Thực trạng công tác xây dựng và phát triển các giá trị văn
hóa doanh nghiệp điển hình tại công ty cổ phần khóa Việt
Tiệp
2.1 Giới Thiệu Khái Quát Về Công Ty Cổ Phần Khóa Việt Tiệp
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp
Công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp là một doanh nghiệp nhà nước, được
thành lập ngày 17/07/1974 do ủy ban hành chính thành phố Hà Nội quản lý.
Năm 1994, Xí Nghiệp Khóa Hà Nội được đổi tên thành công ty cổ phần Khóa
Việt Tiệp. Ngày 24/04/2006, theo quyết định số 1946/QF-UB của UBND thành
phố Hà Nội, công ty Khóa Việt Tiệp đã chính thức chuyển thành công ty cổ
phần Khóa Việt Tiệp.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp
Trụ sở chính: tổ 47, Thị Trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, T.P Hà Nội
Tên giao dịch: Viet-tiep Lock Joint- Stock Company.
Điên thoại: 04 8832442/8833624 Fax: 04 8832201
Website:
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, để có được thành quả
như ngày hôm nay, công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp đã phải trải qua nhiều
khó khăn, thách thức, chặng đườn đó có thể chia thành ba giai đoạn cơ bản:
Giai đoạn 1: Từ khi thành lập đến 1986
Đây là thời kì bao cấp, hoạt động của công ty theo cơ chế kế hoạch
hóa tập trung có sự bao cấp của nhà nước. Thời kì này, sản lượng sản xuất
hàng năm bình quân của công ty chỉ đạt khoảng 25%- 30% công suất thiết
kế. Nói chung đây là thời kì ổn định trong “ trì trệ” do cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp mang lại.
Giá trị SXCN đạt 2,26 triệu đồng
Doanh thu: 2,59 triệu đồng
Nộp ngân sách 0,23 triệu đồng
Giai đoạn 2: Từ năm 1986 đến 1990
Trong thời kì đầu của giai đoạn này, công ty cũng gặp khó khăn khi nhà
nước chuyển sang cơ chế mới như hầu hết các doanh nghiệp nhà nước khác.
Tuy nhiên, nhờ các quyết định đúng đắn kịp thời nhằm đổi mới sản phẩm, chú
trọng tiếp thị, mở rộng thì trường mà hoạt động của công ty dần đi vào ổn định
và phát triển.
Cuối năm 1990, các chỉ tiêu SX-KD đã tăng bình quân so với năm 1986
như sau:
Giá trị SXCN đạt 1,398 tỷ đồng
Doanh thu: 1,019 tỷ đồng
Nộp ngân sách 74,5 triệu đồng
Giai đoạn3: Từ năm 1991 đến nay
Đây là giai đoạn sản xuất của công ty liên tục tăng trưởng và phát triển ổn
định, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước từ 20%-25%.
Cuối năm 1994, sản xuất của công ty đạt sản lượng trên 1 triệu khóa
Doanh thu đạt 9 tỷ đồng ( bằng 9 lần so với năm 1990 )
Nộp ngân sách đạt gần 500 triệu đồng ( bằng 6,5 lần so với 1990 )
Thu nhập của người lao động đạt trên 400 ngàn đồng/ tháng ( bằng 6,1 lần
so với năm 1990 )
Năm 2000 đánh dấu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty bằng nhiều
chỉ tiêu thuyết phục
Giá trị SXCN đạt 42,5 tỷ đồng ( bằng 30,4 lần so với năm 1990)
Doanh thu: 52,4 tỷ đồng ( bằng 51,4 lần so với năm 1990)
Nộp ngân sách: 3 tỷ đồng 9 bằng 40,4 lần năm 1990)
Năm 2003, công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp được chính thức đứng trong
hàng ngũ câu lạc bộ các doanh nghiệp có giá trị SXCN và doanh thu trên 100 tỷ
đồng.
- Sản phẩm sản xuất đạt 7,5 triệu khóa với trên 80 chủng loại khác nhau,
ngoài ra còn sản xuất nhiều mặt hàng cơ kim khí tiêu dùng cao cấp khác, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng.
- Giá trị SXCN và doanh thu đạt 105 tỷ đồng.
- Nộp ngân sách 5,5 tỷ đồng
- Ổn định việc làm và đời sống, đảm bảo thu nhập bình quân đầu người 1,2
triệu đồng/ tháng.
Sau hơn 30 năm đi vào hoạt động, nhiều năm liền công ty được công
nhận là đơn vị quản lý giỏi của ngành công nghiệp Hà Nội. Các loại khóa của
công ty Khóa Việt Tiệp được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý về chất
lượng, được người tiêu dung trong và ngoài nước mến mộ. Khóa Viêt Tiệp được
người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao liên tục nhiều năm
liền từ 1997 đến nay. Công ty được bộ khoa học công nghệ và môi trường trao
tặng giải thưởng chất lượng Việt Nam Giải Bạc hai năm 1997-1998 và giải
Vàng giải chất lượng Việt Nam năm 1999. Ngoài ra Khóa Việt Tiệp được
thưởng nhiều huy chương Vàng, Bạc tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt
Nam và nhiều hội chợ khác ở trong nước. Năm 2003 được nhà nước tặng
thưởng Huân Chương lao động hạng Nhất, giải thưởng sáng tạo VIFOTEC..
Hiện nay công ty có mạng lưới tiêu thụ khắp 64 tỉnh thành trong toàn
quốc. Công ty có 2 văn phòng đại diện ở Hà Nội:
- Số 7 Thuốc Bắc- Hà Nội
- Số37-Hàng Điếu- Hoàn Kiếm- Hà Nội
Để thuận tiện cho việc giao dịch, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm tới khắp
mọi miền tổ quốc, công ty đã mở thêm hai chi nhánh tại miền Trung và miền
Nam
- Số 188F Nguyễn Tri Phương 9- Quận 5- Tp Hồ Chí Minh
- Số 48 Nguyễn Tri Phương- Phường Chính Gián- Quận Thanh Khê-
Đà nẵng- Đt 0511646070
Ngoài ra còn hàng loạt các cơ sở khác
- Công ty thương mại Quảng Bình
- Công ty Xuất nhập khẩu Nam Định
- Cửa hàng thương mại Hải Dương
- Cửa hàng số 7 Hàng Ngang
- Cửa hàng số 24 Thuốc Bắc.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần khóa Việt Tiệp
Chức năng nhiệm vụ chính của công ty là chuyên sản xuất và cung
ứng các loại khóa dân dụng và một số mặt hàng cơ kim khí khác để phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện tại, công ty là doanh nghiệp
đứng đầu trong lĩnh vực chuyên ngành sản xuất Khóa dân dụng.
- Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh.
- Nhập khẩu thiết bị, vật tư kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công
ty và thị trường. Kinh doanh hàng điện máy, công nghệ phẩm, hàng cơ kim khí.
- Liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước đầu tư sản xuất,
làm đại lý, đại diện, mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty và
sản phẩm liên doanh.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản( nhà cửa đất đai )
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo niềm
tin cho khách hàng, phát triển thương hiệu Khóa Việt Tiệp.
Tự tạo nguồn vốn, đảm bảo nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới
trang thiết bị, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế.
Làm tốt công tác phân phối lao động, đào tạo nâng cao tay nghề cho
người lao động
Làm tốt công tác bảo hộ lao động, trật tự xã hội, bảo vệ an ninh
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp
a. Sơ đồ tổ chức của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐCQMR
Phó tổng giám đốc kĩ thuật sản xuất
Phó tổng giám đốc kinh tế
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình
quản lý trực tuyến chức năng. Quyết định quản lý được đưa từ trên xuống, các
bộ phận chức năng có trách nhiệm hoặc triển khai thực hiện đến đối tượng thực
hiện, mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn riêng được quy định
bằng văn bản.
b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp.
- Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty.
Chi
nhá
nh
miề
n
tru
ng
Chi
nhá
nh
miề
n
na
m
P.
thị
trư
ờng
P.
kế
hoạ
ch
và
vật
tư
P.
tổ
chứ
c
và
bảo
vệ
P.
Kế
toá
n
Xn
lắp
ráp
XN
gia
côn
g
cơ
khí
P.K
CS
P.
kỹ
thu
ật
P.
cơ
điệ
n
và
thiế
t kế
SP
M
XN
gia
côn
g
thâ
n
khó
a
Mối quan hệ trực tiếp chỉ đạo
Mối quan hệ phối hợp
- Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi
hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành của công ty.
- Ban giám đốc: trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động trong doanh nghiệp và
chịu trách nhiệm về các quyết định đưa ra của mình trước hội đồng quản trị, ban
kiểm soát và đại hội đồng cổ đông.
- Phòng tổ chức bảo vệ:
+ chức năng: tham mưu cho HĐQT và tổng giám đốc về các lĩnh vực chủ
yếu như công tác cán bộ, quản trị nhân sự, giải quyết các chế độ chính sách đối
với người lao động theo luật định, công tác bảo vệ an ninh trật tự cho toàn công
ty.
+ nhiệm vụ: trực tiếp quản lý và sử dụng con dấu, quản lý lao động, công
tác thi đua khen thưởng, đào tạo tuyển dụng, công tác ATLĐ, BHLĐ, thực hiện
chế độ báo cáo hàng tháng theo quy định và những công việc khác khi tổng
giám đốc giao.
- Phòng kế hoạch vật tư:
+ chức năng: tham mưu cho HĐQT, tổng giám đốc công ty về kế hoạch
sản xuất kinh doanh, cung ứng và xuất nhập khẩu vật tư hàng hóa.
+ nhiệm vụ: điều độ kế hoạch sản xuất, xây dựng và tổng hợp phân tích
thực hiện kế hoạch giá thành, quản lý vật tư bán thành phẩm, xây dựng chính
sách bán hàng và giá bán phù hợp, thực hiện cung ứng vật tư theo kế hoạch,
quản lý tài sản, phương tiện vận chuyển trong đơn vị và tham gia lập dự án đầu
tư, thực hiện chế độ báo cáo và công việc khác khi được tổng giám đốc giao.
- Phòng kỹ thuật:
+ chức năng: tham mưu cho HĐQT, tổng giám đốc về công tác quản lý kỹ
thuật, đổi mới thiết bị, công nghệ và bảo vệ môi trường.
+ nhiệm vụ: thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về kỹ thuật theo
quy định, xây dựng các định mức kỹ thuật, tiêu hao vật tư, tham gia lập dự án
đầu tư phát triển xây dựng nhà xưởng kho tàng.
- Phòng KCS:
+ chức năng: tham mưu cho HĐQT, tổng giám đốc về công tác quản trị
chất lượng sản phẩm hàng hóa
+ nhiệm vụ: thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm trên suốt quá trính tạo
sản phẩm, xác nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa, tham gia bảo hành sản
phẩm, đề xuất cá biện pháp cái tiến, phòng ngừa, nâng cao chất lượng sản
phẩm.
- Phòng kế toán:
+ chức năng: tham mưu cho HĐQT, tổng giám đốc về nguồn vốn và quản
lý vốn, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán theo đúng quy định của nhà nước
+ nhiệm vụ: thực hiện hạch toán kế toán, lập kế hoạch và báo cáo tài chính
hàng năm, thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp số liệu hàng tháng theo quy định.
Kiểm tra chứng từ, hóa đơn thu chi, phân tích lãi lỗ, thực hiện nghĩa vụ quyết
toán thuế, BHYT, BHXH..
- Phòng cơ điện
+ chức năng: tham mưu co HĐQT, tổng giám đốc về chiến lược sản phẩm
mới, sản phẩm cải tiến, sản phẩm có công nghệ cao.
+ nhiệm vụ: nghiên cứu, thiết kế và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển
sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến, thiết kế các chi tiết phục vụ cho sửa chữa đảm
bảo phục vụ kịp thời cho các xí nghiệp sản xuất.
- Các xí nghiệp sản xuất:
+ chức năng: Quản lý lao động, vật tư, các thiết bị dụng cụ được trang bị
và công tác vệ sinh lao động, an toàn lao động. Tổ chức thự hiện kế hoạch sản
xuất hàng tháng tổng giám đốc giao.
+ nhiệm vụ: đảm bảo hoàn thành kế hoạch hàng tháng và các lệnh sản xuất
của tổng giám đốc giao, duy trì đầy đủ quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật,
các quy định về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn IOS 9001-2000,
thực hiện đầy đủ các quy định về thanh quyết toán tiền lương đối với người lao
động.
- Phòng thị trường và các chi nhánh:
+ chức năng: tổ chức quản lý và tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất ra,
tham mưu cho tổng giám đốc về tổ chức hoạt động Marketing, xây dựng chiến
lược, phương thức bán hàng năng động phù hợp.
+ nhiệm vụ: tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và thực hiện
kế hoạch tiêu thụ tổng giám đốc giao. Trực tiếp soạn thảo các hợp đồng tiêu thụ
sản phẩm, hàng tháng tổng hợp, phân tích kết quả tiêu thụ báo cáo tổng giám
đốc và gửi các bên có liên quan để phối hợp thực hiện.
2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
a. Nhân lực
Công ty là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô khá lớn với tổng số lao
động 782 người. Hầu hết lao động trong công ty đều được đào tạo qua trường
lớp, tùy theo từng vị trí công việc đảm nhận mà trình độ chuyên môn có khác
nhau. Trong cơ cấu tổng lao động của công ty thì lực lượng lao động trực tiếp
chiếm tỷ lệ cao nhất, tới 88,76%. Điều này xuất phát từ đặc trưng của công ty là
doanh nghiệp sản xuất. Do vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần quan tâm
sâu sắc tới lực lượng này.
Số lao động có trình độ đại học trong công ty là chưa cao, chủ yếu là đội
ngũ lãnh đạo, đây là lực lượng cơ bản định hướng xây dựng văn hóa cho công
ty
Bảng 2.1 Kết cấu lao động công ty cổ phần Khóa Việt Tiệp
Chỉ tiêu Số Người
Theo trình độ Đại học, cao đẳng 110
Trung cấp 26
Công nhân kỹ thuật 646
Theo độ tuổi 20-30 398
31-39 246
40-49 123
50-56 15
Theo giới tính Nam 433
Nữ 349
Theo tính chất công
việc
Lao động trực tiếp 646
Lao động gián tiép 136
Theo loại hợp đồng HĐLĐ không xác định thời hạn 241
HĐLĐ có thời hạn 1- 3 năm 537
Chưa kí kết hợp đồng 04
Theo phòng ban, đơn vị Lãnh đạo công ty 3
P. tổ chức- bảo vệ 33
Phòng cơ điện 38
Phòng KCS 23
Phòng thị trường và các chi nhánh 29
Phòng kỹ thuật 7
Phòng kế toán 6
Phòng kế hoạch vật tư 13
3 Xí Nghiệp 630
b. Vốn - công nghệ kĩ thuật
Vốn
Vốn điều lệ: 21.300.000.000 đồng ( 100% )
- Vốn người lao động trong công ty: 8.523.000.000 đồng (=
40,01% )
- Vốn cá nhân, pháp nhân ngoài công ty: 4.260.000.000 đồng (=
20,00% )
- Vốn nhà nước: 8.517.000.000 đồng (=39,99% )
Tình hình tài chính đơn vị tính: VNĐ
* Tài sản 46.248.131.224
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 25.494.302.665
+ Tiền 4.503.037.104
+ Các khoản phải thu 6.353.134.348
+ Hàng tồn kho 14.555.185.147
+ Tài sản lưu động khác 33.3463066
+ Chi phí sự nghiệp 49.600.000
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 20.753.828.559
* Nguồn vốn 46.248.131.224
- Nợ phải trả 30.881.478.027
+ Nợ ngắn hạn 20.822.758.339
+ Nợ dài hạn 9.434.548.922
+ Nợ khác 624.170.766
- Nguồn vốn chủ sở hữu 15.366.653.197
+ Nguồn vốn, quỹ 13.676.851.678
+ Nguồn kinh phí, quỹ khác 1.689.801.519
Công nghệ, kỹ thuật
Chất lượng sản phẩm là yếu tố làm nên thương hiệu Khóa Việt Tiệp ngày
hôm nay, hiểu được vai trò quan trọng đó của nó, ban lãnh đạo công ty đã
thường xuyên chú trọng đến yếu tố cải tiến công nghệ kỹ thuật theo hướng tự
động hóa quy trình sản xuất.
Bảng 2.2 Các máy móc thiết bị của công ty
TT Tên thiết bị ĐVT
Số
lượng
Công dụng, chức năng
1 Các loại máy CNC Cái 11 Gia công các chi tiết khuôn
2 Máy phay, bào, mài, tiện vạn năng Cái 21 Sản xuất khuôn gá
3 Máy tiện tự động chuyên dùng Cái 23
Sản xuất cầu bi
4 Máy phay chuyên dung Cái 15 Sản xuất chìa, then
5 Máy đột dập chuyên dung Cái 17 Các loại hộp, dập tấm mặt đàu,mác..
6 Máy khoan chuyên dùng Cái 150 Sản xuất than nhĩ
7 Máy chuốt chuyên dùng Cái 03 Sản xuất rãnh nhĩ
8 Máy đúc ép thủy lực Cái 09 Đúc các sản phẩm chi tiết khóa
9 Dây chuyền mạ điện 03 Mạ các sản phẩm…
10 Máy đánh bóng Cái 20 Làm đẹp các sản phẩm
11 Các loại máy khác Cái 50 Phục vụ sản xuất
12 Phương tiện vận chuyển Cái 07 Bán Hàng
Nguyên giá thiết bị: 37.602.273.437 đồng
Khấu hao: 21.300.819.046 đồng
Giá trị còn lại: 16.301.454.391 đồng
c. Thị trường
Sản phẩm của Khóa Việt Tiệp chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội địa.
sản phẩm tiêu thụ trên khắp cả nước thông qua hai chi nhánh và trên 200 đại lý
ở cả 64 tỉnh, thành phố. NHững năm gần đây, thị trường Miền Nam và Miền
Trung có tốc độ tăng khá song vẫn là thị trường tiềm năng.
Hệ thống bán hàng của công ty chuyển từ công ty hoặc các chi nhánh đến
các đại lý sau đó các đại lý pâh phối theo các kênh khác nhau.
Thị trường xuất khẩu còn hạn chế, công ty mới chỉ xuất khẩu sản phẩm đi
KUWAI song sản lượng nhỏ, thị trường Lào, Campuchia có sản phẩm Khóa
Việt Tiệp nhưng chủ yếu đi theo con đường tiểu ngạch.
d. Sản phẩm