Môn: Điều tra xã hội học
SVTH: Đỗ Nguyễn Thảo Lan
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của Internet mang lại những thay đổi lớn cho cuộc sống của con
người. Trong hàng loạt tính năng và tiện lợi của Internet thì bao gồm các mạng xã hội
như: Facebook, Twitter, Instagram, Line, Zalo… đã trở thành những ứng dụng mạng xã
hội có sức lan tỏa đến mức chóng mặt trong thời gian gần đây. Với những chức năng đa
dạng kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo các thành viên, mạng xã hội ở một khía
cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối sống, văn hóa… cư dân mạng nói
chung và bộ phận không nhỏ giới trẻ nói riêng, đặc biệt là bộ phận sinh viên. Tuy nhiên,
việc lạm dụng mạng xã hội quá mức sẽ dẫn đến kết quả học tập khi dành quá nhiều thời
gian cho mạng xã hội. Ảnh hưởng đến cuộc sống thực khi các bạn quá quen với thế giới
ảo và kéo theo rất nhiều hệ lụy xấu cho tương lai sau này. Thế nên cần định hướng cho
các bạn sinh viên nhận thức đúng đắn, khi sử dụng và sử dụng có hiệu quả, biến nó
thành phương tiện hữu ích. Đồng thời đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng và vai
trò của nhà nước trong quản lý mạng xã hội, của nhà trường trong vấn đề quản lý trong
vấn đề quản lý giáo dục đào tạo. Từ những lí do trên, tôi đã quyết định chọn “Thực
trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Tiền Giang hiện nay” làm
đề tài cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
-
Tìm hiểu tình hình sử dụng mạng xã hội của các bạn sinh viên trường Đại học Tiền
Giang.
-
Giúp cho các bạn sinh viên hiểu được những tiện ích mà mạng xã hội mang lại, từ đó
phát huy được những lợi ích đó trong học tập, làm việc và trong hoạt động xã hội.
-
Biết được tác hại khi sử dụng mạng xã hội không hợp lí, từ đó giúp các bạn nhận
thức được mặt trái khi lạm dụng quá mức.
-
Đề xuất các giải pháp nhằm giúp các bạn sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách có
hiệu quả và tích cực hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng về việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường
Đại học Tiền Giang hiện nay.
-
Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Tiền Giang.
4. Phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu
-
Phương pháp tham khảo và sưu tầm tài liệu: tài liệu nghiên cứu dựa vào thông tin
truy cập trên sách báo mạng.
1
Môn: Điều tra xã hội học
-
SVTH: Đỗ Nguyễn Thảo Lan
Phương pháp điều tra nghiên cứu bằng bảng hỏi: khảo sát ngẫu nhiên 63 sinh viên
trường Đại học Tiền Giang và thu lại 61 bảng hỏi có thông tin đầy đủ.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề cập đến ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng mạng xã hội qua việc khảo sát
thực trạng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Tiền Giang, bao gồm khảo sát thói
quen, cách thức lựa chọn, tiếp nhận nguồn thông tin từ mạng xã hội của họ và từ đó đưa
ra định hướng cho sinh viên sử dụng mạng xã hội như một công cụ phục vụ cho học tập,
công việc một cách hiệu quả và thiết thực.
6. Kết cấu đề tài
Gồm phần mở đầu, phần nội dung có 2 chương và phần kết luận.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MẠNG XÃ HỘI
1.1. Một số khái niệm cơ bản về mạng xã hội
Mạng xã hội (MXH), hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch
vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích
khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã
hội còn được gọi là cư dân mạng.
Mạng xã hội có những tính năng như e-mail, phim ảnh, trò chuyện bằng âm thanh,
chia sẻ tập tin,… Mạng xã hội đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và
trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới.
Các dịch vụ này có nhiều cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo
nhóm (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân, hoặc dựa
trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan
tâm: kinh doanh, mua bán...
1.2. Mạng xã hội tại Việt Nam
Mạng xã hội không còn là khái niệm xa lạ đối với bất kỳ ai sử dụng Internet tại Việt
Nam. Ở nhiều thời điểm, nó đã trở thành trào lưu, mốt của những người có một tài khoản
Internet như một ngôi nhà ảo, một cuốn nhật ký cá nhân, một nơi để thể hiện bản thân…
Dần dần mạng xã hội trở thành một kênh giao lưu của truyền thông chính thống với công
chúng, cộng đồng.
Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê đến năm 2013 có 31 triệu người sử dụng
Internet, 66% truy cập Internet mỗi ngày và 86% sử dụng truy cập mạng xã hội. Đồng
nghĩa với việc có khoảng 26,66 triệu người dùng mạng xã hội. Có 86% người dùng
Internet ở Việt Nam từng ghé thăm các trang mạng xã hội.
2
Môn: Điều tra xã hội học
SVTH: Đỗ Nguyễn Thảo Lan
Theo thống kê của “wearesocial.net”, tháng 1/2015, người Việt Nam đang đứng thứ
4 trên thế giới về thời gian sử dụng Internet với 5,2 giờ mỗi ngày, chỉ sau Philippines
đứng đầu là 6 giờ, tiếp đó là Thái Lan với 5,5 giờ, và Brazin là 5,4 giờ/ngày. Hơn nữa,
người Việt Nam sử dụng Internet cũng đứng thứ 9 về số thời gian trung bình dành cho
mạng xã hội là 3,1giờ mỗi ngày; đứng thứ 22 trên thế giới tính theo dân số về số người
sử dụng mạng xã hội là 31%, trong đó facebook là mạng xã hội được sử dụng thông
dụng nhất.
1.3. Tác động của mạng xã hội đối với sinh viên nước ta hiện nay
Hiện nay, nhu cầu sử dụng MXH ngày một lớn hơn. Sự xuất hiện ngày càng nhiều
các trang web với nhiều tính năng mới, hiện đại, tiện lợi đã thu hút và mang lại khá nhiều
kết quả tốt cho người sử dụng. Tìm kiếm việc làm? Học anh văn miễn phí, tìm kiếm tài
liệu, sách vở. Tìm bạn bè cũ? Tìm quán ăn ngon,…Tất cả đều có trên mạng xã hội. Tất cả
mọi người đều có thể truy cập mọi thông tin mà mình cần, miễn là có trên mạng.
Rất nhiều bạn trẻ biết cách sử dụng MXH một cách hiệu quả như cung cấp thêm
nguồn tri thức cho bản thân, nâng cao giá trị bản thân, là nơi gắn kết cộng đồng,… Trên
cơ sở đó đã có nhiều bạn trẻ lập ra các trang web là nơi để kêu gọi đóng góp tiền, gạo,
quần áo, sách vở, v.v… và cả hiến máu nhân đạo cho người nghèo và người bệnh.
Bên cạnh những hứu ích của MXH còn đưa đến những hiện tượng tiêu cực như
khủng hoảng thông tin, gây rối dư luận, gây “nghiện mạng xã hội” đặc biệt đối với giới
trẻ. Việc mải mê lên mạng xã hội, tiếp xúc với những trò chơi mang tính bạo lực khiến
cho người dùng bàng quan với cuộc sống, họ chỉ thể hiện tình cảm, sự đồng tình thông
qua nút “like” vô cảm. Thiếu đi những hành động thiết thực để chia sẻ, giúp đỡ những
hoàn cảnh thương tâm. Nếu không làm chủ được mình, ngoài việc gây lãng phí quá nhiều
thời gian, mạng xã hồi còn ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác, cảm xúc của người dùng
trong cuộc sống ngoài đời thực.
Hệ lụy của việc nghiện MXH là: năng suất lao động giảm, học tập sao lãng, sức
khỏe không tốt (giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi, tổn thương cột sống…). Bên
cạnh đó sự phát tán thông tin từ mạng xã hội rất nhanh và dễ dàng, tạo môi trường để kẻ
xấu lợi dụng, gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần của người dùng MXH. Những tác hại
tiêu cực từ Internet, đã phần nào làm hạn chế các giá trị đạo đức, văn hóa nhân văn của
một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay.
Ngoài ra, số lượng thanh thiếu niên mắc bệnh trầm cảm, tâm lý cũng tăng lên đáng
kể. Rõ ràng, sự bùng nổ của các mạng xã hội đã tác động tích cực và cả tiêu cực đến suy
nghĩ, nhận thức, tình cảm và lối sống của các tầng lớp người trẻ, đặc biệt là tầng lớp học
sinh, sinh viên.
3
Môn: Điều tra xã hội học
SVTH: Đỗ Nguyễn Thảo Lan
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
2.1. Tình hình sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Tiền Giang
Theo mục đích điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng sử dụng MXH của nhóm
đối tượng là sinh viên trường Đại học Tiền Giang. Trong chương 2 này, sẽ là những phân
tích về những đặc điểm nổi bật nhất của thực trạng sử dụng MXH của sinh viên trường
trên.
2.1.1. Ý thức sử dụng mạng xã hội của sinh viên
2.1.1.1. Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Trong quá trình thu thập số liệu, thì đã phát 63 bảng hỏi và đã thu lại 61 bảng hỏi có
thông tin đầy đủ để xử lý và phân tích thông tin.
Theo kết quả điều tra, trong hơn 61 sinh viên được hỏi, tỷ lệ phần trăm sinh viên
trường Đại học Tiền Giang sử dụng mạng xã hội như sau:
Biểu đồ:. Thể hiện tỉ lệ sử dụng MXH của sinh viên trường Đại học Tiền Giang
Kết quả ở biểu đồ trên cho thấy có 100% Sinh viên trả lời là có sử dụng mạng xã
hội và 0% Sinh viên trả lời là không sử dụng mạng xã hội.
Bảng: Giới tính sinh viên trường Đại học Tiền Giang
Nam
29,5%
Nữ
70,5%
4
Môn: Điều tra xã hội học
SVTH: Đỗ Nguyễn Thảo Lan
Do việc khảo sát ngẫu nhiên nên tỉ lệ phần trăm giới tính chênh lệch khá cao. Theo
kết quả khảo sát này thì tỉ lệ phầm trăm nữ tham gia MXH là 70,5% gấp 2,389 lần so với
phần trăm nam tham gia MXH là 29,5%.
2.1.1.2. Tần suất sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Với câu hỏi “Tần suất sử dụng mạng xã hội của bạn như thế nào?” kết quả của việc
khảo sát cho thấy 95,1% bạn trả lời là tham gia vào MXH hàng ngày, 3,2% tham gia trả
lời là theo đợt khi cần thiết, chỉ có 1,7% trả lời là vào MXH vài ngày một lần và 0% cho
câu trả lời tuần một lần.
Biểu đồ: Tần suất sử dụng MXH của sinh viên trường Đại học Tiền Giang
Điều này cho thấy, thực sự MXH trở thành một phần trong đời sống hàng ngày của
sinh viên. Sinh viên có thể sử dụng MXH như một sân chơi tinh thần hiệu quả sau mỗi
giờ làm việc và học tập căng thẳng.
2.1.1.3. Địa điểm sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Bảng: Tỷ lệ các địa điểm sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Ở nhà
44,1%
Ở lớp học
20%
Ở quán cà phê/quán ăn
0%
Tại nơi làm thêm
3,3%
Mọi lúc mọi nơi
32,6%
5
Môn: Điều tra xã hội học
SVTH: Đỗ Nguyễn Thảo Lan
Qua bảng tỷ lệ các địa điểm sử dụng mạng xã hội của sinh viên trên, nhận thấy sinh
viên chủ yếu sử dụng MXH tại nhà chiếm 44,1%, số sinh viên sử dụng MXH mọi lúc mọi
nơi (bất kì nơi nào cũng có thể sử dụng MXH) chiếm 42,6%, có 20% số sinh viên sử
dụng MXH ở lớp và thấp nhất là số sinh viên sử dụng MXH tại nơi làm thêm là 3,3%.
Điều này rất dễ lí giải bởi hiện tại các loại điện thoại thông minh đều có thể cài đặt
ứng dụng MXH. Các sinh viên có thể dễ dàng truy cập và sử dụng MXH ở bất cứ nơi
đâu. Nhiều sinh viên cho rằng việc sử dụng MXH đã trở thành thói quen hàng ngày của
mình, cộng với việc điện thoại, trừ lúc đi ngủ, thời gian còn lại lúc nào cũng trong tình
trạng sẵn sàng cập nhật những trạng thái mới nhất từ MXH. Thậm chí họ còn nhận thấy
việc vào MXH trên lớp ảnh hưởng đến việc học như gây “mất tập trung”. Mặc dù nhận
thức được tác động tiêu cực của MXH, song sinh viên vẫn tiếp tục sử dụng MXH ngay
trong giờ học. Lý do họ lí giải trong trường hợp này có thể là vì “thói quen”, “nghiện”
và cảm thấy bứt rứt khi không được “cập nhật thông tin liên tục”, ngoài những lí giải
trên thì còn có nhũng lí giải khác như “không hứng thú với bài giảng”, “nhắn tin cho
người yêu”, v.v…
Như vậy, MXH đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập trên lớp của sinh viên.
Có 20% sinh viên sử sụng MXH trên lớp học đồng nghĩa với 20% sinh viên sẽ mất tập
trung vào bài giảng. Dù vì lý do là bài giảng không hứng thú hay do “nghiện” MXH thì
rõ ràng là kiến thức của sinh viên đã bị giảm đi nhiều khi họ sử dụng MXH.
2.1.1.4. Thời gian sử dụng mạng xã hội
Biểu đồ: Tỉ lệ sinh viên dành thời
gian để sử dụng MXH trong 1 ngày.
Theo số liệu, thời gian mà sinh viên dành cho việc dùng MXH cũng khá là nhiều.
Thời gian trung bình mà sinh viên bỏ ra là từ 3-5 tiếng là chủ yếu chiếm đến 41% số sinh
6
Môn: Điều tra xã hội học
SVTH: Đỗ Nguyễn Thảo Lan
viên, từ 1-3 tiếng và trên 5 tiếng cũng chiếm tỉ lệ không kém lần lượt là 32,8% và 23%,
phần trăm còn lại là dành thời gian dưới 1 tiếng.
Vậy vấn đề đặt ra là sinh viên đã làm gì trên mạng xã hội mà dành nhiều thời gian
đến như vậy? Thì phần tiếp theo là “Những hoạt động chính của sinh viên trên mạng
xã hội” sẽ giải đáp thắc mắc này.
2.1.2. Những hoạt động chính của sinh viên trên mạng xã hội
Theo kết quả khảo sát với 61 sinh viên trường Đại học Tiền Giang thì những hoạt
động thường xuyên nhất của họ trên MXH như sau:
Với một câu hỏi “Các hoạt động chính của bạn trên MXH là gì?” và đưa ra các câu
trả lời như: kinh doanh/marketing/PR sản phẩm; chơi game, giải trí; giao lưu, kết bạn; tán
gẫu, gửi tin nhắn; viết nhật ký, cập nhật hoạt động các nhân; tìm kiếm, chia sẻ tài liệu học
tập và hoạt động khác. Thì một sinh viên đưa ra câu trả lời có thể lựa chọn nhiều đáp án
trong câu hỏi này.
Theo biểu đồ trên cho thấy, việc tìm kiếm, chia sẻ tài liệu học tập và tán gẫu, gửi tin
nhắn là hoạt động chủ yếu nhất của sinh viên. Chơi game, giao lưu, viết nhật lý thì chiếm
tỉ lệ ít hơn. Thấp nhất là hoạt động kinh doanh và hoạt động khác.
2.2. Những ưu điểm trong việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Theo thông tin khảo sát thì sinh viên đã đưa ra một số ưu điểm chính của MXH sau đây:
-
Có thể tiếp thu nhiều thông tin cần thiết, học hỏi được nhiều điều từ mọi người xung
quanh, bổ sung vào vốn kiến thức sống của mỗi người; tạo lập được nhiều mối quan
hệ tốt, nhóm cộng đồng, câu lạc bộ,....
7
Môn: Điều tra xã hội học
SVTH: Đỗ Nguyễn Thảo Lan
-
Mạng xã hội phục vụ cho việc thảo luận nhóm. Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến
thức và kĩ năng.
-
Giữ liên lạc với bạn bè, người thân hoặc kết nối bạn bè, giới thiệu bản thân với mọi
người.
-
Giúp bày tỏ quan niệm cá nhân: trải qua rất nhiều hoạt động căng thẳng trong cuộc
sống, mỗi con người cần bày tỏ và cần nhận được sự sẻ chia để chúng ta cảm thấy
thanh thản hơn. Thế nhưng việc chia sẻ vấn đề của mình ngoài đời thực đôi khi trở
nên khó khăn với một số người ít nói.
-
Kinh doanh: có thể dùng MXH để quảng cáo cho những sản phẩm của công ty hoặc
sản phẩm của cá nhân làm ra giúp cho bạn có thể tìm kiếm được những khách hàng
tiềm năng.
-
Nơi để giải tỏa mọi căng thẳng, mệt nhọc sau giờ học hoặc làm việc.
2.3. Nhược điểm của mạng xã hội đối với sinh viên
Ngoài những mặt ưu điểm trên thì MXH còn có những nhược điểm sau:
-
Kết quả học tập giảm sút.
-
Lãng phí thời gian và sao lãng mục tiêu của cá nhân: quá chú tâm vào mạng xã hội
dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Mạng xã hội cũng góp
phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và nó sẽ cướp đi
đáng kể quỹ thời gian của bạn.
-
Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc mất ngủ.
-
Giết chết sự sáng tạo: MXH là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết
quá trình sáng tạo. Quá trình lướt các trang MXH có tác động làm tê liệt não bộ
tương tự như khi xem tivi trong vô thức.
-
Không trung thực: “Anh hùng bàn phím” là một từ không còn xa lạ trong thời gian
gần đây. Người ta cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những điều mà
ngoài đời không dám phát biểu hoặc không có thực.
-
V.v…
2.4. Tăng cường tính cực trong việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Để phát huy được những mặt tích cực của MXH thì cần loại bỏ và ngăn chặn được
những tiêu cực của nó. Và có không có giải pháp nào hiệu quả và tối ưu hơn đó là:
-
Từ chính công tác quản lý của cơ quan quản lý phải chặt chẽ, thiết thực.
-
Phải nâng cao ý thức của người sử dụng MXH đồng thời tạo môi trường cho MXH là
một môi trường học tập thật tốt nhất có thể.
8
Môn: Điều tra xã hội học
SVTH: Đỗ Nguyễn Thảo Lan
-
Con người cần giao tiếp trực tiếp nhiều hơn, sống thật bản thân tránh việc sống ảo.
-
Tập thói quen và đưa thời gian sử dụng MXH vào thời điểm thích hợp và thời gian
đưa ra cho bản thân để tham gia những hoạt động công ích của xã hội trong những
thời gian rãnh.
-
Tập thói quen đọc sách.
-
V.v…
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KHUYẾN NGHỊ
Với Internet, thế giới dường như thu nhỏ lại, và MXH càng nhấn mạnh thêm cảm
giác nhỏ hẹp này. Chẳng có lý do gì để cho rằng MXH sẽ không tồn tại lâu dài. Để sự
tồn tại này phát huy được mặt hữu ích của nó và hạn chế đi những mặt tiêu cực, nên tôi
đã đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý về MXH, đối với nhà trường và
các thầy, cô giáo trực tiếp tiếp xúc với sinh viên về vấn đề định hướng sử dụng MXH:
Đối với nhà nước cần: Quản lý thị trường cung ứng ứng dụng và dịch vụ; Quản lý
thông tin cá nhân, tổ chức trên MXH; Công cụ quản lý, phòng ngừa và cảnh báo; Chế
tài cho mạng xã hội nước ngoài cung cấp dịch vụ cho người sử dụng tại Việt Nam;
Mạng xã hội phục vụ cơ quan nhà nước trong hoạt động tuyên truyền; Mạng xã hội
phục vụ cơ quan nhà nước trong việc tiếp xúc người dân.
Đối với nhà trường cần: Xây dựng mạng xã hội cho trường học; Giáo dục nhân cách
và kỹ năng sống, định hướng cho sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý và có
hiệu quả.
9
Môn: Điều tra xã hội học
SVTH: Đỗ Nguyễn Thảo Lan
KẾT LUẬN
Thực sự MXH đã trở thành một phần trong đời sống hàng ngày của sinh viên. Nó
tác động mạnh mẽ đến tâm lý của giới trẻ, là một phần của thế giới đa truyền thông,
nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin, kết nối và chia sẻ của giới trẻ. Đặc biệt là trong bối
cảnh hội nhập hiện nay, với sự phát triển ồ ạt của rất nhiều MXH, sinh viên có cơ hội
tham gia vào thế giới thông tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận nhiều hệ tư tưởng
và giá trị sống khác nhau. Sinh viên có thể sử dụng MXH như một sân chơi tinh thần
hiệu quả sau những giờ học tập và làm việc, nhưng nếu quá lạm dụng hoặc không biết
cách sử dụng, sinh viên có thể trở nên lệ thuộc vào MXH. Đó là nguy cơ “nghiện”
mạng xã hội hay là xu hướng sống “ảo” trong đời thực. Vì vậy, cần hướng cho các bạn
trẻ này vào đời sống thực, với các hoạt động có ích cho bản thân, cộng đồng. Các bạn
trẻ cần sử dụng mạng xã hội một cách khoa học để nó trở thành công cụ hữu ích trong
cuộc sống, không nên quá sa đà, mất thời gian quá nhiều và biến thành “nô lệ” của
mạng xã hội. Cần phải có những phương thức và biện pháp để quản lý MXH và nâng
cao nhận thức của cá nhân con người sử dụng chúng.
Để tìm được giải pháp về lâu dài để giảm bớt, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ
MXH đòi hỏi các nhà quản lý các cấp nên tạo ra những sân chơi lành mạnh, giáo dục và
tuyên truyền từ nhà trường và các cơ quan chức năng đến với giới trẻ về những tác hại
từ việc sử dụng MXH không đúng cách. Điều chỉnh các cách thức giáo dục, định hướng
cho sinh viên sử dụng MXH như một công cụ phục vụ cho học tập, công việc một cách
hiệu quả và thiết thực.
10