Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

báo cáo tốt nghiệp công ty cổ phần thủy điện thác mơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.05 KB, 68 trang )

Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

Lời nói đầu
Qua thời gian học tập tìm hiểu đi ca vận hành tại ca1 của nhà máy Thủy Điện
Thác Mơ được sự giúp đở của cán bộ công nhân viên trong phân xưởng vận hành và
các anh trong phân xưởng vận hành ca 1 Thác Mơ, đã giúp đở tôi trong học tập và
hoàn thành tốt bài báo cáo thu hoạch này.
Trong báo cáo này tôi đã trình bày tất cả những gì mà tôi được hướng dẫn,
nhưng do khả năng và thời gian còn hạn chế nên trong bản báo cáo không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Mong được sự giúp đỡ nhiều hơn.
Để hoàn thành tốt bài báo cáo cuối khoá này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến:
Toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần thủy điện Thác Mơ và các
anh trong phân xưởng vận hành, đặc biệt các anh Nguyễn Tiến Việt, Phạm Tùng
Khánh đã tận tình giúp đỡ và cung cấp nhiều kiến thức bổ ích để tôi nghiên cứu học
tập và luôn tạo mọi điều kiện thuân lợi nhất khi tôi thực hiện bài báo cáo này tại nhà
máy
Xin chân thành cảm ơn!

Bình phước, ngày 14 tháng 06 năm 2010
Người viết báo cáo

Nguyễn Xuân Cường

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 1



Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………


Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 2


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

Chương I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Công trình thuỷ điện Thác Mơ nằm ở thượng nguồn Sông Bé, một trong những
nhánh chính của sông Đồng Nai. Với thiết kế ban đầu 150MW cung cấp điện cho khu
vực, nhưng do điều kiện thuỷ văn thuận lợi, mực nước hồ nhiều năm đảm bảo. Do đó
hiện nay nhà máy đang tính toán thiết kế thêm một tổ máy nữa với công suất 75MW.
Nhà máy đặt tại thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.
I. KHU CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI.
1. Hồ chứa
- Mực nước dâng bình thường
: 218,00 m
- Mực nước chết
: 198,00 m
- Mực nước gia cường
: 220,80 m
- Dung tích hồ chứa
. Dung tích toàn bộ
: 1.360 x106 m3
. Dung tích chết
: 110 x106 m3
. Dung tích hữu ích

: 1.250 x106 m3
. Dung tích gia cường
: 1.652 x106 m3
- Diện tích mặt thoáng hồ.
. Ứng với mực nước dâng bình thường
: 109 Km2
. Ứng với mực nước chết
: 22 Km2
2. Đập chính ngăn sông.
- Loại đập đất đá có lỏi đất mỡ rộng.
- Kích thước
- Cao trình đỉnh đập
: 224 [m].
- Chiều dài đập
: 464 [m].
- Chiều cao lớn nhất
: 46 [m].
- Khối lượng đất đá đắp
: 1.663.000 [m3].
3. Đập Đức Hạnh.
- Cao trình đỉnh đập
: 223.5 [m].
- Chiều dài theo đỉnh đập
: 905 [m].
- Chiều cao lớn nhất
: 47.5 [m].
4. Đập tràn.
- Loại đập dâng nước kết hợp bể tiêu năng.
- Chiều rộng thoát nước
: 4x11 [m].

- Số cửa thoát nước
: 04.

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 3


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

- Cao trình ngưỡng tràn
: 207 [m].
- Độ cao đỉnh cửa
: 218.3 [m].
- Khả năng xả lũ lớn nhất
: 3.539 m3/s
Cửa van cung: Cửa van cung được đặt tại 04 khoang tràn dùng để điều tiết lưu
lượng xả qua tràn, khi xả lâu dài hoặc đưa van vào vị trí sửa chữa, van được định vị
bằng các móc treo. Điều khiển độ mở của cửa van cung bằng tời điện.
Cửa van phẳng: Cửa van phẳng đặt trước cửa van cung dùng để chắn khoang tràn
trong thời gian sửa chữa cửa van cung.. Cửa van phẳng được nâng hạ bằng cẩu chân
dê.
Cách tính lưu lượng xả tràn:
Qxả = QV – QCM – QBH - QH - QR
Trong đó :
- Qxả : Lưu lương cần xả
- QV : Lưu lượng về hồ
- QCM : Lưu lượng chạy máy

- QH : Lưu lượng nước về hồ tăng thêm độ cao cột áp so với mực nước dâng
bình thường.
- QR : Lưu lượng rò rỉ qua công trình
Khi tính được Qxả tra bảng được quá trình xả nước qua tràn, kết hợp với qui trình
xả tràn để mở các cửa tràn cho phù hợp.
Quá trình xả lũ qua đập tràn của Nhà máy thủy điện Thác Mơ được thực hiện theo
4 cấp.
Cấp I
: Qxả = 400 - 2.100 m3/s.
Cấp II
: Qxả = 2.100 - 3.700 m3/s.
Cấp III
: Qxả = 3.700 - 4.360 m3/s.
Cấp IV
: Qxả = 4.360 - 4.900 m3/s.
II. ĐƯỜNG ỐNG ÁP LỰC
Sau cửa nhận nước là đường ống áp lực, dẫn nước vào turbine thuỷ lực gồm hai
đường ống cho hai tổ máy, mỗi ống dài 587.6m. Trong đó đoạn thép-bê tông cốt thép
dài 297.6m, còn đoạn ống thép dài 290m. Hai đoạn ống này được nối với nhau bằng
một khớp bù. Đường kính của đường ống là 4.7m.Trên mỗi đường ống có một ống
thông khí để điều hoà áp lực, ngoài ra còn có hệ thống trụ néo, trụ đỡ và mương thoát
nước.
III. CÁC CÔNG TRÌNH KHÁC
1. Kênh nối hai hồ.
- Loại hình thang lộ thiên.
- Lưu lượng nước qua kênh : 186 [m3/s].
Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 4



Báo cáo học tập

- Kích thước kênh
. Chiều rộng đấy kênh
. Chiều dài
. Cao độ điểm đầu
- Khối lượng đất đá đào
2. Đập vai cửa nhận nước.
- Loại đập đá đồng chất.
- Kích thước
. Cao trình đỉnh đập
. Chiều dài
. Chiều cao lớn nhất
- Độ dốc
. Thượng lưu: 4 - 4,5.
. Hạ lưu: 3 - 4.
a. Đập phụ bờ trái.
- Loại đập đất đồng chất.
- Kích thước
. Cao trình đỉnh đập
. Chiều rộng đỉnh
- Khối lượng đất đắp
b. Đập phụ bờ phải.
- Loại đập đất đồng chất
- Kích thước
. Cao trình đỉnh đập
. Chiều rộng đỉnh đập
- Khối lượng đất đắp


Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

: 20 [m].
: 985 [m].
: 193 [m].
: 1321000 [m3].

: 221,5 [m].
: 876 [m].
: 29 [m].

: 222,5 [m].
: 6 [m].
: 128000 [m3].

: 223 [m].
: 8 [m].
: 360000 [m3]

Trang 5


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

Chương II
CẤU TẠO VÀ ĐẶC TÍNH VẬN HÀNH TURBINE FRANCISMÁY PHÁT THỦY LỰC VÀ BẢO VỆ MÁY PHÁT


A.TURBINE THUỶ LỰC
Turbine thủy lực là một trong những thiết bị chính của nhà máy thủy điện, có
nhiệm vụ biến năng lượng sơ cấp là năng lượng của dòng chảy thành moment quay làm
quay rôtor máy phát.
I. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA TURBINE :
- Loại turbine trục đứng
: PO 115/ 3226 M-B-325.
- Đường kính bánh xe công tác
: 3,25 m.
- Số cánh của bánh xe công tác
: 16.
- Cột nước tính toán
: 90 m.
- Cột nước cao nhất
: 104,9 m.
- Cột nước thấp nhất
: 83,3 m.
- Công suất ở cột nước tính toán
: 77,5 MW.
- Công suất ở cột áp 95m và cao hơn
: 80 MW.
- Lưu lượng ở cột nước tính toán
: 93 m3 /s.
- Tốc độ định mức
: 200 vòng/phút.
- Tốc độ lồng tốc
: 400 vòng/phút.
- Gia tăng tần số quay khi mất tải không quá 55% tần số quay định mức.
- Số cánh hướng nước

: 20 cánh.
- Chiều cao mỗi cánh hướng
: 1.026 mm.
- Đường kính trục turbine
. Ngoài 900 mm
. Trong 500 mm
- Mỗi turbine có 2 secvômôtơ
. Khoảng di chuyển tối đa của secvômôtơ : 400 mm
.
Điều khiển secvômôtơ bằng dầu áp lực : 40 kg/cm2
- Ổ hướng turbine gồm 8 segment, làm bằng thép tráng babít. .
- Khe hở cho phép giữa trục và các segment ổ hướng 0,15 ± 0,05 mm.
- Lượng dầu làm mát trong ổ hướng turbine 1,5 m3 loại dầu TΠ30.
- Lưu lượng nước qua bộ làm mát ổ hướng Turbin: 43m3/giờ, áp lực nước làm mát:
3kg/cm2.
- Đường kính hầm Turbine
: 5 m.
- Chiều cao côn hút
: -3,5m.
- Trọng lượng turbine
: 280 tấn.
- Trọng lượng bánh xe công tác
: 22 tấn.
II.CÁC BỘ PHẬN CHÍNH.
1.Bánh xe công tác.

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 6



Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

Bánh xe công tác là bộ phận chính của turbine biến năng lượng dòng chảy thành
moment quay để quay rôtor máy phát điện. Cấu tạo bánh xe công tác gồm có vành trên
và dưới, 16 cánh bánh xe công tác có dạng cong không đối xứng trong không gian 3
chiều.
Bánh xe công tác có kết cấu hàn nguyên khối gồm: mayơ và 16 cánh cong của bánh xe
công tác được xiết chặt vào mayơ dùng thay đổi từ từ hướng dòng chảy khi ra khỏi bánh
xe công tác và giảm áp lực xung. Bánh xe công tác được chế tạo từ thép không rỉ.
2. Trục turbine.
Trục turbine truyền moment xoắn từ bánh xe công tác vào rôtor máy phát và dẫn khí
xuống bánh xe công tác để hạn chế hiện tượng xâm thực trên bánh xa công tác. Trục có
dạng hình ống có đai ở ổ hướng, mặt bích trên của trục được nối với trục trung gian máy
phát.
3. Cánh hướng.
Cánh hướng đặt trong buồng xoắn dùng để điều chỉnh lưu lượng nước qua turbine
nhằm thay đổi công suất của máy phát, đóng kín đường nước vào bánh xe công tác khi
dừng tổ máy.
Cánh hướng có kết cấu hình trụ cong không đối xứng làm bằng thép không rỉ, các ống
lót của ổ đỡ được phủ lớp vật liệu chống ma sát cho phép làm việc không cần bôi trơn.
Cánh hướng được truyền động từ secvômôtơ qua cơ cấu tay gạt tăngđơ, thanh nối tay gạt
bắt chặt cổ trục trên của cánh hướng nhờ những con nêm hình trụ.
4. Secvômôtơ:
Secvômôtơ dùng để truyền động khi đóng mở cánh hướng. Hai secvômôtơ được lắp
đặt đối xứng để tựa ổ hướng turbine tạo thành một ngẫu lực tác động lên 20 cánh hướng.
Secvômotơ được trang bị 2 chốt chặn để giữ piston không di chuyển về hướng mở và đóng,
mục đích không cho Secvômôtơ dịch chuyển đóng, mở cánh hướng khi án động tổ máy để

sửa chữa.
5. Ổ hướng turbine.
Ổ hướng turbine dùng định vị trục turbine do lực li tâm tác dụng vào ổ hướng. Khi
làm việc các lực này xuất hiện do lực không cân bằng về cơ và điện của rôtor.
Ổ hướng định vị bởi 8 segment bằng thép có tráng babít, tự hiệu chỉnh bề mặt làm
việc và được lắp đặt lệch tâm nhằm tạo khe hở cho dầu bôi trơn vào segment trong quá
trình hoạt động.
6. Đệm kín trục.
Đệm kín trục đặt dưới nắp turbine nhằm mục đích ngăn ngừa nước chạy qua nắp
turbine trong khi máy chạy cũng như máy dừng, đệm kín trục có 2 phần:
- Đệm kín trục làm việc.
- Đệm kín trục sửa chữa.
7. Buồng xoắn.
Buồng xoắn có cấu tạo hình xoắn ốc ôm tròn quanh turbine tại lối nước vào bánh xe
công tác, trong buồng xoắn có lắp đặt cánh hướng nước.

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 7


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

Buồng xoắn có nhiệm vụ dẫn nước từ đường ống áp lực vào bánh xe công tác
III. CÁC BỘ PHẬN PHỤ.
1. Bơm dầu rỉ .
- Có nhiệm vụ gom dầu rỉ từ vòng đệm secvômotor, hệ thống điều khiển chốt chặn
secvômotor và van trược sự cố về thùng dầu rỉ. Sau đó bơm dầu rỉ bơm về thùng dầu xả

MHY, ngoài ra bơm dầu rỉ còn dùng để tháo cạn dầu trong đường ống và secvômôtơ.
- Các thông số của bơm dầu rỉ.
.Công suất định mức
Pđm
: 2,2 (KW).
. Điện áp định mức
Uđm /Y
: 380/220 (V).
.Tốc độ
nđm
: 1420 (vòng /phút).
2. Bơm nước đọng.
- Dùng để bơm nước từ hầm turbin ra giếng tiêu khi hầm turbine bị ngập nước hoặc
mức nước dâng cao.
- Các thông số của bơm.
. Công suất định mức
Pđm
: 5,5 (KW).
. Điện áp định mức
Uđm /Y
: 380/220 (V).
. Tốc độ
nđm
: 2850 (vòng/phút).
Bơm nước đọng có thể điều khiển bằng tay tại chổ, bằng tay hoặc tự động tại tủ điều
khiển đặt tại hầm turbine.
3. Bảng đồng hồ đo lường.
Ở lối vào hầm Turbine có đặt các tủ thiết bị tự động để điều khiển và kiểm tra sự làm
việc của các bộ phận turbine gồm các thiết bị :
- Đồng hồ kiểm tra áp lực nước đệm kín làm việc.

- Đồng hồ kiểm tra áp lực khí đệm kín sửa chữa.
- Đồng hồ kiểm tra áp lực tại secvômôtơ
- Đồng hồ kiểm tra nhiệt độ dầu và segment ổ hướng turbine.
- Đồng hồ kiểm tra áp lực buồng xoắn, côn ống xả, nước dưới nắp turbine.
- Thiết bị kiểm tra mức dầu ổ hướng turbine.
- Tủ kiểm tra áp lực nước ở chế độ CK.
- Tủ kiểm tra lưu lượng nước chảy qua turbine.
- Tủ kiểm tra lượng nước qua đệm kín làm việc.
- Tủ kiểm tra lưu lượng nước qua bộ làm mát dầu ổ hướng turbine.
4. Hệ thống phản hồi.
Hệ thống phản hồi dùng để phản hồi vị trí cánh hướng đến tủ điều tốc để phục vụ điều
khiển tốc độ quay của máy phát, hệ thống phản hồi gồm có: cáp phản hồi, bộ cam tiếp
điểm hành trình của cánh hướng phục vụ cho điều khiển và tự động tổ máy, cơ cấu phản
hồi xenxin, quả tạ.
IV.ĐẶC TÍNH VẬN HÀNH.

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 8


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

Turbine thuỷ lực Thác Mơ đảm bảo vận hành ổn định với công suất đầu ra
>60% công suất định mức của turbine ở tốc độ định mức, cột áp nằm trong dải cho phép từ
Hmin=83,3m đến Hmax= 104,9m, hiệu suất từ 85% đến 94,5%.

B.MÁY PHÁT THỦY LỰC

Máy phát thủy lực là thiết bị biến đổi cơ năng của turbine thủy lực thành điện năng.
Máy phát Thác Mơ kiểu CB 710/180-30TB4 cho phép làm việc lâu dài ở chế độ định mức.
I. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÁY PHÁT:
- Máy Phát thủy lực đồng bộ dạng đứng CB
- Đường kính ngoài của stator
: 7100 mm.
- Chiều cao lõi thép
: 1800 mm.
- Số lượng cực từ
: 30 cực.
- Điều kiện khí hậu và cấp bố trí TB4.
- Công suất định mức
: 88,2/75 (MVA/MW).
- Điện áp định mức stator
:13,8 KV.
- Điện áp định mức rôtor
: 190 V.
- Tần số quay định mức
: 50 Hz.
- Hệ số cos
: 0,85.
- Dòng điện định mức rôtor
: 1100 A.
- Dòng điện cường hành rôtor
: 2200 A.
- Dòng điện định mức stator
: 3690 A.
- Tốc độ định mức
: 200 vòng/phút.
- Tốc độ lồng tốc cho phép

: 400 vòng /phút.
- Tốc độ lớn nhất khi cắt tải hoàn toàn : 310 vòng /phút.
- Hiệu suất ở cos = 0,85.
. 100% tải định mức : 98%
. 75% tải định mức : 97,6%
. 50% tải định mức : 96,5%
- Trọng lượng máy phát 455 tấn.
- Trọng lượng rôtor
210 tấn.
- Điện trở một chiều cuộn dây kích từ ở 750C là
: 0,155.
0
- Điện trở một chiều một pha stator ở 75 C là : 0,005.
- Sơ đồ đấu dây stator máy phát hình Y trung tính nối đất qua biến điện áp 1 pha
(TV1S) để lấy tín hiệu chạm đất stator.
- Áp lực làm việc ở các bộ làm mát
: 3 kg/cm2
- Nhiệt độ nước làm mát không quá
: 350 C
- Số con đội thắng : 8 con đội dùng để thắng hoặc nâng rôtor khi cần thiết.
- Áp lực khí thắng : 7kg/cm2
II. CẤU TẠO MÁY PHÁT THỦY LỰC.

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 9


Báo cáo học tập


Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

Máy phát thủy lực cấu tạo dạng đứng kiểu dù, có một ổ hướng bố trí trong bồn dầu
của chữ thập trên và ổ đỡ trong bồn dầu chữ thập dưới. Cấu tạo máy phát thủy lực gồm các
bộ phận chính cơ bản sau:
1. Stator máy phát.
Vỏ là kết cấu thép lá hàn, gồm các sàn ngang, các sườn đứng, các ống giằng và vỏ
bọc. Mặt cắt ngang có dạng hình bát giác với các góc cắt. Trên lớp vỏ stator có các cửa để
đưa cuộn dây ra ngoài, lắp đặt các bộ làm mát không khí và để tiếp cận lưng của lõi stator
khi kiểm tra vận hành. Lõi stator ghép bằng thép tấm sơn cách điện, đây là thép kỹ thuật
điện cán nguội. Dọc chiều cao nó có các rãnh thông gió để làm mát stator.
Cuộn dây stator: dạng lồi, vòng, cách điện nhiệt cấp B.
Lõi cuộn dây được gia cố vào rãnh nhờ các nêm rãnh có lót đệm đàn hồi giữa lõi trên
và nêm rãnh.
2. Rôtor máy phát.
Gồm ống lót đúc, sườn, vành, 30 cực từ, trục máy phát mà trên đó bố trí ống lót của ổ
hướng, các vành tiếp xúc và rôtor máy phát tốc. Sườn rôtor gồm 5 bộ nan hoa kép gia cố
vào ống lót nhờ các bulông và chốt.
Vành gồm các sécmăng dập khuôn từ thép tấm dày 4mm
Lõi thép của các cực từ làm bằng thép tấm dày 1,5 mm chúng ép chặt vào nhau nhờ
các má rèn và các chốt giằng.
Các cực gắn vào vành nhờ các đuôi dạng chữ T và các nêm ngược, giữa các cuộn dây
của các cuộn kề cận có đặt các tấm ngăn.
Rôtor được trang bị hệ thống hãm xung gồm các lõi hãm xung bằng đồng để trên các
đế cực và các segment ngắn mạch bằng đồng .
3. Chữ thập trên và ổ hướng.
Chữ thập trên kiểu tỏa tia được đặt trên stator gồm 8 chân tỏa tia tháo được và bộ
phận trung tâm ở đó bố trí bồn dầu của ổ hướng. Ổ hướng gồm 8 segment bằng thép bố trí
quanh trục máy phát. Bề mặt ma sát của segment được phủ lớp babít, segment tự ổn định,
cách điện với trục, tại các chân có các thanh giằng, chúng định vị chữ thập theo hướng

xuyên tâm.
Để làm mát ổ trục có 8 bộ làm mát dầu kiểu ống hình chữ U được lồng vào bồn dầu.
4. Chữ thập dưới và ổ đỡ.
Chữ thập dưới chịu tải, có dạng tỏa tia có phần giữa và 8 chân nhờ đó nó tựa lên
móng, các chân đều tháo được. Ở phần giữa của chữ thập trong bồn dầu có bố trí ổ đỡ tiếp
nhận toàn bộ tải trọng của tổ máy.
Trong bồn dầu có 16 segment, 8 bộ làm mát dầu có hình ống chữ U, phía trên bồn dầu
có nắp và đệm để cản bọt hơi dầu thấm vào máy phát.
Chữ thập dưới cũng là chỗ dựa cho các cụm phanh, đặt tại các đầu chân chữ thập được
gia cố vào móng nhờ các đế móng các bulông và các tấm néo, giữa các chân của chữ thập
dưới có các tấm ngăn để chia cách máy phát với buồng turbine.

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 10


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

5. Hệ thống thắng.
Gồm 8 con đội thắng, hệ thống thắng làm việc với áp lực khí nén 7kg/cm2.
Để đảm bảo cho dừng máy sau khi tốc độ về 20% nđm. Chỉ cho khởi động tổ máy khi
các kích thắng đã hạ và kết hợp với một số điều kiện khác.
Ngoài ra còn dùng để nâng rotor bằng bơm dầu nâng rotor khi cần thiết với áp lực
84kgf/m2, nâng không quá 15 mm .Để tạo màng dầu bôi trơn mặt gương trước khi khởi
động nếu trước đó máy đã dừng quá 5 ngày đêm.
6. Hệ thống cứu hỏa.
Máy phát có trang bị hệ thống cứu hỏa, cứu hỏa bằng nước qua các ống vòng có các

vòi phun bố trí quanh các phần mặt của cuộn dây stator với áp lực nước không dưới không
dưới 5kg/cm2 lưu lượng 15lít/s.
7. Hệ thống thông gió.
Làm mát các bộ phận hoạt tính của máy phát bằng khí tuần hoàn theo vòng kín. Khí
do tác động quay của rôtor đi vào các khe hở thông gió stator và các bộ phận làm mát khí
(16 bộ) nó trao đổi nhiệt bị nguội đi và theo hai đường trên và dưới rồi tiếp tục dẫn vào
rôtor có các tấm ngăn khí để quy định sự chuyển động của khí và phân chia vùng khí nguội
và khí nóng.
8. Hệ thống nước kỹ thuật.
Dẫn nhiệt khỏi máy phát bằng nước kỹ thuật, nước chảy qua các bộ làm mát dầu ổ đỡ,
ổ hướng, gió máy phát để mang nhiệt ra ngoài. Nước sau khi làm mát được dẫn ra hạ lưu.
- Lưu lượng nước làm mát gió máy phát :
450m3/h
- Lưu lượng nước mát dầu ổ hướng
30m3/h
- Lưu lượng nước làm mát dầu ổ đỡ
150m3/h
9. Máy phát tốc.
Máy phát tốc được đặt phía trên của vành tiếp xúc và đồng trục với máy phát Nó là
máy phát đồng bộ 3 pha công suất 250 VA, điện áp định mức 110V, 30 cực từ, kích từ bằng
nam châm vĩnh cửu. Máy phát tốc cùng tốc độ với máy phát, cung cấp tín hiệu cho điều
tốc điện, sơ đồ tự động tổ máy và đo lường tốc độ.
10. Hệ thống kiểm nhiệt.
Hệ thống này cho phép kiểm tra, theo dõi nhiệt độ các bộ phận khác nhau của máy
phát thủy lực.
11. Hệ thống tiêu xả.
Hệ thống xả dùng để dẫn hơi dầu từ các bồn dầu của ổ đỡ và ổ hướng ra ngoài không
khí, tránh hơi dầu xâm nhập vào máy phát qua các vòng đệm. Việc lưu thông khoảng không
khí trên các bồn và không khí bên ngoài được thực hiện qua các đường ống tiêu xả thông
qua thùng ngưng tụ, ở đó hơi dầu ngưng tụ lại và dẫn vào hệ thống tiêu xả.

III. CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH MÁY PHÁT.

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 11


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

Phương thức vận hành chính là tự động.
Chế độ khởi động, dừng máy bằng tay tại tủ điều tốc cơ chỉ dùng trong trường hợp thử
nghiệm, hiệu chỉnh điều tốc và xử lý các trường hợp hư hỏng phần cơ khí thủy lực, dừng
bằng tay khi mạch dừng tự động bị hỏng.
Dù vận hành bằng tay hay tự động các nguồn cung cấp cho điều khiển và bảo vệ phải
liên tục.
Điều tốc bằng tay khi sửa chữa xong hư hỏng mạch tự động thì phải đưa chế độ điều
tốc tự động vào hoạt động, khi điều tốc bằng tay có sự trục trặc thì phải giảm tải và dừng
máy.
Phải chia đều công suất mỗi tổ máy trong mọi trường hợp để đạt hiệu suất cao nhất,
không để tổ máy làm việc trong giới hạn công suất Pmin = 46,5MW ở cột nước 90m.
Không cho phép vận hành khi nhiệt độ các bộ phận sau lớn hơn nhiệt độ cho phép của
nhà chế tạo .
Cuộn dây lõi thép stator
120oC
Cuộn dây rôtor
130 oC
Vành góp
105 oC

Segment ổ hướng
70 oC
Segment ổ đỡ
65 oC
Dầu các ổ
65 oC
Nước làm mát
35 oC
Không khí nguội
40 oC
Độ đảo trục vành góp
≥ 0,4 mm
Độ đảo trục ổ hướng turbine ≥ 0,7mm
Cho phép làm việc với công suất định mức khi chỉ số công suất định mức và tần số
quay định mức cùng một thời điểm sai lệch về điện áp đầu ra đến 5% ,về tần số 1% trị số
định mức khi đó ở các chế độ làm việc có sự tăng điện áp và giảm tần số thì tổng số sai lệch
về điện áp và tần số là không quá 5% .
Máy phát ở tần số quay định mức cho phép làm việc lâu dài với sai lệch điện áp so với
định mức 10% khi sai lệch điện áp từ 5% đến 10% cần giảm tải máy phát
Máy phát cho phép làm việc ở chế độ bù đồng bộ khi điện áp định mức và phát công
suất phản kháng 60 MVAr và tiêu thụ công suất phản kháng 50 MVAr tiêu thụ công suất
lấy từ lưới ở chế độ bù 1200 kW.
Máy phát cho phép làm việc ở chế độ quá kích thích không quá 5 phút.
Số lần quá tải ngắn hạn trung bình không quá 2 lần/năm
Không cho phép làm việc ở chế độ không đồng bộ
Rôtor máy phát cho phép cường hành với dòng 2 lần định mức trong 50 giây.
Cho phép không đối xứng lâu dài với dòng tải lớn nhất không vượt định mức, chênh
lệch dòng trong các pha không quá 20 % Iđm.
Khi cắt tải đột ngột 100% định mức nếu có lồng tốc 310 vòng/phút thì trước khi chạy
lại cần kiểm tra máy phát: giá chữ thập, các mối hàn, cuộn cản, các tấm nối cực từ, các

vành hàn thông gió, sự chặt chẽ của thanh cái rôtor, độ đảo trục khi chạy không tải.

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 12


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

Trong chế độ cố định giữ máy phát phát đúng công suất yêu cầu, thường máy phát
phát ở công suất định mức, tần số cho phép dao động 1%.
Nếu mất điện toàn bộ H1 và H2 tự dùng phải lấy từ hệ thống 110KV qua 1T, 2T, 3T
trong trường hợp không lấy được ở cả 3 thì lấy từ máy phát diezen đặt ở trạm khí nén của
nhà máy.
C. BẢO VỆ MÁY PHÁT

Máy phát là một phần tử quan trọng trong hệ thống điện, sự làm việc tin cậy
của máy phát ảnh hưởng quyết định đến toàn hệ thống. Bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ
bản thân máy phát khi có sự cố bên trong máy phát và mạng 13,8 kV nó sẽ tác động.
Hiện nay bảo vệ máy phát của nhà máy thuỷ điện Thác Mơ được sử dụng bảo vệ rơle
số.
Bảo vệ chính máy phát gồm có 2 các bảo vệ sau:

I. HỆ THỐNG BẢO VỆ THỨ NHẤT: (HỢP BỘ 7UM62)

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 13



Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

Sơ đồ một sợi bảo vệ thứ nhất
1. Bảo vệ so lệch máy phát (87G)
Để chống ngắn mạch nhiều pha trong cuộn dây stator và đầu ra máy phát ta sử
dụng bảo vệ so lệch dọc có hãm làm bảo vệ chính. Bảo vệ so lệch dọc có hãm ngăn
chặn được tác động nhầm do ảnh hưởng của dòng không cân bằng từ sự không đồng
nhất và sai số của biến dòng cũng như khi có ngắn mạch ngoài.
Phạm vi bảo vệ từ trung tính máy phát đến đầu vào máy cắt 13,8 kV đầu cực máy
phát, được giới hạn bởi hai biến dòng ( TA2-TA10 ). Điểm trung tính không nằm
trong vùng bảo vệ.
Giá trị chỉnh định:
- Ngưỡng khởi động của bảo vệ
:Isl = 0.02I/In0.
- Thời gian tác động
:Itđ = 0.0sec
- Ngưỡng khởi động của bảo vệ so lệch dòng cao không hãm: Ilv = 4.0I/In0
- Thời gian tác động
:Itđ = 0.0sec.
- Độ nghiêng của đặc tính 1 làm việc
: 0.25%.
- Độ nghiêng cực dốc của điểm 1 làm việc
: 0.0 I/In0.

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường


Trang 14


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

- Độ nghiêng của đặc tính 2 làm việc
- Độ nghiêng cực dốc của điểm 2 làm việc
- Thời gian khởi động Max = 5 sec.
Bảo vệ so lệch máy phát đi làm việc sau:
. Cắt máy cắt 501 (502)
. Cắt máy cắt dập từ QAE.
. Dừng sự cố tổ máy.
. Khởi động 50BF 501(502)

: 0.5%.
: 2.5 I/In0.

Đặc tính làm việc của bảo vệ so lệch Máy Phát

Tín hiệu kèm theo:
Ở gian máy
. Chuông reo, còi hụ.
. Đèn sự cố phần điện (HLA1) tủ A1X06 (A2X01) sáng.
. Cờ hiệu KH1 ở tủ A2X04 rơi (bảng đa kênh sáng đèn).

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 15



Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

. Cờ hiệu KH5 tủ A1X04 (A2X04) rơle đa chức năng 7UM62 tác động.
. Emax: Bảo vệ so lệch 87G máy phát tác động.
2. Bảo vệ thiếu kích thích (40)
Bảo vệ thiếu kích thích chống chế độ mất kích thích hoặc kích thích thấp gây quá
nhiệt cục bộ trên rôto, trong trường hợp làm việc sai của hệ thống kích thích, hoặc do
nhân viên vận hành thao tác sai…Khi bị mất kích thích thường gây nên hiện tượng
mất đồng bộ, làm phát nóng cuộn dây rôto và stator.
Bảo vệ dùng điện áp đầu cực máy phát, dòng điện máy phát và điện áp kích thích
để phát hiện chế độ thiếu kích thích, được minh họa bằng biểu đồ điện dẫn (tương
tương đặc tính P,Q).

§Æc tÝnh 3

§Æc tÝnh 2
§Æc tÝnh 1

Đặc tính khởi động của biểu đồ điện dẫn
Giá trị chỉnh định:
- Điện áp kích thích tác động
- Điểm cắt của đặc tính 1
- Độ nghiêng của đặc tính 1
- Thời gian cắt đặc tính 1
- Điểm cắt của đặc tính 2
- Độ nghiêng của đặc tính 2

- Thời gian cắt đặc tính 2
- Điểm cắt của đặc tính 3
- Độ nghiêng của đặc tính 3
Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

: Ukt
: Xd
: 1
:t
: Xd
: 2
:t
: Xd
: 3

= 2.0V.
= 0.67.
= 800
= 10.0s
= 0.60.
= 900
= 10.0s
= 2.0.
= 900
Trang 16


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ


- Thời gian cắt đặc tính 3
:t
= 0.50s
Bảo vệ tác động:
. Cắt máy cắt 501 (502)
. Cắt máy cắt dập từ QAE
. Dừng sự cố tổ máy
. Khởi động 50BF 501(502)
Tín hiệu kèm theo:
Ở gian máy
. Chuông reo, còi hụ.
. Sáng đèn sự cố phần điện (HLA1) tại tủ A1X06 (A2X01).
. Cờ hiệu KH14 ở tủ A2X04 (bảng đa kênh sáng đèn) rơi.
. Cờ hiệu KH5 tủ A1X04(A2X04) rơle đa chức năng 7UM62 tác động.
. Emax: Rơle đa chức năng 7UM622 tác động.
3. Bảo vệ chống dòng thứ tự nghịch (46)
Dòng điện thứ tự nghịch có thể xuất hiện trong cuộn dây stator máy phát điện khi
tải không đồng đều trong các pha, phụ tải không đối xứng hoặc ngắn mạch không đối
xứng trong hệ thống. Sẽ tạo ra từ trường quay ngược với rôto máy phát với vận tốc ω
= 2Ndb. Vận tốc cắt rất lớn này làm cảm ứng trong cuộn dây rôto dòng điện rất lớn,
gây phát nóng cục bộ và chấn rung rôto máy phát. Đồng thời bảo vệ cũng phát hiện
được sự cố không đối xứng với dòng sự cố nhỏ hơn dòng cực đại.
Dòng thứ tự nghịch I2 càng lớn thì thời gian cho phép tồn tại càng bé, vì vậy bảo
vệ chống dòng thứ tự nghịch tác động theo đặt tính thời gian t phụ thuộc.
Giá trị chỉnh định:
- Dòng thứ tự nghịch lớn nhất cho phép: I2 = 14%.
- Thời gian báo động: Tbđ = 20s.
- Thời gian chịu tải dòng thứ tự nghịch: T = 21.9s.
- Ngưỡng tác động: 90%.

- Thời gian trễ: 3s.
Bảo vệ tác động:
- Cắt máy cắt 100A trong thời gian 3s.
- Cắt máy cắt 131 (132) với thời gian 3.5s
- Đưa máy phát về không tải, cung cấp điện cho tự dùng.
- Khởi động 50BF 110kV
Tín hiệu kèm theo:
Ở gian máy:
. Chuông reo, còi hụ.

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 17


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

. Sáng đèn sự cố phần điện (HLA1) tại tủ A1X06 (A2X01).
. Cờ hiệu tủ A2X04 rơi (bảng đa kênh sáng đèn).
. Cờ hiệu KH5 tủ A1X04(A2X04) rơle đa chức năng 7UM62 tác động.
. Emax: Bảo vệ 46G rơle 7UM62 tác động.
4. Bảo vệ quá điện áp máy phát (59G)
Khi cắt tải đột ngột do sự cố ngoài lưới hay do sự cố kích từ phản ứng phần ứng
trong máy phát giảm xuống, tốc độ máy phát tăng lên cộng với kích từ cưỡng bức làm
cho điện áp đầu ra máy phát tăng cao nếu bộ điều chỉnh dòng kích thích tác động
chậm thì điện áp đầu ra máy phát càng tăng, để chống hiện tượng này người ta đặt bảo
vệ quá điện áp máy phát .
Loại rơle 7UM62, khi điện áp tăng cao vượt quá trị số đặt U Đ = 120% điện áp

định mức quá 5s thì bảo vệ tác động:
- Trị số tác động 1
: Utđ = 115V ( 15,87 Kv )
- Thời gian tác động 1
: tkđ = 10s.
- Trị số tác động 2
: Utđ = 120V ( 16,56 Kv )
- Thời gian tác động 2
: tkđ = 5s.
Bảo vệ tác động:
- Bảo vệ 59-1 Đưa đến cảnh báo quá điện áp.
- Bảo vệ 59-2 Cắt máy phát.
. Cắt máy cắt 501 (502)
. Cắt máy cắt dập từ QAE
. Dừng sự cố tổ máy
. Khởi động (50BF)máy cắt 501(502)
Tín hiệu kèm theo:
Ở gian máy:
. Chuông reo, còi hụ.
. Sáng đèn sự cố phần điện (HLA1) tại tủ A1X06 (A2X01).
. Cờ hiệu KH5 rơle đa chức năng 7UM62 tủ A1X04 (A2X04) tác động.
. Cờ hiệu KH14 A2X04 rơi (bảng đa kênh sáng đèn).
. Emax: Bảo vệ quá áp máy phát tác động.
Để đảm bảo Ở trung tâm:
5. Bảo vệ khoảng cách (21)
cho quá trình làm việc của bảo vệ được tin cậy hơn người ta sử dụng bảo vệ khoảng
cách làm bảo vệ dự phòng cho bảo vệ so lệch.
Vùng thứ nhất của bảo vệ khoảng cách được chọn bao gồm điện kháng của máy
phát và 70% điện kháng của máy biến áp chính.


Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 18


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

Vùng thứ hai bao gồm phần còn lại của cuộn dây MBA chính, thanh dẫn và
đường dây nối với thanh cái.
Để đảm bảo hơn người ta đưa bảo vệ tổng trở Z1B tác động cắt nhanh khi có sự
cố ngắn mạch trong khối máy phát – MBA khi máy cắt 131 (132) mở.
Giá trị chỉnh định:
. Điện kháng vùng 1
: Z1 = 1.15Ω
. Thời gian tác động vùng 1
: Ttđ = 0.1s.
. Điện kháng vùng 2
: Z2 = 4.94Ω
. Thời gian tác động vùng 2
: Ttđ = 3s.
. Điện kháng vùng cắt nhanh
: ZCN = 1.98Ω
. Thời gian tác động vùng cắt nhanh
: Ttđ = 0.1s.
Tín hiệu kèm theo:
Ở gian máy
. Chuông reo, còi hụ.
. Sáng đèn sự cố phần điện (HLA1) tại tủ A1X01 (A2X01).

. Cờ hiệu KH2, KH3 ở tủ A2X04 rơi (bảng đa kênh sáng đèn).
. Cờ hiệu KH5 rơle đa chức năng 7UM62 tủ A1X04 (A2X04) tác động.
. Emax: Bảo vệ khoảng cách vùng 1 tác động.
Bảo vệ khoảng cách vùng 2 tác động.
6. Bảo vệ điện áp thấp: (27)
Khi có ngắn mạch 3 pha xảy ra ở đầu cực máy phát hoặc khi có quá tải kéo dài.
Bảo vệ tác động cắt máy phát khi điện áp đầu cực máy phát giảm xuống thấp hơn
75% điện áp định mức quá 3 giây. Bảo vệ bị khóa khi mất áp mạch nhị thứ, hoặc máy
cắt 501(502), 131(132) mở.

Giá trị chỉnh định:
- Tác động thứ 1
: 75V. ( 10,35 Kv )
- Thời gian
: 3s.
- Tác động thứ 2
: 75V.
- Thời gian
: 3s.
Bảo vệ tác động
. Cắt máy cắt 501 (502)
. Cắt máy cắt dập từ QAE
. Dừng sự cố tổ máy.

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 19


Báo cáo học tập


Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

. Khởi động 50BF máy cắt 501(502)
Tín hiệu kèm theo:
Ở gian máy:
. Chuông reo, còi hụ.
. Sáng đèn sự cố phần điện (HLA1) tại tủ A1X01 (A2X01).
. Cờ hiệu KH14 ở A2X04 rơi (bảng đa kênh sáng đèn).
. Cờ hiệu KH5 rơle đa chức năng 7UM62 tủ A1X04 (A2X04) tác động.
. Emax: Bảo vệ đa chức năng 7UM622 tác động.
7. Bảo vệ tần số: (81)
Tần số của hệ thống điện có thể bị giảm thấp hay tăng cao do mất cân bằng công
suất tác dụng trong hệ thống hoặc do điều tốc điện trong máy phát điện bị hỏng. Tần
số giảm thấp hoặc tăng cao gây nhiều hậu quả xấu đến máy phát điện và các thiết bị tự
dùng.
- Bảo vệ tác động cắt máy phát ra khỏi lưới khi tần số trong hệ thống hạ thấp
dưới 47Hz quá 2 giây.
- Bảo vệ tác động cắt máy phát ra khỏi lưới khi tần số trong hệ thống tăng cao
52Hz thời gian tác động là 1 giây.
Giá trị chỉnh định:
- Tần số tác động 1
: 47Hz.
- Thời gian
: 2 s.
- Tần số tác động 2
: 47Hz.
- Thời gian
: 2 s.
- Tần số tác động 3

: 47Hz.
- Thời gian
: 2 s.
- Tần số tác động 4
: 52Hz.
- Thời gian
: max s.
Bảo vệ tác động:
. Cắt máy cắt 501 (502)
. Cắt máy cắt dập từ QAE
. Dừng sự cố tổ máy.
. Khởi động 50BF máy cắt 501(502)
Tín hiệu kèm theo:
Ở gian máy
. Chuông reo, còi hụ.
. Sáng đèn sự cố phần điện (HLA1) tại tủ A1X01 (A2X01).
. Cờ hiệu KH5 ở tủ A2X04 rơi (bảng đa kênh sáng đèn).

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 20


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

. Emax: Rơle đa chức năng 7UM622 tác động.
8. Bảo vệ chống từ chối máy cắt:(50BF)
Khi xảy ra sự cố những bảo vệ ở phần tử hư hỏng gởi tín hiệu đi cắt máy cắt sau

khoảng thời gian, máy cắt của các phần tử bị sự cố không tác động hoặc kẹt pha, dòng
điện sự cố vẫn còn tồn tại như vậy máy cắt vẫn chưa tác động. Cho nên người ta đưa
bảo vệ (50BF) nhằm mục đích cắt các máy cắt liên lạc trực tiếp với máy cắt hư hỏng
để loại trừ dòng ngắn mạch trên chổ sự cố.
Giá trị chỉnh định:
- Kiểm tra dòng tác động: 1 A.
- Thời gian cắt: 0.2s.
Bảo vệ tác động:
. Cắt lại máy cắt 501 (502)
. Cắt máy cắt QAE.
. Dừng sự cố tổ máy.
. Cắt máy cắt 131 (132) hoặc 100B.
. Cắt máy cắt 531 (532).
Tín hiệu kèm theo:
Ở gian máy
. Chuông reo, còi hụ.
. Sáng đèn sự cố phần điện (HLA1) tại tủ A1X06 (A2X01).
. Cờ hiệu KH4 ở tủ A2X04 rơi (bảng đa kênh sáng đèn).
. Emax: Rơle đa chức năng 7UM622 tác động.

II. HỢP BỘ BẢO VỆ THỨ HAI (7UM61) :
Ngoài các bảo vệ 87G, 40, 46, 21, 27, 81, 59G, 50BF giống như (7UM62 ) hợp
bộ ( 7UM61) còn có các bảo vệ sau:

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 21


Báo cáo học tập


Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

Sơ đồ một sợi hộp bộ bảo vê thứ hai 7UM61
1. Bảo vệ chạm đất rôto máy phát: (64R)
Mạch kích từ không trực tiếp nối đất cho nên khi xảy ra chạm đất một điểm thì
vẫn làm việc bình thường. Chỉ khi nào xảy ra chạm đất điểm thứ hai thì sẽ gây ngắn
mạch một số vòng dây hoặc toàn cuộn dây. Khi đó dòng điện tăng lên rất nguy hiểm
cho máy phát, cho nên phải đặt bảo vệ đi dừng máy. Đối với nhà máy chúng ta bảo vệ
làm việc ngay cả khi chỉ chạm đất một điểm.
Bảo vệ chống chạm đất rôto nhạy với dòng chạm đất trong hệ thống trung tính
không nối đất rôto. Dòng điện chạm đất được xác định bởi điện áp lệch và điện dung
ký sinh của mạch rôto.
Điện áp lệch được cấp bởi máy biến điện áp 1TV2S (2TV2S) qua khối nối tiếp
3RX61 điện áp U = 24V. Dòng chạm đất phụ thuộc vào điện dung của mạch rôto. Cấp
cảnh báo của bảo vệ sẽ khởi động khi điện trở rôto nhỏ hơn 3-5kΩ.
Dòng điện tác động tương ứng với điện trở mạch rôto nhỏ hơn 1kΩ.
Giá trị chỉnh định:
- Dòng tác động cảnh báo :Icb = 10mA.
- Thời gian tác động
:Ttđ = 5s
Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 22


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ


- Dòng tác động đi cắt
- Thời gian tác động cắt
- Tác động dòng ngắn mạch

:Itđ = 23mA.
:Ttđ = 13s.
: IN = 2mA.

Sơ đồ bảo vệ chạm đất Roto
Bảo vệ tác động:
. Cắt máy cắt 501 (502).
. Cắt máy cắt QAE.
. Dừng sự cố tổ máy.
. Khởi động 50BF máy cắt 501(502)
Tín hiệu kèm theo:
Ở gian máy
. Chuông reo, còi hụ.
. Đèn sự cố (HLA1) tủ A1X06(A2X01) sáng ở gian máy.
. Cờ hiệu KH6 ở tủ A2X04 rơi (bảng đa kênh sáng đèn).
. Emax: Bảo vệ 64R rơle đa chức năng 7UM61 tác động.

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 23


Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ


2. Bảo vệ 90% chạm đất Stator máy phát
Bảo vệ chống chạm đất stator phát hiện chạm đất trên cuộn dây stator bắng điện
áp thứ tự không (điên áp lệch trung tính) lấy từ cuộn tam giác hở của máy biến điện
áp TV1S(TV2S). Bảo vệ không bảo vệ được với sự chạm đất gần điểm trung tính, vì
không đủ độ nhạy cho nên chỉ bảo vệ được 90% cuộn dây stator.
Điện áp thứ tự không được đặt lớn hơn điện áp 3U0 trong chế độ vận hành bình
thường.

Sơ đồ bảo vệ 90% Stator Máy Phát
Giá trị chỉnh định:
. Điện áp tác động
. Thời gian tác động

:Utđ = 10V.
:Itđ = 0.1s.

Bảo vệ tác động:
. Cắt máy cắt 501 (502).
. Cắt máy cắt QAE.
. Dừng sự cố tổ máy.
. Khởi động 50BF máy cắt 501(502)
Tín hiệu kèm theo:
Ở gian máy
. Chuông reo, còi hụ.
. Sáng đèn sự cố phần điện (HLA1) tại tủ A1X06 (A2X01).

Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

Trang 24



Báo cáo học tập

Công ty cổ phần Thủy Điện Thác Mơ

. Cờ hiệu KH12 ở tủ A2X04 rơi (bảng đa kênh sáng đèn).
. Emax: Bảo vệ chạm đất stator máy phát tác động.
3. Bảo vệ chạm đất 100% Stator máy phát
Bảo vệ chống chạm đất stator phát hiện chạm đất trên cuộn dây stator bằng điện
áp hài bậc 3 đo tại trung tính máy phát. Điện áp hài bậc 3 được sinh ra do từ trường
khe hở không khí máy phát bị méo hoặc do dòng điện thứ tự nghịch trong sự cố
không đối xứng cả 3 pha. Trong chế độ vận hành bình thường hài bậc 3 tồn tại trong
cả 3 pha và đồng pha, đây là các thành phần của điện áp thứ tự không. Điện áp hài bậc
3 càng giảm đi trong trường hợp sự cố càng gần điểm trung tính. Như vậy bảo vệ
phần cuộn dây gần điểm trung tính sẽ là bảo vệ điện áp thấp.
Tuy nhiên điện áp hài bậc 3 còn phụ thuộc vào chế độ vận hành của máy phát (giá
trị P,Q), đồng thời ngắn mạch ở khoảng giữa cuộn dây Stator giá trị hài bậc 3 hầu như
không đổi.

Sơ đồ thể hiện hài bậc 3 Máy Phát
Giá trị chỉnh định:
- Giá trị khởi động của điện áp hài bậc 3 tác động
- Thời gian hài bậc 3 tác động
- Ngưỡng nằm ngoài của công suất (Pmin >)
- Điện áp nằm ngoài ngưỡng lớn hơn
Bảo vệ tác động:
. Cắt máy cắt 501 (502).
. Cắt máy cắt QAE.
. Dừng sự cố tổ máy.


Học Viên : Nguyễn Xuân Cường

: 0.2V
: 0.1s.
: 40%.
: 80V.

Trang 25


×