Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

ĐIỀU TRA SÂU BỆNH HẠI THANH LONG VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH BẰNG THUỐC HÓA HỌC TẠI HUYỆN HÀM THUẬN NAM TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

ĐIỀU TRA SÂU BỆNH HẠI THANH LONG VÀ HIỆU QUẢ
PHÒNG TRỪ MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH BẰNG
THUỐC HÓA HỌC TẠI HUYỆN HÀM THUẬN NAM
TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

ĐIỀU TRA SÂU BỆNH HẠI THANH LONG VÀ HIỆU QUẢ
PHÒNG TRỪ MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH BẰNG
THUỐC HÓA HỌC TẠI HUYỆN HÀM THUẬN NAM
TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên nghành: Bảo vệ Thực vật
Mã số


: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:
GS.TS. NGUYỄN THƠ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2009


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Mạnh Cường sinh ngày 15 tháng 8 năm 1975 tại Thành phố
Nam Định, tỉnh Hà Nam Ninh. Con Ông Nguyễn Mạnh Chinh và Bà Lê Thị Hồng.
Tốt nghiệp tú tài tại Trường Trung học phổ thông Vĩnh Kim, tỉnh Tiền Giang
năm 1993.
Tốt Nghiệp Đại học nghành Trồng trọt hệ chính quy tại Đại học Cần Thơ, tỉnh
Cần Thơ.
Sau đó làm việc tại Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn.
Tháng 9 năm 2005 theo học Cao học ngành Bảo vệ thực vật tại Đại học Nông
Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ Huỳnh Thị Ngọc Bằng, kết hôn năm 2001, các con
Nguyễn Huỳnh Hà Ngân, sinh năm 2002 và Nguyễn Mạnh Kiên, sinh năm 2008.
Địa chỉ liên lạc: Số nhà 888, ấp Mới xã Long Định – Châu Thành – Tiền Giang.
Điện thoại: 0733.834597; 0907616461


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

khác.


CẢM TẠ
Vô cùng biết ơn cha mẹ, những người đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn tới ngày
hôm nay.
Tôi xin vô cùng biết ơn GS-TS Nguyễn Thơ – người thầy luôn tận tụy hết lòng
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm đề tài. Xin cảm ơn quý thầy cô Phòng
đào tạo sau Đại học Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Quý thầy cô
giảng dạy và các bạn học viên lớp BVTV05.
Xin cảm ơn các anh chị Chi cục BVTV tỉnh Bình Thuận và Trạm BVTV huyện
Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn gia đình và các anh chị luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập.


TÓM TẮT
Đề tài “ Điều tra sâu bệnh hại cây thanh long và hiệu quả phòng trừ một số sâu
bệnh hại chính bằng thuốc hóa học tại huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận“ đã
được tiến hành tại huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận, thời gian từ tháng 11 năm
2007 đến tháng 8 năm 2009.
Kết quả thu được thấy rằng: nông dân tại Bình Thuận sử dụng nhiều loại thuốc
BVTV để phòng trừ sâu bệnh, với 28 chế phẩm thuốc trừ sâu và 23 chế phẩm thuốc trừ
bệnh. Hiện trạng dư lượng thuốc trong trái sau thu hoạch vẫn còn, tập trung chủ yếu
vào nhóm Lân hữu cơ, Carbamate và Pyrethroid với những hoạt chất thuốc trừ sâu
truyền thống có phổ tác dụng rộng như Chlorpyrifos ethyl, Diazinon, Carbosulfan
Fenobucarb, Alpha cypermethrin, Cypermethrin, Fenvalerate. Trong đó đáng chú ý các
hoạt chất Chlopyrifos ethyl, Fenobucarb, Alpha cypermethrin, Cypermethrin có một số
mẫu dư lượng vượt mức cho phép. Tình hình trái thanh long nhiễm dư lượng thuốc trừ
bệnh nhìn chung thấp hơn nhiều so với dư lượng thuốc trừ sâu, chỉ phát hiện duy nhất 2

mẫu trái có dư lượng hoạt chất Carbendazim nhưng vẫn ở dưới mức cho phép. Đối với
nhóm thuốc trừ cỏ, không phát hiện thấy dư lượng trong các mẫu trái phân tích.
Đã xác định được 10 loài sâu và 7 loại bệnh chủ yếu thường xuất hiện trên thanh
long, trong đó sâu hại phổ biến có 4 loài đó là ruồi đục trái, rệp muội, kiến lửa và câu
câu xanh. Bệnh hại phổ biến có 4 loại là bệnh đốm nâu, bệnh thối đầu cành, bệnh thán
thư và bệnh nám cành. Thời gian sau thu hoạch dọn vườn, chồi non và đọt hoa đầu xuất
hiện cũng là thời gian các loại sâu bệnh bắt đầu phát sinh và tích lũy. Cao điểm sâu
bệnh phát sinh nhiều trong năm là các tháng 7- 8 - 9 và 10, đây cũng là thời gian mưa


nhiều, cành cây phát triển nhiều và hoa quả ra liên tục rất thích hợp cho sâu bệnh phát
sinh gây hại. Trong các loại thuốc thì hỗn hợp Abamectin + dầu khoáng có hiệu lực cao
nhất trong việc phòng trừ sâu hại. Đối với bệnh là hoạt chất Difenoconazol (Score).
Những loại thuốc này ngoài việc phòng trừ sâu bệnh tốt còn ít độc hại với người và
mội trường vì có nguồn gốc sinh học hoặc được sử dụng với liều lượng rất thấp, thời
gian phân hủy nhanh. Do đó cần được khuyến cáo sử dụng trên cây trồng nói chung và
thanh long nói riêng.


SUMMARY
The thesis “Investigation of pests and diseases on dragon fruit and effect of
controlling them by pesticide in Ham Thuan Nam district, Binh Thuan province“
carried out from November 2007 to August 2009.
The result shows that the farmer in Binh Thuan applied many kinds of pesticides
for controlling insects and diseases on their dragon fruit farm, including 28
insecticides, 23 fungicides. Residure of post-harvest fruits concentrates on certain
insecticidal groups such as: organic phosphorus, Carbamate, Pyrethoid that focus
common wide-range ingredient actives of Chlopyrifos – Ethyl, Diazinon, Carbosulfan,
Fenobucarb, Alpha cypermethrin, Fenvalerate. Among of them, Chlopyrifos – Ethyl,
Fenobucarb, Alpha cypermethrin exceed MRL (Maximum Resisure Limit) with a few

investigated simples. The residure of fungicide is less than that of insecticide, found
out only 2 collected simples that comtaminated ingredient active of Carbendazim but
that are under MRL. As regard Herbicides, weresn’t recorded any cases with residure.
The survey was realized 10 insect species and 7 diseases that attact frequently
on dragon fruit. The popular insects and diseases present regular on dragon garden, like
4 diffirent fruitfly species (Bactrocera spp.), Aphis (Toxoptera sp.), red ant, green
beetle (Hypomeces squamosus), Gloesporium agaves, Alternaria sp., Colletotrichum
sp., Macssonia agaves. Pests present and accumulate density at the after - harvest
period when shoot, floral germ begin to appear. The peak coincides July to October on
the year that time is heavy rainy moment, growing plant, blomssom, suitable for
developing insects, diseases.


Among the mixture pesticides were one combinated product of Abamectin and
petroleum spray oil that control pests more efficiently than others and Difenocazole a.i
(Score, Till trade - name) desmontrates hight effect for controlling diseases. These pest
chemicals is orginal bio-pesticide with lower used dosage, prompt decomposition so
that didn’t impact enviroment, human. For this reason, these pesticides should
recommend the farmer to apply on their dragon fruit farm as well as other fruit trees.


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Trang Chuẩn Y

i

Lý Lịch Cá Nhân


ii

Lời Cam đoan

iii

Cảm tạ

iv

Tóm tắt

v

Mục lục

vi

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các hình

viii

Danh sách các bảng

ix


Danh sách các đồ thị

x

1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích của đề tài

2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

3

2. TỔNG QUAN

4

2.1 Đặc điểm sinh học cây thanh long


4

2.1.1 sinh thái

4

2.1.2 Thực vật học

5


2.1.3 Yêu cầu dinh dưỡng của cây thanh long

6

2.2 Tiêu chuẩn thanh long xuất khẩu

7

2.3 Tình hình sản xuấ thanh long tại Bình Thuận

9

2.4 Sâu bệnh hại thanh long

9

2.4.1 Bệnh hại thanh long

9


2.4.2 Sâu hại thanh long

11

2.4.3 Thiên địch trên thanh long

12

2.5 Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên thanh long

12

2.6 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ sâu bệnh thanh long

13

2.7 Thuốc Bảo vệ thực vât

17

2.7.1 Các nhóm thuốc Bảo vệ thực vật

17

2.7.2 Cơ chế tác động của thuốc Bảo vệ thực vật

18

2.7.3 Sự phân giải của thuốc Bảo vệ thực vật


18

2.7.4 Tính độc của thuốc Bảo vệ thực vật

19

2.8 Dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật

19

2.9 Ưu, nhược điểm của biện pháp sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật

21

2.10 Hiện trạng nhiễm độc thuốc Bảo vệ thực vật

21

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

23

3.1 Nội dung

23

3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

23


3.3 Phương pháp nghiên cứu

23

3.3.1 Nguyên vật liệu thiết bị

23

3.3.2 Điều tra thành phần sâu bệnh và diễn biến của các loài sâu bệnh
hại chính trên thanh long

24

3.3.3 Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác thanh long

24

3.3.4 Dư lượng hóa chất trong trái thanh long

25


3.3.5 Thí nghiệm đánh giá hiệu quả sử dụng một số loại thuốc phòng
trừ sâu bệnh hại chính trên cây thanh long

25

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


36

4.1 Điều tra sâu bệnh thường gặp trên thanh long

36

4.1.1 Sâu hại

36

4.1.2 Bệnh hại

50

4.2 Xác định hiện trạng sử dung thuốc BVTV trong canh tác thanh long

65

4.3 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong trái thanh long

69

4.4 Thí nghiệm xác định hiệu quả phòng trừ của một số loại thuốc BVTV
đối với một số sâu bệnh hại chính trên thanh long

71

4.4.1 Kết quả phòng trừ bệnh đốm nâu trên thanh long

71


4.4.2 Kết quả phòng trừ bệnh thối đầu cành thanh long

74

4.4.3 Kết quả phòng trừ bệnh thán thư trên thanh long

76

4.4.4 Kết quả phòng trừ ruồi đục trái thanh long

79

4.4.5 Kết quả phòng trừ rệp muội trên thanh long

79

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

81

5.1 Kết luận

81

5.2 Đề nghị

82

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO


83

7. PHỤ LỤC

90


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
CSB: Chỉ số bệnh
TLB: Tỉ lệ bệnh
CV: Coefficient of Variation: Hệ số biến thiên
LSD: Least Significant Difference: Mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
LLL: Lần lập lại
NT: Nghiệm thức
ĐT: Điều tra
MRL: Maximum Residue Limits: Giới hạn tối đa cho phép
GAP: Good Agriculture Practices: Thực hành nông nghiệp tốt


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1 Câu cấu xanh trên thanh long

39


Hình 4.2 Bọ hung đục cành trên thanh long

41

Hình 4.3 Rệp muội trên thanh long

43

Hình 4.4 Ruồi đục quả trên thanh long

45

Hình 4.5 Kiến lửa trên cành thanh long

47

Hình 4.6 Tác hại của kiến lửa trên thanh long

48

Hình 4.7 Ốc sên trên thanh long

49

Hình 4.8 Bệnh đốm nâu trên thanh long

53

Hình 4.9 Bệnh nám cành thanh long


55

Hình 4.10 Bệnh thối đầu cành thanh long

57

Hình 4.11 Bệnh thán thư cành thanh long

60

Hình 4.12 Bệnh thán thư trái thanh long

61

Hình 4.13 Bệnh thán thư hoa thanh long

62

Hình 4.14 Bệnh bồ hóng cành thanh long

63

Hình 4.15 Bệnh thối bẹ thanh long

64


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG


TRANG

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long

8

Bảng 2.2 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trong canh tác thanh long
tại huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang

14

Bảng 2.3 Các loại thuốc BVTV được sử dụng trên thanh long
tại Tiền Giang và Long An

15

Bảng 2.4 Các loại thuốc BVTV được sử dụng trong canh tác thanh long
tại Bình Thuận

16

Bảng 2.5 Kết quả phân tích dư lượng thuốc trên trái thanh long tại Bình Thuận

20

Bảng 3.1 Nghiệm thức thí nghiệm phòng trừ bệnh đốm nâu thanh long

27

Bảng 3.2 Nghiệm thức thí nghiệm phòng trừ bệnh thối đầu cành thanh long


31

Bảng 3.3 Nghiệm thức thí nghiệm phòng trừ bệnh thán thư thanh long

32

Bảng 3.4 Nghiệm thức thí nghiệm phòng trừ ruồi đục trái

34

Bảng 3.5 Nghiệm thức thí nghiệm phòng trừ rệp muội

35

Bàng 4.1 Thành phần sâu hại thanh long

37

Bảng 4.2 Thành phần Bệnh hại thanh long

51

Bảng 4.3 Các loại thuốc trừ sâu bệnh sử dụng trong canh tác thanh long
tại huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận

65

Bảng 4.4 Các loại thuốc trừ cỏ được sử dụng trong canh tác thanh long
tại huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận


67

Bảng 4.5 Các chất điều hoà sinh trưởng thực vật được sử dụng trong canh
tác thanh long tại huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận

67


Bảng 4.6 Dư lượng thuốc trừ sâu trong trái thanh long

69

Bảng 4.7 Kết quả phòng trừ bệnh đốm nâu cành thanh long

72

Bảng 4.8 Kết quả phòng trừ bệnh đốm nâu trên trái thanh long

73

Bảng 4.9 Kết quả phòng trừ bệnh thối đầu cành thanh long

75

Bảng 4.10 Kết quả phòng trừ bệnh thán thư cành thanh long

77

Bảng 4.11 Kết quả phòng trừ bệnh thán thư trái thanh long


78

Bảng 4.12 Kết quả phòng trừ ruồi đục trái

79

Bảng 4.13 Kết quả phòng trừ rệp muội

80


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
ĐỒ THỊ

TRANG

Đồ thị 4.1 Diễn biến tác hại trong năm của câu cấu xanh lớn

38

Đồ thị 4.2 Diễn biến tác hại trong năm của rệp muội

42

Đồ thị 4.3 Diễn biến tác hại trong năm của ruồi đục trái

44

Đồ thị 4.4 Diễn biến tác hại trong năm của kiến lửa


46

Đồ thị 4.5 Diễn biến tác hại trong năm của bệnh đốm nâu

52

Đồ thị 4.6 Diễn biến tác hại trong năm của bệnh nám cành

54

Đồ thị 4.7 Diễn biến tác hại trong năm của bệnh thối đầu cành

56

Đồ thị 4.8 Diễn biến tác hại trong năm của bệnh thán thư

59


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thanh long là một trong số ít những loại cây ăn trái ở nước ta có tỉ trọng xuất
khẩu lớn. Giá trị kinh tế của cây thanh long trong những năm gần đây tăng rất cao do
trái thanh long xuất khẩu đã có mặt ở các thị trường cao cấp như châu Âu, Mỹ, Nhật
Bản…
Tỉnh Bình Thuận là địa phương có diện tích trồng thanh long cao nhất nước.
Nhiều trang trại trồng thanh long theo hướng sản xuất tập trung quy mô lớn đã hình
thành và ngày càng phát triển. Chất lượng trái thanh long ở Bình Thuận cũng cao hơn

các địa phương khác có lẽ do điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với cây thanh
long. Ở Bình Thuận, thanh long là cây trồng chủ lực, thống kê năm 2008 diện tích
thanh long tỉnh Bình Thuận khoảng 10.000 ha, với sản lượng 170.000 tấn / năm (Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận, 2009).
Sâu bệnh hại cây và trái thanh long là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng
lớn đến năng suất, chất lượng cũng như giá trị xuất khẩu trái thanh long. Thành phần
sâu bệnh hại thanh long và mức độ gây hại có biểu hiện tăng nặng trong những năm
gần đây. Việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại vì thế cũng nhiều hơn
cả về chủng loại lẫn khối lượng. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả xấu như tác
động tiêu cực đến hệ sinh thái làm diễn biến sâu bệnh hại phức tạp và khó phòng trị
hơn. Đặc biệt, việc sử dụng thuốc hóa học không đúng có thể gây ảnh hưởng đến sức


khỏe người tiêu dung, gây khó khăn cho thị trường xuất khẩu thanh long vì dư lượng
thuốc Bảo vệ Thực vật có thể tồn tại trên trái thanh long cao hơn mức cho phép.
Xuất phát từ thực tế trên, nhằm góp phần xây dựng quy trình phòng trừ sâu bệnh
hại thanh long hiệu quả và an toàn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra sâu
bệnh hại thanh long và hiệu quả phòng trừ một số sâu bệnh hại chính bằng thuốc hóa
học tại huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận”
1.2 Mục đích của đề tài
- Điều tra thành phần sâu bệnh, mức độ gây hại và diễn biến của các loài sâu
bệnh trong năm để có thời điểm phòng trừ thích hợp.
- Tìm hiểu hiện trạng sử dụng thuốc BVTV và dư lượng của chúng trên trái
thanh long.
- Xác định hiệu quả phòng trừ một số sâu bệnh hại chính bằng một số thuốc mới
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học của đề tài: Bổ sung các số liệu về thành phần sâu bệnh hại
thanh long, diễn biến mật số và mức độ gây hại trên thanh long của một số sâu bệnh
hại chính… trong thời điểm năm 2008 - 2009 tại huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình
Thuận, lĩnh vực vốn trước đây chưa được nghiên cứu nhiều. Làm tài liệu tham khảo

cho công tác biên soạn tài liệu, giảng dạy tập huấn, khuyến nông…
- Sử dụng một số loại thuốc mới trong phòng trừ sâu bệnh hại thanh long, nhất
là nhóm thuốc sinh học và dầu khoáng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Làm giảm thiệt hại do sâu bệnh hại thanh long gây ra, nâng
cao hiệu quả kinh tế cho nghề trồng thanh long, góp phần xây dựng quy trình phòng trừ
sâu bệnh hại thanh long hiệu quả, an toàn sẽ giúp giảm dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật
trên trái thanh long, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao giá trị trái thanh long
xuất khẩu.


1.4 Phạm vi nghiên cứu
Với thời gian và điều kiện nhất định, đề tài tập trung trong phạm vi điều tra diễn
biến trong một năm của các loài sâu bệnh chủ yếu và thí nghiệm hiệu lực phòng trừ của
một số loại thuốc có nguồn gốc hóa học và sinh học, đáp ứng đầy đủ hai nguyên tắc cơ
bản là đúng thuốc và đúng lúc để góp phần vào việc xây dựng một quy trình sử dụng
thuốc phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả cao và an toàn trên cây thanh long ở huyện Hàm
Thuận Nam tỉnh Bình Thuận.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cây thanh long
2.1.1 Sinh thái
Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được
giá lạnh, được trồng ở những vùng nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 500C đến
550C, thích hợp khi trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng mạnh, khi bị che nắng cây
sẽ ốm yếu và lâu cho quả. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám
bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP.HCM), đất đỏ latosol (Đồng Nai)…, có khả năng
thích ứng với các độ chua (pH) rất khác nhau, nhưng chịu đựng độ mặn kém (Nguyễn
Văn Kế, 1997; Mai Văn Quyền và ctv, 2005).

Khi trồng thanh long nên chọn các chân đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30 –
50 cm và để có năng suất cao nên tưới và giữ ẩm cho cây vào mùa nắng (Vũ Công
Hậu, 1996; Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv, 2006).
Theo Obregon (1996); Nerd và Mizrahi (1997); Paull (2000), trên thế giới thanh
long thường được trồng thương phẩm với các loại khác nhau là: thanh long ruột trắng
(Hylocereus undatus) và thanh long ruột đỏ hay tím (H. costaricensis) được trồng ở
Nicaragua và Guatemala, thanh long ruột đỏ (H. polyrhizus) trồng ở Israel. Giống
thanh long vàng (H. undatus) trồng ở Mexico và châu Mỹ Latin. Một giống thanh long
vàng khác (Selenicereus magalani) có nguồn gốc Trung và Nam Mỹ, được trồng với
diện tính nhỏ tại Colombia.


Tại Việt Nam, thanh long trước đây chỉ được trồng chủ yếu cho vua và các gia
đình quý tộc dùng (Peter, 2001). Hiện nay, giống thanh long được trồng phổ biến có vỏ
đỏ ruột thắng, giống vỏ đỏ ruột đỏ cũng được trồng ở một số địa phương (Phạm Ngọc
Liễu và ctv 2000).
2.1.2 Thực vật học
* Rễ cây: khác hẳn với chồi, rễ thanh long không mọng nước nên nó không phải
là nơi tích trữ nước giúp cho cây chịu hạn. Cây thanh long có 2 loại rễ: địa sinh và khí
sinh. Rễ địa sinh phát triển từ phần lồi ở gốc hom, sau khi đặt hom từ 10 – 20 ngày thì
từ gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ và kích thước của chúng cũng
tăng dần theo tuổi cây, những rễ lớn đạt đường kính từ 1 – 2 cm. Rễ địa sinh có nhiệm
vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây, rễ phân bố chủ yếu ở tầng mặt đất
(0 – 15 cm). Khi đất khô các rễ sợi sẽ chết đi, các rễ lớn hơn sẽ hóa bần làm giảm sự
dẫn nước khoảng 10 lần để ngăn chặn sự mất nước vào đất thông qua rễ. Khi đất ẩm rễ
mọc trở lại một cách dễ dàng (Nguyễn Văn Kế, 1997; Nguyễn Kim Hồng Phúc, 2002).
Rễ khí sinh mọc dọc theo thân cây phần trên không, bám vào cây chống nhằm
giúp cây leo lên giá đỡ. Những rễ khí sinh nằm gần đất sẽ đi dần xuống đất (Trịnh Thị
Cảnh, 1997).
* Thân, cành: thân chứa nhiều nước nên có thể chịu hạn được một thời gian dài,

thân cành thường có 3 cánh dẹp, xanh. Tiết diện ngang cho thấy có 2 phần: bên ngoài
là nhu mô chứa diệp lục, bên trong là lõi cứng hình trụ. Mỗi năm cây cho từ 3 – 4 đợt
cành, đợt cành thứ nhất là cành mẹ của đợt cành thứ 2 và cứ thế cành xếp thành từng
lớp trên đầu trụ. Trong mùa ra cành khoảng thời gian giữa 2 đợt cành từ 40 – 50 ngày.
Số lượng cành trên cây tăng theo tuổi cây, cây 1 tuổi trung bình có khoảng 30 cành, 2
tuổi khoảng 70 cành, 3 tuổi khoảng 100 cành, 4 tuổi 120 cành, ở cây 5 – 6 tuổi chỉ duy
trì khoảng 150 – 170 cành.


* Hoa: thanh long là cây ngày dài. Tại Nam bộ, hoa xuất hiện sớm nhất vào
trung tuần tháng 3 dương lịch và kéo dài tới khoảng tháng 10, rộ nhất là từ tháng 5 tới
tháng 8. Trung bình có từ 4 – 6 đợt ra hoa rộ mỗi năm.
Hoa lưỡng tính, rất to, có chiều dài trung bình 25 – 35 cm, nhiều lá đài và cánh
hoa dính nhau thành ống, nhiều tiểu nhị và 1 nhụy cái dài 18 – 24 cm, đường kính 5 – 8
mm. Hoa thường nở tập trung từ 20 – 23 giờ đêm và đồng loạt trong vườn. Từ nở đến
tàn kéo dài độ 2 – 3 ngày, các đợt nụ đầu tiên rụng từ 30 % đến 40 %, về sau tỉ lệ này
giảm dần khi gặp điều kiện thuận lợi.
* Quả và hạt: sau khi thụ phấn, bầu noãn sẽ phát triển thành quả mọng. Trong
10 ngày đầu tốc độ phát triển tương đối chậm, sau đó gia tăng rất nhanh về cả kích
thước lẫn trọng lượng. Thời gian từ khi hoa thụ đến khi thu hoạch chỉ từ 25 – 35 ngày.
Quả thanh long hình bầu dục, có nhiều tai xanh (do phiến hoa còn lại), đầu quả lõm sâu
tạo thành “ hốc mũi “. Khi còn non quả màu xanh, lúc chín chuyển sang màu đỏ đậm
(Nguyễn Văn Kế, 1997; Trịnh Thị Cảnh, 1997).
Sau 1 năm trồng thì thanh long bắt đầu cho trái bói, các năm thứ 3, 4, 5 là những
năm có năng xuất cao. Từ năm thứ 6 trở đi năng xuất bắt đầu giảm từ từ. Trong điều
kiện thanh long ra hoa tự nhiên, năm thứ 1 năng suất độ 3 kg quả / trụ, năm thứ 2: 10 –
15 kg / trụ, năm thứ 3: 30 kg / trụ, năm thứ 4: 40 – 45 kg / trụ, sau đó giảm từ từ tới
năm thứ 12 còn độ 20 – 25 kg / trụ. Việc chăm sóc tốt, thời tiết thuận lợi sẽ làm năng
suất cao và ổn định nhiều năm (Vũ Công Hậu, 1996; Nguyễn Kim Hồng Phúc, 2002).
2.1.3 Yêu cầu dinh dưỡng của cây thanh long

Theo Mai Văn Quyền và ctv (2005); Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv (2006), trong
thời gian đầu mới trồng, nhất là giai đoạn tạo cành, cây thanh long cần nhiều đạm và
lân để giúp cây phát triển bộ rễ và thân cành, cây khỏe mạnh, xanh tốt, sớm cho quả.
Thiếu đạm và lân cây cằn cỗi, cành nhỏ và ngắn, chuyển màu xanh vàng nhạt. Ngược
lại nếu thừa đạm thì cành vươn dài, mềm yếu, chống chịu sâu bệnh kém, kéo dài thời
gian sinh trưởng nên chậm ra hoa.


Kali làm cho cây cứng rắn, tăng sức chống hạn, sớm ra quả, quả to và chất
lượng tốt. Để tạo quả rải vụ, kali cùng với lân làm tăng tỉ lệ đậu hoa, đậu quả. Thiếu
kali cây mềm yếu, cành chuyển màu vàng, có các vệt nâu, dễ bị sâu bệnh phá hại
(Nguyễn Văn Kế, 1997; Mai Văn Quyền và ctv, 2005).
Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv (2006), các nguyên tố trung – vi lượng rất cần
cho thanh long để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, có trong các loại phân hữu cơ và
phân bón lá.
Theo Nguyễn Hữu Hoàng (2008), phun các chế phẩm điều hòa sinh trưởng
NAA + GA3 (20 ppm + 50 ppm) nhiều lần vào các giai đoạn 10 ngày sau ra nụ, 5 ngày
sau hoa nở, 10 ngày sau hoa nở, 15 ngày sau hoa nở, 20 ngày sau hoa nở, 25 ngày sau
hoa nở sẽ cho năng suất (51,8 kg / trụ / năm) và số trọng lượng trái (748 g / trái) cao
nhất. Nếu phun với nồng độ 20 ppm + 40 pp sẽ làm tăng hàm lượng đường tổng số,
đường khử và vitamin C của thịt trái thanh long.
Dùng các chất GA3 hoặc KNO3 phun 4 lần, cánh 7 ngày 1 lần cũng có thể kích
thích cho thanh long ra hoa sớm và tăng tỉ lệ đậu trái, phun từ khi chồi đợi hai bắt đầu
nẩy (Nguyễn Mạnh Chinh, 2001).
2.2 Tiêu chuẩn thanh long xuất khẩu.
Thanh long nên thu hoạch trong thời gian 28 – 31 ngày sau khi nở hoa để trái có
chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn. Thu hoạch lúc sáng sớm, chiều mát, tránh
ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong trái và mất nước
nhanh ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian bảo quản (Nguyễn Văn Kế, 1997; Mai Văn
Quyền và ctv, 2005; Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv, 2006; Nguyễn Thơ, 2008).

Thành phần dinh dưỡng: thanh long chứa nhiều chất khoáng, đặc biệt là kali, sắt
so với một số trái cây khác.


Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long (Nguồn: Viện nghiên cứu cây ăn
quả Miền nam, 2007)
Thành phần

Gg /100 gr thịt trái

Thành phần

Mg /100 gr thịt trái

Nước

85,3

Vitamin C

3

Protein

1,1

Niacin

Glucose


0,57

Vitamin A

Fructose

3,2

Calcium

10,2

Sorbitol

32,7

Sắt

6,07

Carbohydrat

11,2

Magnesium

38,9

Chất xơ


1,34

Phospho

27,5

Tro

0,56

Kali

27,2

Năng lượng

67,7

Natri

2,9

2,8
0,0111

Theo tiêu chuẩn GAP (Good Agriculture Practices), thanh long được chia làm các loại:
Loại 1: loại cao cấp (đạt tiêu chuẩn xuất khẩu)
- Trọng lượng trái trên 300 g.
- Trái không bị vết của nấm hay côn trùng gây hại.
- Trái sạch, dạnh hình đẹp, vỏ có màu đỏ đều trên 70 % diện tích trái và láng. Khoang

mũi không sâu quá 1cm và trái không có mũi nào lồi lên.
- Tai thẳng, cứng, xanh và dài trên 1,5 cm.
- Thịt trái có màu trắng và cứng, hột màu đen.
- Trái không có vết tổn thương cơ giới hay chỗ bị thâm và không có đốm xanh hay vết
cháy do nắng hoặc do phun thuốc hóa học.
Loại 2: loại thứ cấp (đạt tiêu chuẩn tiêu thụ trong nước và tại 1 số thị trường nhất định)
- Trọng lượng trái từ 300 g.
- Trái có tối đa 3 vết nhỏ do côn trùng gây hại nhưng không có vết bị nấm.


×