Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SỬ DỤNG VỎ BƯỞI LÀM SẠCH Ô NHIỄM TRÀN DẦU KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.07 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SỬ DỤNG VỎ BƯỞI LÀM SẠCH Ô
NHIỄM TRÀN DẦU KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU

BÙI THỊ NGÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG
SỬ DỤNG VỎ BƯỞI LÀM SẠCH Ô NHIỄM TRÀN DẦU KHU VỰC VEN BIỂN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU” do Bùi Thị Ngân, sinh viên khóa 35, ngành KINH TẾ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .

TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn

________________________
Ngày
tháng
năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, sự giúp đỡ rất tận
tình từ phía các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian học tại trường.
Xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc thầy Đặng Minh Phương, người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tác giả Trần Ngọc Huy, các anh chị thuộc Sở Tài Nguyên –
Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển An toàn Môi
trường Dầu khí, đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
con trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Trước khi tạm biệt giảng đường, bạn bè và thầy cô để bước vào một hành trình
mới. Xin kính chúc trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh phát triển hơn
nữa, kính chúc thầy cô sức khỏe, hạnh phúc. Chúc tất cả các bạn thành công.
Xin chân thành cảm ơn!
TPHCM, ngày

tháng

Sinh viên

BÙI THỊ NGÂN

năm 2012


NỘI DUNG TÓM TẮT
BÙI THỊ NGÂN. Tháng 12 năm 2012. Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh. “Đánh Giá Tiềm Năng Sử Dụng Vỏ Bưởi Làm Sạch Ô Nhiễm
Tràn Dầu Khu Vực Ven Biển Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
BUI THI NGAN. December 2012. Faculty of Economics, Nong Lam University –
Ho Chi Minh City. “To assess potential value of pomelo peel make a clean of oil
pollution in Ba Ria – Vung Tau inshore province”.
Đề tài thông qua quá trình thu thập số liệu nghiên cứu có được từ Sở Tài Nguyên –
Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển An toàn Môi
trường Dầu khí, công trình nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Huy. Từ việc thu thập số
liệu qua phân tích, tính toán đã đánh giá giá trị tiềm năng của vỏ bưởi trong việc làm sạch
ô nhiễm môi trường ven biển, đề tài đã đề xuất mô hình áp dụng biện pháp này vào thực
tiễn. Thông qua các con số được tính toán sẽ phản ánh được phần nào lợi ích về mặt tài

chính đồng thời dựa vào những phân tích về sự cần thiết phải tiến hành làm sạch ô nhiễm
ven biển Vũng Tàu sẽ phản ánh được những lợi ích thiết thực trong việc bảo vệ môi
trường sống mà quá trình làm sạch đem lại.
Đề tài đã tiến hành phỏng vấn điều tra 50 hộ gia đình ở Huyện Đất Đỏ và TP.
Vũng Tàu cùng 80 học sinh tại 02 trường trong địa bàn nghiên cứu. Dựa vào kết quả có
được từ quá trình phỏng vấn cung cấp những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu.
Dựa trên các phân tích, đánh giá, điều tra sẽ đưa ra kết luận và kiến nghị cung cấp cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nhận thức đúng hơn về vấn đề môi trường hiện nay
tại Vũng Tàu để có những hướng đi cũng như có những chính sách phù hợp phát triển môi
trường nơi đây theo hướng bền vững.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục các biểu đồ

xi


Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.1.1. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.1.2. Mục tiêu chính

2

1.1.3. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu


2

1.3.2. Địa bàn nghiên cứu

2

1.3.3. Thời gian nghiên cứu

2

1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện

2

1.4. Cấu trúc của đề tài

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

7


2.2.1. Điều kiện tự nhiên

7

2.2.2. Kinh tế - xã hội

9

2.3. Hiện trạng ô nhiễm dầu trên biển tại một số vùng biển ở nước ta

11

2.4. Tổng quan tài liệu về bưởi

13

2.4.1. Nguồn gốc bưởi

13

2.4.2. Thành phần hóa học của quả bưởi

14

2.4.3. Lợi ích của bưởi

14
v



2.5. Một số biện pháp khắc phục sự cố tràn dầu

15

2.5.1. Phương pháp cơ học

16

2.5.2. Phương pháp hóa học

17

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1. Cơ sở lý luận

18

3.1.1. Dầu mỏ

18

3.1.2. Tinh dầu vỏ bưởi

20

3.1.3. Môi trường


21

3.1.4. Quan điểm phát triển bền vững

23

3.2. Phương pháp nghiên cứu

23

3.2.1. Phương pháp mô tả

23

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

23

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu, đánh giá định lượng các chỉ số kết quả nghiên
cứu

24

3.2.4. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí

24

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27


4.1. Hiện trạng môi trường vùng ven biển Vũng Tàu

27

4.1.1. Các hoạt động kinh tế chính

27

4.1.2. Môi trường tự nhiên

30

4.2. Phân tích các nguồn ô nhiễm dầu tiềm năng và những hậu quả từ sự ô nhiễm này. 35
4.2.1. Các nguồn ô nhiễm dầu tiềm năng tại Bà Rịa – Vũng Tàu

35

4.2.2. Những hậu quả do ô nhiễm dầu gây ra

39

4.3. Những nguồn lợi dễ bị tác động khi sự cố tràn dầu xảy ra

41

4.3.1. Tài nguyên sinh vật trên cạn

41


4.3.2. Tài nguyên ven bờ

42

4.3.3. Tài nguyên sinh vật thủy sinh

42

4.4. Các khu vực nhạy cảm trong vùng nghiên cứu cần được ưu tiên bảo vệ

43

4.5. Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong việc khắc phục sự cố tràn dầu
khu vực ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

44
vi


4.5.1. Phương pháp cơ học

44

4.5.2. Phương pháp hóa học

46

4.6. Tiềm năng vỏ bưởi ở Việt Nam

48


4.7. Khả năng hút và lọc dầu của vỏ bưởi

51

4.8. Đề xuất mô hình áp dụng vào thực tiễn .

54

4.9. Những lợi ích khi sử dụng vỏ bưởi làm sạch ô nhiễm dầu ven biển

62

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66

5.1. Kết luận

66

5.2. Kiến nghị

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BKHCN

Bộ khoa học công nghệ

BOD

Nhu cầu ôxy hóa sinh học

BRVT

Bà Rịa Vũng Tàu

CPH

Chưa phát hiện

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

DO

(Diesel Oil) Sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ

FO

(Fuel Oil) Dầu nhiên liệu


KHCN

Khoa học công nghệ

GTVT

Giao thông vận tải

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNMT

Tài nguyên môi trường

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

USD

Đơn vị tiền tệ của Mỹ

VNĐ

Việt Nam đồng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Dân Số Trên Địa Bàn Tỉnh

10

Bảng 3.1. Lợi Ích và Chi Phí Theo Năm Phát Sinh

25

Bảng 4.1. Tổng Lượng Rác Thải của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Năm 2009

30

Bảng 4.2. Kết Quả Quan Trắc Chất Lượng Môi Trường Không Khí

31


Bảng 4.3. Kết Quả Quan Trắc Chất Lượng Môi Trường Đất

32

Bảng 4.4. Kết Quả Quan Trắc Chất Lượng Môi Trường Nước Mặt

33

Bảng 4.5. Kết Quả Quan Trắc Chất Lượng Môi Trường Nước Biển Ven Bờ

34

Bảng 4.6. Các Khoản Chi Phí Dự Án Cần Thiết Cho Dự Án

58

Bảng 4.7. Bảng Chi Phí Hoạt Động Của Dự Án

62

Bảng 4.8. Giá Trị Tài Sản Thanh Lý Cuối Năm 03

62

Bảng 4.9. Chi Phí Của Dự Án Qua Các Năm

63

Bảng 4.10. Doanh Thu Của Dự Án Qua Các Năm


63

Bảng 4.11. Dòng Tiền Thuần của Dự Án Qua Các Năm

63

Bảng 4.12. Lợi Nhuận Thu Được Qua Các Năm Có Chiết Khấu

64

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

7

Hình 4.1. Hỗn Hợp Dầu và Nước

52

Hình 4.2. Vỏ Bưởi Đang Hút Dầu

52

Hình 4.3. Kết Quả Sau 3 Lần Dùng Vỏ Bưởi Hút Dầu


52

Hình 4.4. Vỏ Bưởi Lọc Dầu

53

Hình 4.5. Nước Đã Sạch Dầu

54

Hình 4.6. Kết Quả Hai Thí Nghiệm

54

x


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Nhận thức của Người Dân Về Hiện Trạng Môi Trường Ven Biển
Vũng Tàu

30

Biểu đồ 4.2. Nhận Thức của Học Sinh về Môi Trường Biển

55

Biểu đồ 4.3. Mức Độ Mong Muốn Có Được Một Môi Trường Biển Trong
Sạch Hơn, Không Ô Nhiễm Dầu


56

Biểu đồ 4.4. Khả Năng Tham Gia Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường Vào Cuối Tuần

56

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Thành Phần Hóa Học trong Quả Bưởi
Phụ lục 2. Các Loài Chim trong Khu Vực Bà Rịa- Vũng Tàu
Phụ lục 3. Các Loài Động Vật Có Vú Tại Tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
Phụ lục 4. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn 50 Hộ Gia Đình
Phụ lục 5. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn 80 Học Sinh

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hàng hải là ngành giao thông chủ chốt trong vận chuyển hàng hóa. Tất cả hàng
hóa cần thiết cho phát triển kinh tế, quân sự hầu hết đều được vận chuyển bằng đường
thủy. Trong đó, dầu thô là nhiên liệu có số lượng vận chuyển nhiều nhất. Trong quá trình
vận tải hàng trên biển, nhiều sự cố không mong nuốn đã xảy ra và dầu thô, nhiên liệu tràn
ra biển, bờ biển gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái, động – thực vật biển,
rừng ngập mặn, san hô, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản…để lại những hậu quả nghiêm

trọng, tiêu tốn nhiều công sức, tiền của vào công tác khắc phục hậu quả, đền bù thiệt hại,
phục hồi hệ sinh thái nhưng vấn đề đặt ra là hệ sinh thái tự nhiên nơi xảy ra sự cố hầu như
rất chậm phục hồi hay thậm chí không thể phục hồi, môi trường không thể hoàn toàn khôi
phục được như ban đầu, mức độ ô nhiễm vẫn đáng báo động.
Việt Nam có khoảng 3200km bờ biển và 2700 đảo, vài thập kỷ gần đây miền
duyên hải Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng. Cùng chung với sự phát triển của
đất nước, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
đang diễn ra mạnh mẽ. Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi có nhiều cảng biển, hoạt động thăm dò
khai thác dầu khí, hoạt động giao thông vận tải hàng hải rất đa dạng và phát triển đóng vai
trò quan trọng trong việc phát triển của Tỉnh. Với sự phát triển ấy, nguy cơ ô nhiễm môi
trường do tràn dầu đang là vấn đề cần được quan tâm và ưu tiên. Trong những năm gần
đây, các sự cố tràn dầu xảy ra tại Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng nhiều gây thiệt hại
nghiêm trọng và công tác xử lý dầu tràn hầu như không triệt để. Với những rủi ro trên ta


thấy cần thiết tìm ra nhiều hơn nữa cách thức làm sạch ô nhiễm tràn dầu và quan trọng là
cần hướng đến việc tìm ra các phương pháp thân thiện với môi trường.
Qua thông tin trên internet, được biết đến công trình nghiên cứu của tác giả Trần
Ngọc Huy với đề tài “Khả Năng Hút Và Lọc Dầu Của Vỏ Bưởi”, đề tài mới lạ này đã
đem đến cho tác giả nhiều giải thưởng như giải II - Khoa học trẻ cấp trường, giải I- Sáng
tạo trẻ cấp thành phố, giải khuyến khích - Cuộc thi cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn
nước cấp Quốc gia. Từ đó cho thấy khả năng hút và lọc dầu của vỏ bưởi đã được công
nhận và đánh giá cao. Đồng thời, kết hợp với thực trạng và nguy cơ tiềm ẩn về ô nhiễm
tràn dầu tại Bà Rịa – Vũng Tàu tôi đã tiến hành đề tài “Đánh Giá Tiềm Năng Sử Dụng Vỏ
Bưởi Làm Sạch Ô Nhiễm Tràn Dầu Tại Khu Vực Ven Biển Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chính
Đánh giá giá trị tiềm năng sử dụng vỏ bưởi trong việc làm sạch môi trường biển
ven bờ do ô nhiễm dầu gây ra.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định tiềm năng nguồn nguyên liệu vỏ bưởi ở Việt Nam.
- Đánh giá hiện trạng môi trường biển Vũng Tàu và nguy cơ xảy ô nhiễm dầu.
- Đánh giá khả năng hút và lọc dầu của vỏ bưởi.
- Xác định lợi ích từ việc sử dụng vỏ bưởi để làm sạch ô nhiễm tràn dầu.
- Đề xuất mô hình áp dụng vào thực tiễn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: dầu, các sự cố gây ô nhiễm dầu, vỏ bưởi.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu: Ven biển Vũng Tàu: Huyện Đất Đỏ và TP. Vũng Tàu.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 08/2012 đến tháng 11/2012.
1.3.4. Phạm vi nội dung thực hiện
Đề tài nghiên cứu tiềm năng của vỏ bưởi ở Việt Nam. Tiến hành thu thập số liệu và
quan sát thực địa để đánh giá hiện trạng môi trường ven bờ biển Vũng Tàu. Xác định các
nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm từ đó phân tích nguy cơ xảy ra ô nhiễm dầu tại nơi
đây. Đánh giá khả năng hút và lọc dầu của vỏ bưởi, những lợi ích có được từ phương
2


pháp này. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc ứng dụng một phương pháp
mới vào thực tiễn từ đó đưa ra những kiến nghị, định hướng để các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan vạch ra những chiến lược lâu dài để phát triển một tiềm năng mà không
khó thực hiện ở đất nước ta góp phần làm sạch môi trường, hướng đến những hình thức
xử lý sạch tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Luận văn bao gồm 5 chương
Chương 1. Mở đầu
Chương này trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Chương 2. Tổng quan
Mô tả tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.

Hiện trạng ô nhiễm dầu trên biển ở thế giới và Việt Nam.
Sơ lược về tình hình Bưởi tại Việt Nam
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày khái niệm về dầu mỏ, vỏ bưởi, ô nhiễm môi trường, vật liệu thân thiện
môi trường.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết quả có được sau quá trình điều tra, tìm hiểu và thu thập số liệu đó là các kết
quả về hiện trạng môi trường Vũng Tàu, phân tích nguy cơ tràn dầu và hậu quả do ô
nhiễm dầu gây ra, những nguồn lợi dễ bị tác động khi sự cố tràn dầu xảy ra, các khu vực
nhạy cảm trong vùng nghiên cứu, các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong việc khắc
phục sự cố tràn dầu tại Bà Rịa – Vũng Tàu, tiềm năng vỏ bưởi ở Việt Nam, khả năng hút
và lọc dầu của vỏ bưởi, khả năng ứng dụng phương pháp này vào thực tiễn nước ta, và lợi
ích khi sử dụng vỏ bưởi làm sạch dầu loang trên biển.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị.

3


Tóm tắt các kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu để có thể đưa ra những
kiến nghị, định hướng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan vạch ra những chiến
lược lâu dài để phát triển một tiềm năng mà không khó thực hiện ở đất nước ta góp phần
làm sạch môi trường ven biển, hướng đến những hình thức xử lý sạch tạo tiền đề phát
triển kinh tế, phát triển xã hội.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện
nay. Tình trạng ô nhiễm xảy ra ở khắp mọi nơi cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội,
tình trạng này ngày càng đáng báo động. Việt Nam với 3260 km đường bờ biển có nhiều
bãi cát đẹp thích hợp cho du lịch, cùng nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng đã nói lên
vai trò của biển đối với Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề khai thác tài nguyên biển cũng phải
đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường biển. Ô nhiễm biển hiện nay tại Việt Nam cũng đang
trong tình trạng báo động. Có nhiều đề tài nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này.
Trong cuốn sách “Bảo vệ môi trường biển – vấn đề và giải pháp” của TS Nguyễn
Hồng Thao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2004, có đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi
trường biển, các nguyên nhân gây ô nhiễm, các điều ước quốc tế và khu vực Đông Nam Á
về vấn đề ô nhiễm môi trường biển. Tác giả cũng phân tích rất kĩ về hiện trạng tài nguyên,
vấn đề ô nhiễm biển cũng như các chiến lược, hoạt động liên quan đến vấn đề này tại Việt
Nam.
Nhằm nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá tác động của ô nhiễm dầu tới hệ
sinh thái và lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm dầu gây ra, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã tổ chức một buổi Hội thảo với chủ đề “Đánh giá tác động ô nhiễm dầu đến hệ
sinh thái biển và ven biển và lượng giá thiệt hại kinh tế”vào ngày 14/06/2007 tại Hà Nội.
Hội thảo đã đánh giá được tác động của ô nhiễm môi trường biển đến các hệ sinh thái tiêu
biểu như rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô…Tuy nhiên việc đánh giá vẫn chỉ mang tính


đại diện chưa đi vào nghiên cứu cụ thể và chưa đánh giá được những tác động khác đến
đời sống con người như về sức khỏe, tinh thần...
Trong luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu khả năng xử lý vật liệu bờ biển bị nhiễm dầu
bằng phương pháp kích hoạt các vi sinh vật phân hủy dầu, áp dụng cho một số kiểu vật
liệu đường bờ biển từ Vũng Tàu đến Cần Giờ” của Bùi Trọng Vinh (2004), đề tài đã nêu
được hiện trạng ô nhiễm dầu tại địa bàn nghiên cứu là rất đáng lo ngại, những ảnh hưởng
từ vấn đề ô nhiễm dầu đến môi trường và đưa ra phương pháp xử lý dầu ô nhiễm bằng

cách sử dụng các vi sinh vật phân hủy dầu, đây được đánh giá là một phương pháp xử lý
có hiệu quả tuy nhiên chi phí lớn, cần thời gian để quá trình phân hủy có thể diễn ra và hệ
quả của phương pháp này đối với môi trường đang là vấn đề tranh luận gay gắt.
Đề cập đến chiến luợc biển của Việt Nam, cũng như các công ước quốc tế về biển
mà Việt Nam đang thực hiện, cuốn sách “Công ước biển 1982 và chiến lược biển của Việt
Nam” cũng do TS Nguyễn Hồng Thao (chủ biên) cùng nhóm tác giả PGS.TS Đỗ Minh
Thái, TS Nguyễn Thị Như Mai, ThS. Nguyễn Thị Hường, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, 2008, đã nêu đầy đủ và chi tiết về Công ước biển 1982. Trong đó, có một phần đề cập
đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển là “Thực hiện công ước 1982 trong lĩnh vực bảo vệ
và gìn giữ môi trường biển”. Cuốn sách đã đánh giá được các nguồn gây ô nhiễm môi
trường biển và các biện pháp bảo vệ môi trường biển.
Như vậy, cho đến nay, đã có rất nhiều đề tài viết về vấn đề ô nhiễm môi trường
biển tại Việt Nam. Tuy nhiên, có rất ít đề tài quan tâm đến việc làm sạch ô nhiễm dầu tràn
trên biển bằng những nguyên liệu thân thiện với môi trường thông qua việc thiết lập mô
hình ứng dụng vào thực tiễn xử lý ô nhiễm dầu một cách thường xuyên và tiến hành xác
định giá trị kinh tế của mô hình nhằm đánh giá tính khả thi của dự án. Trên cơ sở các tài
liệu thu thập được, tham khảo ý kiến thầy hướng dẫn, cũng như kiểm nghiệm từ thực tế,
tôi đã bắt tay vào việc thực hiện đề tài này. Tôi hy vọng đề tài của mình sẽ giúp cho mọi
người tiếp cận với vấn đề ô nhiễm môi trường biển một cách dễ dàng hơn và có cái nhìn
trực quan hơn về tác động của sự ô nhiễm đến môi trường biển đồng thời có ý thức tham
gia các hoạt động bảo vệ môi trường để vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng sạch đẹp
hơn.
6


2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Bà Rịa – Vũng Tàu là một Tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam được thể hiện trong hình 2.1.

- Phần đất liền từ 107o00’ – 107o35’ kinh độ Đông và từ 10o20’ – 10o50’ vĩ độ Bắc.
- Huyện Côn Đảo nằm ở vị trí 106o35’ kinh độ Đông và 8o42’ vĩ độ Bắc với 66 km
đường bờ biển.
- Ranh giới hành chính: phía Bắc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giáp tỉnh Đồng Nai, phía
Tây giáp huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), phía đông giáp tỉnh Bình Thuận và phía
Nam giáp biển Đông.
- Diện tích của Tỉnh là 1.975,14 km2, chiều dài địa giới trên đất liền 62 km, chiều
dài bờ biển 305,4 km với trên 100.000 km2 thềm lục địa.
Hình 2.1. Bản Đồ Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nguồn: Sở tài nguyên môi trường BR - VT
7


b. Khí hậu
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chịu
ảnh hưởng của Đại Dương, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 5 – 11) và mùa khô
(tháng 12 – 4) với các đặc trưng cơ bản sau:
- Nhiệt độ trung bình là 27oC, cao nhất là 29,1oC, thấp nhất là 25,2oC.
- Độ ẩm trung bình 83 – 85%.
- Lượng mưa trung bình năm 1.600 mm, tháng 6 – 7 có lượng mưa nhiều nhất.
- Tổng số giờ nắng trong năm 2.370 – 2.850 giờ.
- Hướng gió chính mùa khô là Đông – Đông Bắc, mùa mưa là Tây – Tây Nam.
Vận tốc gió trung bình tại Bà Rịa – Vũng Tàu là 3 m/s (gió mùa Tây Nam) và 5,7 m/s (gió
mùa Đông Bắc). Vận tốc gió cực đại trong cơn bão là 30 m/s. Khu vực Côn Đảo: mùa
mưa chủ yếu là gió Tây, mùa khô là gió Đông – Đông Bắc, Bà Rịa – Vũng Tàu hầu như
không có bão lớn.
Khí hậu ở Bà Rịa - Vũng Tàu quanh năm dễ chịu, ấm áp, ít có thiên tai và thời tiết
bất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch.
c. Địa hình, địa mạo

Phần đất liền Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc bậc thềm Đông Nam Cao Nguyên Di Linh
tiếp giáp với biển Đông, địa hình Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm các dạng sau: địa hình đồi
núi, địa hình cao nguyên gò đồi, địa hình đồng bằng hẹp và thềm lục địa.
d. Đặc điểm thổ nhưỡng
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều loại thổ nhưỡng nhưng có thể phân thành 5 vùng
chính: vùng đất đỏ Bazan, đất xám và đất đen; vùng đất vàng, đất xám nâu; vùng đất mặn
và phèn; vùng đất cát bờ biển phía Nam đất liền; vùng đất vàng đỏ và đất cát biển Côn
Đảo. Tuy nhiên, nếu phân thành từng nhóm nhỏ sẽ thấy được sự phong phú và tính đa
dạng của lớp phủ thổ nhưỡng với hơn 30 loại đất khác nhau.
e. Đặc điểm tự nhiên vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu
Trên đất liền
Vùng ven biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giáp với biển Đông có chiều dài hơn
100 km, thuộc các huyện: Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ và TP. Vũng Tàu.
8


Trên vùng biển
Vùng ven biển của Tỉnh có nhiều vũng, vịnh và bãi cát, vừa phẳng lặng, vừa quanh
co khúc khuỷu. Khu vực ven biển từ mõm núi Nhỏ (thành phố Vũng Tàu) đến tận ranh
giới tỉnh Bình Thuận, bao gồm một phần lãnh thổ các huyện Xuyên Mộc, Long Điền, Đất
Đỏ và một phần TP. Vũng Tàu. Địa hình đặc trưng của khu vực này là đồng bằng thấp
ven biển, hầu hết có độ cao từ 4 m -> 10 m, đôi khi có chỗ cao đến 20 m, riêng ở khu vực
Vũng Tàu – Long Hải có vài ngọn núi nhô ra sát biển như: núi Đá Dựng (173 m), núi
Ngang (214m), Châu Viên (327 m), núi Trường Kỹ (245 m) và núi Nhỏ (136 m). Về đặc
tính thổ nhưỡng, đây là vùng đất cát bờ biển (diện tích khoảng 30.000 ha), phần lớn là cát
biển (25.000 ha), còn lại là một ít đất phù sa, đất ngập mặn, đất vàng đỏ trên Granit, đất
đỏ Bazan, đất dốc tụ… Đất cát biển chủ yếu là đất cồn cát bị san phẳng, cao hơn mặt bằng
xung quanh chừng 2 – 3 m, một số nơi có địa hình thấp hơn.
Khí hậu nơi đây mang đặc trưng của loại hình khí hậu nhiệt đới ven biển, quanh
năm nắng ấm và lộng gió. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26oC đến 28oC, nhiệt độ cao

nhất từ 31oC – 32oC. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 800 – 1.500 mm, số ngày có
sương mù từ 6 – 26 ngày/tháng xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và đây là vùng
biển ít chịu ảnh hưởng của bão.
2.2.2. Kinh tế – xã hội
a. Đơn vị hành chính
Bà Rịa – Vũng Tàu có hai thành phố trực thuộc tỉnh và 6 huyện.
Thành phố:
- Vũng Tàu
- Bà Rịa (trung tâm tỉnh lỵ, thành lập 22/08/2012)
Huyện:
- Huyện Xuyên Mộc

- Huyện Châu Đức

- Huyện Long Điền

- Huyện Tân Thành

- Huyện Đất Đỏ

- Huyện Côn Đảo

Bà Rịa- Vũng Tàu là tỉnh có quy mô dân số thấp trong vùng Đông Nam Bộ. Tổng
dân số toàn tỉnh năm 2009 là 996.879 người, trong đó dân số đô thị 496.127 người, chiếm
9


tỷ lệ 49,77% tổng dân số. Tính đến năm 2009, mật độ dân số trung bình là 501 người/km2
trong khi cả nước là 252 người/km2.
Bảng 2.1. Dân Số Trên Địa Bàn Tỉnh

Đơn vị tính : nghìn người
Chỉ tiêu

2000

I-Dân số trung bình năm
1- Tỷ trọng dân số thành thị
2-Tỷ trọng dân số nông thôn
II-Số người trong tuổi lao
động
% so dân số
- Lao động cần bố trí việc làm
% so trong độ tuổi lao động

821.300
42,10%
57,90%

Tốc độ tăng trưởng
2001-2005 2006-2010
931.370 996.879 1.026.000
2,55
1,95
43,80 % 49,77% 49,85%
56,20 % 50,23% 50,15%
2005

2009

2010 (DK)


383.067

582.305 656.103

671.000

8,74

2,88

46,64
30.607
7.99

62,52
65,81
47.459 122.512
14,95
18,67

65,4
127.500
19

9,17

21,85

Nguồn: Niên giám thống kê

b. Tăng trưởng kinh tế
Theo Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, trong năm 2011, tốc độ tăng
trưởng GDP trên địa bàn Tỉnh đạt 10%, gấp gần 1,7 lần mức tăng bình quân của cả nước
(6%). Kim ngạch xuất khẩu, trừ dầu khí, tăng trưởng cao nhất trong các năm gần đây, đạt
1,788 tỷ USD, tăng 64% so với năm 2010. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình
quân 15,8% năm, gấp đôi mức tăng bình quân của cả nước, ngành công nghiệp tăng bình
quân 11% năm, dịch vụ tăng 17,9% năm, nông nghiệp tăng 5,3% năm. Cơ cấu kinh tế của
tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đây là cơ cấu kinh tế
hợp lý được giữ vững trong suốt thời gian qua, riêng ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng
75%-80% trong cơ cấu kinh tế chung của Tỉnh. Trong đó, tỷ trọng GDP du lịch chiếm vị
trí quan trọng trong GDP ngành thương mại – dịch vụ. Năm 2012, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu đưa ra mục tiêu phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP là 11,75%.
Nhận xét tổng quát
Mặc dù với diện tích và dân số thuộc loại trung bình so với cả nước nhưng Bà Rịa
– Vũng Tàu có vị trí chiến lược và tiềm năng du lịch phong phú:
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, gần trung tâm là thành phố Hồ Chí
Minh và được xem là cửa ngõ quan trọng của vùng.
10


- Bờ biển dài trên 100 km trong đó có vịnh Gành Rái là địa điểm lý tưởng để thành
lập các cảng nước sâu cho tàu trên 30.000 tấn.
- Đất nông nghiệp của Tỉnh khoảng hơn 100.000 ha và đất rừng khoảng 68.000 ha,
tuy diện tích không lớn nhưng khí hậu và thổ nhưỡng rất hợp cho việc phát triển các loại
cây công nghiệp, cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ cho
tiêu dùng và xuất khẩu.
- Giữ vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, ngành công
nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm gần đây đang có chiều hướng phát
triển mạnh.
Với nguồn lực và lợi thế nêu trên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể tạo ra bước phát

triển mạnh trong lĩnh vực kinh tế - xã hội theo cơ cấu kinh tế đồng bộ là phát triển công
nghiệp – nông nghiệp – lâm, ngư nghiệp – dịch vụ tổng hợp, mà mũi nhọn là công ngiệp
khai thác dầu khí và du lịch.
2.3. Hiện trạng ô nhiễm dầu trên biển tại một số vùng biển ở nước ta.
Ô nhiễm dầu trên biển ở Việt Nam hiện nay là vấn đề đang rất được quan tâm. Việt
Nam với đường bờ biển dài hơn 3.200 km chiều dài và khoảng 1 triệu km2 mặt biển rất
thuận lợi phát triển giao thông đường thủy, xây dựng cảng biển… Thực tế hiện nay tại các
cảng biển xảy ra ô nhiễm dầu do hoạt động súc rửa, thay dầu làm ảnh hưởng đến môi
trường nước biển tại khu vực đó cũng như các khu vực lân cận. Quá trình vận chuyển,
đánh bắt cá cùng các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, nạp tiếp nhiên liệu gây nguy
cơ xảy ra các sự cố làm ô nhiễm dầu ra biển. Trong những năm gần đây nạn tràn dầu có
xu hướng ngày càng tăng.
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu an toàn dầu khí, từ năm 1991 đến năm
2010 tại Việt Nam đã xảy ra hơn 90 vụ tràn dầu tại các vùng sông và biển ven bờ. Một số
sự cố tràn dầu điển hình:
- Ngày 26/12/1992, Mỏ Bạch Hổ, vỡ ống dẫn mềm từ tàu dầu đến phao nạp làm
tràn 300-700 tấn dầu FO.
- Năm 1994, tàu Neptune Aries đâm vào cầu cảng Cát Lái -Tp.HCM (tràn 1.864
tấn dầu DO.
11


- Tàu Formosa One (quốc tịch Liberia) đâm vào tàu Petrolimex 01 của Việt Nam
tại vịnh Gành Rái - Vũng Tàu (tháng 9/2001) làm tràn ra môi trường biển ven bờ khoảng
1.000 m3 dầu diesel.
- Vào 17giờ ngày 30/01/2007 tại bãi biển Cửa Đại -Hội An (Quảng Nam), Non
Nước (Đà Nẵng) phát hiện một lớp dầu đen kịt ồ ạt tràn vào đất liền. Thảm dầu kéo dài
gần 20 km từ khu vực biển Đà Nẵng đến Quảng Nam.
- Ngày 19/04/2007, dầu loang xuất hiện ở vùng biển Nha Trang và Ninh Thuận.Tại
Khánh Hòa, dầu loang vào tới bãi biển ngay trung tâm thành phố du lịch Nha Trang. Ở

Ninh Thuận dầu loang kéo dài hàng chục kilômet bờ biển.
Đặc biệt trong hai năm 2006 và 2007, tại ven biển các tỉnh miền Trung và miền
Nam đã xảy ra một số sự cố tràn dầu bí ẩn, nhất là từ tháng 1 đến tháng 6/2007 có rất
nhiều vệt dầu trôi dạt dọc bờ biển của 20 tỉnh từ đảo Bạch Long Vĩ xuống tới mũi Cà Mau
và đã thu gom được 1720,9 tấn dầu. Qua phân tích 26 ảnh chụp từ vệ tinh ALOSPALSAR trong thời điểm từ 6/12/2006 - 23/4/2007, PGS - TS Nguyễn Đình Dương,
Phòng Nghiên cứu và Xử lý Thông tin Môi trường, Viện Địa lý đã ghi nhận được vết dầu
lớn nhất phát hiện vào ngày 8/3/2007 với chiều dài hơn 50 km và bề rộng hơn 1 km. Căn
cứ vào vết dầu loang gây ô nhiễm trên biển cùng bề dày của vết dầu, ước tính có từ
21.620 - 51.400 tấn dầu đã tràn trên biển.
a. Vịnh Hạ Long
Hàng ngày, tại các khu neo đậu tàu du lịch ở các điểm tham quan trên vịnh Hạ
Long, Bái Tử Long và các khu neo đậu tàu: Vụng Đâng, Lán Bè, cảng Xăng Dầu B12,
cảng Cái Lân, khu công nghiệp đóng tàu Giếng Đáy, v.v. đều thường xuyên có váng dầu
thải loang rộng trên mặt biển. Theo báo cáo hiện trạng ô nhiễm vùng ven biển Việt Nam
các kết quả quan trắc và đánh giá mức độ ô nhiễm nói chung cho thấy ô nhiễm dầu-mỡ
khoáng vùng nước mặt và trầm tích ven bờ Vịnh Hạ Long được đánh giá về mức độ ô
nhiễm dầu-mỡ khoáng là rất cao. Vùng nước cảng Cái Lân có thời điểm hàm lượng dầu
trong nước biển đạt tới 1,75mg/l, gấp 18 lần TCVN (Tiêu chuẩn nước mặt ven biển của
Việt Nam là 0,1mg/l), có đến 1/3 diện tích mặt Vịnh thường xuyên có hàm lượng dầu
trong nước biển từ 1 đến 1,73mg/l. Hàm lượng dầu trong trầm tích ở ven bờ hai bên Cửa
12


Lục đạt mức độ cao nhất: 752,85mg/l. Tình trạng ô nhiễm do dầu thải đã kéo dài nhiều
năm, đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, do các nguồn phát thải trên bờ của các cơ
sở sản xuất công nghiệp, cảng biển và dịch vụ, dọc theo hai bờ Vịnh cũng như trên biển
không được kiểm soát, số lượng tàu thuyền gắn máy nhỏ dùng động cơ cũ, lạc hậu tăng
nhanh, dẫn đến khả năng thải dầu-mỡ vào môi trường biển ngày một nhiều hơn.
b. Biển Quy Nhơn
Biển Quy Nhơn là một trong những địa điểm hấp dẫn ở Quy Nhơn thu hút nhiều

lượt khách du lịch và dân cư địa phương đến tắm biển, vui chơi. Nhưng hiện nay, vùng
biển này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng các biểu hiện của sự ô nhiễm tại đây là: Sự gia
tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hóa chất độc
hại. Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ. Dẫn đến
suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển một cách đáng kể và ảnh hưởng lớn đến hoạt
động du lịch.
Ven bờ biển các hoạt động đánh bắt hải sản, các thuyền đánh cá của ngư dân địa
phương neo đậu và hoạt động thường xuyên khiến bãi biển ở đây hứng chịu ô nhiễm từ
những chất xả thải do sinh hoạt, chất thải từ hoạt động đánh bắt…nên bãi biển rất bẩn gây
mất mỹ quan. Ngoài cửa biển Quy Nhơn, có rất nhiều loại tàu trọng tải lớn thường xuyên
neo đậu ngoài việc xả rác sinh hoạt xuống biển gây ô nhiễm còn do ô nhiễm một lượng
lớn dầu mỡ khoáng từ các tàu này. Nước thải công nghiệp tàu biển chứa hàm lượng cao
dầu khoáng, hóa chất tẩy rửa và kim loại nặng đe dọa nghiêm trọng chất lượng môi
trường biển nơi đây.
2.4. Tổng quan tài liệu về bưởi
2.4.1. Nguồn gốc bưởi
Tên khoa học: Citrus Maxima Burm.Merr, Citrus Grandis(L.) Osbeck. Bưởi có
nguồn gốc từ Nam Á và Malaysia, mọc tự nhiên theo bờ sông Fiji (tên một đảo quốc ở
Thái Bình Dương) và Friendly.
Bưởi có 2 loài: Bưởi (Citrus Grandis) và Bưởi chùm (Citrus Paradi). Ở nước ta và
các nước vùng Đông Nam Á chủ yếu trồng các giống Bưởi thuộc loài Grandis. Đây là loài
rất đa dạng về giống do có sự lai tạo giữa chúng với các loài khác trong chi Citrus. Sự
13


×