phát
triển. Tuyến trùng thực vật non có bốn tuổi và tuổi thứ năm là trưởng thành, kích
thước các tuổi khác nhau (Phạm Văn Kim, 2000 và Đường Hồng Dật, 1979).
Theo Bird (1971), trứng của tuyến trùng hoại sinh và ký sinh có hình thái
tương tự nhau ở hầu hết các thời điểm. Chiều dài trung bình của trứng từ 50 – 90

5



µm và chiều rộng trung bình từ 21 – 47 µm. Đường Hồng Dật (1979) cho rằng
trứng có hình bầu dục dài hay hình quả thận, trứng tuyến trùng tương đối lớn và
thường đường kính gần bằng đường kính thân con cái. Tuyến trùng thực vật có khả
năng sinh sản lớn, tổng số trứng của một con cái có thể đẻ được là 500 trứng ở
tuyến trùng Ditylenchus dipsaci.
Trong bộ Tylenchida có một vài loài tuyến trùng có ấu trùng tuổi 1 phát triển
trong trứng, đến tuổi 2 chúng mới chui ra khỏi trứng và theo các chất hấp dẫn tiết ra
từ rễ cây mà định hướng di chuyển đến rễ (Kleynhans, 1999).
Về cấu tạo cơ thể, tuyến trùng được Đường Hồng Dật (1979) mô tả như sau:
– Vách thân tuyến trùng gồm 3 lớp: lớp cutin, lớp vỏ với các tuyến da và các
bắp thịt. Lớp cutin là nơi để gắn các bắp thịt đảm bảo cho tuyến trùng có độ căng
cần thiết, lớp cutin được tạo ra từ da, các bắp thịt giúp tuyến trùng chuyển động.
– Phần đầu gồm có đầu và yết hầu, giữa đầu có miệng với 2 môi chuyển động
được với các cơ quan xúc giác. Thực quản đi qua yết hầu và đó là một phần của ruột
trước.
– Hệ thống thần kinh gồm các bó thần kinh chạy dọc theo thân và được các
vòng thần kinh nối liền với nhau.
– Bộ máy tiêu hóa gồm ống ruột, bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn nằm
về phía bụng và được chia làm 3 phần: ruột trên, ruột giữa và ruột dưới. Thức ăn đi
vào từ miệng đến thực quản và được tiêu hóa ở ruột giữa, cuối cùng thức ăn không
tiêu hóa được ruột dưới đưa ra ngoài.
– Bộ máy sinh dục của con cái và con đực rất khác nhau. Bộ phận sinh dục của
tuyến trùng nói chung gồm hai ống cùng có một chỗ dẫn chung ra ngoài. Con cái có
lỗ sinh dục ở giữa thân, con đực ở ruột dưới.
– Phần đuôi bắt đầu từ hậu môn. Có bộ phận tên là phasmids là những nhú
đuôi bên được nối với tuyến trước đuôi bên có chức năng cảm thụ hoá học. Đây là
một đặc điểm đặc biệt để phân biệt tuyến trùng (Thorne, 1961).


6


2.1.3 Phân loại tuyến trùng
Theo Agrios (2003), hầu hết tuyến trùng sống tự do trong nước và trong đất.
Nhiều loài tấn công và ký sinh trên người và động vật gây ra nhiều bệnh khác nhau.
Nhiều loài ký sinh trên thực vật gây ra nhiều bệnh quan trọng trên cây trồng, làm
giảm năng suất trầm trọng.
Tuyến trùng ký sinh thực vật được phân loại trên cơ sở bộ phận bị hại
(Nguyễn Trần Oánh, 1997):
Nhóm tuyến trùng cố định trên rễ như: Tuyến trùng tạo nang
(Heteroderidae), tuyến trùng gây nốt sưng (Meloidogyne spp.). Nhóm tuyến trùng
nội ký sinh trong rễ như tuyến trùng tổn thương rễ (Pratylenchus spp., Radopholus
spp.). Tuyến trùng xoắn ốc (Helicotylenchus spp.). Tuyến trùng truyển bệnh siêu vi
(Xiphinema spp.), tuyến trùng thân (Ditylenchus spp., Rhadinaphelenchus sp.) và
tuyến trùng búp và lá (Aphelenchoides spp., Anguina spp.).
Dựa vào mối quan hệ của nhóm tuyến trùng này đối với cây trồng,
Paramonov (1962) chia thành 5 nhóm sinh thái (trích dẫn của Đường Hồng Dật,
1979):
1. Nhóm tuyến trùng vùng rễ cây sống tự do trong đất, có khả năng chích vào rễ
cây và hút nhựa.
2. Nhóm tuyến trùng hoại sinh thực sự sống trong các môi trường vật chất hữu
cơ đang thối rữa.
3. Nhóm tuyến trùng hoại sinh không điển hình vừa sống trong các mô tế bào
thực vật đang thối rữa cũng như trong các mô chưa có triệu chứng thối rữa.
4. Tuyến trùng ký sinh thực vật không chuyên hoá, thường gặp trong các mô tế
bào đã bị các ký sinh khác gây bệnh. Nhóm tuyến trùng này chủ yếu ăn sợi nấm.
5. Tuyến trùng ký sinh thực vật chuyên tính gây ra những triệu chứng điển hình
và chỉ sống trên tế bào sống của cây.
Và dựa vào chu kỳ sinh sống của tuyến trùng thực vật, Paramonov (1962)

chia thành 3 nhóm (trích dẫn của Đường Hồng Dật, 1979):

7


– Nhóm 1: nhóm tuyến trùng này có giai đoạn còn non sống trong đất. Con cái
bám phía đầu vào rễ cây, còn thân thì vẫn trong đất và đẻ trứng vào đất. Con đực
sống hoàn toàn trong đất. Ví dụ: tuyến trùng Tylenchulus semipenetrans,
Pratylenchus pratensis.
– Nhóm 2: ở nhóm này, tuyến trùng trưởng thành thành thục và sinh sản trong
hạt giống. Khi gieo vào đất dưới tác động của độ ẩm, tuyến trùng non ra khỏi hạt
tìm đến nách lá cây và gây hại. Khi hạt phát triển, tuyến trùng chui vào phôi hạt và
chuẩn bị cho chu kỳ phát triển mới. Ví dụ: tuyến trùng Anguina tritici, Heterodera
schachtii.
– Nhóm 3: con cái sống trong rễ cây và đẻ trứng trong đó, trứng có thể phát
triển ở trong đất hoặc trong rễ cây. Nhóm tuyến trùng này chỉ sống trong mô cây bị
hại. Ví dụ cho nhóm này là tuyến trùng Meloidogyne goeldi, Ditylenchus fillip.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng lên tuyến trùng thực vật
- Loại đất: Tuyến trùng di chuyển được thuận lợi hay không và tốc độ di
chuyển nhanh hay chậm là phụ thuộc vào kích thước của các hạt đất. Tuyến trùng
ký sinh ở rễ cây thì các loại đất cát, đất cát pha, đất thịt nhẹ là những loại đất phù
hợp cho sự tích lũy và hoạt động của tuyến trùng, giúp di chuyển dễ dàng đến vùng
rễ cây để gây hại (Lê Lương Tề, 1977).
- Độ ẩm và nhiệt độ đất: Độ ẩm tối ưu cho tuyến trùng hoạt động dao động từ
40 – 80 % (Kleynhans, 1999). Số lượng tuyến trùng tăng nhiều trong mùa mưa ấm
áp và giảm đi nhiều trong mùa khô hạn. Độ ẩm cao giúp tuyến trùng di chuyển dễ
dàng. Vì vậy, trên lớp đất mặt (2 - 3 cm) khô cứng nên số lượng tuyến trùng ít hơn
là các tầng phía dưới. Nhiệt độ là yếu tố có vai trò quan trọng trong sự phân bố và
phát triển của tuyến trùng. Loài Tylenchulus semipenetrans, Rotylenchulus
reniformis và Radopholus similes phát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ cao và

thường gặp ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một số tuyên trùng nốt sưng phân
bố ở nhiều vùng thời tiết nóng ấm. Những loài khác như Ditylenchus dipsaci,
Aphelenchoides fragariae, A. ritzembosi, Pratylenchus penetrans và P. crenatus

8


thường gặp ở nhiều vùng có khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ và ẩm độ đất bất lợi làm tuyến
trùng chuyển sang trạng thái tiềm sinh, khi gặp điều kiện thuận lợi tuyến trùng hoạt
động trở lại (Lê Lương Tề, 1977).
- Ánh sáng: ánh sáng tác động lên tuyến trùng thông qua cây ký chủ mà
chúng ký sinh. Đối với Meloidogyne incognita nếu quá trình quang hợp của cây kéo
dài thì số lượng trứng đẻ nhiều hơn, nếu ngày ngắn thì số cá thể đực tăng. Thiếu ánh
sáng sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh sản, thiếu thức ăn cho tuyến trùng (Vũ Triệu
Mân và Lê Lương Tề, 1998).
- Chất bài tiết của rễ cây trồng: Trong quá trình sinh trưởng, rễ cây tiết ra
nhiều chất có tính hấp dẫn tuyến trùng. Các chất này có tác dụng kích thích trứng
tuyến trùng nở. Tuy nhiên, một số loại cây tiết ra các chất có tác dụng xua đuổi
tuyến trùng (Lê Lương Tề, 1977).
- Kỹ thuật canh tác: Luân canh giúp làm hạn chế hoặc cắt đứt nguồn ký chủ
của tuyến trùng, làm giảm sự gia tăng mật số của chúng (Kleynhans, 1999).
- Sinh vật đối kháng: Có những loại nấm, vi khuẩn, virus, Rickettsia,
Tardigrade, Tuberlaria, Enchytraeid, ve bét, côn trùng và tuyến trùng đối kháng có
khả năng tiêu diệt tuyến trùng hại cây. Sinh vật đối kháng ở trong đất là một yếu tố
quan trọng làm giảm số lượng tuyến trùng hại cây tích lũy tồn tại ở trong đất
(Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
2.1.5 Triệu chứng gây hại của tuyến trùng
Theo Đường Hồng Dật (1979), tuyến trùng có khả năng thích ứng với tất cả
các bộ phận của cây, chúng có thể sống ở rễ, ở các bộ phận trên mặt đất và ở các bộ
phận sinh sản. Tác hại cũng như triệu chứng bệnh gây ra rất khác nhau. Nhiều

trường hợp triệu chứng xuất hiện tương đối rõ nhưng cũng có trường hợp không
hình thành triệu chứng bên ngoài mà biểu hiện chủ yếu là cây sinh trưởng kém.
Triệu chứng gây hại do tuyến trùng gây ra dễ nhầm lẫn với triệu chứng do các
nguyên nhân khác gây ra như: hiện tượng cây thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng,

9


×