Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU DẦU THÔ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.18 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU
DẦU THÔ TẠI VIỆT NAM

DƯƠNG HUYỀN TRANG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG HUYỀN TRANG

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU
DẦU THÔ TẠI VIỆT NAM

Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH VÀ
DỰ BÁO NHU CẦU DẦU THÔ” do Dương Huyền Trang, sinh viên khóa 35, ngành
Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước Hội đồng vào ngày:

TS.ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên)

________________________
Ngày

Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm

Thư ký Hội đồng chấm báo cáo

(Ký tên)

(Ký tên)

__________________________


________________________

Ngày

Ngày

 

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Sau những cố gắng và nỗ lực hết mình, cuối cùng khóa luận tốt nghiệp cũng đã
được hoàn thành. Trong suốt thời gian qua, tôi luôn nhận được sự quan tâm động viên,
giúp đỡ hỗ trợ rất nhiều của thầy cô, bạn bè và đặc biệt là những người thân trong gia
đình.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ và anh chị luôn bên cạnh
động viên, vận động và hỗ trợ hết mực cả về vật chất lẫn tinh thần.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh cùng toàn thể các quý thầy cô Khoa Kinh tế đã truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Đặng Minh Phương, thầy đã tận tình
chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt

khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn các bạn, những người luôn bên cạnh giúp đỡ và ủng hộ tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiên
Dương Huyền Trang

 


NỘI DUNG TÓM TẮT
DƯƠNG HUYỀN TRANG. Tháng 12 năm 2012. “Phân tích và dự báo nhu
cầu dầu thô tại Việt Nam”.
DUONG HUYEN TRANG. December 2012. “Analysis and forecasting
demand crude oil in Vietnam”.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu thứ cấp từ Cơ quan năng lượng
quốc tế về giá và nhu cầu dâu thô trong giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2011. Đề tài
tập trung phân tích thực trạng cũng như tình hình nhu cầu của việc sử dụng dầu thô
của các nước trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng để giúp có một cái nhìn
khái quát hơn về tình hình dầu thô Brent trong thời gian qua. Bên cạnh đó đề tài còn
phân tích lượng cầu và giá cả để từ đó tiến hành dự báo nhu cầu dầu thô trong tương
lai, qua đây có thể đưa ra một số nhận xét khách quan về khả năng cung dầu thô trong
tương lai và đưa ra các chiến lược an ninh năng lượng, cũng như là chính sách khai
thác năng lượng tái sinh, sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình dầu thô
trong những năm vừa qua có rất nhiều biến động, giá dầu lên xuống thất thường làm
ảnh hưởng đến sản xuất và năng suất của một số hoạt động kinh doanh lớn nhỏ khác
nhau. Ngoài ra, qua phân tích và khai thác số liệu, chúng tôi đã tiến hành dự báo về
nhu cầu dầu thô trong giai đoạn từ nằm 2012 đến năm 2020 là bất ổn, có xu hướng
giảm dần qua các năm và khó nắm bắt được tình hình.

 



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii 

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix 

DANH MỤC PHỤ LỤC



CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu




1.2.1. Mục tiêu chung



1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Phạm vi nghiên cứu



1.3.1. Phạm vi thời gian



1.3.2. Phạm vi không gian



1.3.3. Phạm vi nội dung thực hiện



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN




2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu



2.2. Tổng quan nhu cầu dầu mỏ thế giới



2.3. Tổng quan nhu cầu dầu thô Việt Nam



CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận




3.1.1. Khái niệm dầu thô



3.1.2. Đặc điểm của dầu thô Việt Nam



3.2. Phương pháp nghiên cứu




3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu



3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả



3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin



3.2.4. Dự báo



CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

17 

4.1. Phân tích thực trạng nhu cầu dầu thô

17 

v
 


4.1.1. Thực trạng sử dụng dầu thô


17 

4.1.2. Tầm quan trọng của dầu thô

18 

4.1.3. Thực trạng và nguyên nhân nhu cầu dầu thô

19 

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu

22 

4.3. Dự báo lượng cầu giai đoạn 1987 – 2020

26 

4.3.1. Dự báo bằng mô hình hồi quy

27 

4.3.2. Dự báo bằng mô hình ARIMA

31 

4.4. Dự báo giá nhiên liệu dầu mỏ trong thời gian sắp tới

33 


4.4.1. Diễn biến tình hình giá dầu thô trong thời gian vừa qua

33 

4.4.2. Dự báo bằng mô hình hồi quy

36 

4.4.3. Dự báo bằng mô hình ARIMA

39 

4.5. Phân tích khả năng cung

42 

4.6. Chính sách khai thác năng lượng tái sinh, sinh học

45 

4.6.1. Năng lượng tái sinh

45 

4.6.2. Tổng quan về năng lượng tái tạo ở Việt Nam

45 

4.6.3. Năng lượng sinh học


46 

4.6.4. Tiềm năng về nhiên liệu sinh học

46 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48 

5.1. Kết luận

48 

5.2. Kiến nghị chính sách

49 

5.3. Chính sách khai thác năng lượng tái sinh, sinh học

51 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55 

PHỤ LỤC

 


vi
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

LPG

khí dầu mỏ hóa lỏng

GTVT

giao thông vận tải

WTI

West Texas Intermediate

DO

Dầu diesel

IEA

Cơ quan năng lượng quốc tế

ANNL


An ninh năng lượng

NL

Năng lượng

VN

Việt Nam

NLTT

Năng lượng tái tạo

NLSH

Năng lượng sinh học

vii
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Sản Lượng Và Giá Dầu Thô Tại Việt Nam Giai Đoạn 1989 – 2011

23 

Bảng 4.2. Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình


24 

Bảng 4.3. Lượng Cầu Dầu Thô Tại Việt Nam Giai Đoạn 1987 – 2011

26 

Bảng 4.4. Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình Hồi Quy

28 

Bảng 4.5. Kết Quả Dự Báo Lượng Cầu Dầu Thô Giai Đoạn 2012 - 2020

30 

Bảng 4.6. Kết Quả Dự Báo Lượng Cầu Dầu Thô Giai Đoạn 2012 – 2020

32 

Bảng 4.7. Giá Dầu Thô Brent (FOB Europe) Giai Đoạn 1987 – 2011

35 

Bảng 4.8. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Hồi Quy

36 

Bảng 4.9. Kết Quả Dự Báo Giá Dầu Thô Giai Đoạn 2012 - 2020

38 


Bảng 4.10. Kết Quả Dự Báo Giá Dầu Thô Giai Đoạn 2012 - 2020

40 

viii
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu Đồ Dường Cầu Dầu Thô Giai Đoạn 1999 - 2011

25 

Hình 4.2. Đồ Thị Diễn Biến Lượng Cầu Dầu Thô Giai Đoạn 1988 – 2011

27 

Hình 4.3. Dự Báo Lượng Cầu Dầu Thô Giai Đoạn 1988 – 2020 Bằng Phương Pháp
OLS

30 

Hình 4.4. Dự Báo Lượng Cầu Giai Đoạn 1988 – 2020 Mô Hình ARIMA (7,2,1)

32 

Hình 4.5 Đồ Thị Diễn Biến Giá Dầu Thô Brent Giai Đoạn 1987 – 2011


35 

Hình 4.6. Dự Báo Giá Dầu Thô Giai Đoạn 1987 – 2020 Bằng Phương Pháp OLS

38 

Hình 4.7 Dự Báo Giá Dầu Thô Giai Đoạn 1987 – 2020 Mô Hình ARIMA (1,1,3)

41 

Hình 4.8. Đồ Thị Biểu Diển Sản Lượng Dầu Thô Việt Nam Giai Đoạn 2001 - 2011 43 
Hình 4.9. Đồ Thị Biểu Diễn Nhu Cầu Dầu Thô Việt Nam Giai Đoạn 2001 – 2011

43 

Hình 4.10. Sản Lượng Khai Thác Và Tiêu Thụ Dầu Tại Việt Nam

44 

ix
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy lượng cầu Chạy Bằng Phương Pháp OLS 
Phụ lục 2: Kết Xuất Kiểm Định LM Cho Mô Hình Hồi Quy Lượng Cầu Chạy Bằng
Phương Pháp OLS 
Phụ lục 3: Kết Xuất Kiểm Định White Cho Mô Hình Hồi Quy Lượng Cầu Chạy Bằng
Phương Pháp OLS 
Phụ lục 4: Kết Xuất Các Mô Hình Hồi Quy Phụ Kiểm Định Đa Cộng Tuyến 

Phụ lục 5: Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy lượng cầu Chạy Bằng Phương Pháp OLS 
Phụ lục 6: Kết Xuất Kiểm Định LM Cho Mô Hình Hồi Quy Lượng Cầu Chạy Bằng
Phương Pháp OLS 
Phụ lục 7: Kết Xuất Kiểm Định LM Cho Mô Hình Hồi Quy Lượng Cầu Chạy Bằng
Phương Pháp OLS Để Khắc Phục Hiện Tượng Tự Tương Quan 
Phụ lục 8: Kết Xuất Các Mô Hình Hồi Quy Phụ Kiểm Định Đa Cộng Tuyến 
Phụ lục 9: Kết Xuất Mô Hình ARIMA Dự Báo Lượng Cầu 
Phụ lục 10: Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Giá Dầu Chạy Bằng Phương Pháp OLS 
Phụ lục 11: Kết Xuất Kiểm Định LM Cho Mô Hình Hồi Quy Giá Dầu Chạy Bằng
Phương Pháp OLS 
Phụ lục 12: Kết Xuất Các Mô Hình Hồi Quy Phụ Kiểm Định Đa Cộng Tuyến 
Phụ lục 13: Kết Xuất Mô Hình ARIMA Dự Báo Giá Dầu 

x
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Dầu mỏ là nguồn năng lượng hóa thạch không thể tái tạo (dầu thô, khí gas…) là
một trong những nguồn năng lượng tự nhiên được nhân loại sử dụng hiện nay, đây là
nguồn năng lượng chủ yếu phục vụ hoạt động phát triển kinh tế, đời sống người.
Không đảm bảo được an ninh năng lượng sẽ có thể kích hoạt những hệ quả nghiêm
trọng như mất ổn định về kinh tế và xã hội. An ninh dầu mỏ là vấn đề cốt lõi của an
ninh năng lượng và là vấn đề có phần phức tạp hơn trong hoạt động chính trị thế giới
vì hầu hết các nước đều lệ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp dầu trên thế giới. Do đó,
an ninh dầu mỏ phải được xem xét dựa trên chiến lược tổng thể về các mối quan hệ
chính trị và kinh tế trên thế giới. Vì tính chất hàng hóa đặc biệt chiến lược của nó, dầu

mỏ đã trở thành một loại vũ khí trong các cuộc xung đột về chính trị và ngoại giao
quốc tế. Nó là một vấn đề chiến lược lớn lao, có hệ số liên quan đến an ninh quốc gia
và quốc tế.
Với tốc độ khai thác như hiện nay, trong vòng 3 thập niên tới nguồn dầu lửa
dưới lòng đất sẽ không còn nhiều. Theo đó, thế giới sẽ chỉ sản xuất được 39 triệu
thùng dầu/ ngày vào năm 2030 thay vì 81 triệu thùng/ ngày như hiện nay. Trong khi
đó, theo tính toán của Tổ chức APEC dự báo vào năm 2030, nhu cầu dầu mỏ sẽ đạt
mức 105,5 triệu thùng/ngày, tăng 40% so với mức hiện tại (dự báo tháng 10/2010).
Dầu mỏ là mặt hàng quan trọng, là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành để sản xuất ra
các hàng hóa thiết yếu cho cuộc sống con người mà không loại nguyên liệu nào thay
thế được; do vậy những biến động của giá dầu, dù lớn hay nhỏ, cũng đều gây tác động
sâu sắc đến đời sống con người, không phân biệt giàu nghèo, màu da hay địa vị xã hội.
Chính vì có được vai trò trung tâm đối với nền kinhh tế như vậy, nên giá cả của dầu
mỏ luôn luôn bị chi phối bởi các mưu tính kinh tế - chính trị của các thế lực chủ chốt
 


trên thị trường , sau đó mới đến sự chi phối của các quy luật cung – cầu của thị trường.
Xuất phát từ ý nghĩ cần phải xem xét những nguyên nhân nào đã ảnh hưởng đến giá
dầu mỏ, các quy luật kinh tế hay những mưu tính chính trị đã chi phối thị trường này.
Giá dầu tăng cao hiện đang là một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế thế
giới, ai được lợi và ai bị tổn thương, cần những giải pháp gì để hạn chế các tác động
tiêu cực đó mà tôi đã chọn đề tài: “PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NHU CẦU DẦU
THÔ” để làm rõ những vấn đề trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài này là phân tích và dự báo nhu cầu dầu thô.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng nhu cầu dầu thô Việt Nam
- Dự báo lượng cầu dầu thô trong thời gian tới

- Dự báo giá dầu thô
- Phân tích khả năng cung
- Kiến nghị chính sách: Chiến lược an ninh năng lượng quốc gia; chính sách
năng lượng tái sinh, sinh học.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong 4 tháng từ ngày 01/08/2012 đến ngày 01/12/2012.
Trong đó, thời gian từ 01/08/2012 đến 01/11/2012 tiến hành điều tra, thu thập số
liệu thứ cấp và sơ cấp. thời gian còn lại tiến hành nhập số liệu, chỉnh sửa, xử lý số
liệu, chạy mô hình và viết báo cáo.
1.3.2. Phạm vi không gian
Phân tích những ảnh hưởng của giá dầu thô trong lương lai
1.3.3. Phạm vi nội dung thực hiện
Do biến động của giá dầu thô tác động đến rất nhiều nghành nghề, nhiều lĩnh
vực của nền kinh tế, và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không thể đánh giá
sâu sắc tất cả các tác động này.

2
 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về nhu cầu dầu thô tại Việt Nam, phân tích thực trạng lượng
cầu dầu thô thời gian trước đây và từ đó đưa ra những dự báo về lượng cầu và giá
trong thời gian tới. Qua đó, phần nào có thể đánh giá được tốc độ công nghiệp hóa
hiện nay đang tăng cao đến mức nào, nguồn nguyên liệu dầu mỏ trong tương lai có thể
cung ứng cho nhu cầu nội địa, cũng như cho nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ như

hiện này hay không. Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tài liệu nghiên
cứu được tổng hợp từ rất nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau và từ internet. Bên
cạnh đó, đề tài nghiên cứu còn tham khảo các bài giảng của các Thầy, Cô và nhiều đề
tài nghiên cứu của khoá trước có liên quan
Luận văn “Phân tích triển vọng phát triển năng lượng phong điện ở Việt Nam”
do Trịnh Hữu Thuận, sinh viên khóa 2008 – 2012. Đề tài đã tiến hành phân tích, dự
báo khả năng phát triển công nghệ và giá bán các thiết bị phong điện trong những năm
tiếp theo. Kết quả cho thấy chi phí đầu tư cho 1 MW phong điện có xu hướng giảm
dần theo thời gian. Đồng thời, áp dụng phương pháp dự báo giá theo xu hướng thời
gian bằng mô hình hồi quy và mô hình ARIMA, đề tài đã dự báo được giá nhiên liệu
dầu mỏ từ năm nay đến năm 2020 sẽ tăng khoảng 90% lên mức 213,5 USD/thùng,
kèm theo đó là giá nhiệt điện cũng sẽ tăng khoảng 60% (ở mức 2.400 đồng/kWh). Do
đó, dự báo phong điện sẽ phát triển một cách mạnh mẽ trong vòng 5 – 7 năm tới vì các
nhà máy phong điện sẽ đạt hiệu quả kinh tế rất cao do chi phí sản xuất điện từ gió chỉ
khoảng 1.800 đồng/kWh. 

3
 


Đồng thời, đề tài còn tham khảo những tài liệu nghiên cứu về dầu mỏ như: tài
liệu “ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu” của nhóm tác giả Nguyễn Đức Thành, Bùi
Trinh, Đào Nguyên Thắng; tài liệu “tổng quan về thị trường vận tải dầu thô”; tài liệu
“báo cáo phân tích ngành dầu khí” của công ty cổ phần chứng khoán An Bình.Các tài
liệu này tập trung phân tích về thực trạng ngành dầu khí của nước ta về nhu cầu sử
dụng và khả năng cung cấp, những khó khăn và thách thức mà Việt Nam đang gặp
phải trong thời gian qua. Ngoài ra, tài liệu cũng nói đến ảnh hưởng của việc giá dầu
tăng cũng gây không ít những cái bất cập để phát triển kinh tế. 
Ngoài ra, đề tài này sử dụng mô hình ARIMA để dự báo giá nhiên liệu dầu mỏ
trong thời gian sắp. Phương pháp dự báo bằng mô hình ARIMA này đã được thực hiện

trong một số luận văn tốt nghiệp như: luận văn của Hà Cẩm Hằng, 2011, luận văn tiến
hành “Xác định đường cung, cầu đất sét cho sản xuất vật liệu xây dựng và một số biện
pháp trong quản lý nguồn tài nguyên ở huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương”. Luận văn
đã xác định được đường cầu sét cho mỗi cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch dưới dạng
hàm Cobb - Douglas: Q = e-3,667*P-0,2037*LSP0,996*e0,231D1*e0,189D2
Đường cung sét gạch thực tế Q = 2.197.021 m3/năm.
Ứng dụng kết quả đường cầu và đường cung khai thác thực tế, luận văn đã xác định
được giá sét là khoảng 298.385 đồng/m3.
Áp dụng phương pháp dự báo ARIMA, luận văn cũng đã dự báo được từ quý 1
năm 2011 đến quý 1 năm 2015 lượng sét sử dụng cho sản xuất gạch khoảng 768.936
m3/quý, lượng sét khai thác trong một quý của thời gian này gần bằng với lượng hiện
nay cho phép khai thác trong một năm. Để quản lý và sử dụng tài nguyên sét trên địa
bàn có hiệu quả cao cần có kế hoạch khai thác theo quy hoạch đã được đề ra, biện
pháp xử lý các hành vi vi phạm trong khai thác sét gạch không phép.
2.2. Tổng quan nhu cầu dầu mỏ thế giới
Mặc dù, nhu cầu tăng của mỹ yếu đi – OECD dự đoán chỉ bằng 70% năm 2003,
nhưng nhu cầu của các nước ngoài OECD sẽ tăng lên đáng kể. Thêm vào đó là mức
dầu trong kho dự trữ của hầu hết các nước OECD đều không ở mức dư thừa, còn các
nước ngoài OECD lại có nhu cầu xây dựng các kho dự trữ chiến lược của mỉnh, điển
hình là Trung Quốc, Ấn Độ nên nhu cầu trong mấy năm tới của hầu hết các nước sẽ
4
 


tăng. Hiện này nhu cầu này chưa bộc lộ rõ rệt vì các nước còn đang e dè với giá dầu
hiện nay cao nên họ còn đợi giá xuống để mua vào.
Trong hai thập kỷ tới, dầu mỏ vẫn được dự đoán là nguồn năng lượng chủ yếu
cho nền kinh tế thế giới, khoảng 40% trong cán cân năng lượng toàn cầu. Nhu cầu
hàng năm dự đoán tăng 2%, tức mức 80 triệu thùng/ngày vào năm 2003 lên 118,6 triệu
thùng/ngày vào năm 2020. Ở các nước công nghiệp phát triển, nhu cầu sử dụng dầu

mỏ tăng chậm hơn mức trung bình của thế giới rất nhiều, ở mức 1,3% mỗi năm, vì thị
trường dầu mỏ ở các nước này đã đạt mức bão hòa ở hầu hết các ngành công nghiệp,
ngoại trừ ngành điện. Đồng thời việc sử dụng dầu mỏ cũng giảm đi vì ga (LPG) sẽ trở
thành nhiên liệu chủ yếu cho ngành điện trong những năm tới.
Các nước đang phát triển ở Châu Á có nhu cầu dầu mỏ tăng cáo nhất, khoảng
3,7%/năm và chiếm tới 35%tổng lượng dầu tiêu dùng tăng trong những năm tới. Và
hàm lượng dầu mỏ trong các sản phẩm ở các nước phát triển vẫn nhiều hơn ở các nước
phát triển. Quá trình công nghiệp hóa ở các nước này sẽ vẫn đòi hỏi nhiều năng lượng
so với sản lượng. Thậm trí trong ngành giao thông vận tải, xăng dầu cho xe cộ ở các
nước đang phát triển cũng cần nhiều nhiên liệu hơn.
Nếu như trong các năm 2001 – 2003 nhu cầu dầu mỏ trên thế giới tăng khá
khiêm tốn, chỉ khoảng 100.000 thùng/ngày, thì từ năm 2004, theo nhiều dự đoán nhu
cầu mặt hàng này sẽ tăng đáng kể do nên kinh tế thế giới sẽ có khả năng phục hồi.
Trong các lĩnh vực tiêu thụ dầu mỏ trong nên kinh tế thì ngành GTVT sẽ tiêu
thụ nhiều nhất. Theo ước tính của IEO 2002, vào năm 2020, ngành GTVT sẽ tiêu thụ
55% tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu, và sẽ không có bất kỳ loại nguyên liệu nào có
thể thay thế hiệu quả cho dầu trong khi lượng xe môtô – ôtô cá nhân sẽ tăng lên đáng
kể ở hầu hết các nước đang phát triển.
Tóm lại, trong hai thập kỷ tới, dầu mỏ vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu của thế
giới, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này thì ngày một tăng còn trữ lượng dầu thì lại có hạn.
Do đó, trong thời gian tới các nước cần phải thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng
lượng đồng thời tìm ra các năng lượng khá thay thế đề đáp ứng tốt nhu cầu tăng lên.

5
 


2.3. Tổng quan nhu cầu dầu thô Việt Nam
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng, không chỉ trong ngắn
hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công nghiệp tiếp tục phát

triển, đặc biệt là sự bùng nổ của ngành giao thông do nhu cầu đi lại ngày càng nhiều…
Ngoài ra, đây còn là nguồn năng lượng chưa thể thay thế ngay bằng nguồn năng lượng
khác. Theo Viện phân tích ANNL toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng
khoảng 60% trong năm 2020 so với hiện nay. Theo Tổ chức quản trị thông tin năng
lượng (Business Monitori Intemational), nhu cầu tiêu thụ dầu lỏng của thế giới tăng
lên khoảng 107 triệu thùng/ngày trong năm 2030, ở Việt Nam mức tiêu thụ dầu sẽ tăng
và đạt mức 460.000 thùng/ngày vào năm 2014.
Do tầm quan trọng của ngành dầu mỏ trong nền kinh tế Việt Nam, việc phân
tích những ảnh hưởng của WTO lên ngành dầu mỏ Việt Nam, và từ đó nên nền kinh tế
Việt Nam có giá trị lớn trong việc hoạch định chính sách. Là một nước xuất khẩu dầu
mỏ (chiếm khoảng hơn một phần năm tổng giá trị xuất khẩu), Việt Nam phụ thuộc khá
nhiều vào nguồn thu này. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sắp tới
đây của Việt Nam được cho là có tác động lớn đến ngành khai thác, chế biến và xuất
khẩu dầu mỏ (dưới đây gọi tắt là ngành dầu mỏ) của Việt Nam.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, giá dầu thô giảm mạnh về dưới 40 USD/
thùng trong năm 2009. Kinh tế phục hồi là cơ sở để giá dầu thô liên tiếp tăng và lấy lại
mốc hơn 110 USD/thùng trong 2 năm sau đó. Từ đó đến nay, giá dầu biến động khá
phức tạp do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công Châu Âu và các cuộc chiến liên
quan đến dầu mỏ. Nhiều khả năng giá dầu sẽ tăng trở lại trong các năm tới cùng với
sự phục hồi kinh tế thế giới. Việt Nam chỉ là nước xuất khẩu dầu ở mức nhỏ nên doanh
thu và lợi nhuận của nước ta phụ thuộc lớn vào sự biến động giá dầu thế giới.
Theo như xu hướng của nhu cầu dầu mỏ thế giới và tình hình thị trường xăng
dầu mấy năm gần đây có thể thấy rằng nhu cầu về xăng dầu cũng như các sản phẩm
xăng dầu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Nhất là Việt Nam đang
trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá thì nhu cầu về năng lượng phục vụ cho
quá trình sản xuất sẽ rất lớn. Hơn nữa với tốc độ phát triển kinh tế đời sống của người
dân được nâng cao nhu cầu sử dụng các phương tiện cá nhân đi lại, cũng như sử dụng
6
 



gas và các loại chất đốt tăng nhanh. Nói tóm lại, trong 20 năm tới nhu cầu xăng dầu
của Việt Nam sẽ tăng mạnh. Báo cáo mới nhất về tình hình dầu khí Việt Nam dự báo
lượng dầu tiêu thụ ở Việt Nam dự kiến tăng 101% trong giai đoạn 2007- 2018. Nhu
cầu khí đốt của Việt Nam dự kiến tăng từ 7,7 tỷ m3 năm 2007 lên tới 22 tỷ m3 vào năm
2013 và sản lượng khí đốt cũng tăng từ 7,7 tỷ m3 năm 2007 lên 25 tỷ m3 vào 2018. Với
dự báo này, sản lượng khí đốt của Việt Nam chỉ vừa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước
Theo Viện phân tích An ninh Năng lượng toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn
cầu sẽ tăng khoảng 60% trong năm 2020 so với hiện nay. Theo Tổ chức quản trị thông
tin năng lượng (Business Monitori Intemational), nhu cầu tiêu thụ dầu lỏng của thế
giới tăng lên khoảng 107 triệu thùng/ngày trong năm 2030, ở Việt Nam mức tiêu thụ
dầu sẽ tăng và đạt mức 460.000 thùng/ngày vào năm 2014.

7
 


 

CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm dầu thô
Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô
tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ trái đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa
chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc
gốc alkane, thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu
hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu
để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học,

nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường... Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất nhiên liệu,
12% còn lại dùng cho hóa dầu. Do dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo nên
nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một tương lai không xa.
Ngành công nghiệp dầu mỏ phân chia "dầu thô" theo khu vực mà nó xuất phát
(ví dụ "West Texas Intermediate" (WTI hay Brent) thông thường theo tỷ trọng và độ
nhớt tương đối của nó ("nhẹ", "trung bình" hay "nặng"); các nhà hóa dầu còn nói đến
chúng như là "ngọt", nếu nó chứa ít lưu huỳnh, hoặc là "chua", nếu nó chứa đáng kể
lưu huỳnh và phải mất nhiều công đoạn hơn để có thể sản xuất nó theo các thông số
hiện hành.
3.1.2. Đặc điểm của dầu thô Việt Nam
Hiện nay, tổng công ty dầu khí Việt Nam đang khai thác dầu mỏ tại 6 mỏ trên
thềm lục địa VN. Sáu mỏ dầu này cho ta sáu loại hỗn hợp dầu thô: dầu Đại Hùng,
Bạch Hổ, Rồng Ngọc, Rạng Đông và Bungakekwa. Tất cả sáu loại hỗn hợp này đều có
chất lượng cao và nhìn chung được bán với giá trung bình so với dầu thô Brent chuẩn
trên thị trường thế giới. Thông qua những đánh giá về đặc điểm của dầu thô khai thác
ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam như sau:

 


Dầu thô Việt Nam thuộc loại nhẹ vừa phải. Tỷ trọng dầu thô Việt Nam nằm
trong giới hạn 0,830 – 0,850. Tỷ trọng của dầu Bạch Hổ là 0,8391 và của dầu thô Đại
Hùng là 0,8403 nên theo cách phân loại phổ thông của thế giới, dầu thô nước ta được
xếp vào loại nhẹ vừa. điều đó có nghĩa là khi đem lọc dầu thô VN, người ta sẽ thu
được hàm lượng các chất nhẹ sáng màu cao. Đó là những chất naphta (xăng thô),
kerosene (dầu hỏa), DO (dầu diesel), những sản phẩm dầu mỏ hiện đang có giá trị trên
thị trường. Thực tế, các sản phẩm sáng màu này chiếm từ 50%- 60% trong dầu thô
VN.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu

Thu thập thông tin là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu.
Đặc điểm các dữ liệu thu thập số liệu thu thập được sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá,
phân tích và dự báo hướng phát triển của vấn đề cần nghiên cứu.
Chủ yếu các thông tin, số liệu là thu thập từ các nguồn


Sách báo, tạp chí, truyền hình.



Internet qua các trang tìm kiếm: www.google.vn , www.gos.vn … sử

dụng các từ khóa có liên quan đến các trang web cần thu thập thông tin.
3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Trong phạm vi của đề tài, sử dụng phương pháp mô tả để báo cáo về thực trạng
nhu cầu dầu thô tại Việt Nam.
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập xong số liệu thứ cấp, ta bắt đầu phân tích và sử dụng các phần
mềm: excel, eviews… để xử lý.
3.2.4. Dự báo
a) Định nghĩa dự báo
Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, mang tính chất xác suất về mức độ,
nội dung, các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu
hoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương lai.
Tiên đoán là sự nhận thức khách quan vượt thời gian theo chủ quan con người dựa trên
xu hướng vận động vừa qua.

9
 



b) Tính chất của dự án
Tính chất của dự báo gồm các vấn đề sau: Dự báo mang tính xác suất. Mỗi đối
tượng dự báo đều vận động theo một quy luật nào đó, đồng thời trong quá trình phát
triển nó luôn chịu tác động của môi trường hay các yếu tố bên ngoài. Bản thân môi
trường hay các yếu tố tác động không phải đứng im mà luôn trong trạng thái vận động
và phát triển không ngừng. Về phía chủ thể dự báo, những thông tin hiểu biết về đối
tượng ở tương lai bao giờ cũng nghèo nàn hơn hiện tại. Vì vậy, dù trình độ dự báo có
hoàn thiện đến đâu cũng không dám chắc rằng đánh giá dự báo là hoàn toàn chính xác
mà nó chỉ mang tính xác suất. Dự báo là đáng tin cậy, dự báo mang tính xác suất
nhưng đáng tin cậy vì nó dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học.
c) Chức năng của dự báo
Có hai chức năng cơ bản:


Chức năng tham mưu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích xu hướng vận
động và phát triển trong quá khứ, hiện tại và tương lai dự báo sẽ cung cấp thông
tin cần thiết, khách quan làm căn cứ cho việc ra quyết định quản lý và xây dựng
chiến lược, kế hoạch hóa các chương trình, dự án v.v.



Chức năng khuyến nghị hay điều chỉnh: Với chức năng này dự báo tiên đoán
các hậu quả có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện các kế hoạch nhằm giúp
các cơ quan chức năng kịp thời điều chỉnh các mục tiêu cho phù hợp với điều
kiện thực tế.
d) Vai trò của dự báo
Dự báo có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định quản lý. Quản lý là

sự tác động liên tục có tổ chức, có chủ đích vào đối tượng quản lý bằng các hệ thống

biện pháp kinh tế, xã hội v.v. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển sản
xuất. Kết quả hoạt động quản lý là các quyết định quản lý. Cơ chế ra quyết định quản
lý bao gồm ba bước


Thu nhập thông tin về đối tượng trong quản lý



Xây dựng mô hình thống kê thực nghiệm và thông tin tiên nghiệm



So sánh cân nhắc đưa ra quyết định.
Trong các bước trên thì vấn đề xây dựng mô hình là khâu cơ bản nhất. Vì quá

trình ra quyết định quản lý đòi hỏi phải mô hình hóa các mối quan hệ trong quá trình
10
 


vận động và phát triển cùa đối tượng quản lý, cho phép liên hệ từ quá khứ đến hiện tại
sang tương lai nên xét về mặt thời gian các mô hình như vậy đều mang ý nghĩa dự báo.
e) Các phương pháp dự báo
Phân tích xu hướng theo thời gian. Đây là phương pháp dựa vào số liệu quá
khứ dự báo cho tương lai, giả định rằng xu hướng ở hiện tại cũng xảy ra cho tương lai.
Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng hàm. Phương pháp
phân tích hồi quy đơn là một trong những công cụ phổ biến nhất cho mô hình hóa mối
quan hệ tuyến tính hay xu thế. Ở đây, chúng ta giới hạn chỉ nghiên cứu những mô hình
có hàm số không thay đổi theo thời gian làm biến giải thích.

Dạng hàm được xác định từ điễn biến thực tế của số liệu có thể là:
Xu hướng dạng tuyến tính đơn giản
Y=a+b*t
Xu hướng dạng hàm số mũ
Y=a*tb
Trong đó:
Y: lượng cung sản phẩm
t: là biến thời gian
a,b,c: là các tham số
Xây dựng mô hình
Mối quan hệ tuyến tính thể hiện mức độ và chiều hướng giữa Y và t có thể đo
lường và kiểm định. Giả định Yt tuân theo phân phối chuẩn chỉ tiêu này là hệ số tương
quan Pearson (r) dao động trong {+1;-1}. Nếu r gần bằng +(-)1 thì có mối quan hệ
tuyến tính càng chặt chẽ với t có thể là thuận hoặc nghịch.


Giả định phân tích hồi quy
Điều kiện cho mô hình xu thế sử dụng phân phối hồi quy
Giá trị trung bình của sai số là 0. Hay nói cách khác đi giá trị mong đợi của đối

tượng dự báo sẽ là giá trị của hàm dự báo.
Sai số sẽ tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
Phương sai của sai số sẽ hông thay đổi theo thời gian cho tất cả giá trị dự báo.
Sai số sẽ độc lập một cách thống kê. Điều này có ý nghĩa rằng giá trị của đối
tượng dự báo sẽ không có tương quan theo ý nghĩa thống kê (theo thời gian).
11
 


Kiểm định tự tương quan

Khi các sai số trong mô hình hồi quy có hiện tượng tự tương quan, hay nói khác
đi là có sự phụ thuộc giữa các giá trị liên tiếp của ai số. Nếu điều này xảy ra sẽ dẫn đến
giá trị thống kê kiểm định lớn, từ đó dẫn tới kết luận mô hình có giá trị. Để kiểm định
hệ số tự tương quan ta sử dụng phương pháp Durbin-Watson.
Có các trường hợp sau:
1) Nếu d<dl hay d>4-dl. Chuỗi thời gian có hiện tượng tự tương quan.
2) Nếu dU3) Nếu dLtượng tự tương quan hay không, chuỗi cần thiết phải gia tăng thêm số quan sát.
Trong đó, d tìm được qua phần mềm dự báo và kinh tế lượng, dL và dU là giá trị
tới hạn tra bảng với mức ý nghĩa 5%, k’ là biến số độc lập, và n là số quan sát của
chuỗi thời gian.
Khi mô hình dự báo đã xây dựng, chúng ta sẽ sử dụng để dự báo cho những giá
trị tương lai. Chúng ta có thể sử dụng để dự báo với điểm công thức:
Yhatt+L=a+b*(t+L)
Trong đó : L là khoảng cách dự báo
Phương pháp Box-Jenkins (ARIMA)
Mô hình ARIMA được xây dựng dựa trên phương pháp Box – Jenkins do hai
nhà thống kê G.E.P Box và G.M Jenkins sáng lập.
Theo Box – Jenkins, mọi quá trình ngẫu nhiên có tính dừng đều có thể biểu
diễn bằng mô hình ARIMA. Mô hình ARIMA có tên gọi là mô hình tự hồi quy kết hợp
trung bình trượt (ARIMA = AutoRegessive Integrated Moving Average).


Mô hình tự hồi quy bậc p – AR (p)
Trong mô hình tự hồi qui quá trình phụ thuộc vào tổng có trọng số của các giá

trị quá khứ và số hạng nhiễu ngẫu nhiên. Có dạng:

Y t     1 Y t  1   2 Y t  2  ...   p Y t 



p

 

t

Mô hình trung bình trượt bậc q – MA (q)
Trong mô hình trung bình trượt, quá khứ được mô tả hoàn toàn bằng tổng có

trọng số của các ngẫu nhiên hiện hành có độ trễ.
12
 


Có dạng:

Yt     1 t 1   2  t  2  ...   q  t  q   t


Mô hình sai phân (d)
Loại ngẫu nhiên không dừng. Có dạng

Yt = θ +t + εt 
Để loại bỏ tính không dừng – tức biến đổi chuỗi không dừng thành chuỗi dừng
ta phải lấy sai phân bậc d (d=1, 2).


Mô hình bình quân trung bình trượt tự hồi quy – ARMA (p, q)

Mô hình kết hợp tự hồi quy với trung bình trượt, có dạng

Y t= + 1Y t‐1 + 2Y t‐2 +…+ p Y t‐p + εt ‐ θ 1εt‐1 ‐ θ 2εt‐2  ‐... ‐ θ q εt‐q
Mô ARIMA (p, d, q)
Mô hình kết hợp 3 quá trình: tự hồi quy, sai phân và trung bình trượt. Dạng:

Y t= + 1Y t‐1 + 2Y t‐2 +…+ p Y t‐p + εt  ‐ θ 1εt‐1  ‐ θ 2 εt‐2  ‐... ‐ θ q εt‐q   
Trong đó:
Yt : biến phụ thuộc là biến dự báo trong tương lai tại thời điểm t.
Yt-1,..., Yt-p: biến phụ thuộc tại các độ trễ t-1,....,t-p (biến hồi quy tự động).
εt-1,...,εt-q : các sai số ở các thời điểm trước t-1,..., t-q ( biến trung bình trượt).
 : giá trị trung bình cố định.
1,...,q: các hệ số ước lượng của trung bình trượt.
p : số độ trễ của phần tự tương quan.
q: số sai số quá khứ của phần trung bình trượt.
d: số lần lấy sai phân của phần sai phân.
Xây dựng mô hình ARIMA
Khảo sát tính dừng
Một quá trình ngẫu nhiên Yt được xem là dừng nếu như trung bình và phương
sai của quá trình không thay đổi theo thời gian và giá trị của đồng phương sai giữa hai
13
 


thời đoạn chỉ phụ thuộc vào khoảng cách hay độ trễ về thời gian giữa hai thời đoạn
này chứ không phụ thuộc vào thời điểm thực tế mà đồng phương sai được tính. Cụ thể:
- Trung bình: E (Yt ) = μ = const
- Phương sai: Var (Yt ) = σ2 = const
- Đồng phương sai: Covar (Yt , Yt-k ) = Zk
Tính dừng của một chuỗi thời gian có thể được nhận biết dựa trên đồ thị của

chuỗi thời gian, đồ thị của hàm tự tương quan mẫu hay kiểm định Dickey-Fuller.
- Dựa trên đồ thị Yt = f(t), một cách trực quan chuỗi Yt có tính dừng nếu như đồ
thị cho thấy trung bình và phương sai của quá trình Yt không thay đổi theo thời gian.
- Dựa vào hàm tự tương quan mẫu (SAC – Sample Auto Correllation)

Nếu SAC = f(t) của chuỗi thời gian giảm nhanh và tắt dần về 0 thì chuỗi có tính
dừng.
- Kiểm định Dickey-Fuller (kiểm định nghiệm đơn vị) nhằm xác định xem
chuỗi thời gian có phải là Bước Ngẫu Nhiên (Random Walk; nghĩa là Yt = 1*Yt-1 + et)
hay không. Nếu chuỗi là Bước Ngẫu Nhiên thì không có tính dừng. Tuy nhiên, Nếu
chuỗi không có tính dừng thì chưa chắc là Bước Ngẫu Nhiên.
Để biến đổi chuỗi không dừng thành chuỗi dừng, thông thường nếu lấy sai phân
một lần hoặc hai lần thì sẽ được một chuỗi kết quả có tính dừng.
- Chuỗi gốc: Y t
- Chuỗi sai phân bậc 1: W t = Y t – Y t-1
- Chuỗi sai phân bậc 2: V t = W t – W t-1
Khảo sát tính mùa vụ
Tính mùa vụ là hành vi có tính chu kỳ của chuỗi thời gian trên cơ sở năm lịch.
Tính mùa vụ có thể được nhận ra dựa vào đồ thị SAC = f(t). Nếu cứ sau m thời đoạn
thì SAC lại có giá trị cao (nghĩa là đồ thị SAC có đỉnh cao) thì đây là dấu hiệu của tính
14
 


×