Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN HEO CHẾT Ở CÁC LỨA TUỔI VÀ TRÊN HEO NÁI MANG THAI Ở HUYỆN CHỢ GẠO TRONG ĐỢT DỊCH ĐẦU NĂM 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.96 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THANH LIÊM

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
TRÊN HEO CHẾT Ở CÁC LỨA TUỔI VÀ TRÊN HEO NÁI
MANG THAI Ở HUYỆN CHỢ GẠO TRONG
ĐỢT DỊCH ĐẦU NĂM 2006

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN THANH LIÊM

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
TRÊN HEO CHẾT Ở CÁC LỨA TUỔI VÀ TRÊN HEO NÁI
MANG THAI Ở HUYỆN CHỢ GẠO TRONG
ĐỢT DỊCH ĐẦU NĂM 2006
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Hướng dẫn khoa học
PGS. TS. Trần Thị Dân

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


TÌM HIỂU THỰC TRẠNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
TRÊN HEO CHẾT Ở CÁC LỨA TUỔI VÀ TRÊN HEO NÁI
MANG THAI Ở HUYỆN CHỢ GẠO TRONG
ĐỢT DỊCH ĐẦU NĂM 2006
NGUYỄN THANH LIÊM
Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN VĂN KHANH
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. HỒ THỊ KIM HOA
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HẢI
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
4. Phản biện 2: TS. THÁI THỊ THỦY PHƯỢNG
Cơ quan Thú y Vùng VI
5. Ủy viên:

PGS.TS. TRẦN THỊ DÂN

Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Thanh Liêm, sinh ngày 30 tháng 9 năm 1975, tại huyện
Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Con Ông Nguyễn Văn Sang và Bà Triệu Thị Ánh
Nguyệt.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Tân Hiệp, tỉnh Tiền Giang
năm 1994.
Tốt nghiệp Đại học ngành thú y, hệ chính quy, tại Trường Đại học Nông lâm,
Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đó làm việc tại Trạm Thú y huyện Chợ Gạo, chức vụ: Phó Trưởng trạm
Thú y huyện Chợ Gạo.
Tháng 10 năm 2005, theo học Cao học ngành Thú y tại Trường Đại học
Nông lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ Huỳnh Thị Ánh Nguyệt, năm kết hôn 2001, các con:
chưa.
Địa chỉ liên lạc: ấp Lương Phú B, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh
Tiền Giang.
Điện Thoại: 0984833173.
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Nguyễn Thanh Liêm

iii


LỜI CẢM TẠ
Mãi mãi khắc ghi công lao dạy bảo, truyền đạt kiến thức khoa học của quý
thầy cô trong những năm qua.
Thành kính ghi ơn PGS. TS. Trần Thị Dân đã chỉ dạy, động viên và ủng hộ
tôi trên con đường khoa học.
Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, Ban chủ nhiệm Khoa chăn nuôi thú y đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi
trong quá trình học tập và trong thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh, chị, em trong Chi cục Thú y
tỉnh Tiền Giang, Trạm thú y huyện Chợ Gạo đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu thực trạng bệnh lở mồm long móng trên heo chết ở các lứa
tuổi và trên heo nái mang thai ở huyện Chợ Gạo trong đợt dịch đầu năm 2006” được
thực hiện từ năm 2006 – 2008 tại huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang.
Dữ liệu đã được thu thập từ đợt dịch lở mồm long móng đầu năm 2006 tại 18
xã và 1 thị trấn của huyện Chợ Gạo để ghi nhận tần suất của các biểu hiện lâm sàng

và đánh giá yếu tố nguy cơ của bệnh ở 170 hộ khảo sát (có 2753 heo bệnh). Ngoài
ra, trong năm 2008 mẫu máu của 130 heo sinh sản được kiểm tra kháng thể kháng
protein 3ABC (nhiễm vi-rút tự nhiên), và 200 mẫu máu heo sinh sản để đánh giá
hiệu quả sau tiêm phòng vắc-xin ngừa týp O tại một số hộ chăn nuôi của 6 xã có
nhiều heo bệnh LMLM trong đợt dịch 2006.
1) Kết quả qua khảo sát từ đợt dịch đầu năm 2006
Bệnh LMLM trong đợt dịch đầu năm 2006 do vi-rút týp O gây ra và chỉ xảy ra
trên heo.
Heo càng nhỏ thì tỷ lệ tử vong càng cao (heo nái 5,31%; heo dưới 1 tháng tuổi
65,51% trong số heo nuôi của các hộ khảo sát). Heo dưới 2 tháng tuổi không biểu
hiện chảy nước bọt, chép miệng, nổi mụn nước ở mũi, xuất huyết ở chân và miệng.
Mụn nước trên đầu vú chỉ xuất hiện trên heo nái (42,71%) và hầu hết là trên heo nái
đang nuôi con.
Toàn bộ heo bệnh LMLM khảo sát có bệnh tích tim da cọp. Đặc biệt, heo
càng lớn tỷ lệ bệnh tích tim da cọp và nhão càng cao (heo nái 90,97%; heo dưới 1
tháng tuổi 56,31%).
Heo bệnh ngày đầu tiên sốt cao, trung bình trên 410C. Ngày thứ 5 và 6 thân
nhiệt heo bệnh trở lại bình thường sau quá trình điều trị. Heo chết tập trung vào
ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 (chiếm 71,73% trên tổng số heo chết trong 15 ngày
bệnh). Số heo mắc bệnh bình phục nhiều nhất từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 11 (3
ngày này chiếm 66,45%).
Heo nái mang thai tăng rối loạn sinh sản khi bệnh LMLM (38,02% số nái
mang thai). Ngoài ra, tỷ lệ chết của heo con khá cao (25,97%) khi được sinh ra từ
heo mẹ bị bệnh trong lúc mang thai.

v


MỤC LỤC
TRANG


Trang tựa
Trang Chuẩn Y

i

Lý Lịch Cá Nhân

ii

Lời Cam đoan

iii

Lời Cảm tạ

iv

Tóm tắt

v

Mục lục

ix

Danh sách các chữ viết tắt

xii


Danh sách các bảng

xiii

Danh sách các sơ đồ và biểu đồ

xiv

Danh sách các hình

xv

Chương 1. Mở đầu

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu

2

1.3. Yêu cầu

2

Chương 2. Tổng quan


2

2.1. Sơ lược về bệnh và vi-rút lở mồm long móng

3

2.2. Phân bố địa lý của bệnh LMLM

4

2.3. Sự lan truyền bệnh

6

2.3.1. Loài mắc bệnh và chất chứa vi-rút

6

2.3.2. Lây lan vi-rút

7

2.3.2.1. Đường xâm nhập

7

2.3.2.2. Cách sinh bệnh và thời điểm tạo kháng thể

7


2.3.2.3. Cách lây lan

8

2.4. Triệu chứng và bệnh tích bệnh LMLM trên heo
2.5. Vắc-xin phòng bệnh LMLM

9
11

2.6. Một số kết quả trong phòng chống LMLM tại các khu vực

vi


trên thế giới

12

2.6.1. Khống chế và thanh toán bệnh LMLM ở châu Âu

12

2.6.2. Phòng chống bệnh LMLM ở châu Mỹ

14

2.6.3. Khống chế bệnh LMLM ở châu Phi

15


2.6.4. Phòng chống bệnh LMLM ở một số nước châu Á

15

2.7. Một số nghiện cứu liên quan ở trong và ngoài nước

16

2.7.1. Nghiên cứu ngoài nước về yếu tố nguy cơ

16

2.7.2. Nghiên cứu trong nước

17

2.8. Giới thiệu của huyện Chợ Gạo

19

2.8.1. Vị trí địa lý

19

2.8.2. Các yếu tố tự nhiên liên quan đến chăn nuôi

20

2.8.3. Phân bố đàn heo tại các xã


20

Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

22

3.1. Thời gian thực hiện

22

3.2. Nội dung nghiên cứu

22

3.3. Phương pháp nghiên cứu

22

3.3.1. Phân tích lâm sàng và cận lâm sàng của heo
bệnh LMLM

22

3.3.2. Xác định một số yếu tố nguy cơ, lập phương
trình dự đoán khả năng xuất hiện bệnh

25

3.3.3. Phát hiện kháng thể protein 3ABC của vi-rút

LMLM nhiễm trên đàn heo sinh sản

26

3.3.4. Xác định tỷ lệ bảo hộ đối với vi-rút LMLM serotýp O trên
đàn heo sinh sản đã được tiêm phòng vắc-xin LMLM tại hộ chăn nuôi
3.4. Phân tích thống kê

28
31

Chương 4. Kết quả và thảo luận

32

4.1. Týp vi-rút và biểu hiện lâm sàng ở heo bệnh LMLM

32

4.1.1. Týp vi-rút và tỷ lệ bệnh của các hạng heo tại hộ khảo sát

32

4.1.2. Tần suất của các biểu hiện lâm sàng ở các hạng heo

36

vii



4.1.3. Diễn biến thân nhiệt trên heo bệnh LMLM

41

4.1.4. Phân bố của số ngày bệnh trước khi chết và số ngày
phục hồi

43
4.1.5. Rối loạn sinh sản trên heo nái mang thai

46

4.2. Xác định một số yếu tố nguy cơ và lập phương trình dự đoán
khả năng xuất hiện bệnh

50

4.3. Phát hiện kháng thể kháng protein 3ABC của vi-rút LMLM
nhiễm trên đàn heo sinh sản

54

4.4. Tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vacxin LMLM serotýp O đối với
đàn heo sinh sản tại hộ chăn nuôi

55

Chương 5. Kết luận và đề nghị

56


5.1. Kết luận

56

5.2. Đề nghị

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CI

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Confident interval

Độ tin cậy

ĐGT

Đường giao thông


ĐHHB

Đến hộ heo bệnh

GHHB

ELISA

Gần hộ heo bệnh

Enzyme linked immunosorbent assay

Kỹ thuật hấp phụ miễn dịch
gắn kết enzyme

LMLM

Lở mồm long móng

OR

Odd ratio

Tỷ số chênh

PBS

Phosphate buffer saline


Dung dịch đệm PBS

PI

Percentage inhibition

Phần trăm ức chế

TL

Thương lái

TLB

Tỷ lệ bệnh

TLTV

Tỷ lệ tử vong

TP

Tiêm phòng

TSXH

Tần suất xuất hiện

TY


Thú y

VP

Viral protein

Protein của vi-rút

Y

Xác suất xảy ra bệnh

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

2.1. Chất chứa vi-rút trên heo

7

2.2. Tần suất xuất hiện bệnh tích trên các heo bệnh LMLM

10

2.3. Tần suất (%) của một số triệu chứng và bệnh tích của heo
bệnh LMLM


18

2.4 Tổng đàn heo các xã của huyện Chợ Gạo trong năm 2006

21

3.1. Phân bố heo bệnh phân tích týp vi-rút LMLM

24

3.2. Phân bố hạng heo bệnh LMLM được theo dõi

24

3.3. Phân bố heo khảo sát kháng thể kháng protein 3ABC

27

3.4. Phân bố heo khảo sát tỷ lệ bảo hộ sau khi tiêm phòng

29

3.5. Phân phối mẫu trong xét nghiệm huyết thanh có kháng thể
đủ khả năng bảo hộ với vi-rút LMLM serotýp O bằng kỹ thuật ELISA

31

4.1. Tỷ lệ bệnh và tử vong ở các hạng heo tại những hộ khảo sát


33

4.2a. Tần suất của các biểu hiện lâm sàng ở các hạng heo

34

4.2b. Tần suất của các biểu hiện lâm sàng ở các hạng heo

35

4.3. Diễn biến thân nhiệt trên heo bệnh LMLM

42

4.4. Phân bố (%)* số ngày bệnh trước khi chết trên heo bệnh LMLM

44

4.5. Phân bố (%) số ngày mắc bệnh của heo phục hồi

45

4.6. Tần số của các rối loạn ở heo nái mang thai bị bệnh LMLM

46

4.7. Tỷ lệ heo nái mang bệnh có thai chết và số thai chết

48


4.8. Phân bố số heo con chết theo ngày tuổi sau khi sinh

49

4.9. Phân bố các yếu tố nguy cơ ở 2 nhóm hộ khảo sát

52

4.10. Kết quả phân tích thống kê các yếu tố nguy cơ

53

4.11. Tỷ lệ heo có kháng thể kháng protein 3ABC

54

4.12. Tỷ lệ bảo hộ sau khi tiêm phòng

55

x


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ
3.1. Phát hiện kháng thể kháng protein 3ABC bằng kỹ thuật ELISA
3.2. Xét nghiệm huyết thanh có kháng thể đủ khả năng bảo hộ
với vi-rút LMLM serotýp O bằng kỹ thuật ELISA
Biểu đồ
4.1. Tỷ lệ bệnh, tử vong trên các hạng heo

4.2. Tần suất bỏ ăn và tiêu chảy trên các hạng heo bệnh LMLM
4.3. Tần suất chảy nước bọt và chép miệng trên các hạng heo LMLM
4.4. Tần suất của bệnh tích mụn nước ở mũi và xuất huyết ở chân, miệng
4.5. Tần suất heo có bệnh tích ở tim
4.6. Diễn biến thân nhiệt trên heo bệnh LMLM
4.7. Phân bố số ngày mắc bệnh của heo phục hồi
4. 8. Tần số (%) của các rối loạn ở heo nái mang thai bị bệnh LMLM
4. 9. Phân bố số heo con chết theo ngày tuổi

xi

Trang
27
30
32
36
37
38
39
43
46
47
48


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang


2.1. Hình thái vi-rút trên LMLM

4

2.2. Tim da cọp

11

4.1. Mụn nước ở mũi

40

4.2. Heo bị sứt móng

40

4.3. Tim da cọp và nhão

41

xii


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chợ Gạo là một huyện nằm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với số đầu heo nhiều
nhất trong tỉnh. Thu nhập của người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính,
trong đó chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn. Theo thống kê của Trạm Thú y huyện Chợ

Gạo trong thời điểm tiêm phòng đợt II năm 2005, tổng đàn heo của huyện khoảng
120.000 con. Việc cải tạo con giống và áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi
ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, công tác tiêm phòng lở mồm long móng
(LMLM) chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức do giá vắc-xin còn cao và
chủ yếu do chủ quan của người chăn nuôi vì trong những năm gần đây bệnh LMLM
chỉ xảy ra lẻ tẻ ở một vài địa phương. Hàng năm tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin LMLM
thấp hơn 25%. Ngoài ra, chăn nuôi trên địa bàn huyện thường ở qui mô nhỏ, kiến
thức và ý thức áp dụng các biện pháp sinh học vào chăn nuôi của bà con còn thấp
nên việc phòng chống dịch bệnh còn gặp khó khăn. Đây là nguy cơ tiềm ẩn để bùng
phát bệnh LMLM.
Đầu năm 2006 bệnh LMLM đã xảy ra trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tất cả
19/19 xã, thị trấn đều xảy ra dịch bệnh. Trong đợt này, nhiều heo chết ở mọi lứa
tuổi, đặc biệt là chết hàng loạt heo con theo mẹ và heo lứa; heo nái bị sảy thai hoặc
thai yếu. Đợt dịch này gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và gây tâm lý lo ngại
cho người tiêu dùng khi sử dụng thịt heo. Đồng thời nó cũng gây gánh nặng cho
chính quyền địa phương trong việc giải quyết hậu quả của dịch bệnh.
Nhằm góp phần đánh giá diễn biến của bệnh tại huyện, chúng tôi thực hiện đề
tài “Tìm hiểu thực trạng bệnh lở mồm long móng trên heo chết ở các lứa tuổi và
trên heo nái mang thai ở huyện Chợ Gạo trong đợt dịch đầu năm 2006”.

1


1.2. Mục tiêu
Xác định týp vi-rút LMLM và so sánh những diễn biến lâm sàng trong đợt dịch năm
2006 với những mô tả của các tác giả khác.

Đánh gía tầm quan trọng của một số yếu tố nguy cơ của bệnh LMLM tại địa
phương.
Xác định tần số nhiễm vi-rút LMLM ở heo đã được giữ lại nuôi tại hộ có bệnh

LMLM trong đợt dịch đầu năm 2006 cho đến nay.
1.3. Yêu cầu
Theo dõi diễn biến của bệnh ở những hộ có heo xuất hiện triệu chứng lâm sàng của
LMLM trong đầu năm 2006.
Điều tra cắt ngang ổ dịch này, sau đó phân tích tỷ số chênh (OR) để xác định yếu tố
nguy cơ của bệnh LMLM và lập phương trình dự đoán khả năng phát sinh bệnh.

Lấy mẫu máu của heo bệnh LMLM trong đợt dịch đầu năm 2006; ngoài ra,
vào năm 2008 lấy mẫu máu của những heo đực giống và nái có biểu hiện lâm sàng
bệnh LMLM hoặc không bệnh LMLM nhưng vẫn được giữ lại nuôi cho đến nay để
phát hiện kháng thể kháng protein 3ABC của vi-rút LMLM, từ đó xác định tần số
nhiễm vi-rút LMLM.
Bên cạnh các khảo sát cơ bản trên, heo ở một số hộ có tiêm phòng LMLM đầy đủ và
không mắc bệnh LMLM được lấy máu xét nghiệm kháng thể để đánh giá tỷ lệ heo được
bảo hộ từ chương trình tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh LMLM trên đàn heo đực giống và
nái ở Chợ Gạo.

2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về bệnh và vi-rút lở mồm long móng
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) do một loại vi-rút ARN thuộc họ
Picornaviridae, giống Aphthovirus. Vi-rút này có hai tính chất đặc biệt liên quan
đến dịch tễ học, đó là tính có nhiều týp và dễ biến đổi kháng nguyên. Các týp tuy
gây ra những triệu chứng bệnh tích giống nhau nhưng lại không gây miễn dịch
chéo. Nhiều con thú đã lành bệnh nhưng có thể mắc bệnh lại nhiều lần. Lý do của
hiện tượng đó đã được Vallée và Carré khám phá và nghiên cứu (1921, 1922, 1924).

Đó không phải do khác nhau về độc lực mà do khác nhau về cấu trúc kháng nguyên.
Đầu tiên hai tác giả trên đã gặp hai chủng mà họ đặt tên là týp O (tên từ vùng Oise
của Pháp) và týp A (tên vùng Allemagne của Đức). Đến năm 1926, Waldmann tìm
thêm một chủng nữa và đặt tên là týp C. Vi-rút bệnh LMLM đã được xếp cùng
nhóm với vi-rút bệnh cúm, bệnh bại liệt, bệnh viêm não ngựa châu Mỹ và bệnh
viêm miệng mụn nước. Ngoài 3 týp đó, cho đến năm 1965, người ta còn tìm thấy
thêm các týp SAT1, SAT2, SAT3 và Asia1 (trích dẫn Nguyễn Lương, 1997).
Bệnh còn tính chất dịch lớn, lây lan rất nhanh và rất mạnh, gây thiệt hại lớn về
kinh tế. Bệnh nằm trong danh mục những bệnh phải công bố dịch ở tất cả các quốc
gia và là bệnh đầu tiên mà Tổ chức Dịch tễ Thế giới thiết lập danh sách những
vùng, những nước an toàn đối với bệnh này (Trần thanh Phong, 1996).
Vi-rút LMLM là một vi-rút nhỏ không có lớp áo ngoài, đường kính khoảng 24
nm. Bộ gen là một phân tử RNA chuỗi đơn dương, dài khoảng 8.000 base và được
nén rất chặt bởi vỏ protein (capsid). Vỏ protein bao bọc bộ gen có 60 đơn vị nhỏ
được tạo thành từ 4 loại protein cấu trúc gồm: 1A, 1B, 1C, 1D (hay VP4, VP2, VP3
và VP1). Ngoài ra, vi-rút LMLM còn có 8 loại protein không cấu trúc bao gồm: 2A,
2B, 2D, 2C, 3A, 3B, 3C, 3D.
- Protein 3A có 143-153 axít amin (aa). Nó có liên quan đến độc lực và động
vật cảm thụ của vi-rút.

3


- Protein 3B gồm: 3B1 có 23 aa; 3B2 có 24 aa; 3B3 có 24 aa. Protein 3B3 có
tính bảo tồn cao, 3B1 và 3B2 có tính biến đổi cao. Protein 3B1 và 3B2 có liên quan
đến độc lực và động vật cảm thụ của vi-rút. Protein 3B cần thiết cho khả năng sống
của vi-rút.
- Protein 3C là một proteinase phức tạp có 213 aa. Nó có vai trò trong sự phân
cắt những protein tiền chất thuộc vi-rút và kết hợp những yếu tố vật chủ với sự dịch
mã và phiên mã (Lê Anh Phụng, 2002; AVIS, 2002a; Carrillo và cs, 2005).


Hình 2.1. Hình thái vi-rút LMLM
VP1: xanh dương, VP2: xanh lá cây, VP3: đỏ, VP4: vàng
(nguồn: Oxford University, Press Release, 2000)
2.2. Phân bố địa lý của bệnh LMLM
Bài viết đầu tiên mô tả bệnh LMLM có lẽ vào năm 1514, khi Fracastorius mô
tả một bệnh tương tự trên trâu bò ở Ý. Năm 1847 Loetller và Frosch đã chứng minh
mầm bệnh có khả năng qua lọc (Grabman và Baxt, 2004; MicrobeWiki, 2006;
National Argicultural Biosecurity Center, 2007).
Bệnh LMLM xảy ra nhiều khu vực trên thế giới, ngoại trừ các nước Bắc và
Trung Mỹ (Bắc Panama), Úc, New Zealand, Chilê và liên minh châu Âu. Ở châu
Mỹ, bệnh LMLM được báo cáo lần sau cùng năm 1929 (Mỹ), 1952 (Canada) và
1954 (Mêxicô). Ở Đông Nam Á, Indonesia cũng đã xoá được bệnh sau 30 năm tiêm
phòng nghiêm ngặt. Liên minh châu Âu đã thông qua chính sách không sử dụng
vắc-xin vào năm 1991 khi bệnh đã được kiểm soát. Gần đây bệnh đã xảy ra ở Đài
Loan, Trung Quốc (1997, 2000), Nhật Bản (2000), Hàn Quốc (2000, 2002), Nam
Phi (2000), Argentina (2001) và châu Âu (2001).

4


Các týp O, A, và C phân bố rộng rãi nhất, đặc biệt là ở Nam Mỹ, Trung Đông
và châu Á. Các týp SAT1, SAT2 và SAT3 thường gặp ở châu Phi mặc dù đôi khi
cũng xảy ra ở Trung Đông (Lê Anh Phụng, 2002; EFSA, 2006).
Sự phân bố vi-rút LMLM týp O
Những năm gần đây, một số subtýp thuộc týp O lưu hành trong khu vực
Đông Nam Á: chủng SEA (South East Asia) được phát hiện ở Việt Nam năm 1997,
Campuchia (1998) và Đài Loan (1999). Chủng ME-SA có mặt tại Irắc, Thổ Nhĩ Kỳ.
Chủng vi-rút Cathay xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1998. Chủng Pan-Asia bắt đầu
xuất hiện và lây lan trong vùng Đông Nam Á.

Sự phân bố vi-rút LMLM týp A
Theo các tài liệu khảo sát, vi-rút týp A lưu hành tại Ấn Độ và Trung Đông, tạo
thành dịch địa phương ở Thái Lan và do lây từ Malaysia qua việc nhập khẩu trâu
bò. Đặc điểm dịch tễ nổi bật từ tháng 7/2003 cho đến nay là số ổ dịch do vi-rút
LMLM týp A gây ra chiếm đa số; Lào cũng báo cáo phát hiện được vi-rút týp A.
Sự phân bố vi-rút LMLM týp Asia-1
Vi-rút LMLM týp Asia-1 được thông báo ở châu Á (Nam Á, Đông Á và Thái
Lan). Người ta cho rằng vi-rút týp Asia-1 lưu hành trên thế giới có nguồn gốc từ các
nước Đông Nam Á. Vi-rút LMLM týp Asia-1 gây ra dịch bệnh địa phương tại Thái
Lan, Myanmar. Tuy nhiên, đặc điểm dịch tễ của các ổ dịch do vi-rút týp Asia-1
chưa được nghiên cứu chi tiết.
Dịch LMLM và các týp vi-rút đã được phát hiện ở Việt Nam
Việc xác định các chủng vi-rút gây bệnh LMLM thay đổi theo từng giai đoạn
(dẫn liệu Tô Long Thành và ctv, 2006). Từ năm 1985 trở về trước, chẩn đoán dựa
trên triệu chứng lâm sàng. Từ năm 1985, với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế,
Cục Thú y bắt đầu xác định týp vi-rút gây bệnh LMLM. Năm 1992, sau 32 năm
vắng mặt, bệnh LMLM tái xuất hiện ở miền Bắc và miền Trung nước ta (ổ dịch
cuối cùng là năm 1960). Nguyên nhân do sự vận chuyển bất hợp pháp động vật, sản
phẩm động vật bị bệnh từ bên ngoài vào sau khi mở cửa buôn bán với Trung Quốc
và Lào. Các kết quả ghi nhận đến năm 1999 cho thấy có 3 týp vi-rút gây bệnh ở
Việt Nam là O, A, Asia-1. Năm 1999, dịch xảy ra ở Cao Bằng, sau đó lây lan xuống

5


Bắc Ninh và Hà Nội. Đến đầu năm 2000, dịch đã lây lan trên 58/61 tỉnh, thành phố
với 297.808 trâu bò và 56.530 heo bị bệnh. Trong đợt dịch lớn 1999-2000, kết quả
chẩn đoán của các ổ dịch đều là týp O có cấu trúc gen gần với vi-rút týp O gây bệnh
ở Hồng Kông năm 1997. Việc biến mất týp A và Asia-1 trong giai đoạn này chưa
được khẳng định một cách đầy đủ để xác định rằng hai chủng này không tồn tại ở

Việt Nam trong giai đoạn đó. Năm 2001, bằng các biện pháp hành chính và tiêm
vắc-xin, dịch có phần khống chế: các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ,
một số tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long không xảy ra dịch.
Năm 2004, dịch xảy ra tăng hơn nhiều so với năm 2003 cả về diện tích và số thiệt
hại. Dịch xảy ra ở cả ba miền, đặc biệt xảy ra ở các tỉnh có ngành chăn nuôi phát
triển, ở các vùng chăn nuôi trọng điểm. Năm 2005 týp A lại được phát hiện ở tỉnh
Ninh Thuận và sau đó phát hiện ở một số tỉnh khác ở phía Nam như: Bình Định,
Bình Thuận, Long An, … Năm 2005, vi-rút Asia-1 xuất hiện lần đầu tiên ở Khánh
Hoà và sau đó là Lào Cai. Tháng 5 năm 2006, vi-rút Asia-1 được phát hiện ở Hà
Giang. Hiện tại chưa có căn cứ khoa học xác định mối liên hệ giữa các vi-rút Asia-1
lưu hành ở hai miền, nhưng có thể dự đoán nguồn gốc ổ dịch là do đưa từ nước
ngoài vào theo gia súc mắc bệnh hoặc sản phẩm của gia súc mắc bệnh.
2.3. Sự lan truyền bệnh
2.3.1. Loài mắc bệnh và chất chứa vi-rút
Tất cả các loài động vật có móng guốc chẻ, gia súc và thú hoang dã đều có tính
mẫn cảm. Người thì hiếm bệnh. Ngựa không mẫn cảm với bệnh. Bệnh xảy ra trên
gia súc gồm trâu, bò, heo, cừu, dê và hơn 70 loài thú hoang (trâu nước, hươu, linh
dương đầu bò, tuần lộc, nai sừng tấm, lạc đà không bướu, linh dương tai nhọn,
chuột hải ly, voi, ...) (Lubroth và ctv, 1990; Ackerman, 2001; Grabman và Baxt,
2004; CIDRAP, 2007).

6


Bảng 2.1. Chất chứa vi-rút trên heo
Số lượng vi-rút tối đa

Sự hiện diện tối đa của

(log10)


vi-rút (ngày)

Nước bọt

7/ml

9

Nước mũi

5,4/mẫu xét nghiệm

5

Dịch hầu họng

Không phát hiện được

Không có số liệu

Chất tiết ở mắt

2/mẫu xét nghiệm

3

Tinh dịch

Không phát hiện được


Không có số liệu

Chất tiết ở bao quy đầu

7/mẫu xét nghiệm

4

Nước tiểu

0,9/ml

1

Phân

1,8/g

1

Bệnh tích biểu mô (chân)

9,6/g

Không có số liệu

Chất bài tiết

(AVIS, 2002b)

2.3.2. Lây lan vi-rút
2.3.2.1. Đường xâm nhập
Trong thiên nhiên, đường tiêu hoá là đường xâm nhập chủ yếu của vi-rút. Virút vào cơ thể qua niêm mạc miệng.
Vi-rút cũng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương ngoài da, niêm mạc hô
hấp và niêm mạc đường sinh dục (Trần Thanh Phong, 1996; Alexandersen và
Donaldson, 2002; Alexandersen và ctv, 2002).
2.3.2.2. Cách sinh bệnh và thời điểm tạo kháng thể
Theo đường tiêu hoá, do đặc tính hướng thượng bì, vi-rút gây thuỷ hoá tạo
thành mụn nước sơ phát, sau đó vi-rút vào máu (viremia) và theo hệ tuần hoàn đến
các cơ quan, phủ tạng, đặc biệt là những tế bào thượng bì đang sinh sản (xoang
miệng, vành móng, mõm, núm vú, …) hình thành những mụn nước thứ phát. Sau từ
2 - 3 ngày hình thành, bọng nước sẽ vỡ ra, dẫn đến hậu quả là lở mồm long móng
(Trần Thanh Phong, 1996).
Ở thú cái có chửa, vi-rút xâm nhập vào bào thai qua niêm mạc sinh dục và gây
sảy thai (dẫn liệu Phạm sĩ Lăng và Phan Địch Lân, 2000).

7


Sau khi xâm nhập vào đường hô hấp trên, vi-rút nhân lên một cách nhanh
chóng, gây ra nhiễm vi-rút huyết và vi-rút hướng vào biểu mô, tại đây vi-rút tái sản
lần hai gây mụn nước và gây lở loét bầu vú (Sellars, 1971).
Sau khi nhiễm bệnh, kháng thể đặc hiệu chống lại vi-rút LMLM được hình
thành gồm IgM, IgA và IgG. IgG có mặt từ ngày 4 - 21, sớm nhất vào ngày thứ 3
sau nhiễm và tồn tại từ 4 đến 6 tháng. IgM xuất hiện vào ngày thứ 5 - 12 sau khi
nhiễm vi-rút. Cuối cùng là sự xuất hiện của IgA chiếm phần chủ yếu vào giai đoạn
gần cuối của quá trình bệnh, có thể tìm thấy IgA trong máu gia súc bệnh 150 ngày
sau khi bệnh chấm dứt (Kihn, 1993; Kitching, 2000). Thời gian tồn tại kháng thể
tuỳ loài và tuỳ độ tuổi của gia súc, heo có thời gian miễn dịch ngắn hơn bò, bê có
thời gian miễn dịch ngắn hơn bò. Trong một số trường hợp lên đến 5,5 năm ở trâu

bò. Thời gian kéo dài đáp ứng miễn dịch có lẽ do trâu bò có thể mang trùng 30
tháng. Thời gian đáp ứng miễn dịch do nhiễm vi-rút LMLM trên heo kéo dài trong
khoảng 3 - 6 tháng. Trường hợp heo mang trùng chưa thấy được báo cáo (AVIS,
2002c). Theo Sutmoller và ctv (1968); Baxt và Mason (1995), Domingo và ctv
(1995), Mezencio và ctv (1999), Rigden và ctv (2000), trên heo sau khi nhiễm bệnh,
vi-rút sẽ bị loại thải trong vòng 3 - 4 tuần, vì vậy heo không mang trùng. Tuy nhiên,
đã xảy ra trường hợp nhiễm vi-rút LMLM dai dẳng trên heo và giả thuyết cho rằng,
trên heo, vi-rút LMLM xâm nhập vào đại thực bào phế nang, tồn tại ở dạng mang
trùng.
2.3.2.3. Cách lây lan
Vi-rút LMLM có thể lây lan bằng nhiều cách.
- Trực tiếp: vi-rút LMLM có thể lây lan một cách dễ dàng bởi sự tiếp xúc trực
tiếp giữa thú bệnh và thú mẫn cảm, đây là cách truyền lây chủ yếu. mật độ chăn
nuôi cao tỷ lệ thuận với sự lây lan của bệnh.
- Gián tiếp:
+ Qua trung gian sinh vật: con người (qua người buôn bán, người chăm sóc,
người bán thịt, nhân viên thú y, …), qua những thú không cảm nhiễm (gà, vịt hoặc
chim hoang dã, …)

8


+ Qua trung gian không do sinh vật: thức ăn, nước uống, rơm, cỏ độn
chuồng, dụng cụ đựng thức ăn, chổi, phương tiện vận chuyển, …
+ Truyền lây qua gió
+ Do hoạt động sinh sản nhân tạo: vi-rút LMLM có thể lây lan qua đường
truyền tinh, truyền phôi (Pelzer, 2001; Thacker, 2001; Pottawatomie County, 2003;
Eden Extension Disaster Education Network, 2006; CIDRAP, 2007; National
Argicultural Biosecurity Center, 2007).
Một nghiên cứu trên 880 ổ dịch LMLM được báo cáo trên khắp thế giới từ

năm 1870 đến 1993 cho thấy cách truyền lây chủ yếu như sau:
66% từ những sản phẩm thịt
22% từ nguồn không khí
6% từ nhập khẩu gia súc
4% đồ vật bị nhiễm mầm bệnh
3% từ vắc-xin bị nhiễm mầm bệnh
(Canadian Foot Inspection Agency, 2006).
2.4. Triệu chứng và bệnh tích bệnh LMLM trên heo
Thời gian ủ bệnh của bệnh LMLM rất biến động; tuỳ thuộc vào chủng và liều
vi-rút, đường lây lan, loài động vật, điều kiện chăn nuôi và môi trường (Kitching và
Alexandersen, 2002; Alexandersen và ctv, 2003a, c). Khi bị phơi nhiễm một liều virút thấp, heo có lẽ chỉ mang trùng ở dạng tiềm ẩn (Alexandersen và ctv, 2003b).
Thời gian ủ bệnh trên heo biến động từ 24 giờ (Alexandersen và ctv, 2003b) đến 14
ngày (Alexandersen và ctv, 2003c). Theo dữ liệu trận dịch năm 1967-1968 ở Vương
Quốc Anh, thời gian ủ bệnh trên heo là 4 - 9 ngày, heo càng lớn thì thời gian ủ bệnh
càng dài và chậm biểu hiện triệu chứng (Hugh-Jones và Tinline, 1976). Trong thí
nghiệm, thời gian ủ bệnh trung bình biến động từ 1 đến 3 ngày và phụ thuộc vào
cường độ tiếp xúc trực tiếp (Alexandersen và ctv, 2003b).
Sau thời gian ủ bệnh, heo sốt 41,5 đến 420C (Trần Thanh Phong, 1996). Theo
Huỳnh Thị Thanh Thuỷ (2003), heo sốt 41,50C; còn theo Pig Health and Welfare

9


Featured Articles (2001), những triệu chứng đầu tiên khi bệnh là đi đứng khó khăn,
ăn rất ít và sốt 40,50C.
Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2006) ghi nhận tần số xuất hiện bệnh tích trên các heo
bệnh LMLM như sau:
Bảng 2.2. Tần suất xuất hiện bệnh tích trên các heo bệnh LMLM
M


Vị trí
Số

õm

lần

xuất hiện
Tỷ
(%)

Móng

Niêm mạc
miệng

Vành
móng

Kẻ
móng

Núm


7

49

117


92

27

6

41,88

100,0

78

23,08

8
lệ
6,67

0

,63

Tổ chức Agriculture and Agri-Food của Canada (1994) báo cáo tỷ lệ chết trên
heo trưởng thành là 5% và trên heo con là 75%. Theo tổ chức American Veterinary
Medical Association (2007), tỷ lệ bệnh có thể 100% nhưng tỷ lệ chết không quá 5%
trên thú trưởng thành, đối với thú nhỏ tỷ lệ chết có thể lên đến 90%.
Trên thú mang thai, bệnh LMLM thường gây sảy thai hoặc thú sơ sinh yếu ớt
(South Australian Animal Health Quaterly, 2001; Thacker, 2001; PubMed, 2004).
Ở thú nhỏ chết đột ngột do viêm thoái hoá cơ tim (tim da cọp), tim bị mềm.

Trên heo 4 tuần tuổi, viêm cơ tiêm thường ảnh hưởng ở tâm thất trái.

10


Hình 2.2. Tim da cọp (nguồn: EUFMD WIKI, 2007)
2.5. Vắc-xin phòng bệnh LMLM
Có nhiều loại vắc-xin phòng bệnh LMLM như vắc-xin vô hoạt bằng formol
keo phèn, vắc-xin vô hoạt bằng ethylene imine (E,I), vắc-xin sản suất bằng công
nghệ gen …
Các loại vắc-xin được phép lưu hành ở Việt Nam.
- Vắc-xin decivac FMD DOE Monovalent có hoạt chất chính là vi-rút LMLM
DOE, phòng bệnh LMLM trên trâu, bò, heo của Intervet sản xuất.
- Vắc-xin Aftopor có hoạt chất chính là kháng nguyên LMLM đơn týp O (O
Manisa, O3039, phòng bệnh LMLM trên trâu, bò, heo của Merial sản xuất.
- Vắc-xin Aftovax có hoạt chất chính là kháng nguyên LMLM đa týp O, A,
Asia1, phòng bệnh LMLM trên trâu, bò của Merial sản xuất.
- Vắc-xin POSI-FMD Trivalent có hoạt chất chính là kháng nguyên LMLM đa
týp O1, A, Asia1, phòng bệnh LMLM trên trâu, bò, heo, dê, cừu của Pfizer sản
xuất.
- Vắc-xin POSI-FMD Monovalent có hoạt chất chính là kháng nguyên LMLM
đa týp O1 Manisa, phòng bệnh LMLM trên trâu, bò, heo, dê, cừu của Pfizer sản
xuất.
- Vắc-xin LMLM vô hoạt nhị giá týp O-Asia1 có hoạt chất chính là vi-rút
LMLM týp O (ONXC/92), Asia1, phòng bệnh LMLM do vi-rút týp O, Asia1 trên

11



×