Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN CÂY LÀI (Jasminum sp.) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG THUỐC HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.65 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

VŨ KHẮC CHUNG

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN
CÂY LÀI (Jasminum sp.) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BẰNG THUỐC HÓA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

VŨ KHẮC CHUNG

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN
CÂY LÀI (Jasminum sp.) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BẰNG THUỐC HÓA HỌC

Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật
Mã số

: 60.62.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học:

TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2010


NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN
CÂY LÀI (Jasminum sp.) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BẰNG THUỐC HÓA HỌC

VŨ KHẮC CHUNG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

GS.TS. NGUYỄN THƠ
Hội KHKT Bảo vệ thực vật Việt Nam

2. Thư ký:

TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN
Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM

3. Phản biện 1:

GS.TS. PHẠM VĂN BIÊN
Viện KHKT NN Miền Nam


4. Phản biện 2:

PGS.TS. PHẠM VĂN DƯ
Cục Trồng trọt

5. Ủy viên:

TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN
Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên Vũ Khắc Chung sinh ngày 04 tháng 11 năm 1964 tại TP. Hồ Chí Minh.
Con ông Vũ Hồng và bà Hoàng Thị Toan.
Tốt nghiệp phổ thông trung học tại Trường Trung học phổ thông Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1983.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ Tại chức tại trường Đại học Nông Lâm
TP. HCM năm 2001.
Tháng 9 năm 2006 theo học cao học chuyên ngành Bảo vệ thực vật tại trường
Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ: Phạm Thị Thúy Hồng, kết hôn năm 1987.
Con Vũ Thị Minh Duy, sinh năm 1988; Vũ Thụy Quỳnh Như, sinh năm 1989;
Vũ Nhật Duy, sinh năm 2008.
Địa chỉ liên lạc: 2, đường 6, khu phố 2, phường Linh Đông, Q. Thủ Đức,

TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại di động: 0938529864
Điện thoại nhà riêng: 08 37291599
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Ký tên

Vũ Khắc Chung

iii


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, tôi xin được trân trọng ghi ơn và cảm tạ:
Ban giám hiệu, Khoa Nông học, Phòng sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học.
Các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã truyền đạt những kiến thức cũng như
những kinh nghiệm quý báu cho tôi.
Thầy TS. Lê Đình Đôn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Ban Lãnh đạo Chi cục bảo vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện,

hỗ trợ, giúp đỡ.
Các anh chị đồng nghiệp công tác tại Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố
Hồ Chí Minh.
Các kỹ sư phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Bảo vệ thực vật Trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Các cán bộ phòng Khảo sát thực nghiệm thuộc Trung tâm Kiểm dịch thực vật
sau nhập khẩu II.
Bố mẹ, vợ, anh, chị, em, bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.

Vũ Khắc Chung

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh đốm lá trên cây lài (Jasminum sp.)
và biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học” được thực hiện tại Phòng thí nghiệm
bệnh cây, Trường Đại Học Nông Lâm; Phòng Khảo sát thực nghiệm, Trung tâm
Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II và các vườn lài tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian tiến hành từ tháng 05 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009.
Thành phần bệnh trên lá cây hoa lài gồm có bốn triệu chứng gây hại: khảm lá,
cháy lá, khô lá và đốm lá. Trong đó, bệnh khảm lá nghi ngờ do virus ; ba triệu chứng
còn lại do nấm Colletotrichum spp., Helminthosporium sp., curvularia sp., Corticium
koleroga và Pseudocercospora sp. gây hại. Cây lài có biểu hiện triệu chứng bệnh
đốm lá với tỉ lệ lá bị bệnh cao nhất là tháng 8/2008 và thấp nhất là tháng 3/2009; chỉ số
bệnh cao nhất là tháng 8/2008 và thấp nhất là tháng 4/2009.
Kết quả xác định tác nhân chính gây bệnh đốm trên lá trên cây lài do nấm
P.butleri với tần suất xuất hiện chiếm 54,6 % số mẫu lá được phân lập. Khảo sát sự sinh
trưởng và phát triển của nấm P.butleri trên các loại môi trường và ở các mức nhiệt độ

khác nhau cho thấy khả năng phát triển của nấm P.butleri rất chậm trên các loại môi
trường dinh dưỡng và phát triển tốt nhất trên môi trường lá cà rốt ở nhiệt độ 20-250C.
Khảo sát tác động của thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm P.butleri trong
điều kiện invitro được bố trí với 6 nghiệm thức, bảy lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một đĩa petri.
Hai loại thuốc Benzimidine 50 SC và Thio - M 500 FL không có khả năng khống chế sự phát
triển của khuẩn lạc nấm P.butleri, 3 loại thuốc Tepro super 300 EC, Norshield 86.2 WG và
Cabrio Top 600 WDG có khả năng khống chế hoàn toàn sự phát triển của nấm P.butleri.
Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD),
6 nghiệm thức, 4 lần lặp lại với cây lài có các độ tuổi khác nhau (1, 3, 5, 7 và 9
tháng tuổi). Kết quả thí nghiệm thuốc ngoài đồng cũng tương tự như trong phòng, thuốc
Benzimidine 50 SC và thuốc Thio - M 500 FL không có hiệu lực đối với bệnh đốm lá do
nấm P.butleri. Thuốc Tepro super 300 EC (Tebuconazole 150g/l + Propiconazole 150g/l),
Norshield 86.2 WG (Cuprous oxide 86.2 %), Cabrio Top 600 WDG (Metiram Complex
550g/kg + Pyraclostrobin 50g/kg ) có khả năng khống chế bệnh đốm lá P.butleri.

v


SUMMARY
The research title: “studies on leaf spot disease on Jasmine plant (Jasminum sp.)
and control method based on the chemical fungicides” was conducted at the Pathology
laboratory of University of Agriculture and Forestry and Post Entry Quarantine No. 2
Center, and Jasmine fields in Ho Chi Minh City from May 2008 to October 2009.
There were four disease symptoms found on Jasmine plants: mosaic, leaf blight,
wilt and leaf spot. Among these, mosaic could be caused by virus agents; others were by
Colletotrichum spp., Helminthosporium sp., Curvularia sp., Corticium koleroga and
Pseudocercospora sp.. The rate of diseased leaf of the Jasminum sp. plants manifesting
symptoms of leaf spot disease was highest in August 2008 and lowest in March 2009;
the highest index of disease occurred in August 2008 and the lowest in April 2009.
The results indicated that Pseudocercospora butleri was a main agent to cause

leaf spot disease on Jasmine plant with occurrence frequency 54,6 % out of isolated
leaves. Surveying growth and development of P.butleri on many types of cuture media
at difference temperatures. As results, P.butleri fungus grows well on culture medium
with carrot leaf at 20 – 250C.
Invitro study to assess impaction of fungicide on development of P.butleri, the
experiment was conducted with 6 treatments, 7 replications, one petri dish per
replication. The fungicides Benzimidine 50 SC and Thio – M 500 FL could not control
of P.butleri, meanwhile Tepro super 300 EC, Norshield 86.2 WG and Cabrio Top 600
WDG showed to control completely ie. development of the fungal hypha inhibited.
On field, experiment was conducted with randomized complete block design
(RCBD), 6 treatments, 4 replications, with difference in Jasmine plant age (1,3,5,7 and
9 months old). As results, Benzimidine 50 SC and Thio – M 500 FL could not control
P.butleri.

Tepro super 300 EC (Tebuconazole 150g/l + Propiconazole 150g/l),

Norshield 86.2 WG (Cuprous oxide 86.2 %) and Cabrio Top 600 WDG (Metiram
Complex 550g/kg + Pyraclostrobin 50g/kg) could be used to control the leaf spot
disease causing by P.butleri.

vi


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

CHUẨN Y...................................................................................................................i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN...................................................................................................ii

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... iii
LỜI CẢM TẠ.............................................................................................................iv
TÓM TẮT ...................................................................................................................v
SUMMARY ...............................................................................................................vi
MỤC LỤC.................................................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH .........................................................................................xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG.......................................................................................xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu.................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu..................................................................................................................2
1.4 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................2
1.5 Giới hạn đề tài .......................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây hoa lài ............................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc ..........................................................................................................3
2.1.2 Phân loại .............................................................................................................3
2.1.3 Đặc tính thực vật học ..........................................................................................3
2.1.4 Điều kiện sinh thái ..............................................................................................4
2.1.5 Một số kỹ thuật trồng lài .....................................................................................4
2.2 Sơ lược về nấm Cercospora...................................................................................5
2.2.1 Phân loại .............................................................................................................5
2.2.2 Đặc điểm.............................................................................................................6

vii


2.3 Sơ lược về nấm Pseudocercospora ........................................................................7
2.3.1 Phân loại .............................................................................................................7

2.3.2 Sự tấn công của nấm Pseudocercospora trên một số cây trồng ...........................7
2.4 Tình hình nghiên cứu về cây hoa lài.......................................................................8
2.4.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước.....................................................................8
2.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................10
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................11
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................11
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 11
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 11
3.2 Đối tượng khảo sát............................................................................................... 11
3.3 Điều kiện khí tượng thủy văn............................................................................... 11
3.4 Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 13
3.5 Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................. 13
3.6 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 13
3.6.1 Điều tra thành phần bệnh hại trên lá cây lài....................................................... 13
3.6.2 Điều tra diễn biến bệnh đốm lá trên cây lài ....................................................... 14
3.6.3 Xác định tác nhân gây bệnh đốm lá trên cây lài................................................. 15
3.6.3.1 Phân lập và tính tần suất xuất hiện nấm gây bệnh........................................... 15
3.6.3.2 Mô tả hình dáng, kích thước bào tử và xác định tên loài Pseudocercospora ...17
3.6.3.3 Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm gây bệnh đốm lá trên môi
trường nhân tạo..........................................................................................................17
3.6.3.4 Khảo sát sự phát triển của nấm gây bệnh đốm lá ở các mức nhiệt độ 20 oC,
25oC, 30oC và 35oC....................................................................................................18
3.6.3.5 Đánh giá phản ứng của cây hoa lài với nấm gây bệnh đốm lá đã phân lập được
..................................................................................................................................18
3.6.4 Khảo sát tác động của thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm gây bệnh đốm lá
đã phân lập được........................................................................................................20
3.6.4.1 Khảo sát tác động của thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm gây bệnh đốm
lá trong điều kiện phòng ............................................................................................ 20

viii



3.6.4.2 Khảo sát hiệu quả của một số thuốc hóa học đến bệnh đốm lá trên cây lài ngoài
đồng ruộng ................................................................................................................ 21
3.7 Xử lý và phân tích số liệu .................................................................................... 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................22
4.1 Thành phần bệnh hại trên lá cây lài ......................................................................22
4.2 Tình hình bệnh đốm lá nghi do nấm Pseudocercospora butleri trên cây hoa lài ...25
4.3 Xác định tác nhân chính gây bệnh đốm lá trên cây hoa lài tại TP. HCM .............. 26
4.3.1 Kết quả phân lập và tần suất xuất hiện nấm bệnh .............................................. 26
4.3.2 Mô tả hình dạng, kích thước bào tử và xác định tên loài Pseudocercospora......27
4.3.3 Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của mẫu nấm P.butleri TX06 trên
môi trường nhân tạo...................................................................................................29
4.3.4 Khảo sát sự phát triển của mẫu nấm P.butleri TX06 ở các mức nhiệt độ ........... 33
4.3.5 Đánh giá phản ứng của cây hoa lài với nấm Pseudocercospora butleri TX06 ...36
Xác định các điều kiện chủng bệnh ............................................................................ 36
4.4 Khảo sát tác động của thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm P.butleri ............ 41
4.4.1 Khảo sát tác động của một số loại thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm
P.butleri TX06 trong môi trường lá cà rốt..................................................................41
4.4.2 Khảo sát hiệu quả của một số thuốc hóa học đến bệnh đốm lá Pseudocercospora
butleri trên cây hoa lài ngoài đồng ruộng ...................................................................42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................47
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 47
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 48
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 51

ix



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN

Acid Deoxyribose Nucleic

BVTV

Bảo vệ thực vật

Ctv

Cộng tác viên

CSB

Chỉ số bệnh

Kg

Kilogam

mm

Milimet

NNC

Ngày nuôi cấy

NSC


Ngày sau cấy

NSH

Năng suất hoa

NT

Nghiệm thức

NTH

Ngày thu hoạch

PCR

Polymerrase Chain Reaction

PGA

Potato Glucose Agar

RCBD

Random Complete Block Dezign

SD

Standard deviation


WA

Water agar

TLB

Tỷ lệ bệnh

TP

Trước phun

µm

Micromet

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Cuống bào tử và bào tử của nấm Cercospora beticola ..…………….. 6
Hình 3.1 Diễn biến nhiệt độ và ẩm độ tại Tp. HCM từ 5/2008 đến 5/2009…… 12
Hình 3.2 Diễn biến lượng mưa tại Tp. HCM từ tháng 5/2008 đến 5/2009……. 12
Hình 4.1 Một số bệnh trên lá cây hoa lài (Jasminum sp.)………………........... 24
Hình 4.2: Diễn biến bệnh đốm lá nghi do nấm Pseudocercospora butleri

trên lá cây hoa lài Jasminum sp. tại Tp. HCM, năm 2008 – 2009……… 25
Hình 4.3 Triệu chứng điển hình của bệnh đốm lá lài do nấm P.butleri gây hại
trên đồng ruộng ……………………………………………......................27
Hình 4.4 Bào tử và cành bào tử nấm P.butleri mẫu TX06…………………….…28
Hình 4.5 Kích thước khuẩn lạc nấm P.butleri TX06 trên 6 loại môi trường…

31

Hình 4.6 Hình thái khuẩn lạc nấm P.butleri TX06 trên 6 loại môi trường……... 31
Hình 4.7 Hình thái khuẩn lạc nấm P.butleri TX06 30 NSC ở 30 0C và 350C.........34
Hình 4.8 Hình thái khuẩn lạc nấm P.butleri TX06 sau 10 ngày nuôi cấy............. 35
Hình 4.9 Hình thái khuẩn lạc nấm P.butleri TX06 sau 30 ngày nuôicấy............ 36
Hình 4.10 Biểu hiện vết bệnh trên lá sau 5 ngày chủng nấm P.butleri TX06 ..... 37
Hình 4.11 Triệu chứng bệnh đốm lá hại nhẹ do nấm P. butleri TX06........…..…..39
Hình 4.12 Triệu chứng bệnh đốm lá hại nặng do nấm P.butleri TX06.................. 39
Hình 4.13 Tỷ lệ lá bệnh (%)ở các nghiệm thức sau khi phun thuốc................... 43
Hình 4.14 Chỉ số lá bệnh (%) ở các nghiệm thức sau khi phun thuốc................. 43
Hình 4.15 Năng suất hoa lài qua các đợt thu hoạch sau khi xử lý thuốc phòng
trừ bệnh đốm lá P.butleri tại tp. HCM năm 2009..................................... 44

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1 Mẫu bệnh đốm lá lài được thu thập ở Tp.HCM từ tháng 12/2008
đến tháng 09/2009.....................................................................


15

Bảng 4.1 Thành phần bệnh hại trên lá cây lài (Jasminum sp.) tại Tp. HCM,
năm 2008 – 2009..................................................................................... 23
Bảng 4.2 Tần số xuất hiện các loại nấm trên vết bệnh đốm lá cây hoa lài qua
các mẫu phân lập .................................................................................. 26
Bảng 4.3 Kích thước bào tử và số vách ngăn của các mẫu nấm Pseudocercospora
phân lập được trên lá cây hoa lài tại Tp.HCM, 2009........................... 29
Bảng 4.4 Sự phát triển của mẫu nấm P.butleri TX06 trên các loại môi trường… 30
Bảng 4.5 Đặc điểm hình thái khuẩn lạc nấm P.butleri TX06 trên các loại
môi trường sau 30 ngày cấy................................................................... 32
Bảng 4.6 Tốc độ phát triển của mẫu nấm P.butleri TX06 trên môi trường............33
Bảng 4.7 Sự phát triển của mẫu nấm P.butleri TX06 ở các mức nhiệt độ .......... 35
Bảng 4.8 Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh đốm lá trên cây hoa lài sau khi chủng nấm
P. Butleri TX06……………...................................................................40
Bảng 4.9 Tác động của thuốc hóa học đến sự phát triển của mẫu nấm P.butleri
TX06 trong điều kiện phòng ...................................................................41

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây hoa lài (Jasminum sp.) là loại cây lâu năm, dạng cây bụi nhỏ, hoa
mầu trắng và có hương thơm. Ngoài tác dụng làm thuốc chữa bệnh ho, hoa lài còn
được sử dụng làm hương liệu trong các nhà máy chế biến chè xuất khẩu, tinh dầu
chiết xuất từ hoa lài được dùng làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm. Trong những năm
gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế

cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Tuy nhiên, việc trồng cây hoa lài trong suốt thời gian qua được xem là trồng
mang tính chất nông nghiệp nhỏ, chưa được qui hoạch một cách có hệ thống; do vậy
về kỹ thuật trồng cũng như các kỹ thuật chăm sóc chưa được đầu tư nghiên cứu.
Cây hoa lài thích nghi khá tốt đối với điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta,
nhưng sâu bệnh đã gây ra nhiều thiệt hại đáng kể, làm giảm hiệu quả kinh tế, kỹ thuật
của việc trồng lài. Đối với cây hoa lài việc phòng trừ sâu bệnh là một trong những
yếu tố quan trọng quyết định năng suất, sản lượng hoa lài. Theo báo cáo định kỳ về
tình hình sinh vật hại của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) thành phố, cây hoa lài
thường bị một số sâu bệnh hại tấn công như: sâu đục bông, sâu ăn lá, bệnh tím bông,
bệnh đốm lá, bệnh khô cành, bệnh chết bụi.
Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng nhiều ảnh hưởng tới dư lượng thuốc trong
hoa lài, làm giảm tính an toàn cho người sử dụng; đồng thời chi phí sản xuất cao sẽ
giảm lợi nhuận của người nông dân. Xác định các loại sâu bệnh hại và xây dựng
quy trình phòng trừ bệnh một cách hợp lý có thể giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật như hiện nay.
Ngoài ra, trong kỹ thuật trồng lài thì bệnh hại là một trong những vấn đề
chính ảnh hưởng tới sự phát triển diện tích cũng như thu nhập của người nông dân.

1


Cũng theo thống kê của Chi cục BVTV, năm 2002 diện tích trồng lài của thành phố
trên 600 ha nhưng hiện nay chỉ còn 373 ha (07/2007).
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh đốm lá
trên cây lài (Jasminum sp.) và biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học” đã
được thực hiện nhằm làm cơ sở xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp.
1.2 Mục tiêu
Xác định tác nhân gây bệnh và hiệu quả của một số loại thuốc hóa học đến
bệnh đốm lá trên cây hoa lài.

1.3 Yêu cầu
- Điều tra thành phần bệnh hại trên lá cây hoa lài tại Tp. Hồ Chí Minh.
- Điều tra diễn biến bệnh đốm lá trên cây hoa lài tại Tp. Hồ Chí Minh.
- Phân lập, định danh và khảo sát một số đặc tính sinh học của nấm gây bệnh
đốm lá trên cây hoa lài.
- Khảo sát hiệu quả của một số thuốc hóa học đến bệnh đốm lá trên cây hoa lài.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Các vườn lài chuyên canh ở Thành phố Hồ Chí Minh và nấm gây bệnh đốm lá
trên cây hoa lài.
1.5 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện chủ yếu trên vùng chuyên canh cây hoa lài ở thành phố
Hồ Chí Minh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây hoa lài
2.1.1 Nguồn gốc
Cây hoa lài còn gọi là cây hoa nhài có tên khoa học là Jasminum sambac Ait.,
có nguồn gốc ở Nam Á (Ấn Độ, Philippines, Myanmar và Sri lanka). Hiện nay cây
hoa lài được trồng ở nhiều vùng trong cả nước.
2.1.2 Phân loại
Giới:

Plantae

Ngành:


Magnoliophyta

Lớp:

Magnoliopsida

Bộ:

Lamiales

Họ:

Oleaceae

Chi:

Jasminum

Loài:

J. sambac

Theo Phạm Hoàng Hộ (1993), tại Việt Nam có khoảng 33 loài hoa lài
khác nhau như lài thon, lài thùy ngắn, lài Hạ Long, lài nhiều hoa (star jasmine),
lài cọng, lài 5 gân, lài bắc bộ, lài lang, lài dúng,…nhưng loài Jasminum sambac Ait.
hay còn gọi là lài Ả rập (Arabian jasmine) được trồng phổ biến để lấy hoa ướp trà.
Hiện nay nhờ chọn giống và lai tạo đã có những chủng lài có số cánh hoa nhiều, đẹp,
thơm để làm kiểng (Trần Hợp, 1997).
2.1.3 Đặc tính thực vật học
Lài là cây tiểu mộc hay thân bụi, khả năng phân nhánh mạnh, là cây lâu năm,

thường xanh, có thể mọc thẳng hoặc trườn. Lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục
hơi trái xoan, có hoặc không có lông, cuống ngắn, dài từ 4 – 12,5 cm, rộng từ 2 – 7,5 cm,
lá mọc đối. Phát hoa có từ 3 – 12 hoa, hoa mầu trắng, tràng hoa có đường kính từ 2 – 3 cm,

3


có từ 8 - 10 thùy, hoa mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây, hoa thường nở
vào khoảng 7 - 8 giờ tối, có hương thơm ngát. Cành lài non có lông mềm. Đài hoa có
tai nhọn, rìa có lông, có khi không lông. Phì quả mầu đen, có 2 ngăn hình cầu,
xung quanh có đài bao phủ. Cây cao từ 0,5 – 1,5 m (Phạm Hoàng Hộ, 1993). Cây phát triển
tốt vào mùa xuân, hè, chậm vào mùa đông.
2.1.4 Điều kiện sinh thái
Nhiệt độ thích hợp cho cây lài sinh trưởng là 20 – 330C, nhiệt độ thấp 8 -100C
cây sinh trưởng kém. Lài ưa sáng do đó cần trồng nơi thoáng, rộng, không bị che bóng
cây sẽ cho năng suất cao và hoa thơm. Lài sống được trên nhiều loại đất khác nhau từ
đất đồng bằng trung tính (pH từ 6,5 - 7) đến đất đồi núi hơi chua (pH từ 3,5 - 4); từ đất
thịt nặng đến đất thịt pha cát, đất đồi núi nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu nếu được
chăm sóc tốt, bón phân, tưới nước đầy đủ vẫn cho năng suất hoa cao. Lài cần nước để
sinh trưởng và ra hoa liên tục nhưng không chịu úng do đó cần trồng nơi cao ráo,
tưới tiêu thuận lợi.
Ngày dài và thời tiết nóng thuận lợi cho việc ra hoa và kích thước hoa lớn.
Cây lài phát triển tốt nhất ở những vùng khô và dưới lượng ánh sáng mặt trời đầy đủ
cây cho lượng hoa dồi dào. Dưới điều kiện râm mát cây phát triển kém và cho hoa ít hơn.
Nhiệt độ ban ngày từ 27 - 320C và ban đêm từ 21 - 270C là tốt nhất. Nếu nhiệt độ
ban đêm dưới 210C năng suất và kích thước hoa giảm. Cây chịu mặn và gió trung bình,
nhưng gió mạnh có thể làm gãy cành hoa.
2.1.5 Một số kỹ thuật trồng lài
Lài cần được cắt tỉa thường xuyên để kiểm soát tán cây và thu hoạch hoa do lài
tăng trưởng rất nhanh (Elizabeth, 1988).

Ở Hóc Môn có trồng 2 giống lài (Nguyễn Văn Kế, 2001):
Lài trâu: 1 chùm chỉ có 1 hoa riêng lẻ, hoa to.
Lài sẻ: 1 chùm có từ 5 – 12 hoa, hoa nhỏ hơn hoa của giống lài trâu.
Theo Trần Hợp (1997), hiện nay để xuất khẩu hoa lấy hương liệu, các nhà vườn
ở thành phố gây trồng chủng có cánh kép có tên khoa học là Jasminum sambac var.
Flora pleno Hort.

4


Cây lài dễ trồng, nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành cho ra rễ rồi
đem trồng hoặc tách gốc từ cây mẹ để trồng trực tiếp. Nếu giâm cành thì chọn các
cành bánh tẻ cắt thành từng đoạn 5 – 7 cm có 2 cặp lá, chấm gốc cành vào chất
kích thích ra rễ rồi giâm vào bầu hoặc trên mặt luống có bón nhiều phân chuồng
hoai, thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây nhanh ra rễ. Làm giàn che, chăm sóc
khoảng 4 - 5 tháng, khi cây có chiều cao 15 – 20 cm, lá ổn định đem trồng ra ruộng.
Lài có thể trồng quanh năm, nhưng với các tỉnh phía Bắc thời vụ tốt nhất từ
tháng 2 - 4; các tỉnh phía Nam trồng trước và sau mùa mưa. Đất làm kỹ, nhặt sạch
cỏ dại, sỏi đá, khơi mương rãnh thoát nước để ruộng lài không bị úng ngập. Có thể
trồng thành từng băng rộng 3 – 4 m (nếu đất cao) với khoảng cách 40 x 50 cm
(45.000- 50.000 cây/ha). Mỗi hốc bón lót 1 kg phân chuồng hoai mục cộng với
0,3 kg hỗn hợp lân và kali. Trộn đều phân với đất trước khi trồng cho khỏi bị
xót rễ. Trồng bằng cành chưa ra rễ thì lấp sâu 10 - 15 cm, trồng bằng gốc thì
lấp kín phần cổ rễ, trồng bằng bầu cây thì lấp kín phần hom đã cắm vào bầu.
Trồng xong tưới đẫm và thường xuyên tưới đủ ẩm cho lài sinh trưởng, phát triển tốt.
Khi cây đã bén rễ, hồi xanh, pha nước phân chuồng cộng với 3% đạm urê để tưới.
Sau mỗi đợt thu hoa thì bón thúc thêm cho cây bằng phân chuồng hoai, phân đạm
và kali bằng cách xới cách gốc 15 cm, bón phân, lấp đất và tưới nhẹ. Có thể phun
thêm các loại phân bón qua lá để tăng năng suất và chất lượng hoa. Hàng năm
đốn trẻ hoá vườn lài vào tháng 11 - 12 bằng cách dùng dao, kéo sắc cắt toàn bộ

thân cành cách gốc 15 – 20 cm, tỉa bỏ bớt các cành già, cành khô, cành sâu bệnh,
bón thúc, tưới nước đủ ẩm để cây tiếp tục cho hoa vụ tới.
Lài trồng được 1 năm thì bắt đầu cho thu hoạch hoa lứa đầu và thu liên tục
trong khoảng 7 - 10 năm mới phải trồng lại. Thời điểm thu hoa bắt đầu từ 10 giờ sáng,
tốt nhất là từ 3 - 6 giờ chiều sẽ cho nhiều hương nhất. Chọn hái những nụ hoa to có
màu trắng tinh như màu giấy trắng.
2.2 Sơ lược về nấm Cercospora
2.2.1 Phân loại
Giới:

Fungi

Ngành phụ: Deuteromycotina (nấm Bất Toàn)

5


Lớp:

Deuteromycetes

Bộ:

Moniliales

Họ:

Dematiaceae

Chi:


Cercospora

Hình 2.1 Cuống bào tử và bào tử của Cercospora beticola (Sharma, 1998).
Conidiophore = cành bào tử
2.2.2 Đặc điểm
Cercospora là một chi lớn trong họ Dematiaceae, được đại diện bởi trên
2000 loài (Ellis, 1971) nhưng số lớn xuất hiện rất nhiều và hầu như đồng dạng
(Webster, 1980). Cercospora là nguyên nhân gây bệnh đốm lá trên một số
cây trồng như: cà chua, rau diếp, khoai tây, bông vải, lúa, đậu phộng, ớt, đậu trứng cút
(piegon pea - arhar), củ cải đường, thuốc lá và nhiều cây trồng kinh tế quan trọng khác;
C. personata là tác nhân gây bệnh đốm gạch nâu ở đậu phộng (Arachis hypogea),
C. gossypina gây bệnh đốm lá trên bông vải (Gossypium herbaceum) và C. oryzae
gây bệnh gạch nâu trên lúa, C. apii gây bệnh trên người và có thể là nguyên nhân
gây những vết lở loét trầm trọng trên mặt trông rất kinh khủng (Emmons và ctv,
1975). Hệ sợi nấm phát triển mạnh, phân nhánh và có vách ngăn mỏng, sợi nấm
nội bào, giác mút phân nhánh tìm thấy ở C. personata; hệ sợi nấm cả bên trong và
bên ngoài tìm thấy ở C. arachidicola.
Vào thời điểm hình thành bào tử đính, sợi nấm tập trung thành khối dày đặc
dạng quả cầu gọi là chất nền (stroma), chất nền phát triển bên dưới lớp biểu bì trong

6


những lỗ hỗng dưới khí khẩu của lá; bào tử đính phát triển trên vách ngăn những
cuống bào tử màu sậm, có những biến đổi rất lớn về kích thước của bào tử và cuống
bào tử; bào tử dài, mảnh, hẹp, thon nhọn và chứa rất nhiều vách ngăn ngang (hình 2.1).
Sự phát triển của những cuống bào tử ghép thành cụm sậm màu, cong gập như
đầu gối, chúng thường thò ra ngoài chất nền của tế bào lá cây chủ, sự phóng thích
bào tử khỏi cuống bào tử đính tạo vết sẹo nhỏ nơi nó gắn vào, bào tử phát tán hiệu quả

nhờ các giọt nước mưa, gặp điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, mỗi bào tử
nảy mầm và tạo nên hệ sợi nấm mới.
2.3 Sơ lược về nấm Pseudocercospora
2.3.1 Phân loại
Giới:

Fungi

Ngành:

Ascomycota

Lớp:

Dothideomycetes

Lớp phụ:

Dothideomycetidae

Bộ:

Capnodiales

Họ:

Mycosphaerellaceae

Chi:


Pseudocercospora

2.3.2 Sự tấn công của nấm Pseudocercospora trên một số cây trồng
Theo Silva và Pereira (2007), nấm Pseudocercospora lythracearum gây ra
bệnh đốm lá trên cây Lagerstroemia indica ở Brazil. Triệu chứng bệnh là những
chấm nhỏ mầu vàng gây nên tình trạng chết bất thường ở các giai đoạn của cây
Lagerstroemia indica.
Khi phân lập các mẫu bệnh trong môi trường V-8-agar, các bào tử nẩy mầm có
kích thước 3,0 – 3,5 x 7,0 – 25,0 µm với vết sẹo mờ nhạt và các đường viền bao quanh
hoặc xuất hiện với kích thước 2,0 – 3,0 x 20,0 – 55,0 µm và vết sẹo mờ. Qua phân tích
cấu trúc AND, nhận diện được loài này là Pseudocercospora lythracearum
(syn. Cercospora lythracearum).
Những loại nấm này phát triển tốt trong môi trường V-8-agar sau 20 ngày tuổi
và được chủng trên những lá cây khỏe mạnh khác nhau ở những giai đoạn khác nhau.
Những lá được chủng sẽ giữ ở 250C và đưa vào những hộp nhựa giữ ẩm trong

7


2 ngày đầu; sau 10 ngày những lá này có triệu chứng bị đốm lá giống như triệu chứng
nguyên thủy thu được trên đồng ruộng trước khi phân lập.
Theo Gholl và ctv (1993), nấm Pseudocercospora feijoae là tác nhân gây bệnh
đốm lá của loài cây Feijoae sellowiana phổ biến ở bang Florida. Triệu chứng bệnh là
những vết hình tròn không đều nhau, xung quanh có viền mầu nâu đậm. Khi bệnh nặng
những đốm này liên kết lại thành những vùng lá chết có màu nâu đậm.
Theo Andre (2006), nấm Pseudocercospora sp. gây hại trên cây Macadamia
là một loại cây trồng quan trọng ở Queensland., loại nấm này xâm nhiễm hoa ở
giai đoạn sớm và lan vào quả ở giai đoạn muộn, làm quả bị đen và không thể
tiêu thụ được. Biện pháp phòng trừ hữu hiệu là sử dụng các hóa chất như: Thuốc
gốc đồng, Score, Flint, Carbrio, với các hỗn hợp khác nhau ở các giai đoạn

khác nhau của hoa, quả và hạt.
Nấm Pseudocercospora palicoutrae được coi như là một tác nhân sinh học
để khống chế loài cỏ Palicourea marcgravii ở Đông Bắc Brazil (Pereira và
Barreto, 2006).
Theo Phạm Quang Thu (2005), nấm Pseudocercospora eucalyptorum gây bệnh
đốm vàng trên lá cây bạch đàn. Nấm này có khả năng gây thành dịch tại các Tỉnh miền
Trung và Đông Nam bộ của Việt Nam.
2.4 Tình hình nghiên cứu về cây hoa lài
2.4.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Một số giống hoa lài hiện có trên thế giới gồm Jasminum grandiflorum,
Jasminum officinalis, Jasminum sambac, Jasminum nudiflorum, Jasminum azoricum,
Jasminum amplexicule, Jasminum angulare, Jasminum angusgustifolium, Jasminum
arborescens, Jasminum atttenuatum, Jasminum auriculatum, Jasminum bessianum,
Jasminum cinnamomifolium, Jasminum coffeinum, Jasminum crabibianum, Jasminum
cuspidatumkmkm…
Bệnh trên cây lài nói chung rất ít tài liệu nghiên cứu, theo Kenneth và Glenn
(2002), thành phần bệnh do nấm gây ra trên cây lài được ghi nhận gồm có bệnh đốm lá
do Cercospora jasminicola và Alternaria jasmini gây ra với biện pháp phòng trừ
sử dụng Benlate và Bordeaux cho phun định kỳ; bệnh rỉ sắt do nấm Uromyces hobsoni

8


tấn công trên hoa và phần trên mặt đất với biện pháp sử dụng Mancozeb và Copper
Oxychloride để kiểm soát bệnh. Bệnh quan trọng liên quan đến sự chết cây là
bệnh héo do nấm Fusarium solani gây ra, triệu chứng bệnh là thối rễ với các
sợi nấm trắng xuất hiện tại vùng cổ rễ.
Đốm lá với hình dạng vết đốm không đều và màu nâu tại trung tâm vết bệnh,
viền vết bệnh màu vàng nhạt hoặc đen. Bệnh xuất hiện tại chóp lá hoặc viền lá.
Alfieri (1983) cho rằng nấm Pseudocercospora jasminicola (Muller và Chupp) là

tác nhân gây bệnh, và Benomyl + Mancozeb được cho là công thức thuốc có hiệu quả
phòng trừ.
Theo Lin và ctv (2004), triệu chứng bệnh với những đốm vàng hoặc vàng
toàn bộ lá được xác định do vi rút thuộc nhóm Potyvirus phát hiện năm 1995
tại Kaohsiung và Pingtung của Đài Loan. Vi rút gây bệnh được đề nghị đặt tên là
Jasmine virus T (JaVT). Điểm nhiệt không hoạt động của virus là 50 - 550 C, ngưỡng
pha loãng là 10-3 đến 10-4 và tuổi thọ trong điều kiện in vitro là 2 - 3 ngày ở nhiệt độ
240C và hơn 10 tháng ở nhiệt độ -700C.
Trên Jasminum sambac L. triệu chứng đa chồi trên ngọn cây lài được ghi nhận
tại Oman và tác nhân là Phytoplasma được tìm thấy dựa vào cấu trúc trình tự vùng
16SrRNA. Kết quả cho thấy có thể sử dụng phương pháp PCR với các primer
chuyên biệt để phát hiện tác nhân Phytoplasma trên cây lài hiện nay.
Nghiên cứu của Ramon và ctv. (2000) cho thấy vi khuẩn Pseudomonas
savastanoi được tìm thấy đã gây bệnh đốm lá trên cây hoa lài, bằng phương pháp PCR
trên vùng gene iaaH (indoleacetamide hydrolase).
Qua tài liệu cho thấy có rất ít nghiên cứu liên quan đến bệnh hại trên cây lài
và biện pháp khống chế bệnh được đề cập liên quan đến một số thuốc hóa học
thông dụng. Bệnh do nấm, vi khuẩn, vi rút, và Phytoplasma đã được ghi nhận,
trong đó bệnh chết cây do nấm Fusarium solani, bệnh đốm lá do nấm
Pseudocercospora jasminicola có thể là những đối tượng gây hại chính cho
cây lài trên thế giới. Bệnh do vi rút được đề cập như tác nhân gây suy yếu
sức khỏe cây lài cần được nghiên cứu xác định.

9


2.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Văn Kế và Trần Văn Lâu (2002), mái plastic che mưa làm cây hoa lài
ít bệnh nhưng vì đặc tính cây lài ưa nắng nên có khuynh hướng mọc vóng và ít bông hơn
trồng ngoài trời. Cây lài ra bông quanh năm, dù có thắp sáng ban đêm hay không lài vẫn ra

bông, sự thắp sáng chỉ làm lài ra bông sớm hơn vài ngày. Xử lý phân bón lá Bloom plus
phối hợp với kích phát tố Thiên Nông và Pisomix đã làm lài ra bông nhiều hơn.
Sâu bệnh hại trên cây lài đã làm thất thu nghiêm trọng về năng suất (Nguyễn Văn Kế
và Trần Văn Lâu, 2002), gồm có bệnh làm tím bông, hại nặng vào lúc trời ẩm ướt do nấm
Colletotrichum gloeosporioides và nấm Colletotrichum capsici thuộc bộ Melanconuales, lớp
Coelomycetes; bệnh chết bụi do nấm Sclerotium rolfsii thuộc bộ Agonomycetes.
Sau 21 ngày phun thuốc lần thứ 4 để phòng trị bệnh đốm lá trên cây hoa lài,
bệnh vẫn tiếp tục gia tăng. Đối với thuốc Bavistin tỷ lệ bệnh tăng từ 19,1 % lên 60,9 %,
chỉ số bệnh từ 3,7 % lên 14,4 % và thuốc Topsin – M tỷ lệ bệnh từ 19,2 % lên 63,7 %,
chỉ số bệnh từ 2,9 % lên 17,0 % (Nguyễn Ngọc Dương, 2008).
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tp. Hồ Chí Minh (2007), diện tích trồng lài của
thành phố Hồ Chí Minh hiện còn 373 ha, năng suất bình quân 3,4 tấn/ha, sản lượng đạt
1.269 tấn/ha/năm.
Sự phát triển cây hoa lài tại Châu Thành-Tiền Giang đã làm thay đổi đời sống
của nông dân và được xem là mô hình mới có triển vọng. Tuy nhiên, quy trình
phòng trừ sâu bệnh hại và phân bón chưa được đầu tư nghiên cứu và hướng dẫn cho
người nông dân (theo Chu Trinh www.tiengiang.gov.vn). Bên cạnh, tại Trà Vinh có
khoảng 200 hộ trồng hơn 43 ha cây hoa lài cho sản lượng hơn 2 tấn, được cho là cây
xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Khmer ở Trà Vinh với hiệu quả cao gấp 10 lần trồng lúa.
Cây lài đã được trồng lâu đời tại Quận 12 thành phố Hồ Chí Minh với mục đích
cung cấp hoa cho chế biến trà hoa lài. Đây là sản phẩm truyền thống hiện đang được
phát triển lại sau nhiều năm thăng trầm theo nhu cầu thị trường. Như vậy, sự phát triển
cây hoa lài phù hợp với yêu cầu phát triển sản phẩm trà hương lài tự nhiên đang được
xuất khẩu bởi các công ty chế biến xuất khẩu trà tại Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh.

10


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009.
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 10 năm 2009.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm điều tra: Các vườn lài thuộc quận 12, huyện Hóc Môn và huyện
Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.
- Địa điểm bố trí thí nghiệm: Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
- Địa điểm phân tích mẫu, định danh, khảo sát các chỉ tiêu về hình thái, sinh học:
Phòng thí nghiệm bệnh cây, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh và Phòng
Khảo sát thực nghiệm thuộc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II.
3.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là mẫu lá lài biểu hiện bệnh đốm lá và các vườn lài tại
thành phố Hồ Chí Minh.
3.3 Điều kiện khí tượng thủy văn
Tình hình khí tượng thủy văn tại thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 5/2008 –
5/2009, nhiệt độ trung bình các tháng là 28,40C, cao nhất vào tháng 05/2009
(35,20C), thấp nhất vào tháng 01/2009 (25,90C). Ẩm độ trung bình 78,1 %, cao nhất
vào tháng 5/2009 (84 %), thấp nhất vào tháng 01/2009 (70 %). Tổng lượng mưa
trung bình 151,4 mm, cao nhất vào tháng 05/2009 (319 mm), thấp nhất vào tháng
01/2009 (0,3 mm). Từ tháng 5/2008 đến tháng 11/2008 giai đoạn mùa mưa, thời tiết
mưa nhiều, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh gây hại cây trồng.

11


×