Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BÃ CẢI TRONG THỨC ĂN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****K*J*****

VĂN HỮU NHẬT

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BÃ CẢI
TRONG THỨC ĂN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****K*J*****

VĂN HỮU NHẬT

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BÃ CẢI
TRONG THỨC ĂN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số
: 60.62.70

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Hướng dẫn Khoa học:
PGS. TS. LÊ THANH HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2009


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BÃ CẢI
TRONG THỨC ĂN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878).
VĂN HỮU NHẬT

Hội đồng chấm luận văn
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN TUẦN
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

2. Thư ký:

TS. NGHUYỄN PHÚ HÒA
Trường Đại học Nông lâm TP.HCM

3. Phản biện 1:

PGS.TS. DƯƠNG THANH LIÊM
Hội chăn nuôi Việt Nam

4. Phản biện 2:


TS. NGUYỄN NHƯ TRÍ
Trường Đại học Nông lâm TP.HCM

5. Ủy viên:

PGS.TS. LÊ THANH HÙNG
Trường Đại học Nông lâm TP.HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là: Văn Hữu Nhật, sinh ngày 21 tháng 02 năm 1974 tại thôn Sơn Tùng,
xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Con ông Văn Hữu Vồ và
Bà Nguyễn Thị Dàng.
Tốt nghiệp THPT tại trường Trung học phổ thông Quảng Điền, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 1992.
Tốt nghiệp Đại học Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản, hệ chính quy tại trường Đại
Học Thủy Sản Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tháng 08 năm 1998.
Từ tháng 09 năm 1998 – tháng 02 năm 2000: Công tác tại Trung Tâm Khuyến
Ngư tỉnh Sóc Trăng.
Từ tháng 04 năm 2000 đến nay: Công tác tại Khoa Thủy Sản, trường Đại Học
Nông Lâm Tp. HCM. Công việc chính: Phụ trách Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa
Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, hướng dẫn sinh viên thực hành thực
tập giáo trình Môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt.
Tháng 10 năm 2005 theo học cao học ngành Nuôi Trồng Thủy Sản tại trường

Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Chưa kết hôn.
Địa chỉ liên lạc: Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức,
Tp.HCM.
Điện thoại: 08 38891067 – 0908 559385
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.

Ký tên

VĂN HỮU NHẬT

iii


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành gởi lời cám ơn đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản.
Quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã tạo mọi điều kiện và tận tình giảng dạy, truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Lê Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn,

giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời chúng tôi xin gởi lời cám ơn đến các bạn đồng nghiệp, các bạn sinh
viên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho tôi thực hiện đề tài này.
Và lòng biết ơn sâu sắc của con đến Cha Mẹ và gia đình đã giúp đỡ, động viên
con trong suốt thời gian học tập và làm việc.

iv


ABSTRACT
The thesis: “Utilization of rape-seed meal in practical diets of tra catfish
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)” was conducted to evaluate the
effects of rape-seed meal supplementation on the growth rate, feed efficiency and
digestibility and to determine a maxium replacement proportion of rape-seed meal
for soybean meal in practical diets of tra catfish.
The study was carried out in the Experimental Farm, Faculty of Fisheries,
Nong Lam University from October 2008 to March 2009. The experiment was
Randomized Compelete Block Designed with 6 treatments, equal to different
inclusion rates of rape-seed meal in the diets: Treatment 0: Control (without rapeseed supplementation); Treatment 5: 5% rape-seed meal; Treatment 10: 10% rapeseed meal; Treatment 20: 20% rape-seed meal; Treatment 30: 30% rape-seed meal
and Treatment 40: 40% rape-seed meal.
The results showed that there were no significant differences of growth rate,
survival rate and feed conversion ratio between the Control and treatments 5 and 10.
However, the growth rate was significantly decreased in treatment with 20% - 40%
rape-seed meal (treatment 20, 30 and 40), especially with 40% rape-seed
supplementation treatment. The results showed that if the replacement proportion of
rape-seed meal in practical diet of tra catfish exceed ten percent, the HSI (Hemato
Somatic Index) of experimental fish was increased, while the ASI (Adipose Somatic
Index) was decreased. Moreover, the liver color were paler in treatments with 30% 40% rape-seed meal supplementation.
In conclusion, ten percent was the optimal supplementation rate of rape-seed
meal in practical diet of tra catfish.


v


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu khả năng sử dụng bã cải trong thức ăn cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)’’ được tiến hành nhằm đánh giá
mức độ ảnh hưởng và xác định tỷ lệ bã cải tối đa sử dụng trong thức ăn thông qua tốc
độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng bã
cải lên độ tiêu hóa thức ăn.
Đề tài được tiến hành tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 03 năm 2009.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối với 6 công thức thức ăn tương ứng với 6
nghiệm thức, gồm NT 0: Nghiệm thức đối chứng (không sử dụng bã cải), NT 5:
Nghiệm thức thức ăn có sử dụng bã cải 5%, NT 10: Nghiệm thức thức ăn có sử dụng
bã cải 10%, NT 20: Nghiệm thức thức ăn có sử dụng bã cải 20%, NT 30: Nghiệm
thức thức ăn có sử dụng bã cải 30% và NT 40: Nghiệm thức có sử dụng bã cải 40% .
Sau 12 tuần thí nghiệm cho thấy trong khẩu phần thức ăn, khi sử dụng 5 –
10% bã cải thì các chỉ tiêu như tăng trọng, tỉ lệ sống, hệ số chuyển đổi thức ăn, thành
phần sinh hóa của cá thí nghiệm ở các nghiệm thức sai khác không có ý nghĩa về mặt
thống kê so với nghiệm thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95% (P > 0,05). Trái lại, khi
tăng tỷ lệ sử dụng bã cải lên 20 – 40% thì tăng trọng của cá giảm rất đáng kể và có ý
nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05), đặc biệt là khẩu phần thức ăn chứa 40% bã cải.
Khi phân tích chỉ tiêu về tỉ lệ gan – thể trọng và tỉ lệ mỡ - thể trọng cho thấy
khi trong khẩu phần thức ăn của cá tra nếu tỷ lệ thay thế bánh dầu đậu nành bằng bã
cải vượt qúa 10% thì làm tăng tỷ lệ gan – thể trọng và giảm khả năng tích lũy mỡ của
cá. Ngoài ra, màu sắc gan nhạt hơn ở những nghiệm thức sử dụng tỷ lệ bã cải từ 30%
đến 40%.
Từ kết quả trên chúng tôi cho rằng có thể bổ sung bã cải vào khẩu phần thức
ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở mức tối đa là 10%.


vi


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa
Trang chuẩn y ..................................................................................................................i
Lý lịch cá nhân ............................................................................................................... ii
Lời cam đoan ................................................................................................................. iii
Cảm tạ .............................................................................................................................iv
Tóm tắt ............................................................................................................................vi
Mục lục ......................................................................................................................... vii
Danh sách các chữ viết tắt..............................................................................................x
Danh sách các bảng ........................................................................................................xi
Danh sách các hình ....................................................................................................... xii
Danh sách các sơ đồ và đồ thị ..................................................................................... xiii
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN ...............................................................................................3
2.1 Tình hình nuôi cá tra ở Việt Nam ........................................................................ 3
2.2 Một số đặc điểm sinh học của cá tra .................................................................... 4
2.2.1 Vị trí phân loại và phân bố ................................................................................ 4
2.2.2 Phân bố ...................................................................................................................4
2.2.3 Đặc điểm hình thái, sinh lý ............................................................................... 5
2.2.4 Đặc điểm sinh thái ............................................................................................. 6
2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................................ 6
2.2.6 Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................................ 7
2.2.7 Đặc điểm sinh sản ............................................................................................. 7
2.3 Sự thay đổi xu hướng sử dụng nguồn protein trong thức ăn thủy sản ................. 8
2.4 Bã cải .................................................................................................................... 9

2.5 Các chất kháng dinh dưỡng trong bã cải ............................................................ 11

vii


2.5.1 Erucic acid ...........................................................................................................11
2.5.2 Glucosinolate .......................................................................................................11
2.6 Nghiên cứu sử dụng bã cải trên gia súc và gia cầm ........................................... 12
2.7 Vài nghiên cứu trên cá ....................................................................................... 13
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 15
3.1 Thời gian và địa điểm......................................................................................... 15
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 15
3.3 Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu ................................................................. 15
3.3.1 Ðối tượng khảo sát .......................................................................................... 15
3.3.2 Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm ................................................................ 16
3.3.3 Chế biến thức ăn.............................................................................................. 17
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................... 19
3.4.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bã cải trong thức ăn lên
tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá ................................. 19
3.4.2 Thí nghiệm 2: Xác định ảnh hưởng của việc thay thế bã đậu nành
bằng bã cải lên độ tiêu hóa thức ăn của cá tra................................................ 21
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi........................................................................................... 22
3.5.1 Các chỉ tiêu môi trường ................................................................................... 22
3.5.2 Tốc độ tăng trưởng .......................................................................................... 22
3.5.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn................................................................................ 23
3.5.4 Độ tiêu hóa thức ăn ......................................................................................... 24
3.5.5 Hiệu quả kinh tế ...................................................................................................26
3.6 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 27
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 28
4.1 Một số yếu tố chất lượng nước trong thí nghiệm ............................................... 28

4.1.1 Nhiệt độ ................................................................................................................28
4.1.2 Độ pH .............................................................................................................. 30
4.1.3 Hàm lượng ôxy hòa tan (DO) ......................................................................... 31
4.1.4 Hàm lượng ammonia tổng số .......................................................................... 32

viii


4.2 Ảnh hưởng của bã cải lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống ............................... 33
4.2.1 Thành phần sinh hóa các nghiệm thức thức ăn ............................................... 33
4.2.2 Tăng trưởng về trọng lượng ............................................................................ 34
4.2.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá thí nghiệm .................................................. 38
4.2.4 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm .......................................................................... 45
4.2.5 Hệ số gan – thể trọng (HSI) và hệ số mỡ - thể trọng (ASI) của cá ................. 45
4.2.6 Thành phần sinh hóa của cá ............................................................................ 50
4.3 Thành phần sinh hóa của thức ăn và phân cá ở thí nghiệm 2 ............................ 51
4.4 Độ tiêu hóa của cá .............................................................................................. 51
4.5 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng bã cải thay thế cho bánh dầu đậu nành ............... 53
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 56
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 56
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................58
PHỤ LỤC

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

DO

Dissolved Oxygen (Oxy hòa tan)

pH

Potential Hydrogen

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

HSTT

Hệ số thành thục

FAO

Food and Agriculture Organnization (Tổ chức lương nông của Liên
Hiệp Quốc)

NT

Nghiệm thức

NTĐC

Nghiệm thức đối chứng


CLN

Chất lượng nước

TA

Thức ăn

CMC

Carboxyl Methyl Cellulose (Chất kết dính)

DCP

Dicalcium phosphate (Khoáng chất)

SGR

Specific Growth Rate (Tốc độ tăng trưởng đặc biệt)

WG

Weight gain (Tăng trọng)

FCR

Feed Conversion Ratio (Hệ số biến đổi thức ăn)

PER


Protein Efficiency Ratio (Hiệu quả sử dụng protein)

NPU

Net Protein Utilization (Hiệu quả tích lũy protein)

HSI

Hepato Somatic Index (Tỷ lệ gan - thể trọng)

ASI

Adipose Somatic Index (Chỉ số mỡ - thể trọng)

ADC

Apparent Disgestibility Coefficient (Độ tiêu hóa biểu kiến)

ADC pro.

Apparent Disgestibility Coefficient protein (Độ tiêu hóa protein biểu
kiến)

GE

Gross Energy (Năng lượng thô)

AA


Acid amin

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần acid béo của bã cải và bã đậu nành ....................................... 10
Bảng 2.2 Thành phần phospholipid của bã cải và bã đậu nành ............................... 11
Bảng 3.1 Thành phần sinh hóa của các loại nguyên liệu ........................................ 17
Bảng 3.2 Các thành phần cấu thành thức ăn của 6 nghiệm thức ............................. 19
Bảng 3.3 Giá của các nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn thí nghiệm ................ 27
Bảng 4.1 Các yếu tố chất lượng nước trong quá trình thí nghiệm ........................... 28
Bảng 4.2 Thành phần sinh hóa, năng lượng thô tính toán và acid amin thiết yếu
của các công thức thức ăn thí nghiệm ...................................................... 33
Bảng 4.3 Mức tăng trọng và tỷ lệ sống của cá thí nghiệm ....................................... 34
Bảng 4.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá thí nghiệm ............................................ 38
Bảng 4.5 Hệ số gan - thể trọng và mỡ - thể trọng của cá thí nghiệm ...................... 45
Bảng 4.6 Thành phần sinh hóa nguyên con của cá sau thí nghiệm
(tính theo trọng lượng tươi)...................................................................... 50
Bảng 4.7 Thành phần sinh hóa của thức ăn và phân cá ở các nghiệm thức............. 52
Bảng 4.8 Độ tiêu hóa protein của cá trong các nghiệm thức ................................... 52
Bảng 4.9 Giá thành 1kg thức ăn ở 6 nghiệm thức thí nghiệm ................................. 54
Bảng 4.10 Giá thành 1kg cá ở các nghiệm thức khi kết thức thí nghiệm ................ 55

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Trang

Hình 2.1 Hình dạng ngoài cá tra ................................................................................ 5
Hình 2.2 Cánh đồng trồng cải để lấy dầu ................................................................... 9
Hình 2.3 Cấu trúc hóa học của glucosinolate ……………………………………12
Hình 3.1 Máy ép viên thức ăn ................................................................................. 17
Hình 3.2 Máy sấy thức ăn ....................................................................................... 17
Hình 3.3 Các giai nuôi cá thí nghiệm....................................................................... 21
Hình 4.1 Cá tra ở NT 0 khi kết thúc thí nghiệm ...................................................... 42
Hình 4.2 Cá tra ở NT 5 khi kết thúc thí nghiệm ...................................................... 42
Hình 4.3 Cá tra ở NT 10 khi kết thúc thí nghiệm .................................................... 43
Hình 4.4 Cá tra ở NT 20 khi kết thúc thí nghiệm .................................................... 43
Hình 4.5 Cá tra ở NT 30 khi kết thúc thí nghiệm .................................................... 44
Hình 4.6 Cá tra ở NT 40 khi kết thúc thí nghiệm .................................................... 44
Hình 4.7 Màu sắc gan cá .......................................................................................... 46
Hình 4.8 Màu sắc mỡ cá ở NT 0 .............................................................................. 47
Hình 4.9 Màu sắc mỡ cá ở NT 5 .............................................................................. 47
Hình 4.10 Màu sắc mỡ cá ở NT 10 .......................................................................... 48
Hình 4.11 Màu sắc mỡ cá ở NT 20 .......................................................................... 48
Hình 4.12 Màu sắc mỡ cá ở NT 30 .......................................................................... 49
Hình 4.13 Màu sắc mỡ cá ở NT 40 .......................................................................... 49

xii


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 20
ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1 Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm ....................................... 29
Đồ thị 4.2 Biến động pH trong quá trình thí nghiệm ............................................... 30
Đồ thị 4.3 Biến động hàm lượng ôxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm ............... 31
Đồ thị 4.4 Biến động hàm lượng ammonia trong quá trình thí nghiệm ................... 32
Đồ thị 4.5 Trọng lượng trung bình của cá thí nghiệm qua các lần kiểm tra ............ 35
Đồ thị 4.6 Tăng trọng của cá ở các nghiệm thức thí nghiệm ................................... 37
Đồ thị 4.7 Tốc độ tăng trọng đặc biệt của cá ở các nghiệm thức thí nghiệm .......... 37
Đồ thị 4.8 Hệ số biến đổi thức ăn (FCR) của cá ở các nghiệm thức thí nghiệm ..... 39
Đồ thị 4.9 Hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá ở các nghiệm thức thí nghiệm . 40
Đồ thị 4.10 Hiệu quả tích lũy protein (NPU) của cá ở các nghiệm thức thí nghiệm
.................................................................................................................................. 41
Đồ thị 4.11 Giá thành 1kg cá ở các nghiệm thức sau khi kết thúc thí nghiệm ........ 55

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cá là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của từng gia đình Việt
Nam. Cá cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng như thành phần chất vô cơ,
nguyên tố vi lượng, các acid amin, vitamin dễ tiêu hóa. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ
cá trong nước và trên thế giới ngày càng tăng đã tạo ra một tiềm năng mới cho
ngành thủy sản. Trong khi đó thì sản lượng khai thác từ tự nhiên ngày càng giảm
do việc đánh bắt quá mức, tận thu làm cho nguồn lợi tự nhiên ngày càng cạn kiệt,
cần phải bổ sung bằng việc nuôi thủy sản. Nhờ vậy mà nghề nuôi thủy sản ở nước
ta ngày một phát triển và đã trở thành một ngành thu ngoại tệ chủ lực, đặc biệt là
các loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao như cá rô phi, cá basa, cá tra,… trong
đó cá tra được xem là đối tượng được nuôi nhiều nhất, phổ biến nhất, có giá trị
kinh tế cao. Những năm gần đây cá tra được xuất khẩu nhiều qua các nước châu

Mỹ, châu Âu và một số nước Đông Nam Á, hàng năm thu về hơn 1 tỷ USD. Hiệu
quả kinh tế lớn từ cá tra mang lại đã tạo nên làn sóng mới trong phát triển thủy sản
khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Trong nuôi thủy sản, protein trong thức ăn đóng vai trò quyết định cho sự
tăng trưởng và phát triển vật nuôi. Thông thường, nguồn protein thức ăn dựa vào
nguồn cá tạp hay bột cá sẵn có. Đối với cá tạp thì nguồn nguyên liệu này chịu ảnh
hưởng bởi nhiều nguyên nhân như thị trường, thời tiết, mùa vụ,… Đối với người
nuôi khi tiến hành nuôi thủy sản thì yếu tố lợi nhuận được xem xét hàng đầu.Trong
đó chi phí cho thức ăn là chi phí tốn nhiều nhất trong chi phí sản xuất của người
nuôi. Từ thập niên 1980, sản lượng khai thác cá và bột cá sản xuất của thế giới hầu
như không thay đổi, dao động trong khoảng 6 – 7 triệu tấn/năm, trong khi
1


sản lượng nuôi trồng thủy sản gia tăng liên tục dẫn đến nhu cầu về bột cá tăng theo.
Hệ quả là bột cá không còn là nguồn protein rẻ tiền nữa và chiếm tỷ lệ cao trong chi
phí thức ăn. Khuynh hướng giảm tỷ lệ sử dụng bột cá là một điều tất yếu, ngoài tác
động do giá cả còn do tiến bộ khoa học trong dinh dưỡng đã cho phép thay thế bột
cá bằng protein thực vật sẵn có, rẻ tiền nhưng không làm thay đổi sức tăng trưởng
vật nuôi. Ở một số vùng người nuôi đã sử dụng bánh dầu đậu nành, bánh dầu đậu
phộng để thay thế nguồn protein từ bột cá và cá tạp. Trong chế biến thức ăn công
nghiệp cho động vật nuôi thủy sản người ta sử dụng phổ biến bột cá và bã đậu nành,
đặc biệt là bã đậu nành và tỷ lệ này gia tăng liên tục. Hàng năm Việt Nam phải nhập
một lượng lớn bã đậu nành dùng trong chăn nuôi và thủy sản nên đã làm cho chi phí
thức ăn tăng cao. Do đó, để giảm chi phí cho người nuôi chúng tôi sử dụng các
nguồn protein thực vật như bã cải để thay thế cho bã đậu nành trong khẩu phần thức
ăn của cá.
Trong các nguồn protein thực vật, bã cải là sản phẩm ly trích dầu từ hạt cải.
Bã cải chứa hàm lượng protein thấp hơn bánh dầu đậu nành và nó còn chứa một số
yếu tố kháng dinh dưỡng như erucic acid, glucosinolate nên việc sử dụng bã cải

trong thức ăn còn hạn chế hơn sử dụng bã đậu nành. Để đánh giá mức sử dụng bã
cải trong thức ăn của cá tra, được sự đồng ý của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học
Nông Lâm Tp.HCM chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sử
dụng bã cải trong thức ăn cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)”.
1.2 Mục tiêu đề tài
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng và xác định tỉ lệ bã cải tối đa trong thức ăn
của cá tra lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
+ Khảo sát ảnh hưởng của việc sử dụng bã cải lên độ tiêu hoá của thức ăn.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng bã cải thay thế cho bánh dầu đậu nành.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi cá tra ở Việt Nam
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) là loài cá bản địa
của Việt Nam và một số nước lân cận (Lào, Campuchia và Thái Lan). Nuôi cá tra
ở Việt Nam đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước, xuất phát từ Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL), ban đầu chỉ nuôi ở qui mô nhỏ, cung cấp thực phẩm tại
chỗ. Các hình thức nuôi chủ yếu là ao hầm, mương vườn và nguồn thức ăn có sẵn.
Vào những năm cuối của thập niên 90 của thế kỷ trước, tình hình nuôi cá tra đã có
những bước phát triển mạnh, các doanh nghiệp chế biến đã tìm ra thị trường xuất
khẩu, các Viện nghiên cứu, các trường đã thành công trong quy trình sản xuất con
giống và nuôi thâm canh đạt năng suất cao.
Cá tra được nuôi với nhiều hình thức khác nhau như nuôi ao hầm, nuôi đăng
quầng, và nuôi bè. Nuôi cá tra thâm canh tập trung chủ yếu dọc 2 bên sông Tiền,
sông Hậu và các cồn nổi trên sông. Các vùng điều kiện cấp thoát nước không thuận
lợi, nằm xa sông lớn thì nuôi với hình thức thấp hơn, chủ yếu là kết hợp và tận dụng
mương vườn sẵn có. Các bè nuôi cá tra trên sông rạch đang có xu hướng giảm mạnh

trong những năm gần đây và chuyển sang nuôi các đối tượng khác như cá điêu
hồng, cá he, cá hú, cá lóc,… do nuôi cá tra bè kém hiệu quả, chi phí sản xuất cao
hơn nuôi cá ao hầm.
Cá tra là loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao, kích thước lớn, dễ nuôi, tăng trọng
nhanh, không có xương dăm, thịt dai, có vị ngon. Bên cạnh đó, cá có hệ số philê sau
thành phẩm cao và được nhiều thị trường tiêu thụ trên thế giới ưa chuộng. Cá tra có
tốc độ tăng trưởng rất nhanh, trung bình đối với cá tra nuôi một năm đạt 1,5-2,0 kg.
Nuôi thương phẩm thâm canh trong ao cho năng suất rất cao, đạt 400 – 500 tấn/ha/vụ,

3


nuôi bè có thể đạt 150 – 200 kg/m3 bè. So với các đối tượng nuôi khác thì diện tích
nuôi cá tra không lớn, song nhờ năng suất nuôi cao, do đó đóng góp của đối tượng
này rất đáng kể trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL. Theo số liệu
thống kê thì tổng diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL năm 2008 là 6.160 ha, tăng gấp 1,25
lần so với năm 2005, sản lượng đạt 1.128.000 tấn. Trong 13 tỉnh vùng ĐBSCL có
nuôi cá tra thì Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang là ba tỉnh có diện tích nuôi lớn nhất
với 3.990 ha, chiếm 64% tổng diện tích nuôi cá tra của vùng. Các tỉnh Cà Mau, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Trà Vinh nuôi cá tra có diện tích không đáng kể
(Thống kê của Cục NTTS, tháng 03/2009).
Hiện nay, ở Việt Nam cá tra đã và đang phát triển ở nhiều địa phương.
Không chỉ ở Ðồng Bằng Sông Cửu Long mà một số nơi ở miền Trung và miền Bắc
cũng bắt đầu quan tâm nuôi loài này.
2.2 Một số đặc điểm sinh học của cá tra
2.2.1 Vị trí phân loại và phân bố
Trong hệ thống phân loại, cá tra thuộc nhóm cá da trơn, họ cá Tra
(Pangasiidae) có ở hạ lưu sông Mêkông (Cửu Long) địa phận Việt Nam. Được xác
định vị trí phân loại như sau:
Ngành: Chordata (có dây sống)

Ngành phụ: Vertebrata (có xương sống)
Lớp: Pisces
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878).
Tên tiếng Việt: Cá tra
2.2.2 Phân bố
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) có nguồn gốc từ sông Mêkông và
sông Chao Phraya ở Thái Lan (Robert và Vidthayamon, 1991), thường tập trung
nhiều ở những khúc sông rộng thuộc vùng hạ lưu, sống ở vùng nhiệt đới. Ở Việt

4


Nam, cá tra phân bố trên Sông Tiền, Sông Hậu thuộc vùng Đồng Bằng sông Cửu
Long. Trên thế giới, cá tra được du nhập vào Inđônêsia, Malaysia.
Cá tra thuộc loài cá lớn trong họ cá tra (Pangasiidae). Họ này gồm những
loài cá có kích thước lớn, cá trưởng thành đạt từ 20 – 30cm, phần lớn chúng có kích
thước trên 50cm.
Trong các loài cá da trơn, cá tra được nuôi phổ biến nhất do khả năng thích
nghi tốt của loài cá này. Cá tra thuộc loại cá ăn tạp, có sức tăng trưởng nhanh, là đối
tượng có giá trị kinh tế cao (Phạm Văn Khánh, 2000).
2.2.3 Đặc điểm hình thái, sinh lý
Cá tra là loài cá da trơn không vẩy có thân dài, dẹp bên về phía đuôi, đầu và
mõm hơi dẹp bằng. Mắt nằm hai bên và nửa trước đầu. Miệng rộng có hai đôi râu.
Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau, vây mỡ nhỏ, vây đuôi
phân thùy nông, mút cuối nhọn và tương đương nhau. Thân màu xám nhạt, phần
lưng thẫm hơn phần bụng (Phạm Văn Khánh, 2000).


Hình 2.1 Hình dạng ngoài cá tra

5


2.2.4 Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cá tăng trưởng dao động trong khoảng 26 –
0

32 C. Cá tra là loài chịu lạnh kém vì chúng là một trong những loài đặc trưng ở
vùng nhiệt đới. Ở 150C thì cường độ bắt mồi của cá giảm, nhưng cá vẫn sống; ở
390C thì cá sẽ bơi lội không bình thường (Phạm Văn Khánh, 2000).
pH: Cá có khả năng chịu đựng pH từ 5 – 11, nhưng pH thích hợp cho cá phát
triển là 6,5 – 7,5. Ở pH = 5, cá có biểu hiện mất nhớt, các đôi râu teo dần, hoạt động
chậm chạp. Khi pH = 11, Cá sẽ hoạt động lờ đờ và mất nhớt (Mai Đình Yên và ctv.,
1992).
Oxy hòa tan (DO): Cá tra chịu được hàm lượng ôxy hòa tan thấp (0,5 mg/l)
do cá có cơ quan hô hấp phụ, có thể thở bằng bóng khí và da. Do đó, cá có thể nuôi
được trong các ao nước tù, nước bẩn, nơi có nhiều chất hữu cơ hay nuôi trong bè
mật độ dày (Mai Đình Yên và ctv., 1992).
Khả năng chịu mặn: Cá tra là loài sống chủ yếu ở nước ngọt, không sống
được ở vùng nước mặn. Tuy nhiên, cá có khả năng sống trong vùng nước lợ, chịu
được độ mặn thấp hơn 10‰ (Mai Đình Yên và ctv., 1992).
2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Khi còn nhỏ cá tăng nhanh về
chiều dài. Cá sau khi nở và tiêu hết noãn hoàng có chiều dài từ 1,3 – 1,6 mm. Sau
14 ngày ương, cá có thể đạt được chiều dài trung bình từ 2 – 3 cm, trọng lượng
trung bình là 1 – 2 gam. Sau 2 tháng nuôi cá đạt chiều dài 12 - 14 cm và khối lượng
trung bình là 14 – 15g. Cá từ khoảng 300 – 400 g/con thì tăng nhanh về chiều dài
cũng như trọng lượng. Nuôi trong ao 1 năm cá có thể đạt trọng lượng 1,5 kg. Những

năm kế tiếp cá có thể tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt 5 - 6 kg/cá tùy vào môi
trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều
hay ít. Từ khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng nhanh so với chiều dài cơ thể. Cá
trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm, trọng lượng 18 kg. Trong ao nuôi vỗ, cá bố
mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi (Phạm Văn Khánh, 2000).

6


2.2.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài háu ăn, ăn tạp thiên về động vật. Khi hết noãn hoàng thì thích
ăn mồi tươi sống, ăn động vật phù du có kích thước vừa cỡ miệng. Cá tra bột còn có
tính ăn thịt lẫn nhau trong bể ương nuôi. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và
ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng hơn và cũng có thể dễ dàng chuyển đổi
loại thức ăn.
Ở giai đoạn cá bột và cá hương chúng thích ăn mồi sống nhưng theo quá
trình phát triển cá dần thích ăn mồi chết. Dạ dày của cá phình to có dạng hình chữ U
và co giãn được. Ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo
ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của
cá ăn tạp thiên về động vật. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể ăn những loại
thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật (Phạm
Văn Khánh, 2000).
Khi nuôi trong ao bè thì cá tra có thể thích nghi với nhiều loại thức ăn có
hàm lượng protein thấp do con người cung cấp như cám vụn, bí đỏ, ngô, thức ăn
chế biến, phân lợn, gà, vịt… Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc nuôi
thương phẩm loài cá này (Phạm Văn Khánh, 2000).
2.2.7 Đặc điểm sinh sản
Việc thành thục cá tra cái được diễn ra vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa.
Ðối với con đực thì sự sản sinh tinh trùng không cùng với sự thành thục của cá cái
(Teresa và ctv, 2005).

Ngoài tự nhiên, vào khoảng tháng 1 – 4, cá có tập tính di cư ngược dòng
sông Mekong sang Campuchia để tìm bãi sinh sản. Cá đẻ tự nhiên trên sông ở
những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp. Cá không đẻ ở phần sông của Việt
Nam. Ở Campuchia, bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp hai con sông
Mekong và Tonlesap, từ Sombor, tỉnh Crachê trở lên (Phạm Văn Khánh, 2000).
Tuổi thành thục của cá khoảng 2 – 3 tuổi, trọng lượng trung bình 3 – 4
kg/con với chiều dài tối thiểu là 60 cm. Cá tra có thể tái phát dục 1 – 2 lần trong
năm. Cá tra cùng tuổi thì cá cái thường có trọng lượng lớn hơn cá đực từ 30 – 40%.

7


Mùa vụ sinh sản của cá tra trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 - 6 dương lịch. Cá đẻ
trứng dính vào giá thể thường là rễ cây, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột. Trong
sinh sản nhân tạo, người ta có thể nuôi cá thành thục và cho đẻ sớm hơn trong tự
nhiên. Cá tra nuôi vỗ trong ao có thể sinh sản gần như quanh năm. Cá tra trong tự
nhiên không gặp tình trạng tái phát dục. Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ nên
nhìn hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt được đực, cái (Phạm Văn Khánh, 2000).
Ðặc điểm của buồng trứng cá: Buồng trứng cá khi thành thục tương đối lớn.
Tỷ lệ phần trăm trọng lượng của tuyến sinh dục trên trọng lượng cơ thể gọi là hệ số
thành thục (HSTT). Hệ số thành thục của cá đực thấp hơn 1,97%, còn ở cá cái có
thể đạt tới 20%. Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá tra gọi là sức
sinh sản tuyệt đối. Sức sinh sản tương đối là số trứng có được của 1 kg cá cái (dao
động từ 70 ngàn cho đến 150 ngàn trứng ). Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra có thể
từ 200 ngàn cho đến vài triệu trứng (Phạm Văn Khánh, 2000).
2.3 Sự thay đổi xu hướng sử dụng nguồn protein trong thức ăn thủy sản
Bột cá vốn là thức ăn truyền thống và phổ biến trong thức ăn của các loài
cá ăn động vật (lóc, mú, chẽm…) và một số loài cá ăn tạp (tra, basa…) nhờ chứa
đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng gần đây số lượng hạn chế, nguồn cung cấp
không ổn định và giá cả thì tăng do nhu cầu tiêu thụ cao (Lê Thanh Hùng, 2000).

Trong nuôi thâm canh cá tra hầu hết người nuôi đều dùng thức ăn viên công
nghiệp nhưng vẫn còn một số ít dùng thức ăn tự chế (Lê Thanh Hùng và ctv,
2007). Theo Hertramf và ctv. (2000), nếu lượng bột cá sử dụng trên thế giới từ
năm 1990 đến năm 2000 tăng từ 10% đến 34% thì dự kiến đến năm 2010 sẽ là
60%. Điều này thực sự là một trở ngại lớn cho nghề nuôi cá. Do đó việc thay thế
cá tạp trong thức ăn thủy sản là khuynh hướng tất yếu. Trong sản suất thức ăn,
bánh dầu đậu nành được dùng rộng rãi trong nuôi cá nheo ở Mỹ (Hertramf và
ctv, 2000), còn theo Lê Thanh Hùng (2007) thì trong khẩu phần ăn của cá tra nên
dùng bánh dầu đậu nành để thay thế cho bột cá từ 20 – 35%. Trong số các đối
tượng được dùng để thay thế bột cá thì các sản phẩm từ thực vật như bã cải, bã
đậu nành được chú trọng nhờ có hàm lượng đạm cao (40-50%), các acid amin

8


khá cân đối, đặc biệt là giá thấp hơn so với bột cá vì là phụ phẩm của công nghệ
ép dầu. Tuy nhiên, từ năm 2007 giá bã đậu nành trên thế giới liên tục tăng cao
nên người ta tìm một nguồn protein thực vật khác thay thế.
2.4 Bã dầu cải
Hạt dầu cải (Brassica napus) chứa 40 – 50% chất béo. Bã dầu cải là sản
phẩm của công nghiệp ép dầu cải, còn có tên là dầu colza. Dầu colza chứa một tỷ lệ
cao acid béo erucic (20 – 50% chất béo). Cải được trồng nhiều ở Châu Âu, Canada,
Mỹ, Úc, Trung Quốc và chiếm một phần ba diện tích đất trồng trọt ở Ấn Độ. Theo
báo cáo của FAO, mùa vụ 2003 – 2004 sản lượng bã cải trên thế giới là 36 triệu tấn
nhưng đã đạt đến hơn 46 triệu tấn vào mùa vụ 2004 – 2005. Bã dầu cải chứa hàm
lượng dầu cao (từ 40 – 44%). Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ thì bã dầu cải là nguồn
cung cấp dầu thực vật đứng hàng thứ ba trên thế giới trong năm 2000 sau dầu nành
và dầu cọ. Bã cải chứa 40% hàm lượng protein, là nguồn cung cấp protein đứng
hàng thứ 2 trên thế giới. Ở Châu Âu bã cải chủ yếu được dùng làm thức ăn cho
động vật và gia cầm (chứa lipid cao và hàm lượng protein cũng tương đối, cao trung

bình 35 – 39%), sản phẩm dầu của bã cải được dùng làm thực phẩm cho người và
sản xuất dầu sinh học.

Hình 2.2 Cánh đồng trồng cải để lấy dầu

9


Trong tự nhiên bã cải chứa 50% erucic acid và được sử dụng như chất phụ
gia nếu ta sử dụng một lượng nhỏ trong thức ăn, với liều cao có thể dẫn đến suy tim.
Ngoài erucic acid có trong dầu thì trong bã cải còn chứa một số chất kháng dinh
dưỡng được tìm thấy như tanin, phytic acid (Francis và ctv., 2001) và đặc biệt là
độc tố glucosinolate (anionic B–thio–D glucopyrranoside có trong men, hạt, hoa,
gốc cây của nhóm thực vật).
Để giảm tác động xấu của erucic acid trong dầu và glucosinolate trong bã cải
các nhà di truyền học đã lai tạo và chọn lọc những giống cải mới có tên thương mại
là canola, tên thương mại là bã cải ngọt có nguồn gốc từ các nước Châu Âu và Bắc
Mỹ. Trong khi Ấn Độ và Trung Quốc các giống cải chứa lượng erucic acid và
glucosinolate rất cao nên hạn chế sử dụng dùng làm thức ăn. Canola chứa tỉ lệ rất
thấp erucic acid (2%) và glucosinolate (30 mg/kg) (Thacker, 1990; Bell, 1993).
Thành phần dinh dưỡng và độ tiêu hóa của bã canola tương tự như bã cải nhưng cải
thiện hơn ở độ tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, canola còn chứa cả hai acid béo omega-6,
omega-3 và thành phần acid béo, phospholipid khác so với bã đậu nành.
Bảng 2.1 Thành phần acid béo của bã cải và bã đậu nành.
Thành phần acid béo

Bã cải

Bã đậu nành


C16 Palmitic Acid

4

17

C18 Stearic Acid

1

5

C18:1 Oleic Acid

65

19

C18:2 Linoleic Acid

15

53

C18:3 Linolenic Acid

11

6


Nguồn: (www.farrington-oil.co.uk/nutrition.html)
Thành phần acid béo của bã cải khác với bã đậu nành: C18:1 (Oleic Acid)
của bã cải có tỷ lệ cao hơn và C18: 2 (Linoleic Acid) lại thấp hơn so với bã đậu
nành.

10


×