Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHO NƯỚC MẮM CÁ CƠM TRUYỀN THỐNG PHÚ YÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT LONG SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
************

CHÂU ANH VŨ

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHO NƯỚC MẮM CÁ
CƠM TRUYỀN THỐNG PHÚ YÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VIỆT LONG - SÀI GÒN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013
 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
************

CHÂU ANH VŨ

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHO NƯỚC MẮM CÁ
CƠM TRUYỀN THỐNG PHÚ YÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VIỆT LONG - SÀI GÒN


NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: TS PHẠM THANH BÌNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013
 
 


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận tên “XÂY DỰNG KẾ
HOẠCH MARKETING CHO NƯỚC MẮM CÁ CƠM TRUYỀN THỐNG PHÚ
YÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT LONG - SÀI GÒN” do Châu Anh Vũ, sinh
viên Khoá 36, ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị tài chính đã bảo vệ
thành công trước hội đồng ngày……………… ………………………………………
TS Phạm Thanh Bình
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

________________________
Ngày

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký, Họ tên)

(Chữ ký, Họ tên)

tháng

năm

Ngày

 
 

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Với vốn kiến thức quý báu mà thầy cô truyền đạt trong quá trình học tập và rèn
luyện tại Khoa Kinh Tế, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.Cũng như sự nhiệt tình
giúp đỡ trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Việt Long – Sài Gòn, đã giúp cho
em hoàn thành khoá luận một cách thuận lợi.
Vì vậy, trước tiên cho em gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô của Khoa
Kinh Tế, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã trang bị cho em những kiến thức quý

báu và cần thiết trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt hơn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy TS Phạm Thanh
Bình, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài bằng tất cả tâm huyết và
chân thành.
Về phía công ty, em xin cảm ơn ban giám đốc đã tạo cơ hội cho em thực tập tại
công ty, các cô, chú, anh, chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em.
Em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến bố, mẹ của em.Những
người đã chịu nhiều vất vả để lo lắng cho việc học tập của em tại trường Đại học Nông
Lâm TP.HCM.
Mặc dù đã cố gắng hết sức trong quá trình thực hiện khoá luận thế nhưng với
lượng kiến thức hạn hẹp và khả năng còn hạn chế nên bài luận của em khó tránh khỏi
những thiếu sót.Rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô.
Em xin gửi lời chúc sức khoẻ đến thầy TS Phạm Thanh Bình cùng toàn thể quý
thầy cô đang công tác tại Khoa Kinh Tế, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Cùng
với ban giám đốc, các cô, chú, anh, chị đang công tác tại công ty cổ phần Việt Long Sài Gòn.
Chân thành cảm ơn!

 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
CHÂU ANH VŨ, Tháng 12 năm 2013. “Xây dựng kế hoạch Marketing cho
nước mắm cá cơm truyền thống Phú Yên tại Công ty cổ phần Việt Long – Sài Gòn”.
CHAU ANH VU. December 2013. “Marketing Plan for fish sauce in
traditional Phu Yen province at Viet Long – Sai Gon’s Joint stock”.
Hoạt động marketing trong kinh doanh hiện nay đã trở thành một hoạt động
quan trọng và không thể thiếu đối với bất kì một doanh nghiệp nào trong giai đoạn
kinh tế thị trường hiện nay.Hoạt động marketing đóng vai trò tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng, xây dựng hình ảnh đẹp cho sản phẩm cũng như doanh nghiệp trong tâm

trí người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh. Hoạt động này có vai trò quyết định doanh
thu, năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Luôn khai thác những nhu cầu
mới của người tiêu dùng để kịp thời cải tiến.
“Nước mắm cá cơm truyền thống Việt Long” là một sản phẩm trong giai đoạn
nghiên cứu. Căn cứ vào quá trình khảo sát khách hàng thực tế và thu thập số liệu, đã
nhận diện được người tiêu dùng mục tiêu, đánh giá được khả năng cạnh tranh và vị trí
của Việt Long, cơ hội kinh doanh sản phẩm mới này. Để từ cơ sở đó đã xây dựng được
các chiến lược marketing và các chương trình truyền thông cụ thể để đưa sản phẩm
đến gần với người tiêu dùng trong tương lai.

 
 


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... x 
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................ xi 
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2 
1.3.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3 
1.4.Kết cấu khóa luận: Khóa luận gồm 5 chương ..................................................... 3 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 4 
2.1Tổng quan về công ty cổ phần Việt Long – Sài Gòn ........................................... 4 
2.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Việt Long – Sài Gòn ................................... 4 
2.1.2. Quá trình hình thành .................................................................................... 5 
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh .................................................................................... 5 
2.1.4. Cơ cấu vốn ................................................................................................... 6 

2.2. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................... 6 
2.2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty ............................................................................ 6 
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các bộ phận chính trực thuộc công ty 8 
2.3. Kết quả hoạt động trong năm 2012 .................................................................. 11 
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................... 13 
3.1.  Phương pháp tiếp cận .................................................................................... 13 
3.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 14 
3.2.1.Marketing trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ........... 14 
3.2.2.Những vấn đề về marketing - mix .............................................................. 18 
3.2.2.1. Khái niệm marketing – mix ................................................................. 18 
3.2.2.2. Các bước xây dựng marketing – mix .................................................. 20 
3.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến marketing – mix của công ty .................. 22 
v
 


3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 25 
3.3.1. Sơ lược về phương pháp nghiên cứu ......................................................... 25 
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 25 
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 26 
4.1. Tình hình cho việc sản xuất sản phẩm ............................................................. 26 
4.1.1.  Thông tin về vùng nguyên liệu............................................................... 26 
4.1.2.  Sứ mệnh kinh doanh, tầm nhìn của công ty cho sản phẩm .................... 27 
4.2.Tổng quan về thị trường nước mắm .................................................................. 27 
4.2.1.Phân tích vĩ mô và vi mô ............................................................................ 27 
4.2.1.1. Tình hình vĩ mô ................................................................................... 27 
4.2.1.2. Tình hình vi mô ................................................................................... 29 
4.2.2. Giá trị và dung lượng thị trường nước mắm ............................................. 30 
4.2.3. Thị phần theo các thương hiệu nước mắm ............................................... 31 
4.3. Phân tích cạnh tranh ......................................................................................... 32 

4.3.1. Phân tích SWOT – Thực trạng của công ty ............................................... 32 
4.3.2. Các nhãn hiệu nước mắm đang chiếm thị phần trên thị trường ............... 35 
4.3.3. Phân tích sản phẩm cạnh tranh ................................................................. 35 
4.3.4. Mức độ nhận biết của các nhãn hiệu nước mắm hiện nay trên thị trường 38 
4.3.5. Kết luận về tình hình cạnh tranh ............................................................... 39 
4.4. Phân tích người tiêu dùng ................................................................................ 40 
4.4.1. Phân tích giá ............................................................................................. 40 
4.4.2. Phân tích mức thu nhập của khách hàng trong tương lai ......................... 40 
4.4.3. Nghề nghiệp của khách hàng mục tiêu ...................................................... 41 
4.4.4. Vấn đề vùng miền ..................................................................................... 42 
4.4.5. Thói quen lựa chọn kênh mua hàng.......................................................... 42 
4.4.6. Số lượng thường mua ............................................................................... 43 
4.4.7. Suy nghĩ của người tiêu dùng về nước mắm truyền thống hay bị đổi màu43 
4.4.8. Mức độ tiếp nhận sản phẩm ...................................................................... 44 
4.4.9. Ảnh hưởng của mẫu mã sản phẩm đến quyết định mua hàng của người tiêu
dùng ..................................................................................................................... 44 
vi
 


4.4.10. Kết luận về người tiêu dùng ................................................................... 45 
4.5. Xây dựng kế hoạch marketing cho năm 2014.................................................. 45 
4.5.1. Cơ hội kinh doanh..................................................................................... 45 
4.5.2.   Mục tiêu marketing ................................................................................ 46 
4.5.3.   Chiến lược marketing – mix................................................................... 47 
4.5.3.1. Chiến lược sản phẩm ........................................................................... 47 
4.5.3.2. Chiến lược giá ..................................................................................... 49 
4.5.3.3. Chiến lược phân phối .......................................................................... 51 
4.5.3.4. Chiến lược xúc tiến ............................................................................. 52 
4.6. Định hướng sử dụng các công cụ truyền thông ............................................... 54 

4.6.1. Giai đoạn 1: tạo sự nhận biết ..................................................................... 55 
4.6.2. Giai đoạn 2: thâm nhập thị trường ............................................................. 58 
4.6.3. Giai đoạn 3: kích thích tiêu dùng............................................................... 64 
4.6.4. Giai đoạn 4: nhắc nhớ thương hiệu............................................................ 65 
4.7.Xây dựng lực lượng bán hàng ........................................................................... 67 
4.8. Kiểm soát và đánh giá chiến lược .................................................................... 67 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 69 
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 69 
5.2.Kiến nghị ........................................................................................................... 70 
5.2.1.  Đối với công ty ....................................................................................... 70 
5.2.2. 

Đối với nhà nước ................................................................................... 71 

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 72 
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 73 

vii
 


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KH – CN

Khoa học – Công nghệ.

VISA JSC

Tên thương mại của công ty Việt Long – Sài Gòn.


HACCP

Hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối
nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu.

GMP

Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất.

SSOP

Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh.

EU

Liên minh Châu Âu.

KCS

Kiểm soát chất lượng sản phẩm.

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp.

SWOT

Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Đe dọa (Strenghts –
Weaknesses – Opportunities – Threats).


UBNN

Ủy ban nhân dân.

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTNC

Trung tâm nghiên cứu

HTX

Hợp tác xã

PG

Promotion girl

TS

Tiến sĩ

LN

Lợi nhuận

NSX


Nhà sản xuất

NPP

Nhà phân phối

viii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ cấu giá trị vốn góp .................................................................................. 6 
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Long – Sài Gòn ............ 11 
Bảng 4.1: Mức độ nhận biết các nhãn hiệu nước mắm phổ biến ............................... 38 
Bảng 4.2: Sự tương quan giữa giá và độ đạm của các nhãn hiệu mắm ..................... 50 

ix
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ giá trị thị trường từ năm 2007 – 2017 ............................................. 1 
Hình 2.1: Logo Công ty ................................................................................................ 4 
Hình 3.1. Mô hình hoạt định Marketing ..................................................................... 13 
Hình 4.1: Biểu đồ giá trị thị trường từ năm 2007 – 2017 ........................................... 30 
Hình 4.2: Biểu đồ thị phần nước mắm ....................................................................... 31 
Hình 4.3: Biểu đồ mức giá khách hàng sẵn lòng trả .................................................. 40 
Hình 4.4: Biểu đồ thu nhập của người tiêu dùng........................................................ 41 
Hình 4.5: Biểu đồ nghề nghiệp của người tiêu dùng .................................................. 41 
Hình 4.6: Biểu đồ vị trí địa lý ..................................................................................... 42 

Hình 4.7: Biểu đồ kênh mua hàng của người tiêu dùng ............................................. 42 
Hình 4.8: Biểu đồ số lượng thường mua của người tiêu dùng ................................... 43 
Hình 4.9: Biểu đồ tâm lý người tiêu dùng .................................................................. 43 
Hình 4.10: Biểu đồ mức độ tiếp nhận sản phẩm ........................................................ 44 
Hình 4.11: Biểu đồ sự quan tâm của người tiêu dùng đến mẫu mã ........................... 44 
Hình 4.12: Sự tương quan giữa giá và độ đạm của các nhãn hiệu mắm .................... 50 

x
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục: Bảng khảo sát khách hàng.

xi
 


 

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
 

1.1 Đặt vấn đề
Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam cần hơn 200 triệu lít nước
mắm với hơn 95% hộ gia đình Việt Nam sử dụng nước mắm để chấm, ướp và nấu các
bữa ăn quanh năm.
Trong năm 2013, thị trường nước mắm tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 8,
649 tỷ đồng.

Theo Masan group, một trong những công ty lớn nhất trong nền kinh tế tư nhân
ở Việt Nam, tập trung vào ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên Việt Nam, đã khảo sát
và đưa ra cục diện cho ngành nước mắm từ năm 2007 đến 2017.
Hình 1.1.Biểu đồ giá trị thị trường từ năm 2007 – 2017

Nguồn: Masan group
Với giá trị dung lượng thị trường tăng đều qua các năm, thế nhưng trong tổng
dung lượng thị trường cần là 200 triệu lít mỗi năm thì nước mắm công nghiệp đã
1
 


chiếm 150 triệu lít. Như vậy, một thực tế nan giải là nước mắm truyền thống đang mất
dần thị phần bởi nhiều vấn đề.
Nhận diện được tình hình hiện tại, công ty cổ phần Việt Long – Sài Gòn, một
doanh nghiệp được thành lập vào năm 1976 với hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành
xuất khẩu thủy hải sản đông lạnh. Đã quyết định lấn sân vào thị trường này và xây
dựng những chiến lược marketing để đưa nước mắmtruyền thống chiết xuất từ cá cơm
Phú Yên thâm nhập thị trường.
Tỉnh Phú Yên là một tỉnh thành giáp biển với chiều dài bờ biển là 189 km, các
vùng nguyên liệu tại vùng biển Tuy An và Sông Cầu luôn ổn định vào mỗi năm. Bên
cạnh đó, Phú Yên có nhiều làng nghề làm nước mắm lâu năm và đã có nhãn hiệu tại
tỉnh Phú Yên như: nước mắm Ông Già – Mang Thượng, nước mắm Tân Lập, nước
mắm Bà Mười, nước mắm Bà Bảy…Bên cạnh đó, Cục sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) vừa
nghiệm thu, xếp loại xuất sắc dự án cấp Nhà nước “Xây dựng, quản lý và phát triển
nhãn hiệu tập thể Nước mắm Phú Yên cho sản phẩm nước mắm của tỉnh Phú
Yên”. Đây là cơ hội để nước mắm Phú Yên tiếp tục được quảng bá và đứng vững trên
thị trường.Như vậy, doanh nghiệp Việt Long – Sài Gòn đang đứng trước những lợi thế
về chính sách ưu đãi khi chọn phát triển và đưa thương hiệu nước mắm truyền thống
của Phú Yên vào thị trường.

Để giữ vững những giá trị truyền thống của nước mắm, giáo dục lại người tiêu
dùng về nước mắm, lấy lại vị thế cho nước mắm truyền thống. Đó là lý do, tôi đã chọn
đề tài “Xây dựng kế hoạch Marketing cho nước mắm cá cơm truyền thống Phú Yên
tại công ty cổ phần Việt Long – Sài Gòn”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài “Xây dựng kế hoạch marketing cho nước mắm cá cơm
truyền thống Phú Yên tại công ty cổ phần Việt Long – Sài Gòn” nhằm những mục
đích sau:
Phân tích những biến động thị trường, những lợi thế và khó khăn của công ty
khi chọn nước mắm truyền thống nói chung và nước mắm truyền thống Phú Yên nói
riêng.
Đánh giá điểm yếu, điểm mạnh, nguy cơ và cơ hội kinh doanh cho mặt hàng
này của công ty vào thời gian tới.
2
 


Xây dựng một kế hoạch marketing cụ thể, một chiến lược hành động cho sản
phẩm để thâm nhập thị trường, một biện pháp giáo dục người tiêu dùng thế nào là
nước mắm nguyên chất thực sự.Đưa được nước mắm truyền thống của Phú Yên vào
thị trường.Phát triển một ngành hàng mới tại công ty cổ phần Việt Long – Sài Gòn.
1.3.Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến kế
hoạch phát triển sản phẩm mới của công ty. Đề tài tập trung vào các chiến lược sản
phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến thương mại, con
người, quy trình, đề xuất những giải pháp.
Thời gian nghiên cứu: 10/2013 – 12/2013. Số liệu thu thập thông qua khảo sát
thực tế.
Không gian nghiên cứu: công ty cổ phần Việt Long – Sài Gòn, vùng nguyên
liệu tại tỉnh Phú Yên.

Phạm vi khảo sát: các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành nước mắm
truyền thống và những sản phẩm nước mắm nào đang chiếm lĩnh thị phần.
1.4.Kết cấu khóa luận: Khóa luận gồm 5 chương
Chương 1:Mở đầu – Đặt vấn đề, chọn công ty và mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Tổng quan –Khái quát lịch sử hình thành công ty, phát triển và sơ
đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu – Trình bày những khái niệm
về marketing, marketing – mix, hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty. Các
phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài là phương pháp thu thập số liệu
và phương pháp phân tích.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận – Thực trạng và giải pháp để đưa
sản phẩm thâm nhập thị trường.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

3
 


 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
 
 

2.1Tổng quan về công ty cổ phần Việt Long – Sài Gòn
2.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Việt Long – Sài Gòn
Tên doanh nghiệp:công ty cổ phần Việt Long – Sài Gòn.
Tên thương mại: VISA.JSC.
Trụ sở chính:208 Nguyễn Duy, Phường 9, Quận 8, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (+84) 8 62974383.
Fax: (+84) 8 62974393.
Email:
Website:www.vietlongsaigon.com.vn
EU Code:DL 50
Hình 2.1: Logo Công ty

 

4
 


2.1.2. Quá trình hình thành
Được thành lập năm 1976 từ cơ sở sản xuất hàng hải sản tư nhân lấy tên là xí
nghiệp đông lạnh Việt Long thuộc tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn.Năm 2006
được cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần Việt Long – Sài Gòn
(tên viết tắt VISA.JSC).VISA.JSC có gần 40 năm kinh nghiệm trong chế biến và xuất
khẩu thủy hải sản đông lạnh và khô.Đặc biệt, các sản phẩm như cua lột, cá lưỡi trâu
fillet ghép dán, cá chẽm fillet, thực phẩm chế biến cao cấp...là các mặt hàng truyền
thống của công ty.
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh chính: gia công, chế biến,kinh doanh hàng Nông - Thủy Hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản,
kinh doanh nước đá, dịch vụ ngành thủy sản, kinh doanh công nghệ phẩm, hàng tiêu
dùng, vật tư các loại, thiết bị phụ tùng và các kinh doanh thương mại dịch vụ khác.
Sản phẩm xuất khẩu chính:
Hàng đông lạnh: cá fillet các loại, cá nguyên con làm sạch, cua ghẹ lột, tôm
càng xanh, tôm thẻ, mực nang, mực ống, ruốc muối, nước mắm. Thực phẩm chế biến
cao cấp như cá chiên, tôm tẩm bột, tôm cuộn khoai tây...
Hàng khô: cá nước ngọt như cá lóc khô,cá sặt khô, cá biển khô các loại tẩm gia

vị ngọt và mặn, mực nướng cán, mực lá một nắng, ruốc khô…
Hệ thống quản lý chất lượng: VISA.JSC áp dụng các hệ thống quản lý chất
lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất như ISO 9001:2008, HACCP - GMP - SSOP.
Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Việt Nam cấp chứng nhận an toàn vệ sinh
thực phẩm DL 50 (code EU) .
Thị trường tiêu thụ chính: Mỹ, Nhật, EU, Úc, Hàn Quốc...
VISA.JSC là nơi quy tụ đội ngũ quản lý chuyên nghiệp với hơn 20 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng, chế biến, xuất khẩu thủy hải sản trên
thương trường quốc tế. Khách hàng của chúng tôi được thỏa mãn ngày càng tăng trong
việc yêu cầu các sản phẩm phải có chất lượng cao theo quy định nghiêm ngặt của họ.
Theo các tiêu chuẩn mới của ngành thủy sản toàn cầu, VISA.JSC chủ động
tham gia vào việc tạo ra một chuỗi cung ứng khép kín, dây chuyền chế biến đảm bảo
chất lượng,đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm ngày càng khoa học.
5
 


2.1.4. Cơ cấu vốn
Vốn điều lệ: vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đầu tư là 18.500.000.000 đồng.
Hình thức sở hữu vốn: cổ phần
Hội đồng quản trị:
Ông Phạm Văn Hải

Chủ tịch

Ông Võ Văn Thành

Thành viên

Bà Nguyễn Thị Bích Hậu


Thành viên

Ông Nguyễn Ngọc Hùng

Thành viên

Ông Huỳnh Trung Sơn

Thành viên

Danh sách thành viên góp vốn:
Bảng 2.1 Cơ cấu giá trị vốn góp
STT

Tên thành viên

Giá trị vốn góp (VND)

Tỷ trọng (%)

1

Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn

5.365.000.000

29

2


Công ty Cổ phần Địa ốc ACB

9.904.310.000

53,54

3

Ông Bùi Tấn Tài

682.620.000

3,69

4

Ông Trần Ngọc Hiếu

1.291.000.000

6,98

5

Cổ đông khác

1.257.070.000

6,79


18.500.000.000

100

Cộng

Nguồn: Phòng kế toán tài chính
2.2. Cơ cấu tổ chức
2.2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty

6
 


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC
 
 

 

 
 

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC

BAN
QUẢN


DỰ ÁN

PHÒNG

PHÒNG

KẾ TOÁN HÀNH
CHÁNH
NHÂN
SỰ

PHÒNG

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

PHÒNG

KINH QUẢN LÝ
DOANH
CHẤT
LƯỢNG
 

PHÒNG

PHÒNG

ĐIỀU
HÀNH


KỸ
THUẬT

SẢN
XUẤT

 

TTNC
GIỐNG
THỦY SẢN
PHÚ
XUÂN

TỔ

PHÒNG

KHO
VẬN

NGUYÊN
LIỆU

 

 

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

7
 


2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các bộ phận chính trực thuộc công ty
a. Phòng quản lý chất lượng
Chức năng: là bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm của công ty theo hệ thống
HACCP, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn EU, tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn khách
hàng dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc.Là bộ phận xây dựng quy trình sản xuất GMP
và xây dựng quy trình vệ sinh chuẩn SSOP cho bộ phận sản xuất thực hiện.Là bộ phận
tham mưu cho ban giám đốc các mặt hàng mới, các kỹ thuật về sản xuất, định mức sản
phẩm, các thí nghiệm – thực nghiệm phục vụ sản xuất…
Nhiệm vụ: quản lý chất lượng sản phẩm:kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm
trên dây chuyền sản xuất theo các tiêu chuẩn của kế hoạch HACCP, GMP và SSOP
như đã xây dựng.Kiểm tra trọng lượng sản phẩm sau cấp đông để điều chỉnh kịp thời
trong quá trình lên khuôn.Lấy mẫu thẩm tra vi sinh, thành phẩm, nước, vệ sinh công
nghiệp tại các trung tâm phân tích thí nghiệm. Hướng dẫn bộ phận sản xuất thực hiện
các quy định, tiêu chuẩn của cơ quan chức năng ban hành hoặc các kỹ thuật, quy trình
của phòng quản lý chất lượng lập ra.Hàng năm, lập các kế hoạch lấy mẫu vi sinh,
nguyên liệu, nước, nước đá, vệ sinh công nghiệp. Kiểm tra các sản phẩm, nhập về
công ty đúng tiêu chuẩn chất lượng.Cùng các bộ phận có liên quan thống kê, phân tích
nguyên nhân các sản phẩm hỏng, xấu.
Lập và lưu trữ hồ sơ, tài liệu:
Lập kế hoạch HACCP, GMP các mặt hàng mới.Điều chỉnh, cập nhật tài liệu
HACCP, GMP và SSOP sao cho phù hợp thực tế và quy định mới của cơ quan chức
năng. Lưu hồ sơ giám sát sản xuất (GMP), hồ sơ thẩm tra (HACCP) bao gồm các kết
quả kiểm mẫu…, và hồ sơ vệ sinh (SSOP).Lưu biên bản kiểm tra nhà xưởng của cơ
quan chức năng.Lưu các văn bản pháp lý, các tiêu chuẩn kỹ thuật, thông tư nghị
định…Tham gia kiểm hàng với khách hàng.Làm việc trực tiếp với cơ quan Nafiqad
trong các kỳ kiểm tra Code.Kiểm tra chất lượng các loại vật tư, hóa chất và vật liệu

phụ sản xuất.Phân tích các khiếu nại về chất lượng sản phẩm của khách hàng và đề
xuất khắc phục.Nghiên cứu chế biến các mặt hàng mới theo chương trình phát triển
sản phẩm của công ty. Tham gia nghiệm thu các mẫu sản phẩm sản xuất thử, sản phẩm
mới.Báo cáo kịp thời, đầy đủ về chất lượng sản phẩm cho lãnh đạo công ty.Tham gia
8
 


bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ và công nghệ cho cán bộ công nhân
viên chức và mạng lưới KCS.
 

Quyền hạn: quản lý toàn bộ nhân viên thuộc phòng quản lý chất lượng. Sắp xếp

kế hoạch, lịch làm việc, phân công công việc toàn bộ nhân viên trong phòng.Giám sát
việc thực hiện công việc, tiến độ của nhân viên trong phòng, đánh giá việc thực hiện
công việc của nhân viên trực thuộc. Được quyền yêu cầu bộ phận sản xuất ngừng sản
xuất nếu phát hiện sự cố gây nguy hiểm đến chất lượng sản phẩm. Được đình chỉ việc
giao nhận những sản phẩm không đạt chất lượng quy định. Báo cáo ngay với giám đốc
trường hợp sản xuất không bảo đảm chất lượng sản phẩm có nguy hại đến công ty và
kiến nghị biện pháp khắc phục. Được thay đổi ngay quy trình vệ sinh có tính cấp thời
ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất. Được
tham gia các hội đồng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và thi nâng bậc cho công nhân viên.
Đề xuất sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc của phòng và sản xuất
để quản lý chất lượng hiệu quả hơn.
b. Phòng kinh doanh
Chức năng: tham mưu cho ban giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh. Thiết
lập quan hệ với khách hàng, thương lượng hợp đồng, thực hiện hợp đồng. Phối hợp
với các phòng ban khác cung cấp mặt hàng, đảm bảo chất lượng khách hàng yêu cầu.
Nhiệm vụ: căn cứ nhu cầu của khách hàng và khả năng sản xuất của công ty,

phòng kinh doanh đề xuất giá bán và thực hiện giao dịch với khách hàng, thương
lượng hợp đồng.Triển khai thực hiện hợp đồng, triển khai sản xuất,mua nguyên liệu,
bao bì, vật tư, công cụ, dụng cụ cho sản xuất.Nhập và theo dõi tồn kho nguyên liệu,
thành phẩm, phế liệu, bao bì, công cụ, dụng cụ.Kiểm hàng, xuất hàng, làm chứng từ
thanh toán.Theo dõi tiền hàng và đề xuất thanh toán phí giới thiệu khách hàng (nếu
có).
Quyền hạn: hoạch định các chiến lược kinh doanh của công ty. Phát triển thị
trường.

9
 


c. Phòng kế toán
Chức năng: tham mưu cho giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: tài chính, kế toán
tài vụ, kiểm toán, quản lý tài sản, quyết toán hợp đồng kinh tế, kiểm soát các chi phí
hoạt động của công ty, quản lý vốn, tài sản của công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế
toán trong công ty và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Nhiệm vụ: thực hiện quyết toán quý, sáu tháng, năm đúng tiến độ và tham gia
cùng với phòng nghiệp vụ của công ty để hạch toán lỗ, lãi theo từng đơn hàng giúp
cho ban giám đốc công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận. Trực tiếp thực hiện các chế
độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chi tài chính của công
ty, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên theo
phê duyệt của giám đốc. Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài
chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của công ty.
Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính.Phối hợp với các
phòng, ban trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán… tài sản của công ty.
Quyền hạn: theo dõi công tác quản lý vốn, tài sản hoặc các vấn đề liên quan
đến vốn và tài sản. Đảm bảo an toàn tài sản tài chính, bảo toàn và phát triển nguồn
vốn.

 

10
 


2.3. Kết quả hoạt động trong năm 2012
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Long – Sài Gòn
CHỈ TIÊU

2012

2011

43.295.582.726

54.565.240.073

6.668.000

-

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

43.288.914.726

54.565.240.073

4. Giá vốn hàng bán


38.784.328.240 49.690.541.322

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu

5. Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ

4.504.586.486

4.874.698.751

6. Doanh thu về hoạt động tài chính

1.440.941.243

1.900.859.426

7. Chi phí tài chính

86.622.863

182.613.216

8. Chi phí bán hàng

1.971.375.512

2.864.241.237

9. Chi phí quản lí doanh nghiệp


3.662.775.447

2.833.845.595

10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

224.753.907

894.858.129

11. Thu nhập khác

503.636.364

55.634.546

78.562.825

-

13. Lợi nhuận khác

425.073.539

55.634.546

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

649.827.446


950.492.675

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

190.069.838

208.741.828

-

-

459.757.608

741.750.847

249

401

12. Chi phí khác

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
18 . Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Nhận xét:
Doanh thu thuần năm 2012 giảm 11.276.325.347 đồng so với năm 2011 tương

đương với tỷ lệ là 20,67%. Nguyên nhân giảm là bởi vì trong năm này công ty giảm
hoạt động sản xuất kinh doanh do gặp vấn đề về nhân sự. Ban giám đốc, chủ tịch hội
đồng quản trị đã có sự thay đổi.
11
 


Trong năm 2012 lợi nhuận sau thuế giảm 281.993.239 đồng, tương đương mức
giảm là 38,02%.
Trong năm 2012 mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động bán hàng và
cung cấp dịch vụ là lĩnh vực chính của công ty thế nhưng kinh doanh không hiệu quả.
Đầu năm 2013, hội đồng quản trị của công ty đã được thay đổi. Công ty bắt đầu
hoạt động, với nhiều dự án đầu tư hơn. Ban lãnh đạo của công ty đang hứa hẹn một
năm kinh doanh hiệu quả và khẳng định thương hiệu của mình trong ngành hàng này.
Và chuẩn bị nhiều dự án lấn sân như: chiến lược đưa nước mắm truyền thống vào thị
trường TP.HCM hay dự án cá lưỡi trâu tẩm mè…và phát triển nhiều chiến lược phát
triển sản phẩm của công ty.

12
 


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Phương pháp tiếp cận

Hình 3.1. Mô hình hoạt định Marketing


Nguồn: Marian Burk Wood
 

13
 


×