Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

DE THI TUYEN SINH LOP 10 CHUYEN DIA LY 2015 2016 TRUONG NGUYEN TRAI CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.5 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu I (2,0 điểm)

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
CHUYÊN NGUYỄN TRÃI - NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN THI: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 11 tháng 6 năm 2015
(Đề thi gồm 01 trang)

1. Vẽ hình thể hiện sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

2. Dựa vào hình vẽ, hãy giải thích hiện tượng các mùa trên Trái Đất.

Câu II (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học, hãy trình bày, giải thích

những nét tương đồng và khác biệt về khí hậu giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Câu III (1,0 điểm)

Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

và môi trường.

Câu IV (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:


Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây của nước ta giai đoạn 1990 - 2005.

Đơn vị: (%)

Chia ra
Năm

Tổng số

Cây lương thực

Cây công

có hạt

nghiệp

Cây ăn quả

Cây khác

1990

100,0

71,6

13,3

3,1


12,0

1995

100,0

69,8

15,4

3,3

11,5

2000

100,0

66,4

17,6

4,5

11,5

2005

100,0


63,1

18,8

5,8

12,3

1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây

của nước ta giai đoạn 1990 – 2005.

2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.

Câu V (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

So sánh tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thủy điện giữa vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ với vùng Tây Nguyên.
----------------------Hết----------------------

(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài)
Họ và tên thí sinh:.................................................................Số báo danh:.................................
Chữ ký của giám thị 1:.......................................Chữ ký của giám thị 2:.....................................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC : 2015 – 2016
MÔN THI: ĐỊA LÍ
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Hướng dẫn chung.
- Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong
hướng dẫn chấm thì vẫn cho điểm như trong hướng dẫn quy định.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25.
II. Đáp án và thang điểm.
Câu

Nội dung kiến thức cần đạt
1. Vẽ hình thể hiện sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

I

2,0 điểm

Vẽ đúng, đẹp, khoa học, có ghi rõ các ngày ở từng vị trí (nếu không ghi rõ
ngày tháng trừ 0,25đ).
2. Giải thích:
(nếu học sinh không vẽ được hình nhưng giải thích đúng vẫn cho điểm).
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên
quỹ đạo nên có lúc nửa cầu Bắc hoặc nửa cầu Nam ngả nhiều hơn về phía
Mặt Trời -> sinh ra các mùa:

+ Nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt Trời sẽ có góc chiếu sáng lớn, nhận
được nhiều nhiệt và ánh sáng -> đó là mùa nóng (mùa hạ).
+ Nửa cầu nào chếch xa ánh sáng Mặt Trời sẽ có góc chiếu sáng nhỏ, nhận
ít nhiệt và ánh sáng -> đó là mùa lạnh (mùa đông).
+ Vào các ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9 ở hai nửa cầu Bắc và Nam có góc
chiếu sáng của Mặt Trời như nhau, nhận được lượng nhiệt và ánh sáng

Điểm

0,75

1,25
0,25

0,25
0,25
0,25


bằng nhau -> đó là lúc chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh ở hai nửa
cầu trên Trái Đất.
+ Các mùa đối lập nhau trên hai nửa cầu, càng xa xích đạo sự phân hóa
0,25
mùa càng rõ nét.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học, hãy trình

bày, giải thích những nét tương đồng và khác biệt về khí hậu giữa hai

2,00


tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

* Sự tương đồng:
- Đều có mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp (nhiệt độ trung bình tháng 1 phổ
biến dưới 150C, nhiều tháng nhiệt độ dưới 200C); mùa hạ nóng ẩm, mưa 0,25
nhiều.
* Vì: có cùng vĩ độ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa từ áp 0,25
cao Xibia tràn xuống.
* Sự khác biệt:
+ Tiểu vùng Đông Bắc:
- Mùa đông dài và lạnh nhất cả nước, mùa đông đến sớm và kết thúc
muộn.
II
Vì: chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc: địa hình đồi núi thấp,
2,0 điểm các cánh cung có dạng nan quạt đón gió tạo điều kiện cho các đợt không
khí lạnh dễ dàng tràn sâu vào vùng.
- Mùa hạ nóng (nhiệt độ phổ biến tháng 7 từ 240C đến 280C), mưa nhiều.
Vì: chịu ảnh hưởng của gió đông nam từ biển Đông thổi vào mang theo
nhiều hơi nước gây mưa lớn.
+ Tiểu vùng Tây Bắc:
- Mùa đông đến muộn và kết thúc khá sớm (ngay ở miền núi cũng thường
chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ trung bình dưới 180C).
Vì: dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn
gió mùa đông bắc, chỉ có những đợt gió mùa đông bắc với cường độ mạnh
vào giữa đông mới đủ sức vượt qua dãy núi cao này để tràn vào vùng.
- Mùa hạ đến sớm, chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng vì gió tây nam
từ vịnh Ben- gan tới vượt qua các dải núi phía tây trên biên giới Việt - Lào
bị biến tính.
Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển


kinh tế - xã hội và môi trường.
Câu III
1,0 điểm

0,25
0,25

0,25

0,25
0,25

0,25

1,00

* Đặc điểm dân số nước ta: đông dân, nhiều thành phần dân tộc, dân số 0,25
nước ta tăng nhanh, kết cấu dân số trẻ.
* Tác động của đặc điểm dân số nước ta đến sự phát triển kinh tế - xã hội
và môi trường:


- Tích cực: tạo nên nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. 0,25
- Tiêu cực:
+ Giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống thấp, tình trạng 0,25
thiếu việc làm, nhà ở, thất nghiệp, tệ nạn xã hội… gia tăng.
+ Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường bị phá hủy, ô nhiễm không 0,25
đảm bảo sự phát triển bền vững.
* Vẽ biểu đồ:


- Yêu cầu:
+ Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền (vẽ biểu đồ khác không cho
điểm).
+ Vẽ đẹp, chính xác về khoảng cách năm.
+ Có tên biểu đồ, chú giải (nếu thiếu tên biểu đồ hoặc chú giải trừ 0,25
IV
3,0 điểm điểm, nếu không vẽ đúng khoảng cách năm trừ 0,25 điểm).
a, Nhận xét:
- Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây của nước ta trong
giai đoạn 1990 – 2005 có sự thay đổi nhưng còn chậm.
+ Cây lương thực có hạt: tỉ trọng diện tích giảm (CM bằng số liệu).
+ Cây công nghiệp, cây ăn quả: tỉ trọng diện tích tăng (CM bằng số liệu).
b, Giải thích:
+ Do nước ta thực hiện chính sách đa dạng hóa cây trồng, phá thế độc canh
trong nông nghiệp.
+ Phát triển nông nghiệp hướng ra xuất khẩu, tạo ra những nông sản xuất
khẩu cho giá trị kinh tế cao ( cao su, cà phê, chè…..).
+ Phát huy thế mạnh về tự nhiên và góp phần bảo vệ môi trường.

1,50

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


So sánh tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, thủy điện giữa vùng


2,0

Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Tây Nguyên.
* Giống nhau:
- Cả hai vùng đều có những loại tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn: 0,25
Trung du miền núi Bắc Bộ có than, Tây Nguyên có bôxit.
- Đều có tiềm năng lớn về thủy điện.
0,25
* Khác nhau:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: là vùng giàu tài nguyên khoáng
sản nhất cả nước, nhiều loại có trữ lượng lớn:
+ Than đá: tập trung ở Quảng Ninh (chiếm 90% trữ lượng cả nước), ngoài
ra còn có ở Na Dương (Lạng Sơn), Phấn Mễ (Thái Nguyên)…
V
2,0 điểm + Kim loại, phi kim: chì, kẽm (Tuyên Quang); đồng (Lào Cai); sắt (Thái
Nguyên, Yên Bái); sét cao lanh, đá vôi phân bố ở nhiều nơi…
+ Thủy năng: là vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta tập trung
chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (chiếm 37% trữ năng thủy điện của cả
nước); có nhiều nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà…
- Tây Nguyên:
+ Khoáng sản chủ yếu là bôxit với trữ lượng lớn hơn 3 tỉ tấn phân bố ở hầu
khắp các tỉnh trong vùng.
+ Thủy năng: đứng thứ hai sau Trung du và miền núi Bắc Bộ với các nhà
máy như: Xê Xan, Y-a-ly, Đrây H’linh….
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI

0,25
0,25


0,25
0,25

0,25

0,25

10,0


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------

BIÊN BẢN TỔ HỢP ĐỀ THI
KÌ THI LỚP 10 – THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2015 – 2016
Hôm nay, ngày 10 tháng 6 năm 2015
Tại Sở giáo dục và Đào tạo Hải Dương
Chúng tôi gồm có:
1. Ông: Nguyễn Ngọc Khánh – GV trường THPT Đồng Gia
2. Bà: Đào Thị Minh Lý – Giáo viên trường THCS Thành Nhân – Ninh Giang
Đã tiến hành tổ hợp đề thi môn Địa Lí, kì thi lớp 10 – THPT Chuyên Nguyễn Trãi năm học
2015 – 2016 dựa trên ngân hàng đề như sau:
Câu
1
2
3
4
5


Ý
1
2
1
1
1
2
1

Ngân hàng đề
Đề số 11

Điều chỉnh
Không điều chỉnh

Đề số 10

Không điều chỉnh

Đề số 4

Không điều chỉnh

Đề số 3

Không điều chỉnh

Đề số 7

Không điều chỉnh


Người tổ hợp đề thi
1. Nguyễn Ngọc Khánh...............................................
2. Đào Thị Minh Lý………......................................


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

HẢI DƯƠNG

CHUYÊN NGUYỄN TRÃI - NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN THI: ĐỊA LÍ

ĐỀ DỰ PHÒNG

Thời gian làm bài: 150 phút
Ngày thi: 11 tháng 6 năm 2015
(Đề thi gồm 01 trang)

Câu I (2,0 điểm)

1. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ.

2. Vì sao ở vùng cực ít mưa?

Câu II (2,0 điểm)

Dựa vào At lát địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học hãy:


1. Trình bày đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

2. Vì sao nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng?

Câu III (1,0 điểm)

Chứng minh dân số nước ta đông và tăng nhanh, đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến

sự phát triển kinh tế xã hội?

Câu IV (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta trong thời kỳ 1990 – 2000.
Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

1990

6042,8

31,8

19225.1


1993

6559,4

34,8

22836.5

1997

7099,7

38,8

27523.9

2000

7666,3

42,4

32529.5

1. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng lúa thời kỳ
1990 – 2000.
2. Nhận xét, giải thích về diện tích, năng suất và sản lượng lúa trong thời kỳ 1990 – 2000
của nước ta.


Câu V (2,0 điểm)

Dựa vào At lat địa lí Việt Nam kết hợp với kiến thức đã học hãy cho biết điều kiện tự

nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng có tác động như thế nào đối với
sự phát triển kinh tế- xã hội?
----------------------Hết----------------------

(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài)
Họ và tên thí sinh:.................................................................Số báo danh:.................................
Chữ ký của giám thị 1:.......................................Chữ ký của giám thị 2:.....................................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC : 2015 – 2016

HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN THI: ĐỊA LÍ

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung.

- Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong


hướng dẫn chấm thì vẫn cho điểm như trong hướng dẫn quy định.

- Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn số, để điểm lẻ đến 0,25.

II. Đáp án và thang điểm.

Nội dung kiến thức cần đạt

Câu

1.Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa

Điểm

1,00

lí.

- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm.

0,25

Nguyên nhân là do càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc 0,25
nhập xạ) càng nhỏ.

I

2,0 điểm

- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt năm càng tăng.


0,25

Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch 0,25
thời gian chiếu sáng càng lớn.
2. Ở vùng cực ít mưa vì:

- Là khu vực khí áp cao, không có gió thổi đến

- Nhiệt độ không khí thấp, không khí không bốc lên được

2,0 điểm

0,5
0,5

1.Trình bày đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

1,50

- Cả nước có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng

0,25

* Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng:

II

1,00


sản khác nhau
- Khoáng sản chia làm 3 nhóm chính:

+ Khoáng sản năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, than....

0,25


+ Khoáng sản kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm...

0,25

+ Khoáng sản phi kim: apatit, đá vôi, cát...

0,25

* Trữ lượng:
- Chủ yếu các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ, một số khoáng sản có trữ lượng

0,25

* Phân bố: tập trung ở miền núi khó khai thác.

0,25

lớn: than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, …

2. Việt Nam có tài nguyên khoáng sản khoáng sản đa dạng vì :

- Lịch sử địa chất kiến tạo lâu dài, phức tạp đã sản sinh ra nhiều khoáng sản


0,5
0,25

khác nhau.

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 vành đai sinh khoáng lớnlà Địa Trung

0,25

Hải và Thái Bình Dương.

* Dân số nước ta đông tăng nhanh:

- Hiện nay nước ta có khoảng hơn 90 triệu người đứng thứ 2 ở Đông 0,25

Nam Á và đứng thứ 14 trên thế giới

- Do dân số đông nên mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1,1 triệu 0,25

Câu III

1,0 điểm

người.
* Khó khăn:

+ Giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống thấp, tình trạng
thiếu việc làm, nhà ở, thất nghiệp, tệ nạn xã hội… gia tăng.
+ Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường bị phá hủy, ô nhiễm không


0,25

đảm bảo sự phát triển bền vững.

0,25

- Xử lí số liệu (%)

0,5

Bảng xử lí số liệu tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản lượng

lúa cả năm trong thời kỳ 1990 - 2000 (năm 1990 = 100%).

Câu IV
3,0 điểm

Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

1990

100


100

100

1993

108.5

109.4

118.8

1997

117.5

122.0

143.2

2000

126.9

133.3

169.2

Vẽ biểu đồ đường ( các biểu đồ khác không cho điểm).


Yêu cầu: - Vẽ đúng (đúng khoảng cách năm, tỉ lệ chính xác), đẹp, khoa học. 1,25

- Có tên biểu đồ và chú thích (nếu thiếu tên biểu đồ, chú thích trừ 0,25 điểm).
* Nhận xét:


- Giai đoạn 1990 đến 2000 cả diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều tăng.

- Tốc độ tăng trưởng có khác nhau: Tăng nhanh nhất là sản lượng lúa (1,69
lần) sau đó đến năng suất ( 1,33 lần) cuối cùng là diện tích ( 1,27 lần)

0,25
0,25

Giải thích:
- Năng suất lúa tăng nhanh là do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong

nông nghiệp: giống lúa ngắn ngày có năng suất cao, hệ thống thủy lợi được

0,25

đảm bảo...

- Sản lượng tăng nhanh chủ yếu là do tăng năng suất.

0,25

- Diện tích tăng chậm hơn sản lượng và năng suất là do khả năng mở rộng

0,25


diện tích để tăng vụ chậm.
* Thuận lợi:

- Địa hình: chủ yếu là đồng bằng, có đất phù sa màu mỡ do hệ thống sông

Hồng và sông Thái Bình bồi đắp thuận lợi cho trồng cây lương thực (đặc

0,25

biệt là lúa nước), cây hoa màu, cây ăn quả .

- Khí hậu : nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi cho nhiều

0,25

loại cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển; làm sản phẩm nông nghiệp

đa dạng

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi khá dày thuận lợi cho tưới tiêu trong nông

0,25

nghiệp.

- Khoáng sản: mỏ đá ( Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình ) ; sét cao lanh ( Hải

0,25


Dương ) ; than nâu ( Hưng Yên ) ; khí tự nhiên ( Thái Bình ) giúp phát triển
V

2,0 điểm

CN khai khoáng .

- Du lịch: vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Cốc, Bích Động, bãi biển Đồ

0,25

- Ngư nghiệp: nhờ có đường bờ biển ở phía đông nam nên ngành khai thác

0,25

Sơn, đảo Cát Bà ...

và nuôi trồng thuỷ, hải sản khá phát triển .
* Khó khăn:
- Mùa lũ nước sông dâng cao gây hạn hán, mùa khô thiếu nước tưới.

- Thời tiết diễn biến thất thường: bão lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại ..làm ảnh

0,25
0,25

hưởng đến năng suất của cây trồng, vật nuôi.

- Tài nguyên đất: bị thoái hóa, bạc màu.


TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI

10,0


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------BIÊN BẢN TỔ HỢP ĐỀ THI
KÌ THI LỚP 10 – THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2015 – 2016

Hôm nay, ngày 10 tháng 6 năm 2015

Tại Sở giáo dục và Đào tạo Hải Dương
Chúng tôi gồm có:

1. Ông: Nguyễn Ngọc Khánh – GV trường THPT Đồng Gia

2. Bà: Đào Thị Minh Lý – Giáo viên trường THCS Thành Nhân – Ninh Giang

Đã tiến hành tổ hợp đề thi môn Địa Lí, kì thi lớp 10 – THPT Chuyên Nguyễn Trãi năm học 2015
– 2016 dựa trên ngân hàng đề như sau:
Câu

Ý

Không điều chỉnh

1

Đề số 10


Không điều chỉnh

1

Đề số 4

Không điều chỉnh

1

Đề số 3

Không điều chỉnh

Đề số 7

Không điều chỉnh

2

2

3

4
5

Điều chỉnh


Đề số 11

1
1

Ngân hàng đề

2
1

Người tổ hợp đề thi
1. Nguyễn Ngọc Khánh...............................................
2. Đào Thị Minh Lý………......................................




×