Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM NUTRIBULL LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH
*******

LÊ THỊ NGA

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM NUTRIBULL LÊN
TĂNG TRƯỞNG VÀ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE
CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
(NGÀNH THỦY SẢN)

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH
*******

LÊ THỊ NGA

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM NUTRIBULL LÊN
TĂNG TRƯỞNG VÀ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE
CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Chuyên ngành: Thủy sản
Mã số: 60.62.70

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN HỮU THỊNH
2. PGS. TS. LÊ THANH HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM NUTRIBULL LÊN TĂNG
TRƯỞNG VÀ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)
LÊ THỊ NGA

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. Nguyễn Tuần
Viện Nghiên cứu Thủy sản II

2. Thư ký:

TS. Nguyễn Phú Hòa
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

GS. TS. Dương Thanh Liêm
Hội Chăn nuôi


4. Phản biện 2:

TS. Nguyễn Như Trí
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

TS. Nguyễn Hữu Thịnh
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Lê Thị Nga sinh ngày 04 tháng 11 năm 1984 tại thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình. Con Ông Lê Sơn và bà Mai Thị Bốn.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Đào Duy Từ, tỉnh Quảng
Bình năm 2002.
Tốt nghiệp Đại học ngành Thủy sản hệ chính quy tại Đại học Nông Lâm Huế,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tháng 10 năm 2007 theo học Cao học ngành Thủy sản tại Đại học Nông Lâm,
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Độc thân.
Địa chỉ liên lạc: 491/6A Lê Văn Sỹ, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0974.743.899.
Email:


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Lê Thị Nga

iii


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin cảm ơn gia đình đã luôn luôn ở bên con, động viên và hỗ trợ
về vật chất cũng như tinh thần cho con đề con có thể hoàn thành tốt mọi công việc
được giao.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Quý Nhà Trường, Quý Khoa, Quý Thầy
Cô đã dìu dắt cho tôi trong suốt khóa học và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài
này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn
Hữu Thịnh và Thầy Lê Thanh Hùng đã cho phép, tận tình hướng dẫn và cho em những
lời khuyên quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đồng gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Như Trí, Thầy Nguyễn Hoàng Nam
Kha, anh Ông Mộc Quý và chị Diệp Tú Tâm đã giúp đỡ cho tôi trong thời gian qua.
Cảm ơn các thầy cô, các anh chị lớp CHTS2007, các bạn ở Trại thực nghiệm thủy sản
và các em sinh viên lớp DH05NY và DH05NT đã tận tình hỗ trợ trong thời gian thực
hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn công ty Nutriway đã cung cấp sản phẩm Nutribull để
tôi có thể thực hiện đề tài này.


Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2009.
Lê Thị Nga

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá tác dụng của sản phẩm Nutribull lên tăng trưởng và cải thiện
tình trạng sức khỏe của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được tiến hành tại
Trại thực nghiệm và Phòng thí nghiệm Bệnh học, thời gian từ 3/2009 đến tháng
8/2009. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên.
Đối tượng thí nghiệm là cá tra Pangasianodon hypophthalmus. Đây là loài cá có
giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Có 3 thí nghiệm được tiến hành:
-

Thí nghiệm 1: Đánh giá ảnh hưởng của Nutribull lên tăng trưởng, hiệu quả sử

dụng thức ăn và đánh giá phản ứng miễn dịch không đặc hiệu của cá cho ăn ba loại
thức ăn thử nghiệm trong vòng 10 tuần. Ba nghiệm thức bao gồm nghiệm thức đối
chứng, nghiệm thức bổ sung 0,1% Nutribull và nghiệm thức bổ sung 0,2% Nutribull.
-

Thí nghiệm 2 (sau 10 tuần của thí nghiệm 1): Đánh giá ảnh hưởng của

Nutribull lên tình trạng cải thiện sức khỏe của cá. Cá được cảm nhiễm với vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri bằng phương pháp ngâm trong vòng 1 giờ. Mật độ vi khuẩn gây
cảm nhiễm là 107 CFU/mL. Sau đó, cá được nuôi trong bể composite chứa 100 lít
nước để theo dõi tỉ lệ sống trong vòng 14 ngày.

-

Thí nghiệm 3: Tiến hành gây sốc cá với ammonia nồng độ cao (150 ppm) và

muối nồng độ cao (15‰). Thí nghiệm này để đánh giá ảnh hưởng của Nutribull lên
khả năng chịu đựng stress của cá tra.
Kết quả thu được cho thấy:
Bổ sung 0,2% Nutribull vào thức ăn có thể giúp cá tăng trưởng tốt hơn, tỉ lệ tăng
trưởng đặc biệt cao hơn (P < 0,05). Tuy nhiên, bổ sung 0,1 và 0,2% Nutribull vào thức
ăn không ảnh hưởng lên lượng ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá (P > 0,05).
-

Bổ sung 0,1 và 0,2% Nutribull có thể nâng cao đáp ứng miễn dịch không đặc

hiệu của cá (nâng cao hoạt lực của lysozyme) (P < 0,05). Bổ sung 0,1% Nutribull vào
thức ăn làm tăng số lượng bạch cầu của cá.
-

Bổ sung 0,2% Nutribull vào thức ăn giúp cá tăng khả năng kháng lại vi khuẩn

Ewardsiella ictaluri (P < 0,05).
-

Bổ sung 0,1 và 0,2% Nutribull vào thức ăn nâng cao sức chịu đựng của cá đối

với việc sốc ammonia nồng độ cao (150 ppm) và muối nồng độ cao (15‰).
v


ABTRACT

Thesis "The effect of Nutribull on growth performance and fish health improvement of
tra catfish (pangasianodon hypophthalmus)" was conducted at the experimental farm and
Pathology Laboratory, from March 2009 to August 2009. The experiment was arranged in
complete randomized block model.

The experiment trials carried out with Pangasianodon hypophthalmus, a high
economic value fish species in Vietnam. The study consisted of three trials:
-

The first trial was to evaluate the effect of Nutribull on growth performances,

feed utilization and assess the non-specific immune response of fish fed three diets
after 10 weeks. Three diets include basal diet (control), test diet 1 (basal diet
supplemented with 0.1% Nutribull) and test diet 2 (basal diet supplemented with 0.2%
Nutribull).
-

The second trial (after 10 weeks of the first trial) was to evaluate the effect of

the Nutribull product on fish health improvement. Fish were challenged with the
bacteria Edwardsiella ictaluri by bath immersion method for one hour. The density of
bacterial suspension was 107 cfu/mL, then the fish were cultured in aquaria (100 liters)
in order to monitor the survival rate in 14 days.
-

The third was to challenge with high ammonia (150 ppm) and high salinity

(15‰). This study is used to test the effect of Nutribull on the stress resistance of tra
catfish.
Results showed that:

-

Nutribull inclusion rate at 0.2% of the feed was able to increase growth

performances, specific growth rate (SGR) of fish significantly (P < 0.05).
Supplementation of Nutribull at 0.1% and 0.2% of the diet could not affect feed intake
and food conversion ratio of trial fishes (P > 0.05).
-

Nutribull supplementation at 0.1% and 0.2% of the feed significantly (P <

0.05) enhanced the non-specific immunity (lysozyme activity). Supplementation of
Nutribull at 0.1% also increased the density of white blood cells.
-

The diets supplemented with 0.2% Nutribull could help the fish to protect

against Ewardsiella ictaluri challenge.
vi


Supplementation of Nutribull at 0.1% of the diet could enhance the resistance of tra
catfish to high ammonia (150 ppm) and high salinity (15‰).

vii


MỤC LỤC
Đề mục ..........................................................................................................Trang
Trang tựa................................................................................................................. i

Trang Chuẩn Y ...................................................................................................... ii
Lý Lịch Cá Nhân .................................................................................................. iii
Lời Cam Đoan ...................................................................................................... iv
Lời cảm ơn ............................................................................................................. v
Tóm tắt .................................................................................................................. vi
Abtract ................................................................................................................ viii
Mục lục ................................................................................................................. ix
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................... xii
Danh sách các bảng và sơ đồ .............................................................................. xiv
Danh sách các đồ thị ............................................................................................ xv
Danh sách các hình ............................................................................................. xvi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1 Tổng quan về các nhóm chất kích thích miễn dịch ......................................... 3
2.1.1 Khái niệm chất kích thích miễn dịch ............................................................ 3
2.1.2 Các chất kích thích miễn dịch tự nhiên ....................................................... 3
2.1.3 Một số trường hợp cần thiết sử dụng chất kích thích miễn dịch .................. 4
2.1.4 Lợi ích của việc sử dụng chất kích thích miễn dịch ..................................... 5
2.1.5 Một số chất kích thích miễn dịch phổ biến .................................................. 7
2.1.5.1 Beta glucan ................................................................................................ 7
2.1.5.2 Nucleotide................................................................................................ 11
2.1.5.3 Glucuronolactone .................................................................................... 19
2.2. Giới thiệu về vi khuẩn Edwardsiella ictaluri .............................................. 22
2.2.1. Đối tượng gây bệnh ................................................................................... 22
2.2.2. Con đường lây truyền của E. ictaluri vào cơ thể cá .................................. 23
2.2.3. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................... 23
2.2.4. Gây cảm nhiễm nhân tạo cho cá ................................................................ 24
viii



2.3. Sản phẩm Nutribull....................................................................................... 25
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 26
3.1 Thời gian và địa điểm .................................................................................... 26
3.2 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 26
3.3 Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 26
3.3.1 Ðối tượng nghiên cứu ................................................................................. 26
3.3.1.1 Sản phẩm Nutribull ................................................................................. 26
3.3.1.2 Cá thí nghiệm .......................................................................................... 27
3.3.2 Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm............................................................ 27
3.3.2.1 Thí nghiệm 1............................................................................................ 27
3.3.2.2 Thí nghiệm 2............................................................................................ 28
3.3.2.3 Thí nghiệm 3............................................................................................ 28
3.3.3 Nguồn nước ................................................................................................ 28
3.3.4 Thức ăn ....................................................................................................... 28
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................................... 30
3.4.1 Thí nghiệm 1: Ðánh giá ảnh hưởng của Nutribull lên sự tăng
trưởng, tỉ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng
miễn dịch của cá tra ............................................................................................. 30
3.4.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của Nutribull lên khả năng
đề kháng đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ................................................ 36
3.4.3 Thí nghiệm 3: Đánh giá ảnh hưởng của Nutribull lên khả năng chịu
đựng của cá tra đối với sự thay đổi ammonia và độ mặn ................................... 37
3.4.3.1 Thí nghiệm gây sốc bằng ammonia nồng độ cao (150 ppm) .................. 37
3.4.3.2 Thí nghiệm gây sốc với nồng độ muối cao (15‰) .................................. 39
3.4.4 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................... 40
3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ....................................................... 41
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 42
4.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của Nutribull lên sự tăng trưởng,
hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng miễn dịch của cá tra ............................... 42
4.1.1 Nguyên liệu và thành phần dinh dưỡng trong thức ăn .............................. 42

4.1.2 Một số thông số môi trường nuôi cá tại các bể thí nghiệm ........................ 43
ix


4.1.3 Ảnh hưởng của sản phẩm Nutribull lên tăng trưởng và hiệu
quả sử dụng thức ăn ............................................................................................ 48
4.1.3.1 Tăng trưởng của cá sau thí nghiệm ........................................................ 48
4.1.3.2 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ............................................................. 50
4.1.4 Hệ số gan – thể trọng (HSI) và hệ số mỡ - thể trọng (ASI)
của cá sau thí nghiệm .......................................................................................... 51
4.1.5 Số lượng bạch cầu của cá sau thí nghiệm................................................... 52
4.1.6 Lysozyme.................................................................................................... 53
4.2 Ảnh hưởng của Nutribull lên khả năng đề kháng
đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ................................................................ 55
4.3 Ảnh hưởng của Nutribull lên khả năng chịu đựng của
cá tra đối với sự thay đổi ammonia và độ mặn .................................................... 59
4.3.1 Thí nghiệm gây sốc bằng ammonia nồng độ cao ....................................... 59
4.3.2 Thí nghiệm gây sốc độ mặn (15‰) cho cá thí nghiệm .............................. 62
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 65
5.1 Kết luận.......................................................................................................... 65
5.2 Ðề nghị ......................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASI:


Hệ số mỡ / thể trọng (Adipose – Somatic Index)

BHIA:

Brain Heart Infusion Agar

BHIB:

Brain Heart Infusion Broth

CFU:

Colony Forming Unit

CLN:

Chất lượng nước

CR:

Complement Receptor

DGA:

D-glucuronic acid

DGL:

D-glucurono-3,6-lactone


DO:

Dissolved Oxygen

ĐC:

Đối chứng

EDTA:

Ethylene diamine tetraacetic acid

E. ictaluriL:

Edwardsiella ictaluri

FCR:

Food conversion ratio

FKC:

Natural killer cell

GI:

Gastrointestinal

HIS:


Hệ số gan / thể trọng (Hepato – Somatic Index)

IHNV:

Infectious Hematopoietic Necrosis Virus

IPN:

Infectious pancreatic necrosis

ISA:

Infectious salmon anaemia

LC50:

Median Lethal Concentration

LD50:

Median Lethal Dose

LPS:

Lipopolysaccarides

MALT:

Mucosa associated lymphoid tissue


NB:

Nutrient Broth

NT:

Nghiệm thức

NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

pH:

Potential hydrogen

RPS:

Tỉ lệ bảo hộ miễn dịch (relative percent survival)

SD:

Standard Deviation
xi


SGR:

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (specific growth rate)


SR:

Tỉ lệ sống (Survival rate)

TB:

Trung bình

TL:

Trọng lượng

V. vulnificus:

Vibrio vulnificus

WG

Tăng trọng (Weight Gain)

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thành phần của ba nghiệm thức thức ăn sử dụng
trong thí nghiệm.................................................................................................... 29
Bảng 3.2: Giá trị năng lượng của các nguyên liệu sử dụng trong
các nghiệm thức. .................................................................................................. 30
Bảng 3.3: Sơ đồ bố trí bố trí gây cảm nhiễm với vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri. .......................................................................................... 36

Bảng 3.4: Sơ đồ bố trí trong thí nghiệm gây sốc ammonia. ................................ 38
Bảng 3.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm gây sốc độ mặn. ............................................. 39
Bảng 4.1: Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. ................... 42
Bảng 4.2: Các thông số chất lượng nước trong quá trình thí nghiệm. ................. 43
Bảng 4.3: Hệ số chuyển đổi thức ăn và tăng trưởng của cá sau 10 tuần
thí nghiệm. ............................................................................................................ 48
Bảng 4.4: Hệ số gan/thể trọng và hệ số mỡ/thể trọng của các
nghiệm thức thí nghiệm. ....................................................................................... 52
Bảng 4.5: Số lượng bạch cầu đếm được trong các mẫu cá tra thí nghiệm. ......... 53
Bảng 4.6: Kết quả phân tích lysozyme trong huyết thanh của cá
thí nghiệm. ............................................................................................................ 54
Bảng 4.7: Tỷ lệ sống của cá tra sau 14 ngày gây cảm nhiễm bởi
vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. ........................................................................... 58
Bảng 4.8: Kết quả phân tích mẫu nước ở thí nghiệm gây sốc ammonia. ............ 60
Bảng 4.9: Tỉ lệ cá chết trung bình sau thí nghiệm gây sốc ammonia. ................. 60

xiii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Sự biến động nhiệt độ vào buổi sáng ở các bể thí nghiệm ................ 44
Đồ thị 4.2: Sự biến động nhiệt độ vào buổi chiều ở các bể thí nghiệm. .............. 44
Đồ thị 4.3: Sự biến động DO vào buổi sáng ở các bể thí nghiệm. ...................... 45
Đồ thị 4.4: Sự biến động DO vào buổi chiều ở các bể thí nghiệm. ..................... 45
Đồ thị 4.5: Sự biến động pH vào buổi sáng ở các bể thí nghiệm. ....................... 46
Đồ thị 4.6: Sự biến động pH vào buổi chiều ở các bể thí nghiệm. ...................... 46
Đồ thị 4.7: Sự biến động hàm lượng ammonia ở các bể thí nghiệm. .................. 47
Đồ thị 4.8: Sự biến động hàm lượng nitrite ở các bể thí nghiệm. ....................... 48
Đồ thị 4.9: Trọng lượng trung bình của cá tra khi kết thúc thí nghiệm. .............. 49
Đồ thị 4.10: Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá tra ở các nghiệm thức. ................ 51

Đồ thị 4.11: Hoạt lực của lysozyme ở các nghiệm thức thí nghiệm. ................... 52
Đồ thị 4.12: Tỷ lệ sống của cá sau khi gây cảm nhiễm bởi
Edwardsiella ictaluri. ........................................................................................... 57
Đồ thị 4.13: Tỷ lệ cá chết sau 24 và 48 giờ được gây sốc ở độ mặn 15‰. ......... 63

xiv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cấu trúc hóa học của beta-1,3-1,6 glucan. ........................................... 7
Hình 2.2: Cơ chế kích thích miễn dịch của beta glucan. ...................................... 8
Hình 2.3: Các loại nucleotides............................................................................ 12
Hình 2.4: Cấu trúc hóa học của Glucoronolactone............................................. 19
Hình 2.5: Cấu trúc không gian của Glucuronolactone. ...................................... 19
Hình 2.6: Sơ đồ minh hoạc trạng thái cân bằng của DGA
và DGL tại pH sinh lý cơ thể ............................................................................... 20
Hình 2.7: Sự chuyển hóa D-Glucurono-γ-lactone (DGA)
và D-Glucuronic thông qua con đường Pentose Phosphate. ............................... 21
Hình 3.1: Cá tra sử dụng trong thí nghiệm 1. ..................................................... 27
Hình 3.2: Thức ăn viên sử dụng trong thí nghiệm 1............................................ 29
Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm. ....................................................................... 31
Hình 3.4: Mỡ và gan cá sau khi kết thúc thí nghiệm. .......................................... 31
Hình 3.5: Thao tác lấy máu cá phân tích bạch cầu và lysozyme. ........................ 32
Hình 3.6: Buồng đếm hồng cầu Neubauer. ......................................................... 33
Hình 3.7: Ống trộn hồng cầu (phải), bạch cầu (trái). .......................................... 34
Hình 3.8: Khuẩn lạc Micrococcus luteus trên môi trường BHIA. ...................... 35
Hình 3.9: Hệ thống bể bố trí gây cảm nhiễm với Edwardsiella ictaluri. ............ 37
Hình 3.10: Hệ thống bể bố trí gây sốc với ammonia 150 ppm............................ 39
Hình 3.11: Hệ thống bể bố trí gây sốc độ mặn 15‰ cho cá thí nghiệm. ............ 40
Hình 4.1: Gan và mỡ cá tra ở các nghiệm thức sau thí nghiệm. ......................... 52

Hình 4.2: Biểu hiện bên ngoài của cá bị cảm nhiễm Ewardsiella 56ictaluri. ..... 56
Hình 4.3: Các đốm mủ ở gan, thận, lách cá bị nhiễm Ewardsiella ictaluri. ....... 56
Hình 4.4: Cá chết do bị sốc ammonia. ................................................................. 61

xv


Chương 1
MỞ ĐẦU
Ngày nay, nuôi thủy sản đã được xác định là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn của quốc gia. Nhiều đối tượng có giá trị được đưa vào nuôi với nhiều hình
thức nuôi khác nhau, trong đó nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long đã và
đang phát triển rất mạnh, đặc biệt là các tỉnh như Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang,
Vĩnh Long, Bến Tre, … Mức độ thâm canh tương đối cao (40 – 60 con/m2) và diện
tích nuôi nhanh chóng được mở rộng đã làm cho sản lượng nuôi không ngừng tăng
lên. Diện tích nuôi cá tra cũng tăng nhanh từ năm 2007 đến năm 2008. Ở An Giang,
diện tích nuôi cá tra đạt 1.400 hecta vào năm 2008, tăng 20,6% so với năm 2007; Cần
Thơ đạt 1.200 hecta (tăng 22,1%), Vĩnh Long đạt 540 hecta (tăng 13,2%), … (World
of Pangasius, 2008). Từ năm 2005 đến nay, Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu cá da
trơn sang Mỹ, sau đó đến Trung Quốc. Tổng sản lượng cá da trơn fillet xuất khẩu tăng
từ 5.000 tấn năm 1996 đến 10.000 tấn vào năm 2001, trong đó cá tra chiếm 90%. Tính
đến hết quý I/2008, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 2 tỉ USD, trong đó xuất
khẩu cá tra, basa của Việt Nam đạt 115,6 nghìn tấn với kim ngạch đạt 265,2 triệu
USD, tăng 43,4% về sản lượng và 28,2% về kim ngạch so với quý I/2007 (World of
Pangasius, 2008).
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thế giới đang rất quan tâm đến việc sản xuất
và tiêu thụ các sản phẩm sạch. Những sản phẩm đáp ứng được điều này đang dần
chiếm lĩnh thị trường quốc tế với giá trị cao hơn nhiều. Do vậy việc nâng cao năng
suất, tạo nguồn cá sạch là vấn đề sống còn của nghề nuôi thủy sản nước ta. Hiện nay,
việc nuôi thâm canh cá tra ngày càng cao và không có quy hoạch dẫn đến thiệt hại do

dịch bệnh ngày càng tăng. Mặt khác, trong nuôi trồng thủy sản thì phòng bệnh hơn trị
bệnh, do đó cần tập trung vào cải thiện sức khỏe vật nuôi bằng cách đảm bảo môi
trường sống thích hợp và tăng cường sức đề kháng cho đối tượng nuôi.
Để tăng sức đề kháng cho đối tượng nuôi người ta thường kích thích hệ miễn
dịch tự nhiên của chúng. Đối với động vật thủy sản, các nghiên cứu tập trung vào việc
1


giúp đối tượng nuôi chống lại stress và bệnh một cách tự nhiên thay vì dùng kháng
sinh để phòng bệnh hoặc điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phẩm, con
người và môi trường.
Ngày nay, các hoạt chất sinh học nhằm kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu
được sử dụng trong thức ăn thủy sản ngày càng phổ biến, đặc biệt là các chất kích
thích miễn dịch có nguồn gốc từ tự nhiên. Trong tương lai ngành nuôi trồng thủy sản
nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung sẽ sử dụng nhiều những hoạt chất sinh học
nhằm thay thế hóa chất và kháng sinh trong phòng bệnh cho các đối tượng nuôi.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng như sử dụng
các loại hoạt chất sinh học bổ sung vào thức ăn nhằm cải thiện sức khỏe vật nuôi như:
beta glucan, nucleotide, mannan oligosaccharide (MOS), ... Các sản phẩm này được
đánh giá là có khả năng nâng cao đáp ứng miễn dịch cũng như tăng trưởng và cải thiện
tỉ lệ sống của nhiều loài vật nuôi.
Nutribull là sản phẩm chứa beta glucan, nucleotide, glucuronolactone, … Đây
là các chất có tác dụng kích thích miễn dịch, giúp cá tăng trưởng nhanh, nâng cao tỉ lệ
sống, … trên động vật thủy sản nói riêng cũng như trên vật nuôi nói chung. Do đó, đề
tài “Đánh giá tác dụng của sản phẩm Nutribull lên tăng trưởng và cải thiện tình trạng
sức khỏe của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được tiến hành.
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá hiệu quả của sản phẩm Nutribull lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng
thức ăn và việc cải thiện tình trạng sức khỏe của cá tra. Từ đó, kết luận có nên đưa sản
phẩm này vào ứng dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất hay không.

Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả của Nutribull lên sự tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn
và miễn dịch không đặc hiệu của cá tra.
- Đánh giá hiệu quả của Nutribull lên khả năng đề kháng của cá tra đối với vi
khuẩn Ewardsiella ictaluri.
- Đánh giá hiệu quả của Nutribull lên khả năng chịu đựng của cá tra đối với sự
thay đổi ammonia và độ mặn của môi trường.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về các nhóm chất kích thích miễn dịch
2.1.1 Khái niệm chất kích thích miễn dịch
Thao Raa (2000), chất kích thích miễn dịch là những hợp chất hóa học hoạt hóa
bạch cầu (leucocytes) và từ đó có thể giúp cho động vật có sức chịu đựng tốt hơn đối
với các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây ra.
Chất kích thích miễn dịch có thể được hoạt hóa chống lại bệnh ung thư ở con
người bởi vì chúng hoạt hóa những tế bào bạch cầu có thể nhận biết và tiêu diệt những
tế bào ung thư. Trong suốt quá trình tiến hóa của động vật, hệ miễn dịch phát triển
nhiều cơ chế để xác định những vi sinh vật nguy hiểm tiềm ẩn, phát ra “tín hiệu báo
động” để “bật” hàng rào phòng thủ chống lại sự nhiễm trùng.
2.1.2 Các chất kích thích miễn dịch tự nhiên
Hầu hết những chất kích thích miễn dịch là những hợp chất hóa học và những
thành phần cấu trúc của vi khuẩn, nấm sợi và nấm men. Tuy nhiên, cũng có những hợp
chất tổng hợp hoàn toàn. Theo Raa (1996), dựa theo bản chất hóa học và phương thức
hoạt động, các chất kích thích miễn dịch được chia thành những nhóm sau:
a) Những thành phần cấu trúc của vi khuẩn (lipopolysaccharides (LPS),
lipopeptides, capsular glycoproteins và muramylpeptides).

b) Những sản phẩm beta-1,3-glucan từ nguồn vi khuẩn khác nhau (Curdlan) và
nấm sợi (Krestin, Lentinan, Schizophyllan, Scleroglucan, SSG, VitaStim).
c) Beta-1,3-1,6 glucan chiết xuất từ vách tế bào nấm men (MacroGard, Betafectin);
d) Những cấu trúc carbohydrate phức tạp (glycans) chiết xuất những nguồn sinh
học khác nhau như tảo biển.
e) Peptides chiết xuất từ động vật hoặc từ sự thủy phân enzyme của protein cá.
f) Nucleotides.
g) Những sản phẩm tổng hợp (Bestatin, Muramylpeptides, FK-156, FK-565,
Levamisole).
3


Những chất kích thích miễn dịch thường được nhận biết bởi khả năng hoạt hóa
bạch cầu của chúng. Do đó, cần tiến hành thí nghiệm trên động vật sống để tìm hiểu
được ảnh hưởng rõ ràng của một số chất kích thích miễn dịch. Các chất được chiết
xuất từ vách tế bào của vi khuẩn là những chất kích thích miễn dịch rất hiệu quả khi
được kiểm tra invitro. Tuy nhiên, những sản phẩm này có thể gây ra ảnh hưởng viêm
dữ dội và có thể chúng rất độc với những liều trên ngưỡng “an toàn” một chút. Ngoài
ra, cấu trúc hóa học và phương thức hoạt động của các thành phần chiết xuất từ vách tế
bào vi khuẩn trong hệ miễn dịch vẫn chưa được hiểu biết một cách rõ ràng. Vì vậy,
những sản phẩm này không thích hợp để sử dụng trong thực tế.
Beta-1,3 glucan tìm thấy trong nấm sợi và nấm men thì khác với những chất kích
thích miễn dịch có nguồn gốc từ vi khuẩn về cấu trúc hóa học và phương thức hoạt
động. Những sản phẩm từ β-1,3-glucan thích hợp để sử dụng trong thực tế bởi vì
những ảnh hưởng tích cực của chúng.
Đối với β-1,3-1,6 glucan, cấu trúc hóa học và phương thức hoạt động của chúng
trong hệ miễn dịch có thể được nhận biết chính xác thậm chí có thể nghiên cứu được ở
mức độ tế bào và phân tử.
Trong những năm gần đây, peptide và axit nucleic kích thích miễn dịch được đề
cập nhiều trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS). Tuy nhiên, những sản phẩm này

chưa có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng của chúng trong thực tế.
2.1.3 Một số trường hợp cần thiết sử dụng chất kích thích miễn dịch (Raa, 2000)
Chất kích thích miễn dịch có thể cải thiện sức khỏe và biểu hiện của vật nuôi, bao
gồm cá và tôm trong NTTS nếu được sử dụng trước khi:
a) Động vật bị gây stress hay suy yếu sức khỏe (quá trình vận chuyển, thay đổi
nhiệt độ và môi trường, chuyển sang thức ăn nhân tạo cho larvae).
b) Sự phơi nhiễm với mầm bệnh vi sinh vật và ký sinh trùng tăng (như hiện
tượng nở hoa nước vào mùa xuân và mùa thu ở môi trường biển hay mật độ nuôi cao).
c) Những giai đoạn phát triển mà động vật dễ bị tác động bởi tác nhân nhiễm
trùng (như giai đoạn larvae của tôm và cá biển).
Các chất kích thích miễn dịch có thể hiệp lực với kháng sinh và vì vậy, kéo dài
ảnh hưởng của thuốc chữa trị. Tuy nhiên, chất kích thích miễn dịch có vai trò chính là
phòng bệnh, chúng nên được sử dụng để nâng cao hàng rào phòng thủ chung của sinh
4


vật và từ đó để làm giảm nguy cơ mắc bệnh chứ không có vai trò như một thuốc chữa
bệnh. Nếu chất kích thích miễn dịch được sử dụng khi bệnh ở giai đoạn nặng thì chúng
được sinh vật nhận biết như là một “chất nhiễm trùng hiển nhiên” (apparent infection).
Nó và mầm bệnh hiện đang tồn tại có thể làm triệu chứng bệnh trầm trọng thêm, ít
nhất là trong một khoảng thời gian ngắn.
2.1.4 Lợi ích của việc sử dụng chất kích thích miễn dịch (Raa, 2000)
Hiện nay, chất kích thích miễn dịch được sử dụng cả trong NTTS và chăn nuôi
truyền thống để giảm tỷ lệ chết do những tác nhân nhiễm trùng và cải thiện sức khỏe
của vật nuôi. Sử dụng chất kích thích miễn có những lợi ích cụ thể như sau:
a) Giảm tỷ lệ chết do những mầm bệnh cơ hội
Những mầm bệnh cơ hội gây bệnh thậm chí gây chết cá chủ yếu khi sức khỏe cá
yếu hay stress do điều kiện bất lợi của môi trường. Những vi sinh vật này có thể làm
giảm sự tăng trưởng của động vật ngay cả khi những điều kiện môi trường và thức ăn
đều tốt, và động vật không có dấu hiệu bệnh.

Việc sử dụng những chất kích thích miễn dịch có thể nâng cao cơ chế phòng thủ,
giúp chống lại những bệnh nhiễm trùng cơ hội và vì vậy cải thiện tăng trưởng và làm
giảm tỷ lệ chết trong suốt quá trình nuôi.
b) Ngăn chặn những bệnh do virus
Trong NTTS, sự phát triển của vaccine chống lại bệnh do virus gây tốn thời gian
và tiền bạc. Do có một lượng lớn những virus khác nhau gây bệnh trên nhiều loài khác
nhau nên việc tạo ra những sản phẩm vaccine hiệu quả chống lại tất cả những virus đó
là một mục tiêu khó thực hiện. Vì thế, việc kết hợp giữa nuôi tốt và sử dụng thức ăn có
chứa chất kích thích miễn dịch là một chiến lược khả quan nhằm làm giảm nguy cơ
của những bệnh virus.
c) Nâng cao sức kháng bệnh của tôm nuôi
Hệ miễn dịch của tôm và những động vật không xương sống kém phát triển hơn
cá và những động vật máu nóng khác. Và sức đề kháng của tôm với sự nhiễm trùng
chỉ phụ thuộc vào quá trình miễn dịch không đặc hiệu (Adams, 1991). Chất kích thích
miễn dịch kích thích những quá trình này và làm cho tôm đề kháng tốt hơn với bệnh.
Do đó, chất kích thích miễn dịch đang trở thành 1 công cụ quan trọng trong quản lý
sức khỏe của nuôi tôm công nghiệp.
5


d) Giảm tỷ lệ chết của cá con
Trong trại sản xuất giống, cá bột và cá giống đặc biệt nhạy cảm với sự nhiễm
trùng do vi sinh vật và chết nhiều chủ yếu do những mầm bệnh cơ hội. Cá con không
có hệ thống miễn dịch đặc hiệu hoàn chỉnh (Ellis, 1988) vì thế chúng phụ thuộc cơ chế
phòng thủ tế bào không đặc hiệu để đề kháng với sự nhiễm trùng do vi sinh vật (Trust,
1986). Do đó, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch để giảm tỷ lệ chết của cá giống
trong trại giống là một ứng dụng quan trọng.
e) Nâng cao hiệu quả của những chất kháng sinh
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những chất kích thích miễn dịch có thể hiệp lực với
kháng sinh trong việc ngăn ngừa sự nhiễm trùng ở người (Smets và ctv., 1988; Felippe

và ctv., 1993) và ở cá (Thompson và ctv., 1993). Khi động vật bị nhiễm trùng do vi
khuẩn, cơ thể sẽ được kích thích để kháng lại vi khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh làm
giảm bớt tính chất nguy hiểm của bệnh. Vì vậy, việc sử dụng kết hợp chất kích thích
miễn dịch với những tác nhân kháng sinh trong trị bệnh ở giai đoạn đầu hay trước khi
bệnh bộc phát thực sự có hiệu quả tốt.
f) Nâng cao sức đề kháng với ký sinh trùng
Ký sinh trùng bám trên da và màng nhầy bị ức chế bởi những thành phần bổ
sung, enzyme và chất ức chế enzyme. Những vũ khí phòng thủ hóa học này được sản
xuất bởi những tế bào đặc biệt trên bề mặt da và liên tục được tiết ra. Những chất kích
thích miễn dịch tự nhiên như β-1,3-1,6 glucan kích thích những tế bào này và do đó
phòng thủ chống lại những ký sinh trùng bề mặt. Một số báo cáo cho thấy những chất
kích thích miễn dịch quả thực có hiệu quả chống lại rận biển trên cá hồi nuôi.
g) Nâng cao hiệu quả của vaccine
Chất kích thích miễn dịch được sử dụng như những chất bổ trợ (tá dược) trong
vaccine để hoạt hóa kháng nguyên có trong tế bào (như đại thực bào) và để kích thích
những tế bào này sản xuất những phân tử nhận diện (cytokine) nhiều hơn – hoạt hóa
nhóm lymphocyte để sản xuất những kháng thể đặc trưng.
Rõ ràng β-1,3-1,6 glucan hoạt động như một chất bổ trợ, nó có khả năng tăng
cường sự sản xuất kháng thể thật sự, không chỉ khi sử dụng cùng với những kháng
nguyên vaccine mà còn khi được sử dụng trong thức ăn (Nicoletti và ctv., 1992; Raa
và ctv., 1992; Verlhac và ctv., 1998).
6


2.1.5 Một số chất kích thích miễn dịch phổ biến
2.1.5.1 Beta glucan
Beta glucan là một trong những hoạt chất kích thích miễn dịch có giá trị và
thường xuyên sử dụng để bổ sung vào thức ăn thủy sản.
a) Cấu trúc hóa học của beta glucan
Beta glucan là một polysaccharide tự nhiên bao gồm các đơn vị Dglucopyranosyl, được tìm thấy trong nhiều loại ngũ cốc, thực vật, tảo, vi khuẩn và nấm

men.
Do đó phân tử β-1,3 glucan tự nhiên có những tính chất như có khả năng hòa tan,
có mức độ phân nhánh và trọng lượng phân tử lớn như phân tử polymer, hoặc có cấu
trúc phân tán (cấu trúc xoắn 3, xoắn đơn hay xoắn ngẫu nhiên). Tất cả những đặc điểm
này đều có vai trò tạo nên hoạt tính sinh học của phân tử glucan (Zekovic và ctv.,
2005). Trong đó, cấu trúc của phân tử glucan có vai trò quan trọng quyết định hoạt
tính của nó. Trong mạch β-1,3, thành phần chuỗi bên β-1,6 ngắn hơn hay số lượng ít
hơn có thể làm giảm hoạt tính của glucans trên cá (Lim và Webster, 2001).
Trong số các chất thuộc nhóm beta glucan, β-1,3 và β-1,6 glucan là chất có tác
dụng kích thích miễn dịch tốt nhất. Chúng cấu thành lớp trong của vách tế bào. Bằng
phương pháp ly trích, người ta sản xuất beta glucan từ các vách tế bào nấm men.

Typical 1-3, 1-6 beta glucan structure

Hình 2.1: Cấu trúc hóa học của β-1,3-1,6 glucan.
(Nguồn: 2009)
b) Cơ chế hoạt động của beta-1,3-1,6 glucan
Theo Raa (2000), cơ chế hoạt động của β-1,3-1,6 glucan như sau:
β-1,3-1,6 glucan kết hợp đặc biệt với một receptor trên bề mặt bạch huyết cầu
(Engstad và Robertsen, 1994). Receptor cho β-1,3-1,6 glucan được “ghi nhớ” trong
7


suốt quá trình phát triển của vật nuôi. Điều này đã được chứng minh trên tất cả các
nhóm động vật từ không xương sống (như tôm) đến con người. Điều này giải thích tại
sao β-1,3-1,6 glucan có hiệu quả sinh học cơ bản giống nhau trong tất cả giới động
vật. Khi receptor được gắn bởi β-1,3-1,6 glucan, tế bào trở nên hoạt động hơn, tiêu diệt
và dung giải tế bào vi khuẩn với cường độ cao hơn. Và cùng lúc đó, chúng tiết ra
những phân tử báo hiệu (cytokine) kích thích sự hình thành bạch cầu mới. Sự hoạt hóa
bạch huyết cầu sản xuất cytokine cũng có nghĩa là hoạt hóa bạch cầu (tế bào B và T).

Vì vậy, β-1,3-1,6 glucan cũng nâng cao hiệu quả của vaccine. Do phương thức hoạt
động rất cơ bản của β-1,3-1,6 glucan cho nên những sản phẩm từ β-1,3-1,6 glucan tác
động lên những quá trình sinh học khác nhau, không chỉ tác động sức đề kháng bệnh
mà còn lên tăng trưởng, sự lành vết thương và sửa chữa những tế bào bị tổn thương
(Raa, 1999).
Beta glucan được biết đến như “sự thay đổi phản ứng sinh học” vì nó có khả năng
hoạt hóa hệ thống miễn dịch (Miura và ctv., 1996). Các nghiên cứu cho thấy rằng có
một thụ thể nằm trên bề mặt của các tế bào miễn dịch bẩm sinh gọi là thụ thể bổ sung
3 (Complement Receptor 3 - CR3). Beta glucan kết hợp với các thụ thể bổ sung CR3
và thụ thể thể dịch (SR), kích thích hoạt động thực bào và phân tiết cytokine (Hình
2.2).

Hình 2.2: Cơ chế kích thích miễn dịch của beta glucan.
(Nguồn: o/Beta_Glucan_.html, 2009)
8


×