Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Cái tôi trữ tình trong thơ chế lan viên sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.34 KB, 105 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ THU LUYẾN

CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN SAU 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ: VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2016


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ THU LUYẾN

CÁI TÔI TRỮ TÌNH
TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN SAU 1975

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN DIỆU LINH


Thái Nguyên - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình khoa học nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Luyến


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Khoa học - Đại
học Thái Nguyên và được sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn TS Nguyễn Diệu Linh
tôi đã thực hiện đề tài: “Cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên sau 1975”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Diệu Linh đã tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành
cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Khoa học Đại học Thái Nguyên đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm,
giúp đỡ, tạo điều kiện tốt để tôi nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô
giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Luyến


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 1
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................... 7
3.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 7
3.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 7
3.3. Văn bản nghiên cứu................................................................................ 7
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 8
4.1. Phương pháp nghiên cứu loại hình ........................................................ 8
4.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử..............................................................8
4.3. Phương pháp thống kê - phân loại ......................................................... 8
4.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp ......................................................... 8
4.5. Phương pháp so sánh - đối chiếu ........................................................... 8
5. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 8
5.1. Về mặt lý luận ........................................................................................ 8
5.2. Về mặt thực tiễn ..................................................................................... 9
6. Bố cục của đề tài .............................................................................................. 9
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ........................................ 10
1.1. Thơ trữ tình và cái tôi trữ tình ....................................................................... 10
1.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên trước năm 1975 ............................. 14
1.2.1. Cái tôi tràn ngập nỗi đau trước Cách mạng tháng Tám 1945 ........... 14
1.2.2. Cái tôi cách mạng đầy nhiệt huyết trong hai cuộc kháng chiến ......... 18

1.3. Những yếu tố tạo nên sự chuyển biến của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan
Viên sau năm 1975 .............................................................................................. 23
1.3.1. Sự thay đổi về hoàn cảnh xã hội ......................................................... 24
1.3.2. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ về con người ........................... 26
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN
SAU 1975 ............................................................................................................. 33
2.1. Cái tôi thế sự, đời tư ...................................................................................... 33


iv
2.1.1. Những băn khoăn, chiêm nghiệm về các vấn đề vĩnh cửu của cuộc sống..33
2.1.2. Cái tôi đấu tranh không biết mệt mỏi với thời gian ............................ 39
2.2. Cái tôi khao khát tìm về “bản ngã” ............................................................... 47
2.2.1. Cái tôi có nhu cầu sống trung thực với bản thân ................................ 47
2.2.2. Cái tôi bản lĩnh khi dám nói lên suy nghĩ của mình ........................... 52
2.3. Cái tôi nghệ sĩ tài hoa và trách nhiệm ........................................................... 57
2.3.1. Cái tôi ý thức trách nhiệm với nghề .................................................... 57
2.3.2. Cái tôi trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc ......................... 63
Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
CHẾ LAN VIÊN SAU 1975 ............................................................................... 69
3.1. Sự kế thừa và phát triển các thể thơ .............................................................. 69
3.1.1. Thể thơ tự do ....................................................................................... 69
3.1.2. Thơ tứ tuyệt ......................................................................................... 73
3.2. Giọng điệu tâm tình, triết luận ...................................................................... 78
3.2.1. Giọng điệu trữ tình sâu lắng ............................................................... 78
3.2.2. Giọng độc thoại nội tâm ...................................................................... 83
3.3. Hiện đại hóa ngôn ngữ thơ ............................................................................ 86
3.3.1. Ngôn ngữ thơ đậm chất đời thường .................................................... 86
3.3.2. Sử dụng hợp lý, linh hoạt các biện pháp tu từ từ vựng ....................... 89
KẾT LUẬN .................................................................................................. 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong nền Văn học Việt Nam hiện đại, Chế Lan Viên luôn được coi là nhà
thơ lớn, có ảnh hưởng sâu rộng tới nền văn học nước nhà. Con đường lịch sử của
dân tộc và con đường thơ của Chế Lan Viên luôn gắn bó chặt chẽ, tạo điều kiện và
bổ sung cho nhau, làm nên một phong cách thơ rất riêng và đầy sức hấp dẫn. Thơ
Chế Lan Viên trên mỗi chặng đường đều có những cách tân nghệ thuật đáng trân
trọng. Nhiều thập kỷ qua, tác phẩm của Chế Lan Viên luôn được đưa vào các
chương trình giảng dạy ở nhiều cấp học (từ bậc phổ thông đến bậc đại học), bởi thơ
ông không chỉ phản ánh lịch sử, phản ánh thời đại mà còn tiêu biểu cho tiến trình
phát triển của thơ ca dân tộc ở thế kỷ XX.
1.2. Trong thơ, vấn đề chủ thể cái tôi trữ tình có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Thơ trữ tình luôn gắn với cái “tôi” bởi nó là trung tâm và là giá trị tinh thần
cốt lõi, tạo nên chân dung của nhà thơ. Bởi vậy, khi nghiên cứu cái tôi trữ tình trên
các phương diện thuộc về thể loại, các trào lưu, khuynh hướng, các chặng đường
sáng tác, các tác giả hay ngay cả một tác phẩm thơ cụ thể, người ta thường quan tâm
nhiều đến việc tìm hiểu cái tôi trữ tình.
1.3. Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên phong phú và đa dạng. Đó là một thế
giới ấn tượng với sức biểu cảm mang dấu ấn riêng vô cùng độc đáo. Khi nghiên cứu
thế giới nghệ thuật của nhà thơ thể hiện qua cái tôi trữ tình, chúng ta nhận ra một
hồn thơ giàu có và tràn đầy sức sống. Cái tôi trữ tình của Chế Lan Viên luôn thể
hiện cá tính nghệ thuật bản lĩnh, một phong cách nghệ thuật không ngừng tìm tòi,

sáng tạo. Tất cả những điều ấy đã thể hiện tình yêu thương cuộc sống tràn trề, một
tinh thần lạc quan, một sự gắn bó máu thịt với cuộc đời.
1.4. Trong thơ Chế Lan Viên luôn tồn tại một cái tôi trữ tình không ngừng biến
đổi trên cơ sở kế thừa và cách tân. Đó là sự vận động từ cái tôi lãng mạn trước cách
mạng đến cái tôi trữ tình chính trị trong giai đoạn 1945 - 1975 và đến cái tôi đời tư
thế sự mang nặng cảm xúc trầm tư, suy ngẫm trong những bài thơ được sáng tác sau
năm 1975, đặc biệt là vào giai đoạn cuối đời. Quả là, trong lịch sử phát triển của thơ


2

ca Việt Nam hiện đại thế kỷ XX, hiếm có một nhà thơ nào tạo ra sự chuyển biến
liên tục trong suốt cả sự nghiệp sáng tác, tạo nên được sức hấp dẫn đối với công
chúng yêu thơ như Chế Lan Viên.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: Cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên
sau 1975 nhằm thấy được nét độc đáo trong phong cách, những tiến bộ nghệ thuật,
những đóng góp của Chế Lan Viên trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Chúng tôi hy
vọng luận văn sẽ góp một phần nhỏ vào việc nhận diện chân dung, tầm vóc của tác
giả Chế Lan Viên giai đoạn sau năm 1975. Đồng thời, góp một mảng tư liệu cho việc
nghiên cứu và giảng dạy về nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn của dân tộc: Chế Lan Viên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ tập thơ đầu tiên Điêu tàn ra đời năm 1937 đến ba tập Di cảo, thơ Chế
Lan Viên luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả và giới phê bình. Cùng
với chặng đường 52 năm cầm bút của Chế Lan Viên là chặng đường liên tiếp xuất
hiện các bài giới thiệu, các bài phê bình, nghiên cứu, các chuyên luận được in thành
sách với một số lượng lớn mà chúng ta khó có thể thống kê một cách đầy đủ.
Phải khẳng định ngay rằng, tất cả các bài nghiên cứu đã công bố đều muốn
khẳng định sự tiếp tục và đổi mới của hành trình thơ Chế Lan Viên qua các chặng
đường: trước 1945, từ 1945 đến 1975 và sau 1975. Nhưng tập trung nhiều nhất vẫn
là các bài giới thiệu về thơ chống Mỹ và thơ thời kỳ đổi mới của Chế Lan Viên. Đặc

biệt, vấn đề cái tôi trữ tình của Chế Lan Viên cũng được nhiều nhà nghiên cứu tâm
huyết tìm hiểu.
Các công trình nghiên cứu về cái tôi trữ tình của Chế Lan Viên trước năm 1975
đều khẳng định cái tôi trữ tình của Chế Lan Viên là cái tôi vận động từ cái tôi cô
đơn lạc lõng thuở Điêu tàn đã hòa nhập vào cái ta chung trong những năm kháng
chiến. GS. Hà Minh Đức là một trong những nhà nghiên cứu dành nhiều tình cảm
cho Chế Lan Viên. Trong các công trình nghiên cứu của mình, ông đã đề cập đến
cái tôi trữ tình của Chế Lan Viên trong những năm chiến tranh với những nhận định
khá xác đáng. Trong công trình “Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại”,
ông viết: “Với Ánh sáng và phù sa, vấn đề riêng chung được đặt ra trực diện, cái


3

tôi trữ tình bộc lộ khá rõ nét qua những lời thơ tâm tình, chứa chất biết bao suy
nghĩ và cảm xúc tự bên trong” [19, 38].
Cùng với Hà Minh Đức, Trần Đình Sử cũng có ý kiến: “Ánh sáng và phù sa,
Hoa ngày thường chim báo bão đã đánh dấu bước trỗi dậy, đổi mới của thơ Chế
Lan Viên, gắn liền với ý thức về cái tôi của ông…Chế Lan Viên xem cái Tôi như
một điểm xuất phát để nói đến tất cả” [61, 151].
Vũ Tuấn Anh cũng là tác giả có nhiều bài viết về Chế Lan Viên. Trong các công
trình nghiên cứu ấy, ông đặc biệt chú ý đến sự thể hiện cái tôi trữ tình của Chế Lan Viên.
Trong luận án Phó tiến sĩ với đề tài “Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Việt
Nam từ 1945 đến nay” ông cho rằng: “Cái tôi có những trầm tư triết học quanh các câu
hỏi Ta là ai? Ta vì ai?”. Hay trong bài Chế Lan Viên với Điêu tàn và Vàng sao, nhà
nghiên cứu đã nhận định: “Cả cái tôi bản thể và cái Tôi nghệ sĩ của tác giả đều muốn
vượt lên cõi tục để tạo nên một Tháp nghĩ; một Đài thơ, để trên đài thơ cao ấy hướng tới
hư vô, tìm trong ấy sức mạnh sáng tạo” [3, 21].
Trong bài Thơ Chế Lan Viên, tác giả Nguyễn Văn Hạnh đã nói đến sự hòa
hợp, thống nhất giữa cái tôi công dân và cái tôi nghệ sĩ của Chế Lan Viên trong

những năm đánh Mỹ: “Cuộc đời và cái tôi không loại trừ nhau, mà xuyên thấm vào
nhau tạo thành thơ hay, thơ rung động sâu sắc người khác” [22, 73].
Sau năm 1975, cái tôi trữ tình của Chế Lan Viên có sự chuyển động mãnh mẽ
hướng tới cảm hứng thế sự - đời tư. Đặc biệt, vào đầu thập kỷ 80 là các tập thơ Hái
theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986) sự chuyển đổi ấy
càng được thể hiện rõ. Và chặng cuối đường thơ Chế Lan Viên được đánh dấu bằng
ba tập Di cảo thơ do nhà văn Vũ Thị Thường sưu tầm, tuyển chọn vào các năm
1992, 1993, 1996 lại càng khẳng định sự thay đổi của cái tôi trữ tình Chế Lan Viên
là đúng đắn và cần thiết.
Song hành với các tác phẩm ấy cũng là sự ra đời các công trình giới thiệu và khám
phá thế giới nghệ thuật của nhà thơ. Tập thơ đầu tiên có dấu hiệu của sự chuyển hướng
ngòi bút và tư tưởng của Chế Lan Viên là tập Hái theo mùa. Khi giới thiệu tập thơ này,
Trần Ninh Hồ nhận xét: “Phải có một Bình Ngô đại cáo! Ở những ngày này, bằng tiềm


4

lực, suy nghĩ, cảm xúc, Chế Lan Viên đã bắt được cái hơi thở hào hùng sảng khoái dội
lại từ xưa ấy” [29, 367]. Nhà thơ luôn đòi hỏi cái tôi “phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa nghĩ và cảm, tạo nên nhiều bài thơ, tập thơ vừa nồng nhiệt hào hùng vừa thiết tha
lắng đọng, có sức cảm hóa thuyết phục lớn lao” [29, 371].
Tập thơ thứ hai thể hiện sự nỗ lực không mệt mỏi của Chế Lan Viên là tập Hoa
trên đá. Nhà thơ Tế Hanh khẳng định: “Trong một khuôn khổ nhỏ, nhà thơ vẫn gửi
được nhiều xúc cảm của mình từ những đề tài lớn đến những đề tài bình dị”. Và:
“Tập Hoa trên đá là một tập thơ đánh dấu một bước tiến mới của tác giả” [21, 3].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình trong bài Chế Lan Viên khi đánh giá sự chuyển
biến của cái tôi trữ tình của nhà thơ cũng nhận định: Thơ Chế Lan Viên “bắt đầu
bộc lộ những trăn trở nhận thức về trách nhiệm của người cầm bút trước nhiều vấn
đề nhân thế mà trước đây thơ còn ít quan tâm” [5, 225]. Trong tập thơ này, nhà thơ
đã gửi gắm, đã “bộc lộ tâm tình và triết luận về các vấn đề muôn thuở của nhân

sinh”, với những “suy tư, chiêm nghiệm làm cho giọng thơ ông trầm xuống phảng
phất một nỗi quan hoài…” [5, 226].
Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “Hoa trên đá là tập thơ xứng với tên tuổi tác giả”
và “trong tập thơ này đã gặp một giọng thơ nhân tình hơn, gần gũi tiếng nói hàng
ngày hơn” [48, 3]. Vĩnh Quang Lê cũng khẳng định hướng đi tới của thơ Chế Lan
Viên: “…thơ anh vẫn tiến lên. Có lúc thơ anh bùng cháy lên, và có lúc thơ đi bước
một” [44, 135]. Ngô Văn Phú nhìn suốt hành trình thơ Chế Lan Viên từ Điêu tàn
đến Hoa trên đá và nhận ra “giọng thơ của anh có một phong cách riêng, và vẫn
theo kịp với nhịp đi của đời sống” [56, 10].
Tiếp nối sự chuyển biến về tư tưởng, cảm xúc trong tập Hoa trên đá, năm 1986
Chế Lan Viên cho ra đời tập thơ Ta gửi cho mình, gồm 39 bài. Nếu như ở hai tập
thơ trước vẫn còn đậm chất anh hùng ca, thì giờ đây thơ Chế Lan Viên đã chuyển
hẳn sang khía cạnh đời tư. Tuy nhiên, tập thơ này hầu như chưa có một công trình
nghiên cứu công phu nào. Có chăng chỉ được nhắc đến để so sánh với các tập thơ
khác.


5

Ba tập Di cảo thơ là bước hoàn thiện cái tôi thế sự - đời tư của Chế Lan Viên.
Nhận xét và đánh giá về hai tập Di cảo thơ I và II, Nguyễn Bá Thành trong bài viết
“Đọc hai tập Di cảo thơ” đã nhận định về cảm xúc của Chế Lan Viên trong những
năm cuối đời thật tinh tế và sâu sắc: “Cảm xúc của Chế Lan Viên về “thời gian
sống” là định hướng lớn nhất cuốn hút tư duy của thơ ông trong những năm cuối
đời. Nếu như ở Đối thoại mới nhà thơ vẫn còn đủng đỉnh triết lý về “những chiếc lá
thơm hái lúc về già” thì từ năm 1987, cảm xúc của ông dường như dồn nén hơn,
thúc bách hơn” [63, 410].
Nhân ngày giỗ thứ tư của Chế Lan Viên (tháng 6 năm 1993), Trần Thanh Đạm
có bài Những vần thơ triết lý của Chế Lan Viên qua những trang Di cảo. Ông khẳng
định: “Sự tìm tòi chính mình vẫn là việc phải tiếp tục. Đó là niềm khao khát không

bao giờ nguôi của một hồn thơ không bao giờ tự thỏa mãn mà luôn luôn tự đòi hỏi,
tự đổi mới để đi tìm một tầm cao mới, càng tiến gần hơn đến sự viên mãn, sự tuyệt
đối, tuy không bao giờ có thể đạt tới, song nếu không có nó thì cũng sẽ không bao
giờ có sự sáng tạo nghệ thuật thực sự hướng đến chân, thiện, mỹ” [11, 396]. Như
vậy, Trần Thanh Đạm nhận thấy ý thức tìm lại chính mình của Chế Lan Viên là một
nhu cầu cấp bách, luôn thôi thúc tâm hồn nhà thơ, ngay cả khi bóng đã xế tà.
Hồ Thế Hà là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu luôn thể hiện sự yêu mến thơ
Chế Lan Viên. Trong Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, ông viết: “Cái tôi nhà
thơ, cái tôi trữ tình Chế Lan Viên khi bộc lộ khi tiềm tàng, có khi là cuộc phiêu lưu tư
tưởng của thế giới nội tâm, có khi tỏ lộ thông qua các biện pháp đối lập, so sánh,
thông qua cách nói riêng của ông” [23, 35]. Và khi nhận xét về cái tôi trữ tình Chế
Lan Viên qua các chặng đường, nhà nghiên cứu cũng cho rằng: “Cái tôi trữ tình
trong thơ Chế Lan Viên đầy quyến rũ, năng động” [23, 41]. Tác giả luận án cũng
nhận thấy sự phức tạp của thơ Chế Lan Viên trong thời kỳ mới và nhận định: “Khảo
sát toàn bộ các tác phẩm của Chế Lan Viên xuất bản sau năm 1975, ta thấy trong
một số bài, ông có sự to tiếng nuối tiếc, tự mâu thuẫn với mình. (...). Nhưng thực ra,
đó chỉ là những lời tâm sự, tự kiểm điểm chân thành, pha chút chua xót chứ không
phải sự phủ định, oán trách. Phảng phất âm hưởng buồn, tiếc cho thơ mình một thời
không được sống hết cái hồn nhiên vốn có của nó phải cùng con người lao vào trận


6

mạc. (…). Cho nên sự mâu thuẫn, phủ định giai đoạn trước 1975, nếu có, thì đó
chính là sự phủ định biện chứng để tìm hướng mới cho thơ trong hoàn cảnh mới mà
thôi” [23, 36 - 37].
Đoàn Trọng Huy cũng ít nhiều nhắc đến cái tôi trữ tình của Chế Lan Viên
trong các công trình của mình. Ông nhận định: “Từ sau 1975, cái tôi trữ tình đã đổi
khác, hầu như có một sự thức tỉnh cá nhân mới. Đúng là sự thức tỉnh những nhu
cầu xã hội và cá nhân của cái Tôi trong thơ trữ tình” [30, 111]. Đó là đòi hỏi về tất

cả những nhu cầu của cuộc sống đời thường cùng sự khẳng định cá tính mạnh mẽ
trước thế giới, trong các mối quan hệ xã hội và cá nhân.
Nguyễn Quốc Khánh khi nghiên cứu về chặng đường thơ cuối cùng của Chế
Lan Viên qua Di cảo thơ với bài Di cảo thơ Chế Lan Viên hành trình tìm lại
chính mình đã đánh giá: “Suốt ba chục năm đi trên đại lộ cách mạng với niềm vui,
niềm tin phơi phới. Chế Lan Viên rất chân thành gạt bỏ cái tôi cá nhân, hoặc có nói
đến cũng chỉ là những niềm ăn năn hối hận về mình trước Cách mạng (…) để hòa
cái tôi vào cái Ta chung của nhân dân. Đó là chân dung mà chúng ta đã biết, đã
quen thuộc về Chế Lan Viên suốt mấy chục năm qua…” [37, 425]. Và tác giả bài
viết cũng cho rằng, thơ Chế Lan Viên trước và sau 1975 là sự tiếp nối chứ không
phải sự đứt đoạn của cái tôi trữ tình. Bởi “có một Chế Lan Viên vừa quen vừa
lạ…Đọc ba tập Di cảo thơ của Chế Lan Viên người đọc một lần nữa lại phải kinh
ngạc về một Chế Lan Viên mới, khác với chân dung ông đã hiện diện trên ba chục
năm qua các trang thơ ông đã từng công bố” [37, 423].
Nguyễn Diệu Linh trong bài Di cảo thơ và nhu cầu được sống trung thực với
mình của Chế Lan Viên đã nhận định: “Khát vọng “Đời cho anh là anh” luôn cháy
bỏng trong nhiều trang thơ của Chế Lan Viên. Được sống với chính bản thân mình,
với tất cả sự chân thành, trung thực của con người đã làm nên một nét sắc sảo của
ba tập Di cảo thơ” [40, 36].
Như vậy, mặc dù thơ Chế Lan Viên luôn được quan tâm tìm hiểu, nhưng chủ
yếu vẫn là những công trình nghiên cứu về thế giới nghệ thuật và phong cách nghệ
thuật của nhà thơ. Qua thế giới nghệ thuật và phong cách nghệ thuật ấy, cái tôi trữ


7

tình chỉ được đề cập ở một vài khía cạnh nhỏ. Đến nay, chưa có một công trình
nghiên cứu chuyên sâu nào về cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên từ sau năm
1975. Đây là giai đoạn cái tôi có sự chuyển biến rõ rệt từ cái tôi sử thi cách mạng
sang cái tôi thế sự - đời tư. Chính vì vậy, với luận văn này chúng tôi hy vọng sẽ tìm

hiểu những đặc điểm của cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên sau 1975. Qua đó
nhận diện rõ hơn bức chân dung tinh thần mới của một cánh chim đầu đàn trong nền
thơ ca hiện đại Việt Nam.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn khảo sát toàn bộ thơ Chế Lan Viên, trong đó tập trung vào các tập thơ
ra đời sau năm 1975, nhằm tìm hiểu một cách tổng thể, bao quát nội dung và nghệ
thuật thơ Chế Lan Viên ở giai đoạn này. Từ đó, làm sáng tỏ sự thể hiện cái tôi trữ
tình của nhà thơ trong những năm tháng cuối đời. Khi đó, sẽ thấy được đặc điểm
phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên cùng những đóng góp của ông cho nền thơ
hiện đại sau 1975.
Mục đích cuối cùng của luận văn là góp phần phục vụ việc nghiên cứu và
giảng dạy nhà thơ Chế Lan Viên trong nhà trường.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của luận văn là những biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Chế
Lan Viên sau 1975.
3.3. Văn bản nghiên cứu
Văn bản nghiên cứu của luận văn là toàn bộ những sáng tác thơ của Chế Lan
Viên đã được xuất bản bao gồm 14 tập thơ. Trong đó, luận văn tập trung nghiên cứu
các tập ra đời sau năm 1975 gồm: Hái theo mùa (1977), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội;
Hoa trên đá (1984), Nxb Văn học, Hà Nội; Ta gửi cho mình (1986), Nxb Tác phẩm
mới, Hà Nội và ba tập Di cảo thơ: tập I nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế (1992), tập II
nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế (1993) và tập III nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế
(1996).


8

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu loại hình

Phương pháp này căn cứ vào những phương diện loại hình của thơ trữ tình để
nghiên cứu ngôn ngữ, giọng điệu, thể loại thơ Chế Lan Viên sau năm 1975. Từ đó,
làm rõ những đặc điểm cơ bản, mang bản chất loại hình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Sử dụng phương pháp này, người viết đặt thơ Chế Lan Viên sau 1975 trong bối
cảnh lịch sử của sự phát triển của thơ Chế Lan Viên nói chung. Từ đó tìm hiểu cái
tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên sau 1975 trong sự vận động của cái tôi trữ tình
qua hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ.
4.3. Phương pháp thống kê - phân loại
Phương pháp này dùng để thống kê các ý kiến về thơ trữ tình và cái tôi trữ tình
trong thơ. Thống kê các tập thơ của Chế Lan Viên để phân loại, chọn những tập thơ
nào, bài thơ nào là tiêu biểu nhất thể hiện rõ cái tôi trữ tình. Trên cơ sở đó sẽ có cái
nhìn chính xác, cụ thể giá trị chính của thơ Chế Lan Viên.
4.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Thống kê chỉ là một phương tiện, còn nhiệm vụ chính là phân tích các ý kiến,
các chi tiết nghệ thuật, từ đó đưa ra sự nhìn nhận đánh giá về cái tôi trữ tình. Phân
tích tác phẩm sẽ là cơ sở cho việc tổng hợp các vấn đề chính của cái tôi trữ tình
trong thơ Chế Lan Viên sau năm 1975. Bên cạnh việc phân tích, người nghiên cứu
sẽ tổng hợp lại một cách tổng quát sau khi luận giải các vấn đề.
4.5. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Đây cũng là phương pháp được sử dụng một cách thường xuyên để thấy được
cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên có sự chuyển biến giữa các chặng đường
sáng tạo, thấy được sự kế thừa và sự cách tân trong thơ ông.
5. Đóng góp mới của đề tài
5.1. Về mặt lý luận


9

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm cái tôi trữ tình của Chế Lan

Viên sau năm 1975 sẽ giúp người đọc nhận diện rõ hơn bức chân dung tinh thần
mới của một nhà thơ lớn thế kỷ XX với phong cách nghệ thuật tài hoa mà độc đáo.
Luận văn cũng góp phần làm rõ quan niệm, cách cảm, cách nghĩ về cuộc đời, về con
người, về thơ ca của Chế Lan Viên sau năm 1975, đặc biệt là trong những năm
tháng cuối đời.
Luận văn cũng góp thêm một cái nhìn có hệ thống về các sáng tác của Chế Lan
Viên và khẳng định cái tôi nhiều cảm xúc và suy tư độc đáo trong giai đoạn sau
1975. Từ đó khẳng định những giá trị to lớn, đầy tính nhân văn mà nhà thơ Chế Lan
Viên đã để lại cho đời.
5.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích trong việc học tập và giảng dạy,
nghiên cứu tác phẩm của Chế Lan Viên ở các cấp học.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề tài được triển khai
thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung
Chương 2. Đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên sau 1975
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên sau 1975


10

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Thơ trữ tình và cái tôi trữ tình
Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về thơ. Nguyễn Xuân Nam
cho rằng: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm
trạng những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu
hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng”. Các tác giả Nhập môn văn học lại quan
niệm: “Thơ là bộc bạch cảm xúc hoặc suy tư”. Xuân Diệu cũng từng cho rằng: “Thơ
là lọc lấy tinh chất, là sự vật được phản ánh vào tâm tình”. Còn các tác giả trong

nhóm Xuân Thu lại khẳng định: “Thơ là cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thúy, cao
siêu, cái hình ảnh bất diệt của cõi vô cùng” vv…Có thể nói, có bao nhiêu người làm
thơ, viết về thơ thì có bấy nhiêu quan niệm khác nhau. Mỗi quan niệm đó đều xuất
phát trên một số phương diện nhất định của thơ để khái quát, cho nên đều cho ta một
ý niệm về thơ.
Chúng ta quan niệm thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện
cảm xúc thông qua một tổ chức ngôn ngữ đặc biệt. Thơ trữ tình cũng như thơ nói
chung luôn bộc lộ cảm xúc một cách mãnh liệt. Không có cảm xúc thì không có thơ.
Chính vì thơ gắn với cảm xúc, bộc lộ cảm xúc nên khi được sử dụng ở các phương
thức khác như tự sự hay kịch thì cũng không mất đi điều đặc biệt này, mà trái lại
càng làm cho các tác phẩm đậm chất thơ, chất trữ tình hơn.
Cảm xúc thơ khác với cảm xúc của văn xuôi. Cảm xúc văn xuôi dù mãnh liệt
đến đâu vẫn mang tính khách quan. Còn cảm xúc thơ, nói như Phan Ngọc là “được
cảm hóa ngay lập tức, đến mức là của chính tôi”. Người ta đọc thơ, tiếp nhận cảm
xúc thơ như là cảm xúc của chính mình. Người ta lấy thơ ra ngâm, ngẫm nghĩ trong
những cảnh ngộ cụ thể, tâm trạng cụ thể của mình. Thơ do đó là tiếng nói tri âm.
Người ta tìm đến thơ như tìm đến tri âm. Chẳng thế mà Hoài Thanh đã từng viết:
“Thích một bài thơ là thích một con người đồng điệu”.
Vì vậy, có thể hiểu thơ trữ tình là một thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói
lên tư tưởng tình cảm của tác giả, thông qua đó sẽ phản ánh cuộc sống. Thơ trữ tình
không miêu tả quá trình sự kiện, không kể tình tiết đầy đủ câu chuyện, cũng không


11

miêu tả nhân vật, cảnh vật cụ thể, mà mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm (tả cảnh trữ
tình). Sáng tác thơ là một nhu cầu tự biểu hiện, một sự thôi thúc từ bên trong, nhiều
khi mãnh liệt, dồn dập do sự tác động của đời sống con người gây nên. Sáng tạo
nghệ thuật là hoạt động có ý thức của người nghệ sĩ, bị chi phối bởi “cái tôi” nghệ
sĩ. Nhưng cái tôi ở đây là cái tôi nghệ thuật, không phải là cái tôi nhà thơ. Cái tôi

trữ tình, trước hết là tính cách của bản thân người mang lời nói. Cái tôi nghệ thuật
trong thơ bao gồm nhiều giá trị khác nhau như tài năng, sự sắp xếp các ngôn từ, cấu
trúc nghệ thuật…Cái tôi trữ tình có mối quan hệ thống nhất, nhưng không đồng
nhất với cái tôi nhà thơ.
Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về cái tôi trữ tình như một hiện
tượng nghệ thuật. Có thể kể đến một loạt các công trình tiêu biểu của Trần Đình Sử
như: Thi pháp thơ Tố Hữu (Hà Nội, 1987); Phẩm chất cái tôi trữ tình (TCVH số
1/1983); Cái tôi và hình tượng trữ tình (Báo Văn nghệ số 19/1993)...Ngoài ra còn
rất nhiều các công trình khác nghiên cứu về cái tôi trữ tình trong thơ. Hầu hết các
bài nghiên cứu đều nhận thấy, cái tôi của nhà thơ luôn luôn có một mối quan hệ trực
tiếp với cái tôi trữ tình trong thơ. Từ cách nhìn, cách nghĩ, cách thể hiện những nỗi
niềm sâu kín, những tình cảm, thái độ của tác giả trước thế giới khách quan, cái tôi
trữ tình của nhà thơ sẽ được bộc lộ. Cái tôi trữ tình là cái tôi nhà thơ đã được nghệ
thuật hóa và trở thành một thành tố quan trọng của thế giới nghệ thuật trong tác
phẩm. Như vậy, nhân vật trữ tình trong thơ chính là người bộc lộ cảm xúc, tâm
trạng, suy nghĩ thông qua một hệ thống các phương tiện như ngôn ngữ, giọng điệu,
hình ảnh…để dẫn dắt người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác giả. Và
thông qua thế giới nhân vật ấy, cái tôi trữ tình của nhà thơ được bộc lộ một cách rõ
nét. Sự hiện diện của cái tôi trữ tình có thể sẽ là một tín hiệu quan trọng để nhận
biết diện mạo, tư tưởng của nhà thơ, thậm chí của cả một thời kỳ văn học.
Trong hành trình sáng tạo của mỗi tác giả, cái tôi trữ tình lại được thể hiện khác
nhau. Điều đó phụ thuộc vào sự chuyển biến trong cá tính sáng tạo của mỗi người
nghệ sĩ, cũng như sự tác động, chi phối của hoàn cảnh lịch sử, xã hội, của các yếu tố
văn hóa, thời đại…Sự thay đổi và chuyển hóa của các kiểu cái tôi trữ tình sẽ tạo
nên sự vận động của thơ. Cái tôi trữ tình thường xuyên xuất hiện dưới dạng chủ thể


12

trữ tình hoặc nhân vật trữ tình. Lê Lưu Oanh trong cuốn Giáo trình Lý luận văn

học, NXB Đại học Sư phạm (2008) đã chỉ rõ: “Nhân vật trữ tình chính là chủ thể
trữ tình, là người tự phát ngôn, tự miêu tả, tự bộc lộ. Nhân vật trữ tình không có tên
tuổi, diện mạo, hành động…nhưng để lại dấu ấn rất rõ qua giọng điệu, cảm xúc,
cách suy tư…” [54, 200].
Trong cuốn 150 thuật ngữ Văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn cũng chỉ rõ:
“Nhân vật trữ tình là kẻ song sinh “đồng dạng” với nhà thơ tác giả; nó được hình
thành từ văn bản của kết cấu trữ tình (một trùm thơ, một tập thơ, một trường ca trữ
tình, hoặc toàn bộ sáng tác thơ trữ tình), như một dáng người có đường nét rõ rệt
hoặc một vai sống động; như một gương mặt có tính xác định của số phận cá nhân,
có đường nét tâm lý của thế giới nội tâm, và đôi khi có cả những đường nét tạo
hình…” [4, 252].
Trong quá trình hình thành, cái tôi trữ tình luôn thể hiện những đặc trưng cơ
bản. Thứ nhất, cái tôi trữ tình mang bản chất chủ quan cá nhân. Người làm thơ bao
giờ cũng có nhu cầu tự biểu hiện, giãi bày tâm tư, tình cảm riêng của mình. Hiện
thực cuộc sống rất rộng lớn, nhưng quan tâm đến vấn đề gì, nhìn nhận nó như thế
nào là do nhà thơ thể hiện dựa trên sự trải nghiệm của cuộc sống cùng với sự thôi
thúc cảm hứng sáng tạo nghệ thuật và tài năng của thi nhân. Khi có chất liệu rồi thì
đến lượt xây dựng văn bản trữ tình. Sự lựa chọn, cách thể hiện nào trong văn bản
trữ tình cũng mang rõ nét cá tính sáng tạo của chủ thể. Do thơ trữ tình in đậm dấu
vết cá nhân nên những gì liên quan đến cuộc đời tác giả, từ tiểu sử đến tính cách
đều đóng một vai trò nhất định trong sáng tác.
Thứ hai, cái tôi trữ tình mang bản chất xã hội. Trong đời sống xã hội xuất hiện
những cá thể người như một đơn vị tồn tại độc lập. Điều đó đã khẳng định vị thế
của con người trong cộng đồng. Các Mác đã khẳng định: “Con người là sự tổng hòa
mọi mối quan hệ xã hội”, con người có thể độc lập tự chủ, suy nghĩ và hành động
theo cách riêng của mình, nhưng con người không bao giờ biệt lập với cộng đồng,
với nhân loại. Làm thơ là để bày tỏ tình cảm, là sự giao lưu với mọi người xung
quanh những vấn đề về số phận, về cuộc sống con người. Thơ trữ tình trong lăng



13

kính hẹp nhất của cái nhìn cá thể, lại luôn luôn phản chiếu những vấn đề chung nhất
của con người.
Nếu như ở phương diện cái tôi trữ tình mang tính chủ quan cá nhân, chúng ta
quan tâm đến mối quan hệ giữa cái tôi nhà thơ với cái tôi trữ tình, thì phương diện
cái tôi trữ tình mang bản chất xã hội nhân loại, chúng ta chú ý đến mối quan hệ
giữa cái tôi trữ tình với cái ta cộng đồng. Chúng ta thừa nhận thơ trữ tình là vương
quốc chủ quan, nhưng cái chủ quan này vẫn hướng về cái ta chung mang tính xã
hội, nhân loại. Ở Việt Nam, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã cho
ta thấy rõ được khối sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. Trong hoàn cảnh ấy sẽ ít
có chỗ cho cái tôi cá nhân tồn tại. Nếu như thơ trữ tình lúc đó không phải là những
lời hiệu triệu mọi người xông lên phía trước mà chỉ quay xung quanh những cảm
xúc cá nhân khép kín, cô đơn thì thơ sẽ trở nên lạc lõng. Thơ phải thể hiện sự lo
toan trước vận mệnh nước nhà, phải đề cao ý thức công dân sẵn sàng hy sinh cái
riêng, cái cá nhân cho quyền lợi chung của đất nước.
Thứ ba, cái tôi trữ tình mang bản chất nghệ thuật. Thông qua sự cảm nhận chủ
quan về hiện thực, nhà thơ đã tích lũy cho mình một nguồn tư liệu cần thiết. Nguồn
tư liệu ấy được xem như là nội dung, chất liệu làm nên tác phẩm. Đến lượt nó, cái
tôi trữ tình sẽ sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật đặc thù và tổ chức toàn bộ thế giới
nghệ thuật ấy dưới hình thức một văn bản trữ tình. Rõ ràng, việc đưa hiện thực vào
trong tác phẩm thơ trữ tình khác với tác phẩm tự sự hay tác phẩm kịch. Bởi thế cần
phải nắm được bản chất nghệ thuật thẩm mỹ của cái tôi trữ tình và sáng tạo theo
những quy tắc riêng của thể loại.
Tác phẩm trữ tình miêu tả và biểu hiện thế giới chủ quan trong tâm hồn con
người dưới mọi cung bậc tình cảm một cách ý nhị và tinh tế. Cái tôi trữ tình mang
bản chất chủ quan, do đó thơ trữ tình cũng mang bản chất chủ quan của cái tôi nhà
thơ. Thế giới trữ tình của cái tôi là một thế giới mang giá trị thẩm mỹ được cấu
thành bởi những giá trị văn hóa truyền thống và lịch sử. Như vậy, thế giới trữ tình
của cái tôi là một thế giới nghệ thuật giúp người đọc nhận diện cá tính sáng tạo của

nhà văn. Tất cả các bản chất trên sẽ quyết định đến sự hình thành nội dung cũng
như hình thức nghệ thuật của tác phẩm trữ tình.


14

Nội dung, tình cảm của thơ trữ tình nằm bên trong của sự vật và yếu tố ngoại
cảnh được nhắc đến trong thơ chứ không chỉ tồn tại ở trên câu chữ...Cái tôi mang
bản chất chủ quan, do đó thơ trữ tình cũng mang bản chất chủ quan của cái tôi. Thế
giới trữ tình của cái tôi là thế giới mang giá trị thẩm mỹ được kết tinh bởi những giá
trị văn hóa truyền thống và lịch sử. Như vậy, thế giới trữ tình của cái tôi là một thế
giới nghệ thuật giúp chúng ta hình dung được cá tính sáng tạo của cái tôi trữ tình
dựa trên thế giới quan và truyền thống văn hóa. Người ta gọi thơ là tiếng lòng, là
nhịp đập trái tim bởi lẽ trước tiên, thơ xuất phát từ dòng ý thức bên trong, là những
điều sâu kín nhất, bí ẩn nhất mà người ta không thể nói bằng lời mà buộc phải dùng
những ngôn từ đa nghĩa, hàm ẩn. Đằng sau hình thức chính là nội dung chủ quan,
cái tôi chủ thể là yếu tố hiện diện của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thơ
trữ tình.
Như vậy, cái tôi trữ tình với bản chất chủ quan chi phối mọi hành động, suy
nghĩ của cái tôi nghệ thuật có mối quan hệ mật thiết đối với nội dung và hình thức
của tác phẩm trữ tình.
1.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên trước năm 1975
Cái tôi trữ tình trong thơ Chế Lan Viên xuất hiện ở nhiều hình thái khác nhau:
khi bộc lộ trực tiếp, khi ẩn khuất, khi như một đối tượng phản ánh, khi thì lại chính
là cái tôi tác giả - chủ thể thẩm mỹ, khi thì thiên về nội dung, có khi lại thiên về
hình thức…và có sự vận động theo thời gian, gắn liền với các mốc son của lịch sử
dân tộc. Về tổng quan, ta có thể thấy sự thể hiện cái tôi trữ tình của Chế Lan Viên
trước năm 1975 qua hai chặng đường: trước Cách mạng tháng Tám và trong những
năm kháng chiến.
1.2.1. Cái tôi tràn ngập nỗi đau trước Cách mạng tháng Tám 1945

Chế Lan Viên làm thơ từ năm 12 - 13 tuổi. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Quách
Tấn, Yến Lan thành lập nhóm thơ Bình Định và đã trở thành một hiện tượng độc
đáo của nền Thơ Mới. Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) là con “Rồng” (Long), là “ngôi
sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam”. Thơ Hàn Mặc Tử có hình ảnh đẹp như chính
tâm hồn Việt, nhưng lại có những hình ảnh mang chất khủng hoảng; Yến Lan (1916


15

- 1998) là con “Lân” (Ly), có nhiều thành tựu trong sáng tạo thơ; Quách Tấn (1910
- 1992), là con “Quy”, nghiêng về cổ điển; Còn Chế Lan Viên (1920 - 1989), là con
“Phượng”.
Có thể nói trong “tứ linh” thì “Rồng” và “Phượng” là đặc sắc hơn cả. Chế Lan
Viên và Hàn Mặc Tử đều chọn cho thơ mình đối tượng thẩm mỹ là những thế giới
quái dị, lạ lẫm. Hệ thống hình ảnh trong thơ họ đã đem đến cho người đọc những
rung cảm thẩm mĩ thực sự mà không phải nhà thơ nào cũng có được. Tuy nhiên,
Chế Lan Viên đã sử dụng một cách đậm đặc các hình tượng thơ mà mình theo đuổi
(hình ảnh nước Chàm và dân Hời). Trong Điêu tàn, Chế Lan Viên đã sử dụng
những chất liệu kinh dị từ bóng tối, hồn ma, mồ hoang, sọ người, xương khô, máu
tuỷ...để tạo nên khách thể thẩm mỹ đầy tính Hư cấu - Siêu hình - Kinh dị:
“Và hồn, máu, óc tươi trong suối mực
Đua nhau trào lên trên giấy khúc buồn thương
Như không gian lùa vào ta chẳng dứt
Những hương mơ say đắm mộng ngông cuồng”.
(Tiết trinh) [67, 56]
Cái chết, niềm cô đơn đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của Chế Lan Viên từ
thời niên thiếu. Hình ảnh của một đất nước đã tiêu vong trong lịch sử từ xa xưa
bỗng nhiên trở lại trong thơ ca với những hình ảnh ma quái, với giọng thơ buồn
thương, ảo não pha màu sắc huyền bí kỳ lạ, trở thành nỗi ám ảnh với người đọc.
Người phục dựng lại đất nước Chiêm Thành vàng son ấy đang ngập chìm trong nỗi

buồn thương, ai oán của hồn ma, của máu, của xương khô, huyết tanh, yêu
tinh...khiến chúng ta phải giật mình. Một nỗi cô đơn, lạc lõng đầy đau đớn:
“Chiều hôm nay bỗng nhiên ta lạc bước
Vào nơi đây thế giới vạn cô hồn
Hơi người Chết tỏa đầy trong gió lướt
Tiếng máu kêu rung chuyển cỏ non xanh”.
(Xương khô) [67, 36]


16

Chế Lan Viên đã đi ngược thời gian, với trí tưởng tượng phong phú để tái hiện
lại một thế giới đã suy tàn, chỉ còn lại những ký ức đau buồn và hãi hùng. Một
chàng thanh niên tuổi hoa niên bước vào thế giới siêu thực để cảm và thấu hiểu nỗi
đau của người dân Chàm. Cái chết đã trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí Chế Lan
Viên từ thuở ấy. Âm hưởng chung của Điêu tàn chính là nỗi buồn, nỗi cô đơn, lạc
lõng của nhà thơ trước thời cuộc, mà không biết giãi bày cùng ai nên đã tìm về với
cõi siêu hình, ma quái đầy bí ẩn. Đây cũng chính là tâm trạng chung của cái tôi trữ
tình trong Thơ Mới trước cách mạng tháng Tám. Khi nghiên cứu về thơ Chế Lan
Viên thuở Điêu tàn, nhiều nhà nghiên cứu đã đi tìm căn nguyên của nỗi đau buồn
ấy: có lẽ vì Chế Lan Viên sống trong giai đoạn nước nhà chìm trong màn đêm nô lệ
và một không gian tràn ngập sắc buồn, cho nên tâm hồn của chàng trai trẻ yêu nước
đã bị nỗi đau diệt vong của dân tộc Chàm làm lay động tâm can. Chàng trai trẻ
mười năm, mười sáu tuổi ấy đáng lẽ phải đang say sưa trong những giấc mộng lớn
của cuộc đời bằng những lý tưởng, khát vọng về tuổi trẻ, về tình yêu thì lại “nhập
hồn, hóa cốt” vào dân tộc Chàm để vực dậy những hồn ma xung quanh đống đổ nát
điêu tàn và đưa vào trang thơ của mình. Chàng thi sĩ Phan Ngọc Hoan đã có một
tuổi thơ gắn bó sâu nặng với mảnh đất Bình Định. Ông coi đây là quê hương thứ hai
của mình. Những buổi chiều tan học, chàng thi sĩ thường dừng chân bên những tháp
Chàm đổ nát. Và hình ảnh những đền đài xưa đã ăn sâu vào tâm trí chàng:

“Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới Thời Gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tháp chàm lở lói rỉ rên than”.
(Trên đường về) [67, 38]
Với Điêu tàn, Chế Lan Viên đã thể hiện một tình yêu nước thầm kín. Khóc
than về nỗi diệt vong của đất nước Chiêm Thành xưa với những cảnh thê thảm:
“Muôn ma hời sờ soạng dắt nhau đi”, cũng là để “thể hiện thầm kín tấm lòng yêu
đất nước, một đất nước đang tồn tại nhưng thực sự đang điêu tàn trong chế độ và
cảnh đời cũ” (Hà Minh Đức). Điêu tàn không chỉ mở ra một quá khứ đầy bi hận


17

của dân tộc Chàm mà còn khiến ta phải giật mình nhận ra rằng, không riêng dân
Chàm mà ngay cả dân tộc ta cũng đã và đang phải trải qua thời kỳ đen tối. Dân tộc
ta cũng đã bao phen bị kẻ thù đô hộ, thôn tính làm nô lệ. Và hiện tại là sự giày xéo
của thực dân Pháp trên mảnh đất hình chữ S. Hiện thực ấy có lẽ đã chi phối đến tâm
tư tình cảm của thế hệ các nhà Thơ Mới. Họ trốn tránh thực tại và tự tìm cho mình
lối thoát: Xuân Diệu say trong cõi Tình, Lưu Trọng Lư hòa vào cõi Mộng, Hàn Mặc
Tử ẩn mình vào Trăng, Huy Cận buồn thương cùng vũ trụ…Dù trốn tránh hiện thực
nghiệt ngã, nhưng đó không phải là sự phản ứng tiêu cực của các nhà thơ mà đó là
sự phản ứng có ý thức của những thanh niên có lòng yêu nước nhưng bất mãn với
thực tại. Khác với các nhà thơ Mới cùng thời, Chế Lan Viên một mình một nẻo
xuống cõi Âm, đau cùng nỗi đau nhân thế của đất nước Chàm…
Rõ ràng trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn này, cái tôi trữ tình đã hiện diện một
cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, cái tôi ấy không ca khúc nhạc vui mà chỉ ngân lên điệu
buồn sầu thương. Qua lời ca ấy, chúng ta hiểu được bản chất nỗi buồn thương ấy
chính là cảm hứng yêu nước. Có điều, nhà thơ trẻ tuổi không trực tiếp bày tỏ tinh
thần yêu nước mà thầm kín nói đến nỗi lòng ấy qua nỗi sầu vong quốc của những

người dân Hời. Nói đến tình yêu nước, thể hiện khát vọng thoát khỏi xiềng xích nô
lệ nhưng không nói đến tương lai huy hoàng mà chỉ nói đến cái chết, đến hồn
ma…Có ai ngờ tất cả những đền đài, cung điện nguy nga, tráng lệ xưa kia giờ lại là
những bãi tha ma, gào thét với oan hồn và khóc tìm Chiêm nữ. Hoài niệm về một
thời vàng son không còn nữa cũng là cách để thi nhân bộc lộ nỗi đau mất nước, thể
hiện tình yêu tha thiết với non sông. Nhưng nhìn vào hoàn cảnh chính trị lúc bấy
giờ, một người yêu nước cổ vũ dân chúng vùng lên với bất kỳ hình thức nào cũng
không phải là một việc làm yên ổn. Do đó, muốn bày tỏ nỗi lòng một cách trọn vẹn,
không gì hơn là quay về quá khứ, mượn hình ảnh người làm hình ảnh mình, mượn
tiếng than của người làm tiếng than của mình, mượn nỗi thù hận của người làm nỗi
thù hận của mình. Nhập vào nỗi đau của người để nói về nỗi đau của mình, đó chính
là dụng ý của Chế Lan Viên.
Điêu tàn đã nói lên nỗi đau mất nước của những người dân muốn thoát khỏi
gông cùm nô lệ. Nhà thơ viết: “Điêu tàn có riêng gì đất nước Chiêm thành của tôi


18

đâu! Kia kìa, nó đục sọ dừa anh. Tiếng xương rạn vỡ dội thấu đáy hồn tôi” [67, 8].
Từ cái nhìn bi quan về cuộc đời, Chế Lan Viên đã vực dậy sự đổ nát, điêu tàn của
thời đại để nói về nỗi đau mất nước của dân tộc Việt. Tập thơ đã tạo một hiệu ứng
tâm lý tích cực nơi người đọc lúc bấy giờ, bởi nhìn cảnh đổ nát của nước Chiêm
Thành ai cũng phải có sự suy nghĩ, lo lắng cho số phận của nước Việt Nam trong
tương lai.
Có thể nói, trong chặng đầu tiên của đường thơ Chế lan Viên, cái tôi trữ tình
hiện lên mang đầy sắc buồn ảm đạm, thấm đẫm nỗi cô đơn. Bóng dáng nhân vật trữ
tình lạc lõng giữa nhân gian, tồn tại một sự bế tắc nặng nề trong tâm hồn. Do đó, cái
tôi trữ tình luôn có ý định thoát ly thực tại và đã thoát ly thực tại để tìm về với cõi
siêu hình. Điêu tàn như một tháp thơ dựng lên trên mảnh đất lịch sử đau buồn của đất
nước mang gông cùm nô lệ, được xây bằng những viên gạch siêu hình, gắn liền với

tâm trạng chán nản, u buồn vây phủ tư tưởng và những suy niệm về đời sống của nhà
thơ. Có thể xem Điêu tàn vừa là sự khai mở, nhưng đồng thời cũng là điểm kết thúc
hành trình sáng tạo của một quan niệm thơ. Cuối hành trình ấy nở rộ những bông hoa
lung linh huyền ảo được mọc lên từ một tháp thơ lẻ loi và bí ẩn.
1.2.2. Cái tôi cách mạng đầy nhiệt huyết trong hai cuộc kháng chiến
Trong vòng 30 năm, Chế Lan Viên đã đánh dấu từng chặng đường lịch sử bằng
các tập thơ: Gửi các anh (1955); Ánh sáng và phù sa (1960); Hoa ngày thường,
chim báo bão (1967); Những bài thơ đánh giặc (1972); Đối thoại mới (1973); Hoa
trước lăng Người (1954-1976). Chế Lan Viên là nhà thơ thể hiện sâu sắc nhất cuộc
hành trình đầy gian khổ “từ chân trời một người đến với chân trời tất cả”. Đến với
cách mạng, nhà thơ đã rũ bỏ được quá khứ buồn thương, đoạn tuyệt với thời kỳ
Điêu tàn để hòa mình vào niềm vui của toàn dân tộc, để được trở về với đời sống
của quần chúng nhân dân lao động, để hòa nhập vào cuộc sống mới, được gắn bó
với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa tâm hồn cô đơn, lạc lõng của Chế
Lan Viên trở về với thực tại dưới ánh sáng soi đường của Đảng và niềm tin mãnh
liệt vào quần chúng nhân dân lao động. Tập Gửi các anh (1955) đã đánh dấu bước


19

chuyển biến lớn trong tư tưởng cũng như sự nghiệp sáng tác của ông sau 1945. Từ
chỗ là một nhà thơ lãng mạn thoát ly hiện thực, giờ đây sau 10 năm không sáng tác
nhà thơ đã trở thành một chiến sĩ say sưa trên mặt trận văn hóa, mang ba lô đi theo
các đoàn dân công, bộ đội ra mặt trận, hòa lòng mình vào lòng người kháng chiến,
để sáng tác phục vụ kháng chiến. Trở về với nhân dân cũng chính là trở về với mạch
nguồn của sáng tạo thi ca. Không còn tìm đến với cõi siêu hình hư vô, cái tôi trữ
tình trong thơ Chế Lan Viên giai đoạn này đã hoàn toàn đổi khác. Chấm dứt những
bi ai, bế tắc, nhà thơ đã hòa nhập vào cuộc đời chung của nhân dân vào những vấn
đề thời sự nóng bỏng: “Sự hồi sinh của cái tôi trữ tình đời tư theo xu hướng hòa

nhập với cái ta chung và sự đậm dần, mở rộng và phát triển mạnh mẽ của cái tôi sử
thi” [81, 258].
Con người nhà thơ thay đổi đã kéo theo sự chuyển biến của hồn thơ. Một thế
giới nghệ thuật mới đã hình thành. Cái tôi trữ tình trong thơ giai đoạn này mang
một vóc dáng mới và đậm dấu ấn của chủ thể sáng tạo. Đó là cái tôi yêu nước, hòa
nhập vào cái ta cộng đồng, cái tôi hành động, cái tôi hiện thực. Trước kia ông nhìn
vào thế giới “điêu tàn” để thể hiện mình, thì nay ông đã nhìn ra xung quanh để thể
hiện cuộc sống kháng chiến, để cảm nhận cái đẹp và cái anh hùng của thời đại.
Nghĩa là cái tôi không còn đóng vai một người siêu phàm siêu thoát mang tính hư
cấu tưởng tượng nữa mà là cái tôi công dân gắn bó sâu sắc với vận mệnh đất nước.
Đánh dấu sự chuyển biến lớn trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ phải kể
đến tập Ánh sáng và phù sa (1960). Tập thơ đã ghi một dấu mốc quan trọng trên
hành trình thơ của Chế Lan Viên từ sau Cách mạng. Cũng từ đây, cái tôi trữ tình
của nhà thơ đã thể hiện sự phát triển thêm một bước quan trọng - cái tôi sử thi
kháng chiến. Nhà thơ đã “nới rộng không gian Thơ Mới từ tháp ngà nghệ thuật ra
giữa vòm trời Nhân dân và Tổ quốc” [27, 202]. Đây là lúc ông đoạn tuyệt hoàn toàn
với giai đoạn “điêu tàn”, phá “cô đơn” để hòa nhập với cuộc sống “Lấy cái vui của
cuộc đời đánh bạt mọi đau thương”. Ông đã cố gắng hòa hợp cái tôi vào cái ta
chung và hướng thơ vào cuộc sống kháng chiến sôi nổi để ngợi ca sự thay đổi trên
mọi miền đất nước. Làm thơ là đến với nhân sinh, nhân quần. Chính vì vậy, cái tôi
trữ tình của Chế Lan Viên đã thực sự hòa nhập vào cái ta rộng lớn và ông hiểu rõ
ngòi bút của mình cần phải hướng tới ai:


×