HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC SINH VIÊN
LẦN THỨ IX
NĂM HỌC 2006 – 2007
TPHCM, Ngày 16 tháng 12 năm 2006
KẾT CẤU BÀI VIẾT
NGHIÊN CỨU KINH TẾ
TS. Nguyễn Hoàng Bảo
Khoa Kinh Tế Phát Triển
Lựa chọn tên bài viết
• Phải thật ngắn, gọn, chính xác
• Tránh chủ đề quá rộng
Đặt vấn đề
• Giải thích lý do chọn đề tài này và tại sao đề tài
này quan trọng/thú vị (chú ý: phải khơi dậy sự lôi
cuốn các độc giả)
• Trình bày mục tiêu, ý nghĩa và tính hợp lý của đề
tài nghiên cứu
• Xác định rõ giới hạn của các khái niệm, thời
gian, không gian nghiên cứu và pham vi nghiên
cứu
• Làm rõ những phần mà người ta đã làm rồi,
phần mình sẽ làm trong bài nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
• Kỳ vọng về các kết quả nghiên cứu
• Được trả lời trong bài viết
• Nếu câu hỏi nghiên cứu rộng thì nên tách ra các
câu hỏi nhỏ hơn
Phương pháp nghiên cứu
• Thống kê mô tả và so sánh (Descriptive and
Comparative Analysis)
• Phân tích hồi quy (Regression Analysis)
• Phân tích điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách
thức (SWOT)
• Phân tích chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ
(PEST)
• Phân tích thành tố (Factor Analysis)
• Phân tích chuỗi thời gian (Time – series
Analysis)
Phương pháp nghiên cứu
•
•
•
•
•
Tiếp cận thể chế (Institutional Approach)
Mô hình hóa (Modeling)
Phỏng vấn ý kiến các chuyên gia (Interviewing)
Phân tích hệ thống (Systematic Analysis)
Phân tích chi phí lợi ích (Analysis of Costs and
Benefits)
• Phân tích mô phỏng (Analysis of Simulation)
Nguồn số liệu sử dụng
• Số liệu sơ cấp (primary data)
• Số liệu thứ cấp (secondary data)
Kết cấu bài nghiên cứu
1. Giới thiệu
2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn (bằng chứng)
3. Phân tích mô tả và so sánh nhằm đưa ra các kết
quả ban đầu
4. Sử dụng phương pháp nghiên cứu để phân tích
(phần này phải nhất quán phần 4)
5. Kết luận
Giới thiệu
•
•
•
•
•
Đặt vấn đề (phạm vi nghiên cứu)
Câu hỏi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nguồn số liệu sử dụng
Kết cấu bài viết
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
• Bài biết gì về chủ đề này từ các nguồn tài liệu
khác? Hẳn bạn không phải là người đầu tiên
nghiên cứu về vấn đề này
• Không nên là một chương liệt kê hay tóm lược
các lý thuyết, mà phải tranh cãi, phê phán và so
sánh các lý thuyết
• Chú ý chương này cần phải trích dẫn nguồn tài
liệu tham khảo
Phân tích mô tả và so sánh nhằm
đưa ra các kết quả ban đầu
• Chương này nhắm vào trả lời các câu hỏi
nghiên cứu bằng cách phân tích số liệu bảng
(một chiều, hai chiều, và ba chiều)
• Các kết luận của chương này nhằm đưa ra các
kết quả ban đầu
• Chú ý chương này cần phải trích dẫn nguồn số
liệu tham khảo
Kết luận
• Tóm lược ngắn gọn phương pháp nghiên cứu
• Tóm lược các khám phá chính (từ nghiên cứu
của bản thân tác giả chứ không phải từ các
nguồn khác), do vậy phải liên kết chặt chẽ đến
các chương bên trên
• Các kiến nghị phải vừa có địa chỉ cụ thể, vừa
mang tính khả thi
• Hạn chế của bài viết và hướng nghiên cứu tiếp
tục
Đạo văn là gì?
“Đạo văn là mạo nhận (pass off) công việc
của một ai đó như là công việc của chính
mình vì lợi ích của chính mình dù là có chủ
đích hay không có chủ đích” (Carroll, 2002:9)
Mạo nhận (Pass off)
•
•
•
•
Cho một ấn tượng giả tạo
Cố gắng để lừa gạt ai đó
Sai lầm cố tình
Sai lầm không cố tình (Có một số người mạo
nhận mà họ không biết mạo nhận)
Công việc của một ai đó
•
•
•
•
Sinh viên không làm việc đó mà thừa nhận
Không chỉ sử dụng lời của người khác
Áp dụng ý tưởng cũng có thể là đạo văn
Lặp lại, viết lại bằng ngôn ngữ của chính mình,
sao chép lại
Có chủ đích hoặc
không có chủ đích
•
•
•
•
•
Coi đó là không có vấn đề gì cả
Bỏ qua động cơ
Vẫn là đạo văn
“Tôi không có ý định đó!”
“Tôi không biết cách trích dẫn tài liệu tham
khảo!”
Như là công việc của mình
•
•
•
•
•
Chủ nhân đã xuất bản lần đầu tiên
Bạn không xuất bản
Kể cả việc áp dụng ý tưởng
Bạn nộp công việc này
Tên của bạn, lớp của bạn, mã số sinh viên ở
đầu trang
Vì lợi ích của chính mình
•
•
•
•
Bạn có điểm
Phần thưởng
Giấy chứng nhận
Bằng cấp
Phần mềm phát hiện đạo văn
• Hiện nay, các trường đại học lớn trên thế giới có
mua phần mềm phát hiện đạo văn
Tránh đạo văn
• Đừng mạo nhận công việc của người khác như
là công việc của mình
• Kể tên tất cả các tác giả trong bài viết
• Đừng bao giờ mượn tiểu luận của sinh viên
khác
• Tránh trích đoạn trên internet hay các nguồn
khác mà không chú thích tài liệu tham khảo
Trừng phạt như thế nào?
• Hiện nay chưa có văn bản nào phát biểu chính
thức về việc này!
• Có thể cho điểm không
• Có thể bị đuổi học (hình như chưa có ở VN)
Phần cơ sở lý thuyết
• Bạn không phải là người đầu tiên trên thế giới
nghiên cứu vấn đề này. Đúng không?
• Mục tiêu của phần này là phát triển tri thức và
hiểu biết xung quanh chủ đề của mình
• So sánh và đối chiếu với nhiều tác giả trên các
quan điểm khác nhau
Tiếp cận phê phán
• Không nên liệt kê các lý thuyết
• Phải tranh cãi, phân tích và đánh giá
• So sánh và đối chiếu những lý thuyết khác nhau
giữa các tác giả
• Phải trình bày hơn một ý tưởng hay một quan
điểm
• Không chấp nhận một vấn đề gì đó ở giá trị một
mặt của nó
Tại sao lại phải ghi
nguồn tài liệu tham khảo
• Ghi một lời tri ân đến các tác giả khi bạn kể đến
hay trích dẫn công việc của họ
• Thông tin tài liệu tham khảo phải đầy đủ để
người đọc có thể truy xuất được tài liệu
• Cách ghi danh mục tài liệu tham khảo phải thống
nhất