Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Nhận định Tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.41 KB, 6 trang )

Nhận định Tư pháp quốc tế

1, ĐÚNG
Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế vì xung đột pháp luật chỉ có
thể phát sinh ở các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài – chỉ thuộc đối
tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Xung đột pháp luật không thể phát sinh ở các quan
hệ mang tính chất công do chúng gắn bó chặt chẽ với chủ quyền, lợi ích quốc gia nên chỉ
có thể áp dụng pháp luật quốc gia.
2. SAI
Xung đột pháp luật không xảy ra ở tất cả các lĩnh vực trong Tư pháp quốc tế. Một số quan
hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế nhưng không không được thừa nhận
có xung đột pháp luật như:
- Các quan hệ liên quan đến giải quyết di sản liên quan không người thừa kế: sẽ giải quyết
bằng các quy phạm thực chất, không thừa nhận áp dụng pháp luật nước ngoài, không có
xung đột pháp luật.
- Quyền sở hữu trí tuệ: đăng ký sở hữu trí tuệ chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia. Khi tranh chấp xảy ra ở nước ngoài thì cũng chỉ dẫn chiếu đến việc áp dụng các
điều ước quốc tế mà thôi (chứ không phải luật nước ngoài).
- Quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài: là luật hình thức, cũng gắn liền với
nguyên tắc chủ quyền luôn áp dụng luật của nước có tòa án xét xử để bảo vệ chủ quyền
quốc
gia.
3. SAI
Trên thực tế có thể có trường hợp xung đột pháp luật xảy ra trong cùng một quốc gia,
trường hợp này có thể bắt nguồn từ nguyên nhân là trong nhà nước liên bang, mỗi bang
thành viên có thẩm quyền lập pháp riêng, ví dụ như ở Mĩ, Canada. Hoặc trong một nhà
nước đơn nhất, cùng một loại quan hệ nhưng được nha nước ban hành nhiều quy phạm có
nội dung khác nhau và được áp dụng cho từng vùng lãnh thổ khác nhau. Ví dụ như vùng
Alsace và Loren (Pháp) được hưởng chế độ thuế riêng so với các vùng lãnh thổ khác
trong lãnh thổ của cộng hòa pháp, từ đó dẫn đến hiện tượng xung đột luật giữa các vùng
lãnh thổ.


4. SAI


Các quốc gia có thể lựa chọn xây dựng các quy phạm xung đột để lựa chọn một hệ thống
pháp luật của một quốc gia khác (bao gồm tổng hợp nhiều quy phạm) chứ không phải một
quy phạm pháp luật cụ thể.
5. SAI
Phạm vi của phương pháp giải quyết xung đột pháp luật khác với phạm vi của phương
pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế thể hiện ở:
PP giải quyết xung đột pháp luật
PPĐC của tư pháp quốc tế
1. PP áp dụng các quy phạm thực chất
1. PP thực chất
Các quy phạm thực chất này được xây
Các quy phạm thực chất này được xây
dựng thông qua việc thỏa thuận ký kết
dựng bằng các cách:
các Điều ước quốc tế
-Quy định trong pháp luật quốc gia
-Ký kết các Điều ước quốc tế
-Thừa nhận các tập quán quốc tế
2. PP áp dụng các quy phạm xung đột
3. PP xung đột
4. PP chuẩn hóa luật trong nước
5. PP áp dụng tương tự pháp luật
6. ĐÚNG
Cơ cấu của quy phạm luôn bao gồm 2 bộ phận là phạm vi và hệ thuộc
- Phần phạm vi chỉ những quan hệ mà quy phạm điều chỉnh
- Phần hệ thuộc quy định pháp luật nước nào cần được áp dụng để điều chỉnh loại quan hệ
nêu trong phần phạm vi

Ví dụ : Khoản 2 Điều 768 BLDS 2005 quy định: “Hình thức của di chúc phải tuân theo
pháp luật của nước nơi lập di chúc”
Trong đó:
- Phần phạm vi là: Hình thức của di chúc.
- Phần hệ thuộc là: pháp luật của nước nơi lập di chúc.
7. SAI
Cơ cấu của quy phạm xung đột luôn bao gồm 2 bộ phận là phạm vi và hệ thuộc.
Quy phạm xung đột không tự nó giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được nêu
trong phần phạm vi mà dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật của quốc gia nhất định, phần hệ


thuộc trong quy phạm xung đột chính là phần chỉ ra được pháp luật nước nào cần được áp
dụng, nếu không có hệ thuộc thì không là quy phạm xung đột được.
8. SAI
- Phần phạm vi chỉ những quan hệ mà quy phạm điều chỉnh
- Phần hệ thuộc quy định pháp luật nước nào cần được áp dụng để điều chỉnh loại quan hệ
nêu trong phần phạm vi
9. SAI
Điều 773 BLDS có1 phạm vi: Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chứ không phải
có nhiều phạm vi.
10. ĐÚNG
Quy phạm xung đột một bên chỉ rõ trong một trường hợp cụ thể pháp luật của nước nào
cần được áp dụng nên không cho phép các bên trong quan hệ có quyền thỏa thuận chọn
luật áp dụng điều chỉnh cho quan hệ đó. Như vậy quy phạm xung đột một bên không thể
là quy phạm tùy nghi mà chỉ có thể là quy phạm mệnh lệnh.
11. ĐÚNG
Điều 4 khoản 20 Luật doanh nghiệp 2005 quy định “quốc tịch của doanh nghiệp là quốc
tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh”.
CSPL: Khoản 20 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005; Điều 765 BLDS 2005
12. SAI

Khi nước có Tòa án xét xử vụ việc không quy định Luật Tòa án thì Tòa án vẫn có quyền
áp dụng pháp luật của nước mình nếu việc áp dụng các hệ thuộc khác dẫn chiếu đến pháp
luật của quốc gia của Tòa án có thẩm quyền.
13. SAI
Mang quốc tịch VN vì đăng ký ở Việt Nam, có dấu hiệu quốc tịch VN – cờ Việt Nam.
Luật hàng không dân dụng VN quy định:
Điều 15. Dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký của tàu bay
Khi hoạt động, tàu bay phải được sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký phù
hợp với pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay.
14. SAI


Luật doanh nghiệp VN có quy phạm thực chất điều chỉnh việc giải thể doanh nghiệp VN,
không có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước nơi doanh nghiệp hoạt động
nên phải áp dụng pháp luật VN.
15. SAI
Theo pháp luật VN luật nơi vi phạm pháp luật gồm:
- Luật của nước nơi thực hiện hành vi gây thiệt hại
- Luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại
Không phải luôn áp dụng Luật của nước có chủ thể thực hiện hành vi gây thiệt hại mà chỉ
áp dụng trong trường hợp:Nếu hành vi gây thiệt hại ngoài lãnh thổ nước CHXHCNVN
mà người gây thiệt hại và người bị hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp
dụng pháp luật nước CHXHCNVN.
Ngoài ra, nếu do tàu bay, tàu biển gây ra trên không phận quốc tế hoặc biển cả được xác
định theo pháp luật nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch trừ TH pháp luật VN có quy
định khác.
16, SAI
Việc bảo lưu trật tự công cộng được áp dụng khi luật nước ngoài sẽ mâu thuẫn với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia chứ không áp dụng bảo lưu trật tự công cộng
khi áp dụng luật nước ngoài sẽ gây hậu quả xấu.

17; ĐÚNG
Các quốc gia có thể không công nhận kết quả mà chủ thể đạt được khi lẩn tránh.
Ví dụ: Tại quốc gia A không đủ điều kiện kết hôn nên một người tìm cách nhập quốc tịch
quốc gia B mà mình có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật quốc gia đó để đăng ký kết
hôn thì việc kết hôn đó quốc gia A có thể không công nhận.
18, ĐÚNG
Các quốc gia có thẩm quyền có thể không chấp nhận dẫn chiếu ngược khi các bên có thỏa
thuận chọn luật áp dụng trong những trường hợp pháp luật cho phép các bên có quyền
chọn luật áp dụng điều chỉnh các quan hệ cụ thể giữa các bên như:
-Luật của các bên ký kết hợp đồng tự chọn.
-Luật do các bên lựa chọn trong việc giải quyết phân chia tài sản của vợ chồng


-Luật nơi ký kết hợp đồng trong việc xác định hình thức hợp đồng (không thể dẫn chiếu
ngược vì có thể làm cho hợp đồng hợp pháp về hình thức có thể bị coi là vô hiệu.
19. giống
20. Vai trò luật tòa án:
Hệ thuộc Luật tòa án được áp dụng để giải quyết các vấn đề về tố tụng. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, hệ thuộc Luật tòa án còn
được áp dụng đối với cả luật nội dung.
21. Tòa án
22. Không áp dụng, có thể áp dụng pháp luật của nước có Tòa án hoặc Luật quốc tịch
23. Nếu dẫn chiếu đến nhiều hệ thống pháp luật thì:
Nếu quốc gia có Tòa án chấp nhận việc dẫn chiếu tới quy phạm xung đột của quốc gia
được quốc gia có Tòa án dẫn chiếu thì áp dụng pháp luật quốc gia được dẫn chiếu đến sau
cùng.
Nếu chỉ chấp nhận dẫn chiếu tới quy phạm thực chất thì có thể áp dụng Luật quốc tịch
hoặc Luật Tòa án.
24. SAI
Có xung đột pháp luật phát sinh thì quy phạm xung đột mới được áp dụng vì việc áp dụng

quy phạm xung đột là một trong những phương pháp giải quyết xung đột pháp luật. Có
xung đột mới giải quyết.
25. giống
26. SAI
Chỉ quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mới được thừa nhận có xung đột pháp luật. Các
quan hệ khác như hình sự, hành chính… có yếu tố nước ngoài cũng không được thừa
nhận có xung đột pháp luật vì những quan hệ này mang tính chất công, gắn liền với chủ
quyền, lợi ích của quốc gia nên chỉ có thể áp dụng pháp luật quốc gia.
27. Giống
28. SAI
PP xung đột không giải quyết xung đột pháp luật một cách trực tiếp vì nó sử dụng những
quy phạm xung đột dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật nào đó, từ những quy phạm thực
chất của hệ thống pháp luật đó mới giải quyết được xung đột pháp luật.


29. SAI
Quy phạm thực chất trong Điều ước quốc tế chỉ giải quyết được vấn đề xung đột pháp
luật trong một số quan hệ pháp luật cụ thể được ghi nhận trong điều ước giữa các quốc gia
là thành viên điều ước quốc tế đó. Đối với ĐƯQT song phương có khi cùng một vấn đề
nhưng mỗi điều ước khác nhau với các thành viên khác nhau, lại có cách thức giải quyết
khác nhau. Do vậy ĐƯQT chỉ giải quyết được xđpl về cùng một vấn đề giữa các thành
viên của điều ước quốc tế đó mà thôi, không phải có ĐƯQT là giải quyết được mọi vấn
đề trong tư pháp quốc tế 1 cách thống nhất không có xđpl.
30. SAI
Vấn đề nhân thân còn có Luật nơi cư trú.



×