Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

khảo sát khả năng sinh bào tử của nấm paecilomyces javanicus trên nền cơ chất gạo và hiệu quả phòng trừ rệp sáp dysmicoccus neobrevipes gây hại huệ trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN TỐ THU

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH BÀO TỬ
CỦA NẤM PAECILOMYCES JAVANICUS
TRÊN NỀN CƠ CHẤT GẠO VÀ HIỆU QUẢ
PHÒNG TRỪ RỆP SÁP DYSMICOCCUS
NEOBREVIPES GÂY HẠI HUỆ TRẮNG
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
VÀ NHÀ LƯỚI

Luận Văn Đại Học
Chuyên Ngành: Bảo Vệ Thực Vật
Cần Thơ- 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN TỐ THU

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH BÀO TỬ
CỦA NẤM PAECILOMYCES JAVANICUS
TRÊN NỀN CƠ CHẤT GẠO VÀ HIỆU QUẢ
PHÒNG TRỪ RỆP SÁP DYSMICOCCUS
NEOBREVIPES GÂY HẠI HUỆ TRẮNG
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
VÀ NHÀ LƯỚI


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PGs. Ts TRẦN VĂN HAI
Cần Thơ- 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài “Khảo sát
khả năng sinh bào tử của nấm Paecilomyces javanicus trên nền cơ chất gạo
và hiệu quả phòng trừ rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes gây hại huệ trắng
trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới”.
Do sinh viên TRẦN TỐ THU thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Cán bộ hướng dẫn

PGs.Ts TRẦN VĂN HAI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề
tài: “Khảo sát khả năng sinh bào tử của nấm Paecilomyces javanicus trên nền
cơ chất gạo và hiệu quả phòng trừ rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes gây hại
huệ trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới”.
Do sinh viên TRẦN TỐ THU thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày
tháng
năm
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức .............................................
................................................................
Ý kiến hội đồng:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày
DUYỆT KHOA
CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

tháng

năm

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Số liệu và
kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

TRẦN TỐ THU

i


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ tên sinh viên: TRẦN TỐ THU
Sinh ngày 31 tháng 03 năm 1993, Tỉnh An Giang.
Con ông TRẦN VĂN ĐỜI và bà HUỲNH THỊ KIM THÚY.
Đã tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011, tại trường THPT Thị Trấn Ba
Chúc, Tỉnh An Giang.
Đã vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2011 thuộc Khoa Nông Nghiệp Và
Sinh Học Ứng Dụng, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 37.
Tốt nghiệp Kỹ sư Nông Nghiệp chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật năm 2014.

ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp này được thực hiện tốt và hoàn thành cũng nhờ vào sự
nổ lực của bản thân, sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Kính dâng cha mẹ!
Con xin gửi đến cha mẹ và những người con yêu thương lòng biết ơn về
những gì mà mọi người đã làm cho con, tạo điều kiện cho con học tập và
nghiên cứu để có thể đạt được thành quả như ngày hôm nay.
Thành kính biết ơn!

PGs. Ts. Trần Văn Hai, Th.s Trịnh Thị Xuân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em có cơ hội thực hiện luận văn này.
Tất cả các thầy cô Khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng- Trường Đại
Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức cho em trong suốt khóa học
Chân thành cảm ơn!
Cảm ơn Th.s Trần Thị Tho và Nguyễn Chí Long đã tận tình giúp đỡ và chỉ
bảo trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cảm ơn bạn Quân, Hậu, Đông, Xuân, Douangvilavanh Keomanivone… đã
luôn giúp đỡ, đóng góp ý kiến khi tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng là gửi đến tất cả các bạn sinh viên lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 37
lời chúc tốt đẹp và chúc cho các bạn luôn thành công.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm

Sinh viên thực hiện

Trần Tố Thu

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN ....................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... vi

DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................... vii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... viii
TÓM TẮT ......................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................... 2
1.1 Lịch sử nghiên cứu nấm ký sinh côn trùng .............................................. 2
1.2 Nấm Paecilomyces javanicus ................................................................... 2
1.2.1 Phân loại và phân bố .......................................................................... 2
1.2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học .......................................................... 3
1.2.3 Cơ chế tác động của nấm ký sinh ...................................................... 4
1.2.4 Triệu chứng của côn trùng bị nhiễm nấm .......................................... 6
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm ký sinh. ................ 6
1.2.6 Những thành tựu và ứng dụng ........................................................... 7
1.3 Đặc điểm chung về huệ trắng ................................................................... 8
1.3.1 Phân loại ............................................................................................. 8
1.3.2 Đặc điểm hình thái ............................................................................. 8
1.3.3 Điều kiện ngoại cảnh.......................................................................... 8
1.3.4 Chăm sóc ............................................................................................ 9
1.4 Rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes .......................................................... 9
1.4.1 Phân bố và kí chủ ............................................................................... 9
1.4.2 Tập tính gây hại của rệp sáp .............................................................. 9
1.4.3 Đặc điểm hình thái, sinh học.............................................................. 9
1.4.4 Biện pháp phòng trị .......................................................................... 10
1.5 Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm .................................................... 11
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................... 12
2.1 Phương tiện............................................................................................. 12
2.2 Phương pháp ........................................................................................... 12
iv



2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng hình thành và phát triển bào tử của
nấm Paecilomyces javanicus trên cơ chất gạo, và hàm lượng nước có thêm
CaCO3 (5%), dầu ăn, yeast extract (0,2%). ............................................... 12
2.2.2 Thí nghiệm 2: Xác định liều lượng của chế phẩm nấm tím
Paecilomyces javanicus trừ rệp sáp gây hại củ huệ trắng trong điều kiện
phòng thí nghiệm. ..................................................................................... 14
2.2.3 Thí nghiệm 3: Xác định liều lượng của chế phẩm nấm tím
Paecilomyces javanicus trừ rệp sáp gây hại cây huệ trắng trong điều kiện
nhà lưới. .................................................................................................... 15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 17
3.1. Khảo sát khả năng hình thành và phát triển bào tử của nấm Paecilomyces
javanicus trên cơ chất gạo, và hàm lượng nước có thêm CaCO3 (5%), dầu ăn,
yeast extract (0,2%). ..................................................................................... 17
3.1.1. Khả năng hình thành bào tử của nấm Paecilomyces javanicus ở các
nghiệm thức khác nhau. ............................................................................ 17
3.1.2. Tỷ lệ sống của nấm Paecilomyces javanicus ở các nghiệm thức sau
khi sấy và nghiền tại thời điểm 19NSKC. ................................................ 19
3.2. Xác định liều lượng của chế phẩm nấm tím Paecilomyces javanicus trừ
rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes gây hại củ huệ trắng trong điều kiện phòng
thí nghiệm.. ................................................................................................... 20
3.3. Xác định liều lượng của chế phẩm nấm tím Paecilomyces javanicus trừ
rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes gây hại cây huệ trắng trong điều kiện nhà
lưới................................................................................................................ 22
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................... 28
4.1. Kết luận ................................................................................................. 28
4.2. Đề nghị .................................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 29

v



DANH SÁCH BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Mật số bào tử của nấm Paecilomyces javanicus trê nền cơ
chất gạo được xử lý khác nhau

17

3.2

Mật số bào tử của nấm Paecilomyces javanicus sau khi sấy
và nghiền.

19

3.3

Độ hữu hiệu của chế phẩm nấm tím Paecilomyces javanicus
đối với rệp sáp gây hại củ huệ ở điều kiện PTN NEDO Bộ
môn BVTV – ĐHCT.

21


3.4

Số rệp sáp chết và tỷ lệ nhiễm nấm Paecilomyces javanicus
trở lại.

22

3.5

Độ hữu hiệu của chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus đối
với rệp sáp trong điều kiện nhà lưới, Bộ môn BVTV, Khoa
NN & SHUD, Trường ĐHCT.

23

3.6

Tổng số rệp sáp chết và tỷ lệ rệp sáp mọc nấm trở lại.

24

vi


DANH SÁCH HÌNH
STT

Tên hình

Trang


1.1

Cấu trúc cành bào đài và bào tử nấm Paecilomyces
javanicus.

4

1.2

Cơ chế xâm nhiễm của nấm ký sinh côn trùng

5

3.1

Mật số bào tử nấm Paecilomyces javanicus giữa các
nghiệm thức

18

3.2

Mật số bào tử của chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus
trước và sau khi sấy, nghiền.

19

3.3


Chuẩn bị môi trường nuôi cấy nấm Paecilomyces javanicus

25

3.4

Môi trường gạo trước khi thanh trùng

25

3.5

Môi trường gạo sau khi thanh trùng

25

3.6

Nấm phát triển tại thời điểm 4NSKC

25

3.7

Nấm phát triển tại thời điểm 13NSKC

26

3.8


Chế phẩm nấm sau khi nghiền mịn

26

3.9

Bố trí thí nghiệm trừ rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes
trong phòng thí nghiệm và nhà lưới

27

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

ĐHCT

Đại Học Cần Thơ

NN&SHUD

Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

PTN


Phòng thí nghiệm

NSKC

Ngày sau khi cấy

NSKP

Ngày sau khi phun

HSPL

Hệ số pha loãng

CLTBM

Chất loang trãi bề mặt

NT

Nghiệm thức

Pae-N

Paecilomyces-nhện

Pae-BN

Paecilomyces-bọ nhảy


Pae-RN

Paecilomyces-rầy nâu

viii


TRẦN TỐ THU, 2014. “Khảo sát khả năng sinh bào tử của nấm
Paecilomyces javanicus trên nền cơ chất gạo và hiệu quả phòng trừ rệp sáp
Dysmicoccus neobrevipes gây hại huệ trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm
và nhà lưới”. Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật,
Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán
bộ hướng dẫn PGs.Ts. Trần Văn Hai.

TÓM TẮT
Luận văn được thực hiện từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014. Luận
văn này được thực hiện nhằm mục đích: (1) Khảo sát khả năng sinh bào tử
và tìm ra môi trường thích hợp giúp sản xuất chế phẩm nấm tím Paecilomyces
javanicus; (2) Xác định liều lượng của chế phẩm nấm tím Paecilomyces
javanicus cho hiệu quả cao để phòng trừ rệp sáp hại huệ trắng trong điều kiện
phòng thí nghiệm và nhà lưới. Kết quả đạt được:
Phương pháp xử lí ngâm gạo + 100 ml nước có chứa 5% CaCO3 cho thấy khả
năng sinh bào tử là cao nhất đạt mật số 3,18 x 108 bào tử/g chế phẩm tại thời
điểm 13 NSKC, CFU/g chế phẩm đạt 1,31 x 108 bào tử/g và có tỷ lệ bào tử
sống là 68,95%. Có thể sử dụng phương pháp này để sản xuất chế phẩm nấm
Paecilomyces javanicus.
Hiệu quả trừ rệp sáp trên củ huệ trắng của các nghiệm thức phun chế phẩm
nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm đạt trên 50%. Trong đó, nghiệm thức
xử lý 3,5 kg/ha cho hiệu quả cao nhất đạt 84,4%.
Trong điều kiện nhà lưới các nghiệm thức xử lý phun chế phẩm nấm

Paecilomyces javanicus cho hiệu quả trừ rệp sáp từ 57-78,2% tại thời điểm
16NSKP. Nghiệm thức xử lý 10,94 g chế phẩm nấm/lít nước + 0,4 ml/lít
CLTBM cho hiệu quả cao nhất đạt 78,2 %.

ix


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển bởi điều kiện khí
hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Với điều kiện như thế ngoài việc giúp cho cây
trồng phát triển thì bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát
sinh. Vì vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để quản lý côn trùng và dịch
bệnh hại là biện pháp quan trọng và chủ yếu. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá
nhiều thuốc để diệt côn trùng, bệnh hại như thế đã ngày càng làm tăng tính
kháng, mất cân bằng sinh thái, đồng thời tiêu diệt cả thiên địch, gây ra nhiều
dịch hại mới, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và môi
trường. Để hạn chế tình trạng này thì các biện pháp quản lý dịch hại theo
hướng sinh học ngày càng được phát triển. Hiện nay, có hơn 100 chi với hơn
700 loài nấm ký sinh côn trùng khác nhau, và nhiều loài trong số này có tiềm
năng lớn trong quản lý dịch hại côn trùng. Trong đó có nấm Paecilomyces
javanicus.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về ứng dụng nấm Paecilomyces còn rất
ít. Tại Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần
Thơ trong những năm qua cũng đã nghiên cứu và thử nghiệm 3 loại chế phẩm
sinh học từ nấm như Metarhizium aniopliae, Paecilomyces sp. và Beauveria
bassiana để trừ các loài côn trùng gây hại khác nhau, đặc biệt là quy trình
sản xuất chế phẩm nấm xanh. Nên từ cơ sở này, đề tài “Khảo sát khả năng
sinh bào tử của nấm Paecilomyces javanicus trên nền cơ chất gạo và hiệu quả
phòng trừ rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes gây hại huệ trắng trong điều kiện
phòng thí nghiệm và nhà lưới” được thực hiện nhằm mục tiêu:

 Khảo sát khả năng sinh bào tử và tìm ra môi trường thích hợp giúp sản
xuất chế phẩm nấm tím Paecilomyces javanicus.
 Xác định liều lượng của chế phẩm nấm tím Paecilomyces javanicus
cho hiệu quả cao để phòng trừ rệp sáp hại huệ trắng trong điều kiện
phòng thí nghiệm và nhà lưới.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1.

Lịch sử nghiên cứu nấm ký sinh côn trùng

Nấm gây bệnh trên côn trùng đã được con người nhận biết từ năm 2.700
trước công nguyên. Khi con người bắt đầu nuôi tằm và ong mật, họ đã phát
hiện ra việc các loài côn trùng này bị chết hàng loạt là do nấm gây bệnh lên
chúng. Ở Phương Đông, người Trung Hoa cổ đã ghi nhận lại bệnh trên tằm
ngay từ thế kỷ thứ VII trước công nguyên (Wang, 1965). Họ cũng đã tìm
thấy các loài nấm cordyceps từ xác tằm và nấm Isaria từ xác ve sầu (McCoy
et. al., 1988).
Việc nghiên cứu về bệnh lý côn trùng đã được tác giả Kirby và Sperce
(1826) trình bày trong tác phẩm nổi tiếng, An Itroduction To Entomology;
hoặc Elament Of The Natural History Of Insects. Trong tác phẩm này các
tác giả đã phân chia bệnh côn trùng thành hai loại: loại thứ nhất gây ra do
các tổn thương bên ngoài hoặc do sự rối loạn bên trong cơ thể và loại thứ hai
là do các loài thực vật hoặc các vi sinh động vật ký sinh.
Hiện nay, có khoảng 700 loài nấm ký sinh côn trùng đã được xác định.
Theo đánh giá của David Hawksworth trong tự nhiên có khoảng 1,5 triệu

loài nấm ký sinh côn trùng đang chờ các nhà khoa học khám phá (Trần Ngọc
Lân, 2007).
Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ tập trung vào một số ít các loài nấm ký
sinh côn trùng gây hại trong hệ sinh thái nông nghiệp ở vùng nhiệt đới, trong
đó có nấm Paecilomyces sp. (Phạm Văn Lầm, 2000).
1.2. Nấm Paecilomyces javanicus
1.2.1. Phân loại và phân bố
Theo phân loại nấm của Ainsworth (1966, 1970 và 1971) thì
Paecilomyces sp. thuộc ngành phụ của lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes),
giống Paecilomyces. Trong số các loài nấm thuộc ngành phụ, lớp nấm bất
toàn gây bệnh trên côn trùng có triển vọng được nhiều nước trên thế giới
nghiên cứu, đó là các chi nấm bạch cương Beauveria, chi nấm bột xanh
Nomuraea, chi nấm lục cương Metarhizuim, chi nấm Paecilomyces… (Phạm
Thị Thùy, 2004).
Chi nấm Paecilomyces còn có tên gọi khác là Isaria. Clement và Shear
(1931) là những người đầu tiên đề nghị đổi tên chi Paecilomyces thành chi
Isaria (Luangsa-ard et al. 2005). Đến năm 1974, Samson cũng đã đưa ra đề
nghị tương tự. Gần đây, Luangsa-ard (2005) đã tiến hành phân tích gen tubulin và ITS rDNA và đề xuất đổi tên loài Paecilomyces javanicus thành
Isaria javanicus. Shimazu and Takatsuka (2010) đã so sánh các mẫu nấm
Isaria javanicus phân lập từ ấu trùng bướm Lymatria dispar, kết quả cho
thấy các đặc điểm như hình dạng thể bình, chuỗi bào tử cũng như kích thước
bào tử phù hợp với các đặc điểm của nấm Paecilomyces. Thêm vào đó các
tác giả còn so sánh trình tự DNA của các chủng nấm phân lập và kết luận
rằng Paecilomyces javanicus và Isaria javanicus là cùng một loài.
2


Nấm Paecilomyces spp. dễ dàng tìm thấy ở đất tơi xốp, phân hữu cơ và
thức ăn, xác bã hữu cơ, dư thừa thực vật. Chúng hiện diện ở những nơi ẩm
ướt cả trong phòng và ngoài tự nhiên. Một số loài quan trọng trong phòng

trừ sinh học như: Paecilomyces javanicus, Paecilomyces carneus,
Paecilomyces farinosus, Paecilomyces lilacinus (CABI, 2002).
1.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học
Nấm Paecilomyces sp. có khuẩn lạc dạng thảm nhung, bó sợi có màu
trắng, hồng nhạt đến tím đỉnh hương, có khi có màu nâu vàng hay nâu xám,
thỉnh thoảng có màu lục nhạt (Dwayne et al., 1993). Cuống bào tử phân sinh
phân nhánh, mức độ phân nhánh lớn, gốc cuống dạng phình to, phía trên nhỏ
và uống cong. Cuống bình sắp xếp dạng vòng hoặc không đồng đều, bào tử
phân sinh đơn bào, không màu, mọc thành chuỗi, hình bầu dục bề mặt nhẵn
hoặc có gai (Trần Văn Mão, 2002).
Nấm Paecilomyces sp. rất cần dưỡng chất trong quá trình phát triển,
nếu thiếu dưỡng chất sẽ làm giảm khả năng gây bệnh của nấm. Nhiệt độ và
ẩm độ cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của bào tử nấm
Paecilomyces sp. Gần đây, Stathers và cs. đã công bố những kết quả nghiên
cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của Paecilomyces sp. và xác
định nấm này thích hợp ở nhiệt độ 28oC và ẩm độ là trong phạm vi 80 – 90%.
Mặt khác, nấm ký sinh côn trùng nói chung rất cần ánh sáng cho sự phát triển
và nấm Paecilomyces sp. cũng không ngoại lệ, ánh sáng chính là nhân tố
không thể thiếu cho việc hình thành bào tử (Trần Văn Mão, 2002).
Nấm Paecilomyces javanicus thu được trên loài sâu bướm ở Brazil
được mô tả lần đầu tiên năm 1957 bởi tác giả (Friederichs and Bally) Brown
and Smith. Tác giả Luangsa-ard et al., 2005 mô tả và định loài lại như sau:
sợi nấm mềm mịn, có vách ngăn, trong suốt, chiều ngang từ 0,5 – 2,2 µm.
Cơ quan sinh bào tử bao gồm các cuống bào tử đính mọc ra từ các sợi nấm,
có thể dài đến 50 µm và có đường kính từ 1,5 – 2,5 µm hoặc có thể bình đơn
lẻ mọc trực tiếp từ vách của các sợi nấm. Cuống bào tử tạo ra các nhánh vòng
với các thể bình có 2 – 3 vòng xoắn. Kích thước thể bình 8 - 14 x 2 – 2,8 µm,
bao gồm đáy hình trụ, phía trên thon nhọn trên một cái cổ mỏng tách biệt.
Kích thước của thể bình 2 – 4,5 x 0,7 – 1,4 µm. Bào tử đính thường có hình
dạng từ hình trụ đến hình thoi, vách mềm mịn, trong suốt, kích thước 5 – 7,4

x 1,7 – 1,7 µm (Leger et al., 1986).
Tác giả Shimazu and Takatsuka tại viện nghiên cứu các sảm phẩm lâm
nghiệp và rừng của Nhật Bản đã phân lập thành công loài nấm Isaria
javanicus trên ấu trùng loài bướm đêm Lymatria dispar. Cuống bào tử phân
nhánh dạng vòng ngang mang các thể bình. Bào tử cấu thành dạng chuỗi trên
các thể bình, bào tử có dạng hình thoi hay hình ovan với kích thước chiều
dài và đường kính lần lượt là: 3,0 – 4,3 – 6,3 µm x 1,4 – 2,0 – 3,2 µm
(Shimazu and Takatsuka, 2010).

3


Trần Thị Tho (2013), nấm Paecilomyces javanicus có khuẩn lạc mọc
dạng bông xốp, lúc đầu có màu trắng ngà, sau đó chuyển dần sang màu kem
rồi đến màu tím nhạt (khi bào tử già), khuẩn lạc mọc tỏa tròn, mép khuẩn lạc
trơn nhẵn hoặc có răng cưa. Khuẩn lạc kết chặt tạo thành các cột bào tử đính
theo các vòng tròn đồng tâm xung quanh điểm cấy. Còn cuống bào tử đính
dạng đơn, chúng phân nhánh dưới các dạng vòng không đều, mỗi vòng gồm
2-3 thể bình, thể bình của nấm Paecilomyces javanicus có phần đáy hình trụ,
phía trên thon dần thành một cổ mỏng, bào tử đính dạng chuỗi trên các thể
bình. Bào tử có dạng hình ô van, có kích thước chiều dài từ 4,3±0,54 µm đến
5,2±0,71 µm và chiều rộng từ 1,9±0,18 µm đến 2,0±0,16 µm.

Hình 1.1 Cấu trúc cành bào đài và bào tử của nấm Paecilomyces javanicus
(Shimazu and Takatsuka, 2010).
1.2.3. Cơ chế tác động của nấm ký sinh
Nấm ký sinh côn trùng xâm nhiễm vào cơ thể côn trùng phần lớn là qua
lớp chitin của chúng. Tức là phải có sự tiếp xúc của bào tử nấm với bề mặt
cơ thể ký chủ. Bào tử nấm bám vào cơ thể ký chủ, khi có đủ điều kiện ẩm độ
thì bào tử mọc mầm và xâm nhiễm vào bên trong cơ thể côn trùng qua lớp

chitin. Để vượt qua lớp biểu bì ngoài là nhờ áp lực cơ giới, còn qua lớp biểu
bì ngoài là do hoạt động enzyme của nấm (Phạm Văn Lầm, 1995).
Sự xâm nhập vào xoang thân côn trùng xảy ra khá nhanh chóng, qua 32
– 48 giờ đã làm đầy cơ thể côn trùng với những đoạn sợi nấm đơn bào tự do
bơi trong huyết tương dẫn đến sự phá hủy tiếp theo mô thân côn trùng
(Nguyễn Ngọc Tú và Nguyễn Cửu Thị Hương Giang, 1997).

4


 Epicuticle: tâm mô sừng
ngoài
 Appressorium: đĩa áp
 Conidium: bào tử đính
 Procuticle: cutin non
 Penetration peg: vòi xâm
nhập
 Epidermis: biểu bì
 Blastospores: bào tử chồi
 Haemolymph: huyết tương

Hình 1.2 Cơ chế xâm nhiễm của nấm ký sinh côn trùng (Thomas and Read,
2007).
Ngoài ra nấm có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể côn trùng qua
đường miệng và từ miệng bào tử tới ruột, qua thành ruột và xâm nhiễm vào
các tế bào nội quan để gây bệnh. Trong một số trường hợp tìm thấy rất nhiều
bào tử nấm ở ruột của côn trùng. Dưới tác động của các độc tố do bào tử nấm
tiết ra có thể dẫn đến hiện tượng ngừng nhu động ruột của vật chủ. Bào tử
nấm có thể xâm nhập qua lỗ thở hoặc cơ quan sinh dục để vào bên trong cơ
thể côn trùng, những trường hợp này rất ít (Phạm Văn Lầm, 1995).

Nấm xâm nhiễm vào cơ thể côn trùng qua 3 giai đoạn chính:
*Giai đoạn xâm nhập:
Bào tử nấm sau khi phát triển hoàn chỉnh thì lộ ra khỏi bề mặt cơ thể
vật chủ đã bị nhiễm nấm. Bào tử sẽ phát tán ra ngoài môi trường chờ cơ hội
và vật chủ thích hợp để ký sinh.
Khi gặp điều kiện và vật chủ thích hợp thì bào tử sẽ bám chặt vào lớp
vỏ côn trùng để bắt đầu giai đoạn ký sinh. Bào tử nấm sau khi mọc mầm phát
sinh mầm bệnh thì nó sẽ giải phóng các enzyme ngoại bào tương ứng với các
thành phần của lớp vỏ chitin của côn trùng để phân hủy lớp vỏ này. Các
enzyme được tạo ra một cách nhanh chóng, liên tục với những mức độ khác
nhau giữa các loài, thậm chí trong cùng một loài. Enzyme protease và
chitinase hình thành trên cơ thể côn trùng, tham gia phân hủy lớp da và lớp
biểu bì của côn trùng. Lipase, cellulase và các enzyme khác cũng có vai trò
không kém quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là enzyme phân hủy protein,
chitin của côn trùng. Hai enzyme này có liên quan trực tiếp đến hiệu lực tiêu
diệt sâu hại của nấm ký sinh côn trùng (Charnley et al, 1991; Luangsa et al.,
2005).
*Giai đoạn nấm phát triển trong cơ thể côn trùng cho đến khi côn trùng chết:

5


Đây còn được gọi là giai đoạn sống ký sinh của nấm. Trong xoang cơ
thể của côn trùng thì nấm tiếp tục phát triển, hình thành nhiều sợi nấm ngắn.
Khi hệ sợi nấm được hình thành thì nó sẽ phát tán khắp cơ thể côn trùng theo
dịch máu, phá hủy các tế bào máu và làm giảm tốc độ lưu thông máu. Tất cả
các bộ phận nội quan của côn trùng bị xâm nhập và nấm thường xâm nhập
vào khí quản làm suy yếu hô hấp dẫn đến các hoạt động của côn trùng bị
chậm, phản ứng kém với các tác nhân kích thích bên ngoài. Kết quả là vật
chủ mất khả năng kiểm soát hoạt động sống và dẫn đến chết (Phạm Văn Lầm,

2000; Pramer, 1965).
*Giai đoạn sinh trưởng của nấm sau khi vật chủ chết:
Đây là giai đoạn sống hoại sinh của nấm. Trước tiên côn trùng phải xác
định tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể và tạo phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên,
nấm côn trùng phát triển rất nhanh thông qua việc tái sản xuất các sợi nấm
làm áp đảo hệ thống miễn dịch của côn trùng. Hơn thế nữa, nấm còn tạo ra
các độc tố và một số công cụ tấn công khác để giết chết côn trùng. Hầu hết
các nấm bất toàn thường tạo ra độc tố và giết chết côn trùng trong một thời
gian ngắn hơn là nấm ở giai đoạn sinh sản hữu tính. Trong giai đoạn đầu độc
ký chủ, một số nấm bất toàn giết chết ký chủ trước khi gây hại toàn bộ côn
trùng và trên cơ thể côn trùng thấy rất ít sợi nấm. Điều đó chứng tỏ côn trùng
bị chết vì chất độc được tiết ra từ nấm ký sinh. Theo Evan (1998), một số
loài nấm ký sinh đã lừa ký chủ, làm cho ký chủ không nhận biết được vi sinh
vật lạ xâm nhập và làm cho hệ thống miễn dịch của côn trùng mất tác dụng
(Trần Ngọc Lân, 2007).
Sau khi nấm ký sinh đã sử dụng cạn kiệt nguồn dinh dưỡng bên trong
cơ thể côn trùng, nó chuyển sang giai đoạn hình thành bào tử. Trong điều
kiện môi trường thích hợp thì sợi nấm sinh trưởng ra ngoài tạo ra các cấu
trúc sinh sản và phát tán các bào tử sang các ký chủ mới (Dobie et al., 1984).
1.2.4. Triệu chứng của côn trùng bị nhiễm nấm
Nấm ký sinh côn trùng làm biến đổi thành phần, hình dạng các nguyên
tố enzyme và phản ứng huyết tương, làm giảm khả năng sinh sản, giảm trọng
lượng, phá hủy sự hô hấp, chức năng hệ thống nội tiết và chức năng sinh lí
của côn trùng. Phá hủy quá trình biến thái và phát triển của côn trùng, cụ thể
là các ấu trùng bị nhiễm nấm không lột xác được (Nguyễn Ngọc Tú và
Nguyễn Cửu Thị Hương Giang, 1997).
Khi bị bệnh thì các mô côn trùng dần bị phá hủy, ban đầu là di chuyển
yếu về sau sẽ ngừng và bất động. Ngoài ra, côn trùng có thể ngừng vận động
từ 2-3 ngày, thậm chí một tuần trước khi nấm phát triển dày đặc trong toàn
bộ thân. Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của côn trùng bị nhiễm nấm (Phạm

Thị Thùy, 2004).
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm ký sinh.

6


Nhiệt độ, ẩm độ: là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của nấm. Nhiệt
độ thích hợp cho nấm nằm trong phạm vi 25 – 30oC, ẩm độ thích hợp trong
phạm vi 80 – 90%. Nếu trên hoặc dưới khoảng đó thì nấm phát triển yếu, nếu
nhiệt độ quá cao thì bào tử dễ bị chết hoặc không hình thành (Phạm Thị
Thùy, 2004). Theo Trần Văn Mão (2002), nếu ẩm độ cao thì thuận lợi cho
sự nảy mầm và sinh trưởng của nấm, ngược lại ẩm độ thấp sẽ thuận lợi cho
việc duy trì sự sống của nấm. Trên môi trường agar thì bào tử nấm
Paecilomyces javanicus thường có kích thước nhỏ hơn bình thường, kích
thước 3,0 – 3,5 x 1,2 – 1,7 m (Leger et al., 1986). Năm 2008, các tác giả
Cabannillas and Walker tại Texas đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và
môi trường lên sự tăng trưởng của sợi nấm và khả năng sinh bào tử của nấm
Paecilomyces javanicus. Tác giả đã cho thấy trên môi trường SDAY nấm
sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện 25oC và cho mật số bào tử cao nhất là 1,2 x
108 bào tử/cm2, sinh trưởng chậm nhất là ở điều kiện nhiệt độ 20oC và ngừng
sinh trưởng ở nhiệt độ 35 – 40oC. Đến năm 2010, theo nghiên cứu của
Shimazu and Takatsuka cho thấy nấm Paecilomyces javanicus phát triển tốt
trong khoảng nhiệt độ tử 10 – 30oC. Ở 30oC, các khuẩn lạc nuôi cấy trên môi
trường SDAY bị biến dạng nhưng phát triển bình thường trên môi trường
MEA (20g malt extract, 1g Bactopepton, 20g Dextrose, 15g agar). Ở 32,5oC,
trên môi trường MEA có 3 trong 4 đĩa có sự phát triển của khuẩn lạc, còn
trên môi trường SDAY thì không thấy sự phát triển của khuẩn lạc. Khuẩn lạc
phát triển tốt nhất ở 25oC trên cả hai loại môi trường.
Ánh sáng: là yếu tố không thể thiếu trong sự hình thành bào tử của nấm
.Chỉ cần một lượng ánh sáng nhỏ trong thời gian 6 – 8 giờ cũng đủ để cho

nấm côn trùng phát triển (Phạm Thị Thùy, 2004).
Ảnh hưởng của pH: khoảng pH mà nấm côn trùng có khả năng thích
nghi là 3,5 – 8, bên cạnh đó thì nấm ký sinh côn trùng cũng ưa môi trường
axit và phát triển thích hợp nhất ở độ pH từ 5,5 – 6 (Phạm Thị Thùy, 2004).
1.2.6. Những thành tựu và ứng dụng
Huang Zhen et al., (2008a, 2008b), nghiên cứu ứng dụng nấm
Paecilomyces đã được cấp bằng sáng chế tại Trung Quốc. Kết hợp giữa nấm
Paecilomyces javanicus với hoạt chất Azadirachtin (tỉ lệ 100:0,05 – 0,25)
dưới dạng bột hòa nước, huyền phù hoặc dạng nhũ dầu để phòng trừ một số
loài sâu hại cây trồng như: sâu tơ, rầy mềm… Việc kết hợp này giúp tăng
hiệu lực của nấm ký sinh đồng thời giảm lượng hoạt chất Azadirachtin trong
phòng trừ sâu hại.
Huang Zhen et al., (2008c), cũng đã nghiên cứu kết hợp nấm
Paecilomyces javanicus với hoạt chất Cypermethrin (100:0,25 – 0,56) và
Acetamiprid (tỉ lệ 100:1,5 – 10) dưới dạng bột hòa nước để diệt trừ sâu hại,
đặc biệt là các loài chích hút, còn có tác dụng ngăn ngừa tốt các loài dịch hại
trên bướm sâu tơ, bọ trĩ…

7


Theo Hà Thị Thanh Hải (2011), hiệu quả phòng trừ sâu ăn tạp trong
phòng thí nghiệm của chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus tốt nhất ở nồng
độ 2,13 x 108 bào tử/ml, đạt 94,7% sau 11 ngày phun. Trong đó đối với rệp
muội, hiệu lực của chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus trong điều kiện
phòng thí nghiệm cho kết quả tốt nhất 3,33 x 108 bào tử/ml, đạt 92,3% vào
11 ngày sau xử lý. Khi thử nghiệm phòng trừ hiệu quả rệp hại đậu phộng
ngoài đồng ruộng của chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus bước đầu có
hiệu quả, sau 8 ngày phun thì hiệu quả phòng trừ của chế phẩm đạt tới 75,2%.
Theo Trần Thị Tho (2013), hiệu quả phòng trừ rệp sáp trong phòng thí

nghiệm của các chủng nấm Paecilomices javanicus khi xử lý ở nồng độ 108
bào tử/ml bước đầu có hiệu quả, đạt trên 75% tại thời điểm 11 ngày sau khi
phun.
1.3. Đặc điểm chung về huệ trắng
1.3.1. Phân loại
Theo Đào Mạnh Khuyến (1992), Đặng Phương Trâm (2005), Nguyễn
Bảo Toàn (2010) thì huệ trồng ở Việt Nam có hai giống phổ biến nhất:
Huệ kép: còn được gọi là hệ tàu, huệ trâu, cây cao, hoa to và nhiều, cây
mọc khỏe, tuy kém thơm nhưng hoa cánh kép được nhiều người ưa chuộng
nên được trồng rộng rãi.
Huệ đơn: còn được gọi là huệ xẻ, cây thấp, hoa ngắn và thưa, bông chỉ
có một cánh, nhưng huệ có mùi thơm đậm đà so với hoa kép.
1.3.2. Đặc điểm hình thái
Theo Trần Hợp (2002), cây hoa huệ có đặc điểm hình thái như sau:
Rễ: rễ chùm.
Thân: là thân củ sống hàng năm, gốc có củ trắng, thẳng đứng, tròn, mập,
màu xanh bóng, chiều cao cây là từ 0,8-1m.
Lá: hình dãy hẹp, màu xanh nhạt, có hình máng, đầu thon dài, gốc thành
bẹ ôm thân. Lá mềm và mọc đều đặn thừ gốc.
Hoa: cành hoa dài khoảng 1m thẳng đứng, mang hoa ở phần đỉnh, với
lá tiêu giảm phía dưới, hoa thường xếp đôi một ở một điểm trên một cuống
rất ngắn, hoa có màu trắng, thơm. Cánh hoa dính lại thành ống, hẹp và hơi
cong, đỉnh loe rộng và có 6 thùy dài.
1.3.3. Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ: cây chịu được nhiệt độ cao từ 18 – 34oC.
Ánh sáng: nên trồng ở điều kiện ánh sáng hoàn toàn, nắng càng nhiều
hoa càng tốt.
Ẩm độ: cây chịu ẩm nhiều, nên tưới cây bằng vòi phun vào sáng sớm
hay chiều mát.


8


1.3.4. Chăm sóc
Sau khi trồng, cứ vài ngày phải tưới để cây bén rễ. Khi cây bắt đầu phát
triển và lá có dấu hiệu sinh trưởng tốt thì sẽ tưới đẫm. Hàng tháng phải xới
đất làm cỏ cho cây. Sau một đợt mưa dầm nếu trời nắng to kéo dài mà không
tưới đủ nước thì hoa sẽ bị cong thành ngắn, làm giảm giá trị hoa do cành hoa
huệ bị cong thường khó bán, nhất là hoa xuất khẩu.
Bón phân bổ sung cho cây thường dùng hỗn hợp urê, lân, kali hòa nước
tưới cho cây định kì 20 ngày/lần cho đến khi cây có hoa. Khi tưới phân nên
tránh đọng lại nơi kẽ lá vì sẽ làm cây dễ bị bệnh (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
Theo Nguyễn Huy Trái và Đoàn Văn Lư (2006), bệnh chủ yếu trên huệ
là nấm mốc và phải dùng các loại thuốc như phèn xanh Ziam, Ziep, Simel
nồng độ khoảng 0,1 – 0,2%. Tránh dùng thuốc có lưu huỳnh ở thời kì ra hoa
vì thuốc sẽ để lại trong cánh hoa nhiều oxyclorua đồng, vôi là giảm giá trị
hàng hóa. Tuy nhiên cũng có thể dùng lưu huỳnh khi cây chưa ra hoa ra nụ.
Hoa cũng có thể bị rệp muội, bọ trĩ, xén tóc, sâu non đục thân. Người ta có
thể dùng Decis 1 – 2% hay Bizo 1 – 2% phun sẽ có tác dụng phòng chống.
1.4. Rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes
1.4.1. Phân bố và kí chủ
Theo Kissing và Mau (2006), loài rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes
phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, và được tìm thấy ở những nơi có
trồng khóm như: Mã Lai, Mecico, Hawaii, philippin, Đài Loan. Loài rệp
Dysmicoccus neobrevipes trên khóm được mô tả từ những mẫu thu thập được
ở Hawaii.
Rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes là loài đa thực, chúng gây hại trên
nhiều loại cây trồng như: cây có múi, dứa, cacao, măng cục, hoa huệ…
1.4.2. Tập tính gây hại của rệp sáp
Theo Kessing và Mau (2006), loài rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes

thường gây hại ở phần trên của cây ký chủ như: thân, lá, hoa, cuống trái,
phần trên của rễ…
1.4.3. Đặc điểm hình thái, sinh học
Cơ thể rệp sáp có hình bầu dục dài, phân đốt rõ ràng, chân thì rất phát
triển. Cơ thể được phủ bằng một lớp sáp trắng, xung quanh thường có những
sợi sáp nhỏ, ở cuối bụng là những sợi sáp dài hơn. Có râu đầu (5 – 9 đốt),
hoặc không có râu đầu, vòi phát triển (1 – 3 đốt), vòng ở hậu môn và lông ở
hậu môn đều phát triển (4 – 8 lông). Không có tuyến dĩa hình số 8. Một số
loài để trứng, một số đẻ con, trứng thường lẫn trong những sợi sáp. Nhiều
loài rệp sáp vào giai đoạn ấu trùng và cả thành trùng vẫn có thể di chuyển
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2006).
Rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes, cơ thể có hình ô van rộng và dài
khoảng 1,5 mm x 1,2 mm. Lưng phủ bởi những cục bột sáp trắng dày. Sợi tơ
ngắn của sáp kéo dài xung quanh mép của toàn cơ thể. Ở phần bên, các sợi

9


tơ sáp thường ngắn hơn hoặc bằng ¼ lần bề ngang cơ thể và những sợi tơ sáp
ở gần lưng dài bằng ½ chiều dài cơ thể.
Theo Kessing và Mau (2006) thì vòng đời của loài rệp sáp Dysmicoccus
neobrevipes được nghiên cứu rộng rãi. Chúng trải qua 3 giai đoạn ấu trùng
trước khi trở thành một cơ thể trưởng thành. Vòng đời của chúng dao động
từ 59 – 117 ngày, trung bình là 90 ngày.
Loài rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes không đẻ trứng, nhưng thay vào
đó là đẻ con.
Ấu trùng cái có ba tuổi tương ứng với các thời gian là 11 – 23 ngày, 6
– 20 ngày và 7 – 28 ngày. Tổng cộng giai đoạn ấu trùng là 26 – 52 ngày,
trung bình là 35 ngày.
Ấu trùng đực có bốn tuổi, tương ứng với thời gian 11 – 19 ngày, 7 – 19

ngày, 2 – 7 ngày, và 2 – 8 ngày. Tổng cộng giai đoạn ấu trùng là 22 – 53
ngày (Kessing và Mau, 2006).
Thành trùng, cơ thể rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes có màu nâu đến
hơi xám cam, nhưng sự xuất hiện của màu hơi xám này là sự kết hợp của sự
tạo ra lớp sáp bên ngoài cơ thể chúng. Con cái đẻ khoảng 350 ấu trùng, nhưng
một số có thể đẻ đến 1000 con. Con cái chết sau khoảng 4 ngày kể từ khi
chúng ngừng đẻ. Tuổi trưởng thành dao động từ 48 – 72 ngày, trung bình là
khoảng 61 ngày. So với con cái thì con đực có vòng đời ngắn hơn, con đực
trưởng thành sống từ 2 – 7 ngày.
1.4.4. Biện pháp phòng trị
Biện pháp sinh học
Chúng ta có thể sử dụng côn trùng thiên địch hoặc nấm ký sinh côn
trùng để phòng trừ rệp sáp.
Sử dụng bọ rùa Cryptolamus mondrouzeri để phòng trị sinh học đối với
rệp sáp. Cả thành trùng và ấu trùng của loài bọ rùa này đều ăn rệp sáp. Ngoài
ra còn có thể sử dụng nấm xanh Metarhizium aniopliae, nấm Paecilomyces
sp. và nấm Beauveria bassiana để phòng trừ các loài rệp.
Theo Kessing và Mau (2006) để khống chế rệp sáp chúng ta nên khống
chế kiến, kiến là tác nhân chủ yếu tạo nơi ẩn náo bảo vệ cho rệp sáp
Dysmicoccus neobrevipes khỏi những sinh vật ăn thịt và những sinh vật ký
sinh.
Theo Lê Quốc Điền (2006), để phòng trị rệp sáp trên khóm, ở một số
nước đang sử dụng bọ rùa Nephus bilucenarius và Scymnus uncinatus, ong
ký sinh Encyrtids và muỗi Cecidomyid.
Theo kết quả thí nghiệm của Nguyễn Chí Long (2010) cho thấy các chế
phẩm nấm Pea-BN, Pae-N, Pae-RN cho hiệu lực cao trong phòng trừ rệp sáp
hại sầu riêng ở thời điểm 10NSKP trong điều kiện nhà lưới (33 – 61%) và
cao hơn các chế phẩm nấm xanh (chỉ đạt 20 – 25 %).

10



Biện pháp hóa học
Xử lí đất, chồi, hom trước khi trồng bằng thuốc hóa học như: Diazinon,
Supracide, Admire…
Trồng cây với khoảng cách thưa để hạn chế rệp sáp lây nhiễm. Nếu như
mật số rệp sáp cao có thể sử dụng những loại thuốc ít độc hại cho người, môi
trường và thiên địch như Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC, SK-Enspray
99EC, Bitadin để trị khi còn trong vườn ươm (Lê Quốc Điền, 2006).
Theo kết quả thí nghiệm của Đỗ Văn Quý và Mai Văn Trị (2004) thì
các loại thuốc Basudin 10H, Basudin 40ND, Polytrin 440DD, Supracide
50ND đều có hiệu quả trong phòng trừ rệp sáp Dysmicoccus spp. gây hại trên
khóm, trong đó Basudin 10H được sử dụng với liều lượng 50 kg/ha mang lại
hiệu quả phòng trừ cao so với các nghiệm thức còn lại.
1.5.

Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm

Hoạt chất

Tên
thương
mại

Công dụng

Liều
lượng
khuyến
cáo


Tổ chức
đăng ký

Methidathion

Suprathion
40 EC

Đặc trị rệp sáp hại
cây có múi và sâu
xám hại khoai tây.

20-30 ml
cho bình
16 lít

Công ty
CP khử
trùng
Việt Nam

Surfactant
Siloxane
Alkoxylate

Thần hổ

Giúp thuốc BVTV
loang trải đều trên

bề mặt tiếp xúc

5 ml pha
chung với
thuốc
BVTV
hay phân
trong bình
16 lít

Công ty
TNHH
Kiên
Nam

Giúp hấp thu triệt
để thuốc BVTV và
chất dinh dưỡng

11


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thời gian: từ tháng 6/2014 – tháng 11/2014
Địa điểm: phòng thí nghiệm phát triển chế phẩm sinh học NEDO, Bộ môn
Bảo Vệ Thực, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học
Cần Thơ.
2.1.


Phương tiện
Thiết bị và dụng cụ
 Nồi thanh trùng ướt (autolave) hiệu Sanyo, model MLS – 3780.
 Tủ thanh trùng khô hiệu MOV- 212F.
 Máy lắc Vortex.
 Cân điện tử.
 Tủ cấy hiệu Sanyo, model MCV-B131F.
 Kính hiển vi tương phản pha hiệu Olympus model BX51N-33PH.
 Đĩa petri.
 Chai thủy tinh nắp xanh chịu nhiệt.
 Buồng đếm hồng cầu hiệu Thoma.
 Micropipet các loại kích cỡ.

Nguồn nấm tím Paecilomyces javanicus được phân lập trên rệp sáp do
Bộ môn Bảo vệ thực vật cung cấp.
Nguồn rệp sáp thu ngoài đồng về và được nhân nuôi trong phòng thí
nghiệm phát triển chế phẩm sinh học NEDO, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Môi trường nuôi cấy nấm PDA (Potato Dextrose Agar): 200g khoai tây,
20g dextrose, 20g agar, 1000 ml nước cất, pH 6,5.
Các vật dụng khác: gạo IR50404, dầu ăn Cooking oil, bọc nylon dày
chịu nhiệt, dây thun,…
2.2. Phương pháp
2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng hình thành và phát triển bào tử
của nấm Paecilomyces javanicus trên cơ chất gạo, và hàm lượng nước có
thêm CaCO3 (5%), dầu ăn, yeast extract (0,2%)
Mục đích: tìm ra môi trường thích hợp để sản xuất chế phẩm nấm tím
Paecilomyces javanicus.
Chuẩn bị thí nghiệm: sử dụng chủng nấm tím Paecilomyces javanicus
do bộ môn BVTV cung cấp, cấy nguồn vào đĩa petri có chứa 10 ml môi

trường PDA (Potato Dextrose Agar) khoảng 14 ngày để nấm phát triển và
sinh bào tử với số lượng nhất định.

12


×