Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
Tóm Tắt
Ứng dụng cảm biến gia tốc MEMS ADXL202 đo góc nghiêng
roll và pitch của vật thể chuyển động
Application of MEMS-based acceleration sensor for roll – pitch angles
measurement of the airplane
Trong khoá luận này báo cáo việc sử dụng cảm biến gia tốc kiểu tụ chế tạo
theo công nghệ MEMS - ADXL202 để đo từ xa các góc nghiêng ROLL PITCH
của máy bay.
Hệ đo gồm ba môđun:
Mô đun đo gồm có cảm biến ADXL202 và vi điều khiển Basic Stamp
Trạm giám sát mặt đất
Kênh thông tin vô tuyến
Kết quả phép đo được hiển thị trên màn hình máy tính tại trạm điều khiển
mặt đất như được nhìn từ khoang lái của phi công giúp cho giám sát viên có thể
nắm được tình hình bay.
Các kết quả khảo sát về độ chính xác và độ tin cậy của các phép đo góc
roll và pitch trong các điều kiện khác nhau sẽ được báo cáo chi tiết.
l
Khoá luận Tốt Nghiệp
1
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
Lêi NãI §ÇU
Công nghệ vi cơ điện tử tuy mới ra đời nhưng đã có phạm vi ứng dụng rộng
rãi trên mọi mặt cả trong khoa học công nghệ và trong đời sống thường ngày. Công
nghệ này hứa hẹn sự ra đời của các sản phẩm thông minh và có tác động tích cực tới
nhiều lĩnh vực như y tế, quân sự, công nghệ thông tin….Các sản phẩm MEMS có thể
kể ra ở đây như các loại cảm biến: gia tốc, vận tốc, vận tốc góc, áp suất…;các cấu trúc
vi động, các bánh răng vi cơ… Việc ứng dụng các sản phẩm MEMS đang ngày một
phát triển và mang lại những lợi ích chưa từng có trong các công nghệ trước đây..
Ngày nay những sản phẩm MEMS được ứng dụng nhiều nhất là trong lĩnh vực
điều khiển tự động. Thực tế hàng triệu sản phẩm MEMS đã được đưa vào ứng dụng
trong lĩnh vực này trong những thập kỷ qua.
Những mạch điện tích hợp những sản phẩm vi cơ- đặc biệt là các cảm biến vi
cơ với những tính năng nổi trội đã mở ra một thị trường rộng lớn cho các sản phẩm vi
cơ. Bởi vậy việc đi vào tập trung nghiên cứu và phát triển ứng dụng các sản phẩm
MEMS là một hướng đi tất yếu và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức được vai trò quan trọng trong việc phát triển và ứng dụng các sản
phẩm MEMS bản khoá luận này được thực hiện nhằm tiến tới mục đích là tìm hiểu và
xây dựng một trong những ứng dụng của công nghệ MEMS. Đó là ứng dụng cảm biến
gia tốc MEMS trong việc đo từ xa góc roll pitch của máy bay. Kết quả phép đo được
hiển thị trên màn hình máy tính tại trạm điều khiển mặt đất như được nhìn từ khoang
lái của phi công.
Việc đo góc nghiêng có thể được ứng dụng trong rất nhiều hệ thống khác nhau
như trong ô tô, máy bay đặc biệt là các máy bay không người lái điều khiển từ xa. Khí
cụ bay có điều khiển đang được quan tâm rộng rãi với mục đích phát triển kinh tế-xã
hội cũng như củng cố quốc phòng-an ninh ở nước ta. Bản khoá luận đã bước đầu xây
dựng đựợc một hệ thống có tính ứng dụng thực tế cao đặc biệt trong quân sự. Nội dung
Khoá luận Tốt Nghiệp
2
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
bản khoá luận gồm 6 chương, chia làm 2 phần nghiên cứu tổng quan về lý thuyết và
thực nghiệm
PHẦN I
NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT
Khoá luận Tốt Nghiệp
3
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MEMS
1.1
MEMS là gì?
Phần này giới thiệu những hiểu biết ngắn gọn nhất về công nghệ MEMS- một
lĩnh vực tương đối mới mẻ nhưng đã thu hút được nhiều sự quan tâm trong vòng 10
đến 15 năm qua.
Hiện tại hệ thống vi cơ điện tử (MEMS- Micro Electro Mechanical Systems)
được đánh giá là một trong những lĩnh vực phát triển và năng động nhất.
MEMS là những hệ thống hoặc những thiết bị tích hợp nhỏ mà kết hợp cả các
yếu tố điện và cơ.
Chúng có phạm vi kích thước từ vài nanomicromet đến vài milimet
Kích thước MEMS
Kích thước cơ
khí thông
thường
Molecular (Nano)
Machines
nm
mm
µm
Hình 1.1 Kích thước MEMS
Khoá luận Tốt Nghiệp
4
m
km
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
Bởi vậy trong một hệ thống MEMS có thể có từ vài đến vài triệu các linh kiện
điện tử. MEMS đã tạo ra một cuộc cách mạng hoá trong hầu hết các sản phẩm bằng
cách kết hợp công nghệ vi điện tử, công nghệ bán dẫn với công nghệ vi cơ, bằng cách
đó tạo khả năng cho việc thực hiện một hệ thống hoàn toàn trên một chip (on chip).
Những thành phần điện được cấu tạo bằng cách sử dụng công nghệ của mạch
tích hợp (IC). Những thành phần cơ học lại được cấu tạo từ công nghệ vi cơ
(micromachining) trên đế Silic hoặc thêm vào những lớp cấu trúc mới để hình thành
nên những thiết bị cơ và cơ điện tử. Điểm đặc biệt và cơ bản của công nghệ MEMS đó
là tận dụng được đặc tính cơ học của vật liệu Silic để tạo ra những cấu trúc cơ học
chuyển động kết hợp với các yếu tố vi điện tử- điều này đã tạo ra những thế hệ sản
phẩm công nghệ mới. Hai công nghệ chế tạo MEMS cơ bản là công nghệ vi cơ khối và
công nghệ vi cơ bề mặt.
Hình 1.2. Một số sản phẩm MEMS tiêu biểu
1.2
Ứng dụng MEMS
Cũng như thế giới vi điện tử, MEMS đã và đang dần tự khẳng định vị trí, vai trò quan
trọng của mình bằng những sản phẩm có giá trị cao phục vụ đời sống, những thiết bị
tinh xảo, khả năng hoạt động chính xác và rất tiện ích. Một vài những sản phẩm vi cơ
điển hình được cho trong hình dưới.
Hình 1.3: Hình dạng lý thuyết của
điện trở nhiệt kiểu EC95
Hình 1.4: Cơ cấu vi truyền động
Khoá luận Tốt Nghiệp
5
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
Những ứng dụng phổ biến hàng ngày trong cuộc sống nếu như chúng ta quan
tâm đến thì đều thấy tích hợp bên trong là những sản phẩm MEMS. Chúng có thể dễ
dàng được kể ra ở đây ví dụ như túi khí (air bag) trong ô tô sử dụng cảm biến gia tốc,
đầu phun mực trong máy in v.v...
Trong nhiều ứng dụng, MEMS đã tạo ra được bước chuyển dịch từ những
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tới những sản phẩm thương mại với thị trường
rộng. Trong tương lai những ứng dụng MEMS không những cho phép thu nhận thông
tin, truyền thông mà còn cho phép cảm biến, điều khiển môi trường từ xa với giá thành
thấp, độ tin cậy cao, độ ổn định cao. Với sự kết hợp những khả năng trên, MEMS sẽ
đóng một vai trò quan trọng trong một phạm vi lớn của kinh tế, bao gồm các lĩnh vực
như chăm sóc sức khoẻ, giao thông, quân sự, không gian, xây dựng, sản xuất, kiến trúc
và hệ thống truyền thông. Một vài những ví dụ tiềm năng về những cơ hội cho MEMS
là:
Giao thông
MEMS có khả năng cải thiện đặc tính và độ tin cậy, an toàn cho các phương
tiện giao thông đặc biệt là ô tô và máy bay. Các cảm biến có thể được sử dụng một
cách hữu ích trong ngành công nghiệp ô tô, ví dụ những hệ thống giám sát tích cực,
điều khiển động cơ, điều khiển độ rung, và loại trừ nhiễu. Trong công nghiệp hàng
không vũ trụ, các cảm biến MEMS có thể được sử dụng để phát hiện sự mất ổn định,
tránh được chòng chành mất thăng bằng cũng như là để điều khiển động cơ.
Hệ thống phát hiện va chạm
Hệ thống điều khiển động cơ
Hệ thống thông tin dẫn đường
Hình 1.5. Các loại cảm biến MEMS được sử dụng trong ôtô thông minh
Sinh học và y tế
Khoá luận Tốt Nghiệp
6
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
Trong lĩnh vực này MEMS đang ngày một thể hiện rõ rệt ưu thế của nó bằng
các sản phẩm nhỏ gọn, đáp ứng nhanh, có độ tin cậy cao và có thể được sử dụng để
truyền thông tin, điều khiển từ xa. Công đoạn đóng gói sản phẩm MEMS đóng một vai
trò quan trọng trong những ứng dụng về lĩnh vực này.
Công nghệ thông tin
Với các đầu đọc-ghi vi động cơ, các nhà nghiên cứu cho rằng sẽ tăng gấp 10
mật độ thông tin được lưu trữ trong những ổ đĩa vi cơ. Những hệ thống ổ- đĩa với dung
lượng lưu trữ hiện tại có kích thước 3.5inch sẽ được mở rộng tới kích thước bằng ¼
của tờ đôla Mỹ. MEMS cũng có thể tạo ra một tác động lớn đển lĩnh vực tần số radio
thông qua việc phát triển những chuyển mạch tích hợp, những bộ lọc với hệ số phẩm
chất cao và những linh kiện tích hợp khác.
Quân sự
MEMS cho phép tạo ra những chức năng phức tạp mới trong vũ khí quân sự tạo
cho những vũ khí này khả năng hiểu và điều khiển môi trường xung quanh sớm phát
hiện ra những yếu tố trận mạc.
Tóm lại, sự phát triển của công nghệ MEMS đã phản ánh những khả năng sáng
tạo không ngừng của khoa học vật liệu và điện tử: một mặt vừa giảm kích thước trong
khi lại tăng đáng kể chức năng của sản phẩm. Những tiến bộ này đã có những tác động
đáng ghi nhận lên cả khoa học và xã hội. Bằng chứng cho sự phát triển tiếp tục không
ngừng của công nghệ MEMS là rõ ràng. Trong phần này mới chỉ trình bày được một
số lượng giới hạn phạm vi ứng dụng của công nghệ MEMS. Bức tranh rộng hơn về sự
phát triển của công nghệ MEMS cần được update một cách thường xuyên .
1.3 Tình hình phát triển công nghệ MEMS
Trong thế kỷ 21 công nghệ MEMS sẽ vẫn tiếp tục phát triển như là một trong
những ngành công nghệ quan trọng nhất. Điều mà làm cho công nghệ MEMS trở nên
đặc biệt chính là ở chỗ nó có thể tạo ra một hệ thống vi cơ điện tử hoàn chỉnh trên một
chip bao gồm cả những thành phần chuyển động và cả những thành phần cơ, quang,
hoá khác. Đơn giản là những sản phẩm MEMS với kích thước micro của chúng có thể
được sử dụng ở những nơi mà những thiết bị cơ học thông thường không thể sử dụng
được. Và cùng với sự phát triển của nhu cầu cuộc sống các sản phẩm MEMS sẽ ngày
càng được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn nhiều và phong phú hơn.
Khoá luận Tốt Nghiệp
7
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
Những ứng dụng thành công của công nghệ vi cơ điện tử trong thực tế đã chứng
minh công nghệ MEMS thực sự là một công nghệ mới và có thế mạnh. MEMS là một
ngành công nghiệp tràn đầy hứa hẹn và còn một con đường dài phía trước cho những
nghiên cứu mới tiếp tục ra đời. Hiện tại chúng ta mới chỉ đang ở những giai đoạn đầu.
Thực tế là các sản phẩm MEMS được nghiên cứu ở các viện và các trường đại học là
rất lớn nhưng chỉ một phần nhỏ là đưa vào ứng dụng trong thực tiễn.Trong tương lai
tới các sản phẩm MEMS sẽ ngày càng phát triển hơn trong thực tế đặc biệt trong các
lĩnh vực y tế, viễn thông, quân đội v.v…
Người ta còn cho rằng công nghệ MEMS thậm chí sẽ tạo ra những tác động
mạnh mẽ trong thế kỷ 21 còn lớn hơn là máy vi tính làm được trong thế kỷ 20. Điều
duy nhất mà ngành công nghệ mới mẻ này còn thiếu đó là các tiêu chuẩn về chất lượng
để quản lý các sản phẩm ứng dụng.
Tại Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực MEMS là nhóm vi cơ tại trung tâm
quốc tế đào tạo về khoa học vật liệu (ITIMS). Nhóm này đã tiếp cận và triển khai
nghiên cứu phát triển MEMS tại Việt Nam với sản phẩm đầu tiên là cẩm biến áp suất
vi cơ. Đây là một loại cảm biến sử dụng một màng mỏng Silic chế tạo bằng công nghệ
vi cơ làm màng nhạy tín hiệu. Một trong những sản phẩm thành công đó là cảm biển
áp suất trên cơ sở hiệu ứng áp trở (gọi là cảm biến áp suất điện trở). Hiện nay, một loại
cảm biến áp điện dung (là loại cảm biến áp suất trên cơ sở hiệu ứng áp điện dung)
đang được quan tâm và phát triển.
Ở trung tâm ITIMS có cơ sở vật chất, các thiết bị công cụ chế tạo và một phòng
sạch lớp 10.000 cho phép chế tạo ra một số sản phẩm MEMS đơn giản nhưng hiệu
quả.
Hiện nay tại Khoa Điện tử-Viễn thông -Đại học Công Nghệ -Đại học QGHN cũng đã
và đang triển khai nghiên cứu các đề tài ứng dụng các sản phẩm MEMS và đã bước đầu có
được một số kết quả khả quan. Tại đây có phòng thí nghiệm MEMS với mục đích là nghiên
cứu ứng dụng các linh kiện MEMS vào các hệ thống điện tử, viễn thông. Trong tương lai,
MEMS tại Việt Nam có thể được nhiều cơ sở, trung tâm đầu tư nghiên cứu và phát triển và có
thể hứa hẹn một số sản phẩm MEMS đơn giản nhưng hiệu quả sẽ được nghiên cứu chế tạo
trong tương lai.
Khoá luận Tốt Nghiệp
8
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
CHƯƠNG 2. CẢM BIẾN GIA TỐC KIỂU TỤ CHẾ TẠO THEO CÔNG
NGHỆ MEMS
2.1. Cảm biến gia tốc vi cơ
Cảm biến gia tốc là một thiết bị dùng để đo gia tốc.
Cảm biến vi cơ là một loại cảm biến được chế tạo theo công nghệ vi cơ. Nó
chính là một trong những sản phẩm phong phú và đa dạng nhất của công nghệ MEMS.
Hình 2.1. Sơ đồ một hệ đo gia tốc
Cảm biến vi cơ ngày càng nhanh hơn, nhạy hơn, nhẹ hơn, rẻ hơn và có độ tin
cậy cao chưa từng có so với các cảm biến chế tạo theo công nghệ điện tử trước đây.
Trong đề tài này chúng ta đặc biệt quan tâm đến khả năng ứng dụng của cảm biến gia
tốc vi cơ điện tử.
Cảm biến gia tốc chế tạo theo công nghệ vi cơ điện tử có hai loại là cảm biến
kiểu tụ và cảm biến kiểu áp trở. Trong nhiều ứng dụng việc lựa chọn cảm biến kiểu tụ
hay kiểu áp trở là rất quan trọng. Cảm biến kiểu áp trở có ưu điểm là công nghệ cấu
tạo rất đơn giản. Tuy nhiên nhược điểm của nó là hoạt động phụ thuộc nhiều vào sự
thay đổi nhiệt độ và có độ nhạy kém hơn cảm biến kiểu tụ. Các cảm biến kiểu tụ có độ
nhạy cao hơn, ít bị phụ thuộc vào nhiệt độ, ít bị nhiễu và mất mát năng lượng. Tuy
nhiên chúng có nhược điểm là mạch điện tử phức tạp hơn. Hiện nay cảm biến gia tốc
kiểu tụ được ứng dụng rộng rãi hơn.
Hình 2.2. Một số loại cảm biến gia tốc
Khoá luận Tốt Nghiệp
9
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
2.2. Ứng dụng của cảm biến gia tốc
Cảm biến gia tốc vi cơ đã nhanh chóng thay thế các loại cảm biến gia tốc thông
thường trước đây trong nhiều ứng dụng. Một vài những ứng dụng điển hình của cảm
biến gia tốc vi cơ.
• Cảm biến góc Roll –Pitch
• Định hướng 3D trong không gian
• Phát hiện va chạm : những thông tin về gia tốc, vận tốc và độ dịch chuyển giúp
phân biệt sự va chạm và việc không xảy ra va chạm
•
Đo và điều khiển mức rung
• Điều khiển và dự đoán khả năng làm việc của máy móc, thiết bị
• Đo một số thông số sinh học trong cơ thể con người
2.3. Nguyên tắc hoạt động
2.3.1. Tụ điện phẳng
Hình 2.3. Tụ điện phẳng
1
E = CV 2
2
C=
εA
g −δ
k=
FM =
∂F
∂x
∂C ∂x
C
F=
∂E 1 ∂C 2
V
=
∂x 2 ∂x
C=
Trong đó:
g là khoảng cách giữa hai bản tụ điện
Khoá luận Tốt Nghiệp
10
Q
V
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
là độ dịch chuyển của hai bản tụ
C là điện dung của tụ điện
E là năng lượng hay điện trường giữa hai bản tụ
k là hằng số đàn hồi
FM là hệ số phẩm chất
2.3.2 Gia tốc
Gia tốc kế
Véctơ gia tốc
Trục cảm biến X
Ax = A cos(ϕ )
ϕ là góc lệch
theo trục x
Gia tốc là sự thay đổi của vận tốc theo thời gian. Vận tốc đến lượt nó lại đo sự
thay đổi của độ dịch chuyển theo thời gian. Lực trọng trường là nguyên nhân gây ra
gia tốc rơi tự do và gia tốc này bằng 9.81 m s 2 (1g).
Gia tốc thường được tính thông qua lực gây ra gia tốc đó vì lực liên hệ với gia
tốc theo công thức F = ma.
Ở đó F là lực gây ra gia tốc, m là khối lượng, a là gia tốc.
Lực có đơn vị là N, m có đơn vị là gam (g), a có đơn vị là . m s 2
Các thiết bị dùng để đo gia tốc phải xác định được giá trị của lực tác dụng lên
một khối vật thể đã biết trước.
Một cách tiếp cận khác để tính toán gia tốc đó là : Gia tốc là đạo hàm của vận
tốc theo thời gian. Vận tốc lại là đạo hàm của độ dịch chuyển theo thời gian.
• Gia tốc
Khoá luận Tốt Nghiệp
11
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
• Vận tốc
• Độ dịch chuyển
Gia tốc cũng có thể được xác định một cách dễ dàng nhờ một dụng cụ đơn giản
như sau
Theo định luật II Newton
ΣF = ma
Tcosθ - mg = 0
T = mg/cosθ
Tsinθ = ma
Ta có a = g tgθ
Hình 2.4 Dụng cụ đo gia tốc đơn giản
2.3.3. Nguyên tắc hoạt động của cảm biến gia tốc vi cơ kiểu tụ
Việc đo gia tốc thông qua cảm biến gia tốc MEMS [1] có thể được mô tả nhờ
một sơ đồ trên hình vẽ 2.5 như một hệ gồm một khối lượng m và một lò xo.
Khoá luận Tốt Nghiệp
12
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
Hình 2.5. Hệ khối lượng – lò xo được sử dụng để đo gia tốc
Khi hệ quy chiếu được gia tốc, gia tốc này được truyền cho khối m thông qua lò
xo. Lò xo giãn ra và độ dịch chuyển này được xác định bởi một cảm biến độ dịch
chuyển.
Theo định luật Hooke, lực kéo khối lượng m tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo F
= kx, với k là hệ số tỉ lệ hay độ cứng của lò xo, x là khoảng dịch chuyển so với vị trí
cân bằng. Theo định luật II Newton, trong hệ quy chiếu quán tính đứng yên, lực F này
cung cấp cho khối lượng m có một gia tốc a theo công thức F = ma. Tại vị trí cần
bằng ta có F = ma = kx.
Hệ thống có thể được mô tả bởi phương trình vi phân sau:
m
d 2x
dx
+ D + Kx = Fext = m * a
2
dt
dt
với D là hệ số ma sát.
Do đó, chúng ta thu được a =
kx
trong hệ quy chiếu quán tính đứng yên.. Như
m
vậy, để đo gia tốc ta chỉ cần đo khoảng dịch chuyển x. Để đo khoảng dịch chuyển này,
người ta có thể sử dụng thuộc tính điện của tụ điện có hai bản cực song song khoảng
cách giữa hai bản tụ có thể thay đổi được (hình 2.6)
Hình 2.6 Mô hình một tụ điện đơn (bên
trái) và hai tụ nối tiếp nhau (bên phải).
Khoá luận Tốt Nghiệp
13
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
Điện dung của tụ điện đơn là C =
k
, với k là hằng số phụ thuộc vào thuộc tính
x0
của môi trường nằm giữa hai bản tụ. Nếu biết k, điện dung của tụ điện C ta có thể tính
được x0. Cũng trong hình 3, nếu bản tụ nằm giữa CA và CB dịch chuyển một khoảng
là x thì
CA =
k
k
, CB =
x + x0
x − x0
(1)
hay có thể viết lại là:
CA = C
x0
x0
, CB = C
x0 + x
x0 − x
(2)
do đó
⎡ 1
1 ⎤
∆C = C A − C B = Cx0 ⎢
−
⎥ (3)
⎣ x0 + x x0 − x ⎦
Với khoảng x dịch chuyển nhỏ, phương trình trên có thể rút gọn thành:
∆C ≈ C
2x
x0
(4)
Như vậy, nếu gắn khối lượng m của cảm biến vào bản tụ nằm giữa hệ hai tụ
điện nối tiếp thì có thể xác định được độ dịch chuyển của nó dưới tác dụng của lực F,
tức là xác định được gia tốc thông qua việc xác định giá trị ∆C.
Khoá luận Tốt Nghiệp
14
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
PHẦN II
THỰC NGHIỆM
XÂY DỰNG HỆ ĐO GÓC ROLL PITCH CỦA
MÁYBAY
Khoá luận Tốt Nghiệp
15
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
CHƯƠNG 3 CẢM BIẾN GIA TỐC ADXL 202
3.1. Đặc điểm
Hai loại cảm biến gia tốc được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng hiện nay là
cảm biến kiểu tụ và kiểu áp trở.
Hình 3.1. Cảm biến gia tốc ADXL202
Cảm biến gia tốc được sử dụng trong đề tài này là một cảm biến gia tốc
hai chiều kiểu tụ cho phép xác định một cách độc lập các gia tốc theo các
phương trục toạ độ X và Y.
Cảm biến này có hai loại lối ra đó là lối ra số (độ rộng xung lối ra tỉ lệ
với gia tốc) và lối ra tương tự (mức điện áp tương tự lối ra tỉ lệ với gia tốc).
Cảm biến có thể được sử dụng để đo cả gia tốc tĩnh( ví dụ như gia tốc
trọng trường) ứng dụng làm sensor đo độ nghiêng và gia tốc động (ví dụ như
độ rung) ứng dụng làm sensor đo độ rung.
Dải đo là trong khoảng ±2g với g là gia tốc trọng trường.
Có thể nhận thấy
kích thước rất nhỏ
của ADXL202 so
với ngón tay của
người qua hình 3.2
Hình 3.2 . Kích thước của ADXL 202
Khoá luận Tốt Nghiệp
16
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
3.2. Cấu trúc
3.2.1 . Sơ đồ chân
Hình 3.3 Sơ đồ chân của ADXL202
Bảng 3.1 Chức năng các chân của ADXL202
Chân
Tên
Mô tả chức năng
1
NC
No connect
2
VTP
Test point
3
ST
Self Test
4
COM
Common
5
T2
Nối với Rset để đặt T2
6
NC
No connect
7
COM
Common
8
NC
No connect
9
Yout
Lối ra số kênh Y
10
Xout
Lối ra số kênh X
11
Yfilt
Lối ra tương tự kênh Y
12
Xfilt
Lối ra tương tự kênh X
13
V DD
+3V đến +5.25V
14
V DD
+3V đến +5.25V
3.2.2. Nguyên tắc hoạt động
Nguyên lý hoạt động của ADXL 202 được chỉ ra như ở hình 3.3.
ADXL202 là hệ thống đo gia tốc hai kênh được tích hợp hoàn toàn trên một
chip (on-chip).
Khoá luận Tốt Nghiệp
17
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
ADXL 202 được chế tạo theo nguyên tắc vi cơ bề mặt và theo nguyên tắc đo
gia tốc có vòng phản hồi (open-loop).
Trên mỗi kênh, tín hiệu lối ra được chuyển đổi từ tương tự thành tín hiệu số qua
một bộ DCM (duty cycle modulated).
Hình 3.3. Sơ đồ nguyên lý của ADXL202
Tín hiệu tương tự X filt và Y filt được đưa qua hai tụ lọc C x và C y .
Giá trị của hai tụ này thường được chọn bằng nhau và trong khoảng 0.47µF.
Giá trị của tụ điện quyết định dải tần mà tín hiệu tương tự lối ra hoạt động.
Tín hiệu ra số là X out và Yout (có độ rộng xung tỉ lệ với gia tốc ở lối vào).
Bảng 3.2: Tần số cắt được xác định thông qua tụ tại chân XFilt, YFilt
Dải tần
Giá trị tụ
10Hz
0.47µF
Khoá luận Tốt Nghiệp
Tín hiệu tương tự được cho qua một
mạch lọc RC (mạch lọc thông dải) có
tác dụng nâng cao độ phân giải và giúp
chống nhiễu chồng phổ.
18
ω =
1
R set .C
filt
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
50Hz
0.1µF
100Hz
0.05µF
200Hz
0.27µF
500Hz
0.01µF
5kHz
0.001µF
ADXL 202 có 14 chân lối ra. Điện trở Rset đặt độ rộng xung lối ra PWM (T2).
T2
R2
1ms
125KΩ
2ms
250KΩ
5ms
625KΩ
10ms
1.25MΩ
Tín hiệu số lối ra được đếm bởi bộ đếm của vi điều khiển
3.3. Đặc tuyến của ADXL202 lấy tại lối ra số
Đo sự phụ thuộc giữa số xung thu được từ bộ đếm của vi điều khiển vào góc
nghiêng của cảm biến so với phương trọng trường, ta thu được một dạng tín hiệu điều
hoà hình sin như minh hoạ trong hình 3.4
Khoá luận Tốt Nghiệp
19
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
Hình 3.4 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc độ rộng xung và góc nghiêng
Việc đếm thời gian kéo dài xung từ lối ra số của cảm biến gia tốc MEMS được
thực hiện bởi vi điều khiển Basic Stamp[2].
Bằng thực nghiệm sử dụng một thiết bị chuẩn góc và phần mềm nhúng viết trên
chíp hiển thị số xung ta thực hiện khảo sát trong dải đo từ 1° đến 360° (xem phụ lục
1), ta thu được phương trình như trên.
Pt = A.Sin(α t + ϕ ) + Offset (*)
Trong đó:
Pt là số xung tại thời điểm t
α t là góc nghiêng tương ứng với xung Pt
A=
Pmax − Pmin
với Pmax và Pmin là số xung cực đại và cực tiểu đo được
2
ϕ góc nghiêng ban đầu(trên đồ thị hình 6 góc nghiêng ban đầu ϕ =0)
Offset = Pmin +
Pmax − Pmin Pmax + Pmin
=
là độ lệch ban đầu của hình sin so với gốc
2
2
0.
Phương trình trên là cơ sở cho việc tính toán góc nghiêng dựa trên lối ra số của
cảm biến gia tốc.
Xung=Asin(góc)+offset
Offset=Pmin+A
Khoá luận Tốt Nghiệp
A=(Pmax-Pmin)/2
20
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
Góc=arcsin[(xung-offset)/A]
Pitch=arcsin[(xung-offset)/A]
Roll=arcsin[(xung-offset)/A]
Hình 3.5. Hệ chuẩn góc Goniometer
Tiến hành chuẩn góc với một số cảm biến trong phòng thí nghiệm ta thu được
một số kết quả như ở hình vẽ dưới.
Nhận x ét:
Ứng với mỗi cảm biến ta có các thông số về Pmax Pmin khác nhau cho
nên các giá trị thông số của hàm sin cũng khác nhau.
Sự khác nhau này có thể được giải thích bởi lý do như sau: Mặc dù các
cảm biến này cùng loại tuy nhiên những giá trị về các linh kiện thụ động bên
ngoài không có độ chính xác 100%. Mỗi cảm biến có một giá trị offset khác
nhau và ta có thể điều chỉnh độ lệch offset này bằng phần mềm hoặc bằng
phần cứng
Tuy có sự khác nhau giữa các cảm biến nhưng độ lệch này là không lớn.
Đồ thị tín hiệu lối ra ở hai kênh X và Y lệch pha nhau 90°. Điều này là
dễ hiểu.
Khoá luận Tốt Nghiệp
21
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
Tín hiệu lối ra là một chu kỳ hình sin trong phạm vi góc từ 0° đến 360°
Hình 3.6 Kết quả khảo sát với trục Y của các cảm biến
Hình 3.7 Kết quả khảo sát với trục X của các cảm biến
Khoá luận Tốt Nghiệp
22
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
CHƯƠNG 4. VI ĐIỀU KHIỂN BASIC STAMP BS2SX
Vi điều khiển được sử dụng trong bài báo cáo này là vi điều khiển Basic
Stampmột loại vi điều khiển được phát triển bởi Parallax. Tín hiệu số lối ra của
cảm biến gia tốc cần được đếm. Sau một vài thử nghiệm với những hệ vi điều
khiển đã lựa chọn vi điều khiển Basic Stamp vì một số ưu đi ểm nổi bật của nó.
4.1. Đặc điểm
Nó có thể được lập trình một cách dễ dàng bằng cách sử dụng một dạng
của ngôn ngữ Basic (Q Basic).
Nó có tên gọi là Stamp bởi vì kích thước của nó cỡ bằng một con tem.
Bộ nhớ EEPROMS trên chip giúp cho mã chương trình không bị mất đi
khi mất nguồn.
Chúng sử dụng nguồn điện từ 5V đến 15V.
Khoá luận Tốt Nghiệp
23
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
Basic Stamp có rất nhiều thế hệ. Loại Basic Stamp mà chúng ta sử dụng
ở đây là BS2Sx-Dip 24.
Hình 4.1. Vi điều khiển Basic Stamp
Hình 4.2 Một số loại vi điều khiển Basic
Stamp khác nhau
Basic Stamp là một hệ phát
triển bao gồm chíp x ử l ý
chính Microchip Pic 16C57c,
bộ nhớ ROM, RAM
Tốc độ thực hiện chương
trình là 10.000 l ệnh/s
Kích thước EEPROM là
16KByte
Số chân vào ra là 16 chân
Hình 4.3 Sơ đồ chân của Basic Stamp BS2Sx
Khoá luận Tốt Nghiệp
24
Có tệp lệnh và có hệ điều
hành xử lý chương trình
Trần Thu Hồng
Ứng dụng cảm biến gia tốc đo góc ROLL-PITCH
Số chân
Tên
Mô tả
1
SOUT
Serial out: được nối với chân Rx của cổng
truyền nối tiếp DB9.
2
SIN
Serial in: được nối với chân Tx của cổng truyền
nối tiếp DB9
3
ATN
Được nối với chân DTR của cổng truyền nối
tiếp
4
VSS
Nối với chân GND của cổng truyền nối tiếp
5-20
P0-P15
Chân vào/ra mục đích chung được chia làm hai
nhóm mỗi nhóm 8 chân
21
VDD
Được nối với nguồn DC 5V
22
RES
Reset
23
VSS
Được nối với dây đất của nguồn
24
VIN
4.2 Sơ đồ ghép nối BS2Sx với máy tính PC
Hình 4.4. Sơ đồ phần cứng nối Basic Stamp với
cổng truyền nối tiếp của máy tính
Khoá luận Tốt Nghiệp
25